Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Một lớp 5 cấp học, bảng được xếp đủ 4 hướng, học sinh trên đảo Trường Sa học kiến thức gắn liền với thực tế, thuộc và hát hay những bài hát về biển đảo quê hương.

Núp dưới tán cây bàng vuông, phong ba, ngôi trường trên đảo Trường Sa văng vẳng tiếng ê a học bài của trẻ nhỏ. Hành lang của trường là khu vui chơi với mô hình nhà, cầu trượt, xích đu, thú nhún… Nằm bên cạnh phòng truyền thống, phòng vi tính, lớp học duy nhất của trường Tiểu học Trường Sa được thiết kế khá đặc biệt.

Bốn dãy bàn học được xếp song song với bờ tường tạo thành hình vuông. Trên bốn bức tường, bốn chiếc bảng đen được treo ngay ngắn phục vụ cho từng cấp học. Học sinh cùng cấp ngồi chung một bàn, các cấp khác ngồi quay lưng với nhau, hướng mắt lên bảng. Giữa phòng là khu dành cho trẻ mầm non được trải đệm xốp và xếp hàng chục loại đồ chơi lớn nhỏ bắt mắt.

Dạy chữ ở Trường Sa Lop_hoc_TS_1
Trường Tiểu học Trường Sa chỉ có một lớp học, học sinh nhiều cấp được xếp ngồi chung một phòng. Ảnh: Hoàng Thùy.

Cô Bùi Thị Nhung (32 tuổi), giáo viên chủ nhiệm của lớp cho biết, trên đảo có hàng chục trẻ nhưng số ở độ tuổi đến trường là 8. Học sinh chỉ học tiểu học trên đảo, lên lớp 6 các cháu sẽ được đưa vào đất liền để hòa nhập cùng bạn bè và tiếp cận với điều kiện giảng dạy tốt hơn. “Lớp của tôi hiện có một cháu mẫu giáo lớn, hai cháu lớp 1, hai cháu lớp 2, hai cháu lớp 3 và một cháu lớp 5. Có hai cháu là học sinh giỏi còn lại là học lực khá”, cô Nhung nói.

Cô Nhung chia sẻ, cô dạy tất cả môn văn hóa. Ngoài ra, hai cán bộ của UBND thị trấn Trường Sa là Phó chủ tịch Lê Minh Cảnh dạy tiếng Anh và Bí thư chi đoàn Phạm Gia Huy dạy vi tính.

Trẻ nhỏ trên đảo Trường Sa được cô giáo hướng dẫn phương pháp học gắn liền với thực tế của đảo. Nếu như ở đất liền học sinh lớp 3 học lễ hội của các vùng quê thì học sinh Trường Sa được dạy về văn hóa, chương trình văn nghệ, thể dục thể thao hay những ngày kỷ niệm của đảo.

“Âm nhạc thì tôi dạy các cháu những bài hát về chiến sĩ, bộ đội, biển đảo. Tất cả học sinh trên đảo Trường Sa đều thuộc và hát rất hay Khúc quân ca Trường Sa, đồng dao biển đảo, Sức sống Trường Sa, Cháu yêu chú bộ đội…”, cô giáo Nhung cho hay.

Tiếng Việt, tập làm văn là môn được cô Nhung chú trọng rèn giũa học sinh. Không giống như ở đất liền, học sinh Trường Sa không biết sử dụng sách giải, văn mẫu. Các em luôn được cô hướng dẫn quan sát tỉ mỉ, rồi ghi lại bằng những câu từ mộc mạc, chân thật nhất. Thi thoảng cô Nhung đọc văn mẫu cho các em nghe, nhưng chỉ để tham khảo, chứ không cho các cháu bắt chước.

Dạy chữ ở Trường Sa Lop_hoc_TS2
Học sinh ở Trường Sa không biết sử dụng sách giải, văn mẫu. Lời văn của các em rất giản dị, chân chất. Ảnh: Hoàng Thùy.

Cô giáo của đảo Trường Sa chia sẻ, học sinh ở đây miêu tả mọi thứ xung quanh rất thật, không dùng những từ bóng bảy. Vốn từ là do các cháu tự nghĩ ra nên ăn sâu vào tâm trí và đúng với tư duy lứa tuổi.

Võ Viết Hiền (lớp 5) được đánh giá là có khả năng viết tập làm văn nhất. Không chỉ chữ đẹp, Hiền viết văn nhẹ nhàng, chân thật và lôi cuốn. Cô Nhung nhớ mãi bài tập làm văn Hiền viết về đồ vật trong nhà mà em yêu quý nhất. Hiền đã chọn chiếc bàn thờ và miêu tả: “Bàn thờ rộng khoảng năm mét, trước mặt có những hình vuông và hình chữ nhật xinh xắn. Hai bên bàn thờ là hai tủ để đựng đồ, trên bàn thờ là ảnh Bác Hồ và ông bà tổ tiên của em…”.

Bài văn tả ngôi nhà, hay tả về cây bàng vuông trên đảo của Hiền cũng được cô Nhung đánh giá cao. Qua con mắt trẻ thơ của Hiền, “bàng vuông có lá to bằng bàn tay và xanh mượt. Hoa bàng vuông rất to và đẹp. Nhụy hoa có màu đỏ, bên ngoài màu trắng… Rễ của cây bang vuông to bằng cổ tay của em và như những chú rắn đòi ngoi lên mặt đất…”.

Học sinh trên đảo Trường Sa được cô Nhung dạy nhiều về bài học tiết kiệm nước bởi nguồn nước ngọt sạch trên đảo rất khan hiếm. Các em đều biết khóa vòi khi đã lấy đủ nước, tận dụng nước ngọt để tưới cây… Dù trên đảo Trường Sa đã có giếng nước ngọt nhưng theo cô Nhung, nước vẫn lợ nên bài học tiết kiệm nước luôn được nhắc đi nhắc lại với học trò.

Treo bảng theo nhiều hướng, dạy cho khối này thì những khối khác tự làm bài tập và rèn luyện, cô Nhung tâm sự, một mình xoay hết bốn góc của lớp học nhưng cô không thấy mệt. Buổi sáng học sinh học chính khóa, buổi chiều cô dạy phụ đạo. Thứ bảy, chủ nhật cô lại dạy cho học sinh tập hát, vẽ…

“Được dạy ở đây là niềm hạnh phúc của tôi. Ba tháng hè không được đến lớp tôi thấy buồn và thiếu vắng. Thế nên mùa hè các cháu vẫn thường tập trung ở nhà tôi, lấy hiên nhà làm phòng học. Dù có mệt một chút nhưng cả cô và trò đều thấy vui, ý nghĩa”, cô Nhung cho hay.
Hoàng Thùy
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất