Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Lịch sử mở rộng lãnh thổ Đại Việt về phía tây bắc

Vào đầu thế kỷ 11 khi vua Lý Thái Tổ lập ra nhà Lý, hầu hết vùng đất Tây Bắc của nước ta ngày nay thuộc về nước Đại Lý (tỉnh Vân Nam của Trung Quốc ngày nay). Biên giới phía tây bắc lúc đó là châu Quảng Nguyên (Cao Bằng ngày nay), châu Vị Long (Tuyên Quang ngày nay), và Châu Phong (Phú Thọ, Yên Bái ngày nay). Một vùng đất rộng lớn phía tây bắc gồm các tỉnh Hà Giang, phía tây bắc Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên lúc ấy thuộc phần đất của Đại Lý; tỉnh Hoà Bình khi ấy thuộc về Ai Lao (Lào ngày nay). Lãnh thổ nước ta qua các triều đại Lý, Trần, Lê đã dần dần mở rộng, sáp nhập vùng đất tây bắc này vào bờ cõi.

Thời nhà Lý

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Dai-co10

Đại Cồ Việt thời nhà Lý. (Ảnh từ lichsunuocvietnam.com)

Vùng đất nằm ở biên giới phía giữa Đại Cồ Việt, nhà Tống và Đại Lý lúc đó thuộc về người Tày, người Nùng và người Thái, đứng đầu là các tù trưởng. Đứng trước 3 thế lực lớn này, các tù trưởng phải chọn cho mình một bên để thần phục. Cũng vì thế mà vùng biên giới rất phức tạp, không ổn định, có những nơi hết thuộc về bên này đến thuộc về bên khác.

Tháng giêng năm 1014, Đại Lý tiến đánh châu Vị Long của Đại Cồ Việt, Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi chép Đại Lý có 20 vạn quân: “Mùa xuân, tháng giêng, tướng của người Man là Dương Trường Huệ và Đoàn Kính Chí đem 20 vạn người Man vào cướp, đóng đồn ở bến Kim Hoa, dàn quân đóng trại gọi là trại Ngũ Hoa”. An Nam chí lược thì chép quân Đại Lý chỉ có 3 vạn người.

Nhận được tin báo, Vua Lý Thái Tổ cử em mình là Dực Thánh Vương dẫn quân đến đánh. Dù Đại Lý có kỵ binh mạnh nhưng không chống nổi kỵ binh kết hợp tượng binh cùng cung nỏ của Đại Cồ Việt, nên quân Đại Lý tử trận nhiều, số còn lại tháo chạy. Dực Thánh Vương thúc quân truy đuổi, bắt sống được viên tướng chỉ huy là Dương Trường Huệ, thu được ngựa chiến và lương thực. (Xem bài: Đánh bại Đại Lý giúp vùng biên giới của Đại Cồ Việt được yên bình)

Vua Lý Thái Tổ cho sáp nhập vùng đất ngày nay gọi là Hà Giang vào Đại Cồ Việt. Sau đó nhà Vua tiếp tục cho sáp nhập vùng đất của người Thái vào Đại Cồ Việt, ngày nay thuộc Sơn La.

Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt. Năm 1159, nhân lúc Đại Lý suy yếu, vua Lý Anh Tông cùng Tô Hiến Thành đã thuyết phục các Tù trường người Thái về với mình, nhờ đó mà sáp nhập thêm vùng đất thuộc bắc Yên Bái, nam Lào Cai vào lãnh thổ.

Thời nhà Trần

Thời vua Trần Nhân Tông, Ai Lao (tức Lan Xang – đất nước triệu voi, Lào ngày nay) hay xâm phạm biên giới. Năm 1290, Vua phải thân chinh đi đánh dẹp Ai Lao. Năm 1294, Ai Lao lại xâm lấn Đại Việt, Thượng hoàng Trần Nhân Tông cầm quân đánh tan Ai Lao, bắt nhiều tù binh và thu nhiều chiến lợi phẩm.

Năm 1301, Phạm Ngũ Lão tiến quân sang Mường Mai của Ai Lao, sáp nhập vùng đất này vào lãnh thổ đặt tên là Mông đạo, nay là huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình.

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Ban-do11

Lãnh thổ Việt Nam thời nhà Trần 1306

Năm 1329, vua Trần Minh Tông nhường ngôi cho con rồi lên làm Thượng Hoàng, nhưng ở phía tây, Ai Lao và Ngưu Hống (một vương quốc của người Thái Đen ở Điện Biên Phủ và Sơn La ngày nay) vẫn mang quân quấy phá vùng biên giới. Thượng Hoàng liền đích thân đưa quân đi đánh dẹp Ngưu Hống, thu và sáp nhập được vùng đất thuộc các huyện Yên Châu, Phù Yên, Thuận Châu, Tuần Giáo, Mai Sơn và thành phố Sơn La thuộc tỉnh Sơn La ngày nay.

Thời nhà Lê

Năm 1427, khởi nghĩa Lam Sơn giành lại quyền độc lập tự chủ, Lê Lợi lên ngôi Vua và lập ra nhà Lê. Nước Đại Lý trước kia trở thành Vân Nam của nhà Minh. Thủ lĩnh người Thái Trắng ở châu Ninh Viễn (một phần thuộc tỉnh Lai Châu của Việt Nam, và một phần thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc) là Đèo Cát Hãn thần phục nhà Lê.

Thế nhưng sau đó Đèo Cát Hãn lại cùng người Thái Trắng nổi lên chiếm 2 lộ là Quy Hóa (Lào Cai) và Gia Hưng (khoảng giữa sông Mã và sông Đà), rồi tấn công Mương Mỗi (Sơn La).

Trước tình hình đó vua Lê Thái Tổ cử hoàng tử Lê Tư Tề cùng quan Tư khấu Lê Sát đưa quân tiến đánh. Sau đó vua Lê thân chinh đưa quân đến đánh châu Ninh Viễn. Quân nhà Lê theo cả 2 đường thủy bộ đánh tan quân của Đèo Cát Hãn, bắt được 3 vạn binh lính cùng dân chúng.

Vua Lê Thái Tổ cho nhập châu Ninh Viễn bao gồm cả vùng đất thuộc tỉnh Lai Châu và cả vùng đất thuộc Vân Nam (Trung Quốc) vào Đại Việt.

Năm 1467, Ai Lao cho quân quấy phá biên giới phía tây bắc, chiếm động Cự Lộng thuộc châu Thuận (tỉnh Sơn La ngày nay). Vua Lê Thánh Tông sai tướng quân Khuất Đả đưa quân đánh bại Ai Lao, sau đó cho sáp nhập vùng đất Câu Lộng (Mã Giang) vào Đại Việt, ngày nay là huyện Sông Mã thuộc tỉnh Sơn La.

Thời gian này Ai Lao và Bồn Man liên tục cho quân cướp phá vùng biên giới. Năm 1478, vua Lê Thánh Tông mở cuộc tấn công quy mô gồm 18 vạn quân chia làm 5 cánh tiến đánh Ai Lao và Bồn Man. Từ đó Vua sáp nhập thêm một phần lớn vùng đất phía tây và tây bắc, gồm phần đất phía tây các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, tỉnh Hủa Phăn của Lào vào Đại Việt.

Thời chúa Trịnh diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, lập cát cứ ở Mường Thanh của vương quốc Lào Lung (Luang Phrabang). Năm 1768-1769, quân chúa Trịnh tấn công quân khởi nghĩa, sáp nhập vùng đất này gọi là châu Ninh Biên (nay thuộc Điện Biên) thuộc Hưng Hoá.

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Ban-do10

Bản đồ sau khi sáp nhập châu Ninh Biên (Điện Biên ngày nay) vào năm 1769. (Ảnh từ lichsunuocvietnam.com)

Trải qua thời kỳ lịch sử lâu dài từ đầu thế kỷ 11 vào thời nhà Lý, đến đây thì vùng đất tây bắc đã được định hình và phát triển cho đến ngày nay.

Trần Hưng - trithucvn.org , wikipedia.org , ungdungmoi.edu.vn
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Lịch sử mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Việt Nam (1009-1847)

GS.TS. Song Jung Nam - Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc

I. MỞ ĐẦU

Việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam được tiến hành chủ yếu về phía Nam bởi hai nguyên nhân chính là dùng triết lý sức mạnh và do yếu tố địa chính học. Nguyên nhân thứ nhất cụ thể là sự hùng mạnh của Trung Quốc, nguyên nhân thứ hai là dãy Trường Sơn.

Với mục đích chính trị – kinh tế, khi tiến hành quá trình mở mang lãnh thổ và tăng cường sức mạnh của mình, Việt Nam đã không thể tiến lên phía Bắc vì có Trung Quốc mạnh hơn mình. Vô hình trung, Việt Nam không còn cách nào khác là phải chống lại quá trình mở mang lãnh thổ về phía Nam của Trung Quốc và kết quả là Việt Nam đã phải trải qua một quá trình lịch sử đấu tranh lâu dài.

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Van-la10

Mặt khác, Việt Nam cũng đã mấy lần thử tiến về phía Tây là nước Lào với mục đích và nguyên nhân như đã nêu trên nhưng giữa hai nước có dãy núi dài hiểm trở nên không được như mong muốn. Kết quả là Việt Nam và Lào tiếp tục duy trì mối quan hệ hữu nghị truyền thống bất chấp quy luật lịch sử “giữa các nước láng giềng không có quan hệ tốt”.

Dù thế, trong lịch sử, quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Lào không hẳn đều tốt đẹp. Dưới triều đại Hậu Lê hay triều đại nhà Nguyễn, Việt Nam đã hợp nhất một phần lãnh thổ ở phía Đông Bắc Lào với vùng biên giới của mình. Tuy nhiên, mức độ và số lần căng thẳng về chính trị không nhiều và sâu sắc, đất chiếm lĩnh thì chưa được khai thác, dân số của Lào ít nên sau khi chiếm lĩnh được cũng không đủ lực lượng lao động tại chỗ để khai thác. Hơn nữa, có nhiều lý do nên không thu hút được dân nước mình khai thác vùng đất đó nên việc tiến sang Lào của Việt Nam không dễ dàng. Tương tự, triều Nguyễn đã lấy đất của Lào và nhập vào lãnh thổ của mình 6 trấn là Trấn Man, Trấn Biên, Trấn Ninh, Trấn Tĩnh, Trấn Định, Lạc Biên và rồi trả lại cho Lào khi Pháp tiến vào (2).

Vì khó tiến lên phía Tây Bắc nên Việt Nam tiến về phía Nam là một kết quả tất yếu. Ở đây, so với các nước ở phía Nam, Việt Nam chiếm ưu thế về sức mạnh, so với phía Tây Bắc thì không tồn tại trở ngại nào, sau khi chiếm lĩnh có thể khai thác mở rộng bằng lực lượng lao động phong phú tại chỗ. Không những thế, về mặt địa lý, phía Nam nối liền với đường biển rất thuận tiện nên dễ tiến hơn đường bộ. Việc chinh phục được Champa hiếu chiến là đỉnh cao của vị thế và sự phát triển của Việt Nam.

Cũng như lịch sử trường kỳ của Việt Nam, việc mở rộng lãnh thổ mất thời gian dài. Trong thời gian đó, việc mở rộng lãnh thổ bắt đầu từ triều nhà Lý. Bài nghiên cứu này xem xét việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam của triều đại hậu Lê, thời kỳ mà công cuộc mở mang lãnh thổ được tiến hành sâu rộng và mạnh mẽ nhất trong lịch sử Việt Nam.

Nhà Lý là triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam, ngoại trừ 100 năm hưng thịnh, còn lại đều là thời kỳ bất ổn. Việc mở rộng lãnh thổ dưới triều đại Lý được hoàn thành trong 260 năm, thời kỳ bất ổn định bởi Trịnh – Nguyễn phân tranh, tức là thời kỳ đối lập và phân chia Nam Bắc.

Tài liệu tham khảo của bài nghiên cứu này là Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh, Việt Nam quốc hiệu và cương vực qua các thời đại của Nguyễn Đình Đầu, Khảo sát chế độ đất đai và mở rộng lãnh thổ phía Nam Việt Nam và Quốc hiệu và lãnh thổ của Việt Nam của Song Jung Nam (3).

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Vietna10

Khác với các bài nghiên cứu trước, bài nghiên cứu này mang tính phức hợp và xem xét đến các vấn đề lịch sử trong giới hạn một thời đại và một chủ đề, đồng thời có mục đích phân tích tính chất thời đại trong việc mở rộng lãnh thổ – vấn đề chưa được đề cập trong các bài nghiên cứu trước. Để thực hiện mục đích này, bài viết phân chia thời kỳ trước và sau khi chúa Trịnh và chúa Nguyễn – 2 nhà quyền lực dưới 1 triều đại trong 1 quốc gia – phân tranh quyền lực và xem xét bối cảnh, quá trình triển khai, tính chất của việc mở rộng lãnh thổ trong từng thời kỳ. Ở thời kỳ trước khi Trịnh Nguyễn phân tranh, trong mối liên hệ với thời kỳ sau, chúng tôi xem xét đến thời điểm việc mở rộng lãnh thổ được triển khai; Thời kỳ sau Trịnh Nguyễn phân tranh, bài viết sẽ xem xét đến khi Pháp tiến vào ngăn chặn việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam.

II. THỜI KỲ TRƯỚC KHI PHÂN CHIA NAM BẮC

Ngay sau thời kỳ Bắc thuộc tức là sau thời kỳ thuộc địa của Trung Quốc thì ranh giới phía Nam của Việt Nam là Hà Tĩnh. Lợi dụng lúc nước Đường khó giữ được An Nam bởi tình hình hỗn loạn nghiêm trọng cuối thời Đường như sự xâm chiếm Java, Chiêm Thành, Nam Triều, Campuchia và sự nổi dậy của An Nam… cũng là lúc mà Chiêm Thành đang ở trong thời kỳ hưng thịnh mở rộng lãnh thổ từ Ai Vân (còn gọi là Hải Vân) đến Hoành Sơn, nay được phỏng đoán là đã quyết định Indrapura của huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam làm thủ đô (4).

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Ban-do20

Việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam được bắt đầu từ thời kỳ Việt Nam có vương triều độc lập. Nhưng vì thời gian tồn tại của Ngô, Đinh, Tiền Lê ngắn và chưa được vững vàng, thiếu chuẩn bị nên lãnh thổ không có thay đổi gì kể cả phía Nam. Trong 3 triều đại kể trên thì triều đại Tiền Lê đã viễn chinh đến thủ đô của Chiêm Thành nhưng không thể mở rộng được lãnh thổ. Nhưng kể từ đấy, Chiêm Thành đã trở thành nước triều cống của Việt Nam (5).

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Ban-do21

Trong lịch sử Việt Nam, việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam được bắt đầu từ năm 1069 dưới triều đại Lý – triều đại đầu tiên có thời gian tồn tại lâu nhất. Kết quả là Chiêm Thành đã nhường 3 châu Bố Chánh, Địa Lý, Ma Linh (6). Căn cứ vùng đất thuộc Địa Lý ở huyện Lê Ninh, tỉnh Quảng Bình, Ma Linh ở huyện Bến Hải, tỉnh Quảng Trị, Bố Chính ở huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình thì có thể nói là triều đại Lý đã mở rộng lãnh thổ phía Nam đến tỉnh Quảng Trị ngày nay. Năm 1075, Địa Lý và Ma Linh đã đổi tên thành châu Lâm Bình và Minh Linh (7). Năm 1104, với sự xâm lược của Chiêm Thành 3 châu này bị chiếm mất nhưng ngay sau đó với sự tấn công của Lý Thường Kiệt, Việt Nam đã giành lại được (8).

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Ban-do22

Năm 1307, thông qua cuộc hôn nhân với Chế Mân – vua của Chiêm Thành, Trần Nhân Tông đã nhận được châu Ô, Lý. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi “Trước đây vua Chiêm Thành là Chế Mân đem đất đó làm lễ vật dẫn cưới, dân các thôn La Thủy, Tác Hồng, Đà Bồng không phục, vua bèn sai Đoàn Nhữ Hài đến đó để tuyên thị đức ý của triều đình, chọn dân ở đấy ban cho chức quan, cấp cho ruộng vườn, miễn tô thuế 3 năm để vỗ về” (9).

Trong lịch sử chinh phục Chiêm Thành của Việt Nam, việc nhận được lãnh thổ do nhà trai cho nhà gái là việc lấy lãnh thổ thông qua quan hệ hữu nghị (10). Chúng tôi sẽ đề cập sau, trong lịch sử cũng có sự kiện tương tự như thế nhưng lại kết thúc bởi sự di trú của người dân thông qua quan hệ hôn nhân. Năm sau đó, triều đại nhà Trần đã đổi vùng đất này thành Thuận Châu (bây giờ là Quảng Trị), Hóa Châu (bây giờ là Thừa Thiên Huế) (11). Triều đại nhà Trần vì phải đương đầu với 3 cuộc xâm lược kéo dài và quyết liệt của quân Mông Cổ nên cũng như các triều đại trước và sau đó, ngoài trường hợp trên, Việt Nam không nhận được một tấc đất nào từ Champa. Ngược lại, do bị tổn thất nặng nề trong thời kỳ chiến tranh chống Mông Cổ và sự mạnh lên của Chiêm Thành, Thăng Long đã vài lần phải lâm vào thế tự vệ và thậm chí năm 1368 còn bị Chiêm Thành yêu cầu trả lại châu Hóa – một phần trong lãnh thổ là lễ vật hôn thú trước đây.

“Tháng 2 năm 1368, Chiêm Thành sai Mục Bà Ma sang đòi lại đất biên giới Hóa Châu” (12).

Với yêu cầu này của Chiêm Thành, trước hết nhờ sức mạnh sẵn có nhưng Việt Nam còn có tư cách đòi phạt hay bồi thường đối với một phần lễ hôn thú bị mất. Kết hôn chưa được một năm thì vua Chiêm Thành mất, theo phong tục Suttee của Ấn Độ, công chúa phải chết cùng với vua, phía Việt Nam đã dùng mưu lược phục thù nhằm cứu công chúa (13).

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Ban-do24

Việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam cũng được tiếp tục với triều Hồ. Năm 1402, nhà Hồ xâm chiếm Chiêm Thành và nhận được Chiêm Động chia thành hai châu Thăng và Hóa; đồng thời nhận được Cổ Lũy chia thành 2 châu Tư và Nghĩa (14). Châu Thăng và Hóa ngày nay thuộc huyện Duy Sơn, Quế Sơn, Tam Kỳ Thăng Bình của tỉnh Quảng Nam, Châu Tư và Nghĩa nay thuộc huyện Đức Phổ, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi. Điều này có nghĩa là lãnh thổ phía Nam Việt Nam được mở rộng đến Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Nhưng khi nhà Minh cai trị thì khu vực này bị Chiêm Thành chiếm lại. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi “Minh Vĩnh Lạc thứ 12, Phủ Thăng Hoa tuy có đặt quan, nhưng Chiêm Thành vẫn có trưởng lộ chiếm giữ, nên nhà Minh chỉ ghi tên không mà thôi (15). Đào Duy Anh đã lấy ở Hoàng Minh thực lực và đưa ra bằng chứng về điều này “Năm Vĩnh Lạc thứ 13, tháng 11, vua nước Chiêm Thành là Chiêm Ba Dịch Lai… lại xâm đoạt đất 4 châu 11 huyện thuộc phủ Thăng Hoa đuổi cướp nhân dân” (16).

Trong lịch sử Việt Nam, triều đại hậu Lê là triều đại có được nhiều lãnh thổ nhất. Kết quả là Việt Nam có lãnh thổ gồm phần phía Nam ngày nay. Việc mở rộng lãnh thổ của triều đại hậu Lê có thể chia thành 100 năm hưng thịnh và 260 năm suy vong. Ở chương này chủ yếu tập trung vào thời kỳ hưng thịnh.

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Ban-do25

Năm 1470, Lê Thánh Tông đem 26 vạn đại quân chiếm Chiêm Thành và năm 1471 đã lấy lại 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa bị mất trong thời gian cai trị của nhà Minh đặt tên gọi là Quảng Nam thừa tuyên (17). Ngoài ra, qua cuộc viễn chinh này, vua Lê Thánh Tông đã chiếm được vùng đất từ Hoài Nhân đến đèo Cù Mông (18). Do đó, Việt Nam đã mở rộng lãnh thổ đến Bình Định ngày nay, và năm 1490 đưa Quảng Nam và Thăng Hoa nhập vào lãnh thổ đã chiếm được (19).

Cuộc viễn chinh lớn vào năm 1470 đã giúp cho Việt Nam sau này có bàn đạp để có thể dễ dàng hợp nhất Chiêm Thành. Ngoài lãnh thổ chiếm được, Việt Nam chia Chiêm Thành thành 3 khu vực Nam Bàn, Hoa Anh, Phiên Lung vốn đã chịu nhiều thất bại nặng nề (20) để có thể dễ dàng hợp nhất khu vực này vào bất cứ lúc nào. Cụ thể là Việt Nam cho Nam Bàn nhập vào Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc; Hòa Anh vào Phú Yên, Khánh Hòa; Phiên Luân vào Ninh Thuận thuộc Phan Rang. Việt Nam đã phân ly Chiêm Thành thành 3 vùng ban sắc phong cho 3 vua và đặt nền móng cho việc hợp nhất Chiêm Thành. Ngoài ra, trong thời kỳ hưng thịnh triều đại hậu Lê cũng đã mở rộng lãnh thổ về phía Tây. Khác với cách xâm lược và hợp nhất như khi mở rộng lãnh thổ ở phía Nam, ở đây có tính chất lệ thuộc và hợp nhất nhiều hơn.

Vào năm 1353, Angcowat độc lập, ở vương quốc Lan Xang của Lào có bộ lạc Bồn Man ở khu vực trung tâm Quảng Bình thuộc Sơn La – vùng tiếp giáp với biên giới Việt Nam. Tộc họ Câm cai trị khu vực này nhiều đời và có quan hệ đối ngoại với Việt Nam từ thế kỷ 15. Năm 1447, theo đề nghị quy phục của Bồn Man, Việt Nam đã tiếp thu điều này và đổi thành châu Quy Hợp (21) nhập vào phủ Lâm An (22). Cho dù bị quy phục Việt Nam nhưng cũng như lúc quy phục Lan Xang, vùng này vẫn được công nhận là tự trị như trước (23). Đất này bị hợp nhất cho đến khi Việt Nam bị Pháp xâm chiếm.

Sau vương triều độc lập, đến thời kỳ hưng thịnh của triều đại hậu Lê, việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam được tiến hành trong điều kiện năng lực quốc gia yếu kém. Cho dù là triều đại độc lập, nhưng thời kỳ Ngô, Đinh, tiền Lê ở trong tình thế bị đóng khung trong một quốc gia, thời nhà Trần thì tuy là một đất nước có một không hai trên thế giới có khả năng đẩy lùi quân Mông Cổ 3 lần nhưng vì hậu quả chiến tranh, gặp phải nhiều khó khăn nên không thể tiến hành mở rộng lãnh thổ bằng vũ lực.

Việc mở rộng lãnh thổ có tính cách hợp nhất vĩnh viễn đã đẩy mạnh sự phát triển của Việt Nam thông qua sự di trú của người Việt và chính sách phái quan lại người Việt làm quản lý và tiến hành Việt Nam hóa người bản địa. Với sự lệ thuộc của Bồn Man, lãnh thổ của Lào được sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam và tuy chính sách phát triển thông qua sự di trú của người dân như ở phía Nam cho dù không được thực hiện nhưng Việt Nam phái người quản lý tới địa phương để trực tiếp quản lý đã cho thấy tính chất chiếm lĩnh vĩnh viễn ở đây. Để dàn xếp sự chống đối của Bồn Man, từ năm 1460 Lê Thánh Tông đã nhiều lần gửi quân đội đến trấn áp, thậm chí tháng 8 năm 1479 đã điều động 18 vạn đại quân bình định đến Luang Prahang (24). Năm 1474, chính sách di trú người Việt tới khu vực Chiêm Thành ra sắc chỉ rằng: Tù nhân bị tội lưu, ở châu gần thì sung làm quân vệ Thăng Hoa, ở châu ngoài thì sung làm quân vệ Tư Nghĩa, ở châu gần thì sung làm quân vệ Hoài Nhân, những kẻ được tha tội cũng sung làm quân vệ Hoài Nhân (25).

Đặc trưng của việc mở rộng lãnh thổ trong thời gian này có khác với thời kỳ suy thoái là đối tượng mở rộng lãnh thổ là ngoài một phần của Lào ra chỉ giới hạn trong khu vực Chiêm Thành. Kết quả là Chiêm Thành ở vùng đệm nên có thể duy trì quan hệ đối ngoại giữa Thái Lan, Campuchia với Việt Nam. Nhưng thời kỳ sau, đối tượng mở rộng lãnh thổ đến cả Campuchia, quan hệ giữa Việt Nam – Campuchia hay Việt Nam – Thái Lan trở thành mối quan hệ đối lập sâu sắc, thậm chí Campuchia là trục chiến lược trong sự cạnh tranh của Việt Nam và Thái Lan.

III. THỜI KỲ SAU PHÂN CHIA NAM BẮC

Việc mở rộng lãnh thổ trong lịch sử Việt Nam được thực hiện sôi động, nhanh và trong phạm vi rộng lớn nhất là vào thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh. Việc mở rộng lãnh thổ trong thời kỳ này hay được triển khai với mục đích cơ bản vốn có nhưng có thể thấy được sự khác nhau với thời kỳ trước ở chỗ được tiến hành trong sự chia rẽ và đối lập sâu sắc về quyền lực. Việc mở rộng lãnh thổ trong thời gian này không được triển khai qua thời gian lâu dài như thời kỳ trước mà được thực hiện trong thời gian ngắn khoảng 250 năm. Dĩ nhiên có khả năng là vì đã chuẩn bị bàn đạp trong thời kỳ trước. Giống như khi xem xét thời gian tồn tại dài hay ngắn của một vương quốc, thông qua việc mở rộng lãnh thổ cũng có thể nhìn thấy được sức mạnh của quốc gia và tổn thất của Chiêm Thành.

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 609f2b10

Một mặt, việc mở rộng lãnh thổ ở thời kỳ sau phân chia Nam Bắc được thực hiện thông qua việc hợp nhất hoàn toàn Chiêm Thành và sự mở rộng về phía Campuchia đã kéo theo sự căng thẳng sâu sắc trong quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia và dĩ nhiên ảnh hưởng tới cả quan hệ Campuchia và Thái Lan. Kết quả là ngày nay, đối ngoại giữa 3 nước, đặc biệt Việt Nam – Campuchia hay Thái Lan – Campuchia vẫn còn chịu ảnh hưởng không nhỏ (26).

Để thoát khỏi sự uy hiếp của chúa Trịnh, chúa Nguyễn đi xuống phía Nam thúc đẩy chính sách một cách năng động như chính sách đối ngoại thông thương, chính sách mở rộng lãnh thổ để xây dựng sức mạnh nhằm khôi phục quyền lực đã mất (27).

Do đó, việc mở rộng lãnh thổ của chúa Nguyễn tiếp tục được thúc đẩy không quan tâm đến thời gian 7 lần phân tranh với chúa Trịnh như trích đoạn dưới đây.

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Ban-do26

“Năm 1611, quân Chiêm Thành xâm lấn biên giới. Chúa sai chủ sự là Văn Phong (không rõ họ) đem quân đi đánh lấy được đất ấy, bèn đặt làm một phủ, cho hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa lệ thuộc vào. Nhân sai Văn Phong làm lưu thủ đất ấy (28).

Sự kiện năm 1611 đã chứng minh rằng khác với thời kỳ đầu, đặc trưng của thời kỳ sau là chiếm lĩnh đồng thời sát nhập và hợp nhất lãnh thổ.

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Ban-do27

Đặc trưng này cũng có thể thấy được qua sự kiện xảy ra vào năm 1653. “Vua nước Chiêm Thành là Bà Tấm quấy rối đất Phú Yên. Sai cai cơ Hùng Lộc hầu làm tổng binh và xá sai Minh võ làm tham mưu đem 3000 quân đi đánh. Đến phủ Phú Yên, ngày 3 tháng 4, nhân đêm qua đèo Hổ Dương núi Thạch Bi, ruổi thẳng đến trại của Bà Tấm, phóng lửa đánh gấp, phá tan, đuổi dài đến sông Phan Lang. Bà Tấm sai con là Xác Bà Ân nộp lễ xin hàng. Phúc Tần cho, bắt chia đại giới, lấy đất tự phía đông sông ấy đến Phú Yên đặt làm hai phủ Thái Khang và Diên Ninh, đặt dinh trấn thủ Thái Khang, phía Tây sông vẫn là nước Chiêm Thành, khiến giữ bờ cõi mà nộp cống”. (29) Thái Khang và Diên Ninh bây giờ là Ninh Hòa và Diên Khánh, lúc này lãnh thổ của Việt Nam được mở rộng đến Khánh Hòa.

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Ban-do28

Tháng 8 năm 1692, chúa Nguyễn chiếm Chiêm Thành và nhân cơ hội chiếm Diên Ninh của Chiêm Thành và tháng 3 năm sau đã bắt được vua Chiêm Thành là Bà Tranh. Lúc này, chúa Nguyễn đã đổi tên Chiêm Thành là Thuận Thành. Chúa Nguyễn đã sai cai đội Nguyễn Trí Thắng, cai cơ Nguyễn Tân Lễ, cai đội Chu Kiêm Thắng đến Phố Hài, Phan Rí, Phan Rang thuộc Bình Thuận ngày này để phòng ngự tàn đảng của Thuận Thành (30).

Đất nước Chiêm Thành đến bây giờ đã hoàn toàn bị biến mất trên bản đồ. Chiêm Thành đã bị hợp nhất hoàn toàn vào Việt Nam năm 1697 nhưng trên thực tế, với tư cách là một quốc gia thì đã bị xóa bỏ vào năm 1693.

“Tháng 8 năm 1693, đổi trấn Thuận Thành làm phủ Bình Thuận, lấy tả trà viên Kế Bà Tử làm khám lý, ba người con Bà Ân làm đề đốc, đề lãnh và cai phủ, bắt mặc quần áo theo lối người Kinh và sai về để vỗ yên lòng dân”. (31) Việc lấy người Chiêm Thành cai trị người Chiêm Thành thế này là hình thức mà lịch sử Việt Nam đã đối xử với tất cả các dân tộc thiểu số từ trước đến nay. Công nhận sự tự trị nhưng có nghĩa là tự trị dưới cơ cấu cai trị dạng piramid trong quốc gia. Do đó, kể từ bây giờ Chiêm Thành đã trở thành một dân tộc thiểu số của Việt Nam.

Nhưng việc loại trừ hoàn toàn Chiêm Thành làm chúa Nguyễn gặp nhiều khó khăn và trở thành gánh nặng. Từ tháng 12 năm 1693 đến tháng 2 năm sau, người Thanh A Ban và người Chiêm Thành Oc Nha That liên kết với nhau gây ra phản loạn ở Thuận Thành; Tháng 9 năm 1695 người lái buôn Lính đã liên kết Quy Ninh và Quảng Phú ở Quảng Ngãi gây phản loạn; tháng 3 năm 1697, 5 sách huyện Phú Vang nổi dậy… là những ví dụ có thật gây khó khăn cho chúa Nguyễn (32).

Sau khi chiếm Chiêm Thành vào năm 1693, chúa Nguyễn đã thi hành một số chính sách để giảm thiểu gánh nặng và những mối lo lắng đó. Thứ nhất, hợp nhất hoàn toàn đất chiếm lĩnh Thuận Thành vào lãnh thổ của mình, đặt theo hình thức trấn hơn là đơn vị hành chính. Cho dù đã đặt lãnh, phủ, huyện, tổng, tư là đơn vị hành chính địa phương đối với khu vực đồng bằng của chúa Nguyễn lúc đó nhưng chúa Nguyễn đã không áp đặt mà đặt Thuận Thành là trấn. Đây cũng là hình thức cai trị dân tộc thiểu số trong quá khứ. Do đó, ngoài việc dùng phương pháp cực đoan là đàn áp phản loạn, vào tháng 8 năm 1693, chúa Nguyễn đã đổi trấn Thuận Thành thành phủ Bình Thuận rồi tháng năm năm sau lại đổi thành trấn Thuận Thành (33).

Thứ hai, như đã viết ở trên, chúa Nguyễn đã thi hành chính sách đồng hóa hay lấy người Chiêm Thành cai trị người Chiêm Thành. Với phương pháp cụ thể hơn đối với điều này chúa Nguyễn đã dùng Kế Ba Tư làm tả đô đốc của phủ Thuận Thành và tiếp tục cai trị nơi này, đã nộp cống ông ta bởi phiên vương của trấn Thuận Thành và thu thập quân dân nộp cống hằng năm, và đã trả lại những vật lấy được trong cuộc chiến như ấn, gươm, yên, ngựa và những người bị bắt trước đây. Lúc này chúa Nguyễn đã chỉ định những danh sách nộp cống cho Việt Nam là voi đức 2 thớt, bò vàng 20 con, ngà voi 6 cái, sừng tê 10 tòa, khăn vải trắng 500 bức, sáp ong 50 cân, da cá 20 tấm, cát sủi 400 thúng, chiếu tre trắng 500 lá, gỗ mun 200 cây, thuyền dài 1 chiếc (34).

Việc quy định đối với các vật nộp cống và dâng phiên vương có thể nói là một điển hình trong việc nâng cao vị thế so với các nước nhỏ xung quanh của Việt Nam. Cho đến bây giờ khi xem xét đến thông lệ ban sắc phong cho các tù trưởng các dân tộc thiểu số thì có thể thấy đó là mắt xích trong chính sách hợp nhất Chiêm Thành như đã nêu. Khi so sánh thời gian tồn tại hay diện tích lãnh thổ, chính sách thôn tính một quốc gia có thế lực không thua kém mình là một sách lược chính trị khổ nhục.

Nhưng vào năm 1697, Việt Nam đổi trấn Thuận Thành thành Bình Thuận và sát nhập vào một đơn vị hành chính của Việt Nam đồng thời hợp nhất lãnh thổ còn lại của Chiêm Thành từ Phan Rang đến Phan Rí đổi thành 2 huyện An Phuc và Hoa Da rồi sát nhập vào Bình Thuận nên dấu tích của Chiêm Thành hoàn toàn đã bị xóa bỏ trên bản đồ (35).

Việc hợp nhất hoàn toàn Chiêm Thành thể hiện sự vững vàng của một quốc gia thống trị nhưng cũng cho thấy đây là một mắt xích trong việc thực hiện ý định hợp nhất Campuchia có chung đường biên giới. Kể từ trước đó rất lâu, khi trấn Thuận Thành và Phan Rang, Phan Rí vẫn còn là khu vực tự trị của Chiêm Thành, sự tiến vào Campuchia của Việt Nam đã được thúc đẩy qua việc lợi dụng những người di cư của nước Minh để phát triển lãnh thổ Campuchia nhưng lúc này thì Việt Nam không còn lý do gì để tiếp tục giữ chế độ tự trị ở khu vực này. Việc chia rẽ mục đích chính sách này mất cân bằng đối với nhiều dân tộc thiểu số và dân tộc Khơme của Campuchia.

Tham vọng mở rộng lãnh thổ của Chúa Nguyễn không dừng lại ở Chiêm Thành. Điều đó có thể nhìn thấy được vào năm 1621, chúa Nguyễn đã có quan hệ hôn thú với đời thứ 2 Chey Chettha của Campuchia (36). Lúc đó, chúa Nguyễn đã yêu cầu vua Campuchia cho người Việt Nam di trú tự nhiên, di trú Thủy Chấn Lạp với những hình thức miễn thuế, thương mại, phát triển. Kết quả là việc di trú đến Campuchia của người Việt Nam được bắt đầu từ tỉnh Đồng Nai và Mỗi Xoài thuộc Bà Rịa, Vũng Tàu bây giờ (37).

Lúc đó Campuchia lệ thuộc vào vương quốc Ayuthaya của Thái Lan đã mượn sức mạnh của Việt Nam để thoát khỏi sự cai trị của Thái, Việt Nam đã có được cơ hội tiến vào Campuchia một cách hợp pháp và đồng thời trên cơ sở đó, đã có được cơ hội tuyệt vời để có thể cản trở sự tiến vào Campuchia của Thái và xâm chiếm lãnh thổ Campuchia (38). Sau đó, dưới chính sách ngoại giao cận Việt viễn Thái của Campuchia (chữ Hán), năm 1658, lần đầu tiên Việt Nam có cơ hội gửi quân đội theo yêu cầu của Campuchia để giải quyết phân tranh vương vị và kết quả là nhận được sự cư trú hợp pháp ở Mỗi Xoài, Đồng Nai và nộp cống, thần phục từ Campuchia (39).

Vào năm 1674, Việt Nam đã gửi quân đội đến Campuchia lần thứ hai để giải quyết tranh chấp vương vị và có thể bước một bước sâu hơn vào việc hợp nhất lãnh thổ Campuchia bằng cách đặt ra chế độ chính vương và phó vương (chữ Hán). Lúc này, phó vương sống ở Sài Gòn. Trên cơ sở này, vào tháng 1 năm 1679 Việt Nam đã đem 50 chiến thuyền với hơn 3 nghìn quân, lợi dụng những người quản lý của nước Minh (Trung Quốc) đầu hàng như Dương Ngan Địch, Hoàng Tiến, Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình… tiến hành thực hiện việc phát triển Mỹ Tho và Biên Hòa (40). Những khu vực này là kết quả chiến thắng trong cuộc phân tranh vũ lực với Thái trên lãnh thổ Campuchia của Việt Nam, vì một phần thuộc khu vực mà Nạc Ông Nộn được bổ nhiệm cai trị, nên Việt Nam có thể định cư ở đó. Năm 1679, do chính vương và phó vương của Campuchia xung đột, Việt Nam và Thái đều gửi quân đội can thiệp nên chiến tranh đã xảy ra, Việt Nam đã hoàn toàn không thể đưa ra các giải quyết vấn đề này.

Những người có thế lực khai phá đất, xây dựng thành Đông Phố và biến nơi đây thành nơi thương mại quốc tế đông đúc với những chiếc thuyền của nhà Thanh – phương Tây – Nhật – Java. Thời điểm này, có thể nói ngoài người Việt Nam ra, người Trung Quốc cũng phát triển Thủy Chân Lạp. Vào năm 1680, việc phát triển Thủy Chân Lạp dựa vào Mạc Cửu người Quảng Đông Trung Quốc. Ông ta được bổ nhiệm làm quản lý của Campuchia và đã phát triển Phú Quốc, Cần Bọt, Gia Khê, Luỗng Cây, Hương Úc, Cà Mau (41). Ở đây, vào năm 1810 đã đổi thành trấn Hà Tiên rồi năm 1831 đổi thành tỉnh Hà Tiên.

Năm 1688, với cuộc phản loạn của Hoàng Tiến đã trở thành cơ hội cho Việt Nam thực hiện hợp nhất lãnh thổ Campuchia. Hoàng Tiến gây ra phản loạn, quốc vương của Campuchia Nặc Ông Thu đã từ chối thần phục và nộp cống cho Việt Nam và dương ngọn cờ phản loạn. Việt Nam đã gửi quân vào Sài Gòn để bình định việc này nhưng không thành công. Tuy nhiên, trong trong một thời gian dài nắm giữ, Việt Nam thực sự đã có ảnh hưởng ở khu vực này. Tiếp đó, năm 1691, người có thực quyền ở đây là phó vương Nặc Ông Nộn tử vong đã tạo ra một khoảng trống quyền lực đã xúc tiến quá trình hợp nhất của Việt Nam ở khu vực này. Trên cơ sở đó, từ năm 1698, bắt đầu hợp nhất khu vực Gia Định khai thác được dựa vào người Trung Quốc và người bản xứ trước đây.

Năm 1698 là năm sau khi Việt Nam hoàn toàn hợp nhất Chiêm Thành. Điều này rất quan trọng vì thể hiện được tính quan hệ tương hỗ trong việc hợp nhất Chiêm Thành và Campuchia của Việt Nam. Tức là, trước năm 1698, Việt Nam có thể lợi dụng khoảng trống cai trị của Campuchia trên mảnh đất do người Trung Quốc và người bản xứ khai phát và hợp nhất nhưng trong khi chưa hợp nhất hoàn toàn Chiêm Thành nên có thể gặp nhiều khó khăn; hoặc trong trường hợp đã hợp nhất hoàn toàn Chiêm Thành nhưng có khả năng xảy ra phản loạn và chống đối nên có thể cho rằng sức lực sẽ bị phân tán nên đã không thực hiện và chuẩn bị cho đến năm 1698 mới tiến hành hợp nhất Campuchia.

“Bắt đầu đặt phủ Gia Định. Sai thống suất Nguyễn Hữu Kính kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, mỗi dinh đều đặt các chức lưu thủ, cai bạ, ký lục và cơ độ thuyền thủy bộ tinh binh và thuộc binh. Mở rộng đất được nghìn dặm, được hơn 4 vạn hộ, bèn chiêu mộ những dân xiêu dạt từ Bố Chính trở về nam cho đến ở cho đông. Thiết lập xã thôn phường ấp, chia cắt giới phận, khai khẩn ruộng nương, định lệ thuế to dung, làm sổ đinh điền. Lại lấy người Thanh đến buôn bán ở xã Minh Hương. Từ đó người Thanh ở buôn bán đều thành dân hộ của ta” (42).

Nội dung trên cho thấy việc hợp nhất lãnh thổ Campuchia của Việt Nam khác với phương pháp hợp nhất Chiêm Thành trong thời kỳ trước. Khi hợp nhất lãnh thổ của Chiêm Thành, đa số dùng phương pháp chiếm bằng vũ lực nhưng khi hợp nhất lãnh thổ Campuchia thì lợi dụng người trong nước hay người nước ngoài trước hết là khai thác rồi lợi dụng khi quyền lực cai trị của Campuchia yếu đi thì hợp nhất một cách tự nhiên. Không những thế, ở đây còn cho thấy sự ưu tiên phương pháp nhận lãnh thổ bằng cách hỗ trợ giải quyết nội chiến của Campuchia hơn là dùng vũ lực trực tiếp.

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Ban-do34

Vào năm 1708, Mạc Cửu cảm thấy bất an với nội tình của Campuchia, nhờ thần phục Việt Nam mới có được đường biên giới của Campuchia bây giờ còn Việt Nam thì có được khu vực ở phía cực nam bao gồm đảo Phú Quốc, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu (43). Khu vực này là một trong 6 tỉnh thuộc tỉnh Hà Tiên thời nhà Nguyễn. Điều này cũng như đã đề cập ở trên cho thấy hình thức hợp nhất không liên quan đến vũ lực của Việt Nam.

Do đó, trong 6 tỉnh, Việt Nam đã hợp nhất 3 tỉnh là Biên Hòa, Gia Định, Hà Tiên. Ba tỉnh còn lại vẫn trong tình trạng chưa hợp nhất được là Định Tường, Vĩnh Long, An Giang. Ba tỉnh này ở trong địa thế hình răng cưa, nằm xem kẽ giữa hai tỉnh Biên Hòa – Gia Định và tỉnh Hà Tiên. Vì thế, để bảo tồn tỉnh Hà Tiên ở vị trí xa nên việc hợp nhất 3 tỉnh còn lại là một việc cần thiết. Do đó qua 3 lần liên tiếp thực hiện hợp nhất, khu vực này được hợp nhất với phương pháp khác với trước đây là bằng vũ lực.

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Ban-do13

Lần thứ 1, năm 1732, Việt Nam đã gửi quân đội tới, lấy Mỹ Tho, Sa Đéc ở phía Tây Gia Định, và đặt châu Định Viễn, lĩnh Long Hồ (44). Những khu vực này thuộc tỉnh Định Tường. Những khu vực này bây giờ thuộc tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp. Với cơ hội này, vào năm 1744 chúa Nguyễn đã xác lập khu vực hành chính với cơ cấu 12 lĩnh và 1 trấn (45).

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Ban-do14

Lần thứ 2 cũng giành được thành quả bằng vũ lực. Chúa Nguyễn đã hai lần viễn chinh Campuchia vào năm 1753 và 1755 do hiệp ước quan hệ của chúa Trịnh và YuRin Côn Man của Nạc Ông Nguyên là vua Campuchia. Lúc này Nạc Ông Nguyên tị nạn ở Hà Tiên và năm 1756, đưa Mạc Thiên Tứ đề nghị thần phục và nộp cống cho chúa Nguyễn và đã dâng 2 phủ Tam Bon, Loi Lap (46). Nơi này giáp với tỉnh Định Tường thuộc tỉnh Vĩnh Long.

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Ban-do15

Lần cuối cùng, năm 1757, trong quá trình lên ngôi, vua Cao Miên nhận sự giúp đỡ đã nhận từ Nạc Ông Tôn 2 phủ Trà Vinh, Ba Thắc và Tầm Phong Long (47). Trong 6 tỉnh, những khu vực này thuộc tỉnh An Giang. Do đó, Việt Nam đã xác lập được lãnh thổ phía Nam bây giờ.

Đối với sự kiện của năm 1757, khi xem xét biên giới lãnh thổ Việt Nam qua ghi chép là “Năm 1757, Nạc Ông Nguyên nước Chân Lạp chết. Người chú họ là Nạc Nhuân Tạm coi việc nước. Biên thần tâu xin nhân đó lập Nhuận để tỏ ân nghĩa, cho vững biên cương. Chúa bắt phải hiến hai phủ Trà Vinh, Ba Thắc, rồi sau mới y cho …” (48) chúng ta có thể thấy rõ hơn. Nói cách khác, cho dù đã hợp nhất Định Tường và Vĩnh Long nhưng dưới thời chúa Nguyễn, không có tỉnh An Giang nên Châu Đốc, Cần Thơ, Sóc Trăng có địa thế như răng rụng nên Việt Nam cần có được vùng này với cái giá là phải can thiệp chính trị.

Ngoài ra, cùng năm 1757, Việt Nam đã được vua Camphuchia Nạc Ông Tôn dâng 5 phủ Hương Úc, Cần Bọt, Chân Sum, Sài Mạt, Linh Quỳnh (49). Khu vực này tiếp giáp với Hà Tiên nhưng trong thời gian vua Tự Đức tại vị đã trả lại cho Campuchia (50).

Việc mở rộng lãnh thổ phía Nam của chúa Nguyễn đã gặp phải một số yếu tố nên phải tạm dừng ở đây. Thứ nhất, do sức lực quốc gia của chúa Nguyễn bị yếu đi nên không đủ nội lực để mở rộng lãnh thổ hơn nữa. Thứ hai, trong thời gian ngắn không đủ năng lực để khai thác quản lý lãnh thổ tăng nhiều (51).

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Ban-do17

Việc mở rộng lãnh thổ về phía nam của Việt Nam cũng được tiếp tục dưới triều đại cuối cùng trong lịch sử Việt Nam là triều đại nhà Nguyễn. Như đã đề cập ở trên, Việt Nam đã hợp nhất một phần lãnh thổ của Lào tiếp giáp với khu vực từ Quảng Bình tới Lạng Sơn, đã gửi quân đi 6 phủ và bổ nhiệm làm tộc trưởng ở đây theo hình thức cai trị gián tiếp.

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Ban-do18

Khi xem xét đến nhiều điều kiện như chính trị – kinh tế – địa chính học, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy hợp nhất Cao Miên để dành lợi cho quốc gia, và kết quả là năm 1835, Chân Lạp – quốc hiệu của Cao Miên đã đổi thành Chân Tây Thành và lập 2 huyện, 32 phủ (52). Lúc này lãnh thổ Việt Nam rộng 575.000 km2, gấp 1,7 lần so với diện tích ngày nay.

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Ban-do19

Nhưng cuộc xung đột dành quyền cai trị Campuchia giữa Việt Nam và Thái kéo dài, cộng với việc phản đối sự cai trị của Việt Nam trên toàn Campuchia và các cuộc phản loạn trong nước nên đã đẩy Việt Nam vào thế bất lợi. Cho nên, năm 1847, Việt Nam đã ký hiệp định với Thái và rút quân. Do đó, cho đến khi Việt Nam và Campuchia đều trở thành thuộc địa của Pháp thì Campuchia chỉ duy trì mối quan hệ nộp cống cho Việt Nam (53). Qua đây, có thể thấy việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam được điều khiển bởi Thái và Pháp. Nếu giả định trường hợp Pháp không tiến hành xâm lược hay không có mâu thuẫn với Thái thì Việt Nam đã có được một vùng rộng lớn trong lãnh thổ của Lào và Campuchia.

IV. KẾT LUẬN

Việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam cho thấy một quy luật điển hình trong lịch sử nhân loại là cá lớn nuốt cá bé. Việt Nam đã không ngừng đấu tranh trong trường kỳ lịch sử để sinh tồn bên cạnh một Trung Quốc mạnh hơn mình nhưng ngược lại cũng tiến hành chinh phục Chiêm Thành và Campuchia yếu hơn. Điều này thể hiện hai mặt trong đặc trưng lịch sử của Việt Nam là chủ nghĩa dân chủ đấu tranh và chủ nghĩa dân chủ xâm lược.

Việt Nam đã trải qua quá trình dân chủ đấu tranh và bồi dưỡng sức mạnh quốc gia rồi trên cơ sở đó hướng đến chủ nghĩa dân chủ xâm lược và kết quả là xác lập được lãnh thổ phía Nam bây giờ.

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Nam-ti10

Việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là trong việc sản xuất ngũ cốc. Ngoài khí hậu nhiệt đới gió mùa có lượng mưa và lượng nắng nhiều thì vùng này còn có tài nguyên phong phú và đất đai màu mỡ và rộng lớn.

Ở đây cũng không thể bỏ qua sự đóng góp của người dân di trú Trung Quốc. Trong khi không đủ nhân lực phát triển thì việc tham gia của người dân Trung Quốc đã giảm bớt đi gánh nặng cho người dân Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển thương mại của phía Nam và đã tăng cường tính đặc trưng đa văn hóa – đa dân tộc của Việt Nam.

Liên quan đến việc tăng cường tính đặc trưng đa văn hóa – đa dân tộc của Việt Nam không thể loại trừ vai trò của Campuchia. Việc hợp nhất Thủy Chân Lạp tức 6 tỉnh phía Nam dành được ngoài mảnh đất màu mỡ và rộng lớn còn có được dân tộc Khơme đông nhất trong 54 dân tộc đã biến Việt Nam từ một nước có văn hóa Phật giáo Đại thừa sang một nước văn hóa Phật giáo Tiểu thừa.

Đồng thời, việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam cũng là một trường hợp điển hình minh chứng cho quy luật lịch sử “giữa các nước láng giềng không có quan hệ tốt ”. Nếu như quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc mới được tái lập vào năm 1991 thì quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Campuchia cũng không được mặn mà khi 20 vạn quân Việt Nam rút lui khỏi Campuchia dưới áp lực của chủ nghĩa tư bản đứng đầu là Mỹ vào năm 1989. Quan hệ giữa Việt Nam và Thái cũng đối lập sâu sắc trong việc gây ảnh hưởng trên đất Campuchia. Xét trên quan điểm địa chính học, quan hệ giữa Việt Nam và Lào có thể là một dị biệt nhưng xét cho cùng thì có thể cũng không khác với những mối quan hệ nước láng giềng đã nêu trên.

nguồn : http://ongvove.wordpress.com




Tài liệu

2. Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, T.III, Nxb Giáo dục, H.1961, p.484.
3. Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Văn hóa, H.2006; Nguyễn Đình Đầu, Việt Nam quốc hiệu và cương vực qua các thời đại, Nxb BT, 2003; Song Jung Nam, A study on the land system and territorial expansion in southern part of Vietnam: from the mid – 16 century to 18 century SHPS T 36, 1999; Song Jung Nam, The Name and Territory of Vietnam NCĐNA 16 – 2, 2007.
4. Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Sđd, p.227.
5. Đại Việt sử ký toàn thư, T.I, Nxb KHXH, H.1998, p.228 tham khảo; Đại Việt sử ký tiền biên, Nxb KHXH, H.1997, p.174 tham khảo; Song Jung Nam, Lịch sử Việt Nam, Nxb ĐHPS, 2001, p.134.
6. Đại Việt sử ký toàn thư, T.I, Sđd, pp.274 – 275; Đại Việt sử ký tiền biên, Sđd, p.238; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục, T.I, Nxb KHXH, H.1977, p.32; Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Nxb VHTT, H.1999, p.107; Song Jung Nam, The Name and Territory of Vietnam NCĐNÁ 16 – 2, 2007, p.106.
7. Đại Việt sử ký toàn thư, T.I, Sđd, p.278; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục T.I, Sđd, p.32.
8. Đại Việt sử ký toàn thư, T.I, Sđd, p.284; Đại Việt sử ký tiền biên, Sđd, p.546; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục, T.I, Sđd, p.32.
9. Đại Việt sử ký toàn thư, T.II, Nxb KHXH, H.1998, p.91; Đại Việt sử ký tiền biên, Sđd, p.407; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục, T.I, Sđd, p.32.
10. Jung Nam, The Name and Territory of Vietnam NCĐNÁ 16 – 2, 2007, p.107.
11. Đại Việt sử ký toàn thư, T.II, Sđd, p.91; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục, T.I, Sđd, p.32.
12. Đại Việt sử ký toàn th,ư T.II, Nxb KHXH, 1998, p.145; Đại Việt sử ký tiền biên, Sđd, p.458 tham khảo.
13. Đại Việt sử ký toàn thư,T.II, Sđd, p.91; Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Sđd, p.170.
14. Đại Việt sử ký toàn thư, T.II, Sđd, pp.202 – 203; Đại Việt sử ký tiền biên, Sđd, p.512; Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Sđd, p.127; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục T.I, Sđd, p.35.
15. Đại Việt sử ký toàn thư, T.II, Sđd, p.235; Đại Việt sử ký tiền biên, Sđd, p.546; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục ,T.I, Sđd, pp.37 – 38 tham khảo.
16. Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Sđd, p.168.
17. Đại Việt sử ký toàn thư, T.II, Sđd, pp.441 – 452; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục T.I, Sđd, p.43.
18. Phan Huy Lê, Lịch sử chế độ phong keiens Việt Nam, T.II, Nxb GD, 1960, p.182; Đại Việt sử ký toàn thư T.II, Sđd, p.464.
19. Đại Việt sử ký toàn thư, T.II, Sđd, p.507.
20. Đại Việt sử ký toàn thư, T.II, Sđd, p.450; Việt sử thông giám cương mục, T.XI, Nxb Văn Sử Địa, 1959, pp.68 – 69; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục, T.I, Sđd, p.43.
21. Đại Việt sử ký toàn thư, T.II, Sđd, p.363 tham khảo.
22. Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Sđd, p.199.
23. Phan Huy Lê, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, T.II, Sđd, p.174 – 177.
24. Đại Việt sử ký toàn thư, T.II, Sđd, p.477.
25. Đại Việt sử ký toàn thư, T.II, Sđd, p.464.
26. Song Jung Nam, Quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan thời kỳ truyền thống, Hội thảo khoa học 2007 của hội Việt Nam học Hàn Quốc, 2007, p.44.
27. Song Jung Nam, A Study on the Development Factor of Trade in Dang Trong in 16th – 18th centuries NCĐNÁ 14 – 1, 2004, p.133.
28. Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Nxb Sử học, 1962, pp.43 – 44.
29. Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, p.83; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục, T.I, Sđd, p.56 tham khảo.
30. Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, p.147; Phan Khoang, Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 – 1777, nhà sách Khai Trí, 1969, pp.217 – 218.
31. Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, p.148.
32. Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, pp.148 – 153.
33. Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, p.150.
34. Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, pp.150 – 151; Phan Khoang, Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 – 1777, Sđd, pp.217 – 218.
35. Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, p.153.
36. Lê Nguyễn, Xã hội Đại Việt qua bút ký của người nước ngoài, Nxb VN TP HCM, 2004, p.174; Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, T.III, Sđd, p.105; Song Jung Nam, Quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan thời kỳ truyền thống, Bđd, p.43.
37. Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Sđd, pp.105 – 106; Phan Khoang, Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 – 1777, Sđd, pp.400 – 402.
38. Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Sđd, p.105; Yu In Sun, Lịch sử Việt Nam viết mới, Nxb Y San, 2002, 219 tham khảo.
39. Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Nxb Giaos dục, H.1998, pp.74 – 75; Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, p.98 tham khảo; Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, Nxb Thuận Hóa, 1993, p.542; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục, T.I, Sđd, p.58 tham khảo.
40. Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, p.125; Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, Sđd, p.542; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục, T.I, Sđd, p.62 tham khảo.
41. Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, p.167.
42. Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, pp.153 – 154; Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, Sđd, p.542 tham khảo.
43. Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, p.167; Song Jung Nam, A study on the land system and territorial expansion in southern part of Vietnam: from the mid – 16 century to 18 century SHBS T 36, 1999, p.57.
44. Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, 1962, p.195; Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Sđd, p.78; p.241; Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Sđd, p.241; Phan Khoang, Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 – 1777, Sđd, p.232.
45. Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, 1962, p.208.
46. Đại Nam thực lựn biên, T.I, Sđd, p.224; Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, Sđd, p.544; Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Sđd, p.78; Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục T.I, Sđd, p.69; Phan Khoang, Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 – 1777, Sđd, p.242.
47. Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, p.226; Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, Sđd, p.544; Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Sđd, pp.79 – 80; Phan Khoang, Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 – 1777, p.242; Song Jung Nam, A study on the land system and territorial expansion in southern part of Vietnam: from the mid – 16 century to 18 century SHBS T 36, 1999, p.58.
48. Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, pp.225 – 226; Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Sđd, p.79; Đại Việt sử ký tục biên 1676 – 1789, Nxb KHXH, 1991, pp.257 – 258.
49. Đại Nam thực lực tiền biên, T.I, Sđd, p.226; Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, Sđd, p.544; Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Sđd, p.79, p.80.
50. Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Sđd, p.243.
51. Song Jung Nam, The Name and Territory of Vietnam NCĐNA 16 – 2, 2007, p.110.
52. Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, T.III, Sđd, p.479.
53. Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, T.III, Sđd, p.481.c tiề


http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ:

Các hướng mở rộng khác

Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền, chính quyền Đàng Trong lần lượt đưa người ra khai thác và kiểm soát các hòn đảo lớn và quần đảo trên biển Đôngvịnh Thái Lan. Quần đảo Hoàng Sa được khai thác và kiểm soát từ đầu thế kỷ 17, Côn Đảo từ năm 1704, Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1711.[12]

Năm 1816, vua Gia Long chính thức cho cắm cờ, xác lập chủ quyền, giao đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải thay mặt quản lý hai quần đảo Hoàng SaTrường Sa. Trước đó khoảng 200 năm các chúa Nguyễn cũng đã lập đội Hoàng Sa hằng năm đi ra các đảo tìm kiếm sản vật.

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Ban-do18

Năm 1830, vua Minh Mạng sáp nhập vùng Tây Nguyên, rộng khoảng 60.000 km2 (~23.000 mile2) vào lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên các bộ tộc người Thượng vẫn được quyền tự trị của mình cho tới năm 1898 khi người Pháp trực tiếp tổ chức cai trị ở đây.

Lãnh thổ Việt Nam dưới thời Minh Mạng được xem là rộng lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, diện tích ước tính 570.000 km2 (~ 220.000 mile2) bao phủ gần hết bán đảo Đông Dương dưới những mức độ và tính chất chính trị khác nhau (nhiều vùng xa xôi phía tây trên đất Lào và Campuchia chỉ triều cống).
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Thời Pháp đô hộ



Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương bao gồm:




Mũi Bạch Long (Paklung) và khu vực phía bắc sông Bắc Luân trên bản đồ 1888 bị cắt nhường cho nhà Thanh năm 1887

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Ban-do32

Người Pháp đã có những tranh chấp với nhà Thanh (Trung Quốc) ở phía bắc về lãnh thổ. Tới năm 1895, từ công ước Pháp-Thanh 1895 đã đưa về phần lớn vùng đất Lai Châu, Điện Biên và một phần Lào Cai ngày nay thuộc về xứ Bắc Kỳ còn một phần đất ở bắc sông Bắc Luân thuộc về nhà Thanh. Sầm Châu (Huaphanh) và Xiêng Khoảng bị cắt cho Lào.

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Ban-do31

Tại Nam Kỳ theo Thống đốc Marie Jules Dupré ghi nhận năm 1874 cũng bao gồm một số hải đảo trong Vịnh Xiêm La phụ thuộc Hà Tiên mà sau đó Toàn quyền Đông Dương Joseph Jules Brévié ra nghị quyết năm 1939 ấn định lằn ranh Brévié trao cho Cam Bốt quản lý vì lý do địa lý, nhưng không có nghĩa là Nam Kỳ khước bỏ chủ quyền.[17] Những đảo này là:[18]

  • Hòn Dừa (tiếng Pháp: Ile de la Baie),
  • Hòn Năng Trong (Ile du Milieu),
  • Hòn Năng Ngoài (Ile à l'Eau),
  • Hòn Tre Nấm (Archipel des Pirates Nord),
  • Hòn Tai (Ile du Pic),
  • Hòn Kiến Vàng (Ile des Fourmis), và
  • Hòn Keo Ngựa (Ile du Cheval).


Thời kỳ Chiến tranh Việt Nam

Từ 1954 đến 1975, Việt Nam tạm thời bị chia thành 2 vùng tập kết quân sự với giới tuyến tạm thời tại vĩ tuyến 17:



Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Ban-do33

Việt Nam Cộng hòa tiếp tục tuyên bố chủ quyền với những hòn đảo trong Vịnh Xiêm La như:[18]

  • Hòn Dừa (tiếng Pháp: Ile de la Baie), bị Cam Bốt chiếm năm 1938
  • Hòn Năng Trong (Ile du Milieu), chiếm năm 1956
  • Hòn Năng Ngoài (Ile à l'Eau), chiếm năm 1956
  • Hòn Tre Nấm (Archipel des Pirates Nord), chiếm năm 1958
  • Hòn Tai (Ile du Pic), chiếm năm 1958
  • Hòn Kiến Vàng (Ile des Fourmis), chiếm năm 1960
  • Hòn Keo Ngựa (Ile du Cheval), chiếm năm 1960.


Việt Nam Cộng hòa cũng tiếp thu quần đảo Hoàng Sa (nhóm Trăng Khuyết) kế tục từ Quốc gia Việt Nam, nhưng bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chiếm năm 1974; và quản lý Quần đảo Trường Sa cho đến 1975 thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam kế tục quản lý.
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Lãnh thổ không còn kiểm soát

Đất mất về Trung Hoa

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ BienGioiVietTrung1650

Biên giới Việt Nam-Trung Quốc vào đầu nhà Thanh Trung Quốc (khoảng 1650), trong đó đoạn phía tây là biên giới giữa xứ Hưng Hóa Đại Việt với tỉnh Vân Nam Đại Thanh (khu vực Việt Nam mất nhiều đất cho Trung Quốc), so với biên giới Việt Nam-Trung Quốc ngày nay.

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 300px-TuLongVietNam

Đất Tụ Long mất năm 1887 và 1895

- Xưa thuộc Cao Bằng

Thời Lý mấy châu Quảng Nguyên, Vật Dương, và Vật Ác bị nhà Tống chiếm đoạt. Sau triều đình lấy lại được Quảng Nguyên (với mỏ bạc Tụ Long) nhưng Vật Dương và Vật Ác mất hẳn.[19]

- Xưa thuộc Hà Giang

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 300px-BacKy1890

Bản đồ Bắc Kỳ năm 1890 sau Công ước Pháp-Thanh 1887 nhưng trước Công ước Pháp-Thanh 1895

Đất Tụ Long đến thời nhà Nguyễn mạt thuộc trấn Tuyên Quang. Theo Công ước Pháp-Thanh 1887 thì Pháp nhường 3/4 đất tổng Tụ Long gồm cả các xã Tụ Long, Bình Di và một phần xã Phấn Vũ thuộc tỉnh Hà Giang, Bắc Kỳ cho tỉnh Vân Nam thuộc nhà Thanh với diện tích khoảng 750 km2.[20]

- Xưa thuộc Quảng Yên


Biên giới phía đông bắc Việt Nam với Trung Quốc qua các thời kỳ phong kiến và hiện đại. Các vùng lãnh thổ đông bắc Việt Nam mất về Trung Quốc.

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 300px-BacKy%28Tonkin%291883

Bản đồ Bắc Kỳ năm 1883, (các vùng ven vịnh Bắc Bộ, (quanh vịnh Vạn Xuân (Oan-xuan) gồm: Tam Đảo Kinh tộc (Sam-tao), bán đảo Bạch Long Vĩ (C. Pak-lung) cho đến bờ sông An Nam Giang (An-nang-kiang) thuộc lãnh thổ Đại Nam.

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 300px-Carte_du_Tong-king_1879

Biên giới Việt-Hoa năm 1879 đặt ở sông Dương Hà, tức An Nam Giang

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 220px-BacTrangKienDuyenVanViSonTamBachLongVi

Các phần đất Việt Nam thuộc tỉnh Quảng Yên (Quảng Ninh) bị mất về Trung Quốc sau các công ước Pháp-Thanh 1887 và 1995, là các xãː Bắc Nham, Hoàng Mộng, Tuy Lai, Nật Sơn, Thượng Lại, Cổ Hoằng và Vụ Khê thuộc tổng Bát Trang cùng với các xã Kiến Duyên, Đồng Tông thuộc tổng Kiến Duyên phủ Hải Ninh. Mũi Bạch Long hay mũi Bạch Long Vĩ (Paklung) thuộc xã An Lương, cùng các làng Mễ Sơn (米山, Mi-shan), Vạn Vĩ (澫尾 hay 萬尾, Van-mie), Mi Sơn tổng Hà Môn phủ Hải Ninh trên các bản đồ sau năm 1887 đã bị cắt cho Trung Quốc.

Thời nhà Mạc, Mạc Đăng Dung nộp 6 động[21] của châu Vĩnh An, trấn Yên Bang cho nhà Minh.[22]

Năm 1887 người Pháp nhân danh nước Bảo hộ triều đình Huế ký Hiệp ước Pháp-Thanh nhường thêm một dải đất duyên hải cho nhà Thanh. Sông Dương Hà (sông An Nam Giang) trước kia là đường biên giới nay lùi biên giới xuống phía nam, lấy cửa sông Bắc Luân ở Hải Ninh (Móng Cái) làm địa giới.

- Thuộc và giáp với Điện Biên, Lai Châu ngày nay

Đời Cảnh Hưng nhà Hậu Lê, các châu Tung Lăng, Lễ Tuyền, Hoàng Nham, Hợp Phì, Tuy Phụ, và Khiêm của phủ An Tây, trấn Hưng Hóa bị mất về tay nhà Thanh, nhập vào tỉnh Vân Nam.[23]

Theo Lê Quý Đôn: Châu Tuy Phụ (綏阜) thổ âm gọi là Mường Tè có 2 động là: Nậm Mạ và Nậm Lân. Châu Hoàng Nham (黃岩) thổ âm gọi là Mường Tông (Mường Toong), có 2 động là: Ngà và Mỏ Sạch. Động Ngà có mỏ Vàng còn Mỏ Sạch là đất mỏ sắt. Châu Tung Lăng (嵩陵) thổ âm gọi là Phù Phang, có 3 động là: Cống Võng, Nậm Cảm và Suối Vàng. Châu Khiêm (謙州) thổ âm gọi là Mường Tinh (Nay không rõ ở đâu, nhưng có thể là Mường Teun (khoảng Lão Tập Trại huyện Kim Bình tỉnh Vân Nam [note 1]). Cũng có thể là M.Boum (nay khoảng xã Bum Nưa, Bum Tở huyện Mường Tè nằm giữa xã Mường Toong (Hoàng Nham xưa) và thị xã Mường Lay (Mường Lễ xưa), theo đoạn viết về sông Đà bên dưới). Châu Lễ Tuyền (醴泉) thổ âm gọi là Mường Bẩm (có thể là mường Boum (M.Boum), nhưng cũng có thể là địa danh M.Léo (gần Ki Ma Pa (骑马坝)) trong bản đồ Bắc Kỳ năm 1902 mà nay là khoảng hương Bán Pha (半坡) huyện Lục Xuân châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam Trung Quốc). Châu Hợp Phì (合淝) thổ âm gọi là Mường Mày (có thể là Mường Mì[24] hay Xiềng My, nay là hương Giả Mễ (者米乡, Zhe-mi-xiang) huyện Kim Bình châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam). Châu Quảng Lăng (廣陵), (khác với Tung Lăng), thổ âm gọi là Mường La (nay là hương Mường Lạp, Meng-la-xiāng (勐拉乡) huyện Kim Bình châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam Trung Quốc), có 3 phố người Hoa là: Hồ Quảng, Quảng Tây và Khai Hóa, nằm bên dưới 6 châu kể trên và bên trên châu Chiêu Tấn. (Quan niệm trên dưới của Lê Quý Đôn có lẽ là theo hướng đường bộ đi từ Mường Thu (Chiêu Tấn) qua Quảng Lăng mới đến 6 châu kể trên.) Cả bảy châu này đến thời Lê Quý Đôn đều mất về Trung Quốc.[25] Riêng về châu Quảng Lăng, Lê Quý Đôn viết: "Châu Quảng Lăng thổ âm là Mường La, bên trái sông Kim Tử (Trung Quốc) và ở phía trên châu Chiêu Tấn, đi từ Mường Thu phải 2 ngày, từ Văn Bàn phải 6 ngày, từ Kinh ra đi phải 26 ngày. Trước châu này bị viên huyện Kiến Thủy (Trung Quốc) chiếm riêng, đến nay (năm Đinh Dậu niên hiệu Cảnh Hưng) đã 93 năm,..."

Mặt khác, Lê Quý Đôn viết về sông Đà như sau:"... Sông Đà ở về bên trái sông Mã, phát nguyên từ châu Ninh Viễn tỉnh Vân Nam Trung Quốc, chảy đến bên phải chỗ ngã ba thuộc huyện Kiến Thủy,... (Đoạn này Quý Đôn nói về sông Mê Kông và nhầm 2 sông thông với nhau) ..., về đường chính có một chi chảy xuống làm thành sông Hắc Thủy, chảy qua Tuy Phụ (Mường Tè), Hoàng Nham (Mường Tông), Khiêm Châu đến Mường Lễ thuộc Lai Châu nước ta. Về bên trái là sông Na, từ sông Kim Tử (Kim Thủy Hà (金水河)) châu Quảng Lăng (Mãnh Lạp (勐拉, Meng La)) chảy đến hội tụ, đấy là sông Đà, nước sông trong suốt, chảy xuống các động Phù Tây, Hảo Tế thuộc châu Quỳnh Nhai,..."[26]

Theo Phạm Thận Duật: Châu Lai (Lai (châu) tiếp giáp châu Quỳnh Nhai và châu Luân ở phía Đông, phía Nam giáp châu Ninh Biên và nước Ai Lao, phía Tây giáp huyện Kiến Thủy phủ Lâm An (臨安府) tỉnh Vân Nam Trung Quốc thời nhà Thanh và sông Cửu Long (theo Hưng Hóa kỷ lược), phía Bắc giáp châu Quảng Lăng của Trung Quốc và sông Kim Tử thuộc châu Chiêu Tấn.[27] (Sông Kim Tử là Kim Thủy Hà (金氺河) nay thuộc Vân Nam Trung Quốc. Sông Cửu Long ở đây có lẽ là sông Nam Ou chi lưu của Mekong ở bắc Lào.)

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 600px-BienGioiHungHoa-VanNam

Các địa danh vùng biên giới tây bắc giữa tỉnh Hưng Hóa (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) vào đầu thế kỷ 20, được cho là 7 châu (trừ Chiêu Tấn) Việt Nam mất về Trung Quốc: Mường La-Quảng Lăng, Mường Tè-Tuy Phụ, Mường Tong-Hoàng Nham, Phong Thổ-Chiêu Tấn, Mường Boum hoặc M.Léo-Lễ Tuyền, Tché My (Xiềng My)-Hợp Phì, Khiêm Châu - Mường Tinh (M.Tía), Tung Lăng - Phù Phang (Pou Fang gần Mường Nhé (M.Nhié)) hoặc Quảng Lăng (Ta Leng Po).

Khoảng 03 châu hạ lưu sông Đà kể từ châu Tuy Phụ trở xuống là: Tuy Phụ (tức Mường Tè), Hoàng Nham (tức Mường Tông, Mường Nhé) và có thể là Khiềm Châu, đến Công ước Pháp-Thanh năm 1895 thời Pháp thuộc, người Pháp đã thương lượng lấy lại được về thuộc Bắc Kỳ, nhưng đổi lại cắt thêm các vùng đất còn lại của Tụ Long tỉnh Hà Giang cho nhà Thanh.

Đất mất về Lào


Hưng Hóa với vị trí các địa danh châu huyện thuộc các phủ Quy Hóa, An Tây, Điện Biên, Gia Hưng của xứ Hưng Hóa tiếp giáp Trung Quốc, và Lào gồm (Văn Bàn, Thủy Vĩ, Chiêu Tấn, Quảng Lăng, Hợp Phì, Tuy Phụ, Hoàng Nham, Lễ Tuyền, Tung Lăng, Khiêm, Lai, Luân, Thuận, Tuần Giáo, Ninh Biên, Quỳnh Nhai, Sơn La, Mai Sơn, Yên, Phù Hoa, Mộc, Đà Bắc, Mã Nam, Mai, Thanh Xuyên, Yên Lập, Văn Chấn và Trấn Yên).

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 300px-Tonkin1893

Các Trấn của Việt Nam nay thuộc lãnh thổ Lào

- Xưa thuộc Thanh Hóa

Đời nhà Nguyễn huyện Sầm Nưa, phủ Trấn Biên, Thanh Hóa thuộc Việt Nam năm 1827, sau bị nhập vào nước Lào.[28]

- Xưa thuộc Nghệ An

Trấn Ninh bị mất một phần về tay Xiêm La sau cuộc chiến Việt Xiêm (1833-1834). Năm 1893, lúc này Pháp đã thành lập liên bang Đông Dương, đã dựa theo địa hình và cắt tỉnh Huaphanh (Hủa Phăn), Xiêng Khoảng giao về lãnh thổ Lào (Ai Lao).

Ba huyện Cam Môn, Cam Cát, và Cam Linh, phủ Trấn Định, Nghệ An, thuộc Việt Nam năm 1827, mất về tay người Lào năm 1840.[29]

Phủ Trấn Ninh gồm bảy huyện Khám Liên, Quảng, Khang, Cát, Xuy, Mộc, và Liêm cũng nhập vào nước Lào, nay là Xiêng Khoảng của Lào.

Phủ Lạc Biên, nội thuộc Việt Nam năm 1828 sau tách theo Lào, nay là Savannakhet.[30]

- Xưa thuộc Quảng Trị

Tám châu Mang Vanh, Na Bôn, Thượng Kế, Tá Bang, Xương Thịnh, Tầm Bồn, Ba Lan, Mang Bổng, và Làng Thìn thuộc Việt Nam năm 1827, sau tách nhập về Lào.[31]

Đất mất về Campuchia

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 220px-NamKy1832-1841

Đất Nam Kỳ vào đầu thời nhà Nguyễn, cho đến trước năm 1841.

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 220px-BienGioiNamKyCaoMien1868-1878

Sự thay đổi biên giới giữa các 3 tỉnh Miền Tây trong Nam Kỳ Lục tỉnh với vương quốc Cao Miên
ngay sau khi Pháp chiếm xong 3 tỉnh Miền Tây Nam Kỳ thời những năm 1870.


Bản đồ Nam Kỳ thuộc Pháp năm 1884, khu vực nằm giữa đường biên giới với Campuchia (Frontière Franco-Cambodgienne) và với đường biên giới với An Nam (Frontière Franco-Annamite). Vùng lồi Svay Rieng (trong bản đồ ghi chú là (Khet[32]) Svai Teep vẫn nằm trong ranh giới Nam Kỳ thuộc Pháp (ở phía đông đường Frontière Franco-Cambodgienne) mà được cắt cho Campuchia.


Bản đồ biên giới Việt Nam-Campuchia năm 1870, khu vực K.Svai Téap vốn ngay trước đó thuộc hạt thanh tra Trảng Bàng ngày nay là vùng lồi "Mỏ Vịt" tỉnh Svay Rieng. Biên giới này được điều chỉnh bởi thỏa thuận giữa Thống đốc Nam Kỳ thuộc Pháp và vua Cao Miên Norodom I, ký kết ngày 9 tháng 7 năm 1870.

- Trấn Tây Thành

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 220px-ChanLapProtectorate

Vùng đất Cao Miên do Đại Nam bảo hộ (tô màu hồng). Phần gạch sọc là phần đất lập trấn Tây Thành.

Trấn Tây Thành là một Trấn của nước Đại Nam nhà Nguyễn giai đoạn 1835 đến 1841. Vùng này đánh chiếm được từ Campuchia, nhưng sau 6 năm thì nhà Nguyễn phải rút khỏi vùng này, trả lại cho Campuchia. Đây là vùng lãnh thổ thuộc Đông Nam Campuchia ngày nay.

- Xưa thuộc Hà Tiên


Bản đồ Nam Kỳ Lục Tỉnh (Basse Cochinchine), 1859.


Bản đồ Nam Kỳ giai đoạn 1862-1867, kết quả của chiến dịch Nam Kỳ.

Năm phủ Vũng Thơm, Cần Bọt, Chân Sum, Sài Mạt, và Linh Quỳnh đến triều Tự Đức thì quan quân nhà Nguyễn rút bỏ, trả về Campuchia.[33]

Đối với những hải đảo trong Vịnh Xiêm La như Hòn Dừa (tiếng Pháp: Ile de la Baie), bị Cam Bốt chiếm năm 1938; Hòn Năng Trong (Ile du Milieu), chiếm năm 1956; Hòn Năng Ngoài (Ile à l'Eau), chiếm năm 1956; Hòn Tre Nấm (Archipel des Pirates Nord), chiếm năm 1958; Hòn Tai (Ile du Pic), chiếm năm 1958; Hòn Kiến Vàng (Ile des Fourmis), chiếm năm 1960; Hòn Keo Ngựa (Ile du Cheval), chiếm năm 1960 thì Việt Nam Cộng hòa vẫn không thay đổi lập trường chủ quyền với những đảo trên.

Năm 1966 Campuchia lại đòi chủ quyền với Hòn Trọc (Poulo Wai) nhưng Hải quân Việt Nam Cộng hòa vẫn kiểm soát đảo này cho đến năm 1975. Ngày 17 tháng 4 năm 1975, Khmer Đỏ tấn công và chiếm được đảo Hòn Trọc.[34] Ngày 04 tháng 06 năm 1975, Hải quân nhân dân Việt Nam xuất phát từ bờ để tấn công chiếm lại Hòn Trọc. Cuộc giao tranh giữa Hải quân nhân dân Việt Nam và quân Khmer Đỏ diễn ra từ ngày 05. Tới ngày 13 tháng 06 năm 1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam hoàn toàn làm chủ đảo Hòn Trọc.[35]

Năm 1976, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính thức nhường Hòn Trọc cho Campuchia.[36]

- Danh sách các đảo mất về tay Campuchia từ sau năm 1938

Đảo
(tiếng Việt)
tiếng
Campuchia
tiếng
Pháp (cũ)
Diện tích
(ha)
Dân sốNăm mấtMất dưới
chính quyền
Mất về
Hòn Dừaកោះតាគៀវ Koh Ta KievIle de la Baie670không rõ1938Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_France.svg
Nam Kỳ thuộc Pháp
Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Cambodia_%281863%E2%80%931948%29.svg Campuchia thuộc Pháp
Hòn Năng Trongកោះថ្មី Koh ThmeiIle du Milieu4.030~ 2001956Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_South_Vietnam.svg
Việt Nam cộng hòa
Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Cambodia.svg
Vương quốc Campuchia
Hòn Năng Ngoàiកោះសេះ Koh SehIle à l'Eau75001956Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_South_Vietnam.svg
Việt Nam cộng hòa
Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Cambodia.svg
Vương quốc Campuchia
Hòn Tre Nấmកោះពោធិ Koh PouArchipel des Pirates Nord32không rõ1958Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_South_Vietnam.svg
Việt Nam cộng hòa
Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Cambodia.svg
Vương quốc Campuchia
Hòn Taiកោះទន្សាយ Koh AntayIle du Pic200không rõ1958Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_South_Vietnam.svg
Việt Nam cộng hòa
Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Cambodia.svg
Vương quốc Campuchia
Hòn Kiến Vàngកោះអង្ក្រង Koh AngkrangIle des Fourmis6không rõ1960Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_South_Vietnam.svg
Việt Nam cộng hòa
Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Cambodia.svg
Vương quốc Campuchia
Hòn Keo Ngựaកោះតាទាម Koh Ta Téam/VaangIle du Cheval60không rõ1960Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_South_Vietnam.svg
Việt Nam cộng hòa
Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Cambodia.svg
Vương quốc Campuchia
Hòn Trọc, Hòn Vây hay Hòn Bàកោះពូលូវៃ Koh Poulo Waiîles Wai39001976Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg
Cộng hòa XHCN Việt Nam
Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Democratic_Kampuchea.svg Campuchia Dân chủ
TỔNG: 8 đảo
6.138
(61,38 km2)

Từ đầu thế kỷ XVIII cho đến trước năm 1939, về lịch sử và pháp lý, toàn bộ các đảo giữa Việt Nam và Campuchia thuộc chủ quyền của Việt Nam. Từ khi bị Pháp xâm lược, Việt Nam mất dần kiểm soát khu vực này. Chỉ từ năm 1939, Campuchia mới chính thức quản lý về mặt hành chính và cảnh sát các đảo ở phía Bắc đường Brévié. Các đảo phía Nam đường Brévié do chính quyền Nam Kỳ quản lý. Nhưng sau đó lại tiếp tục mất 8 đảo nữa (danh sách ở trên).

Chú thích

  1. a b Phan Huy LêTrần Quốc VượngHà Văn TấnLương Ninh, sách đã dẫn, tr 158

  2. ^ Đại Việt sử ký tiền biên, bản kỷ, quyển II, trang 200-201.

  3. ^ Đại Việt sử ký tiền biên, bản kỷ, quyển IV, trang 290.

  4. ^ Đại Việt sử ký tiền biên, bản kỷ, quyển V, Trần Anh Tông.

  5. ^ Đại Việt sử ký tiền biên, bản kỷ, quyển VI, Trần Minh Tông.

  6. ^ Đại Việt địa dư toàn biên, Nguyễn Văn Siêu, trang 411.

  7. ^ Minh Thực Lục, tập 11, trang 828

  8. ^ Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn, trang 306.

  9. ^ Vùng đất Mô Xoài bao gồm phần lớn đất đai của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay.

  10. ^ Nay là khu vực cột cờ Thủ Ngữ, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm bên bờ sông Bến Nghé

  11. ^ Nay là vùng Chợ Lớn. Nằm bên bờ rạch Bến Nghé (hay kênh Tàu Hủ, gọi là rạch Sài Gòn - khu Chợ Lớn từ năm 1859).

  12. ^ Đại Nam thực lục, Quốc sử quán triều Nguyễn

  13. ^ “Quyết định phân định đường biên giới Cao Miên ngày 9-7-1870”Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2021.

  14. ^ Quyết định phân định biên giới Nam Kỳ - Cam Bốt năm 1870, tiếng Pháp.

  15. ^ “Thỏa ước về việc xác định dứt điểm đường biên giới giữa Vương quốc Campuchia và xứ Nam kỳ thuộc Pháp, ký ngày 15-7-1873”Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2021.

  16. ^ Thỏa ước biên giới Nam Kỳ - Cam Bốt năm 1873, tiếng Pháp.

  17. ^ “"International Boundary Study"” (PDF)Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2014.

  18. a b Trương Đình Bạch Hồng. Tr 68-69

  19. ^ "Biên giới Việt Nam và Trung Quốc qua các triều đại quân chủ Việt Nam"

  20. ^ “Vấn đề biên giới tiếp giáp giữa Tây Bắc Việt Nam và Trung Quốc, Phạm Văn Lực, Biên phòng Việt Nam, ngày 06 tháng 8 năm 2015”Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2016.

  21. ^ Động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, An Lương, La Phù

  22. ^ Đào Duy Anh. Tr 183

  23. ^ Đào Duy Anh. Tr 188-90

  24. ^ Vấn đề biên giới tiếp giáp giữa Tây Bắc Việt Nam và Trung Quốc, Phạm Văn Lực, báo Biên phòng Việt Nam, 06 Tháng 8 năm 2015.

  25. ^ Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn, trang 312-313.

  26. ^ Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn, trang 297-298.

  27. ^ Phạm Thận Duật toàn tập, Hưng Hóa kỷ lược, cương vực, trang 147.

  28. ^ Đào Duy Anh. Tr 193

  29. ^ Đào Duy Anh. Tr 196

  30. ^ Đào Duy Anh. Tr 196-7

  31. ^ Đào Duy Anh. Tr 199

  32. ^ https://www.swaen.com/zoom.php?id=23689&referer=item.php

  33. ^ Đào Duy Anh. Tr 238

  34. ^ Bộ Tư lệnh hải quân. Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955-2005). Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005. trang 322.

  35. ^ https://tvnews.vanderbilt.edu/broadcasts/240473

  36. ^ “"Lịch sử vùng biển Việt Nam - Campuchia"”Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.

http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Lãnh thổ có tranh chấp với nước khác

Các lãnh thổ mà Việt Nam có tranh chấp với nước khác chủ yếu là các hòn đảo nhỏ trên Biển Đông. Các đảo này chưa được quốc tế công nhận thuộc về chủ quyền của bất kỳ nước nào, các nước tranh chấp (trong đó có Việt Nam) đều tự tuyên bố có chủ quyền và không công nhận chủ quyền của nước khác.

Tranh chấp với Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc)

Ngày 12 tháng 12 năm 1946, với danh nghĩa giải giáp quân phát xít Nhật, Trung Hoa Dân Quốc cho tàu chiến Thái Bình đem quân đổ bộ lên đảo Ba Bình. Sau đó, do thất bại trong cuộc nội chiến nên Trung Hoa Dân Quốc phải tháo chạy ra đảo Đài Loan đồng thời rút quân khỏi đảo Ba Bình vào năm 1950. Đến 1956, Đài Loan mang quân trở lại chiếm đóng.

Đảotiếng Pháp (cũ)tiếng NhậtDiện tích
(ha)
Dân sốNăm nước ngoài
kiểm soát
Thời kỳ chính quyềnNước
tranh chấp
Ba BìnhÎle de Itu Aba太平島48không có1956Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_South_Vietnam.svg Việt Nam cộng hòaLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_the_Republic_of_China.svg Đài Loan

Tranh chấp với Philippine

Đảotiếng Pháp (cũ)tiếng NhậtDiện tích (ha)Dân sốNăm nước ngoài kiểm soátThời kỳ chính quyềnNước
tranh chấp
Bến LạcÎle West Yorkウエストヨーク島18,6không có1970Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_South_Vietnam.svg Việt Nam cộng hòaLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_the_Philippines.svg chế độ độc tài Marcos
Bình Nguyên-フラット島4không có1970Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_South_Vietnam.svg Việt Nam dân chủ cộng hòaLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_the_Philippines.svg chế độ độc tài Marcos
Loại TaÎle Loaitaロアイタ島7không có1970Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg Việt Nam dân chủ cộng hoàLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_the_Philippines.svg chế độ độc tài Marcos
Song Tử ĐôngÎle Parolaノースイースト島14không có1970Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_South_Vietnam.svg Việt Nam cộng hòaLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_the_Philippines.svg chế độ độc tài Marcos
Thị TứÎle Thituパグアサ島37không có1971Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt NamLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_the_Philippines.svg chế độ độc tài Marcos
Vĩnh ViễnÎle Nanshanラワック島6không có1970Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt NamLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_the_Philippines.svg chế độ độc tài Marcos
Đá An Nhơn-ランキアム礁-không có1970Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt NamLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_the_Philippines.svg chế độ độc tài Marcos
Đá Cá Nhám---không có1970Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt NamLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_the_Philippines.svg chế độ độc tài Marcos
Đá Công Đo-コモードアー礁-không có1980Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg Cộng hòa XHCN Việt NamLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_the_Philippines.svg chế độ độc tài Marcos
Bãi Cỏ Mây-セカンド・トーマス礁-không có1999Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg Cộng hòa XHCN Việt NamLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_the_Philippines.svg Cộng hòa thứ Năm
TỔNG: 1086,6 (0,866 km2)

Tranh chấp với Malaysia

Đảotiếng Pháp (cũ)tiếng NhậtDiện tích (ha)Dân sốNăm nước ngoài kiểm soátThời kỳ chính quyềnNước
tranh chấp
Én Ca-エリカ礁-không có1999Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg Cộng hòa XHCN Việt NamLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Malaysia.svg Malaysia
Đá Hoa LauRécif Swallowスワロー礁20không có1980Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg Cộng hòa XHCN Việt NamLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Malaysia.svg Malaysia
Kỳ Vân-マリベルス礁-không có1986Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg Cộng hòa XHCN Việt NamLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Malaysia.svg Malaysia
Sác Lốt---không có1986Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg Cộng hòa XHCN Việt NamLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Malaysia.svg Malaysia
Đá Suối Cát---không có1986Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg Cộng hòa XHCN Việt NamLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Malaysia.svg Malaysia
Kiêu Ngựa-アーデェイジアー礁-không có1986Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg Cộng hòa XHCN Việt NamLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Malaysia.svg Malaysia
Bãi Thám Hiểm-インベスティゲーター礁-không có1999Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg Cộng hòa XHCN Việt NamLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Malaysia.svg Malaysia
TỔNG: 7

Chú ý: đơn vị diện tích trong các bảng là khác nhau
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Lãnh thổ bị chiếm đóng bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Quần đảo Hoàng Sa: Toàn bộ quần đảo

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Parace10

Quần đảo Trường Sa: Đá Châu Viên, Đá Chữ Thập, Cụm đá Ga Ven, Đá Gạc Ma, Đá Tư Nghĩa, Đá Vành Khăn, Đá Xu Bi

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Spratl10
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Lãnh thổ đã phục hồi chủ quyền

ĐảoDiện tích (km2)Dưới
chính quyền
Chiếm bởiThời điểm
bị chiếm
Thời điểm
lấy lại
Lấy từDưới
chính quyền
Bạch Long Vỹ3,04Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg Việt Nam Dân chủ Cộng hòaLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_the_Republic_of_China.svg Trung Hoa Dân Quốc194916/01/1957Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_the_People%27s_Republic_of_China.svg Cộng hòa Nhân dân Trung HoaLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Song Tử Tây0,12Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_South_Vietnam.svg Việt Nam cộng hòaLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_the_Philippines.svg chế độ độc tài Marcos197102/1974, Chiến dịch Trần Hưng Đạo 48Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_the_Philippines.svg chế độ độc tài MarcosLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_South_Vietnam.svg Việt Nam cộng hòa
Phú Quốc589,23Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg Cộng hòa XHCN Việt NamLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Democratic_Kampuchea.svg Campuchia Dân chủ04/05/1975?/05/1975Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Democratic_Kampuchea.svg Campuchia Dân chủLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg Cộng hòa XHCN Việt Nam
Thổ Chu13,95Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg Cộng hòa XHCN Việt NamLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Democratic_Kampuchea.svg Campuchia Dân chủ10/05/197527/05/1975Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Democratic_Kampuchea.svg Campuchia Dân chủLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg Cộng hòa XHCN Việt Nam
Cô Lin-Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg Cộng hòa XHCN Việt NamLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_the_People%27s_Republic_of_China.svg Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa03/198804/1988, một phần của Chiến dịch CQ-88Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_the_People%27s_Republic_of_China.svg Cộng hòa Nhân dân Trung HoaLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg Cộng hòa XHCN Việt Nam
Len Đao-Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg Cộng hòa XHCN Việt NamLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_the_People%27s_Republic_of_China.svg Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa03/198804/1988, một phần của Chiến dịch CQ-88Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_the_People%27s_Republic_of_China.svg Cộng hòa Nhân dân Trung HoaLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg Cộng hòa XHCN Việt Nam
TỔNG: 6606,34 km2 +2 thời kỳ4 nước3 nướcViệt Nam
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Lãnh thổ có hoạt động tái khẳng định chủ quyền

ĐảoDiện tích
(ha)
Dưới
chính quyền
Chiếm bởiThời điểm
bị chiếm
Thời điểm
lấy lại
Lấy từDưới
chính quyền
quần đảo Hoàng Sa775,0Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_South_Vietnam.svg Việt Nam cộng hòaLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_the_People%27s_Republic_of_China.svg Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa1974vẫn chưa
(CHXHCN Việt Nam tuyên bố chủ quyền + đấu tranh ngoại giao)
Trung HoaViệt Nam
Bàn Than0,6Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_South_Vietnam.svg Việt Nam cộng hòaLãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_the_Republic_of_China.svg Đài Loankhông rõkhông rõ
(Việt Nam tăng cường tuần tra khu vực này. Đài Loan lên kế hoạch xây hải đăng)
Lãnh thổ Đài LoanViệt Nam
một phần quần đảo Trường Saít hơn 500,0Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_South_Vietnam.svg Việt Nam cộng hòa
Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Vietnam.svg Cộng hòa XHCN Việt Nam
Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_the_People%27s_Republic_of_China.svg Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,
Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_the_Philippines.svg Philipine,
Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_the_Republic_of_China.svg Đài Loan,
Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 22px-Flag_of_Malaysia.svg Malaysia
từ sau 1956 đến nayvẫn chưa
(CHXHCN Việt Nam tuyên bố chủ quyền + đấu tranh ngoại giao)
Trung Hoa,
Philipine,
Lãnh thổ Đài Loan,
Malaysia
Việt Nam
TỔNG: nhiều~ 1.200 và vùng nước rộng lớn xung quanh2 thời kỳ4 nướcViệt Nam
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Việt Nam ngày nay

Lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ Vietna10

Lãnh thổ Việt Nam ngày nay có hình chữ S chạy dài theo hướng Đông Nam của bán đảo Đông Dương, từ Hà Giang tới Cà Mau.

  • Diện tích khoảng 331.230,8 km²[1]

  • Khoảng cách từ bắc tới nam là khoảng 1.650 km[2]

  • Đường bờ biển dài 3.444 km[3] (không kể các đảo)


Lãnh hải rộng lớn (Việt Nam tuyên bố 12 hải lý (22,2 km) ranh giới lãnh hải, thêm 12 hải lý tiếp giáp nữa theo thông lệ và vùng an ninh, và 200 hải lý (370,4 km) làm vùng đặc quyền kinh tế). Hai quần đảo lớn là Trường Sa, Hoàng Sa. Đảo lớn nhất là Phú Quốc và rất nhiều các hòn đảo nhỏ khác.

Quần đảo Trường Sa

Hiện tại Quần đảo Trường Sa đang bị nhiều quốc gia trong khu vực tranh chấp do có tiềm năng lớn về dầu khí và nguồn cá dồi dào. Việt Nam là quốc gia nắm giữ nhiều đảo nhất. Các quốc gia đang tranh chấp chủ quyền gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei.

Chú thích

  1. ^ “TỔNG CỤC THỐNG KÊ”. [GSO.GOV.VN]
    Diện tích có đến 31/12/2015 theo Quyết định số 455/QĐ-BTNMT ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên / Cập nhật lần cuối (gov.vn) 2017-08-14 14:45
    English: Area as of 31/12/2015 according to Decision No. 455 / QD-BTNMT dated ngày 21 tháng 3 năm 2017 of the Minister of Natural Resources and Environment / Last updated (gov.vn) 2017-08-14 14:45.

  2. ^ Cổng thông tin điện tử Chính phủ CHXHCN Việt Nam, MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ ĐỊA LÝ VIỆT NAM, truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2019.

  3. ^ “CIA World Factbook: Coastline”Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2018.


Tham khảo



Xem thêm



Liên kết ngoài

http://www.cuuhvlq2.tk
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất