Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Prosperity
Prosperity Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 466

Danh vọng : 822

Uy tín : 0

Người ta hay nói thời gian rất tàn nhẫn, những nơi nó đi qua mọi thứ sẽ dần mất đi dáng vẻ ban đầu, sau đó nhanh chóng bị lãng quên nếu không được nhắc nhớ. Con người cũng vậy, đồ vật cũng vậy, không có gì là ngoại lệ. Hôm nay tôi sẽ dẫn bạn đi ngược lại quá khứ và cùng nhớ lại những món đồ công nghệ mà ai cũng một thời khao khát sở hữu, nhưng hiện tại chỉ là câu mở đầu cho cuộc nói chuyện của nhiều người ngoài 30, 40 tuổi, “Này bạn có nhớ…”.

Những công nghệ từng một thời phổ biến, nay bạn chẳng còn thấy ở đâu Enh10

Đĩa mềm


Đồ công nghệ đầu tiên trong danh sách những thứ bị điện thoại thông minh thay thế chính là đĩa mềm. Trước khi thế giới tràn ngập USB, thẻ nhớ và sao lưu đám mây, đĩa mềm từng là phương tiện lưu trữ rất nổi tiếng. Đây là phát minh của IBM vào năm 1967, họ tạo ra để thay thế ổ cứng đắt đỏ. Mặc dù có nhiều phiên bản nhưng phổ biến nhất có lẽ là loại đĩa mềm 3,5’’.

Dung lượng lưu trữ hạn chế của loại này là một nỗi đau cho cả nhà phát triển và người dùng. Đĩa mềm 3,5” chỉ có giới hạn lưu trữ khoảng 1,44 MB, và vì hầu hết các phần mềm máy tính đều yêu cầu dung lượng lớn hơn 1,44 MB nên khi cài đặt chương trình nào đó, người dùng phải sử dụng nhiều đĩa mềm. Windows NT cần 22 đĩa, trong khi Microsoft Office 97 cần 55 đĩa. Dung lượng hạn chế là yếu tố khiến phát minh nổi tiếng một thời đi vào dĩ vãng.

Những công nghệ từng một thời phổ biến, nay bạn chẳng còn thấy ở đâu Enh10

Băng cassette VHS


Rất khó để giới trẻ bây giờ có thể hình dung mức độ nổi tiếng của băng cassette VHS, nhất là trong thời đại người ta có thể dễ dàng xem phim trên các phương tiện trực tuyến. Mặc dù chất lượng âm thanh chẳng quá xịn xò cùng với độ phân giải thấp, nhưng trước khi có đĩa DVD, nó là cách duy nhất để tận hưởng rạp chiếu phim tại nhà.

Ngoài ra, băng cassette VHS còn là cách để ghi lại các chương trình TV không kịp xem, miễn là bạn đặt bộ đếm thời gian trên đầu VCR. Song, cũng giống như đĩa mềm, băng cassette hay VHS dần bị thay thế, đầu tiên là bởi DVD, sau này là Netflix.

Vào tháng 7/2016, Funai Electric Company, nhà sản xuất VCR duy nhất còn lại ở Nhật Bản, đã tạo ra đầu phát VCR cuối cùng, hạ màn cho một trong những sản phẩm công nghệ mang tính biểu tượng nhất trong lịch sử.

Những công nghệ từng một thời phổ biến, nay bạn chẳng còn thấy ở đâu Enh11

Betamax


Băng cassette video Betamax ra mắt vào năm 1975, khoảng một năm trước VHS. Mặc dù ra đời trước nhưng nó có chất lượng hình ảnh và kết cấu tốt hơn VHS. Vậy cuối cùng, VHS đã làm thế nào để đẩy lùi định dạng cạnh tranh với nó? Có hai lý do chính: chúng rẻ hơn, bền hơn và dễ mua hơn.

Băng Betamax được Sony phát triển và phát hành tại Nhật Bản vào năm 1975. Mặc dù có nhiều lợi thế hơn VHS về kỹ thuật, bao gồm độ phân giải và âm thanh tốt, nhưng nhờ là tiêu chuẩn mở, miễn phí bản quyền, một số nhà sản xuất đã chọn VHS và VCR, khiến Betamax trở thành lựa chọn đắt tiền hơn. Mặc dù VHS khó thay sửa, nhưng lại có một điểm mạnh là băng dài hơn: 2 giờ thay vì 1 giờ trên Betamax.

Mất vài năm để VHS hoàn toàn đè bẹp Betamax, chính xác là vào cuối năm 1980. Tuy nhiên, Sony vẫn tiếp tục sản xuất máy thu Betamax cho đến năm 2002, và dây chuyền này cuối cùng kết thúc quãng đường cống hiến vào năm 2016, cùng năm với VHS.

Những công nghệ từng một thời phổ biến, nay bạn chẳng còn thấy ở đâu Enh12

Máy nhắn tin/ máy bíp


Máy nhắn tin là một trong số nhiều đồ công nghệ mà điện thoại di động đã gián tiếp bỏ vào mục "lỗi thời"... Chúng được phát triển vào những năm 50 và 60, trở nên phổ biến rộng rãi vào những năm 1980 và 1990. Nếu theo dõi các bộ phim lấy đề tài bệnh viện thời kỳ cũ sẽ thấy chúng rất phổ biến với các y bác sĩ. Họ dùng chúng để liên lạc.

Máy nhắn tin có thể nhận, hiển thị và một số loại có thể gửi lại.Tin nhắn thường là dạng văn bản hoặc dạng thoại qua sóng vô tuyến. Khi máy hoạt động, sẽ có tiếng kêu "bíp bíp" báo hiệu thông báo vang lên. Máy nhắn tin bắt đầu đi vào trang cuối lịch sử khi điện thoại di động có chức năng SMS phổ biến.

Dù nhà sản xuất đã xoay sở để bám trụ trong nhiều năm, nhưng cuối cùng vẫn phải đóng cửa vào tháng 10/2019, ngành dịch vụ y tế nước Anh loại bỏ chúng vào năm 2021. Tuy nhiên, tại Mỹ, chúng vẫn đang được sử dụng rộng rãi bởi vì tính bảo mật cuộc gọi.

Những công nghệ từng một thời phổ biến, nay bạn chẳng còn thấy ở đâu Enh13

Băng cassette


Mặc dù hầu hết mọi người nhớ về băng cassette như một phương tiện ghi lại những bài hát yêu thích trên radio, nhưng nó còn được dùng để lưu trữ phần mềm trên máy tính như Apple II, ZX Spectrum và Commodore 64.

Giống như những người anh em VHS, các băng cassette nhỏ gọn sử dụng băng từ để lưu trữ nội dung, đây là công nghệ định hình những năm 1980. Chúng cũng là chất dẫn để Sony tạo nên một biểu tượng khác cùng thời đại: Sony Walkman, một máy nghe nhạc di động được xem như Ferrari thời đó.

Ai còn nhớ việc dùng bút chì để cuộn lại băng cassette bị bung ra, tranh thủ ghi lại vài bản nhạc trên chiếc đài cũ. Song, giống như thời gian không ngừng trôi qua, công nghệ cũng vậy, sự xuất hiện của CD với chất lượng âm thanh tốt vượt trội nhanh chóng vượt qua doanh số bán băng cassette trong những năm 1990.

Những chiếc băng này vẫn tồn tại thêm một thời gian trên đài ôtô cho đến khi CD di động chính thức thay thế nó. Ở Ấn Độ, vì giá cả cực rẻ, âm nhạc đã được phát hành chủ yếu trên băng cassette cho đến năm 2009.

Những công nghệ từng một thời phổ biến, nay bạn chẳng còn thấy ở đâu Enh14

TV 3D


Nếu có một món đồ công nghệ được kỳ vọng sẽ là bước cách mạng tiếp theo nhưng hóa ra chỉ là thứ mốt đắt tiền, thì chúng ta phải gọi tên TV 3D. Mọi người đều muốn sở hữu những dòng TV nâng tầm trải nghiệm xem phim của họ. Vậy thì tại sao một chiếc TV được quảng cáo sẽ mang đến trải nghiệm như rạp chiếu phim 3D vốn đã tồn tại hơn 1 thập kỷ, lại thất bại?

Ban đầu khán giả cũng rất hào hứng với sản phẩm trên, đã có hơn 2 triệu TV 3D được bán trong năm 2010 và con số đó tăng lên hơn 45 triệu vào năm 2013. Các kênh truyền hình 3D chuyên dụng đã xuất hiện trên khắp thế giới và ngày càng nhiều nhà sản xuất tung ra mẫu TV này.

Nhưng doanh số bán TV 3D bắt đầu giảm mạnh ngay khi đạt đỉnh. Mặc dù trông rất hoành tráng tại nơi bán, nhưng khi ở nhà, có rất ít chương trình để xem bất chấp số lượng kênh đầu tư mảng này đã tăng. Hơn nữa, không phải ai cũng thoải mái khi phải đeo cặp mắt kính nặng trịch cả ngày, nhất là sau một khoảng thời gian, bạn bắt đầu nhức đầu và đau mắt. Giống như kính VR, bạn chỉ nên sử dụng chúng trong vòng 2 giờ.

Samsung và LG đã từ bỏ công nghệ 3D vào năm 2016, trong khi Sony và Panasonic đã loại bỏ nó khỏi các mẫu TV năm 2017 của họ. Các kênh truyền hình 3D đóng cửa, và mọi người bắt đầu đổ xô vào những dòng TV tiêu chuẩn mới như 4K hoặc HDR.

Hoàng Giáp - theo Techspot
      
Prosperity
Prosperity Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 466

Danh vọng : 822

Uy tín : 0

Ở phần cuối này, chúng ta cùng tìm hiểu những thiết bị công nghệ đã bị hoặc sắp bị thời gian vùi lấp.

Những công nghệ từng một thời phổ biến, nay bạn chẳng còn thấy ở đâu Image58

Máy fax


Trong suốt những năm 1980 và 1990, hầu như mọi văn phòng trên thế giới đều có một máy fax. Nguyên lý hoạt động của Fax là kỹ thuật điện tử gửi bản sao trực tiếp qua hệ thống dây dẫn điện. Máy gửi có khả năng rà quét bản gốc, đổi thông tin thành tín hiệu rồi phát qua đường dây điện đến máy nhận ở một nơi khác. Máy nhận sau đó đổi tín hiệu ngược lại và in bản sao lên giấy, theo wikimaytinh.

Mặc dù fax rất tiện lợi trong thời gian trước khi có email, máy scan, đặc biệt trước Internet và điện thoại thông minh, nhưng nó lại rất hay bị kẹt giấy. Truyền thông đại chúng coi máy fax là sản phẩm lỗi thời khi thế giới bước sang thế kỷ 21.
Tuy nhiên, một số dịch vụ y tế ở Vương quốc Anh và Canada vẫn còn dùng loại thiết bị này. Có lẽ vì chúng được xem là phương tiện vận chuyển thông tin an toàn hơn, bảo mật hơn và đáng tin cậy hơn so với email. Máy fax vẫn được Nhật Bản sử dụng ngày nay.

Những công nghệ từng một thời phổ biến, nay bạn chẳng còn thấy ở đâu Image59

Máy chiếu hắt (overhead)


Trước khi các lớp học tràn ngập máy chiếu kết nối với laptop, trong những năm 1960 và nhiều thập kỷ sau đó, các giáo viên thường sử dụng máy chiếu overhead. Thiết bị này cho phép chiếu một hình ảnh phóng to lên tường hoặc màn hình.
Cách thức hoạt động của chúng rất đơn giản: ánh sáng từ đèn chiếu đi xuyên qua một tấm nilong trong suốt, tới gương phản xạ và sau đó hắt lên màn hình. Bất cứ thứ gì được viết trên tấm nilong trong suốt đều xuất hiện trên tường hoặc màn hình dưới dạng hình ảnh phóng to.

Chi phí rẻ cộng với việc dễ sửa đổi đã khiến chúng trở thành thiết bị hỗ trợ phổ biến trong nhiều lớp học. Song, cuối cùng sự xuất hiện của máy chiếu kết nối laptop dần chiếm lĩnh thị trường.

Những công nghệ từng một thời phổ biến, nay bạn chẳng còn thấy ở đâu Image64

Modem dial-up (quay số)


Đối với những người trong chúng ta vào khoảng thời gian trước khi có băng thông rộng, việc kết nối internet luôn rất khó khăn.

Cũng giống như tên gọi của mình, để kết nối internet thông qua modem dial-up, modem của bạn sẽ thực sự phải "quay số" (dial-up) tới một số điện thoại và ở đầu dây bên kia, modem của nhà cung cấp dịch vụ ISP sẽ "nhấc máy". Đó là lý do cho tiếng tít tít tương tự như tiếng quay số trên điện thoại bàn.

Các thiết bị này đã biến dữ liệu thành tín hiệu âm thanh trước khi gửi qua đường dây điện thoại. Điều này có nghĩa không ai có thể sử dụng điện thoại trong khi kết nối Internet, và phải đợi 5 phút để truy cập vào trang web. Vì có nhiều điểm bất tiện nên không lạ gì khi nó sớm bị thay thế.

Những công nghệ từng một thời phổ biến, nay bạn chẳng còn thấy ở đâu Tv-36910

TV ống tia âm cực (CRT)


Trước khi thế giới chạy theo những chiếc màn hình siêu mỏng, viền gần như vô hình, nó đã từng là nơi thống trị của TV CRT. TV CRT đã có từ rất lâu, lần đầu tiên được phát hành vào những năm 1920. Chúng vẫn được sản xuất vào cuối năm 2015, với doanh số bán hàng đạt đỉnh là 130 triệu chiếc vào năm 2005.

Nhiều chiếc TV trong số này, đặc biệt là mẫu cũ, có các vấn đề như: bức xạ ion hóa, chất độc, nóng như địa ngục, điện giật và ác mộng lớn nhất là nó có kích thước tận 40 inch bởi vì phải chứa ống tia cực tím. Nhưng chúng khá chắc chắn và thường được xây dựng để tồn tại lâu dài.

Mức độ phổ biến của TV CRT giảm nhanh chóng sau khi đạt đỉnh, sau đó bị thay thế bởi TV LCD.

Còn đây lại là hững thiết bị sắp bước vào mục lỗi thời:

Những công nghệ từng một thời phổ biến, nay bạn chẳng còn thấy ở đâu Tra-cu10

Điện thoại cố định có dây


Nhiều người hiện nay vẫn còn trung thành với điện thoại cố định có dây vì lo sợ những tình huống như nhà mạng gặp vấn đề và đường truyền bị ngắt. Tuy nhiên, trong thời đại mà mọi người thích giao tiếp không lời hơn là dành thời gian nói chuyện thì liệu thiết bị này còn trụ được bao lâu nữa?

Những công nghệ từng một thời phổ biến, nay bạn chẳng còn thấy ở đâu Dia-ga10

Game trên đĩa


Game trên đĩa sẽ là món đồ công nghệ tiếp theo mà thời gian bỏ qua. Chúng từng rất được ưa chuộng, nhưng giờ đây rất khó để tìm ra một chiếc PC còn ổ đĩa quang. Mặc dù đĩa game vẫn có sẵn trên cả hai console game lớn, PS5 và XBSX, nhưng người dùng lại thích tải chúng về hơn. Đừng ngạc nhiên khi sắp tới nhà sản xuất console game yêu thích của bạn loại bỏ hỗ trợ này.

Những công nghệ từng một thời phổ biến, nay bạn chẳng còn thấy ở đâu Roxio-10

DVD


Nhớ khi mà DVD hất văng VHS khỏi vị trí đứng đầu phương tiện lưu trữ phim, và khiến mọi người nghĩ rằng thiết bị này sẽ tồn tại mãi mãi? Bây giờ, điều đó không còn nữa, đặc biệt trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của các kênh phát trực tuyến như Netflix, Disney Plus. Mặc dù có khoảng 300 triệu người ở mọi nơi trên thế giới vẫn đang mua bán DVD, nhưng người trẻ ngày nay vẫn thích xem trực tuyến, tải về hoặc thông qua đĩa Blu-ray.

Những công nghệ từng một thời phổ biến, nay bạn chẳng còn thấy ở đâu Image63

Máy nghe nhạc cá nhân, MP3


Cũng giống như mọi thiết bị công nghệ khác, máy nghe nhạc cá nhân hay MP3 từng có thời kỳ cực thành công và trở thành biểu tượng của âm nhạc. Các thiết bị iPod của Apple là một ví dụ, ngày đó ai mà có loại máy này thì giống như họ sở hữu các dòng iPhone cao cấp bây giờ vậy. Tuy nhiên, với sự tiện lợi của các thiết bị smartphone, cộng với giá thành ngày càng rẻ, người dùng đang dần bỏ rơi máy nghe nhạc. Bằng chứng gần đây nhất là Apple đã quyết định dừng sản xuất iPod, thứ gắn liền với nhiều thế hệ 8x, 9x đời đầu.

Hoàng Dũng - theo Techspot

      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất