Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Sáng 21/6/2012, với 495/496 đại biểu tán thành (chiếm 99,2%), Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Gồm 7 chương, 55 điều, Luật Biển Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Điều 1, phạm vi điều chỉnh của Luật quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo…

Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Fdc45110
Hải quân Việt Nam tuần tra trên quần đảo Trường Sa
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 21/06/2012

Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển New_of11
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị

Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

Cần khẳng định lại rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam trước sau như một chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt” vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
      
1984
1984 Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 201

Danh vọng : 357

Uy tín : 48

Phó Thường dân đã viết:...Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam...
Ức chế quá! Không phải là đáng tiếc mà phải là đáng căm phẫn mới đúng.



      
longduc2
longduc2 Năng nổ

Cấp bậc: Năng nổ

Giới tính : Nam

Bài viết : 176

Danh vọng : 295

Uy tín : 57

Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Flag_r10
Người đưa đò đã viết:
Sáng 21/6/2012, với 495/496 đại biểu tán thành (chiếm 99,2%), Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Gồm 7 chương, 55 điều, Luật Biển Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Điều 1, phạm vi điều chỉnh của Luật quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo…

Các vùng biển theo qui định của Luật Biển Việt Nam
Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Image00511
Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Image0073
Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Image009
      
longduc2
longduc2 Năng nổ

Cấp bậc: Năng nổ

Giới tính : Nam

Bài viết : 176

Danh vọng : 295

Uy tín : 57

Hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam 1 cách trắng trợn của nhà cầm quyền TQ

Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển 457178_10150986176114824_1990351052_o
Bản đồ chào thầu 9 lô dầu khí trái luật của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).


      
1984
1984 Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 201

Danh vọng : 357

Uy tín : 48

Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Flag_r10
longduc2 đã viết:Hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam 1 cách trắng trợn của nhà cầm quyền TQ
Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển TQ

Không biết bác này có vào diễn đàn lucquan2 hay không mà copy được cái từ "trắng trợn" của longduc2 khi nói về hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của nhà cầm quyền TQ đây nè???

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Cần phổ biến rộng rãi Luật biển Việt Nam

Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển 64032310
Ông Trần Công Trục
Ông Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ, nhấn mạnh như vậy khi đề cập việc Luật biển Việt Nam được giới thiệu tại hội nghị các nước thành viên Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, tổ chức tại trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ. Ông Trục nói:

- Phải nói hội nghị này có mục đích rõ ràng về cơ hội để các quốc gia thành viên trao đổi về những vấn đề nổi lên trong quá trình áp dụng và thực hiện công ước. Sâu sắc hơn nữa là triển khai công ước có hiệu quả. Tôi hiểu qua hội nghị này, một lần nữa Liên Hiệp Quốc mong muốn các nước thành viên, những nước đã ký kết công ước, phải nghiêm túc, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định, chế định Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.

Qua theo dõi, tôi thấy trong hội nghị, đại diện của Việt Nam đã có phát biểu đầy đủ về trách nhiệm của Việt Nam với tư cách là thành viên của công ước. Việc giới thiệu về Luật biển Việt Nam cũng là cách thể hiện trách nhiệm trong thực hiện công ước đối với việc quy định các vùng biển, thềm lục địa, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán. Rồi dựa vào công ước để thực hiện các quyền đàm phán, đó là những thành tích, thậm chí còn là tấm gương, bài học cho khu vực, cho quốc tế về việc giải quyết các vùng chồng lấn. Nhiều học giả, nhiều nhà khoa học quốc tế cho rằng đấy là thành công của Việt Nam.

* Theo ông, việc chúng ta giới thiệu Luật biển Việt Nam ra thế giới có ý nghĩa như thế nào?

- Thứ nhất, Luật biển Việt Nam có hiệu lực từ đầu năm 2013, vì vậy việc phổ biến rộng rãi về Luật biển Việt Nam là hết sức cần thiết. Chúng ta là một nước thành viên Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, việc giới thiệu Luật biển Việt Nam ra hội nghị của Liên Hiệp Quốc với các nước thành viên còn thể hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của một nước thành viên trong thực hiện các nội dung của công ước.

Thứ hai, tôi cho rằng xây dựng Luật biển Việt Nam là thể hiện trách nhiệm cao nhất trong thực hiện công ước, đó là một thành tích, là kết tinh, là sự nghiêm túc của Việt Nam với tư cách là nước thành viên luôn tuân thủ các quy định của công ước. Nói đơn thuần, khi chúng ta giới thiệu, phổ biến Luật biển Việt Nam ra thế giới cũng là để chứng minh cho bạn bè, dư luận hiểu rằng đây chính là sự nội hóa công ước của Liên Hiệp Quốc. Điều này có ý nghĩa giúp việc xử lý các mối quan hệ trong khu vực biển Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền mà đối tượng cần chấp hành chính là công dân, tổ chức của Việt Nam cũng như công dân, tổ chức của các nước khi hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam.

Tôi xin nói thêm là Luật biển Việt Nam còn thể hiện sự nghiêm túc trong chấp hành công ước quốc tế. Trong đó, các nội dung quy định đều cho thấy một ý nghĩa sâu sắc như Thủ tướng của Việt Nam từng phát biểu tại đối thoại Shangri-La lần thứ 12 ở Singapore là cần xây dựng lòng tin chiến lược. Nội hàm của lòng tin chiến lược là cần phải tôn trọng luật pháp, phải chấp hành nghiêm túc luật pháp quốc tế và luật pháp của các quốc gia liên quan.

* Ông có cho rằng chúng ta hoàn toàn có cơ sở để bạn bè quốc tế tin và ủng hộ?

- Chúng ta xây dựng Luật biển Việt Nam và công bố, giới thiệu, phổ biến Luật biển Việt Nam theo đúng tinh thần, trách nhiệm của một nước thành viên Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982. Chúng ta phổ biến luật với tinh thần thiện chí, tinh thần trách nhiệm. Thậm chí chúng ta cũng thể hiện rõ tinh thần hợp tác, muốn ngồi cùng các bên trong giải quyết các vùng chồng lấn và các tranh chấp khác khi hoạt động trên biển. Vì vậy, không có lý gì bạn bè quốc tế lại không ủng hộ. Tôi nghĩ chỉ trừ những nước có mục đích riêng, có ý đồ khác, bất chấp các quy định của công ước, muốn giành cho được các yêu sách vô lý thì có thể họ phản đối. Nhưng điều đó không có gì ngạc nhiên.

* Nhưng để đông đảo bạn bè quốc tế hiểu rõ về Luật biển Việt Nam, việc giới thiệu và phổ biến rộng rãi cần triển khai ra sao, thưa ông?

- Việc giới thiệu và phổ biến Luật biển Việt Nam cần làm ở cả lĩnh vực quốc tế và trong nước. Trước tiên, việc phổ biến Luật biển ở trong nước phải có đầu tư, tập huấn. Cần chú trọng vào các lực lượng chấp pháp trên biển, cần hướng dẫn và phổ biến luật cho công dân Việt Nam, đặc biệt là ngư dân trên biển. Quan trọng là lực lượng chấp pháp phải hiểu và ứng xử theo đúng các quy định của Luật biển, ví như khi có người và phương tiện nước ngoài xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có cơ sở để thực hiện các thủ tục kiểm tra, xét hỏi, thậm chí dẫn độ.

Với việc giới thiệu ra quốc tế, tôi nghĩ Luật biển Việt Nam cần được dịch chuẩn xác ra các thứ tiếng rồi phổ biến rộng rãi qua các hội nghị, diễn đàn quốc tế. Điều này giúp các nước hiểu và nắm rõ về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam. Đồng thời cũng để giải thích rõ, tránh việc một số nước, học giả hiểu sai, thậm chí cố tình thông tin sai về chủ quyền trên biển của Việt Nam.

* Ông có nhắc tới việc phải hướng dẫn, phổ biến Luật biển Việt Nam cho ngư dân. Việc này có ý nghĩa như thế nào đối với ngư dân, thưa ông?

- Tôi nghĩ điều này cực kỳ có ý nghĩa với ngư dân. Một phần giúp ngư dân hiểu về chủ quyền trên biển, đồng thời cũng giúp ngư dân nắm rõ các quyền và trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định của Luật biển. Ví như khi ngư dân ra khơi trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, họ tự tin và hoàn toàn có cơ sở pháp lý để thực hiện việc đánh bắt. Họ cũng có niềm tin vì đó là nơi mình được bảo vệ hợp pháp.

Nguồn: Tuổi trẻ
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Các bạn có thể xem và tải Luật biển Việt Nam tại đây.
      
1984
1984 Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 201

Danh vọng : 357

Uy tín : 48

Những công trình phi pháp của Trung Quốc
ở Hoàng Sa và Trường Sa

Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Daophulam1-2d429

Toàn cảnh đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) hiện đang bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép. Trung Quốc đã ngang nhiên xây dựng trên đảo một sân bay có thể đón cả các máy bay thương mại cỡ lớn như Boeing 737 và các máy bay quân sự. 


Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Daophulam2-2d429

Một góc đảo Phú Lâm, Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và xây dựng rất nhiều công trình kiên cố, quy mô lớn.

Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Daophulam3-2d429
Kè biển do Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa

Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Daophulam4-2d429
Một bức ảnh chụp ngày 20/5/2013 cho thấy cảng biển mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm. 

Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Daophulam5-2d429
Trụ sở hành chính của cái gọi là "thành phố Tam Sa", một địa danh phi pháp mà Trung Quốc mới đặt ra hồi tháng 7/2012 trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam.

Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Daophulam6-2d429
Ngày 25/8/2012, Tân Hoa Xã khai trương văn phòng tại Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Mục đích của việc làm này không gì khác là để tăng cường đưa tin bóp méo sự thật về Biển Đông, nhằm đánh lạc hướng dư luận quốc tế. 

Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Daophulam7-2d429
Trại giam do Trung Quốc thiết lập trái phép trên trên đảo Phú Lâm thuộc chủ quyền Việt Nam. 

Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Daophulam8-2d429
Sau khi đổ quân chiếm đóng trái phép đảo Phú Lâm, Trung Quốc đã liên tục xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá và đưa dân ra đây sinh sống nhằm phục vụ âm mưu thôn tính. Bức ảnh chụp ngày 21/5/2013 cho thấy một góc đường mà Trung Quốc đã xây dựng ở Phú Lâm. 

Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Daophulam9-2d429
Với tham vọng bá quyền, Trung Quốc muốn biến Phú Lâm thành một trung tâm kinh tế và căn cứ quân sự để làm bàn đạp vươn ra thôn tính Biển Đông. Trong ảnh là kế hoạch xây dựng phi pháp mà Trung Quốc đang âm mưu tiến hành ở Phú Lâm.

Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Images698515_davanhkhan2_45b26
Lấy lý do tạo điều kiện cho ngư dân trú ẩn trên biển Đông, TQ đã xây dựng 
nhà nổi trái phép trên Đá Vành Khăn (thuộc chủ quyền VN) tháng 5/1995

Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Images698528_2013_06_14_115502

Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Images698518_2013_06_14_114644
Nhà nổi được TQ nói là dùng để trồng rau. Ảnh chụp tháng 10/1998

Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Images698521_2013_06_14_114951

Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Images698522_2013_06_14_115021

Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Images698523_2013_06_14_115108

Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Images698525_2013_06_14_115231

Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Images698526_2013_06_14_115305
Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Images698527_2013_06_14_115338
Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Images698529_2013_06_14_115543
Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Images698530_2013_06_14_115640
Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Images698531_2013_06_14_115733
Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Images698533_2013_06_14_115814
Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Images698539_2013_06_14_115905
      
1984
1984 Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 201

Danh vọng : 357

Uy tín : 48

Công trình phi pháp của TQ trên đảo Gạc Ma


Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Gacma1-80b0e
Một thời gian ngắn sau khi tấn công chiếm đóng Gạc Ma vào tháng 3/1988, Trung Quốc đã đưa người và vật liệu xây dựng lên đảo nhằm thực hiện những bước đi đầu tiên trong kế hoạch thôn tính lâu dài. Bức ảnh đen trắng chụp đầu những năm 1990 này cho thấy một công trình quân sự của Trung Quốc đang được xây dựng trái phép trên hòn đảo còn thấm đẫm máu những người lính Việt Nam.


Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Gacma2-80b0e
Kể từ năm 1992 trở đi, Trung Quốc đã có nhà nổi kiên cố trên đảo Gạc Ma.


Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Gacma3-80b0e
Toàn cảnh nhà nổi kiên cố mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma, một phần máu thịt thiêng liêng của đất mẹ Việt Nam đang tạm thời bị chia cách.


Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Gacma4-80b0e
Một góc nhà nổi do Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma.


Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Gacma5-80b0e
Một ảnh chụp gần đây cho thấy nhà nổi trái phép của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma vẫn tiếp tục được gia cố.
      
1984
1984 Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 201

Danh vọng : 357

Uy tín : 48

Công trình phi pháp của TQ trên đảo Gạc Ma


Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Gacma1-80b0e
Một thời gian ngắn sau khi tấn công chiếm đóng Gạc Ma vào tháng 3/1988, Trung Quốc đã đưa người và vật liệu xây dựng lên đảo nhằm thực hiện những bước đi đầu tiên trong kế hoạch thôn tính lâu dài. Bức ảnh đen trắng chụp đầu những năm 1990 này cho thấy một công trình quân sự của Trung Quốc đang được xây dựng trái phép trên hòn đảo còn thấm đẫm máu những người lính Việt Nam.


Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Gacma2-80b0e
Kể từ năm 1992 trở đi, Trung Quốc đã có nhà nổi kiên cố trên đảo Gạc Ma.


Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Gacma3-80b0e
Toàn cảnh nhà nổi kiên cố mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma, một phần máu thịt thiêng liêng của đất mẹ Việt Nam đang tạm thời bị chia cách.


Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Gacma4-80b0e
Một góc nhà nổi do Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma.


Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển Gacma5-80b0e
Một ảnh chụp gần đây cho thấy nhà nổi trái phép của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma vẫn tiếp tục được gia cố.
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất