Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Prosperity
Prosperity Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 466

Danh vọng : 822

Uy tín : 0

Bạn NÊN học code. Nhưng đừng ảo tưởng, và cũng đừng vội vàng.

Không, xin đừng "nhảy" vào học code! Coder_10
Nước Mỹ dường như đang trải qua một cơn sốt học code. Cựu thị trưởng New York và cũng là huyền thoại kinh doanh Michael Bloomberg cùng các tổ chức phi lợi nhuận như Code.org đều lên tiếng khẳng định code là một kỹ năng cần thiết cho cơ hội việc làm của tương lai. Kênh truyền hình HBO có hẳn một series xây dựng nên hình tượng những anh chàng coder trẻ tuổi làm việc và... hút cỏ thâu đêm, cùng lúc kiếm hàng triệu USD.

Những thiên tài code như Elon Musk, Mark Zuckerberg và Bill Gates trở thành thần tượng bất diệt của giới trẻ - họ đều có khởi điểm là coder.

Không khó để nhận ra cơn sốt "học code" đã lan tỏa cả tới Việt Nam, đặc biệt là đối tượng bạn trẻ năng động đến từ các trường đại học kinh tế. Rất nhiều cơ sở giảng dạy lập trình, bao gồm cả trực tuyến và theo lớp, ra đời với những lời hứa hấp dẫn về khả năng thay đổi cuộc sống và dĩ nhiên là việc làm đảm bảo. Trào lưu startup ngày một nóng hơn, kéo theo những ấn tượng vô cùng tích cực về kỹ năng code. Trên Facebook, tôi đã nhiều lần bắt gặp những câu status bày tỏ nguyện vọng học code như thể đó là một thứ skill thời thượng, cần phải có của thời đại này.

Không, xin đừng "nhảy" vào học code! Khong-xin-dung-nhay-vao-hoc-code

Bài viết này tôi xin được gửi tới những bạn đã theo các ngành nghề khác, nay đang cân nhắc chuyển thành coder kiếm sống hoặc đơn giản là muốn có thêm kỹ năng trong cuộc sống. Nếu bạn đang đứng trước ngưỡng cửa đại học, những ý kiến được chia sẻ dưới đây có thể giúp bạn có một cái nhìn chính xác hơn về nghề coder.

Những suy nghĩ sai lầm

Nói “Em biết HTML” có vẻ đang ấn tượng không kém gì “Em có TOEIC 900”. Nhưng sự thật là "code" HTML không hề khó. Nếu “khó” thì đến cả những dòng code căn bản của C hay C++ cũng chỉ khó ngang với các môn bạn đã học ở trường cấp 3 mà thôi. Và điều đó làm nảy sinh một suy nghĩ sai lầm: vì ai cũng có thể code, ai cũng nên học code.

Cách đây vài ngày, tôi có thấy một cậu em học kinh tế mới ra trường bày tỏ tham vọng học code (tạm gọi là cậu A). Khi tôi hỏi muốn học ngôn ngữ gì, bạn trả lời: Java. Lý do là bởi bạn mê Android, muốn code ra những ứng dụng phục vụ cho công việc của bản thân. Và bạn cũng đọc được trên brochure của một trung tâm trực tuyến nọ rằng “Java là ngôn ngữ phổ biến nhất của thế giới enterprise (doanh nghiệp)”. Nghe có vẻ rất phù hợp với tham vọng công việc của cậu ấy.

Không, xin đừng "nhảy" vào học code! Khong-xin-dung-nhay-vao-hoc-code

Những lời hứa hẹn hương hoa hồng.

Song cách suy nghĩ này có vấn đề. Java là một ngôn ngữ "hướng đối tượng" - một trong những khái niệm căn bản nhất của thế giới lập trình. “Nhảy” vào Java ngay từ đầu cũng có nghĩa rằng người học có thể không hiểu rõ về những giá trị mà lập trình hướng đối tượng mang tới. Như vậy A có thể sẽ bỏ phí những bài học quan trọng về tư duy đối tượng – cũng giống như người ta dạy “xổi” Javascript, PHP cho những người không rành kỹ nghệ phần mềm nhưng lại muốn làm web vậy. Với giới hạn thời gian quá ngặt nghèo, tôi không nghĩ cậu em của tôi sẽ có thể tham gia code trên những sản phẩm có nghĩa, chưa kể code ứng dụng di động và code ứng dụng doanh nghiệp là 2 mảng vô cùng khác biệt.

Ví dụ này nói lên một sự thật rằng thế giới code rất rộng lớn, và nếu thực sự máu code thì bạn phải bỏ công tìm hiểu thật kỹ bạn sẽ học cái gì, thứ đó có mang lại lợi ích thiết thực cho bạn hay không – nhất là nếu bạn sẽ không dành toàn tâm toàn ý cho những dòng code.

Đừng học code theo kiểu “trang trí”

Một cậu em khác lại nói "Em muốn học Swift". Nhưng khi hỏi "Vì sao em muốn học Swift mà không học Pascal chẳng hạn", cậu ấy trả lời "Vì em quen một anh CEO code camp hay tổ chức hackathon Swift".

Việc học code một cách nghiêm túc, để những hiểu biết về code có thể mang lại ý nghĩa cho chính bản thân bạn là không hề dễ dàng. Bạn rất nên học code để luyện tư duy và xây dựng cách làm việc, nhưng nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đem những dòng code của mình áp dụng vào công việc thực tế, bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều công sức đầu tư. Kể cả bạn từng có giải tin học cấp thành phố, kể cả nếu bạn đã từng tốt nghiệp chuyên toán tin (rồi chuyển sang tài chính hay quản trị kinh doanh), code nghiêm túc để giải quyết các vấn đề thực tế vẫn sẽ không hề đơn giản.

Không, xin đừng "nhảy" vào học code! Khong-xin-dung-nhay-vao-hoc-code

Vậy nên nếu bạn muốn học code để đẹp CV, chỉ để sếp coi bạn là chuyên gia công nghệ của Phòng Truyền Thông hay Phòng Tài Chính, để có thể trò chuyện ở tư thế “ngang hàng” với bộ phận Information System trong công ty thì bạn hãy nghĩ lại. Chừng nào bạn chưa hiểu được code có thể áp dụng như thế nào vào thực tế, những gì bạn biết vẫn sẽ chỉ là “múa rìu qua mắt thợ”. Bộ phận IS trong công ty (kéo theo đó là ông sếp của bạn), nếu đủ hiểu biết, sẽ nhanh chóng nhận ra rằng những “kỹ năng IT” mà bạn khoe khoang trên CV là vô nghĩa.

Đừng vội vã nhảy vào học những thứ ngôn ngữ được các trung tâm trực tuyến tung hô để rồi cuối cùng đứng lưng chừng giữa “hiểu” và “vô ích”. Kịch bản đó cũng giống như khi bạn đi “khoe” với nhà tuyển dụng rằng bạn hiểu công thức kế toán, hiểu Dr là gì và Cr là gì nhưng lại chưa một lần cân được sổ sách thực tế, chưa từng hiểu giá trị của công việc kế toán với hoạt động của công ty. Tất cả những gì bạn đã học về code, nếu đi sai đường, hoàn toàn có thể chỉ là sự phí phạm về thời gian và công sức.

Bạn NÊN học code

Khi đọc những dòng ở trên, bạn có thể mang suy nghĩ rằng tôi cậy mình là một kỹ sư phần mềm đem kiến thức ra “lòe” bạn rằng những gì tôi biết là cao siêu quá tầm với của bạn. Rằng bạn không nên học code, ngành nghề mà tôi cùng vô số bạn trẻ khác đã “đốt” ít nhất 4 năm đại học để theo đuổi.

Sự thực không phải như vậy. Tôi nghĩ tất cả mọi người đều NÊN học code. Nhưng không phải ai cũng nên học đến mức code ra được sản phẩm hoàn thiện.

Steve Jobs đã từng nói “Hãy học lập trình. Nó dạy bạn cách suy nghĩ” và sự thật là như vậy. Code nói riêng và toàn bộ ngành IT nói chung có nhiệm vụ là cải thiện cuộc sống, cải thiện quy trình làm việc của con người. Các khái niệm của code, ví dụ như lập trình hướng đối tượng hay các framework (tạm hiểu là các giải pháp được thiết kế sẵn cho các vấn đề hay gặp) chẳng hạn, đều sinh ra để cải thiện quy trình làm việc cũng như sản phẩm của coder. Khi tìm hiểu những khái niệm này, bạn sẽ thấy sự kỳ diệu nằm trong tư duy của người làm phần mềm.

Không, xin đừng "nhảy" vào học code! Khong-xin-dung-nhay-vao-hoc-code

Ví dụ, nghề code có khái niệm “DRY – Don’t Repeat Yourself”. Hãy thử tưởng tượng tôi có một đoạn code làm một tác vụ cụ thể sẽ cần sử dụng đi sử dụng lại nhiều lần, ví dụ như tính năng đặt tên file dữ liệu theo định dạng: [loại dữ liệu_phút giờ ngày tháng] rồi lưu vào C:\data\. Tôi sẽ cần phải dùng tính năng này để lưu file về các sự cố trong ngày, những người dùng đã ghé thăm trang web ngày hôm nay v…v…, và theo cách làm việc kiểu "mù code" thì cứ chỗ nào cần dùng, tôi sẽ paste đoạn code thực hiện tính năng lưu file.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không muốn lưu vào C:\data nữa mà muốn lưu vào C:\save? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không muốn lưu theo định dạng tên [loại dữ liệu_ngày tháng] thay vì [loại dữ liệu_phút giờ ngày tháng] như ở trên? Nếu copy code ra nhiều nơi tôi sẽ phải mở từng đoạn code đã paste rồi sửa lại. Làm như vậy không chỉ tốn thời gian mà còn rất dễ bỏ sót.

Giải pháp ở đây là “gói” riêng các đoạn code có nhiệm vụ lưu file vào một chỗ (chính xác hơn là một function) và khi nào cần thì gọi tới hàm đó để truyền vào nội dung file cần ghi. Nếu cần thay đổi định dạng tên file ghi ra hay vị trí lưu file, tôi chỉ cần thay đổi duy nhất các dòng code bên trong hàm này, không tốn thời gian và cũng không thể bỏ sót.

Không, xin đừng "nhảy" vào học code! Khong-xin-dung-nhay-vao-hoc-code

Đây chỉ là một ví dụ nhỏ cho thấy vì sao người học code biết cách tư duy mạch lạc, logic và có trọng tâm. Nhưng để hiểu được ví dụ này, bạn không cần học tới những ngôn ngữ thường được sử dụng cho các hệ thống doanh nghiệp mà chỉ cần dùng tới những ngôn ngữ căn bản như Pascal/C (để hiểu các khái niệm căn bản của lập trình) và C (để hiểu lập trình hướng đối tượng).

Sau đó, bạn có thể chuyển thẳng lên một ngôn ngữ theo tôi là không nên học ngay từ đầu như Java, Javascript hoặc C#. Các ngôn ngữ này có rất nhiều nền tảng (framework) được thiết kế để giải quyết các vấn đề thực tế mà coder hay gặp.

Tư duy là quan trọng

Có vẻ hơi trái ngược khi vừa khuyên bạn code ra được các ứng dụng “nghiêm túc” là rất khó khăn rồi lại khuyên bạn học hết ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Nhưng, ở đây điều tôi thấy chắc chắn sẽ có ích cho bạn là tư duy code chứ không phải là khả năng code ra sản phẩm hoàn thiện. Lý do là bởi code ra sản phẩm đòi hỏi bạn phải giải quyết được những bài toán hết sức cụ thể và cũng phải dành nhiều thời gian đầu tư trau chuốt cho… hết lỗi.

Bạn có thể hình dung như sau: code để hiểu tư duy cũng giống như ngồi đọc một/nhiều quyển sách (sách bình luận về mỹ thuật chẳng hạn) và ngẫm nghĩ, “cảm” được những điều hay ho thú vị trong những quyển sách đó. Còn code ra sản phẩm thực tế có nghĩa rằng bạn phải vận dụng được những điều hay ho thú vị này vào một công việc (thường) bị định nghĩa từ trước: “Tôi muốn một bức tranh chân dung. Hãy vẽ tôi đi”.

Không, xin đừng "nhảy" vào học code! Khong-xin-dung-nhay-vao-hoc-code

Trong khi bạn hoàn toàn có thể “thẩm” được nét đẹp của Mona Lisa hay Thiếu Nữ Bên Hoa Huệ, việc tự vẽ ra một tác phẩm hoàn thiện đòi hỏi cả năng khiếu và sự đầu tư. Với công việc lập trình, sự đầu tư về thời gian và công sức có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều so với yếu tố năng khiếu, nhưng một lần nữa, câu hỏi ở đây là: đầu tư bao nhiêu thời gian và công sức vào code là phù hợp nhất với hướng đi bạn đã chọn từ trước – nhất là khi hướng đi đó không phải là code?
Trái lại, nếu đã tập trung vào các khái niệm căn bản và các ví dụ đơn giản của Java chẳng hạn, khi đọc các đoạn code ví dụ về design pattern (nguyên lý thiết kế cấu trúc code) và framework bạn có thể dễ dàng hiểu được tư duy đằng sau mà không cần bỏ thời gian ra code theo sách.

Cuối cùng, hiểu được tư duy code cũng có nghĩa rằng bạn hiểu được các giới hạn của code và không đưa ra các đòi hỏi vô lý nếu như có tham gia vào xây dựng một hệ thống phần mềm ở góc độ của người đặt ra yêu cầu. Đây sẽ là một yếu tố đặc biệt quan trọng để giúp cho quá trình số hóa công việc của bạn trở nên dễ dàng – khi bạn hiểu rằng giới hạn từ công cụ phần mềm, bạn cũng sẽ để hình dung ra một công cụ như thế nào sẽ phục vụ tốt cho nhu cầu thực tế của chính bạn.

Hãy nhớ rằng Elon Musk ngày nay không còn code nữa. Nhưng ông có tư duy của một coder.

Điều gì xảy ra nếu bạn vẫn máu code-như-coder?

Không, xin đừng "nhảy" vào học code! Khong-xin-dung-nhay-vao-hoc-code

Nếu những dòng code cơ bản và tư duy code có thể khiến cho bạn bùng cháy đam mê, bạn có thể dũng cảm từ bỏ công việc cũ để chuyển sang code.

Đam mê và quyết tâm sẽ là 2 thứ bạn phải có khi chuyển từ một nghề khác sang nghề code. Bạn sẽ phải code không công, bởi người ta sẽ trả lương rất thấp cho coder kém kinh nghiệm. Đó là còn chưa kể một chữ “code” cũng là một lĩnh vực cực kỳ rộng lớn. Mỗi coder thường chỉ chọn 1 ngôn ngữ chính sau những năm đầu tiên, và nếu đã chọn code làm nghề sống, dần dần bạn phải chọn được thứ ngôn ngữ phù hợp nhất với nguyện vọng của bản thân. Sinh viên phần mềm có 4 năm để đưa ra lựa chọn đó, bạn sẽ không có nhiều thời gian tới vậy.

Nhưng nếu bạn thực hiện bước chuyển thành công, bạn sẽ là một trong những người may mắn nhất thế giới. Tôi có rất nhiều đồng nghiệp từng học công nghệ sinh học, điện cơ khí, học kinh tế đối ngoại chuyển sang làm code. Tôi khâm phục họ không chỉ bởi những dòng code sạch sẽ và rành mạch mà còn bởi cả đam mê và quyết tâm sắt đá mà họ dành cho nghề lập trình. Với mỗi người, được sống với đam mê luôn là một niềm hạnh phúc lớn lao.

Vậy, cuối cùng thì bạn có những lựa chọn nào với code? Hướng đi thứ nhất: Bạn có thể không học code và thay vào đó học một thứ tiếng mới, học các mảng kiến thức mà bạn quan tâm. Bạn sẽ là người quyết định liệu một cuốn sách của Dale Carnegie hay Barack Obama sẽ có giá trị hơn, hay một khóa học code online 2 triệu đồng với những lời hứa hão về việc làm sẽ có giá trị hơn với tương lai của bạn? Hướng đi thứ hai: Bạn có thể học code, nhưng là chỉ để xây dựng tư duy mạch lạc và kỹ năng giải quyết vấn đề. Ở hướng đi này, hãy hỏi ý kiến những coder mà bạn quen. Họ sẽ vạch ra cho bạn hướng đi tốt nhất để biến code thành một kỹ năng hữu ích, tuy không phải là để kiếm sống nhưng vẫn có thể có ý nghĩa không kém gì ngoại ngữ và kế toán.

Không, xin đừng "nhảy" vào học code! Khong-xin-dung-nhay-vao-hoc-code

Học code có thể mang lại giá trị như đọc một cuốn sách quý.
Nhưng bạn phải lựa chọn sách nào nên đọc, sách nào không.
Đọc sâu đến như thế nào, và đọc xong thì làm gì tiếp.

Cuối cùng, bạn có thể tích trữ đủ đam mê và quyết tâm để chuyển hẳn sang chọn code làm nghề sống. Ở thời điểm đó, hãy tự hỏi bản thân mình một câu hỏi duy nhất: Quyết tâm và đam mê của bạn lớn tới đâu?

Mỗi lựa chọn đều có cái hay và cái dở riêng – không phải cứ code được hẳn một ứng dụng “tử tế” thì code mới đem lại lợi ích cho bạn. Vấn đề là bạn sẵn sàng dành bao nhiêu đam mê và quyết tâm cho code? Hãy suy nghĩ và cân nhắc thật kỹ, hãy đi mua lại quyển sách dạy Pascal cho học sinh cấp 2. Bạn sẽ tìm được câu trả lời phù hợp nhất cho bản thân mình.

GIA CƯỜNG, theo Tri thức Trẻ
      
Prosperity
Prosperity Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 466

Danh vọng : 822

Uy tín : 0

Thiên thần Victoria's Secret Karlie Kloss: Tôi nghĩ Taylor Swift nên đi học code

Kloss còn chia sẻ thêm rằng coder đâu chỉ là những anh chàng mặc áo hoddie.

Không, xin đừng "nhảy" vào học code! 13209111

Hai năm trước, Karlie Kloss, một trong những người mẫu nổi tiếng nhất thế giới, quyết định theo học một lớp lập trình.

Cô học code trong thời gian rảnh, ngoài những buổi tập và những show trình diễn thời trang ở khắp thế giới. "Tôi có thể ở Mardid vào thứ hai, Paris vào thứ ba, London vào thứ sáu, sau đó trở về nhà vào cuối tuần", Kloss chia sẻ với Imran Amerd, biên tập viên của Fast Company. Cô theo học lớp của giáo sư Avi Flombaum tại Flatiron School.

Kloss học code chỉ vì tò mò, muốn tìm hiểu xem thế giới công nghệ xung quanh mình hoạt động như thế nào. "Code, ngôn ngữ bí mật này là gì"?, cô muốn biết. "Các ứng dụng, phần mềm mà tôi chạm vào v phần cứng, tôi muốn biết nó hoạt động như thế nào và tại sao. Tôi nghĩ những kỹ năng này mạnh mẽ không ngờ đặc biệt là khi nằm trong tay những người có cách giải quyết vấn đề sáng tạo".

Không, xin đừng "nhảy" vào học code! Cwnw5310

Kloss chia sẻ về code trên sân khấu sự kiện của Fast Company

Khóa học chứng minh cho Kloss thấy rằng code không hề khó, không chỉ dành cho những người thiên tài. Code dành cho tất cả mọi người, ai cũng có thể học. Và xa hơn, code không chỉ hữu ích cho việc xây dựng các công nghệ, ứng dụng, nó còn hữu ích trong việc giải quyết tất cả các vấn đề khác.

Nhận thấy lợi ích to lớn của việc học code, Kloss đã quyết định thành lập một tổ chức phi lợi nhuận giúp các phụ nữ trẻ khác tiếp cận dễ dàng hơn tới các lớp học code. Tổ chức được đặt tên Kode with Klossy của cô người mẫu xinh đẹp này sẽ trang bị cho những phụ nữ trẻ các kỹ năng cần thiết để theo đuổi một nghề trong lĩnh vực công nghệ cao.

Trên kênh YouTube của mình, Kloss đã kêu gọi những thiếu nữ trong độ tuổi từ 13 tới 18 gửi cho cô một đoạn video và một bài luận ngắn nêu rõ lý do tại sao họ muốn học code. Sau đó, cô sẽ trao tặng học bổng tại các trại hè và lớp học code cho những thiếu nữ này. Chỉ trong vài ngày, Kloss đã nhận được hàng ngàn video và đây chính là cơ sở để cô thành lập Kode with Klossy.

Không, xin đừng "nhảy" vào học code! Commun10

Nói rộng hơn, Kloss đang quan tâm tới việc thu hẹp khoảng cách giới tính trong ngành công nghiệp công nghệ. Và cô tin rằng ngoài việc cung cấp các kỹ năng code cô còn mang tới cho những phụ nữ trẻ niềm vui và sự phấn khích khi nghĩ rằng họ có thể tạo ra những công nghệ mới.

Kloss cho rằng hiện tại trong ngành công nghệ phụ nữ có rất ít tấm gương để học tập bởi rất ít phụ nữ được giao những vị trí quan trọng, cấp cao. Thật khó để một phụ nữ tưởng tượng ra tương lai của mình trong nghề nếu không thấy hình mẫu những phụ nữ thành công khác. Giải pháp mà Kloss đưa ra là: "Chúng ta cần cho mọi người biết rằng code không chỉ dành cho những anh chàng mặc áo hoodie. Tôi không có ý xúc phạm những anh coder mặc áo hoodie đâu nhé, tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng ai cũng có thể học code, không phân biệt giới tính".

Là một phụ nữ dành thời gian hàng ngày cho việc trình diễn các bộ trang phục cao cấp của những nhà thiết kế hàng đầu thế giới, Kloss rất phù hợp cho việc kêu gọi các cô gái trẻ học code. Cô đang cố gắng để thuyết phục những phụ nữ khác rằng tình yêu dành cho công nghệ có thể đồng hành cùng những thứ khác mà phụ nữ yêu thích như thời trang và sắc đẹp. "Các cô gái suy nghĩ khác so với các chàng trai", cô nói.

Không, xin đừng "nhảy" vào học code! Maxres10[/i]

Thực tế, Kloss chia sẻ rằng sự nghiệp người mẫu của cô còn được sử dụng để thu hút mọi người nhằm truyền đạt các thông điệp về việc học code. "Điều khiến tôi phấn khích, tiếp tục phát triển sự nghiệp người mẫu là có thể xây dựng một nền tảng lớn hơn, mạnh mẽ hơn để thực hiện một tác động có ý nghĩa thông qua những điều mà tôi thực sự thích làm. Còn gì hoàn hảo hơn khi có thể dùng công việc hàng ngày của mình để phục vụ niềm đam mê", Kloss nói.

Ngoài hàng trăm thiếu nữ đã trải qua chương trình Kode with Klossy, Kloss còn muốn truyền cảm hứng học code cho hàng ngàn cô gái trẻ khác nhờ các kênh truyền thông, mạng xã hội của mình.

"Có lẽ tôi sẽ dạy Taylor Swift cách viết code", Kloss chia sẻ. Nữ ca sĩ xinh đẹp Taylor Swift là bạn thân của Kloss.

Karlie Elizabeth Kloss (sinh ngày 3 tháng 8 năm 1992) là người mẫu chuyên nghiệp người Mỹ. Cô được Vogue Paris công nhận là một trong 30 người mẫu hàng đầu thập niên 2000. Từ năm 2013 tới 2015, cô là một trong những người mẫu của Victoria's Secret Angel.

Theo Fast Company
      
Prosperity
Prosperity Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 466

Danh vọng : 822

Uy tín : 0

Làm ơn đừng học lập trình

Bài viết được dịch từ blog Coding Horror

Lời bàn của Vinacode: Lần trước mình thấy Mark Zuckerberg (ông chủ Facebook) có đặt mục tiêu học tiếng Trung; nhưng rõ ràng đó cũng là một lý do chính đáng vì anh ta có cô bạn gái gốc Hoa. Nhưng lần này ông thị trưởng thành phố New York đặt mục tiêu học lập trình thì cũng thấy ngồ ngộ. (Bạn thử tưởng tượng một ông thị trưởng của một thành phố trung tâm tài chính của cả thế giới là New York, 72 tuổi, người giàu thứ 12 nước Mỹ với khối tài sản 19,5 tỷ đô-la ngồi học lập trình mà xem). Dưới đây là ý kiến của Jeff Atwood (sáng lập ra trang web hỏi đáp nổi tiếng StackOverflow) về việc này. Mặc dù bài viết này từ năm 2012, nhưng mình xin dịch lại, hy vọng sẽ mang lại cho bạn vài góc nhìn thú vị.

“Tất cả mọi người đều nên học lập trình” là câu nói của ngài thị trưởng thành phố New York, Hoa Kỳ (Mike Bloomberg) trên trang twitter của ông, khi ông đặt mục tiêu học lập trình trong năm 2012.

Không, xin đừng "nhảy" vào học code! Bloomberg-hoc-lap-trinh

Kế hoạch trong năm mới của tôi là học lập trình với trang web Codecademy, hãy tham gia cùng tôi!

Hành động của đại gia này được xem là nhằm mục đích chiếm được cảm tình của cộng đồng công nghệ tại thành phố New York và những lá phiếu bầu của họ; nhưng nếu như ngài thị trưởng của thành phố New York thực sự cần viết những dòng JavaScript để giải quyết những công việc của ông ta, thì chắn chắn có điều gì đó vô cùng tồi tệ đang xảy ra trong hệ thống chính trị của thành phố New York. Thậm chí nếu ngài Bloomberg có “học lập trình” thật thì tôi mong rằng mọi thứ cũng sẽ chỉ nên kết thúc kiểu như thế này:

10 PRINT “TÔI LÀ ÔNG THỊ TRƯỞNG”
20 GOTO 10


May mắn thay, điều kỳ quặc này có lẽ sẽ không xảy ra, bởi vì một lý do chính đáng đó là: hy vọng rằng ngài thị trưởng của thành phố New York sẽ dùng khoảng thời gian của ông để làm những việc mà những người dân thành phố đang đóng thuế để trả lương cho ông ta. Theo như trang web của văn phòng thị trưởng, thì điều này có nghĩa là ông ta sẽ làm việc trên hệ thống giáo dục, cải thiện chất lượng dịch vụ giao thông công cộng, và quản lý ngân sách thành phố trong năm 2013 và … rất nhiều công việc khác!

Đối với những người đang tranh cãi rằng liệu lập trình có phải là một kỹ năng căn bản mà chúng ta nên dạy lũ trẻ của mình, cùng với các kỹ năng thiết yếu khác như đọc, viết và tính toán số học hay không, thì tôi xin hỏi bạn một câu rằng: bạn có thể giải thích dùm tôi xem liệu ngài thị trưởng Michael Bloomberg có làm tốt hơn công việc hàng ngày của ông ta trong việc điều hành hoạt động của thành phố lớn nhất nước Mỹ, nếu bỗng dưng ông ta thức dậy vào một buổi sáng đẹp trời và trở thành một tay lập trình Java xuất sắc? Điều dễ nhận thấy đối với tôi đó là việc thành thạo những kỹ năng như đọc, viết và chí ít là một số kiến thức toán ở mức trung học là nền tảng để làm việc trong công việc của một chính trị gia, hay bất kỳ một công việc nào khác. Nhưng việc hiểu khái niệm về biến, hàm, con trỏ và đệ quy thì có ích lợi gì không? Tôi không thể nhận thấy giá trị của nó!

Như bạn biết đấy, tôi rất yêu quý công việc lập trình. Tôi cũng tin rằng lập trình là rất quan trọng … nhưng chỉ quan trọng trong đúng ngữ cảnh, và chỉ phù hợp với một số ít người. Ngoài nó ra còn có rất nhiều những kỹ năng khác. Tôi sẽ không bao giờ thuyết phục bất kỳ ai nên học lập trình hay là học sửa ổng nước cả. Đó là điều khá khôi hài, phải không bạn?

Không, xin đừng "nhảy" vào học code! Moi-nguoi-nen-hoc-lap-trinh

Một số người nổi tiếng đang khuyên các bạn trẻ nên học kỹ năng sửa ống nước.

Phong trào “tất cả mọi người đều nên học lập trình” không những chỉ sai lầm trong việc xem kỹ năng lập trình quan trọng ngang bằng với các kỹ năng thiết yếu của cuộc sống như đọc, viết và tính toán. Nó còn là sai lầm trong nhiều phương diện khác nữa:

– Cứ cho rằng càng có nhiều người làm nghề lập trình trên thế giới này là một điều đáng mong muốn. Nhưng trong 30 năm làm nghề lập trình viên của mình, tôi nhận thấy điều này … không có ích lợi gì. Bạn có nên học code không? Không, tôi không thể nhận thấy được lợi ích gì vì điều đó. Bạn nên học cách để viết ít code nhất có thể.

– Cứ cho rằng lập trình là mục tiêu của bạn. Các lập trình viên phần mềm có xu hướng nghiện lập trình, những người này luôn nghĩ công việc của họ là viết code. Nhưng thực ra điều đó không đúng. Công việc của chúng ta là giải quyết vấn đề. Đừng tán dương việc tạo ra những dòng code, hãy hoan nghênh việc tạo ra các giải pháp. Chúng ta có rất nhiều lập trình viên mà chỉ chăm chăm viết ra những dòng code đã có rồi.

– Nên tìm kiếm những giải pháp khi gặp phải vấn đề. Trước khi bạn đổ xô vào học lập trình, hãy nhận ra rằng vấn đề thực sự của bạn là gì. Thậm chí liệu bạn có đang gặp phải một vấn đề nào đó cần giải quyết hay không? Bạn có thể giải thích nó cho những người khác theo cách mà họ có thể hiểu được không? Bạn đã nghiên cứu vấn đề đó và tìm kiếm những giải pháp có thể cho nó một cách sâu sắc hay chưa? Việc lập trình có giải quyết được vấn đề đó hay không? Bạn có chắc chắn điều đó không?

– Cứ cho là việc này sẽ bổ sung thêm một số lập trình viên ngây thơ, chưa có kinh nghiệm và thậm chí họ còn không biết mình có yêu thích công việc lập trình hay không nữa. Tôi nghĩ rằng có một điều hoàn toàn đúng là một lập trình viên tồi có thể tạo ra hai công việc mới trong một năm. Hầu hết những người này tự xưng là lập trình viên mà thậm chí không hề biết lập trình, vì thế hãy thứ lỗi cho những nghi ngờ của tôi về phong trào “mọi người đều có thể học code”.

– Tôi muốn nhấn mạnh rằng, có một ranh giới mong manh giữa học lập trình và có thể kiếm được một công việc lập trình được trả lương tốt. Nếu chỉ vì thấy một số lập trình viên mới vào nghề mà đã kiếm được công việc có mức lương trung bình $79,000 đô-la/năm (xấp xỉ 1,6 tỷ VNĐ) sau khi chỉ tham gia khoảng 2,5 tháng huấn luyện! Hoặc nghĩ rằng bạn có thể thể tự học ngôn ngữ Perl trong 24 giờ, thì đó là một điều sai lầm. Rõ ràng bằng cấp và chứng chỉ chẳng thể hiện được kinh nghiệm của bạn, bạn vẫn phải luyện tập lập trình 10,000 ngàn giờgiống như tất cả chúng tôi.

Cứ cho rằng tôi có thể ủng hộ việc học một chút về lập trình chỉ để bạn có thể biết được lập trình là cái gì, và khi nào thì lập trình là cách tiếp cận đúng đắn để giải quyết một vấn đề mà bạn gặp phải. Nhưng tôi cũng có thể nhận ra những vấn đề về đường ống nước khi tôi nhìn thấy chúng mà chẳng cần phải tham gia bất kỳ một khóa huấn luyện đặc biệt nào cả. Đối với mọi người nói chung (và cả các nhà lãnh đạo nữa) thì điều ích lợi nhất là nên hiểu một cách cơ bản về cách làm việc của máy tính và Internet. Việc có khả năng sử dụng thành thạo Internet đang dần trở thành một kỹ năng cơ bản của cuộc sống, và hầu hết chúng ta nên quan tâm về điều đó trước tiên, trước khi tất cả chúng ta cắm cổ nhảy vào học lập trình.

Làm ơn đừng ủng hộ việc học lập trình chỉ vì mục đích học cho biết lập trình là như thế nào. Hoặc tệ hơn là bởi vì ngành này có mức lương hậu hĩnh. Thay vì đó, tôi xin gợi ý rằng chúng ta nên dành thời gian của mình vào việc học làm thế nào để…


  • Nghiên cứu tìm hiểu xem mọi thứ xung quanh chúng ta hoạt động như thế nào ở mức cơ bản nhất.
  • Giao tiếp một cách hiệu quả với những người khác.


Những kỹ năng này thì còn có giá trị hơn nhiều là việc lập trình đơn thuần và sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong nhiều mặt của cuộc sống.


Không, xin đừng "nhảy" vào học code! 330px-Michael_R_Bloomberg
Thông tin thêm về ngài thị trưởng thành phố New York:

Michael Rubens Bloomberg (sinh 14 tháng 2, 1942) là đương kim thị trưởng Thành phố New York. Với khối tài sản 19,5 tỉ đô la Mỹ vào 2011, ông là người giàu thứ 12 ở Hoa Kỳ. Ông sáng lập và sở hữu 88% Bloomberg L.P., một công ty truyền thông về tin tức tài chính và dịch vụ thông tin. Bạn có thể xem thêm thông tin tại Wikipedia.


Không, xin đừng "nhảy" vào học code! Jeff_atwood_coding_horror
Về tác giả bài viết:

Jeff Atwood
là một chuyên gia công nghệ tại Mỹ, hiện đang sinh sống và làm việc tại Berkeley, CA. Anh là một kỹ sư phần mềm chuyên về công nghệ Microsoft .NET, và là một blogger nổi tiếng trong cộng đồng công nghệ với blog Coding Horror, anh là người sáng lập và kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của trang web hỏi đáp uy tín Stack Overflow và cũng là đồng sáng lập của Stack ExchangeDiscourse.
      
Prosperity
Prosperity Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 466

Danh vọng : 822

Uy tín : 0

"Đừng ngại, hãy cứ học code nếu bạn muốn!"

Không, xin đừng "nhảy" vào học code! 1iet2r10
John McCarthy, nhà khoa học máy tính phát minh ra ngôn ngữ Lisp và khai sinh ra thuật ngữ "trí tuệ nhân tạo".
Mới đây, tôi thức dậy và phát hiện ra hàng chục tin nhắn trong điện thoại của mình. Nhiều sinh viên đã nhắn cho tôi sau khi họ đọc một bài viết có tựa đề "Xin đừng nhảy vào học code".

Lúc đầu, tôi nghĩ rằng bài viết của Jeff Atwood trong năm 2012 đã được mấy anh trên Reddit đào mộ. Nhưng không, đây là một bài viết hoàn toàn mới với cùng tiêu đề của TechCrunch. Tuy vậy, cả hai bài viết này đều không khuyến khích tất cả mọi người học code. Họ cho rằng, giống như sửa ống nước, code không dành cho tất cả mọi người.

Tuy nhiên, theo tôi, khác với sửa ống nước, code là một kỹ năng quan trọng mà tất cả chúng ta nên học. Tại sao? Tại vì code là cách mà con người giao tiếp với máy móc.

"Mọi người cần phải học code bởi sau này nó có thể là cách chúng ta nói chuyện với người giúp việc", John McCarthy.

Hàng ngàn năm nay con người thường khai thác những người khác

Những người La Mã cổ đại đã xây dựng đế chế của mình bằng các bóc lột sức lao động của những nô lệ. Anh xây dựng đế chế của mình bằng cách khai tháng hàng chục thuộc địa. Ngay cả Mỹ, để trở thành nền kinh tế mạnh mẽ nhất hiện tại cũng nhờ phần lớn vào lực lượng lao động nhập cư đông đảo nhưng chỉ nhận được mức lương rẻ mạt trong cuộc cách mạng công nghiệp.

Nhưng nay, ở thế kỷ 21, chúng ta thể làm như vậy nữa. Để đạt được những thành tựu to lớn chúng ta phải khai thác sức mạnh của máy móc.

Bản chất của công việc đã thay đổi

Ngày nay, máy móc thực hiện hầu hết các công việc chứ không phải con người.

Mỗi ngày, chúng ta thực hiện 3,5 tỷ tìm kiếm trên Google. Máy móc nhận các câu hỏi và trả lại kết quả gần như trong nháy mắt. Trong khi đó, chỉ một tìm kiếm thôi cũng có thể khiến chúng ta mất hàng giờ để xử lý.

TripAdvisor giúp bạn quyết định tới đâu để du lịch. Expedia giúp bạn đặt vé máy bay. Google Maps hướng dẫn bạn đường tới sân bay... Và tất cả chúng đều được máy móc thực hiện một cách nhanh chóng.

Nhưng máy móc chỉ có thể hoàn thành những công việc này khi con người cho chúng biết chính xác cần làm gì. Và cách duy nhất để giao việc cho máy móc đó chính là viết phần mềm.

Ý nghĩa của code là vậy.

Code không phải là một kỹ năng mà là một loại trình độ mới

Trong thế kỷ 21, code là kỹ năng mà tất cả những người có tham vọng đều phải học nếu họ muốn thành công.

Bạn không tin tôi ư? Hãy nhìn vào nghề luật. Phần mềm đang dần xử lý hết công việc liên quan và khiến rất nhiều luật sư không biết code bị mất việc.

Điều này cũng ngày càng trở nên đúng với các nhà quản lý, nhân viên tiếp thị, kế toán viên, bác sĩ và những nhân viên văn phòng...

Và đó là còn chưa kể tới hơn 3 triệu người Mỹ đang làm công việc chủ yếu liên quan tới việc lái xe cùng hàng tỷ người trên thế giới đang làm các công việc lặp đi lặp lại khác sẽ sớm bị máy móc cướp mất việc làm. Máy móc ngày càng có thể xử lý được nhiều công việc hơn với hiệu quả cao và chi phí thấp.

Tôi rất hy vọng rằng những người sắp bị mất việc này sẽ theo học các kỹ năng mới bao gồm cả code để sớm tìm được việc làm thay thế.

Không, xin đừng "nhảy" vào học code! 1uarvq10
Stewart Brand, sáng lập của Whole Earth Catalog và Quỹ Long Now.
Lập trình hoặc bị lập trình

Trong ngày phát triển phần mềm chúng tôi có một khái niệm mang tên "công nghệ xe lăn".

"Khi công nghệ mới chèn qua bạn, nếu bạn không trở thành một phần của bánh xe lăn, bạn sẽ trở thành kẻ lót đường", Stewart Brand.

Bạn không thể chặn sự phát triển của công nghệ, bạn chỉ có thể thích ứng với nó.

Khi một công nghệ có khả năng định hình lịch sử ra đời, bạn không thể làm nó biến mất. Không tin ư, hãy nhìn vào máy bay, thuốc kháng sinh và đầu đạn hạt nhân. Và nó còn đúng với bộ vi xử lý, internet và machine learning.

Những ai thích ứng với những sự thay đổi này sẽ phát triển manh mẽ. Những ai bỏ qua, không nhận ra hoặc thậm chí phủ nhận chúng sẽ bị đào thải.

Code là một loại trình độ mới của con người giống như biết đọc vào thế kỷ 12, biết viết vào thế kỷ 16, số học vào thế kỷ 18 và lái xe trong thế kỷ 20.

Đương nhiên, không phải ai biết viết chứ cũng có thể trở thành nhà văn chuyên nghiệp, không phải hai hiểu số học cũng trở thành nhà toán học chuyên nghiệp và không phải ai biết code cũng trở thành nhà phát triển phần mềm. Nhưng code sẽ giúp cho chúng ta nhận được những kết quả tốt hơn trong mọi công việc của mình.

Những con tàu được xây dựng để giương buồm ra biển lớn

"Con tàu sẽ an toàn khi neo ở hải cảng nhưng nó sinh ra để giương buồm ra biển lớn và tìm kiếm những điều mới mẻ", Grace Hopper.

Không, xin đừng "nhảy" vào học code! 1k0fue10
Đô đốc Grace Hopper là người phát minh ra trình biên dịch đầu tiên
và đi tiên phong trong việc phát triển ngôn ngữ lập trình cấp cao.

Máy tính, cốt lõi của nó, là một cỗ máy xử lý những con số.

Bộ não của con người, cốt lõi của nó, là một cỗ máy có khả năng học tập mọi thứ.

Có thể bạn nghĩ mình chẳng bao giờ có khả năng code và chẳng có bất cứ năng khiếu nào liên quan tới code. Có rất nhiều người, chưa, đã và từng học code sau đó bỏ cuộc cũng sẵn sàng nói với bạn rằng đừng nên nhảy vào học code. Và đương nhiên, cả những người như tác giả bài viết "Xin đừng nhảy vào học code" trên TechCrunch nữa đang khiến hàng triệu người trên thế giới nản lòng, từ bỏ học code.

Nhưng đừng ngại, các nhà khoa học và giáo dục đã chứng minh rằng tất cả mọi người đều có khả năng học code, giống như bạn có thể học đọc, viết, làm phép tính và lái xe.

Đây là một video từ Khan Academy, một video ngắn chứng minh rằng chúng ta có thể học mọi thứ. Tất cả những gì bạn cần là tin tưởng vào bản thân.

Chắc chắn rằng những người bị chứng khó đọc sẽ khó học đọc hơn, những người bị chứng khó học toán sẽ học toán chậm hơn và cả hai kiểu người này đều sẽ khó học code hơn người bình thường. Nhưng mọi thứ đều có thể vượt qua giống như cách mà code đang giúp chúng ta vượt qua mọi giới hạn mỗi ngày.

Vì vậy, hãy nghe theo lời khuyên của Grace Hopper, hãy giương buồm ra biển lớn và học hỏi những điều mới. Hãy để bộ máy học hỏi trong não của bạn được hoạt động.

Học code. Học cách nói chuyện với máy móc. Và phát triển.

Theo Tech In Asia
      
Prosperity
Prosperity Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 466

Danh vọng : 822

Uy tín : 0

Thế hệ cổ cồn xanh mới sẽ là ai?

Khi hỏi nhiều người những gì họ mường tượng về một coder điển hình, hầu hết người Mỹ đều cho rằng đó sẽ là một anh chàng bỏ học đại học đang ngồi hì hụi code ứng dụng với tham vọng thay đổi thế giới và trở nên giàu có.

Không, xin đừng "nhảy" vào học code! Thomps10

Công việc của các lập trình viên giờ đây cũng tương tự như những người thợ mỏ vài chục năm về trước

Thế nhưng những ảo tưởng đậm chất Thung lũng Silicon này không hề đúng ngay cả ở xứ sở của những giấc mơ Mỹ. Theo thống kê, Thung lũng Silicon chỉ tuyển dụng 8% tổng số lập trình viên nước này. Số còn lại thì sao?

Hầu hết họ cũng giống như Devon, một lập trình viên bình thường với công việc hàng ngày là duy trì một phần mềm dịch vụ an ninh mạng ở Portland, bang Oregon. Devon sẽ khó có thể trở thành tỷ phú, nhưng công việc đang làm lại mang đến cho anh một cuộc sống ổn định và đủ đầy: Tuần làm 40 tiếng, thu nhập tốt, công việc cũng có thách thức về mặt trí tuệ. Bố anh là một công nhân – và xét trên nhiều phương diện, Devon cũng có thể được xếp vào nhóm cổ cồn xanh như bố mình.

Các chính trị gia vẫn thường lên tiếng chuyện việc làm cổ cồn xanh đang dần dần biến mất. Đây chính là những công việc làm trụ đỡ của một phận dân trung lưu. Thế nhưng nếu thay đổi góc nhìn, nếu chúng ta lập trình viên là một nghề thay thế lương cao nhưng cũng tương đương với các công nhân lành nghề trong xưởng ô tô của Chrysler thì sao?

Quan điểm này sẽ kích thích nhiều người theo đuổi lĩnh vực IT. Các giáo viên và doanh nghiệp sẽ không còn thúc giục và mong chờ con em họ cố cày lấy tấm bằng Khoa học máy tính sau 4 năm đại học nữa. Thay vào đó, họ sẽ đưa vào nhiều khóa dạy nghề code vào các chương trình học phổ thông. Con người ta sẽ không nhất thiết phải vào đại học mà chỉ cần tới các trường cao đẳng, dạy nghề, thậm chí là Coding bootcamp để học lập trình.

Những coder dạng này sẽ không có kiến thức đủ sâu để tạo ra những thuật toán giao dịch tài chính phức tạp hay vận hành mạng thần kinh nhân tạo bởi thực chất họ cũng chẳng cần đến mức đó mới có thể làm việc. Bất cứ coder phổ thông nào cũng có thể sử dụng các ngôn ngữ lập trình thịnh hành và kiếm được mức lương khá (trung bình khoảng 12-20 triệu đồng/tháng với người có 1-3 năm kinh nghiệm và 27-40 triệu đồng/tháng cho cấp quản lý tại Việt Nam). Quy mô ngành này tại hầu hết các quốc gia trên thế giới đều được dự báo là sẽ không ngừng mở rộng.

Tại Mỹ, Rusty Justice, một cựu công nhân mỏ về hưu đã sáng lập ra Bit Source – một “xưởng” gia công phần mềm chuyên huấn luyện các thợ mỏ (thất nghiệp) thành lập trình viên. Ngay từ khi mới mở, Justice đã phải kinh ngạc về số đơn gửi tới: 950 người xin vào làm 11 vị trí ông đăng tuyển. Ông cũng nhận định rằng: “Thợ mỏ thực chất cũng là công nhân công nghệ làm việc trong môi trường lấm lem mà thôi.”

Có thể nói, chúng ta luôn cần những người đi đầu, những nhà phát triển, nhà khoa học tạo ra các hệ thống machine learning hay xe tự lái. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả những ai theo đuổi sự nghiệp trong ngành công nghệ đều phải cố khớp mình vào một khuôn mẫu mang tên Mark Zuckerberg hay Bill Gates. Anh hùng thực thụ đôi khi chính là những nhân viên bình thường đang ngày ngày cần mẫn duy trì những website, ứng dụng, những mỏ than hay công xưởng sản xuất.

NGOCMIZ - Tham khảo Wired
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất