Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16


Vai trò của công nghệ thông tin (CNTT) trong doanh nghiệp

Những công việc của IT Du-hoc10

  1. Đảm bảo hạ tầng CNTT, hệ thống kết nối internet, wifi, các ứng dụng,  máy chủ, domain server, database server, mail server,webserver, ftp server, file server, camera, phần mềm và các tài nguyên hệ thống… hoạt động ổn định phục vụ cho công việc tại doanh nghiệp.
  2. Quản lý vận hành các phần mềm nghiệp vụ (ERP, Kế toán, Nhân sự, Quản lý công văn, …) trong doanh nghiệp.
  3. Quản trị cổng thông tin, website, cập nhật nội dung ...
  4. Quảng bá website, phụ trách triển khai chiến lược eMaketing trên website.
  5. Nghiên cứu, xây dựng định hướng, chiến lược và phát triển CNTT để ứng dụng cho các hoạt động của doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển, chuyển giao công nghệ.
  6. Thẩm định, kiểm tra, đánh giá, giám sát, nghiệm thu các dự án CNTT.
  7. Chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động an ninh mạng – truyền thông của Công ty. Backup dữ liệu định kỳ, đánh giá, dự phòng các sự cố rủi ro.
  8. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định, cấp quyền sử dụng.
  9. Tiếp nhận yêu cầu và xử lý sự cố trong quá trình sử dụng phần mềm, vận hành máy tính, hệ thống phần cứng...
  10. Thống kê, tổng hợp các loại rủi ro, các trường hợp lỗi trong hệ thống công nghệ thông tin, đề xuất hướng phòng ngừa, xử lý và khắc phục.
  11. Xây dựng các quy trình, quy chế, quy định, quản lý thiết bị, nghiệp vụ; đánh giá hiệu quả các quy trình, quy định này trong thực tế để liên tục cải tiến, giúp nâng cao hoạt động của doanh nghiệp.
  12. Xây dựng tài liệu, biểu mẫu, đào tạo hướng dẫn sử dụng các phầm mềm ứng dụng trong nội bộ.
  13. Thực hiện xây dựng chiến lược, kế hoạch ngân sách hàng năm. Đề xuất mua sắm, quản lý tài sản về công nghệ thông tin của doanh nghiệp.
  14. Thực hiện các báo cáo nội bộ theo quy định và các báo cáo khác theo yêu cầu của doanh nghiệp.
  15. Cài đặt, bảo trì, quét virus, vệ sinh định kỳ các hệ thống máy chủ, máy trạm… trong doanh nghiệp.
  16. Phát triển phần mềm nghiệp vụ trong doanh nghiệp.
  17. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của lãnh đạo doanh nghiệp.


Tham khảo

https://123docz.net//document/139055-chuc-nang-nhiem-vu-cua-phong-ky-thuat-it.htm

https://airtechthelong.com.vn/giam-doc-cong-nghe-thong-cio-va-nhung-dieu-can-biet.html
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

CIO là gì? Tất tần tật những điều cần biết về CIO

Những công việc của IT 1577414229532-cio-la-gi-4

Cơn lốc mà trí tuệ nhân tạo AI đã thổi một làn gió mới vào nền kinh tế, buộc các ông chủ doanh nghiệp phải “dấn thân” vào “cuộc chơi công nghệ”, trong đó hệ thống thông tin – “linh hồn” của hệ sinh thái doanh nghiệp cần được đặc biệt chăm sóc.

Đó là lý do mà các CIO (Chief Information Officer) ra đời với chức phận là người giúp doanh nghiệp tìm ra ánh sáng cuối đường hầm cho doanh nghiệp bằng “ngọn đuốc” công nghệ. CIO là những vị trí giám đốc công nghệ đã quá quen thuộc trong khối Banking, Tập đoàn công nghệ và các tập đoàn FDI.

Để tìm hiểu chi tiết từ A đến Z các thông tin liên quan đến CIO, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của HRchannels nhé.

1. CIO là gì?

CIO là viết tắt của cụm từ Chief Information Officer, chỉ chức vụ Giám đốc Thông tin hay Giám đốc Công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.

Theo Wiki, Giám đốc công nghệ thông tin (tiếng Anh: Chief Information Officer (CIO)) hoạch định chiến lược, cũng như điều hành những hoạt động công nghệ thông tin (IT) của một công ty. Thường thì Giám đốc IT phải tường thuật cho tổng giám đốc điều hành (CEO) hay giám đốc tài chính (CFO).

Bắt đầu với vai trò phụ trách Bộ phận xử lý dữ liệu và hệ thống thông tin (Information System), vị trí CIO ngày nay chịu trách nhiệm xây dựng và quản trị hệ thống thông tin trong nội bộ doanh nghiệp nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh đạt hiệu suất cao nhất. Trong các công ty công nghệ và các Startup Công nghệ, CIO hay CTO còn là linh hồn của sản phẩm, của công ty và họ thường chính là CEO của các công ty Startup.

Bên cạnh đó, CIO còn góp phần kiến tạo một môi trường tương tác thân thiện với khách hàng, các nhà cung cấp và nhà đầu tư.

2. CIO và CTO có gì khác nhau?

Bạn có nghĩ khi một nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp và khách hàng gặp sự cố IT thì họ cần đến sự hỗ trợ của cùng một người?

Câu trả lời của HRchannels hẳn sẽ làm bạn đọc bất ngờ bởi mỗi sự cố mà nhân viên “khách hàng nội bộ” và người sử dụng dịch vụ thuộc phạm vi phụ trách của hai đối tượng khác nhau. Nếu như CIO được coi là “bác sỹ khoa nội” chuyên “điều trị” các “bệnh lý” IT và phát triển chuyên sâu hệ thống công nghệ thông tin của nội bộ doanh nghiệp thì CTO (Giám đốc công nghệ) được coi là “bác sỹ khoa ngoại”, đảm nhiệm chữa trị các vấn đề IT cho khách hàng và đối tác bên ngoài sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

Suy rộng ra, CTO kiến tạo ra các sản phẩm công nghệ để phát triển dịch vụ khách hàng nhờ các “liệu pháp” chuyên sâu về kỹ thuật, trong khi CIO tập trung vào việc quản lý hạ tầng – cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp.

CIO làm chủ công nghệ kinh doanh, là cố vấn cấp cao của tổ chức về kế hoạch sử dụng công nghệ trong việc phát triển kinh doanh của tổ chức, trong khi đó, CTO tập trung vào việc triển khai cụ thể các vấn đề kỹ thuật và đảm bảo đầu ra là các sản phẩm/ dịch vụ phục vụ khách hàng.

Những công việc của IT 15774110

3. Vai trò và nhiệm vụ của CIO trong doanh nghiệp là gì?

3.1. Vai trò của CIO trong doanh nghiệp là gì?

Vì sao CIO lại quan trọng? Bạn đọc hãy cùng HRchannels tìm hiểu các vai trò chính của CIO trong doanh nghiệp nhé:

  • Dùng công nghệ kiến tạo các giá trị kinh doanh

    CIO hay Giám đốc Công nghệ thông tin có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin cho các Phòng ban trong tổ chức như Phòng Truyền thông – Marketing, Phòng Kinh doanh, Phòng Nhân sự, Phòng Sản xuất,... nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và củng cố uy tín của sản phẩm/ dịch vụ và vị thế của thương hiệu trong lòng khách hàng.

  • Cố vấn các kế hoạch cho chiến lược phát triển công nghệ cho doanh nghiệp và đảm bảo các khoản đầu tư cho Công nghệ thông tin hợp lý

    Bên cạnh vai trò của một người phụ trách Công nghệ thông tin cho nội bộ doanh nghiệp, CIO là người tổng đài quản lý hoạt động kinh doanh của tổ chức thông qua cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin.

    Chính vì vậy, CIO có trách nhiệm thiết kế và triển khai các chiến lược phát triển công nghệ nhằm đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, sản xuất.


3.2. CIO đảm nhiệm những công việc gì?

Phụ thuộc vào đặc điểm của kinh tế ngành cùng quy mô, chiến lược phát triển của doanh nghiệp mà CIO đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau.

Dưới đây là những nhiệm vụ chính của một CIO trong doanh nghiệp mà HRchannels đã tiến hành tổng hợp:

  • Thiết kế hệ thống thông tin doanh nghiệp

    Hệ thống thông tin là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có một định hướng phát triển khác nhau, do đó cần một hệ thống thông tin khác biệt và chuyên biệt.

    Hệ thống thông tin cũng giống cơ thể con người và thông tin là linh hồn cư ngụ bên trong chính cơ thể đó. Nếu không có hệ thống thông tin thì cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp sẽ không được lưu trữ và bảo mật, đồng thời dẫn đến công cuộc trì trệ trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của tổ chức.

    CIO cần am hiểu sâu sắc về các hệ thống thông tin thông dụng và phương pháp thiết kế hệ thống thông tin nhằm tạo ra một môi trường.

    Từ đó, CIO dễ dàng quản trị và đánh giá các chỉ số chất lượng của hệ thống thông tin do chính mình tạo ra bao gồm tính năng bảo mật thông tin nội bộ (độ tin cậy), cấu trúc và thiết kế gọn nhẹ, tốc độ xử lý và khả năng bảo trì.

    Hệ thống thông tin của doanh nghiệp cần đảm bảo các tiêu chí sau:

    - Tương thích với chiến lược của tổ chức
    - Đáp ứng tiêu chuẩn của hệ thống thông tin hiện đại
    - Quản lý rủi ro thông tin (IRM) và triển khai hệ thống an toàn thông tin

    CIO giống như một “cảnh vệ” cần mẫn ngày đêm xây đắp, chăm sóc và nâng cấp hệ thống bảo mật thông tin của hệ quản trị cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Bằng cách này, CIO đã bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin khỏi sự đánh cắp thông tin của tin tặc và đánh cắp dữ liệu của những đối thủ “cạnh tranh không lành mạnh”.

    Hệ thống thông tin doanh nghiệp tạo sự liên kết giữa thông tin, dữ liệu trọng yếu từ các Phòng ban, đặc biệt là các tệp khách hàng. Bởi vậy, khi một mã độc phát tán vào hệ thống máy chủ hoặc từ bất cứ máy tính nào thì hệ thống máy tính của cả công ty sẽ bị tấn công. Lúc này, doanh nghiệp sẽ phải “gồng mình” gánh chịu chi phí khôi phục dữ liệu và sửa chữa các tổn thất, thậm chí phải chấp nhận mất dữ liệu hoàn toàn.

    Từ đó, CIO cần chú trọng đến các phương án quản trị rủi ro và phát triển hệ thống an toàn thông tin vì bảo mật thông tin giúp doanh nghiệp thoát khỏi những cơn khủng hoảng.

  • Đề xuất ngân sách cho các dự án, thiết bị nâng cấp, giám sát các chuyên gia, nhân viên CNTT

    CIO giống như cánh tay phải của CEO, tham vấn cho CEO các chiến lược sử dụng ngân sách hiệu quả trong lĩnh vực CNTT để hiện thực hóa các kế hoạch của CIO một cách hiệu quả và tránh lãng phí ngân sách.

    Để có một đội IT hùng mạnh, để hệ thống thông tin chạy siêu “mượt”, CIO cần biết nhân viên nào làm được việc, phần mềm nào tối ưu.

  • Phát triển nền tảng dịch vụ khách hàng

    Dịch vụ khách hàng có vai trò làm tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh. Nhu cầu của khách hàng cần được đáp ứng kịp thời mọi lúc mọi nơi. Bởi vậy, Giám đốc công nghệ (CIO) cần tập trung áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI vào việc phát triển Chatbot - ứng dụng hỗ trợ tối ưu các phản hồi và thắc mắc của khách hàng trước, trong và sau quá trình sử dụng sản phẩm/ dịch vụ.

    Thay vì tiếp cận khách hàng qua hình thức Email và SMS trong Marketing, Chatbot chính là kênh tư vấn và phân phối sản phẩm hiệu quả. Đó cũng chính là “pha phối hợp” vô cùng ăn ý của CMO (Giám đốc Marketing) với CIO (Giám đốc Công nghệ thông tin). Bạn đã từng nghe tới châm ngôn “Content is King”? Bản chất của Content Marketing là hoạt động PR thương hiệu thông qua sức mạnh của ngôn từ và hình ảnh.

    Nội dung mà các Content Marketer có quyền năng khơi gợi sự đồng điệu, bắt rễ trí tò mò của khách hàng, thôi thúc họ click vào Chatbot đặt câu hỏi về sản phẩm. Chatbot không giới hạn thời gian nhận cuộc gọi và tin nhắn, cho phép khách hàng kết nối với nhân viên kinh doanh 24/7, thay vì phải đợi đến giờ hành chính, khi chính bản thân họ cũng mải miết với lịch trình bận rộn của mình.

    Rõ ràng, không thể phủ nhận vai trò của CIO trong việc tối ưu hóa cách thức tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp.

  • Quản lý chuỗi cung ứng

    Quản trị chuỗi cung ứng có bản chất là “quản gia” của các nhu cầu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

    Vận dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý chuỗi cung ứng giúp rút ngắn quá trình sản xuất, quản lý kho và vận chuyển hàng hóa,... Suy cho cùng, quản lý chuỗi cung ứng sẽ giúp gia tăng lượng cửa hàng bán lẻ, giúp gia tăng năng suất.

  • Quản lý hệ sinh thái doanh nghiệp

    Có câu nói “Doanh nghiệp sống hay chết hoàn toàn căn cứ vào khả năng kết nối với các thành viên trong hệ sinh thái kinh doanh”.

    Hệ sinh thái của doanh nghiệp là tập hợp các mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng, các bên đối tác, nhà đầu tư, nhà cung cấp và những bên liên quan đến sự phát triển toàn diện của doanh nghiệp.

    Chính vì vậy, vai trò tiên phong của CIO trong doanh nghiệp thời đại mới là dấu gạch nối hoàn hảo giữa các “doanh nghiệp mở rộng” trong hệ sinh thái doanh nghiệp.

    Đó là các công ty mà doanh nghiệp của CIO thuê ngoài để mở rộng quy mô, đôi khi có vai trò như những công ty con – công ty vệ tinh hay đồng minh “có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu” của công ty mẹ. Lúc này, vai trò của CIO là đầu mối thông tin, thâu tóm và xử lý các vấn đề vệ hệ thống thông tin của các doanh nghiệp này.


4. Tố chất cần có của một CIO là gì?

Để trở thành một CIO, ứng viên cần sở hữu những tố chất sau:

  • Bậc thầy trong quản lý phát triển phần mềm và am tường các giải pháp Công nghệ thông tin

    Nằm lòng phương pháp thiết kế hệ thống thông tin và quản trị các phần mềm có lợi cho doanh nghiệp, Giám đốc công nghệ thông tin giúp hoạt động của các Phòng ban trở nên trơn tru hơn và phối hợp ăn ý với nhau hơn.

    Thâu tóm quy trình làm việc của các Bộ phận trong doanh nghiệp, CIO đã “bắt mạch” được các căn bệnh thâm niên cản trở sự phát triển, đồng thời kê các “toa thuốc” hữu hiệu cho từng Phòng ban.

    Bằng cách tối ưu hóa các phần mềm tương thích cụ thể đối với từng phòng ban, CIO đã “khai thông” đường truyền của các sáng kiến kinh doanh. Cụ thể là phần mềm quản lý nhân sự cho Phòng nhân sự, phần mềm Quản lý bán hàng cho Phòng Kinh doanh, Bộ công cụ hỗ trợ cho “dân marketing” như công cụ đo tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, tương tác với khách hàng,...

  • Am hiểu về sản xuất và kinh doanh

    CIO cần nắm rõ chiến lược sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để có thể hoạch định chiến lược phát triển công nghệ phù hợp với mục tiêu kinh doanh và sứ mệnh của tổ chức. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp đang ở giai đoạn xây dựng và phát triển thì CIO cần thông thạo kiến thức về Marketing và Kinh doanh. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đã xây dựng được tên tuổi của thị trường thì lúc này vai trò của CIO sẽ là phát triển chuỗi cung ứng và củng cố tài chính.

    Hơn thế nữa, sứ mệnh chăm sóc kỹ thuật đã dần thuộc về CTO – Giám đốc công nghệ. Thế nên, CIO lại cần phải có đầu óc kinh doanh để tư duy tầm chiến lược.

    Nói cách khác, CIO cần hiểu công nghệ là thứ “ánh sáng trí tuệ” chỉ có thể phát huy tác dụng khi có chất xúc tác là những cách thức kinh doanh và mục tiêu của sản xuất.

  • Kỹ năng quản lý dự án

    CIO cần đảm trách các dự án công nghệ thông tin khác nhau trong từng giai đoạn khác nhau. Chính vì vậy, một dự án thành công cần được thiết lập các tiêu chí về tiến độ và chất lượng. Người đứng ra thu hoạch các thông số này không ai khác chính là các CIO.

    Thành thạo kỹ năng quản lý dự án sẽ giúp CIO lường trước các rủi ro có thể xảy đến với “công trình công nghệ” mà họ cùng các cộng sự đang đảm nhiệm và tiến hành các biện pháp khắc phục và cải thiện.

  • Tìm tòi, sáng tạo

    Giám đốc Công nghệ thông tin là người tiên phong của những ý tưởng táo bạo và khác biệt. Dù hiểu biết về công nghệ thông tin và mang cả những kế hoạch lập trình và chiến lược thông tin vào trong từng bữa ăn, giấc ngủ nhưng CIO không phải là cái máy.

    Họ sáng tạo dựa trên sự học hỏi, nghiên cứu chiến lược thông tin của đối thủ và cập nhật những phương pháp thiết kế hệ thống thông minh, tối tân nhất của những tập đoàn hàng đầu trên thế giới. Tất cả những nỗ lực đó đều nhằm ra mắt một hệ thống thân thiện, bảo mật, là môi trường tương tác không giới hạn giữa các “khách hàng nội bộ” và khách hàng đối tác của tổ chức.

  • Khả năng đối ngoại, duy trì mối quan hệ với các bên trong hệ sinh thái doanh nghiệp

    CIO là người sử dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển hệ sinh thái của tổ chức. Chính vì vậy, Giám đốc công nghệ thông tin CIO cần thành thạo cả giao tiếp bằng lời và bằng văn bản để xây đắp mối quan hệ với các thành viên trong hệ sinh thái của tổ chức như các nhà cung cấp, nhà đầu tư, các đối tác khách hàng,... Quan hệ đối ngoại chính là phương án dự phòng hay bước chạy đà đầy nội lực cho các dự án dài hơi của doanh nghiệp.


5. Làm thế nào để trở thành CIO?

Theo đuổi con đường trở thành CIO có khó không? Ai có thể trở thành CIO? Thông tin dưới đây mà HRchannels sẽ giúp bạn giải đáp:

  • Nhân viên kinh doanh

    Bạn là một nhân viên kinh doanh nhưng lại có khát vọng trở thành một CIO? Liệu giấc mơ này có thể trở thành hiện thực?
    Câu trả lời là hoàn toàn có thể và thậm chí “dân kinh doanh” còn được “cộng điểm” tuyệt đối bởi CIO là những cố vấn chuyên trách về công nghệ cho doanh nghiệp, là nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược siêu việt.

  • BA (Business Analyst) – Chuyên viên phân tích nghiệp vụ

    Nếu bạn là một Chuyên viên phân tích nghiệp vụ thì bạn đang sở hữu trong tay các thế mạnh như thạo nghiệp vụ tư vấn quản lý, chuyên nghiệp trong phân tích hệ thống và phân tích dữ liệu. Nếu bạn chăm chỉ đầu tư thêm thời gian vào việc “đi thị trường” để tìm hiểu thêm về nhu cầu của khách hàng, đồng thời phát triển tư duy thiết kế sản phẩm thì giấc mơ trở thành CIO của bạn sẽ nhanh chóng thành hiện thực.

  • Nhân viên quản lý IT

    Nếu bạn có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên tại vị trí quản lý IT, nghĩa là bạn đã “nằm lòng” chức năng và cách vận hành của các hệ thống thông tin khác nhau và nhận diện phương pháp thiết kế hệ thống nào phù hợp với doanh nghiệp thì ngoài việc cần “bồi bổ” các kiến thức về kinh doanh, bạn cũng cần bắt tay vào việc tập dượt xây dựng hệ thống thông tin bởi hệ thống thông tin là “đất diễn” cho bất cứ CIO nào và kinh nghiệm vận hành, quản trị và “fix” lỗi hệ thống chuyên nghiệp sẽ khiến bạn được Ban giám đốc đánh giá cao và con đường thăng tiến trở thành một CIO sẽ chỉ còn là câu chuyện sớm hay muộn phải không?

    Những công việc của IT 1577414220448-cio-la-gi-2


6. Tuyển dụng vị trí CIO

Tại nhiều doanh nghiệp SME hay các tập đoàn lớn, khái niệm về vị trí CIO vẫn còn tương đối mơ hồ, thay vào đó là chức danh Trưởng phòng Công nghệ thông tin và phát triển mạng. Từ đó, các Trưởng phòng này đôi khi đã “lấn sân” và “quá phận” sang chức trách của CTO hay thậm chí là các COO mà lãng quên mất chức phận chính của mình.

Những công việc của IT 120414593_vieclam-work-from-home

  • CIO sở hữu mức lương như thế nào?

    Không giống như các vị trí C – suit khác, CIO cần sở hữu tối thiểu từ 10 – 15 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm những công việc “hack” não nhất trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Vì vậy, mức lương họ nhận được cũng hoàn toàn xứng đáng với con số cao ngất ngưởng từ 120 triệu đồng (mức thấp nhất) và 270 triệu đồng (mức cao nhất).

  • Triển vọng thăng tiến

    Với vai trò cố vấn cho lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp các chiến lược kinh doanh tích hợp công nghệ, CIO có thể trở thành COO hay CEO của tổ chức đó về lâu về dài. Quan trọng hơn, trong tương lai, CIO có thể trở thành CKO (Chief Knowledge Officer – Giám đốc tri thức) – vị trí “quý” và “hiếm” chỉ có ở các doanh nghiệp lớn hoặc các tập đoàn đa quốc gia.

    Trên đây là thông tin về vị trí CIO là gì cùng những nhiệm vụ hàng ngày mà một CIO cần đảm nhiệm. Quan trọng hơn, bài viết của HRchannels còn cung cấp cho bạn đọc nhận thức rõ các tố chất của một CIO và bí kíp để có thể trở thành một CIO chuyên nghiệp.

http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Phân biệt rõ hơn CTO và CIO

George Bernard Shaw từng cho rằng “Anh và Mỹ là hai quốc gia tách biệt bởi một ngôn ngữ chung”. Điều này tương tự khi nói về CTO và CIO trong doanh nghiệp. Vai trò lãnh đạo công nghệ được phân biệt bởi một ngôn ngữ chung.

Nhưng nếu bạn muốn phấn đấu trở thành một lãnh đạo công nghệ thì sự khác biệt giữa các vị trí này là gì? Trách nhiệm của CTO khác gì so với CIO? Ai có vai trò quan trọng hơn?

Câu trả lời cuối cùng thường xuất phát từ giá trị cốt lõi của công ty. Nếu sản phẩm là giá trị cốt lõi của công ty thì CTO phát triển kinh doanh có thể sẽ quan trọng hơn. Nhưng nếu thông tin là giá trị của doanh nghiệp, thì CIO sẽ quan trọng hơn.

Một cách khác để xem xét sự khác biệt, đó là CIO quan tâm đến hạ tầng và bên trong, CTO hướng đến công nghệ mới nổi và bên ngoài. CIO chịu trách nhiệm về các công nghệ thúc đẩy quá trình vận hành trong nội bộ và giảm chi phí. Còn CTO ra các quyết định về công nghệ thúc đẩy bán hàng bên ngoài và đổi mới sản phẩm.

Trong bài viết này, chúng tôi cung cấp một hướng dẫn sơ bộ để hiểu được sự khác biệt và định nghĩa của hai vai trò lãnh đạo công nghệ này.

Những công việc của IT Te1baa11

Vai trò của CTO (Giám đốc công nghệ) là gì?

Chiến lược / Tầm nhìn công nghệ

Trách nhiệm của CTO tập trung vào định hướng chiến lược của công ty. Họ xác định vai trò của công nghệ hỗ trợ sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.Vai trò của CTO là tìm kiếm những đóng góp mà công nghệ có thể tạo ra cho lợi thế cạnh tranh của công ty.

Quản lý nhóm / Động lực

CTO quản lý các nhóm, các động lực và chất lượng đầu ra của công việc. Họ thường là đầu tàu dẫn dắt công nghệ và đội ngũ công nghệ.

Quản lý các bên liên quan / Phát triển sản phẩm

Các CTO hiếm khi có liên hệ trực tiếp với khách hàng. Ngày nay, các doanh nghiệp rất coi trọng sự hiểu biết và thấu hiểu khách hàng. Gần gũi với khách hàng thông qua giao tiếp trực tiếp, hỗ trợ khách hàng, bán hàng và tiếp thị cho phép CTO hiểu một cách thấu đáo những gì thị trường muốn từ các sản phẩm, dịch vụ của họ.

Bên cạnh việc thiết lập mối quan hệ với khách hàng, mục tiêu của CTO là trở thành đối tác kinh doanh, khiến khách hàng cảm nhận rằng CTO có ảnh hưởng quyết định đến quỹ đạo phát triển thành công sản phẩm.

Những công việc của IT Cio-ct11

Vai trò của CIO (Giám đốc thông tin) là gì?

Ứng dụng công nghệ thông tin

Vai trò của CIO tập trung nhiều hơn vào việc ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng cải thiện các quy trình và dịch vụ nội bộ, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Một CIO cần được trang bị kiến thức về cách cải thiện hiệu quả các hệ thống nội bộ. Bao gồm bảng lương, kế toán, nguồn nhân lực và quản lý các lợi ích rộng hơn.

Giảm chi phí hoạt động nội bộ.

Trọng tâm chính của CIO là kiểm soát và giảm chi phí hoạt động nội bộ. Họ tập trung vào cách dùng công nghệ thúc đẩy các quy trình hoạt động và đầu ra hiệu quả, gia tăng tự động hóa.

Cải thiện dịch vụ cho nhân viên và đối tác.

Trong những năm gần đây đã có sự chuyển đổi về cách các công ty thu hút và giữ chân nhân viên. Cuộc chiến giành nhân tài có nghĩa là những đặc quyền về cách mọi người được đối xử, điều đó tạo ra sự khác biệt lớn. CIO sẽ thúc đẩy và quản lý các quy trình công nghệ giúp tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và thú vị.

Tuân thủ kinh doanh

Một vai trò quan trọng khác của CIO là đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng CNTT của công ty tuân thủ các tiêu chuẩn của chính phủ. Ở các quốc gia như Canada, họ có các quy tắc về lưu trữ thông tin khách hàng. Vai trò của CIO là đảm bảo rằng toàn bộ hệ thống tuân thủ tất cả các yêu cầu này bằng cách thực hiện các khóa đào tạo và kiểm toán nội bộ thường xuyên.

Yêu cầu các cuộc họp

CIO có chuyên môn trong việc sử dụng công nghệ cho lợi thế của doanh nghiệp. Một thập kỷ trước, con đường sự nghiệp của CIO nổi lên như những người xây dựng tầm nhìn, chiến thuật và người triển khai. Ngày nay, nhiều yêu cầu đã được thêm vào phản ánh sự chuyển đổi liên tục trong cả CNTT và doanh nghiệp nói chung, bao gồm các chiến lược gia, kiến trúc sư, nhà cải cách và quản lý liên minh.

Ngoài ra, dự kiến sẽ có sự chuyển đổi vai trò của CIO và CTO trong năm năm tới. Phạm vi vai trò của CIO là quá rộng để bao quát. Vì vậy, chúng tôi tập trung vào những thách thức phổ biến và rắc rối nhất. Điều này bao gồm việc theo kịp công nghệ (các chuyên gia công nghệ) và giá trị truyền thông.

Những công việc của IT Chief-10

Sự khác nhau chính giữa CTO và CIO

CTOCIO
- Thiết kế
- Tập trung vào khách hàng
- Nhu cầu kinh doanh trong tương lai
- Quản lý quá trình học tập
- Khách hàng không xác định trước
- Xây dựng lộ trình
- Kế hoạch dài hạn
- Tập trung vào những thành công không dự kiến trước
- Chịu trách nhiệm cho các kỹ sư và nhà phát triển
- Chịu trách nhiệm kết hợp công nghệ với ưu tiên KD
- Xây dựng và nâng cao công nghệ mà công ty bán

- Tập trung vào các sản phẩm bên ngoài
- Xu hướng công nghệ mới nổi
- Nhằm mục đích tăng doanh thu
- Thúc đẩy sự đổi mới

- Bộ mặt bên ngoài cho việc cung cấp công nghệ của cty
- Làm với các đối tác cung cấp GP cho công nghệ của nó
- Thường là một kỹ thuật viên có tay nghề cao
- Triển khai và vận hành
- Tập trung vào nhân viên
- Nhu cầu kinh doanh ngay lập tức
- Quy trình thực hiện quản lý
- Khách hàng đã biết
- Tài liệu
- Kế hoạch ngắn hạn
- Tập trung vào những thất bại không dự đoán trước
- Chịu trách nhiệm về các hoạt động và hạ tầng CNTT
- Xây dựng hạ tầng CNTT của cty đáp ứng mục tiêu KD
- Tập trung nội bộ vào việc cải thiện quy trình KD

- Tập trung vào các quy trình nội bộ
- Công nghệ đã được chứng minh
- Nhằm mục đích tăng lợi nhuận
- Thúc đẩy năng suất

- Bộ mặt của bộ phận CNTT trong toàn công ty
- Làm với các NCC giúp xây dựng hạ tầng CNTT của cty
- Phải là một nhà tổ chức lành nghề

Người trong cuộc nói gì?

Trên www.cio.co.uk Tibco COO, Matt Quinn chia sẻ:

“Đối với tôi, tôi xem CTO của mình như một nhà thám hiểm. Anh ta mang theo dao rựa, đồ nghề, và anh ấy đi xuyên qua rừng rậm, khai phá và tạo ra những con đường không tồn tại trước đó và anh ấy có một đội nhóm được tạo ra để làm điều đó. Trong khi trách nhiệm của CIO là đảm bảo rằng các khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của chúng ta được thông suốt và hiệu quả bằng cách ứng dụng CNTT “.

Theo Dave Benton chia sẻ trên www.vcio.com:

“Câu hỏi đầu tiên, bạn có thể tự hỏi mình có cần thuê một CIO hoặc CTO hay không?
Quyết định sẽ được đưa ra bằng cách trả lời một câu hỏi khác.
Đó là “Sản phẩm của bạn đang bán có phải phần mềm không”?

Nếu câu trả lời là…

Không, khi đó bạn sẽ cần một CIO. Người sẽ tập trung vào công nghệ nội bộ, tối ưu hóa quy trình kinh doanh và quản lý cơ sở hạ tầng, bộ phận trợ giúp.

Có, thì bạn sẽ cần một CTO. Người sẽ tập trung vào việc tạo ra sản phẩm phần mềm, môi trường và nhóm phát triển”.

Trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, khi nguồn nhân lực còn hạn chế, CTO thường phải kiêm cả vai trò của CIO.

Do công ty khởi nghiệp cần cơ sở hạ tầng công nghệ để xây dựng sản phẩm phần mềm. CTO cần mua phần mềm quản lý dự án để tổ chức tất cả các hoạt động phát triển phần mềm. Phần mềm quản lý kế toán cho bảng lương và thuế, cũng có thể là nền tảng tuyển dụng nhân viên và các sản phẩm khác có thể sẽ hỗ trợ khởi nghiệp trong việc phát hành sản phẩm.

Đôi khi, nếu CTO quá nhiều nhiệm vụ trong phát triển sản phẩm, một số nhiệm vụ mua sắm được thực hiện bởi COO hoặc Nhân sự, nhưng CTO có tiếng nói cuối cùng.

Vào thời điểm khởi nghiệp phát triển do nhu cầu cao của sản phẩm, CTO sẽ cần tập trung vào phát triển sản phẩm, quản lý các bên liên quan và lập kế hoạch chiến lược. Sau đó CIO sẽ đảm nhận các nhiệm vụ trong nội bộ.

Nếu bạn có tham vọng và muốn hướng đến vai trò quản lý công nghệ cấp cao thì có lẽ đó sẽ là vị trí CTO hoặc CIO. Cả hai vai trò đều đòi hỏi kinh nghiệm kỹ thuật, năng lực tài chính và tổ chức.

Gần đây, cả hai vai trò này có liên kết chặt chẽ với việc kinh doanh của doanh nghiệp. Đã qua rồi cái thời mà các nhà lãnh đạo công nghệ của công ty có thể không can dự vào kinh doanh. Và cả hai vị trí đều yêu cầu kỹ năng giao tiếp tốt – dù kỹ năng này không phải lúc nào cũng đứng đầu danh sách của dân công nghệ. Nếu bạn có tham vọng làm C-suite thì hãy bước ra khỏi vùng an toàn của mình càng sớm càng tốt, đó là học kỹ năng trình bày và giao tiếp.

Cuối cùng là câu hỏi để xác định vai trò nào phù hợp hơn với kỹ năng và tham vọng của bạn. Bạn có đang phát triển mạnh về khả năng lãnh đạo và xây dựng đội ngũ không? Nếu có hãy hướng tới vai trò là một CTO. Còn nếu, một quy trình và sự tuân thủ, vận hành hiệu quả phù hợp với sở thích của bạn? Hãy hướng tới vai trò của một CIO.

Nếu không chắc chắn nên đi theo hướng nào hoặc nơi mà công ty của bạn cần hướng tới, thì chúng tôi khuyên bạn nên tìm kiếm một người cố vấn đã đi con đường tương tự và có thể giúp gỡ rối mọi băn khoăn.

http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

CIO so với IT Director: Lãnh đạo so với Điều hành

Theo Digital Adoption, cả Chief Information Officers (CIO) và Information Technology (IT) Directors đều làm việc cùng nhau để giúp giám sát chức năng CNTT của tổ chức.

Sự khác biệt chính giữa hai điều này là CIO chịu trách nhiệm về tất cả các chức năng của bộ phận CNTT, trong khi giám đốc CNTT chịu trách nhiệm về các hoạt động hàng ngày của bộ phận CNTT. Một ví dụ điển hình là so sánh giữa CEO (Chief Excutive Officer) và COO (Chief Operations Officer) - CEO giữ vai trò là người đứng đầu doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước mọi thành công hay thất bại của doanh nghiệp, thì COO giữ vai trò là người hỗ trợ CEO trong việc vận hành các công việc hàng ngày trong doanh nghiệp.

Dưới đây, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào vai trò của cả hai nhà lãnh đạo CNTT này và xem vai trò của họ đang phát triển như thế nào trong nền kinh tế được định hướng kỹ thuật số ngày nay.

CIO: Nhiệm vụ và Trách nhiệm

Giám đốc Thông tin (CIO) có trách nhiệm lãnh đạo bộ phận CNTT cung cấp các sản phẩm và dịch vụ CNTT vì lợi ích của công ty, khách hàng và các bên liên quan khác.

Do đó, họ tham gia vào việc lập kế hoạch, triển khai và bảo trì hệ thống CNTT.

Họ cũng chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ khác xoay quanh:

  • Chiến lược kinh doanh
  • Đổi mới kỹ thuật số
  • Chuyển đổi kỹ thuật số
  • Thay đổi tổ chức
  • Nâng cao kỹ năng và đào tạo nhân viên


Nhiều nhiệm vụ vừa được liệt kê là kết quả của việc thay đổi vai trò của CIO, đã được định hình lại đáng kể trong những năm gần đây.

Phần lớn, sự thay đổi này là do sự phát triển không ngừng của bối cảnh kỹ thuật số. Khi công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh hiện đại, các CIO ngày càng đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn. Ví dụ, các CEO thường dựa vào chúng để thiết kế và triển khai các sáng kiến ​​chuyển đổi kỹ thuật số.

Mặt khác, vai trò của IT Director ít được chú ý hơn nhiều so với CIO.

IT Director: Nhiệm vụ và trách nhiệm

Giám đốc CNTT, như đã đề cập, tập trung nhiều vào hoạt động hơn là chiến lược.

Họ báo cáo trực tiếp cho CIO và thực hiện các nhiệm vụ như:

  • Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
  • Nghiên cứu công nghệ kỹ thuật số và đưa ra đề xuất cho CIO
  • Dịch vụ quản lý công nghệ thông tin
  • Lập ngân sách


Nói tóm lại, Giám đốc CNTT thực hiện nhiều vai trò quản lý hơn là vai trò lãnh đạo.

Tuy nhiên, mỗi tổ chức là duy nhất và mỗi tổ chức sẽ ủy thác các nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ: một tổ chức trưởng thành hơn về kỹ thuật số có thể mở rộng vai trò của CIO và chuyển một số trách nhiệm - chẳng hạn như ITSM (Information Technology Service Management - quản lý dịch vụ CNTT) hoặc đào tạo nhân viên - cho Giám đốc CNTT.

Khi một tổ chức tăng quy mô, bộ phận CNTT của nó nhất thiết sẽ trở nên phức tạp hơn và cần phải có nhiều vai trò chuyên biệt hơn.

Chúng ta sẽ xem xét một vài trong số đó trong phần tiếp theo.

Các vị trí lãnh đạo CNTT khác

Trong nhiều tổ chức, đặc biệt là những tổ chức lớn hơn, có những vai trò CNTT khác bên cạnh CIO hoặc IT Director.

Ở đây có một số chức danh khác:

  • Chief Information Security Officer (CISO). CISO thường chịu trách nhiệm giám sát tất cả các hoạt động liên quan đến an ninh mạng trong toàn tổ chức, bao gồm các nhiệm vụ liên quan đến tuân thủ, quyền riêng tư dữ liệu, cơ sở hạ tầng bảo mật và bảo vệ dữ liệu. CISO thường sẽ hợp tác chặt chẽ và báo cáo cho CIO.

  • Chief Technology Officer (CTO). CTO, giống như CIO, giám sát các khoản đầu tư công nghệ, thường với mục đích cải thiện hiệu suất của tổ chức. Trong các tổ chức có cả CIO và CTO, vị trí này thường sẽ báo cáo cho CIO. Tuy nhiên, một số công ty chỉ có một CTO, trong trường hợp đó, họ sẽ phụ trách bộ phận CNTT.

  • Chief Innovation Officer (CIO). Giám đốc Đổi mới, như tên cho thấy, chịu trách nhiệm thúc đẩy các nỗ lực đổi mới kỹ thuật số của tổ chức . Không phải tất cả các tổ chức đều có một nhân viên đổi mới - chứ đừng nói đến một bộ phận đổi mới - nhưng những tổ chức đó thường đặt họ dưới sự chỉ huy của Giám đốc điều hành hoặc Giám đốc thông tin.

  • Chief Digital Officer (CDO). Giám đốc kỹ thuật số chịu trách nhiệm dẫn đầu về số hóa và chuyển đổi kỹ thuật số. Theo nghiên cứu từ PwC, đây là một vai trò ít được yêu thích hơn trong những năm gần đây. Thay vào đó, các nghiên cứu khác cho rằng CIO đang thực hiện nhiều nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số, như đã đề cập ở trên.

  • Chief Data Officer (CDO). Giám đốc Dữ liệu, cũng sử dụng từ viết tắt “CDO”, tập trung vào việc quản lý và sử dụng dữ liệu để cải thiện các quy trình, hiệu suất và chiến lược kinh doanh. Vai trò này đang trở nên phổ biến hơn trong các tổ chức trưởng thành về kỹ thuật số, vì họ thường nhận ra mối liên hệ giữa dữ liệu và hiệu quả của tổ chức.


Những vị trí này bao gồm một số vai trò CNTT quan trọng nhất. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, mỗi tổ chức sẽ có một điểm nhấn hơi khác nhau tùy thuộc vào tổ chức, quy mô của tổ chức đó, ngành công nghiệp, .v.v...

Bài học rút ra chính

CIO và IT Director cùng nhau thường chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động CNTT của tổ chức.

Tuy nhiên, có nhiều vị trí lãnh đạo CNTT khác, như chúng ta đã thấy ở trên.

Việc lựa chọn chức danh và điều khoản thường ít quan trọng hơn chức năng thực tế của vai trò và nhiệm vụ mà cá nhân người lãnh đạo thực hiện.

Khi các tổ chức trở nên trưởng thành hơn về mặt kỹ thuật số, CNTT sẽ mở rộng từ chỉ là một chức năng hoạt động sang chiến lược và chuyển đổi - và kết quả là họ sẽ có được những nhà lãnh đạo CNTT có thể xuất sắc trong tất cả các lĩnh vực này.

Quan hệ giữa CIO, CTO với IT Director

Cả ba vai trò này đều có nhiệm vụ lãnh đạo, nhưng cấp độ chúng hoạt động và số lượng trách nhiệm của chúng khác nhau.

CIO làm gì?

Một CIO và một giám đốc CNTT đôi khi có thể là cùng một loại người, rất nhiều nhiệm vụ và rất nhiều dòng bị mờ và bị gạch chéo khi nói đến nhiệm vụ mà họ thực hiện. CIO thường thuộc loại vị trí cấp điều hành hơn và liên quan đến việc lập chiến lược và lập kế hoạch nhiều hơn, đồng thời thực hiện ít hơn các kế hoạch và chiến lược đó.

CTO làm gi?

CTO nằm giữa CIO và giám đốc CNTT và thường hoạt động như một cánh tay phải của CIO. Một CTO sẽ tham gia vào rất nhiều cuộc trò chuyện về chiến lược và lập kế hoạch, nhưng họ cũng sẽ là người liên kết trực tiếp với các nhân viên CNTT, bộ phận trợ giúp và các kỹ sư trưởng. CTO là một vị trí quản lý cấp trung sẽ giúp thực hiện tất cả các chiến lược và kế hoạch mà nhân viên điều hành và CIO đã đưa ra.

IT Director làm gì?

Một giám đốc CNTT sẽ chỉ làm việc dưới quyền một CTO, và thậm chí có thể là một kỹ sư mạng hoặc kỹ thuật viên chính. Giám đốc CNTT sẽ là người thực hiện rất nhiều việc triển khai thực tế các kế hoạch và là người thực hiện nhiệm vụ và ra lệnh nhiều hơn một chút. Nói chung, một giám đốc CNTT sẽ được giao một kế hoạch với các thông số kỹ thuật cho một dự án do lãnh đạo điều hành hoặc CIO phát triển và sau đó được giao nhiệm vụ thực hiện và điều phối dự án đó.

Theo Cobb Technologies: Ranh giới giữa cả ba vai trò thường mờ nhạt. Tùy thuộc vào quy mô của một tổ chức và nhu cầu của họ, một người ở bất kỳ vị trí nào trong số này có thể đảm nhận các nhiệm vụ và trách nhiệm bổ sung.

Cần hiểu rõ chức năng của CIO:
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Chức năng, vai trò, nhiệm vụ của IT Manager

Những công việc của IT 16050210

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ khiến IT trở thành ngành nghề hot trong xã hội. Tuy nhiên đây cũng là môi trường làm việc chứa đựng nhiều thách thức, đặc biệt với vị trí quản lý cấp cao như IT Manager.

IT Manager là người chịu trách nhiệm quản lý cao nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Họ là người đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến lĩnh vực công nghệ và chịu trách nhiệm lãnh đạo bộ phận IT.

Sau đây chúng ta hãy cùng khám phá xem vai trò, chức năng và nhiệm vụ của IT Manager trong doanh nghiệp là gì nhé!

Vai trò của IT Manager

Vai trò của IT Manager là thiết lập các chiến lược, chính sách công nghệ phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, họ cũng giữ vai trò phân bổ các tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp sao cho hiệu quả. Hơn nữa, họ còn phải điều hành, quản lý hoạt động của bộ phận, hỗ trợ đội nhóm của mình trong các dự án công nghệ, phân tích và giải quyết những vấn đề phức tạp phát sinh trong công việc.

Những công việc của IT 16050211

Để hoàn thành vai trò của một IT Manager là điều không hề đơn giản. Vị trí này đòi hỏi họ phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, am hiểu lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, họ còn phải có năng lực giao tiếp hiệu quả với các cá nhân, tập thể phòng ban trong doanh nghiệp và với các khách hàng, đối tác, nhà cung cấp bên ngoài.

Quan trọng nhất là họ phải phân tích, đánh giá đúng phương hướng hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể họ cần dự đoán được các chi phí và lợi ích doanh nghiệp nhận được từ các dự án công nghệ. Từ đó, họ có thể đưa ra quyết định đúng đắn và sáng suốt nhất về quy trình quản lý hệ thống công nghệ thông tin, cũng như quản lý việc bảo mật và thiết lập chính sách hoạt động cho bộ phận IT.

Chức năng của IT Manager

  1. Hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh

    Một IT Manager không chỉ đơn giản là một chuyên gia về kỹ thuật công nghệ thông tin, mà chức năng của họ là phải hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như, mục tiêu sắp tới của doanh nghiệp là phải tăng trưởng doanh thu, thì IT Manager cần phải xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động cụ thể để dẫn dắt đội ngũ nhân viên hoàn thành mục tiêu với kết quả tốt nhất.

  2. Thiết lập mục tiêu, kế hoạch làm việc

    Là một người quản lý, IT Manager không chỉ có ý tưởng là được, điều quan trọng hơn hết là họ phải biết rõ mục tiêu cần hướng đến là gì, phải làm sao để thực hiện mục tiêu đó? Vì thế, họ cần thiết lập các mục tiêu và kế hoạch làm việc rõ ràng, cụ thể. Đồng thời họ phải kiểm tra để đảm bảo tính chính xác và khả thi của các mục tiêu, kế hoạch đã lập.

    Những công việc của IT 16050210

  3. Giải quyết sự cố

    Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, việc phát sinh các sự cố là điều khó tránh khỏi. Trách nhiệm của IT Manager là phải kịp thời tìm ra biện pháp xử lý sự cố hiệu quả, nhất là không để sự cố đó lặp lại. Ngoài ra, họ còn phải xây dựng phương án dự phòng khi có phát sinh các sự cố bất ngờ.

  4. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong doanh nghiệp

    Khi làm việc ở vị trí quản lý, bạn cần chú trọng việc xây dựng các mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp. Điều này giúp bạn nhận được sự tin tưởng của Ban giám đốc và sự tôn trọng của nhân viên cấp dưới. Khi mà bạn thành công xây dựng niềm tin với các phòng ban khác thì công việc của phòng IT cũng diễn ra thuận lợi, suôn sẻ hơn nhiều.

  5. Tạo lập tinh thần làm việc nhóm

    Môi trường làm việc trong ngành IT rất phức tạp và áp lực rất cao. Vì vậy, tinh thần làm việc nhóm trong ngành này rất quan trọng. Để hoàn thành công việc, IT Manager phải xây dựng được niềm tin và kiến tạo được sự gắn kết giữa mọi người. Sự hợp tác của mọi người trong bộ phận là yếu tố then chốt quyết định mọi thành công.

    Những công việc của IT 16050212


Nhiệm vụ của IT Manager

Nhiệm vụ của IT Manager trong doanh nghiệp thường bao gồm:

  1. Quản lý hệ thống công nghệ thông tin

    IT Manager có trách nhiệm đề xuất các nguyên tắc quản trị, xây dựng chiến lược hệ thống thông tin và xác định các ứng dụng hệ thống doanh nghiệp cần. Họ cần vận dụng hiệu quả các kiến thức về kỹ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông, hệ thống mạng và cơ sở dữ liệu để hoàn thành tốt nhất công việc hàng ngày.

  2. Phân tích dữ liệu

    Tiến hành thu thập, phân tích dữ liệu để lập các báo cáo kỹ thuật cần thiết. Từ các kết quả phân tích đưa ra dự đoán xu hướng kinh doanh và hành vi của khách hàng. Đồng thời tham gia vào việc đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng.

  3. Quản lý dự án công nghệ thông tin

    IT Manager cần đặt ra các mục tiêu hoạt động phù hợp với chức năng kinh doanh, xác định các yêu cầu của một dự án, theo dõi tiến độ, giải quyết các vấn đề phát sinh, thu thập các ý kiến phản hồi và đề xuất biện pháp thay đổi phù hợp dựa trên các phản hồi đó.

    Những công việc của IT 16050213

  4. Quản lý công tác bảo mật, rủi ro IT

    Xây dựng chính sách bảo mật hệ thống thông tin phù hợp để bảo vệ các tài sản thông tin của doanh nghiệp. Tổ chức đào tạo, hướng dẫn thực hiện chính sách bảo mật cho toàn bộ nhân viên công ty.

    Tiến hành phân loại rủi ro và xây dựng chiến lược đối phó với những rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải. Đồng thời xây dựng quy trình đánh giá và quản lý rủi ro IT cũng như xây dựng quy trình khắc phục rủi ro và quản lý khủng hoảng.

  5. Quản lý ngân sách hoạt động IT

    Xây dựng ngân sách hoạt động IT, lập bảng kế hoạch đầu tư IT và xác định chi phí sở hữu, tỷ lệ hoàn vốn, thời gian hoàn vốn cụ thể, chi tiết.

  6. Quản lý việc mua sắm trang thiết bị công nghệ thông tin

    Để hoạt động mua sắm trang thiết bị IT đạt hiệu quả, IT Manager cần xây dựng các tiêu chuẩn, chính sách, quy trình mua sắm các thiết bị IT.

    Trước khi thực hiện việc mua sắm cần lên kế hoạch mua sắm cụ thể, tiến hành đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp phù hợp. Đồng thời cần thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp chất lượng.

    Những công việc của IT 16050214

  7. Quản lý hoạt động của bộ phận IT

    Trách nhiệm của IT Manager là xây dựng mục tiêu, quy trình vận hành, sơ đồ tổ chức bộ phận IT. Đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo công việc, phân công công việc và thiết kế lịch làm việc phù hợp cho nhân viên bộ phận.

http://www.cuuhvlq2.tk
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất