Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Chuyển đến trang : 1, 2  Next

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 2 trang]

thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183


Trong bài viết này là những kỷ niệm của một người lính lần đầu ra chiến trường trong vai trò khá đặc biệt: "Học viên sĩ quan đi thực tập". Do thời gian và trí nhớ có thể làm lẫn lộn, thiếu sót 1 vài chi tiết, rất mong các bạn cùng tham gia và góp ý topic này được đầy đủ và phong phú hơn.

Công tác chuẩn bị cho đợt thực tập của D5 vào tháng 11/1986 được tiến hành rất chu đáo. Trước đó mấy tuần, các Hv đã được thông báo về đơn vị, địa điểm thực tập của mình và đồng đội trong C. Theo đó, toàn bộ C2D5 sẽ được đưa về mặt trận 979 trải rộng trên khắp phía nam và tây nam của chiến trường K. Địa bàn của mặt trận khá rộng bao gồm các tỉnh Kan đan, Công pông spư , Kô kông, Pu sat, Kông pông xom, Kam pốt... mỗi tỉnh do 1 đoàn quân sự (tương đương cấp E) đảm nhiệm với các phiên hiệu như 9901, 9902, 9903... Đặc biệt, đơn vị phụ trách địa bàn tỉnh Công pông xom lại có phiên hiệu là lữ đoàn 950 và tui cùng hơn 10 chiến hữu khác được phân công về đơn vị này.

Việc phân chia các HV về từng đòan thực tập rất lung tung, không theo đơn vị tiểu đội, trung đội bình thường mà trộn lẫn lính các a, các b vào với nhau. Có lẽ các sếp cũng có căn cứ vào đặc điểm gì đó của từng HV mà lính tráng cho đến bây giờ cũng không hiểu được tại sao mình lại đi chung với thằng này mà không đi với thằng kia? Thắc mắc thì để bụng vậy thôi chứ cũng chẳng ai có ý kiến ý cọ gì cả! Chuyện đi chiến trường ai mà đùa được! Khi nghe thông báo là tui được đi "thành phố cảng Công pông xom", nhiều đứa tỏ vẻ ghen tị ra mặt. Thằng Vũ sứt còn bảo: "Sướng nghe, chuyến này tha hồ mà ăn cá với tắm biển nha..." Mặc dù bên ngoài cũng cố tỏ vẻ dửng dưng cho nó có vẻ "bất cần đời" nhưng thật ra, tui cũng nghe sướng trong bụng và chưa gì đã tự vẽ ra viễn cảnh nắng vàng, cát trắng, sóng biển dạt dào... đúng là cái đồ ngây thơ, lãng…xẹt!

Công tác chuẩn bị khá nhộn nhịp. Đầu tiên là nghe ngóng hóng hớt tin tức từ Đòan 2 qua mấy thằng bạn vừa đi về. Tuy nhiên, nơi bọn chúng đi lại là mặt trận 479 hướng Xiêm rêp, Bát đam boong…nên chúng cũng chẳng biết gì về MT 979, thậm chí có đứa còn bảo “hướng QK9 thì làm gì có Pốt, sát ngay Việt Nam đó mà”. Thằng LQThành còn khoe với tui tấm hình hắn mặc bộ đồ para rằn ri ôm AK nằm bò xòai ra ở hồ Bà rài – Xiêm riêp. Mịa! Cái thằng xí xọn, hồi học cấp 3 đã là vua xí xọn, giờ qua tới Xiêm rêp rồi mà cũng còn xí xọn! Tui nói người ta đi trận kiêng chụp hình mà sao mày liều vậy? Còn nguyên xác mang về là hên rồi đó! Thằng Tịnh (đã hy sinh năm 1989 rồi) mới xì ra: “nó chụp lúc về đó chứ lúc đi có cho vàng nó cũng không dám chụp”. Bọn D2 đi về hình như cũng có thương vong mấy đứa và nhất là sốt rét thì nhiều lắm, sang chơi thấy chúng nó đi viện đến trống cả doanh trại, mấy thằng còn ở nhà thì cũng phần nhiều là xanh xao vàng vọt cả… Cũng khiếp nhưng rồi tự động viên “bọn nó đi 479 tòan rừng, sốt là phải, mình đi phía biển chắc là không sao!”. Lại thêm một suy luận ngu ngốc nữa. Sau này hóa ra tui còn bị sốt thê thảm hơn cả chúng nó ( chuyện này trong c ai cũng biết).


Việc tiếp theo là tranh thủ về thăm nhà. Tất nhiên là chỉ có cánh lính QK7 là được về nhà vì ở gần nhưng mấy tên quê miền bắc cũng đi nhiều lắm, thăm bà con, đồng hương đồng khói .v.v… Dịp này BCH C cũng rộng rãi với anh em cho nên cứ ngày thứ 7, chủ nhật là cả C cứ rộn ràng kẻ đi người về, đố đạc sắm sửa cứ như là sắp tết không bằng! Riêng tui thì đi tới 2 lần, chắc chắn là trong đó có 1 lần trốn vì làm gì có tiêu chuẩn cao như vậy? Sau lần về thăm nhà được 1 ngày, tui còn có 1 ngày lang thang ở Sài Gòn thăm bà con anh em chia tay từ giã. Lúc đó cứ nghĩ bụng “chiến trường may rủi ai mà biết trước được, thôi có cơ hội thì cứ đi để sau này khỏi… tiếc!”.

Gần đến ngày đi thì xảy ra sự kiện Tạ Hùng. Trước đó, hắn bị kỷ luật gì đó (giờ quên mất) nên các sếp không cho về phép tranh thủ. Ráng năn nỉ, chờ đợi cho đến thứ bảy cuối trước ngày lên đường vẫn không được “mở lượng khoan hồng” thế là “Đường còn xa, trung úy không cho về nhà... chuồn về!”. Giờ nghĩ lại cũng buồn cười, hắn thì lẳng lặng chuồn đi, còn bọn tui ở lại thì cứ đi tới đi lui nghêu ngao bài hát trên để trêu ngươi các sếp. Anh Chính C phó đứng ở cửa đi lên phòng BCH nhìn xuống lườm lườm, miệng lẩm bẩm gì đó (chắc là lại “đồ sĩ quan cứt gà!”) nhưng bọn tui vẫn cứ phớt lờ, tiếp tục nhí nhố. Đã vậy, khi sếp xuống hỏi thăm (vì biết tui với nó thân nhau nhất) tui nổ luôn: “Nó nói đằng nào lúc lên cũng phải đi trại giam nên đi luôn 1 tuần cho bõ công!!!” (thực ra thì hắn chỉ định đi 3 ngày thôi). Báo hại, đến trưa ngày thứ 3, khi hắn chuẩn bị lên trường lại thì sếp (không nhớ anh nào?) về đến tận nhà để… dẫn lên. Rồi mọi chuyện cũng êm xuôi, không thấy kiểm điểm hay kỷ luật gì. Chắc tại vì hắn với bọn tui thằng nào án kỷ luật cũng chồng chất rồi, không xóa kịp. Vả lại, thời gian chỉ còn 2, 3 ngày nữa là lên đường mà còn ngồi đó kiểm điểm nhau thì có mà… hâm tỉ độ!

Ngoài những mối lo giống nhau như tất cả các HV khác trong C, bọn tui, Cường be, Vũ sứt... còn có một nỗi bận tâm khác, đó là… lo trả nợ!!!??? Nợ nần ngoài quán phía nào cũng có: Long Đức 2, Tam Phước... hầu như quanh năm chưa bao giờ trả dứt. Nhưng đợt này thì quyết thanh toán gọn dù cũng chẳng ai đòi... Tuy không dám nói ra nhưng tên nào cũng nghĩ bụng về 1 điều không may có thể xảy ra, thôi thì cố thanh tóan cho nó nhẹ gánh. May mà thằng nào cũng được cho về phép tranh thủ nên được gia đình tiếp tế cho một ít "đạn" và cuối cùng thì mọi việc cũng xong, cả bọn lại mạnh dạn mở 1 tiệc nhậu chia tay ngòai quán dì Năm phía ngòai cổng trường... Cả những tên xưa nay vốn "ngoan ngõan", chưa từng trốn trại, vượt rào nhậu nhẹt giờ cũng thấy tham gia nhiệt tình lắm, ví dụ như:...mà thôi chẳng nói đâu! Giờ mấy tên đó làm chức to lắm, khai ra sợ hắn "bị lộ", mất uy tín thì cũng tội!

Lo lắng chộn rộn mãi rồi cũng tới ngày lên đường...

(còn tiếp)
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183


Lo lắng chộn rộn mãi rồi cũng tới ngày lên đường...

Ngày cuối trước khi lên đường là ngày bận rộn nhất. Chúng tôi được trang bị thêm tăng, võng, bi đông... Súng thì chỉ mang theo AK, đạn dược được bổ sung đầy đủ. Chẳng biết học lóm ở đâu mà thằng nào cũng tỉ mẩn buộc 2 hộp tiếp đạn vào với nhau để khi bắn hết đạn thì chỉ việc tháo ra, quay đầu lại là lắp được hộp khác vào ngay. Khẩu súng AK quen thuộc bỗng trở nên nặng trình trịch. Từ khi vào lính đến lúc ấy mới làm quen với khẩu súng đầy đạn lần đầu.

Cả đơn vị cùng rộn ràng gói ghém. Những vũ khí, trang bị và vật dụng không mang theo thì gửi vào kho của đại đội. Buổi chiều, các b cử người đi nhận cơm dưới bếp tiểu đòan về để vắt thành cơm nắm ăn trên đường hành quân. Mỗi em 1 nắm cơm với 1 gói tép khô rang mặn - khẩu phần cho buổi trưa trên đường hành quân. Rồi các a lo nấu nước sôi để nguội cho anh em chế vào bi đông mang đi uống dọc đường. Súng ống thì lo kiểm tra kim hòa, khóa an tòan, lau chùi cẩn thận...

Tối đó, gần như cả đại đội đều ngủ chập chờn, phần vì lo lắng, phần thì vì một số tên cứ lục đục sắp xếp, sọan sửa cả đêm... Tôi thì chả có gì nhiều để chuẩn bị ngòai chăn màn, quần áo cho nên mặc dù có thêm cái võng vải và tấm tăng rồi mà cái ba lô vẫn cứ nhẹ bỗng. Ngòai ra thì tôi có mang theo cuốn "Thép đã tôi thế đấy" và giấu rất kỹ vì sợ chúng nó chọc quê. May thật! cuốn truyện ấy gần như là "món ăn tinh thần" duy nhất trong suốt đợt thực tập của tôi.

Khỏang 2 giờ sáng thì cả đơn vị đều đã dậy. Mọi người tranh thủ làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng rồi kiểm tra đồ đạc trang bị lần cuối. Phía bên c1 cũng xôn xao như vậy, cả dãy nhà cứ ầm ầm như cái... chợ đêm. 4 giờ thì tiếng xe của đơn vị vận tải đã rền rĩ phía ngòai sân đại đội, tòan là xe ca màu sơn xanh trắng đỏ vàng đủ cả, cứ như là xe chở đòan đi... du lịch! Các sếp bắt đầu hối thúc mọi người ra sân tập trung để phổ biến kế họach hành quân. Chuẩn bị mãi vậy mà đến giờ đó vẫn còn nhiều đứa cứ nháo nhào chạy ra chạy vô lấy cái này, cất cái kia, chả hiểu chúng nó mang gì mà lắm đồ thế?

(còn tiếp)
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183


...Các tiểu đội được gọi tên lần lượt lên xe. Mỗi HV chỉ có 1 ba lô và khẩu súng thôi thế mà khi dồn vào xe cũng kích rích chật chội. Tôi cũng phải loay hoay mãi mới sắp xếp gọn gàng được chỗ ngồi của mình rồi mới yên tâm theo dõi những đứa bạn ở xe khác. Bây giờ mới ngạc nhiên vì các chị em từ bên ngòai vào đưa tiễn khá đông. Cảnh nắm tay bịn rịn, khăn tay lau nước mắt, cảnh từ dưới với lên xe lao xao từ biệt... trong ánh sáng của bóng đèn cao áp chiếu hắt từ sân tiểu đòan và bóng tối chập chọang của hàng cây xà cừ... giống y như cảnh chia tay trong 1 bộ phim thời kháng chiến. Một cảm giác bồi hồi xen lẫn buồn tủi vì mình chẳng được ai đưa tiễn cả, lại phải làm khán giả bất đắc dĩ cho những cảnh nao lòng...

Lần lượt từng chiếc xe khởi hành trong màn đên chưa kịp tan của buổi sáng sớm cuối năm 1986. Đòan xe đi qua cổng trường với hình ảnh người chiến sĩ vệ binh đứng nghiêm trong màn đêm dưới ánh đèn xe giơ tay chào từ biệt. Con đường trước cổng trường với những căn nhà đơn sơ và hàng quán 2 bên đường bỗng trở nên thân quen hơn bao giờ hết. Tất cả vẫn đang im lìm chìm trong giấc ngủ như không hề biết gì về chuyến đi xa đầy trắc trở của hơn 300 người lính tiểu đòan 5... Thôi tạm biệt nhé! Mong rằng sẽ còn được trở về và gặp lại sau đợt thực tập này... Giờ thì chúng tôi đi đây, mong sao cho chân cứng đá mềm để mọi điều được suôn sẻ...

Có lẽ do chộn rộn, mất ngủ cả đêm nên khi xe chỉ vừa ra khỏi ngã 3 Dân Chủ thì tôi đã chìm vào giấc ngủ ngon lành và không còn biết gì. Cho đến khi ánh nắng dọi vào mắt chói chang làm sực tỉnh thì đòan xe đã qua khỏi ngã tư An Sương khá xa, đang hướng về phía tây, hướng về cửa khẩu Mộc Bài – Tây Ninh... 2 bên đường là những cánh đồng lúa chín vàng, những đám gặt lúa mải mê, nhộn nhịp với công việc trong nắng vàng buổi sáng... khung cảnh thật bình yên! Nếu như đích đến của chúng tôi không phải là chiến trường đầy bất trắc thì... thôi, chẳng muốn nghĩ thêm về điều ấy nữa. Cái gì phải đến thì cuối cùng cũng sẽ đến, hãy để dành tâm trí cho những ngày sắp đến!!!


(còn tiếp)
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183



Xin nói thật lòng là chặng đường hành quân của buổi sáng đầu tiên hướng về chiến trường K của chúng tôi thật sự không có gì khó khăn nguy hiểm cả. Thậm chí, còn có phần nhàn nhã hơn những chuyến hành quân dã ngọai trước đó đã từng trãi qua... Nếu có, thì ấn tượng nhất là dòng chữ trên các ô cửa kính xe: "Lối thóat khẩn cấp, dùng báng súng đập vỡ để nhảy ra ngòai". Trong hoàn cảnh bấy giờ, những dòng chữ ấy tạo cho bọn tui ấn tượng khá là... shock. Thằng Tuyến mập còn thè lưỡi rồi bảo tôi: "Mầy để sẵn cái báng súng lên chỗ cửa kính để có gì còn đập cho mau..."


      
DuyHung
DuyHung Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1260

Danh vọng : 2272

Uy tín : 32



Thầy nhớ không, thời gian thực tập hồi đó chỉ có 02 tháng, bằng đúng thời gian thầy viết bài đầu tiên của chủ đề này tới hôm nay. Mọi người trông chờ thầy ra tập tiếp theo của Hồi ký mà lâu quá.

Thầy đừng nói rằng... hồi ký chỉ có nhiêu đó nha thầy !!!


      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183



Hì.hì... bữa giờ tui tòan đi một mình cho nên nó mau... mỏi. Phải có đồng đội xung quanh để thỉnh thỏang còn xin hớp nước, gửi nhờ cái bao xe thì mới có khí thế mà hành quân cho mau chứ!

Hồi ký của tui còn chưa tới được cửa khẩu Mộc Bài thì làm sao mà hết được, cứ yên tâm mà động viên, cổ vũ cho thầy giáo làng mạnh dạn xâm nhập chiến trường K đi nhá!

      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183


Không biết là do những suy tư và lo lắng cuốn hút tâm trí hay do đòan xe chạy nhanh mà những địa danh vùn vụt trôi qua: Hóc Môn, Củ Chi, Trảng Bàng, Gò Dầu....những hình ảnh xóm làng Việt Nam lùi dần về sau. Xa xa, về hướng Tây đã thấy lác đác những cụm cây thốt nốt của đất nước Campuchia còn quá nhiều bí ẩn đối với chúng tôi.

Khỏang 9giờ sáng thì đòan xe đã vượt qua cầu Gò Dầu và chỉ 1 lúc sau đã dừng lại tại cửa khẩu Mộc Bài. Hầu như trên xe, tên nào cũng xôn xao cố ngểnh ra ngòai cửa để nhìn cho biết cái cửa khẩu biên giới lần đầu tiên được đến trong đời...Cửa khẩu Mộc Bài khi ấy còn rất sơ sài: chỉ vài cái nhà tôn nho nhỏ, chơ vơ bên lề đường quốc lộ, giữa cánh đồng mênh mông khô cháy với 1 bờ đê chạy dài dọc theo đường biên giới...

Chúng tôi được lệnh ngồi im trên xe để chờ chỉ huy đòan xuống trạm làm thủ tục qua biên giới. Phải công nhận rằng "thủ tục quá cảnh" cho lính ta qua K khi ấy cực kỳ đơn giản và nhanh chóng!!! Không hề thấy kiểm tra hay khám xét gì cả, chỉ vài phút sau, cả đòan xe lại nổ máy lên đường. Vượt qua khỏang 200m là đến cửa khẩu phía Campuchia. Ở đây, thủ tục hình như còn đơn giản hơn, đòan xe chỉ hơi chậm lại rồi từng chiếc 1 vượt qua barie để vào đất bạn, bắt đầu hành trình của học viên D5 trên chiến trường K.

còn tiếp
      
Mõ
Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 275

Danh vọng : 450

Uy tín : 15

Vài hình ảnh minh họa cho thầy giáo làng:

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 5af79110
Cửa khẩu Mộc bài khi xưa

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 Cuakha10
Cửa khẩu Mộc Bài hiện nay

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 76092810
Trạm kiểm soát cửa khẩu Mộc Bài

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 1228cu10
Cửa khẩu Mộc Bài nhìn từ đất Campuchia

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 21544310
Cửa khẩu Bavet bên đất Campuchia (đối diện Mộc Bài)

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 15564310
Sáng 27-9-2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Samdech Hun Sen
đã cắt băng khánh thành cột mốc 171 (Mộc Bài)...

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 25122010
& ngày 24-6-2012, cũng 2 ông chứng kiến lễ khánh thành
cột mốc có số thứ tự cuối cùng giữa 2 nước tại Hà Tiên - cột mốc 314
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183


Rất cảm ơn bạn Mõ đã cung cấp những hình ảnh về cửa khẩu Mộc Bài - nơi chúng ta đã lần đầu từ biệt đất nước Việt Nam trong 1 hòan cảnh khá đặc biệt lúc bấy giờ... Xin được tiếp tục cuộc hành quân...

Thế là chúng tôi đã đến và nhanh chóng từ biệt cái cửa khẩu và vùng biên giới Mộc Bài với bao ký ức chiến tranh của những người lính trên chiến trường biên giới Tây Nam. Dù rằng những gì được trải nghiệm hòan tòan khác với tưởng tượng của tôi qua câu hát: ...Biên giới là một dòng sông, một cánh rừng. Hay 1 vùng cát trắng, một trụ đá rêu phong, một đầu non phẳng lặng... thì 1 người lính lần đầu xa tổ quốc để ra chiến trường như tôi cũng không khỏi bồi hồi, xao xuyến...

Vượt qua cửa khẩu Bavet bên phía Campuchia đoàn xe chúng tôi tiếp tục hành trình về phía Tây. Hầu như ai cũng dõi mắt sang 2 bên đường để tìm hiểu cái đất nước tuy lạ mà quen bởi vì đã nghe khá nhiều về nó. Khu vực tỉnh Svâyriêng giáp với Việt Nam lúc bấy giờ đã khá bình yên, cảnh vật tuy còn tiêu điều và vắng vẻ nhưng cũng không còn nhiều những dấu tích của chiến tranh. Thỉnh thỏang, chúng tôi lại qua 1 chiếc cầu đã sụp đổ phải bắt tạm bằng những chiếc cầu sắt của công binh và hầu như chiếc cầu nào cũng có lính bạn chốt chặn, bảo vệ....

Ấn tượng sâu sắc nhất về đất nước Campuchia từ những cảm nhận đầu tiên của tôi là những ngôi nhà sàn hai bên đường, rất nhiều ngôi nhà có 2 đầu hồi trên nóc được uốn cong cao vút lên. Cả những chiếc xe bò của người dân cũng có cái đòn kéo được uốn cong lên như thế (sau này mới được biết đó là biểu tượng của rắn thần Naga trong tín ngưỡng của người dân Campuchia). Gần như chúng tôi không thấy sự hiện diện và họat động của bộ đội VN trên đọan đường này ngọai trừ một vài bóng áo xanh trên những chuyến xe khách đầy chật người bu bám từ phía sau cho đến tận nóc xe...

Cảm nhận ban đầu của tôi về Campuchia bấy giờ là 1 đất nước hoang tàn, nghèo khổ, chưa kịp hồi phục sau họa diệt chủng và cuộc chiến tranh biên giới. Kể cả thị xã Svâyriêng, nơi không gian và kiến trúc rất khang trang, hài hòa theo kiểu những thị tứ của người Pháp thời thuộc địa cũng rất lặng lẽ bởi rất ít người dân đi lại và sinh sống....
      
Mõ
Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 275

Danh vọng : 450

Uy tín : 15

Xin tiếp tục cung cấp dữ liệu bản đồ, hình ảnh để thầy giáo làng và các bạn hồi tưởng chính xác hơn:

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 Cambod10
Tỉnh Svay Rieng, phiên âm tiếng Việt: Xvây Riêng hoặc Xoài Riêng, là một tỉnh đông nam của Campuchia.
Phía đông và phía nam giáp giới với tỉnh Long An và Tây Ninh của Việt Nam. Phía bắc và phía tây giáp tỉnh Prey Veng.
Về mặt địa lý, tỉnh Svay Rieng là vùng Mỏ Vẹt trên bản đồ lấn sâu vào Nam bộ nên trong thời Chiến tranh Việt Nam, tỉnh Svay Rieng là căn cứ quan trọng mà Quân Giải phóng miền Nam từng dùng để xâm nhập Vùng 3 chiến thuật của Việt Nam Cộng hòa.

Diện tích: 2966 km², dân số năm 1998 là 478.252 người, mật độ dân số là 161,2 người/km².
Tỉnh lỵ tỉnh này là thị xã Svay Rieng. Có 7 huyện (Chanthrea, Kampong Rou, Romdoul, Romeas Haek, Svay Chrom, Svay Rieng, Svay Theab)

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 Svayri10
Quốc lộ 1 từ Svay Rieng đi Phnom Penh

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 Overlo10
Phương tiện vận chuyển chủ yếu trên quốc lộ ở Svay Rieng

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 67477910
Một cổng làng thuộc tỉnh Svay Rieng

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 3511-b10
Phương tiện thô sơ thắng thế trong đường làng

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 3464-s10
Chợ "cóc" và cầu sắt vẫn hiện diện khắp nơi
      
1984
1984 Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 201

Danh vọng : 357

Uy tín : 48

Biểu tượng rắn thần Naga ở khắp nơi trên đất nước Campuchia


Trong hòang cung
Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 7137769267_ee64e41246_b
Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 7137787437_b1aed42053_b
Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 Anhso-022739_clip_image002


chùa chiền
Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 IMG_0962


tượng đài
Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 PNP5800x600
Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 SAM_1739_600x800
Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 File0417
Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 File0466


cổng chào
Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 IMG_1272


trên nóc chợ
Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 Campodia30Apr-2May2010455


trạm kiểm sóat
Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 DSCF1592


đài tưởng niệm
Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 IMG_0258


bảng hướng dẫn
Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 IMG_0274


nhà trưng bày
Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 P1010237


trên thành cầu
Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 SAM_1474_800x600
Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 SAM_1476


nhà ở
Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 File0323
Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 DSC09193


cả trên xe bò
Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 Xe-bo-trong-sinh-hoat
Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 Cambodia_vanak04
Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 26480


và xuồng ghe
Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 File0162

      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183


Dù ngồi trên xe ca nhưng hầu như ai cũng thấm thía cái nắng gió mùa khô của xứ sở này. Những bi đông nước vơi dần…vắt cơm để trong túi cóc ba lô lúc mang ra đã khô không khốc lớp ngòai và rời rã bên trong, nhiều đứa chỉ nhìn rồi lại lẳng lặng cất vào…

Ai đói cứ ăn, ai khát cứ uống, đòan xe vẫn mãi miết về hướng tây…

Quá trưa hôm đó, chúng tôi đến phà Niek lương. Cảnh tượng cũng đông đúc, xô bồ và náo nhiệt như như phà Mỹ Thuận, Cần Thơ. Đòan xe nép mình vào dưới vòm me tây cổ thụ trước một dãy nhà hình vòng cung màu vàng đã rêu phong loang lổ và còn nguyên nhiều vết đạn. Nhìn bốn phía chỉ thấy lơ thơ những mái nhà nhỏ bé tạm bợ, tôi đóan dãy nhà kia chắc đã từng chứng kiến những trận giao tranh ác liệt vài năm trước trong chiến dịch giải phóng Nông Pênh 1979.

Có lệnh ngồi yên không được xuống xe nên ai nấy chỉ thò đầu ra ngòai để trải nghiệm cảm giác đầu tiên khi tiếp xúc với cuộc sống trên đất nước Campuchia, Và thật bất ngờ, câu nói đầu tiên đươc nghe trên bến phà Niek lương là : “Đổi tiền không chú ơi!”??? Hóa ra người Việt buôn bán ở đây khá đông. Không chỉ đổi tiền, bà con ta còn bán đủ các thứ : Đậu phộng luộc, nước giải khát, cá nướng và cả…bò cạp chiên!!!


      
Mõ
Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 275

Danh vọng : 450

Uy tín : 15

Xe đò CPC:

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 6997507362_68d0b4de8a_b

Cổng vào Svayrieng hướng từ Phnompenh

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 6997506624_e816c659e4_b

Góc đường Svayrieng

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 7143593679_89011a878c_b

Tượng đài của chiến sĩ VN ở đây! Kế bên là chợ côn trùng và phà Niek Luong

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 7143592631_eea77abc39_b

Cận cảnh với các thau đựng côn trùng chiên

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 7143592847_8abc66a4c0_b

Nguồn : phuot.vn

      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183



Chúng tôi phải dừng ở bến phà rất lâu, không hiểu vì lý do gì bởi các xe dân sự khác đều không phải chờ lâu như vậy? Sau 1 lúc chịu đựng cái oi bức, gò bó trên xe, một số tên bắt đầu lẻn xuống. Và tất nhiên là trong số đó phải có... Thầy giáo làng tương lai!!!

Cũng chẳng dám đi đâu xa, chỉ loanh quanh để còn trông chừng để xe lăn bánh là chạy về. Nơi "đất khách quê người" mà! Lộn xộn mà bị bỏ rơi trên phà Niek lương vào thời điểm ấy thì cũng căng chứ! Cảm ơn bạn Mõ đã giúp cho cái hình tượng đài Quân Tình Nguyện tại bến phà, chỉ tiếc là hình bé quá! Chính xác là tôi đã đứng xăm soi cái tượng đài này khá lâu và cảm nhận chung là tượng đài vô cùng... xấu! Không hiểu là sáng tác theo trường phái nào! Chẳng phải tả thực mà cũng chả phải ấn tượng, kích thước bé, thiếu cân đối, bệ tượng quá thấp và điểm ngắm cũng không có vì đặt ngay giữa đường, phải đứng sát vào chân tượng...

Tôi cũng cố mò xuống tận mép sông để đươc ngắm dòng sông Mê kông đã quá quen thuộc qua sách vở nhưng bây giờ mới được đến tận nơi. Thật trớ trêu khi phải "đi ra nước ngòai" mới được ngắm dòng sông thân thương của Tổ quốc mình. Bỗng chợt nhớ đến vài câu hát (không biết bài gì)" chiều ra đi, nghe sóng vỗ đôi bờ xa. Ta lên đường bên dòng sông thân thuộc..." Vâng! Rất thân thuộc dù chúng tôi lần đầu được nhìn ngắm tận mắt bởi phía hạ lưu, nơi dòng nước mênh mang đang chậm rãi hướng về chính là đất Việt, là quê hương và gia đình đang mỗi lúc mỗi xa hơn...

      
Mõ
Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 275

Danh vọng : 450

Uy tín : 15

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 Flag_r10
thầy giáo làng đã viết: Cảm ơn bạn Mõ đã giúp cho cái hình tượng đài Quân Tình Nguyện tại bến phà, chỉ tiếc là hình bé quá! Chính xác là tôi đã đứng xăm soi cái tượng đài này khá lâu và cảm nhận chung là tượng đài vô cùng... xấu! Không hiểu là sáng tác theo trường phái nào! Chẳng phải tả thực mà cũng chả phải ấn tượng, kích thước bé, thiếu cân đối, bệ tượng quá thấp và điểm ngắm cũng không có vì đặt ngay giữa đường, phải đứng sát vào chân tượng...

Campuchia hiện nay có rất nhiều tượng đài về anh lính tình nguyện Việt Nam, nhưng quả thực là tượng đài anh lính tình nguyện tại bến phà Niek Lương không rõ dựng khi nào nhưng rất xấu. Mình đã có cảm tưởng nhà điêu khắc này hoặc rất vụng về hoặc người ta không thật sự tôn trọng Anh lính Tình nguyện Việt Nam.

Mặt trước:

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 114

Cận cảnh:

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 ImageView

Góc nghiêng:

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 Cimg2210

Phía sau:

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 Cimg2211

Góc xéo:

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 Img_0010

Xa hơn còn xô bồ nữa

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 30196410

      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Mõ đã viết:...Mình đã có cảm tưởng nhà điêu khắc này hoặc rất vụng về hoặc người ta không thật sự tôn trọng Anh lính Tình nguyện Việt Nam.

Rất đồng tình với suy nghĩ của bạn Mõ! Không ngờ bạn đã nhanh chóng tìm được cả 1 "bộ sưu tập" về tượng đài Quân Tình Nguyện tại Niek lương. Dù thời gian đã lâu và cảnh vật đã thay đổi rất nhiều nhưng cái hình ảnh buồn ấy thì vẫn nguyên vẹn như xưa. Dẫu sao, chút chạnh lòng thoáng qua cũng không thể ngăn cản cuộc hành quân của chúng ta lúc ấy. Tiếp tục nhé!

Dạo chơi tha thẩn trên bến phà, nghiêng ngó những hàng quán đơn sơ nhưng có khá nhiều những thứ lạ mắt như đường thốt nốt, khăn cà ma, vật dụng sinh họat linh tinh toàn là hàng Thái Lan đầy màu sắc sặc sỡ. Thằng Ốc mỡ thấy 1 em bán hàng khá xinh nên bày đặt xổ tiếng K "ôn sa lanh boòng tê?" nào ngờ bị trả lời "Nói tiếng Việt cho dễ nghe hơn anh ơi!". Quê độ, hắn chuồn mất! Chúng tôi cũng không quên vét nốt những đồng tiền Việt còn lại để đổi thành tiền Ria và mua 1 ống thốt nốt uống thử cho biết...

Khoảng hơn 2 giờ chiều thì có lệnh tiếp tục hành quân, chúng tôi với ba lô, súng đạn lại lên xe để qua phà trong ánh nắng chiều chói chang, tiếng máy phà rì rầm và tiếng sóng vỗ bì bọp trên dòng nước Mê kông...

Tráng sĩ không bơi qua sông

Tráng sĩ đi bằng xe khách
Tráng sĩ lên đường lòng hề mênh mông, mênh mông

Không là Kinh Kha ngày xưa qua sông Dịch
Không là thở than của khúc Tống biệt hành
Tráng sĩ chừ qua sông, qua sông
Sóng vỗ mạn phà hề sóng vỗ


Vâng! Dù không ác liệt như giai đoạn chiến dịch giải phóng Nông Pênh mà nhà thơ Phạm Sỹ Sáu đã trải qua và ghi lại trong bài thơ nhưng xúc cảm của người lính lần đầu viễn chinh, "đi giữ nước mà nặng lòng nhớ nước" trong mỗi chúng tôi thì dường như vẫn có sự đồng cảm sâu sắc... Thôi hãy tạm gác lại những nỗi niềm vấn vương để hoàn thành nhiệm vụ và cố gắng để trở về nguyên vẹn. Dẫu sao thì cho đến tận thời điểm này, đất nước Campuchia vẫn còn chào đón chúng tôi bằng không khí thanh bình của 1 vùng đất đã hồi sinh sau chiến tranh ác liệt. Và chúng tôi biết rằng đó là thành quả của bao mồ hôi, xương máu của đồng đội đàn anh lớp trước. Vậy thì... hãy dũng cảm lên nào! Những học viên D5 trên đất bạn!!!

      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183


Bữa nay vào forum chẳng thấy bạn Mõ đâu cả! Chắc là bị mấy côn sờ rây ở phà Niek lương lôi kéo nên trốn ở lại rồi! Thôi tui hành quân trước nhé! Mõ liệu mà kiếm xe quá giang chạy theo cho kịp nha!

Như 1 đàn tuấn mã được tự do sau khi bị cầm chân quá lâu tại bến phà, đòan xe tăng tốc lao nhanh trên chặng đường về Nông Pênh. Mệt mõi vì sau chuyến lang thang trong cơn oi bức lúc trưa, tôi ngủ rất ngon lành khi xe vừa qua phà nên chặng đường này hầu như không để lại 1 ký ức nào cả. Chỉ đến khi nghe tiếng lao xao "Cầu Sài gòn kìa!" tôi mới sực tỉnh vì tưởng xe chạy ngược về VN!!! Hóa ra ra cửa ngỏ Nông Pênh cũng có một chiếc cầu mang tên Sài Gòn và cũng nối 2 bờ của dòng sông khá rộng, hình như cũng là sông Mê Kông nhưng ở đọan này có tên là sông Bốn mặt! Chúng tôi đến thủ đô của nước bạn trong ánh nắng chiều đã xế hẳn. Bóng của những ngôi nhà cao tầng san sát 2 bên đường đổ dài che mát đòan xe vẫn đang lao vun vút giữa thành phố phồn hoa. Thời điểm ấy, Nông Pênh đã hòan tòan hồi sinh, dẫu không khang trang đông đúc như Sài Gòn nhưng vẫn hết sức náo nhiệt đối với những người lình từ quân trường như chúng tôi.

Dù đòan xe chạy rất nhanh nhưng hình như chúng tôi cũng được thóang qua 1 vài địa điểm nổi tiếng của Nông Pênh: đài Độc Lập, chợ Ô rơ xây, sân vận động Olimpic (không biết có chính xác không)... Giá mà được thả xuống xe lúc này để lang thang 1 chút thì... có gì cũng đỡ hối tiếc!

Cứ ngỡ là chúng tôi sẽ dừng chân ở 1 doanh trại nào đó ở Nông Pênh nào ngờ đòan xe vẫn giữ nguyên tốc độ và... miệt mài chạy tới. Chỉ vài phút sau, phố sá nhà cửa thưa dần. Rồi đồng ruộng, trâu bò và thốt nốt hiện ra trở lại. Chúng tôi chỉ băng ngang qua Nông Pênh rồi chạy thẳng ra ngọai ô, ngang qua sân bay Pô chen tông đến tận tỉnh Kăn đan lúc mặt trời vừa lặn.

Điểm đến và tạm dừng chân của đòan là trạm giao liên T gì đó quên mất số hiệu rồi, không biết có bác nào còn nhớ thì nhắc dùm tui với!

      
1984
1984 Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 201

Danh vọng : 357

Uy tín : 48

thầy giáo làng đã viết:
...Quá trưa hôm đó, chúng tôi đến phà Niek lương. Cảnh tượng cũng đông đúc, xô bồ và náo nhiệt như như phà Mỹ Thuận, Cần Thơ. Đòan xe nép mình vào dưới vòm me tây cổ thụ trước một dãy nhà hình vòng cung màu vàng đã rêu phong loang lổ và còn nguyên nhiều vết đạn...

bến phà Niek lương với dãy nhà cong và hàng cây điệp (me tây) đây nè!
Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 File0062
      
Mõ
Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 275

Danh vọng : 450

Uy tín : 15

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 Flag_r10
thầy giáo làng đã viết:Bữa nay vào forum chẳng thấy bạn Mõ đâu cả! Chắc là bị mấy côn sờ rây ở phà Niek lương lôi kéo nên trốn ở lại rồi! Thôi tui hành quân trước nhé! Mõ liệu mà kiếm xe quá giang chạy theo cho kịp nha!
Nấn ná để ghi lại mấy bức hình, vừa kịp để trưng ra đây:

Phà Niek Luong (người Việt còn gọi là phà Hố Lương)

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 Hinh2010
Cầu Chba Ompeum, bắc qua sông Basac (thuộc tỉnh Kandan) nhưng bà con người Việt vẫn quen gọi là “cầu Sài Gòn” vì nó giống như ở TP HCM, qua khỏi cầu là vào đến thành phố Phnom Penh:

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 Phnomp10
Đây là đường dẫn lên cầu

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 68394310
Tượng đài Độc lập tại Phnôm Pênh khởi công xây dựng năm 1958 và khánh thành ngày 9 tháng 11 năm 1962 nhằm đánh dấu 9 năm độc lập của người Campuchia khỏi áp bức nước ngoài. Công trình là tác phẩm của kiến trúc sư Campuchia Vann Molyvann, sử dụng hầu như tất cả các mô típ truyền thống của kiến trúc Khmer cổ truyền. Tượng đài có hình dạng stupa (hoa sen) mô phỏng Angkor Wat và các địa điểm lịch sử khác của Campuchia. Kiến trúc sư thiết kế là một người chịu ảnh hưởng nặng phong cách hiện đại Vann Molyvann.

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 88_59410

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 38838910
Chợ Ô rơ xây (Orussey) hay Ô-xây, được nhân viên các hãng lữ hành chuyên đưa khách từ Việt Nam sang Campuchia gọi là “chợ cây tre”. Chợ nổi tiếng với mặt hàng thảo dược nghe đâu có nguồn gốc từ núi Tà Lơn rất linh thiêng.

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 48450610
Sân vận động Olympic được khởi cộng xây dựng năm 1963 và được khánh thành năm 1964. Công trình cũng là tác phẩm của kiến trúc sư Campuchia Vann Molyvann. Năm 2000, sân được tái thiết và hiện có sức chứa 50.000 chỗ ngồi, nhưng có thể mở rộng lên đến 80.000.

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 Cambod10
Sân bay Quốc tế Phnom Penh hay sân bay Pochentong (airport codes|PNH|VDPP) là sân bay chính của Campuchia, tọa lạc tại thủ đô Phnom Penh. Sân bay này cách trung tâm thành phố này 7 km về phía tây. Đây là sân bay lớn nhất Campuchia.

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 800px-Phnom_penh_airport
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 File0062
Không biết ảnh này được chụp vào thời điểm nào mà cảnh vật vẫn chưa thay đổi lắm. Vâng! Chính dưới bóng mát của hàng me tây này cách đây 26 năm, đòan xe ca quân sự chở HV D5 đã dừng lại khá lâu để chờ vượt sông Mê Kông, tiếp tục cuộc hành quân về mặt trận 979. Nếu phóng to lên thì sẽ thấy khá rõ ở hậu cảnh cái tác phẩm điêu khắc mà các bác bình phẩm bữa giờ - tượng đài Quân Tình Nguyện Việt Nam.

Trạm giao liên mà chúng tôi dừng chân để chờ các đơn vị đón về hình như là của mặt trận 979. Tôi nhớ, đó là 1 khu nhà gồm mấy dãy xếp thành hình chữ U quay mặt ra đường số 4, cách khỏang hơn trăm mét. Khu nhà này có vẻ là 1 trường học cũ nhưng nay đã bị tàn phá phần nào, những mảng tường vỡ nham nhở, những vệt khói ám đen...cho biết nơi đây cũng đã từng diễn ra cuộc chiến đấu vài năm trước.

Gọi là trạm giao liên nhưng cũng chẳng có giường chõng gì, các dãy phòng đều trống hoang, đến các cánh cửa cũng đã bị tháo mất chỉ còn trơ lại khung gỗ (vì không tháo được?). Chúng tôi vất đồ đạc vào 1 góc nhà rồi kéo nhau đi tìm chỗ tắm. Chả thấy giếng nước đâu, hỏi thăm thì mấy tên lính gác chỉ ra cái hồ nước ở cánh đồng trơ gốc rạ phía sau trạm cách khỏang hơn trăm mét. Khi ra đến nơi thì nước đã đục ngầu bởi lính ta đã tràn ra đầy để tắm rửa. Lưỡng lự, đi ra đi vào, định ở dơ cho rồi chứ cái nước này mà tắm xong thì có khi còn bẩn hơn lúc chưa tắm! Tuy vậy cuối cùng, tôi cũng đành phải trầm mình xuống cái hồ đục ngầu ấy và cố lội ra xa giữa hồ để rũ bớt cái bụi đường sau chặng đường dài hàng trăm cây số dưới cái nắng mùa khô cả ngày hôm ấy.

Tắm rửa xong thì đã sẫm tối. Các tiểu đội cử người đi nhận cơm của trạm về ăn. Ôi trời! Mặt trận 979 chào đón chúng tôi bằng những chậu cơm gạo đỏ khô không khốc còn nguyên mùi gạo mốc và món "muối rang tép khô" ( chứ không phải tép khô rang muối). Cả ngày ngồi xe đến khô hốc cả người, giờ nhìn mâm cơm như thế, đứa nào cũng ỏai, cố lua đại 1 chén rồi "thôi bắn, đứng dậy!". Thật hiếm hoi mới có dịp lính ta chê cơm giữa ngày thường như thế!

Sau tiết mục cơm nước là hội ý ( không đi lại lộn xộn, tối gác nghiêm túc, cảnh giới phía hồ nước.v.v...). Và cuối cùng cũng đã được tự do (chẳng lẽ lại tập trung để đọc báo như ở trường) từng nhóm bắt đầu tụ tập trà lá, bốc phét. Chả có đèn đuốc gì, tất cả kéo hết ra ngòai dãy hiên ngồi ngắm cái màn đêm mù mịt với bóng những tàn thốt nốt như những chiếc gai nhọn tua tủa lên bầu trời, lao xao trò chuyện...

Chưa đầy 1 tiếng sau, đứa nào cũng đói cồn cào thế là "đi kiếm ăn thôi bây ơi!". Điểm danh nào: Cường be, Vũ sứt, Khánh, Hùng, Châu, Sơn béo, Ba ghẻ...đủ rồi! Gom tiền ria ra đây! Vào lấy súng mang theo! 2,3 khẩu thôi! Mang nhiều nặng chết cha!!! Thế là lũ chúng tôi lò dò vác súng đi lòng vòng tránh các sếp, tránh cả cái trạm gác lần mò dắt dúi nhau ra đường lộ...
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183


Cả đám lọ mọ kéo nhau đi như thế nhưng khi ra tới đường lộ, nhìn cảnh tối đen như mực tàu, cả một quãng dài 2 bên đường chẳng hề thấy nhà cửa đèn đóm gì cả! Phải ngẩn ngơ một lúc rồi chúng tôi mới quyết định rẽ phải, đi đại về hướng Nông Pênh, "đi theo tiếng gọi của phồn hoa đô hội".. Khỏang hơn 1 km thì bắt đầu có nhà dân với ánh đèn dầu tù mù thưa thớt. Một thằng tinh mắt phát hiện 1 ánh đèn điện rất sáng hắt ra từ 1 ngôi nhà không xa lắm. Chắc là quán xá gì đây cho nên mới có điện sáng như thế! Thế là hướng mục tiêu đang phát sáng, thẳng tiến!

Quả là không hổ danh những HVLQ có biệt tài về "Công tác dân vận" từ lúc ở trường! Khi đến nơi thì đúng chỗ đó là có 1 cái quán vừa bán đồ nhậu, vừa bán đủ thứ hàng linh tinh lặt vặt (2 in 1: nhậu + tạp hóa => gọi tắt là nhậu tạp!). Ánh đèn mà chúng tôi phát hiện từ xa không phải là bóng điện mà là từ 1 cái đèn măng xông hèn gì mà sáng thế! Thôi vậy là lần ra quân đầu tiên trên đất K coi như thắng lợi bước đầu!

Trở ngại đầu tiên xuất hiện. Cả đám chẳng đứa nào biết lấy 1 câu tiếng K để làm thuốc! Tất nhiên là trừ tên Ốc mỡ với chút vốn liếng để chọc gái đã dùng hết ở phà Niek luong! Thế là phải dùng đến ngôn ngữ tay chân thôi! Sau một hồi í ới, khua khoắn và chỉ trỏ, chúng tôi và bà chủ quán quấn xà rông cũng đã đạt được kết quả đàm phán là mấy đĩa cơm, tô canh cùng với ít cá khô nướng vội. Và tất nhiên là không thể thiếu rượu. Kể ra thì cũng vô duyên nhưng thật tình là bữa nhậu đầu tiên trên đất K dù rất ấn tượng nhưng tôi cũng không nhớ gì nhiều ngòai rượu. Tiền bạc không có nhiều, cả hội cũng tạm bằng lòng với 1 chai Apxara có màu như rượu thuốc và 1 chai Bayon màu cam sặc sỡ. Thế là :"chung vui đêm này cho trọn tình bên nhau...". Quả thật là một bữa nhậu bất ngờ, đơn sơ nhưng đầy phấn khích vì chúng tôi biết rằng, chỉ sau đêm nay, những thằng bạn chí cốt đã từng chia bùi sẽ ngọt suốt mấy năm qua sẽ chia tay bất cứ lúc nào, không biết trước được. Chúng tôi chúc nhau cố giữ cái gáo và đôi chân lành lặn để trở về, chúng tôi hẹn nhau những bữa nhậu mừng ngày hội ngộ...( lại nhậu!!! Nhưng còn biết làm gì khác???)

Gần tàn tiệc thì xuất hiện thêm 1 nhóm chiến hữu tòan dân thành phố và Long An: Tùng đen, Hữu, Sót...Hóa ra mấy tên này cũng đói và cũng tìm đường đi "dân vận" nhưng chậm chân hơn chúng tôi. Ô! Vui quá! Đúng là "tình đất đỏ miền đông"! Được tiếp thêm "đạn", bữa tiệc ra mắt chiến trường K lại tiếp tục thêm 1 hồi nữa. Cuối cùng thì cả bọn cùng nghiêng ngã kéo nhau về trạm. Đi hiên ngang qua cổng gác chứ không thèm vòng vèo tránh né gì cả...

Đêm đó, chúng tôi mắc võng trên dãy cột ngòai hiên, nằm tênh hênh trước những cơn gió vi vút từ đồng trống thổi vào mặc kệ mấy tên a trưởng, a phó ra vào nhắc nhở. "Ôi dào! Sống chết có số cả, nó mà táng cho mấy trái B40 thì nằm đất hay nằm võng cũng dính chấu như nhau thôi!..."

Mới vừa thiu thiu chợp mắt thì có tiếng quát oang oang giật giọng của 1 anh cán bộ khung bên phía C1 "Ai! Ai! Đứng lại! Không được vào...." cả đám nhảy ầm ầm xuống khỏi võng, nằm xẹp ra đất quờ quạng tìm súng và nhóng ra hướng ấy. Cuối cùng thì cũng chẳng có gì nghiêm trọng, một tên nào đó đau bụng mò ra ngòai xong đến lúc vào lại lơ mơ đi nhầm hướng của c1. Làm ông mất cả giấc ngủ đang mới bắt đầu! Sau đó thì tất cả cũng ngủ yên sau 1 ngày mệt nhòai, đầy những điều mới lạ.

      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183


Sáng hôm sau, chúng tôi cũng dậy sớm như thường lệ và tất nhiên là không có cái vụ "thể dục, chạy dài" như ở trường. Lại tiếp diễn cái màn cơm gạo đỏ và muối rang tép như chiều hôm trước! Thế là chúng tôi quyết định sử dụng đến "cơ số đạn" cuối cùng trong túi. Cả bọn vơ vét, gom góp những đồng ria còn lại kéo nhau đi ăn sáng.

Hỏi thăm bọn vệ binh của trạm, chúng tôi mới biết rằng cái chợ nằm ngay trên đọan đường tối om mà chúng tôi hành quân đi kiếm chỗ nhậu tối qua. Ra đến nơi thì mới thấy rằng dân bạn không họp chợ sát đường như dân ta mà lui vào trong một khỏang khá xa. Trước mặt khu chợ khá đơn sơ là 1 khu đất trống, rộng rãi rồi mới tới đường lộ. Hèn gì mà đêm qua chẳng thằng nào nhận ra cả!

Chúng tôi kéo nhau vào 1 quán ăn bằng tre lá đơn sơ phía đầu cổng chợ. Thật bất ngờ, trong quán có một côn sơ rây rất đẹp! "Đẹp tới đứng tim" như thằng Vũ sứt đã nói. Cô gái ( chắc là con chủ quán) có nước da hơi ngăm nâu chứ không đen, thân hình dong dỏng, cân đối. đặc biệt là khuôn mặt có vẻ đẹp mặn mà giống y như nàng công chúa trong phim "Alibaba và 40 tên cướp" mà tôi chỉ được xem có 1 lần nhưng nhớ mãi...Cảm động trước vẻ đẹp bất ngờ được chiêm ngưỡng, Ốc mỡ vội vàng phát biểu: "Ôi! Cái đít lép lép"... nghe thế em gái chợt xanh cả mặt! Hình như nàng nghe nhầm thành 1 câu gì đó trong tiếng K?

Cho dù xúc động đến mấy thì cũng phải quay về với cái dạ dày đang đói. Sáng hôm ấy, chúng tôi được thưởng thức món hủ tiếu theo kiểu Nam Vang ngay trên đất K lần đầu tiên. Kể ra về hương vị thì cũng không có gì khác lắm so với món hủ tiếu Nam Vang ở Sài Gòn nhưng gia vị trên bàn ăn thì thực sự gây sốc cho chúng tôi. Nhiều thứ lắm các bác ạ! Các lọai chai lọ chứa đầy cả 1 rổ. Nào là nước mắm, nước tương, tương đen tương đỏ, tiêu, hành, tỏi, ớt, bột ngọt, bột nêm... lại có cả 1 lọ đường và một cái chai mắm bên trong có màu xam xám mà thằng nào đó dọa là mắm bò hóc làm cho chẳng thằng nào dám mở ra vì sợ phải bỏ luôn tô hủ tiếu thì phí của!!!
      
DuyHung
DuyHung Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1260

Danh vọng : 2272

Uy tín : 32

Tôi chợt nhớ xưa kia, trong một quán ăn trước cổng trường cũng có món hủ tiếu Nam Vang. Quán ăn hồi đó hình như chẳng cần có tên (?). Nữ chủ quán tên rất giống con trai - Hoàng, cùng với một em trai phục vụ tên rất là thục nữ - Nhã. Quán ăn đông khách không chỉ vì sắc đẹp của cô chủ mà còn vì cung cách phục vụ. Quán không chỉ là chỗ lui tới của học viên Việt Nam mà còn thu hút rất đông học viên Campuchia tới ăn... hủ tiếu.

Học viên C2D5 trên chiến trường K năm 1986 Hu-tie10
Hủ tiếu Nam Vang là món hủ tiếu có nguồn gốc từ Campuchia nhưng do người Hoa chế biến, nguyên liệu chính là hủ tiếu khô, nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ mì với nước dùng sau đó cho các nguyên liệu phụ vào như giá, hẹ, thịt bằm cùng lòng heo vào. Đây được xem là món ăn mà ai khi đến Campuchia cũng phải thưởng thức. Tùy theo khẩu vị của từng người, có thể thay thế lòng heo bằng tôm, cua, mực v.v. nhưng nhất thiết phải có thịt bằm. Không giống như hủ tiếu Trung Hoa và hủ tiếu Mỹ Tho của Việt Nam, hủ tiếu Nam Vang có vị ngọt của nước lèo chính là thịt bằm nhỏ khá đặc biệt

Hủ tiếu ở quán này thực ra cũng không có gì đặc sắc nhưng giống hủ tiếu Nam Vang nhất vì... chủ quán đặt sẵn một hũ đường trên bàn. Chỉ tới lúc qua thực tập ở chiến trường K tôi mới biết được nguồn gốc, tên gọi của món hủ tiếu Nam Vang cũng như tại sao người Campuchia thích ăn đường (!).

Ở Sài Gòn hiện nay có nhiều quán hủ tiếu Nam Vang nổi tiếng như Ty Lum, Liến Húa, Hồng Phát, Song Nguyên... hay được quảng cáo chánh gốc như hủ tiếu Campo... Bản thân tôi thấy nó vẫn không ngon bằng hủ tiếu do côn sờ rây nấu mà Thầy giáo làng đã kể ở trên.
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183


HÀNH QUÂN VỀ KONG PONG XOM

Đoạn này đã được TGL đăng trong chủ đề "3M - Quảng cáo gì đây?". Nay xin được copy ra đây để tiết kiệm 1 chút calori trên chặng đường hành quân còn khá dài. Mong các chiến hữu thông cảm nhé.

Trong đợt thực tập của học viên d5 ở mặt trận 979 vào cuối năm 1986, tiểu đòan ta đã có vài ngày dừng chân tại trạm giao liên ở Kẩn đan, chắc các bạn còn nhớ. Mặc dù còn rất xa lạ ở địa bàn mới nhưng những chàng HVLQ d5 chúng ta cũng đã tranh thủ thực hiện những chuyến "dân vận" nơi các phum chợ trên đất bạn. Và như thông lệ của c2d5, cái thằng tui luôn là 1 member nhiệt tình, không thể vắng mặt trong những trò càn quấy như thế.

Sáng hôm ấy, sau khi lót dạ bằng một nắm cơm đạm bạc, chúng tôi lại nháy nhau, lần lượt tìm đường chuồn khỏi trạm, và bắt đầu một chuyến ngao du nho nhỏ để xem cảnh chùa chiền trong phum, cảnh dân bạn trèo cây để lấy nước thốt nốt, tìm hiểu cách nấu đường thốt nốt.......Đến khỏang 9 giờ thì bắt đầu nắng và mệt, chúng tôi quyết định quay về cái chợ ở gần trạm ( cái chợ này chắc bạn nào trong d cũng biết ). Vừa đến cổng chợ, tui gặp ngay mấy thằng cùng c, gần như cùng lúc, thằng nào cũng la lên " nó đây rồi" - Cái gì zậy ??? - Xe của lữ 950 lên đón lâu rồi, chỉ còn thiếu mình mầy nữa thôi. Thế là tui cắm đầu căm cổ chạy về trạm vơ vội balô, tăng võng, súng đạn và vọt ra xe. Không nước uống, chẳng kịp chia tay bạn bè, cứ thế là chạy vì tụi đi cùng đòan đã đông đủ và đang í ới thúc giục trên xe. Mệt và rối quá nên lúc xe nổ máy, thiệt tình là tui cũng không bịn rịn gì mấy, chỉ ráng đứng đưa tay vẫy vẫy những đứa ở lại ( khá đông vì đòan tui đi đầu tiên). …. Tui vừa leo lên là xe lăn bánh. Ngay lúc đó, bỗng Tạ Hùng chạy theo, hắn dúi cho tui mấy khúc mía. Tự nhiên thấy lòng chùng xuống… không còn vội vàng, căng thẳng mà chỉ thấy nao nao trong lòng, những khuôn mặt thân thương: Tạ Hùng, Vũ sứt, Cường be, Sơn béo, Đức Anh, Châu ốc mỡ….. biết đâu rồi không còn gặp lại…

Tâm trạng lưu luyến cũng qua mau để nhường chỗ cho sự tò mò, lo lắng trên chặng hành quân theo đường 4 xuôi về hướng nam của đất bạn. Hành trình khá dài ( trên 200 cây số) nên gần 3 giờ chiều chúng tôi mới đến được ngã 3 Viêng vênh để ăn trưa ( được bác tài chiêu đãi trong quán đàng hòang ). Trưa hôm ấy, may mà có mấy khúc mía để làm “lương thực” cho cả đám trên xe, nếu không thì đói rã họng! Lúc đó tui cứ thắc mắc không biết thằng này kiếm được mía ở đâu cho tui? Mua thì không phải rồi, vì làm quái gì có tiền! Còn không lẽ mới chân ướt chân ráo qua đây mà đã diễn được trò “đạo tặc”????

Sau này, tui hỏi Tạ Hùng mãi về nguồn gốc mấy khúc mía nhưng hắn chỉ cười cười bảo không nhớ….
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183


Mấy ngày qua do mải mê với sự kiện họp mặt khóa 7 tại trường SQLQ2 và tiếp đó là đám tang của ba Sáu đen nên cuộc hành quân về Kong pong xom bị dừng lại hơi lâu, xin các bạn thông cảm. Bữa nay TGL xin mời các bạn tiếp tục.

Lữ đoàn 950 đón chúng tôi bằng 1 chiếc xe khá ấn tượng. Đó là loại xe GMC chiến lợi phẩm của Mỹ. Không hiểu sao mà nhìn chiếc xe còn khá tốt nhưng ca bin thì đã làm lại hoàn toàn bằng tôn, loại vẫn dùng để lợp nhà. Tôi đoán rằng chiếc xe này đã từng dính đạn phục kích của Pốt nhưng không dám nói với đứa nào cả vì sợ độc mồm, xui xẻo! Từ trong cái ca bin đã được làm lại ấy thò ra trước mũi xe là 1 khẩu RPK với 2 càng đã méo mó. Chiếc xe “giang hồ” ấy đã thật sự xóa đi những hoang tưởng của chúng tôi về những biển xanh, cát trắng, nắng vàng… trong chặng hành quân phía trước...

Anh chàng lái xe cũng “bụi bặm” y như cái xe của hắn và đúng là 1 “hot boy” trong ánh mắt ngưỡng mộ của những thằng lính rách chúng tôi. Hắn mặc 1 chiếc quần jean thái, áo ca-tê sĩ quan, đội chiếc mũ vải có vành của bộ đội K và mang 1 đôi dép lào mới keng cùng với 1 quả lựu đạn cộm lên dưới gấu áo (giống nhhư hình của Đức Anh mà Quynhhuong đã post lên forum). Toàn bộ đều là thời trang đang hot nhất của lính ta bấy giờ, niềm mơ ước rất xa vời của những HV LQ2 khi ấy

Chúng tôi đi qua Kần đan và gần hết tỉnh Kông pông spư với cảm giác bình thường vì 2 bên đường vẫn là hình ảnh cuộc sống bình yên, thậm chí có phần nhộn nhịp hơn cả chặng đường từ cửa khẩu Mộc Bài đến Phnông pênh. Hai bên đường là những căn nhà sàn xen kẽ vườn tược và đồng ruộng cùng với những người dân Campuchia đang mải miết với công việc của mình, không hề chú ý đến chiếc xe quân sự đầy lính tráng và súng đạn đang hành quân về hướng nam, nơi "thành phố Kông pông xom" đang chờ đón.

      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 2 trang]

Chuyển đến trang : 1, 2  Next

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất