Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Zone
Zone Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 832

Danh vọng : 1544

Uy tín : 0

Đánh giá chi tiết MacBook Air 2018: Bản nâng cấp toàn diện, trừ… hiệu năng

MacBook Air 2018 đánh dấu sự thay đổi toàn diện về thiết kế, màn hình, nâng cấp hệ thống âm thanh, bổ sung cảm biến vân tay cùng nhiều thay đổi cho trải nghiệm rất tốt, tuy nhiên hiệu năng của máy gần như không thay đổi do chuyển sang sử dụng chip dòng Y tiết kiệm năng lượng.

Thiết kế lột xác hoàn toàn

MacBook Air 2017 trở về trước luôn có một khoảng cách khá xa so với MacBook Pro chỉ xét riêng phần thiết kế. Ngay cả khi so với dòng Pro 2015 trở về trước. Nhưng mọi chuyện thay đổi trên MacBook Air 2018, máy thừa hưởng rất nhiều tinh hoa từ dòng MacBook Pro 13 inch non Touch Bar.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Macboo15

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Macboo16

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Macboo17

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Macboo18

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Macboo19

Nổi bật ở nắp máy vẫn là logo táo khuyết nhưng không còn phát sáng giống trên MacBook Air 2017 mà giống với MacBook Pro 2016 về sau, tức dùng kim loại sáng bóng. Máy còn gọn hơn, nhẹ hơn khoảng 100g so với MacBook Air đời cũ.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Macboo20

Thay đổi rõ nhất chính là ở phần màn hình và bàn phím . Nếu như MacBook Air cũ thường bị phàn nàn nhiều vì viền màn hình kim loại khá lạc tông với màn hình bên trong cho cảm giác hơi… rẻ tiền thì MacBook Air 2018 được phủ kín kín bằng mặt gương bóng loáng như dòng Pro. Khi tắt màn hình thì toàn bộ đều có màu đen với viền kim loại chạy xung quanh cao cấp hơn hẳn.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Macboo21

Viền màn hình được làm mỏng hơn cho cảm giác hiện đại hơn, sang hơn và quan trọng là giảm được kích thước của máy.

Loa được nâng cấp

Tiếp theo là phần loa ngoài, ở các dòng Air trước hai loa được bố trí ở mặt dưới còn năm nay Apple đã quyết định mang lên mặt trên như Pro. Hai dải loa nằm hai bên phần bàn phím và chất lượng có sự thay đổi rõ rệt. Từ âm lượng đến chất lượng đều tiệm cận với dòng Pro. Âm thanh có chiều sâu, bass tốt hơn phục vụ khá tốt cho nhu cầu nghe nhạc, xem phim.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Macboo22

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Macboo23

Trackpad rộng rãi

Trackpad cũng được làm mới hoàn toàn, giống như những chiếc MacBook Pro 2 năm trở lại đây, phần rê chuột của MacBook Air 2018 được làm rất lớn. Bề rộng chiếm gần hết chiếu nghỉ tay, Apple cho biết diện tích Trackpad mới tăng 20% so với thế hệ trước.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Macboo24

Trải nghiệm với Trackpad của MacBook thì có lẽ không phải nói quá nhiều vì thực sự nó đã quá tốt từ trước đến nay. Việc tăng diện tích giúp cho các thao tác đa điểm, kéo thả dễ thực hiện hơn. Cảm ứng lực Force Touch tất nhiên cũng không thể thiếu cho chúng ta có thể tùy chỉnh mức độ nhấn cũng như mở rộng thêm tính năng.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Macboo25

Nếu có ai lo lắng vấn đề đè tay lên phần bàn rê khi đánh máy thì các bạn hãy yên tâm, các máy của Apple đều có khả năng nhận diện khá thông minh, nếu trong lúc đánh máy có đặt tay lên Trackpad thì con trỏ chột cũng không di chuyển.

Bàn phím cánh bướm thế hệ 3

Thừa hưởng từ MacBook Pro 2018, chiếc MacBook Air mới cũng có bàn phím cánh bướm thế hệ 3. Apple cho biết bàn phím mới cho cảm giác gõ thật hơn và hạn chế bụi bẩn lọt vào trong nhờ đến silicon. Tuy nhiên trải nghiệm thực tế thì cũng không khác nhiều bàn phím cánh bướm các thế hệ trước. Nhưng tất nhiên khác nhiều bàn phím dòng Air cũ hay Pro 2015.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Macboo26

Nếu mới tiếp xúc với bàn phím cánh bướm bạn sẽ thấy hành trình phím rất nông nên mất chút thời gian làm quen, rất may kích thước và bố cục phím không có gì thay đổi nên rất dễ làm quen – tất nhiên là đối với người dùng đã dùng MacBook nhưng là bàn phím cũ.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Macboo27

Cảm biến vân tay

Trên bàn phím mới còn có một tính năng sẽ là thiếu sót lớn nếu bỏ qua là cảm biến vân tay. Cảm biến này đặt ở vị trí nút nguồn trước đây, phủ một lớp gương bóng và có kích thước chỉ khoảng 1/2 nút các f cùng hàng. Chúng ta cũng không cần ấn nút này để mở nguồn mà chỉ cần lật màn hình lên nguồn sẽ tự khởi động. Giống như cảm biến vân tay trên điện thoại, đây cũng là cảm biến một chạm, chỉ cần chạm là mở chứ không cần ấn (khi màn hình đăng nhập đã hiện ra).

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Macboo28

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Macboo29

Cổng kết nối

Như dòng Pro gần đây, MacBook Air 2018 đã loại hết các cổng quen thuộc như USB-A, HDMI, khe thẻ nhớ… Máy chỉ còn hai cổng USB-C kiêm luôn cổng sạc và may mắn là Apple vẫn giữ lại cổng âm thanh 3.5 mm. Để sử dụng với các thiết bị ngoại vi hay xuất màn hình qua HDMI thì người dùng phải mua thêm một cổng chuyển từ USB-C ra.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Macboo30

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Macboo31

Chất lượng màn hình

Cảm nhận bằng mắt thường chất lượng màn hình gần như không có sự khác biệt với MacBook Pro 13 inch 2018 về màu sắc, chất lượng hiển thị, độ sắc nét… Tuy nhiên độ sáng thấp hơn kha khá vì thế nếu sử dụng ở các quán cafe ngoài trời, văn phòng dạng mở có nguồn sáng mạnh sẽ gặp khó khăn. Còn nếu chỉ dùng trong nhà vẫn thoải mái sử dụng.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Macboo32

Còn nếu so với phiên bản cũ thì chắc chắn MacBook Air 2017 không “có cửa” vì chỉ được trang bị màn hình LCD thông thường độ phân giải 900 x 1440 pixel. Còn MacBook Air 2018 là màn hình Retina 2560 x 1600 pixel. Đây cũng là nâng cấp được mong chờ chất trên chiếc MacBook Air mà cho đến tận năm nay Apple mới chiều lòng người dùng.

Đánh giá hiệu năng sản phẩm

Cấu hình máy thử nghiệm

Chiếc MacBook Air 2018 được trang bị con chip Intel Core i5-8210Y, thuộc dòng Y tiết kiệm điện với công suất chỉ 7W. Đây là con chip 2 nhân có xung cơ bản là 1.6GHz và có thể tăng lên đến 3.6GHz khi chạy tác vụ nặng. Phiên bản thử nghiệm trong bài viết có 8GB RAM và 128GB SSD.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Benchm10

Bên cạnh phiên bản 128GB thì còn có thêm tùy chọn 256GB cho người dùng có nhu cầu lưu trữ. Và lời khuyên là các bạn nên chọn bản 256GB vì dù nhu cầu ít hay nhiều thì ổ cứng cũng sẽ đầy theo thời gian. Và SSD chỉ hoạt động tốt nhất khi dung lượng còn trống khoảng 15 – 20%, tức bản 128GB bạn chỉ nên lưu trữ hơn 100GB một chút, nếu quá đầy sẽ làm chậm ổ cứng đi đáng kể kéo theo giảm hiệu suất chung của hệ thống.

Đo hiệu năng bằng phần mềm

Để đo hiệu năng của chiếc MacBook Air 2018, mình sử dụng một số phần mềm quen thuộc như Cinebench R15, Geekbench 4 và sử dụng Disk Speed Test để đo tốc độ ổ cứng. Kết quả đo được như bên dưới:

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Benchm12

Điểm số đo được với Geekbench 4 cho điểm số cao hơn đáng kể, tham khảo trên trang thống kê của Geekbench thì phiên bản MacBook Air năm ngoái chỉ đạt được hơn 6000 điểm, cũng dễ hiểu vì thực tế xung nhịp của i5-8210Y lên đến 3.6GHz còn i5-5350U chỉ là 2.9GHz. Hơn nữa RAM của MacBook Air 2018 là 2133MHz còn phiên bản cũ là 1600MHz.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Benchm11

Còn với Cinebench R15 gần như tương đương với MacBook Air 2017 phiên bản Core i5 cả về CPU lẫn GPU. Một trong những lý do làm cho điểm Geekbench 4 cao hơn nhưng điểm Cinebench R15 lại chỉ tương đương là đo độ phân giải màn hình. Ở các đời trước màn hình của MacBook Air chỉ có 1440 x 900 pixel nhưng năm nay Apple đã sử dụng màn hình giống bản Pro tức 2560 x 1600 pixel – cao hơn rất nhiều làm cho GPU phải hoạt động nhiều hơn.

Đáng chú ý là con chip trên MacBook Air mới có công suất chỉ 7W, chưa bằng một nửa (15W) trên chip thế hệ cũ nhưng vẫn có điểm hiệu năng tốt hơn thực sự là một điểm đáng khen.

Với phần mềm đo tốc độ ổ cứng, tốc độ đọc thì nhanh hơn phiên bản tiền nhiệm khá nhiều (bản 2017 tốc độ đọc chỉ khoảng 1.3GB/s) nhưng tốc độ ghi lại có phần hơn chậm hơn (bản 2017 là khoảng 700MB/s). Với tốc độ đọc cao nên quá trình khởi động máy cũng như mở ứng dụng nhanh, mượt mà, chạy các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh như Lightroom, Photoshop ổn định hơn.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Benchm13

Sử dụng thực tế

Vốn là một chiếc laptop sinh ra cho dân văn phòng ưu tiên mỏng nhẹ nên chúng ta không thể đòi hỏi quá nhiều. Tuy vậy thì ít nhất cũng phải đáp ứng được những nhu cầu cơ bản như lướt web, chỉnh sửa hình ảnh cơ bản, sử dụng bộ Office… Để kiểm tra hiệu suất sử dụng thực tế của máy mình đã mở hơn 20 tab Chrome cùng phần mềm Photoshop chỉnh sửa hình ở mức cơ bản. Trong lúc thử nghiệm mình sử dụng QuickTime quay lại màn hình nên chắc chắn có ảnh hưởng đến hiệu năng của máy, nếu sử dụng thông thường sẽ mượt mà hơn:

Các bạn có thể thấy vừa mở hơn 20 tab Chrome – trình duyệt ngốn nhiều cả RAM và CPU cùng với Photoshop nhưng máy vẫn quản lý đa nhiệm tốt không tab nào phải load lại, chạy khá mượt Photoshop. Sau vài ngày trải nghiệm sử dụng hỗn hợp với các tác vụ gồm sử dụng Chrome, Lightroom + Photoshop để xử lý ảnh chụp sản phẩm, sử dụng Excel, cài thêm Outlook để nhận email thì nhìn chung đáp ứng đủ nhu cầu.

Thời lượng pin + thời gian sạc

MacBook Air 2017 được trang bị dung lượng pin 54Wh nhưng để làm mỏng nhẹ hơn bản 2018 đã giảm xuống một chút còn 50.3Wh nhưng điều này không hề ảnh hưởng đến thời lượng pin của sản phẩm. Thậm chí thời gian sử dụng một lần sạc của MacBook Air 2018 còn tốt hơn thế hệ trước nhờ sử dụng con chip 7W.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Macboo34

Sử dụng thực tế nếu dùng trình duyệt Safari để lướt web và sử dụng Word + Excel ở độ sáng màn hình khoảng 70% – đủ dùng trong phòng sáng vừa phải thì máy có thể trụ được 8 – 9 giờ. Khi sử dụng Chrome thì thời gian sử dụng sẽ giảm đáng kể chỉ còn 6 – 7 giờ tùy mức độ sử dụng.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Macboo35

Nếu sử dụng hỗn hợp thêm cả Photoshop, Office và Chrome máy sẽ trụ được khoảng 5 giờ. Với một chiếc laptop mỏng nhẹ thì thực sự đây là kết quả rất tuyệt vời, nhu cầu văn phòng thông thường chỉ lướt web vẫn có thể đáp ứng đủ một ngày làm việc. Trong quá trình sử dụng trừ khi chạy các phần mềm Lightroom hay Photoshop liên tục thì máy mới nóng lên nhưng không quá cao, còn nếu chủ lướt web bình thường máy rất mát.

Về thời gian sạc, để sạc đầy chiếc MacBook Air 2018 từ 15% mất khoảng 2 tiếng 10 phút. Cục sạc đi kèm có công suất 30W, thời gian sạc không quá ấn tượng nhưng nhìn chung với một chiếc laptop có pin trâu và phần lớn người dùng thường vừa cắm sạc vừa sử dụng thì cũng không quá quan trọng.

Tổng kết

MacBook Air 2018 là một bản nâng cấp với rất nhiều ưu điểm:

– Thiết kế đẹp hơn, sang hơn, gọn nhẹ hơn, nhiều màu
– Trackpad rộng rãi, trải nghiệm tốt
– Màn hình Retina chất lượng
– Chất lượng loa được cải thiện
– Thời lượng pin tốt, máy mát mẻ nhờ con chip tiết kiệm điện
– Tích hợp thêm cảm biến vân tay tiện lợi

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Macboo36

Nhưng vẫn còn một số điểm đáng cân nhắc như:

– Hiệu năng hầu như không cải thiện, chỉ có ổ cứng và RAM nhanh hơn
– Ít cổng giao tiếp nên cần mua thêm phụ kiện
– Mức giá khá cao, cao ngang ngửa MacBook Pro 2017

Vậy sản phẩm sẽ phù hợp với những người dùng văn phòng, không cần nhiều về hiệu năng mà ưu tiên mỏng nhẹ, pin trâu. Sản phẩm đặc biệt phù hợp với các bạn nữ vì với ngoại hình đẹp, nhẹ gọn gàng.

Tuy nhiên cùng mức giá, MacBook Pro 2017 vẫn là lựa chọn tốt hơn cho người dùng cần hiệu năng ổn định, có thể dựng video mức cơ bản và chạy tốt các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh. MacBook Pro 2017 cũng chỉ nặng hơn 120g, chênh lệch là không lớn.
      
Zone
Zone Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 832

Danh vọng : 1544

Uy tín : 0

Đánh giá Apple Macbook Air 2020: chiếc Macbook tốt nhất cho số đông người dùng

Dường như, Apple chỉ cần loại bỏ thiết kế bàn phím lẫy bướm gây tranh cãi và nâng cấp lên chip xử lý mạnh mẽ hơn là đủ để đưa MacBook Air trở lại với vị trí có thể chinh phục đại đa số người dùng mà dòng sản phẩm này vốn có.

VnReview chuyển ngữ và giới thiệu tới bạn đọc bài đánh giá chi tiết dòng máy tính MacBook Air (2020) của cây bút Nilay Patel đến từ chuyên trang công nghệ The Verge.

Trong suốt một thập niên kể từ khi xuất hiện trên thị trường, dòng máy tính MacBook Air siêu mỏng nhẹ của Apple đã trải qua khá nhiều cung bậc thăng trầm. Thiết kế của MacBook Air thế hệ thứ 2 (ra mắt năm 2010) đã trở thành chuẩn mực của tất cả những mẫu laptop cỡ trung trong suốt nhiều năm sau đó. MacBook Air cũng là dòng máy tính Mac phổ biến nhất của Apple và là một trong những mẫu laptop tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất trong lịch sử. Và cũng chính lịch sử huy hoàng, cùng sức nặng của thương hiệu MacBook Air, đã khiến người dùng cứ chọn mua và chọn mua mãi sản phẩm này, ngay cả khi sau đó, Apple đã để chiếc máy bị tụt lại khá xa so với những dòng laptop đối thủ.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất 20611510

Thật kì lạ: Đã từng có thời điểm, Apple công khai cho rằng phiên bản cơ sở (cấu hình thấp nhất) của mẫu MacBook Pro 13-inch là sự lựa chọn tốt hơn so với MacBook Air, nhưng người dùng thì vẫn cứ tìm mua MacBook Air mà thôi.

Và cuối cùng, sự phổ biến (đến cứng đầu) của dòng máy Air và sự tái cam kết của Apple đối với việc làm mới và phát triển các dòng máy tính Mac đã dẫn tới việc hãng này quyết định thiết kế lại toàn bộ MacBook Air, trang bị cho sản phẩm này màn hình Retina vào năm 2018. Tuy nhiên, thời điểm đó Apple cũng đã chính thức đưa thiết kế bàn phím lẫy bướm đầy trục trặc và tranh cãi lên dòng sản phẩm này, nổi tiếng với sự không ổn định và giá thành sửa chữa đắt đỏ.

Khi Apple cập nhật dòng máy tính MacBook Air một lần nữa vào năm ngoái, chiếc máy này vẫn tiếp tục được trang bị thiết kế bàn phím lẫy bướm, khiến cho dấu hỏi của sự nghi hoặc vẫn cứ được "treo lơ lửng" trên đầu dòng máy tính này. Và những con chip Intel yếu ớt bên trong thì lại gặp khó ngay cả với những tác vụ đòi hỏi tốc độ xử lý ở mức trung bình.

Và đến nay, dường như Apple đã tiến hành một cuộc "đại tu" toàn diện đối với máy tính Air: dòng MacBook Air 2020 được trang bị thiết kế bàn phím lẫy kéo trước đó đã được Apple áp dụng cho MacBook Pro 16-inch, bộ vi xử lý bên trong được nâng cấp lên chip Intel thế hệ thứ 10. Apple cũng đã giảm giá sản phẩm này 100 USD (khoảng 2,3 triệu đồng): Phiên bản tiêu chuẩn của MacBook Air hiện tại có giá 999 USD (khoảng 23,6 triệu đồng).

Quả là một cuộc hành trình đầy gian nan, nhưng mẫu MacBook Air mới nhất đã trở lại vị trí vốn thuộc về nó: nổi bật giữa một "rừng" sản phẩm để trở thành mẫu laptop tốt nhất dành cho đại đa số người dùng.

MacBook Air đã trở về vị trí vốn thuộc về nó

Phiên bản tiêu chuẩn của MacBook Air năm nay có giá khởi điểm 999 USD (khoảng 23,6 triệu đồng), được trang bị bộ xử lý Intel Core i3 lõi kép thế hệ thứ 10 với xung nhịp 1,1GHz, RAM 8GB và ổ cứng 256GB. Tuy nhiên, có lẽ gần như tất cả chúng ta đều nên rút hầu bao thêm 100 USD (khoảng 2,3 triệu đồng) để nâng cấp lên phiên bản sử dụng chip Intel Core i5 lõi tứ. Trong bài đánh giá này, phóng viên The Verge trải nghiệm phiên bản MacBook Air có giá 1.299 USD (khoảng 30,7 triệu đồng) mà họ cho là phù hợp với đa số người dùng hơn cả: với bộ xử lý Core i5 lõi tứ và tăng gấp đôi dung lượng ổ cứng lên 512GB. Sau này bạn không thể nâng cấp dung lượng ổ cứng SSD lên thêm được nữa, nên tốt nhất là hãy mua phiên bản có dung lượng ổ cao nhất trong điều kiện có thể.

Ở cạnh trái của máy là 2 cổng Thunderbolt 3: chip Intel mới được trang bị nhân xử lý đồ hoạ Iris Plus, đồng nghĩa với việc bạn có thể xuất tín hiệu ra màn hình độ phân giải 6K với MacBook Air 2020 (Người viết bài không thể thử nghiệm chi tiết này do không có phần cứng tương ứng. Tuy nhiên khả năng cao là khi phải "cân" màn hình có độ phân giải lớn như vậy, MacBook Air sẽ toả ra rất nhiều nhiệt và tiếng ồn từ quạt tản nhiệt).

Ở cạnh bên phải của máy là jack cắm tai nghe 3.5mm, bởi người dùng thông thường khi sử dụng các tác vụ thông thường với laptop thường cần phải cắm tai nghe. Nhìn chung, bạn nên dùng tai nghe có dây khi tham gia các cuộc hội họp trực tuyến, bởi bạn sẽ không khiến những người còn lại phải chờ đợi trong lúc bạn giải quyết các trục trặc có thể xảy ra khi kết nối Bluetooth.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất 20611610

Tuy nhiên, nếu không thường xuyên sử dụng các ứng dụng gọi điện trực tuyến hay nghe nhạc, xem phim trên máy tính, bạn có lẽ sẽ muốn tìm hiểu về bàn phím mới của chiếc máy này, công cụ chủ yếu phục vụ cho các tác vụ soạn thảo văn bản và một số loại hình công việc văn phòng khác. Phóng viên The Verge cho rằng ngay cả khi không nói đến độ kém ổn định của nó, thì họ cũng chưa bao giờ thích thiết kế bàn phím lẫy bướm: và rằng người viết bài đã luôn cố gắng kéo dài thời gian sử dụng chiếc MacBook Pro 2015 của mình càng lâu càng tốt do quá thích thiết kế bàn phím truyền thống. Và thật vui mừng khi biết rằng bàn phím trên MacBook Air mới đã trở lại với thiết kế này. Trải nghiệm giống hệt bàn phím của MacBook Pro 16-inch mà người viết đã dùng một vài tháng nay và đánh giá rằng nó "rất tốt". Hành trình phím chỉ dài 1mm, bố cục thiết kế hình chữ T của bốn phím mũi tên đã quay trở lại, và khi sử dụng bàn phím tạo ra âm thanh vừa đủ mà không quá to. Tổng thể, trải nghiệm với bàn phím này rất chắc chắn và rất đáng để hài lòng.

Phóng viên The Verge cho rằng không nên dành cho Apple quá nhiều lời ngợi khen đối với mẫu bàn phím mới này, bởi đã mất quá nhiều thời gian (gần 5 năm) kể từ khi người dùng bắt đầu phàn nàn về những trục trặc của thiết kế mới thì Apple mới chịu từ bỏ bàn phím lẫy bướm. Và có lẽ Apple cũng chẳng được lợi gì khi cứ bán ra những mẫu máy tính có thiết kế phím kém ổn định như vậy. Chỉ là vấn đề thời gian để Apple lấy lại danh tiếng và niềm tin của người dùng với mẫu bàn phím này. Tuy nhiên, bỏ qua những vấn đề có tính "lịch sử" ở trên, thì bàn phím là một trong những linh kiện quan trọng nhất của một chiếc laptop, và bàn phím của MacBook Air mới cực kỳ ấn tượng.

Bàn phím mới của MacBook Air thực sự tốt

Bên cạnh đó, người viết bài cũng thích thiết kế bàn phím này (với hàng phím chức năng tiêu chuẩn ở trên cùng) hơn so với bàn phím đi kèm thanh Touch Bar) của MacBook Pro 16-inch. Chắc chắn rằng có nhiều người thích Touch Bar – ngay cả những độc giả đang đọc bài viết này – tuy nhiên cá nhân phóng viên The Verge lại không thích. Và họ đưa ra dẫn chứng thú vị cho nhận định này: Apple vẫn không chịu đưa Touch Bar lên bất kỳ phiên bản nào của mẫu laptop bán chạy nhất của họ là một minh chứng! Điều chỉnh âm lượng và độ sáng màn hình bằng phím vật lý vẫn chắc chắn và ổn định hơn nhiều.

Một chi tiết khác mà máy tính MacBook Air không có so với các dòng laptop đối thủ là màn hình cảm ứng. Ở thời điểm này không có nhiều điều để nói về chi tiết đó: nếu Apple có thể hỗ trợ con trỏ chuột trên một hệ điều hành "thuần" cảm ứng như iPadOS thì chắc chắn họ sẽ tìm ra cách để hỗ trợ cảm ứng trên macOS. Tuy nhiên, công ty dường như không hứng thú với điều đó, nên bạn cũng đừng kỳ vọng chứng kiến một mẫu máy tính Mac như vậy trong tương lai gần. Dù sao, phần bàn chuột từ (trackpad) của MacBook Air vẫn đang làm rất tốt công việc của nó: trackpad có kích thước rất lớn, tương tự như tất cả các dòng MacBook hiện đại khác, và trải nghiệm cuộn chuột/click chuột vẫn rất tốt.

Đó là tất cả những gì bạn cần biết về bàn phím của chiếc laptop này. Từ phương diện phần cứng vật lý, đây là chi tiết duy nhất mà Apple cần phải đại tu so với MacBook Air phiên bản trước (và họ đã làm vậy). Hình thức và trải nghiệm của bàn phím này giống hệt như những gì bạn kỳ vọng ở một chiếc MacBook Air. Bố cục thiết kế cổ điển, không quá mỏng manh như những mẫu ultrabook khác trên thị trường, và phần vát xung quanh bàn phím nhỏ đến mức bạn hầu như không cảm nhận được mấy khi chạm tay vào.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất 20611611

Cải tiến lớn còn lại của MacBook Air năm 2020 là sự lựa chọn đa dạng hơn về bộ vi xử lý. Người dùng có thể chọn 1 trong 3 ba phiên bản đặc biệt của dòng chip Intel series Y thế hệ thứ 10. Các mẫu MacBook Air trước đây chỉ mang đến cho người dùng một lựa chọn bộ vi xử lý lõi kép duy nhất (với sức mạnh rất hạn chế). Giờ đây, bạn thậm chí còn có thể tuỳ biến cấu hình của MacBook Air lên đến chip Core i7 lõi tứ với xung nhịp 1.2GHz nếu muốn.

Phiên bản MacBook Air được phóng viên The Verge lựa chọn để đánh giá có cấu hình đã được nâng cấp so với bản tiêu chuẩn: bộ xử lý Intel Core i5 lõi tứ xung nhịp 1.1GHz và 8GB dung lượng bộ nhớ RAM. Cấu hình này đáp ứng được đa số các nhu cầu công việc thông thường: người viết sử dụng trình duyệt Chrome, các ứng dụng Slack, Zoom và phần mềm chỉnh sửa hình ảnh cao cấp Lightroom và MacBook Air đáp ứng được rất tốt. Và để minh chứng bằng số liệu, điểm benchmark đơn luồng Geekbench 5 của MacBook Air 2020 này đạt 1001, gần như tương đương với điểm đơn luồng của chip Core i9 có trên MacBook Pro 16-inch là 1109.

Tuy nhiên, thật khó có thể dùng từ "thần tốc" đối với MacBook Air: bạn có thể dễ dàng đẩy chiếc máy này tới giới hạn mà nó có thể xử lý. Chỉ cần mở Lightroom lên là đã đủ để khiến quạt tản nhiệt phải tăng tốc hoạt động, và sau một vài thao tác chỉnh sửa ảnh nhỏ, chiếc quạt này dường như đã đạt tốc độ tối đa của họ. Những tác vụ nặng có thể khiến hệ thống buộc phải giảm hiệu năng khá nhiều để tránh tình trạng quá nhiệt (còn gọi là tình trạng "thắt cổ chai" hiệu suất), khiến cho bộ xử lý không thể đạt tốc độ tối đa để giữ nhiệt độ không lên quá cao.

Apple cho biết việc "thắt cổ chai" hiệu suất này đã được hãng tính toán và thiết kế từ trước. Công ty không cho rằng phần đông người dùng cần đến hiệu suất tối đa của con chip này. Do đó, MacBook Air được thiết kế với tính năng Turbo Boost của Intel, cho phép bộ xử lý có thể tăng tốc lên đến xung nhịp 3.2GHz để thực hiện xong một tác vụ nặng nào đó rồi lại trở lại 1.1GHz để tránh quá nhiệt và duy trì thời lượng pin. Đây là một chiến lược khá phổ biến của các hãng laptop ở thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện một tác vụ nặng trong thời gian dài với MacBook Air, chiếc máy này sẽ nóng lên, và hệ thống sẽ không cho phép bộ vi xử lý tăng lên tốc độ tối đa của nó là 3.2GHz. Trong bài kiểm tra với Cinebench, xung nhịp của CPU chỉ duy trì ở mức 1.5GHz khi chạy các tác vụ nặng trong thời gian dài. Và quạt tản nhiệt gần như phải làm việc hết công suất.

Đối với các tác vụ sử dụng thông thường, người thử nghiệm không mấy khi chứng kiến tính năng quản lý nhiệt này phải can thiệp và phát huy tác dụng. Nhưng một điều rõ ràng có thể thấy là chiếc máy này không hoàn toàn "thừa" hiệu suất nếu bạn dùng nó để kết xuất đồ hoạ 3D hay xuất video suốt cả ngày. Bạn chắc chắn sẽ phải nghe tiếng quạt tản nhiệt đó, và hiệu suất của máy sẽ chậm lại.

Tóm lại: Hiệu suất của máy ở mức ổn, nhưng bạn sẽ nghe thấy tiếng quạt chạy!

Nhiều người đã đặt câu hỏi về sự khác biệt hiệu suất giữa máy MacBook Air chạy chip Core i5 và MacBook Pro 13-inch cũng dùng chip Core i5. Bên cạnh sự khác biệt so với dòng chip series U, vấn đề còn nằm ở thiết kế tản nhiệt: Apple cho biết MacBook Pro là mẫu laptop phù hợp hơn với những người dùng thường xuyên cần đến hiệu suất xử lý tối đa của phần cứng. Chiếc máy này có thiết kế tản nhiệt tốt hơn và tốc độ xung nhịp tối đa của chip khi sử dụng Turbo Boost cũng nhanh hơn. Nói một cách đơn giản, MacBook Pro có thể chạy với tốc độ nhanh hơn với điều kiện nhiệt độ cao hơn trong khoảng thời gian dài hơn so với MacBook Air, đồng nghĩa với việc hiệu suất của nó có thể được duy trì khi thực hiện các tác vụ nặng.

Cảm nhận của phóng viên The Verge là: đối với những người dùng thực sự cần hiệu suất cao và biết chính xác họ cần gì, thì nên chờ đợi MacBook Pro phiên bản mới với thiết kế bàn phím mới. Còn với người dùng phổ thông, hiệu suất của MacBook Air là quá đủ đối với các tác vụ thông thường hàng ngày, mặc dù đôi lúc họ sẽ phải nghe thấy… tiếng quạt tản nhiệt chạy.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất 20611511

Cần nói thêm rằng thời lượng pin của MacBook Air chỉ ở mức trung bình: Apple cho biết máy tính MacBook Air mới có thời lượng pin lên đến 11 tiếng nếu bạn chỉ dùng để duyệt web trên trình duyệt Safari. Tuy nhiên theo thử nghiệm của phóng viên The Verge, với một buổi làm việc đơn điệu sử dụng các ứng dụng Chrome, Slack, và Zoom, pin MacBook Air chỉ "sống sót" được 5 tiếng với điều kiện độ sáng màn hình được thiết lập ở mức tối đa. Có lẽ nếu giảm độ sáng màn hình xuống thấp hơn một chút, sẽ kéo dài thời lượng pin được lâu hơn – tuy nhiên cũng cần nói rằng độ sáng màn hình của MacBook Air không phải là số một nếu so với các dòng laptop khác – trung bình độ sáng tối đa của chiếc máy này là khoảng 400 nit – do đó người viết không sẵn lòng để thoả hiệp với lựa chọn này.

Thực ra, đây không hoàn toàn là lỗi của Apple – cả ba ứng dụng này đều rất ngốn pin; tuy nhiên ở thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, thật khó mà không để các ứng dụng như Zoom và Slack hoạt động cả ngày. Và mặc dù trình duyệt Safari sử dụng năng lượng hiệu quả hơn Chrome; nhưng trình duyệt Chrome giờ đây cũng giống như "cơm ăn, áo mặc" đối với rất nhiều người. Thời lượng pin của MacBook Air có thể sẽ rất tốt nếu bạn "kiềm chế" bản thân chỉ sử dụng các ứng dụng của Apple; nhưng chúng ta sống trong một xã hội rất đa dạng cơ mà!

Lại nói đến ứng dụng Zoom, webcam của MacBook Air vẫn là loại có độ phân giải 720p mà Apple đã sử dụng… mãi mãi trên tất cả các sản phẩm máy tính của công ty. Vẫn dùng tốt mà, thực sự đấy! Hy vọng ai đó trong nhóm phát triển Mac có thể trò chuyện với một người trong nhóm phát triển iPhone về vấn đề camera trước khi Apple (lại) tung ra một mẫu laptop mới với cái webcam như hiện tại.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất 20611512

Một số nhược điểm khác của chiếc MacBook Air: các cổng USB-C khá khó cắm; màn hình Retina hiển thị sắc nét nhưng không hỗ trợ dải màu rộng P3 như MacBook Pro. Và thật kỳ lạ khi Apple gọi đây là màn hình độ phân giải 2560 x 1600 trong khi thực tế, độ phân giải hiệu dụng mặc định của nó chỉ là 1440 x 900. (Bạn có thể thiết lập lên 1680 x 1050, và tôi khuyên bạn nên làm như vậy.) Phiên bản màu vàng của chiếc máy này dường như hơi ngả sang màu hồng, và thú thật là nó khá ấn tượng. MacBook Air 2020 không hỗ trợ Wi-Fi 6 bởi Apple sử dụng module Wi-Fi khác với loại thường được đi kèm với chip Intel, nhưng không sao, cũng chưa ai dùng Wi-Fi 6 ở thời điểm hiện tại cả. Điểm tốt là chiếc máy này sử dụng sạc 30 watt, do đó bất kỳ thiết bị nào của bên thứ 3 sử dụng cổng USB-C để giao tiếp đều có thể sạc tốt với laptop này. Về phần mềm, dĩ nhiên tất cả MacBook Air 2020 đều được cài đặt hệ điều hành macOS Catalina với gần như tất cả các ứng dụng của Apple đã được cài đặt sẵn, bao gồm Podcasts và Apple TV.

Tuy nhiên, bỏ qua tất cả những hạn chế nhỏ trên, đây là lần đầu tiên trong nhiều năm mà phóng viên The Verge cảm thấy tự tin khi nói rằng: đại đa số người dùng muốn mua laptop Mac đều có thể chọn mua MacBook Air và nó có thể xử lý đa số các tác vụ một cách mạnh mẽ, ổn định trong một thời gian khá dài nữa. Apple đã làm tốt với mẫu laptop biểu tượng này của họ.

Quang Huy (theo The Verge)
      
Zone
Zone Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 832

Danh vọng : 1544

Uy tín : 0

Chiếc MacBook Air M1 cuối 2020 thỏa mãn gần như mọi kỳ vọng

Tác giả: Dieter Bohn / Ảnh: Vjeran Pavic @ The Verge

Chiếc MacBook Air mới với chip Apple M1 là một thành công lớn.

Trong một tuần đánh giá, Dieter đã khai thác tối đa chiếc máy tính này và bộ xử lý mới của nó do chính Apple chế tạo, và phát hiện ra là những giới hạn cao nhất của nó thỏa mãn gần như mọi mức độ kỳ vọng của Dieter.

Dieter cũng đã sử dụng máy theo cách MacBook Air nên được sử dụng: như một chiếc máy tính hàng ngày cho các tác vụ của một ngày làm việc. Tức là, Dieter bắt đầu dùng máy từ 8h sáng và dùng liên tục khoảng 10 tiếng không cắm sạc.

Trước khi đánh giá máy, Dieter đã hình dung nhiều khó khăn có thể xảy ra mà Apple có lẽ đã gặp khi chuyển đổi từ chip Intel sang chip của chính hãng. Việc chuyển đổi chip này thực sự rất khó khăn và thường không diễn ra suôn sẻ. Vậy mà chiếc MacBook Air này không chỉ tránh được, mà còn thong thả vượt qua tất cả khó khăn đó.

Dĩ nhiên là không phải mọi thứ đều hoàn hảo, trong đó gồm gồm việc Apple vẫn cương quyết tiếp tục sử dụng webcam chất lượng thấp và chạy các ứng dụng cho iPad hóa thành một mớ hỗn độn. Dù vậy những ai đã từng sử dụng MacBook Air chắc hẳn sẽ thường thấy ấn tượng nhiều hơn là thất vọng.

Thực sự, MacBook Air với chip M1 là chiếc laptop ấn tượng nhất Dieter từng dùng trong nhiều năm qua.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Vpavic_4291q

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Vpavic_4291r

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Vpavic10

MacBook Air với chip M1 là chiếc laptop ấn tượng nhất Dieter từng dùng trong nhiều năm qua.

Phần cứng


Ở bên ngoài, chiếc MacBook Air M1 giống phiên bản Intel ra mắt hồi đầu năm 2020 gần như hoàn toàn. Vẫn là thiết kế vát thuôn được ưa chuộng, màn hình 2560 x 1600 có độ sáng cao nhất là  400 nit, đăng nhập bằng vân tay Touch ID, bộ loa khá ổn, bàn phím cắt kéo được làm lại, và một trackpad to.

Giá khởi điểm vẫn từ $999 cho cấu hình 8GB RAM và SSD 256GB. Cấu hình cơ bản này có ít hơn 1 lõi trên chip đồ họa so với các cấu hình cao hơn, dù vậy Dieter chưa thể nói nhiều về tác động của việc này (mà chắc là cũng không nhiều). Cấu hình được đánh giá trong bài viết này là 16GB RAM và SSD 1TB với giá $1,649. Như cũ, người dùng không thể nâng cấp thêm về sau.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Vpavic11

Apple đã cập nhật các tùy chọn trên hàng phím chức năng

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Bad_we10

Vẫn là chiếc webcam dở tệ

Chỉ có một điểm khác về bề ngoài giữa phiên bản M1 và bản Intel: Apple đã thay vài nút trên hàng phím chức năng với các nút hữu dụng hơn. Giờ đây người dùng sẽ có nút để tìm kiếm Spotlight (trên macOS Big Sur, cuối cùng có thể tìm kiếm trên Google), Do Not Disturb và Dictation.

Những sự khác biệt còn lại đều nằm ở bên trong. Không còn quạt nữa, chỉ còn bộ tản nhiệt bằng nhôm. Tuy vậy kể cả khi khai thác máy đến giới hạn cao nhất, Dieter cũng không cảm thấy máy quá nóng. Nhà Táo hiểu rõ trần nhiệt của dòng này là gì và hãng duy trì MacBook trong phạm vi của nó rất tốt.

Đáng tiếc là webcam cũng được giữ nguyên như vậy, tức là vẫn độ phân giải 720p và xấu. Apple đã cố gắng mượn một số trang bị xử lý hình ảnh real-time từ iPhone để hình ảnh nét hơn — và đúng là chúng có giúp làm sáng mặt Dieter lên đều hơn thật — nhưng đáng chú ý nhất là chất lượng dở tệ.

Một thay đổi nội bộ khác sẽ ảnh hưởng đến người dùng và các nhà phát triển chuyên nghiệp nhiều hơn là người dùng MacBook Air trung bình đó là Apple đã thay đổi sang kiến trúc bộ nhớ hợp nhất, do đó sẽ không có bộ nhớ đồ họa riêng. Táo khẳng định thay đổi này sẽ thêm hiệu quả. Tiếc là Dieter không thể nói được liệu cấu hình 8GB RAM có đủ để thoải mái xử lý nhu cầu của cả CPU và GPU hay không; còn 16GB thì bình thường rồi.

Trên thực tế, Dieter chưa gặp phải bất kỳ vấn đề nào về hiệu suất — bởi chiếc Air này rất nhanh.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Vpavic12

MacBook Air mới rất nhanh

Hiệu suất


MacBook Air thể hiện như một chiếc laptop chuyên nghiệp. Không rền rỉ khi chạy nhiều ứng dụng, làm việc ổn với các ứng dụng nặng như Photoshop và kể cả các ứng dụng hậu kỳ video như Adobe Premiere. Dieter có thể làm việc trong Chrome mà không ngại mở thêm 1 hay những 10 tab tìm kiếm.

Ban đầu Dieter nghĩ Apple đã quá tự tin vào chip xử lý Mac M1 mới khi liên tục khẳng định những điều lớn lao, và kỳ vọng của Dieter của rất thấp; nhưng sau khi sử dụng chiếc MacBook Air mới, Dieter đã bị ấn tượng.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Vpavic13

Máy có 2 cổng Thunderbolt

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Vpavic14

Touch ID được sử dụng cho bảo mật sinh trắc. Nhìn chung phần cứng giống với thế hệ trước gần nhất

Dieter từng dùng qua các laptop Windows chạy Arm từ Qualcomm, và phải nói là chúng chậm hơn, lỗi hơn và phức tạp hơn so với các máy chạy Intel. Tuy đã đoán trước là Apple sẽ chuyển đổi Intel-sang-Arm tốt hơn, nhưng Dieter không nghĩ mọi thứ lại trơn tru đến mức này.

Chúng ta đều biết macOS và các ứng dụng của chính Apple đều nhanh, rất nhiều trong số đó được viết riêng để làm việc với chip xử lý mới, nhưng điều khiến Dieter bất ngờ là từng ứng dụng chạy rất mượt.

Nên biết: các ứng dụng thường được xây dựng để làm viêc với một loại chip xử lý cụ thể, do đó để chạy trên một chiếc máy trang bị chip hoàn toàn khác thì chúng sẽ cần trải qua công đoạn thay đổi. Trên Mac, công việc này được hoàn thành bởi một mảng phần mềm gọi là Rosetta 2, người dùng sẽ cài đặt trước trước khi chạy các ứng dụng nền Intel.

Khác với Windows, Rosetta 2 không thực sự mô phỏng, mà là một sự chuyển đổi. Điều này đồng nghĩa các ứng dụng sẽ tốn thêm một ít thời gian để khởi động, nhưng một khi chúng đã chạy thì chúng… cứ thể chạy thôi. Dieter vẫn chưa gặp bất kỳ vấn đề nào về tương thích ứng dụng (tuy có lẽ là có một vài chỗ nhưng mà Dieter chưa tìm ra).

Dĩ nhiên Dieter cũng chạy một bộ benchmark. Bảng dưới gồm một số kết quả sau khi chấm điểm. Nhưng ở đây Dieter chỉ muốn đề cập đến một điểm cụ thể, đó là tốc độ khung hình trên tựa game ‘Shadow of the Tomb Raider’. 38 khung hình mỗi giây là một con số đáng nể đối với một chiếc laptop gaming có card đồ họa khiêm tốn. Điều này cũng ấn tượng rõ đối với một chiếc máy tính có GPU hợp nhất. Dieter nghĩ chiếc MacBook Air mới chắc chắn đánh bại con MacBook Air cũ.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Vpavic15

Dieter cũng chạy thử một bài test export Adobe Premiere tiêu chuẩn, và chiếc MacBook Air này hạ gục những con laptop Intel mới nhất có chip đồ họa kết hợp trong khi sánh ngang một số laptop có GPU rời.

Điểm đáng chú ý nhất ở đây không hẳn là các con số. Đúng là số liệu rất ấn tượng, chúng cũng phản ảnh trải nghiệm thực tế của Dieter với máy. Nhưng thay vì thế, hãy chú ý vào các số liệu mà Tomb Raider và Adobe Premiere chưa thể tối ưu cho chip này. Các ứng dụng này đều chạy qua lớp chuyển đổi của Rosetta 2. Nhà Táo đã ẩn ý là M1 được thiết kế trong sự kết hợp với đội ngũ Rosetta, do đó có vẻ sẽ có nhiều sự tối ưu nữa cho bản thân thần cứng.

(Mặc dù vậy Dieter cũng phát hiện ra một con bug lạ: Premiere encode video trên nửa bitrate thông thường so với kỳ vọng của Dieter khi sử dụng biến bitrate trên preset export 4K YouTube. Dieter phải kéo slider xuống 80 để đạt được bitrate tương tự các máy tính Intel export trên các thiết lập mặc định. Lạ chưa! Dieter đã hỏi Adobe, và chắc là vào thời điểm đăng bài thì câu trả lời tốt nhất là Premiere chưa chính thức hỗ trợ trên M1.)

Nếu bạn đang sở hữu một chiếc MacBook Air, thì Dieter tự tin là chiếc Air M1 này sẽ hoạt động tốt hơn về mọi mặt. Dieter nghĩ nó sẽ đánh bại cả những chiếc ultrabook Intel chạy Windows, kể cả các chip mới nhất.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Vpavic16

Control Center trên MacBook Air

Thời lượng pin


Apple khẳng định chiếc máy mới có thể xem lại video đến 18 tiếng và “15 tiếng duyệt web”, cả hai con số này đều rất lớn. Hãng bảo có thể trông đợi thời lượng pin tốt hơn đến 50% so với thế hệ trước, nhưng pin trong máy không hề to hơn chút nào so với những người tiền nhiệm. Toàn bộ những cải tiến này đều nhằm để nâng cao hiệu suất.

Thế còn kết quả thực tế? Dieter thu được tầm giữa 8 đến 10 tiếng chạy các tác vụ công việc liên tục dù Dieter đã cố tạo nhiều áp lực cho máy. Không đến mức hơn tận 50% so với Air cũ, nhưng kết quả tính ra cũng gần đó.

Cụ thể, Dieter thu được những con số trên từ việc sử dụng các ứng dụng dùng trong thực tế, gồm có Chrome và nhiều ứng dụng khác đều dựa trên nền tảng Chrome, đơn cử Slack. Điều ấn tượng ở đây là đối với một số ứng dụng, Rosetta 2 cần thực hiện một bộ chuyển đổi code real-time gây hao pin sâu hơn.

Nếu, và khi các ứng dụng này được viết lại để trở thành các ứng dụng “universal” làm việc ngay trên M1, thì Dieter kỳ vọng nhìn thấy thời lượng pin được cải thiện tốt hơn nữa.

Có vẻ lạ lùng khi đề cập điều này trong bối cảnh thời lượng pin, nhưng MacBook Air giờ đây có thể khởi động ngay khỏi chế độ Sleep, các ứng dụng đang chạy trước khi tắt máy thì có vẻ nhanh hơn nhiều. Dieter đã phải tập đóng chiếc Air xuống khít hơn bình thường so với các laptop khác, bởi giờ máy có thể “thức dậy” khỏi giấc ngủ của nó gần như là liền mạch, ngay lập tức.

Nếu bạn đang cố gắng lựa chọn giữa MacBook Pro 13 inch và MacBook Air M1 mới, thì Dieter nghĩ thời lượng pin sẽ là yếu tố quyết định cho hầu hết mọi người. Trong bài test cho Pro, chiếc máy này liên tục thu được thêm vài tiếng khi cắm sạc. Pro còn có Touch Bar và màn hình sáng hơn một chút, còn điểm khác biệt chính nằm ở quạt. Quạt cho phép MacBook Pro chạy các khối lượng công việc nặng hơn trong thời lượng sử dụng lâu hơn. Tương tự với Mac mini mới.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Screen11

Các ứng dụng iOS chạy trực tiếp trên MacBook Air: một số có tốt thật, nhiều số khác thì không

Các ứng dụng iOS trên MacBook Air


Một tiện ích trên MacBook này là nó sử dụng cùng một kiến trúc chip xử lý với iPhone và iPad mà giờ đây có thể chạy các ứng dụng iPhone và iPad một cách trực tiếp. Để tìm các dụng này, người dùng cần một bộ lọc riêng cho chúng trong cửa hàng ứng dụng của Mac. Đáng tiếc là các nhà phát triển không được phép phân phối các ứng dụng iOS trực tiếp đến người dùng.

Trong khi lặn lội trong cửa hàng ứng dụng của Mac để tìm các ứng dụng yêu thích, hãy chuẩn bị tinh thần để…  thất vọng. Nhấp vào tên bạn ở góc dưới bên trái, rồi nhấp vào tab cho “iPhone & iPad apps”, như vậy bạn sẽ thấy được mọi ứng dụng đã từng cài đặt trên thiết bị iOS của bạn.

Thứ Dieter tìm thấy ở đây là một thư viện toàn là abandonware, hầu hết các ứng dụng từ những nhà phát triển chưa được nâng cấp để đáp ứng các thiết bị mới hơn. Các nhà phát triển hoàn toàn có thể chọn bốc ứng dụng của họ khỏi danh sách có sẵn cho Mac, và rất nhiều nhà phát triển đã chọn làm thế. Instagram, Slack, Gmail, và còn nhiều ứng dụng khác về cơ bản là không có sẵn. Dieter nghi là các nhà phát triển này quyết định vậy là do họ muốn đảm bảo sẽ không có trải nghiệm ứng dụng rối rắm lạ lùng nào xảy ra trên Mac.

Bởi vì các ứng dụng iOS trên Mac chính xác là một trải nghiệm rối rắm lạ lùng đó. Lẽ ra Apple nên dán nhãn beta thì tốt hơn.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Stupid10

Tùy chọn “Touch Alternatives” của Apple cho các ứng dụng iOS

Những ứng dụng được viết ra để làm việc với các chuẩn mã iPad mới nhất đều xuất sắc. Overcast là một ứng dụng podcast hoạt động khá ổn và hoàn toàn sử dụng được. HBO Max thì ngược lại là một thảm họa, nhảy ra một cửa sổ nhỏ mà bạn sẽ không thể chỉnh kích cỡ hay mở to ra. Ủa rồi xài sao?

Trải nghiệm sử dụng không suôn sẻ, dù Apple cho biết các vấn đề này sẽ sớm được giải quyết. Dieter cài đặt Telegram cho ứng dụng iOS, mới đầu hoạt động cũng ổn lắm,  nhưng khi có tin nhắn mới, ứng dụng này lại mở ra ngay trên các cửa sổ khác. Con bug to nhất đó là Dieter không thể xóa nó đi dù là các thao tác thông thường như bấm vào nút X trong Launch Center. Kể cả khi Dieter xóa thủ công trong Finder thì nó vẫn có vẻ vất vưởng đâu quanh đó tầm vài phút, cho tới khi Dieter khởi động lại và nhận thông báo.

Apple đã xây dựng một hệ thống mới cho mỗi ứng dụng iOS có trên menu Mac gọi là “Touch Alternatives”. Đây là một bộ nút, thao tác và mấy cái thuật chú gì đấy để khiến các ứng dụng cần màn hình cảm ứng đi làm việc trên máy tính Mac.
Thực sự rất kỳ cục và là dấu hiệu rõ ràng nhất cho việc Apple đang tự làm khó Dieter khi lại lảng tránh làm những hứ rõ ràng là cần làm hơn: làm màn hình cảm ứng cho Mac.

May mắn thay là người dùng có thể bỏ qua tất cả các ứng dụng iOS này cho đến khi các nhà phát triển tối ưu chúng, hoặc là Apple tìm được cách tốt hơn để giải quyết mớ hỗn độn này.

Những phiên bản MacBook Air thành công nhất Vpavic17

MacBook Air mới với chip M1

Cùng thời điểm ra mắt MacBook Air mới với chip M1, Apple ngừng sản xuất các phiên bản Air chạy Intel. Đây là một nước đi liều lĩnh, khi mà MacBook Air là dòng máy tính bán chạy nhất của nhà Táo, mà hãng cũng chỉ mới thu được lợi nhuận hơn từ việc bán máy tính Mac trong quý cuối nhiều hơn so với trước đây. Tuy nhiên đó được xem là một quyết định đúng đắn, bởi nếu phiên bản chip mới đã xuất sắc thế này thì không có lý do gì để tiếp tục phiên bản Intel cũ.

Đối với những người dùng chuyên nghiệp, Apple vẫn cần thực hiện những cải tiến nhất định nhằm tăng hiệu suất lên cao nhất cho các khối lượng công việc lớn. Người dùng không thể chạy các card đồ họa mở rộng nữa, và còn bị hạn chế chỉ xem được một màn hình mở rộng, chưa kể việc một người dùng chuyên nghiệp thực sự rất có thể sẽ đụng trần hiệu suất của phân chip GPU hợp nhất này khá là nhanh. Còn xét về máy tính cá nhân thông thường, thì chắc chắc không có gì qua được chiếc MacBook Air này. Thời lượng pin cao, hiệu suất xuất sắc trong phân khúc, bàn phím tuyệt vời. Có cái webcam là còn gây nhiều tiếc nuối, khiến chiếc Air mới không đạt số điểm đánh giá trọn vẹn nhất.

Quá trình chuyển đổi bộ xử lý cũng khá là rối rắm. Những người dùng sớm thường phải đối mặt với các ứng dụng lỗi, chậm và một mớ bug lạ, nhưng với việc sát nhập cẩn thận của Apple cho chip mới và các phần mềm mà hãng có khả năng tránh được các lỗ hổng trên.

Người dùng không cần lo lắng về bất kỳ chi tiết kỹ thuật nào cho phép MacBook Air M1 mới thành công thực hiện việc chuyển đổi. Thực ra Dieter có thể gọi đó có lẽ là điểm ấn tượng nhất trong tất cả mọi thứ.

Vì đơn giản là nó đã hoạt động được.

      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất