Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

thầy giáo làng

#1Hình ảnh Trường Sa Empty Hình ảnh Trường Sa

thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183


2 vị vua anh hùng Đinh Tiên Hòang và Lý Thái Tổ trên đường làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo quê hương
Hình ảnh Trường Sa Trang-1-so-105-111

cột mốc chủ quyền trên đảo Song Tử Tây
Hình ảnh Trường Sa TruongSa1

đảo Sinh Tồn Đông nhìn từ xa
Hình ảnh Trường Sa Sinhtondong

đảo An Bang
Hình ảnh Trường Sa P1100329FILEminimizer

nhà giàn DK đang được nâng cấp
Hình ảnh Trường Sa Nam-00352

Trường Sa Đông
Hình ảnh Trường Sa IMG_0417FILEminimizer

Trường Sa Lớn
Hình ảnh Trường Sa DSC02979

Sẵn sàng chiến đấu ở đảo An Bang
Hình ảnh Trường Sa Dao_An_bang

mộ liệt sĩ trên đảo Sơn Ca
Hình ảnh Trường Sa Daosonca

xin chào Len Đao
Hình ảnh Trường Sa Daolendao

đảo Đá Thị
Hình ảnh Trường Sa Daodathi

Những chú cún trên đảo Thuyền Chài
Hình ảnh Trường Sa 5690629767_eefb242880_z

đài quan sát - cảnh giới trên đảo Len Đao
Hình ảnh Trường Sa 471227_430885226941221_100000592429154_1621529_927177637_o

nhà giàn Huyền Trân
Hình ảnh Trường Sa 35

Vững vàng giữa biển trời tổ quốc
Hình ảnh Trường Sa 4

lô cốt phòng thủ với những chú chó được lính đảo nuôi cho đỡ nhớ đất liền
Hình ảnh Trường Sa 3

vườn rau bên những tấm pin mặt trời...
Hình ảnh Trường Sa 6

được che chắn kín đáo để tránh sóng gió của biển khơi
Hình ảnh Trường Sa Vuonrauolendao

      
thầy giáo làng

#2Hình ảnh Trường Sa Empty Re: Hình ảnh Trường Sa

thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183


Những đảo đã bị TQ chiếm giữ từ năm 1988

Hình ảnh Trường Sa GacMa
Gạc ma

Hình ảnh Trường Sa Chauvien
Châu Viên

Hình ảnh Trường Sa HuyGo2
Huy gơ
      
thầy giáo làng

#3Hình ảnh Trường Sa Empty Re: Hình ảnh Trường Sa

thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183


Trường Sa tháng 5 năm 1988
Hình ảnh Trường Sa 1234_resize278


với phái đòan của Bộ Quốc Phòng ra làm việc
Hình ảnh Trường Sa 1234_resize271


Đại tướng Lê Đức Anh
Hình ảnh Trường Sa Leducanh88


Đô đóc Giáp Văn Cương
Hình ảnh Trường Sa Giapvancuong88


đảo Đá Đông 1988
Hình ảnh Trường Sa DaoDaDong05-88


đảo Cô lin 1988
Hình ảnh Trường Sa Colin88


đảo Núi Le 1988
Hình ảnh Trường Sa Chieunuile88


đảo Phan Vinh 1988
Hình ảnh Trường Sa Phanvinh88
      
thầy giáo làng

#4Hình ảnh Trường Sa Empty Re: Hình ảnh Trường Sa

thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183


Những hình ảnh về Đô đốc Giáp Văn Cương Tư lệnh hải quân trong chuyến làm việc ở đảo Thuyền Chài (Trường Sa) 1988

Hình ảnh Trường Sa DodocGVCuongchaocotrendaothuyenchai

Hình ảnh Trường Sa DodocGVCuongchaocotrendaothuyenchai2

Hình ảnh Trường Sa DodocGVCuongchaocotrendaothuyenchai3

Hình ảnh Trường Sa DodocGVCuongchaocotrendaothuyenchai4

Hình ảnh Trường Sa DodocGVCuongchaocotrendaothuyenchai6

Hình ảnh Trường Sa DodocGVCuongchaocotrendaothuyenchai5

Lúc bấy giờ ông đã 67 tuổi, vừa trải qua phẩu thuật cắt bỏ 2/3 dạ dày và chỉ hơn 1 năm sau (1990) ông đã qua đời vì căn bệnh hiểm nghèo tại viện 108...Vô cùng kính phục vị tướng già hết lòng vì Tổ quốc.
      
longduc2
longduc2 Năng nổ

Cấp bậc: Năng nổ

Giới tính : Nam

Bài viết : 176

Danh vọng : 295

Uy tín : 57


Nhà thơ Trần Đăng Khoa - cũng là 1 cựu binh Trường Sa đã viết về đảo Thuyền Chài

Lều bạt chung chiêng giữa nước giữa trời
Đến một cái gai cũng không sống được
Sớm mở mắt, nắng lùa ngun ngút
Đêm trong lều như trôi trong mây...


Và về Đô đốc Giáp Văn Cương:
Hình ảnh Trường Sa DodocGVCuong3

"...Giáp Văn Cương là một vị tướng tài. Ông là tướng quân sự, nhưng diễn thuyết rất hay. Tôi đặc biệt thích nghe Tướng Cương trò chuyện với Lính. Hồi ấy đất nước đã thống nhất, nhưng nghĩa vụ quân sự vẫn như những năm chiến tranh. Có người ở đảo đến cả chục năm liền. Mà ở đảo bấy giờ thì thiếu thốn, gian khổ lắm chứ không như bây giờ. Tôi đã nói nhiều về nỗi khổ này, nên không nhắc lại.

Tướng Cương bảo: Tớ đâu có muốn đày đọa các cậu. Giá trị gì mấy cái hòn đá cỗi cằn này mà phải gìn giữ? Nhưng đây là Tổ quốc của mình, là máu thịt của mình. Chúng ta giữ gìn, có phải giữ mấy hòn đá hoang dại này đâu. Mà là giữ biển đấy chứ. Mất đảo là mất biển, mà biển lại bao bọc suốt từ Bắc đến Nam. Tất cả kẻ thù đánh ta đều đi từ đường biển. Pháp cũng vào ta từ biển. Mỹ cũng thế. Gần kề ta, núi liền núi, sông liền sông, mà Ô Mã Nhi xưa cũng tấn công ta qua cửa biển Bạch Đằng. Thế thì chúng ta phải giữ đảo, giữ biển thôi. Khổ mấy cũng phải giữ. Có chết cũng phải giữ. Thế nên chúng mày mới phải chịu cảnh đọa đầy thế này. Tao già rồi, ngoài 70 rồi, lẽ ra phải được ở nhà an thú tuổi già chứ, vậy mà rồi tao vẫn phải lọ mọ lặn lội sóng gió ra đây với chúng mày. Vẫn phải làm Tư lệnh. Tất nhiên tớ biết, các cậu vất vả hơn Tư lệnh nhiều, khổ hơn Tư lệnh nhiều. Vì Tư lệnh còn được ở đất liền. Hay là các cậu vào đất liền, làm Tư lệnh thay tớ, để tớ giữ đảo cho. Ở đây có cậu nào làm được Tư Lệnh không? Xung phong nào? Mạnh dạn lên chứ!. Cậu nào làm được Tư Lệnh, tớ sẽ báo cáo quân chủng, báo cáo Bộ Chính trị cho thay ngay Giáp Văn Cương?...

Còn việc về phép của các cậu, chúng tớ có tiếc gì đâu. Nhưng Bộ tư lệnh nghèo quá. Đất nước nghèo quá. Còn hàng triệu bà mẹ liệt sĩ thiếu ăn, hàng triệu trẻ con không có trường học. Đưa một cậu về phép, Bộ Tư lệnh phải xuất 20 tấn dầu cả tầu ra tầu về, rồi tầu lại ra. Mà dầu thì cả nước không có, phải mua của nước ngoài, mua rất đắt. Mỗi đứa bớt một lần về phép thì một trăm bà mẹ Liệt sĩ có được đến mấy tháng ăn. Mà hàng triệu bà mẹ liệt sĩ còn đứt bữa. Thế rồi ông khóc. Lính cũng khóc.

Thôi, chúng con hiểu rồi. Bố đừng nói nữa, chúng con thương bố lắm. Ông Cương bảo: Chẳng ai nỡ làm một cái việc táng tận lương tâm là cắt phép của các cậu. Nhưng hôm nay tớ phải làm cái việc táng tận lương tâm ấy đấy. Cắt phép. Còn nếu cậu nào có thể tự túc về được thì tớ cho các cậu đi ngay. Đi bất cứ lúc nào. Có ai bơi được về đất liền không? Không à? Giai trẻ gì mà kém thế. Tớ mà trẻ trai như các cậu là tớ trốn đấy. Thế là Tướng với Lính cười bò. Cười mà nước mắt dàn dụa.

Ông Cương tài lắm. Mà rất chân thành. Cánh lính thương ông cũng vì sự chân thành ấy. Tôi nhớ có lần Tướng Cương đến tuần tra một hòn đảo. Đảo bé lắm. Chỉ lờ phở một doi cát đủ để dựng một túp lều bạt. Ở đây thì mọi thứ đều thiếu thốn rồi. - Giọng Tư lệnh bùi ngùi - Nhưng cái gì cần nhất, cấp thiết nhất, các cậu cứ nói thẳng với mình. Bộ tư lệnh sẽ tạo mọi điều kiện giúp đỡ các cậu. Thế bố cho con được nói thật nhé! Ừ, thì phải nói thật chứ! Tư lệnh mỉm cười. - Chả lẽ tớ già thế này, còn lặn lội vượt sóng gió ra đây để rồi rốt cuộc, lại nghe các cậu nói dối à? Nhưng bố không được phê phán con lãng mạn cơ... Cái thằng! Tao còn lãng mạn hơn mày ấy!

Anh lính trẻ nhìn mái đầu bạc trắng của Tư lệnh, cười hồn nhiên: Thế thì, con đề nghị bố thế này nhé! Bận sau, nếu bố ra đảo, bố chịu khó giắt lưng cho chúng con vài cô gái... Chúng mày muốn nghe hát hả? Muốn xem văn công hả? Không, không! Con đâu dám có voi đòi tiên! Văn công xa vời quá! Chúng con chỉ muốn bố mang ra đây vài cô nuôi quân thôi! Các cô ấy chỉ mặc tấm áo phin trắng, đi phơ phất trên đảo, để chúng con ngắm, chúng con “chỉnh” mắt. Chứ mắt mũi chúng con, bố thấy đấy, sang vành hết cả rồi!...

Tư lệnh cười ha hả. Anh lính trẻ cũng cười. Chưa bao giờ tôi được nghe cuộc đối thoại kỳ lạ như thế. Sau đó, quả như niềm ao ước của anh lính trẻ, các cô gái lần lượt ra thăm đảo. Không phải cánh nuôi quân mà các cô văn công mặt hoa da phấn hẳn hoi. Trông cô nào cũng đẹp, cũng thơm phức và lộng lẫy như những nàng tiên cá. Các cô múa hát và khâu vá cho chiến sĩ. Nhiều anh áo quần còn mới nguyên, cũng bí mật xé ra, rồi nhờ các cô vá. Thế là từ đấy, lần nào Tư lệnh ra đảo, các chiến sĩ cũng được dự những bữa tiệc mắt linh đình. Nhưng đó là chuyện sau này, còn chiều ấy, ngồi bên Tư lệnh trên mặt cát nóng bỏng như rang, mặc dù mặt trời đã lặn xuống biển lâu rồi, anh lính trẻ quê xứ Nghệ thực sự coi Tư lệnh như một người đồng đội thân thiết..."

      
thầy giáo làng

#6Hình ảnh Trường Sa Empty Re: Hình ảnh Trường Sa

thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

longduc2 đã viết:

...Sau đó, quả như niềm ao ước của anh lính trẻ, các cô gái lần lượt ra thăm đảo. Không phải cánh nuôi quân mà các cô văn công mặt hoa da phấn hẳn hoi. Trông cô nào cũng đẹp, cũng thơm phức và lộng lẫy như những nàng tiên cá. Các cô múa hát và khâu vá cho chiến sĩ. Nhiều anh áo quần còn mới nguyên, cũng bí mật xé ra, rồi nhờ các cô vá. Thế là từ đấy, lần nào Tư lệnh ra đảo, các chiến sĩ cũng được dự những bữa tiệc mắt linh đình..."

Hình ảnh Trường Sa Anhdao
ca sĩ Anh Đào

Hình ảnh Trường Sa Thanhthanhanhdao
2 ca sĩ Anh Đào và Thanh Thanh

Hình ảnh Trường Sa Truongsa05-88-2
vá áo và trò chuyện cùng chiến sĩ đảo Phan Vinh

Hình ảnh Trường Sa Anhdao2b
phục vụ văn nghệ ở Trường Sa

Hình ảnh Trường Sa 29010012BMP
rồi lại vá áo và trò chuyện

Hình ảnh Trường Sa 29010010BMP
cả đại tướng Lê Đức Anh cũng thực hiện lời hứa


      
thầy giáo làng

#7Hình ảnh Trường Sa Empty Re: Hình ảnh Trường Sa

thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183


Hình ảnh về chủ quyền Việt Nam trên 1 số đảo ở Trường Sa
Hình ảnh Trường Sa 4626035236_b50320f575_o
đảo Nam Yết với thuyền bè tấp nập, cổng chào khang trang nhé

Hình ảnh Trường Sa DSCN0706
đảo Sinh Tồn thì có cả trụ sở UBND xã

Hình ảnh Trường Sa DSCN0723
Đá Lớn đây rồi mà tìm mãi chưa thấy Đá Nhỏ

Hình ảnh Trường Sa DSCN0739
chắc đây là nơi có rất nhiều chim...Sơn Ca

Hình ảnh Trường Sa DSCN0773
Tốc Tan C nhá! Đang tìm thử xem có Tốc Tan A và Tốc Tan B không?
Hình ảnh Trường Sa DSCN0812
đảo mang tên người thuyền trưởng anh hùng của Đòan tàu không số thời chống Mỹ

Hình ảnh Trường Sa 100610105841_truongsavietnamconghoa
bia chủ quyền do chính quyền VNCH xây dựng từ trước 1975, khi đó, Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy ( một phần của Bình Thuận bây giờ)
      
Phó Thường dân

#8Hình ảnh Trường Sa Empty Re: Hình ảnh Trường Sa

Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Đảo Tốc Tan nằm cách đảo Đá Đông 78 hải lý, cách đảo Núi Le 6,5 hải lý.

Bãi Tốc Tan (tên quốc tế: Alison Reef) là đảo chìm ở quần đảo Trường Sa do Việt Nam sở hữu. Cụm bãi đá Tốc Tan có chiều dài khoảng 20 km, rộng gần 7 km, diện tích khoảng 140 km2, thềm san hô phía bắc rộng tạo thành vành đai, hình thành hồ nước có độ sâu từ 15-20m. Khi nước thủy triều xuống thấp một số đá mồ côi nhô lên khỏi mặt nước. Những ngày biển động đi từ xa chúng ta dễ dàng nhận ra đảo bởi sóng đập mạnh vào dải san hô tung bọt trắng xoá.

Ngày 22-2-1988, Bộ Tư lệnh Hải quân đã lệnh cho tàu HQ713 và HQ 07 có nhiệm vụ đóng giữ đảo Tốc Tan. Những mỏm đá có thể đóng quân được đã được Hải quân Nhân dân Việt Nam xây dựng các toà nhà 6 cạnh trên các điểm Tốc Tan A, Tốc Tan B, Tốc Tan C. Cụ thể: Tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng đã xây dựng một nhà ở tây bắc đảo Tốc Tan, hoàn thành ngày 8-8-1988. Trong khi đó công binh Hải quân cũng xây dựng 3 nhà cao chân trên đảo. Tháng 8-1988 Phòng bảo đảm hàng hải Quân chủng Hải quân đã thả trong lòng Hồ Tốc Tan 3 phao buộc tàu mỗi phao nặng 2 tấn, khi thời tiết xấu tàu có thể vào neo đậu tránh sóng gió.

Tốc Tan là cụm đảo chìm 3 điểm, khác với các đảo nổi ở đây nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt được khai thác từ nước mưa và vận chuyển từ đất liền ra. Những năm gần đây do được trang bị hệ thống bể chứa nên đảo đã chủ động bảo đảm được 100% nhu cầu nước sinh hoạt. Để tăng gia trồng rau xanh cán bộ, chiến sỹ đảo Tốc Tan phải vận chuyển từ đất liền ra từng bao đất nhỏ. Mặc dù nguồn nước ngọt khan hiếm, song nhờ các biện pháp sử dụng nước ngọt tiết kiệm, khoa học và phù hợp trong sinh hoạt cán bộ chiến sỹ đảo Tốc Tan đã thực hiện tốt công tác trồng rau xanh. Tổng sản lượng tăng gia năm 2010 của đảo đạt gần 70 triệu đồng. Trong đó rau xanh là 2.246 kg, cá các loại trên 2 tấn và thịt các loại gần 500 kg. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, nhà nước hệ thống nhà ở, công trình phục vụ chiến đấu đã và được xây dựng khang trang, vững chắc hơn. Nhất là hệ thống năng lượng gió kết hợp pin năng lượng mặt trời trên đảo được đưa vào sử dụng đã góp phần nâng cao đời sống, đưa cán bộ, chiến sỹ trên đảo về gần đất liền thân yêu hơn nữa.

Đá của đảo Tốc Tan A đây nè bạn:

Hình ảnh Trường Sa T-91014538

Các phóng viên phỏng vấn Đảo phó, đảo Tốc Tan B (quần đảo Trường Sa). Ảnh: Minh Đường:

Hình ảnh Trường Sa 94f2f39a83c726

Bài viết có sử dụng tư liệu từ nhiều nguồn: vi.wikipedia.org, baobacninh.com.vn, infonet.vn, baoninhbinh.org.vn
      
longduc2
longduc2 Năng nổ

Cấp bậc: Năng nổ

Giới tính : Nam

Bài viết : 176

Danh vọng : 295

Uy tín : 57


có bác nào nhận ra người quen không?
Hình ảnh Trường Sa 1234450-1


cả sếp này nữa nè!
Hình ảnh Trường Sa Daituongnguyenquyet
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183



Ông ở hình trên hình như là thượng tướng Nguyễn Thành Cung (khi đó còn là trung tướng), người quen của Phó thường dân đây mà. Còn ông ở hình bên dưới thì chắc chắn là đại tướng Nguyễn Quyết, người đã ký quyết định phong quân hàm sĩ quan cho các bác đó.

      
kẻ đương thời

#11Hình ảnh Trường Sa Empty Re: Hình ảnh Trường Sa

kẻ đương thời
kẻ đương thời Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 665

Danh vọng : 1151

Uy tín : 42

Quả là giáo làng chưa thể "giũ sạch được bụi trần". Tình hính quân sự trong nước, thế giới diễn biến ra sao thầy nắm rất rõ. Chả trách sao người ta phân công cho thầy đi huấn luyện quân sự cho trường trung học. Lúng liếng Nhưng có đáng không khi phải "dùng dao mổ trâu để giết gà"?
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Hình ảnh Trường Sa Flag_r10
kẻ đương thời đã viết:Quả là giáo làng chưa thể "giũ sạch được bụi trần". Tình hính quân sự trong nước, thế giới diễn biến ra sao thầy nắm rất rõ. Chả trách sao người ta phân công cho thầy đi huấn luyện quân sự cho trường trung học. Lúng liếng Nhưng có đáng không khi phải "dùng dao mổ trâu để giết gà"?
Người VN, nhất là ai đã từng trải qua quân ngũ thời chiến tranh mà không quan tâm đến chuyện biên giới, hải đảo của đất nước thì mới là lạ bác ạ! Còn chuyện "dùng dao mổ trâu để giết gà" thì bác nói hơi quá rồi. Hồi 1988, khi mới vào học ĐHSP, tui còn phải đi học quân sự chung với mấy em SV mới vừa tốt nghiệp PT nữa kia, vui lắm! Hôm nào sẽ kể cho các bác nghe sau. (qui định là chỉ có SQ phục viên mới được miễn, còn tui thì chưa được hân hạnh làm SQ cho nên... hì.hì. cứ vui vẻ mà nghiêm, nghỉ, lăn, lê, bò, xòai...)
      
longduc2
longduc2 Năng nổ

Cấp bậc: Năng nổ

Giới tính : Nam

Bài viết : 176

Danh vọng : 295

Uy tín : 57


Đảo Thuyền Chài với 3 kiểu công trình phòng thủ khác nhau ở Trường Sa
Hình ảnh Trường Sa Daothuyenchai2


1. Ngòai cùng bên phải là 1 pông tông - 1 dạng xà lan bên trên có mái che hoặc nhà ở được tàu kéo đưa ra rồi neo lại ở đảo chìm. Pông tông thường là công trình đầu tiên có mặt để tổ chức phòng thủ, giữ đảo.

2. Ngòai cùng bên trái là nhà cao chân - nhà ở được xây dựng trên những cột bê tông cao, bằng vật liệu dã chiến như tôn, tấm gi sắt...

3. Ở giữa là nhà đá chẻ - là những lô cốt được xây bằng xi măng, đá chẻ, thực sự là công trình phòng thủ kiên cố, lâu dài.
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183


Trường Sa ngày ấy...
Hình ảnh Trường Sa ImageViewaspx
Hình ảnh Trường Sa Image010_930386
Hình ảnh Trường Sa Tsa-1989-2
Hình ảnh Trường Sa 29010070BMP
Hình ảnh Trường Sa Ts40



...và bây giớ.
Hình ảnh Trường Sa Truongsa30-1
Hình ảnh Trường Sa 12345218
Hình ảnh Trường Sa 12341437


là kết quả từ mồ hôi và cả xương máu của bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân...
Hình ảnh Trường Sa 3063050173_0dc1b8b4c5_z
Hình ảnh Trường Sa Xaydungtruongsa1
Đến từng hòn đá chẻ và xô nước ngọt đều phải đưa từ đất liền ra đảo
Hình ảnh Trường Sa 29010044BMP
Mỗi chiếc xuồng tải được khỏang 7 tấn vật liệu, mỗi chuyến tàu chở ra hàng trăm, có khi vài ngàn tấn vật liệu. Để chuyển hết 1 chuyến hàng vào đảo, các chiến sĩ phải dầm mình cả ngày trong suốt hàng tháng ròng giữa nắng gió và sóng biển....

      
1984
1984 Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 201

Danh vọng : 357

Uy tín : 48



Giấy báo tin mất tích của 1 chiến sĩ Trường Sa trong sự kiện 1988
Hình ảnh Trường Sa Truongsa1_1308540344

      
longduc2
longduc2 Năng nổ

Cấp bậc: Năng nổ

Giới tính : Nam

Bài viết : 176

Danh vọng : 295

Uy tín : 57


cũng nên đọc và suy nghĩ về cái này 1 chút các bác ạ!...
Hình ảnh Trường Sa Truongsa22
      
1984
1984 Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 201

Danh vọng : 357

Uy tín : 48


Hình ảnh Trường Sa 3354766165_b8bbf3a66a
Chiếc tàu HQ505 anh hùng đã trở thành cột mốc chủ quyền trên đảo Cô lin 1988

      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Hình ảnh Trường Sa Flag_r10
1984 đã viết:

Hình ảnh Trường Sa 3354766165_b8bbf3a66a
Chiếc tàu HQ505 anh hùng đã trở thành cột mốc chủ quyền trên đảo Cô lin 1988


...xin góp thêm vài hình ảnh về con tàu HQ505 anh hùng
Hình ảnh Trường Sa 2011_162_12_anh1
Hình ảnh Trường Sa P1000567-2



và đây là những cán bộ, chiến sĩ của con tàu ấy trong sự kiện 1988. Người có đeo quân hàm là Anh hùng LLVTND thuyền trưởng Vũ Huy Lễ...
Hình ảnh Trường Sa HQ505

      
1984
1984 Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 201

Danh vọng : 357

Uy tín : 48


HQ-505 là một tàu hải quân từng phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ, Hải quân Việt Nam Cộng hòa và cuối cùng là Hải quân Nhân dân Việt Nam.

HQ-505 là tàu đổ bộ lớp LST-491 được đóng cho Hải quân Hoa Kỳ để tham gia chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Nó được đặt lườn vào ngày 7 tháng 10 năm 1943, hạ thủy ngày 23 tháng 11 năm 1943 và đưa vào biên chế vào ngày 20 tháng 1 năm 1944. Hải quân Hoa Kỳ sử dụng tàu này trong mặt trận châu Âu và đổ bộ lên Normandie. Sau chiến tranh, nó có tên là USS Bulloch County với số hiệu là LST-509. LST-509 được tặng một huân chương quân công.

Ngày 8 tháng 4 năm 1970, tàu được loại biên và đem cho Hải quân Việt Nam Cộng hòa thuê. Trong lực lượng này, nó được gọi là dương vận hạm (tàu vận chuyển trên biển) và được đặt tên mới là Quy Nhơn với số hiệu là HQ-504. Những năm 1973-1975, Quy Nhơn HQ-504 đã tham gia vận chuyển vật liệu, thiết bị và nhân lực để xây dựng các chốt trên đảo và giữ quần đảo Trường Sa.

Sau ngày Việt Nam thống nhất, nó trở thành tàu của Hải quân Nhân dân Việt Nam với số hiệu HQ-505 và tiếp tục được sử dụng để phục vụ việc xây dựng và bảo vệ Trường Sa. Trong Chiến dịch CQ-88, HQ-505 được giao nhiệm vụ từ đảo Trường Sa Lớn ra đóng giữ đảo Đá Cô Lin (trước lúc đó, đảo này không có người). Thuyền trưởng HQ-505 Vũ Huy Lê lệnh cho tàu thả neo ở sát đảo và cử chiến sĩ lên đảo cắm quốc kỳ. Sau đó, khi phát hiện thấy tàu HQ-604 bị 2 tàu khu trục Trung Quốc bắn chìm ở bãi Đá Gạc Ma, ông đã ra lệnh nhổ neo cho tàu ủi bãi. Phát hiện tàu 505 đang lên bãi, 2 tàu của Trung Quốc quay sang tiến công tàu HQ-505. Khi tàu HQ-505 trườn lên được hai phần ba thân tàu lên đảo thì bốc cháy và thiệt hại nặng. Các chiến sĩ tàu HQ-505 vừa chữa cháy cứu tàu, vừa bảo vệ quốc kỳ, vừa di chuyển sang Đá Gạc Ma cứu đồng đội. Sau đó Hải quân Nhân dân Việt Nam đã cố gắng cứu tàu đưa tàu HQ-505 về quân cảng Cam Ranh để sửa chữa, nhưng không thành. Tàu bị chìm ở ngay gần đảo. Tàu và toàn thủy thủ đoàn của nó được tăng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Theo wikipedia
      
longduc2
longduc2 Năng nổ

Cấp bậc: Năng nổ

Giới tính : Nam

Bài viết : 176

Danh vọng : 295

Uy tín : 57

Hình ảnh Trường Sa Flag_r10
1984 đã viết:

...Sau đó Hải quân Nhân dân Việt Nam đã cố gắng cứu tàu đưa tàu HQ-505 về quân cảng Cam Ranh để sửa chữa, nhưng không thành. Tàu bị chìm ở ngay gần đảo. Tàu và toàn thủy thủ đoàn của nó được tăng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Từ ngày ủi bãi san hô Cô Lin 14-3-1988, con tàu HQ 505 đã trở thành một công sự thép kiên cường giữ biển. Nó nguyên là một chiếc tàu vận tải đổ bộ của Mỹ chuyển lại cho quân đội Sài Gòn. Được đóng từ năm 1942, rộng 18m, dài gần 100m, nó có tải trọng trên 1.000 tấn. Đây là con tàu khá lớn nhưng được thiết kế để hải vận và đổ bộ nên không được trang bị hỏa lực đủ mạnh như chiến hạm. Từ năm 1975, con tàu này đã được nâng cấp, sửa chữa lại nhiều hạng mục để trở thành tàu vận tải Trường Sa.

Trong ký ức của thuyền trưởng Lễ vẫn còn nhớ rõ sau trận hải chiến ngày 14-3-1988, những vết thương do đạn pháo của đối phương và mưa nắng, sóng gió đại dương đã làm vỏ tàu chuyển sang màu nâu đỏ. Hệ thống điện và một số bộ phận bị cháy hỏng trên tàu vẫn còn bốc mùi khen khét. Điện bị mất hoàn toàn. Mười người ở lại với tàu chỉ sử dụng được một bóng đèn nhỏ phát sáng bằng bình ăcquy. Khi ăcquy hết điện, họ sử dụng chính máy xuồng vận tải nhỏ trang bị trên tàu để sạc lại điện. Lúc đầu, tàu có hai chiếc xuồng này, nhưng một chiếc đã bị hỏng trong sáng 14-3-1988 nên chỉ còn lại một chiếc có thể sử dụng được. Đây là phương tiện di chuyển duy nhất của anh em trên tàu. “Hệ thống liên lạc xa của tàu chúng tôi bị hỏng, anh em ở lại tàu chỉ có một phương tiện liên lạc tầm ngắn với đảo Sinh Tồn ở gần đó. Mọi người bám trụ cùng tàu HQ 505 phải tự chủ hoàn toàn cuộc sống giữa biển”. Thuyền trưởng Lễ kể cứ đầu giờ sáng, anh em lên tập thể dục trên boong để gìn giữ sức khỏe, rồi tiếp tục huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Chính những hình ảnh này đã khiến các tàu lảng vảng xung quanh quan sát thấy có phần kiêng dè...

Khi ủi bãi, bảo vệ Cô Lin, két nước trên tàu HQ 505 chỉ còn khoảng 60 khối nước. Anh em phải dè sẻn từng giọt nước, vì khoảng thời gian tháng 3, tháng 4 vẫn còn rất ít mưa ở Trường Sa. Buổi sáng, mỗi người được một ít nước để rửa mặt. Sau giờ huấn luyện buổi chiều họ mới được sử dụng hai chậu nước 5 lít để tắm qua và lau lại bằng khăn. Anh em thường phải tắm trước bằng nước biển, sau đó mới giội qua chút nước ngọt ít ỏi này để cơ thể bớt ngứa ngáy.

Mỗi ngày thường chỉ có chiến sĩ đứng gác là mặc quân phục chỉnh tề, còn những người khác đều mặc quần áo ngắn để hạn chế phải sử dụng nước tắm giặt.

Khẩu phần ăn trên tàu chủ yếu là đồ hộp khô khan. Thi thoảng biển lặng êm, thuyền trưởng Lễ mới cử anh em đi xuồng máy sang đảo Sinh Tồn gần đó để tiếp thêm gạo và rau khô. Anh em vẫn thường tếu táo với nhau khi nào về lại đất liền sẽ chỉ ăn “tiệc cao lương mỹ vị” là canh mồng tơi và rau muống xào, ngọn khoai lang luộc trừ cơm để bù lại những ngày quay quắt thèm nhớ rau xanh trên tàu.

Thuyền trưởng Lễ nhớ lại: “Những đêm thủy triều hạ, chiến sĩ trẻ xin phép tôi xuống bãi san hô Cô Lin đâm cá. Có hôm tay không cũng bắt được cá đang mắc cạn, vùng vẫy trong vũng san hô. Ngoài cải thiện được bữa ăn tươi, anh em chiến sĩ cũng thêm niềm vui khuây khỏa nỗi nhớ nhà. Tuy nhiên, cũng có hôm anh em ăn phải loại cá hồng, cá chình có độc tố. Chiến sĩ ngộ độc nặng bị sốt cao, đau nhức nằm rên hừ hừ ở góc tàu, nhưng khi có báo động chiến đấu lại cố nén đau, bò lên ụ súng...”.

Do khoang tàu bị trúng đạn, cháy khét và mất điện nên mười anh em ở lại bảo vệ tàu ăn nghỉ luôn trên mặt boong. Đây cũng chính là vị trí thuận lợi nhất để quan sát và có thể nhanh chóng sẵn sàng chiến đấu. Cứ năm anh em ngủ dưới một gầm bệ pháo 40 ly đã bị hỏng trong ngày 14-3-1988. Họ giăng bạt trên bệ pháo để giảm bớt cái nóng như thiêu đốt của mùa nắng ở Trường Sa. Và những tấm bạt này cũng đánh lừa các tàu đối phương đang lảng vảng gần đó tưởng rằng các khẩu pháo vẫn còn tác xạ được.

Những đêm thao thức khó ngủ, anh em nằm tâm sự với nhau chuyện đời lính và kỷ niệm ở quê nhà. Thuyền trưởng Lễ là người lớn tuổi trong anh em và đã có gia đình nên hay được các chiến sĩ trẻ bắt kể chuyện nhà.

Sau đó, quân chủng cử đoàn ra đảo Cô Lin tìm mọi cách trục vớt, hàn lại toàn bộ lỗ thủng, gia cường, bơm sạch hết nước kéo ra làm nhà bảo tàng nổi. Máy để lâu kẹt cứng. Khi HQ 505 được kéo về cách Vũng Tàu gần 100 hải lý thì chìm, ở độ sâu trên 3 ngàn mét. Bởi, tàu bị thương tích quá nhiều, lại bị gãy dập nhiều...

theo hoangsa.org
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

longduc2 đã viết:
...
Sau đó, quân chủng cử đoàn ra đảo Cô Lin tìm mọi cách trục vớt, hàn lại toàn bộ lỗ thủng, gia cường, bơm sạch hết nước kéo ra làm nhà bảo tàng nổi. Máy để lâu kẹt cứng. Khi HQ 505 được kéo về cách Vũng Tàu gần 100 hải lý thì chìm, ở độ sâu trên 3 ngàn mét. Bởi, tàu bị thương tích quá nhiều, lại bị gãy dập nhiều...

Thật đáng tiếc cho 1 chứng tích oai hùng của Hải Quân VN đã không giữ lại được. Tuy nhiên, truyền thống anh hùng của HQ505 vẫn luôn được những cán bộ, chiến sĩ HQ505 tự hào, nhắc nhở ...
Hình ảnh Trường Sa 00848e2c26301c95f7b33543a7337e5a_41801365p1060507
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất