Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Zone
Zone Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 832

Danh vọng : 1544

Uy tín : 0

Những phụ nữ dưới 35 tuổi đang thay đổi thế giới công nghệ cao

Phụ nữ & Công nghệ cao Itunit10

(PCWorldVN) Dưới đây là danh sách những 'bóng hồng' trẻ tuổi và tài năng đang làm thay đổi thế giới công nghệ cao được tạp chí nổi tiếng dành cho phụ nữ Glamour bình chọn.

Trong hơn một thập kỷ qua, ngành công nghệ cao đã đón nhận làn gió mới đến từ những người lãnh đạo là nữ giới. Thế hệ nữ doanh nhân này thực sự đang góp phần thay đổi định kiến rằng thế giới công nghệ chỉ dành cho nam giới.

Ruzwana Bashir, 31 tuổi, Sáng lập viên và CEO của Peek.com

Phụ nữ & Công nghệ cao 11-37
Ruzwana Bashir.

Vốn dĩ từng là người thường xuyên đi du lịch, Bashir nhận thấy việc tra cứu hoạt động vui chơi khá là tốn thời gian và phiền toái. Vì vậy cô quyết định để bắt đầu một cái gì đó cho mình. Trang Peek.comgiúp du khách tìm đặt tour du lịch, khách sạn, vé máy bay, vé tàu… với chất lượng cao. Công ty của cô đã thu hút một nhóm các nhà đầu tư hàng đầu trong làng công nghệ thế giới như chủ tịch GoogleEric Schmidt và Jack Dorsey của Twitter cũng như của các quỹ đầu tư SV Angel hay Khosla Ventures.

Điều gì làm cho cô tự hào: Lớn lên trong cộng đồng người Pakistan tại Anh, Bashir mới đây đã công khai về việc bản thân bị lạm dụng tình dục từ khi còn nhỏ. Một thập kỷ sau khi rời khỏi quê nhà, Ruzwana Bashir cuối cùng cảm thấy đã có thể quay trở lại và làm chứng chống lại kẻ xâm hại mình.

Ayah Bdeir, 32 tuổi, Sáng lập viên và giám đốc điều hành của LittleBits Electronics

Phụ nữ & Công nghệ cao 3007606-inline-inline-1-takeaway-little-bits
Ayah Bdeir

"Tôi tưởng tượng về một thế giới mà ở đó bạn lên mạng và thiết kế tấm che cửa sổ dành cho riêng mình, bạn cũng có thể thiết kế các sản phẩm điện tử, và tất cả mọi người đều có thể trở thành một nhà phát minh", Bdeir nói. Công ty của cô, LittleBits - chuyên thiết kế các khối điện tử chức năng để phục khách hàng có nhu cầu tích hợp công nghệ lên đó. Người dùng có thể làm một chú gấu bông sáng lên hoặc kiểm soát máy điều hòa thông qua iPhone... Đối tượng khách hàng của LittleBits là tất cả mọi người, từ trẻ em cho đến kỹ sư đang cố gắng tạo ra các mẫu sản phẩm mới.

Tầm nhìn lớn của cô: "Điện tử đang kiểm soát cuộc sống của chúng ta," cô nói. "Tuy nhiên, thế giới công nghệ là một ngành công nghiệp được kiểm soát từ cao xuống thấp bởi các công ty lớn, vì vậy nó có một chu kỳ chậm đổi mới. Chúng tôi muốn thực hiện đổi mới giới hạn của phần cứng và đưa sức mạnh của thiết bị điện tử vào tầm tay của mọi người."

Laura Borel, 26 tuổi, Giám đốc sản phẩm của Jawbone 

Phụ nữ & Công nghệ cao Brit-morin-2
[size=10][size=10][size=10][size=10]Laura Borel.[/size][/size][/size][/size]

Một ý tưởng của Borel nảy ra khi cô đến công viên giải trí và nhận thấy các vấn đề về việc thừa cân ở trẻ em. Năm 2011, ý tưởng đó đã trở thành hiện thực khi cô tạo ra Nutrivise - một ứng dụng cung cấp cho người dùng công thức nấu ăn với chế độ dinh dưỡng chính xác hay cho bạn biết những thực phẩm, món ăn tại nhà hàng địa phương. Và ứng dụng này được Jawbone mua lại sau đó 2 năm rưỡi, và Laura Borel hiện là giám đốc sản phẩm thiết bị đeo Jawbone Up. Cô tập trung vào tính năng chế độ dinh dưỡng, kiểm soát cân nặng và chịu trách nhiệm về các ứng dụng hằng ngày có trách nhiệm nhắc người sử dụng làm những việc như bổ sung những chất còn thiếu hay uống 8 ly nước hằng ngày.

Những gì cô ấy hy vọng sẽ thực hiện thông qua công nghệ: "Mục tiêu cuối cùng mà tôi đặt ra là việc giải quyết các vấn đề lớn như béo phì và suy dinh dưỡng", Borel cho hay.

Leah Busque, 35 tuổi, Sáng lập và giám đốc điều hành TaskRabbit 

Phụ nữ & Công nghệ cao Leah-and-kobe1
Leah Busque.

Ý tưởng cho TaskRabbit của Busque đến từ một buổi tối trong nhà của cô hết sạch thức ăn cho chú cún cưng.
"Tôi nghĩ rằng, vấn đề gặp phải sẽ được giải quyết một cách tốt đẹp nếu ai đó trên mạng mà chúng tôi có thể kết nối để kiếm một ít thức ăn cho con chó của mình ngay lập tức", Busque nhớ lại.

Sau đó 4 tháng, Busque bỏ công việc của mình tại IBM để xây dựng phiên bản đầu tiên của TaskRabbit.

Còn ở thời điểm hiện tại, TaskRabbit đã trở thành nền tảng cho phép khách hàng thuê "người thứ ba" để thực hiện các dịch vụ bên ngoài, từ việc mua đồ ăn cho đến giặt ủi tại hơn 19 thành phố của Mỹ.

Nữ sáng lập này cho biết, thông qua TasRabbit, cô muốn tạo ra một cuộc cách mạng hóa cách thức mà mọi người làm việc trên quy mô toàn cầu.

Điều gì làm cho cô tự hào: "Đó là các tác động của chúng tôi đến cuộc sống của mọi người." Một bà mẹ ở San Francisco từng được sử dụng TaskRabbit để tìm người nào đó đến thăm và mang bữa ăn ngon cho con trai ở Boston, và một bà mẹ khác đã làm điều đó. Và hai gia đình này đã hình thành một mối quan hệ kéo dài cho đến mãi sau này.

Shaherose Charania, 33 tuổi, nhà sáng lập và giám đốc điều hành Women 2.0

Phụ nữ & Công nghệ cao Shaherose-charania-girl-power-the-next-generation-of-women-in-tech-fenn-open-forum-embed
[size=10][size=10][size=10][size=10]Shaherose Charania.[/size][/size][/size][/size]

Là một người phụ nữ trẻ làm việc tại Silicon Valley, Charania cùng đồng nghiệp nam bắt đầu ở nhiều công ty với nhau và với các dự án được đầu tư, cuối cùng cô đi đến kết luận rằng "công nghệ và sự đổi mới được cất cánh mà không có những người phụ nữ ở đó." Vì vậy, trong năm 2006, cô đồng sáng lập ra Women 2.0 và đây trở thành một trong những phương tiện truyền thông thương hiệu dựa vào cộng đồng lớn nhất thế giới đối với phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ và khởi nghiệp (công ty đã đạt hơn 100.000 thành viên là phụ nữ cho đến nay).

Ngoài ra, Women 2.0 cũng tổ chức các cuộc gặp gỡ và nhiều hội nghị cho phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ.

Có gì thay đổi trong công nghệ: "Phụ nữ không còn có một suy nghĩ rằng 'nếu tôi có thể'", Charania nói, "Bây giờ những người phụ nữ có thể đặt thêm câu hỏi rằng 'Tôi có thể làm được gì' trong công nghệ, khởi đầu như thế nào trong lĩnh vực này hay tài trợ cho một cái gì đó. Đó là sự thay đổi thú vị! Và nó đã xảy ra bởi vì chúng tôi đã tạo ra một mạng lưới mà ở đó cho thấy phụ nữ đang thay đổi mỗi ngày".

Limor Fried, 35 tuổi, nhà sáng lập Adafruit 

Phụ nữ & Công nghệ cao 1-ghg9vpgceu1nqi7vk1dmag
[size=10][size=10][size=10][size=10]Limor Fried- người phụ nữ đầu tiên lên trang bìa của tạp chí Wired.[/size][/size][/size][/size]

Đã bao giờ bạn muốn làm một con robot mini cho riêng mình? Công ty Adafruit của Fried đã làm được điều đó khi bán bộ dụng cụ phần cứng nguồn mở cho những người có sở thích tự làm những sản phẩm điện tử cho bản thân mình. Tất cả bắt đầu khi Fried tự làm máy nghe nhạc MP3 và hướng dẫn mọi người để họ có thể làm theo ở trên trang Web. "Người ta cứ gửi email cho tôi, nói rằng," Tôi nhìn thấy dự án của bạn, và tôi muốn tạo một sản phẩm như thế. Bạn có thể gửi cho tôi một bộ thiết bị? '" Fried cho hay " Vì vậy, tôi nghĩ rằng, có lẽ nên khởi nghiệp." Fried là nữ kỹ sư đầu tiên xuất hiện trên trang bìa của Wired khi Adafruit tạo được doanh thu hơn 22 triệu USD vào hồi năm 2014.

Phong cách sống của cô: "Tôi có thể chọn số phận của chính mình. Và bạn cũng có thể nếu muốn bởi vì bạn chính là ông chủ."

Rebecca Garcia, 23 tuổi, lập trình viên tại Squarespace, và đồng sáng lập CoderDojo NYC 

Phụ nữ & Công nghệ cao Rebecca-garcia-speaking
[size=10][size=10][size=10][size=10]Rebecca Garcia.[/size][/size][/size][/size]

Garcia làm việc tại trang web xây dựng nền tảng Squarespace, nơi cô chia đôi thời gian của mình để dành cho coding và phát triển giáo dục cộng đồng. Và thời gian cuối tuần, Garcia dành hết mọi thứ cho CoderDojo - tổ chức phi lợi nhuận quốc tế mà cô đồng sáng lập. Cô vận động được hơn 100 nhà lập trình mỗi tháng nhằm dạy cho trẻ em từ 7-17 tuổi làm và phát triển web, game, ứng dụng....

Từ tổ chức này mà Harry Moran một học sinh 13 tuổi đã phát triển trò chơi Pizzabot, đánh bại Angry Bird và trở thành game trả tiền được tải về nhiều nhất trên iPhone.
Thành tự đáng chú ý: Năm 2014, Garcia trở thành người trẻ tuổi nhất giành được giải thưởng của Nhà Trắng nhằm vinh danh người có đóng góp trong việc thay đổi ngành công nghệ

Laura I. Gómez, 35 tuổi, đồng sáng lập Vyv 

Phụ nữ & Công nghệ cao Laura-gomez-595x415
[size=10][size=10][size=10][size=10]Laura I. Gómez.[/size][/size][/size][/size]

Gómez bắt đầu công việc tại Twitter nơi cô phụ tranh mảng ngôn ngữ Tây Ban Nha và là thành viên sáng lập ra mảng quốc tế của mạng xã hội này. Cô chịu trách nhiệm mở rộng và hỗ trợ hơn 28 ngôn ngữ trên Twitter. Sau đó Gómez đóng vai trò tương tự tại Jawbone. Hiện nay cô đã khởi nghiệp với công ty riêng của mình trang thông tin và chia sẻ Vyv - nơi người dùng có thể gửi bài viết của mình và được trả nhuận bút theo sự phổ biến bằng đồng tiền ảo Bitcoin.

Những gì cô ấy là tự hào nhất: "Chúng tôi đang cố gắng để đảm bảo rằng có thể thu hẹp khoảng cách giữa công nghệ và các chính sách công."

Sara Haider, 28 tuổi, trưởng nhóm kỹ sư Android của mạng xã hội Secret

Phụ nữ & Công nghệ cao Screen-shot-2014-09-11-at-10-35-28-am-1080x602
[size=10][size=10][size=10][size=10]Sara Haider.[/size][/size][/size][/size]

Haider học lập trình từ chị gái của mình hồi năm 9 tuổi và cùng nhau tạo nên trang web về điều họ quan tâm. Và bây giờ, cô dẫn đầu nhóm lập trình Androi của mạng xã hội ẩn danh Secret - nơi cho phép người dùng chia sẻ bí mật, tin đồn và cả những tấm ảnh riêng tư nhất. Trước khi trở thành kỹ sư của Secret, Haider làm việc tại Twitter và tạo nên ứng dụng Vine dành cho Android.

Những gì cô ấy tự hào nhất: Là nhà tài trợ và đầu tư cho các dự án của tổ chức Girls Who Code. "Thống kê cho thấy khoảng lớp 7-8, bé gái trở nên ít quan tâm đến hơn con trai trong toán học và khoa học, nhưng trước đó sự quan tâm của chúng là như nhau. Điều quan trọng là để nhắc nhở, định hướng các bé gái này trong việc lựa chọn nghề nghiệp."
 
Rachel Haot, 31 tuổi, Giám đốc phụ trách kỹ thuật số của thành phố New York

Phụ nữ & Công nghệ cao Rachel-sterne-haot
[size=10][size=10][size=10][size=10]Rachel Haot.[/size][/size][/size][/size]

Sau khi sáng lập GroundReport, một trong những nền tảng báo chí toàn cầu sớm nhất vào năm 2006, Haot đã chuyển sang làm dịch vụ công cộng, đóng vai trò là giám đốc kỹ thuật số cho thành phố New York (Mỹ) trong hơn 3 năm liên tiếp.

"Ngày nay, mục tiêu của tôi là cải thiện trải nghiệm kỹ thuật số của người dân với chính quyềnbang New York," cô nói. Ngoài việc giám sát và phát triển ny.gov thì Haot còn có trách nhiệm thúc đẩy các công ty khởi nghiệp ở New York. Tại đây, cô tạo nên các ưu đãi về thuế dành cho các công ty khởi nghiệp và kết nối để tạo ra công ăn việc làm ở thành phố đông đúc này.

Những gì cô ấy đạt được: Top 100 người sáng tạo nhất thế giới do Fast Company lựa chọn, Top những lãnh đạo nữ của tạp chí Wall Street Journal bình chọn, doanh nhân xã hội hứa hẹn nhất của tờ BusinessWeek bình chọn.

Thạch An
      
Zone
Zone Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 832

Danh vọng : 1544

Uy tín : 0

Những nghề không ưu ái phụ nữ

Phụ nữ & Công nghệ cao Dicewi10

Trong xã hội hiện đại, người phụ nữ có thể tự tin lựa chọn bất cứ nghề nghiệp nào dựa trên tài năng và mơ ước của bản thân. Nhưng thực tế đã chứng minh, có không ít những nghề không hề ưu tiên phụ nữ...

Những công việc thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin

Tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin đã hơn hai năm nay, Mai (Tân Phú - TP Hồ Chí Minh) vẫn đang lận đận tìm hướng đi cho sự nghiệp của mình. Trải qua rất nhiều công việc: lập trình viên, Seo, làm Code web, làm IT riêng cho công ty thương mại... cô nhận ra rằng: những công việc bên IT dành rất ít cơ hội cho phái nữ.

Khi còn làm lập trình viên, Mai cảm thấy sức khỏe của mình không thể đảm bảo cho công việc và chắc chắn không cạnh tranh được với các đồng nghiệp nam. Làm việc thường xuyên 14 đến 15 tiếng một ngày bên máy tính cộng với những lúc làm qua đêm là chuyện cơm bữa khiến Mai sụt cân khủng khiếp. Sức khỏe đi xuống, nhan sắc tàn phai, mặt nổi mụn, da dẻ xanh xao khiến cô không dám bám trụ tiếp với công việc.

Phụ nữ & Công nghệ cao Con-gai-it-d9dd5

Mai sụt cân nhanh chóng vì thường xuyên phải làm việc thâu đêm - (Ảnh minh họa)

Một vấn đề nữa không ai nói ra nhưng khi liên quan đến mảng IT thì nam giới thường được đánh giá cao hơn phụ nữ. Để làm công việc này, các nữ IT thường phải cố gắng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi so với các đồng nghiệp nam.

Hồi trước trong công ty cũ của Mai có rất ít nhân viên nữ. Làm việc giữa rất nhiều các đồng nghiệp nam mà công việc liên quan chủ yếu đến thế giới mạng, không ít lần cô bị quấy rối. Nhẹ thì là những lời đùa cợt thô thiển, nặng hơn nữa là những hành đồng sàm sỡ "giả vờ vô tình"... Còn chuyện thường xuyên được mời xem ảnh, xem phim nhạy cảm là chuyện thường. Tuy đã biết cách "xù lông nhím" tự bảo vệ khiến cho các nam đồng nghiệp hết dám trêu đùa nhưng Mai sợ tình trạng này kéo dài khiến cô "vô cảm" luôn với đàn ông.

Bây giờ Mai mới thấm thía lời khuyên của mẹ cô khi cô hớn hở khoe giấy báo đỗ đại học ngành công nghệ thông tin: "Là con gái thì nên chọn ngành nghề nhẹ nhàng nữ tính một chút sau này dễ sống con à".

Khối ngành kỹ thuật

Khi còn là sinh viên xây dựng, Hằng ôm bao mơ ước về tương lai cộng thêm những lời khen kiểu như "Con gái kỹ thuật rất cá tính, học rất siêu" khiến cô luôn tự hào bay bổng để vượt qua 5 năm đại học gian khổ. Nhưng khi ra trường thực tế phũ phàng khiến cô bị sốc.

Đầu tiên, cô hăm hở lao ra công trường thi công với chức danh kỹ sư trong ban chỉ huy công trình. Nắng gió bụi bặm công trường khiến nhan sắc xuống cấp thảm hại. Rồi những đêm trực đổ bê tông, những trưa nắng rát không có chỗ nghỉ ngơi khiến sức khỏe thanh niên cũng phải đi xuống. Thậm chí chỗ "giải quyết nỗi buồn" ở công trường cũng không có. Đồng nghiệp nam thì dễ rồi, tiện đâu đứng đó, chỉ riêng Hằng là khổ sở. Lắm lúc tủi thân phát khóc.

Con người ở công trường xây dựng hồn hậu, thật thà nhưng đôi khi Hằng cũng không tránh khỏi những lời trêu ghẹo quá đà do quá ít "bóng hồng" ở đây. Cuối cùng suy đi tính lại, không trụ nổi ngoài công trường, Hằng xin về làm việc tại văn phòng công ty.

Phụ nữ & Công nghệ cao Con-gai-xay-dung-d9dd5
Làm việc ở công trường quá vất vả, sức con gái của Hằng không tài nào chịu đựng nôi - (Ảnh minh họa).

Nhưng sau một thời gian làm việc, Hằng nhận ra để thăng tiến trong một môi trường toàn nam giới thật sự rất khó khăn. Mà xét ra, so với các đồng nghiệp nam cô cũng luôn thua kém về nhiều thứ: sức khỏe, khả năng đi công tác, thời gian làm thêm... Bây giờ, cô bằng lòng với vị trí nhân viên quèn của phòng kế hoạch để có nhiều thời gian hơn cho gia đình.

Nhiều bạn bè của Hằng tốt nghiệp các trường kỹ thuật như Bách Khoa, Thủy Lợi, Kiến Trúc... đều gặp phải những vấn đề tương tự. Cũng có một số thành công trong công việc nhưng khá ít ỏi và phải chịu nhiều áp lực.
 
Hoàng Cường/Theo TTVN
      
Zone
Zone Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 832

Danh vọng : 1544

Uy tín : 0

Những phụ nữ thiết kế ngôn ngữ lập trình

Phụ nữ & Công nghệ cao Image001-2-1

(PCWorldVN) Từ buổi bình minh của máy tính mainframe cho đến nay, nhiều người phụ nữ đã thiết kế và phát triển những ngôn ngữ lập trình có tác động đến sự phát triển lâu dài của các ứng dụng.

Thế giới phát triển phần mềm là nơi mà nam giới luôn chiếm đa số, nhưng bất chấp điều này, những bóng hồng nữ giới cũng có nhiều đóng góp quan trọng và bền vững cho ngành lập trình trong suốt hàng thập kỷ qua. Thiết kế ngôn ngữ mới là một lĩnh vực đặc biệt hơn, nơi không ít phụ nữ cũng đã để lại dấu ấn riêng của mình trong sự phát triển lập trình. Nhiều phụ nữ tiên phong đã thiết kế và phát triển các ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong nhiều hệ thống máy tính, từ chiếc máy tính lớn cho đến các đoạn mã máy ngày nay. Những ngôn ngữ lập trình này ngày càng được nhiều chuyên lập trình hoàn thiện, mở rộng và phát triển ở cấp độ rất cao.

Sau đây là 9 ngôn ngữ lập trình và câu chuyện kể về những người phụ nữ đã tạo ra chúng.

Hợp ngữ ARC 
Tác giả: Kathleen Booth
Năm: 1950

Trong thời điểm bình minh của ngành lập trình máy tính, các chương trình ứng dụng được viết trực tiếp bằng mã máy (machine code), hàng loạt các số 0 và 1 được máy tính giải mã và hoạt động theo đó. Hợp ngữ được phát triển để cho việc lập trình máy tính dễ dàng và đáng tin cậy hơn bằng cách cho phép các lập trình viên viết đoạn mã có khả năng biên dịch thành ngôn ngữ máy. Một trong những hợp ngữ đầu tiên được tạo ra bởi Kathleen Booth, người đã từng làm việc tại  trường Birkbeck, thuộc đại học London tại Anh. Ngôn ngữ lập trình được viết cho máy tính tự động chuyển tiếp (ARC -Automatic Relay Calculator) nhằm phục vụ việc thiết kế và chế tạo máy.

Phụ nữ & Công nghệ cao Image003-2
Kathleen Booth

Ngôn ngữ máy (còn được gọi là máy ngữ hay mã máy; tiếng Anh là machine language hay machine code) là một tập các chỉ thị được CPU của máy tính trực tiếp thực thi. Mỗi chỉ thị thực hiện một chức năng xác định, ví dụ như tải dữ liệu, nhảy hay tính toán số nguyên trên một đơn vị dữ liệu của thanh ghi CPU hay bộ nhớ. Tất cả các chương trình được thực thi trực tiếp bởi CPU đều là các chuỗi các chỉ thị này.

Address
Tác giả: Kateryna Yushchenko
Năm: 1955

Một trong những chiếc máy tính chạy bằng chương trình tại châu Âu có tên gọi là MESM  được Liên Xô chế tạo vào những năm 1950. Trong đó nhà khoa học được giao nhiệp vụ điều hành chiếc máy tính này tại viện toán học Kiev, Ukraina là Kateryna Yushchenko, người phụ nữ đầu tiên được trao tặng tiến sĩ Vật lý và Toán học. Do những khó khăn trong việc sử dụng các đoạn mã máy của chương trình trên MESM, Yushchenko và một số cộng sự tìm kiếm một ngôn ngữ lập trình cao hơn vào thời điểm đó để thực hiện các nhiệm vụ đơn giản. Năm 1955, Yushchenko đã tạo ra ngôn ngữ lập trình Address nhằm hỗ trợ đánh địa chỉ gián tiếp (indirect addressing) và có khả năng chuyển đổi giống như ngôn ngữ được phát triển ở phương Tây, chẳng hạn như COBOL. Ngôn ngữ lập trình Address được sử dụng rộng rãi ở Liên Xô trong hơn 20 năm.

Phụ nữ & Công nghệ cao Image005-1
Kateryna Yushchenko

Máy tính MESM (МЭСМ, Малая Электронно-Счетная Машина, Máy tính điện tử nhỏ) đi vào hoạt động từ những năm 1950. Chiếc máy này có khoảng 6.000 đèn điện tử chân không và  tiêu thụ 25 kW điện. MESM có thể thực hiện khoảng 3.000 phép tính mỗi phút.

COBOL
Tác giả: Grace Hopper và một số thành viên khác
Năm: 1959 

Ngôn ngữ lập trình COBOL (Common Business-Oriented Language) được sinh ra bởi nhu cầu của chính phủ Mỹ và các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm những đoạn mã xử lý dữ liệu có thể chạy trên các máy tính khác nhau. Một trong những cố vấn kỹ thuật được giao trách nhiệm tạo ra ngôn ngữ mới này là Grace Hopper , sĩ quan của Hải quân Hoa Kỳ. Trước đó, Hopper trong khi làm việc trên hệ thống UNIVAC đã tạo ra các trình biên dịch đầu tiên được gọi là A-0 và một số ngôn ngữ lập trình cấp cao khác, chẳng hạn như ARITH-MATIC và B-0 hay còn được gọi là FLOW-MATIC. Và đây chính là nền tảng cơ sở của COBOL vào năm 1959. COBOL được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống tài chính lớn liên quan đến kế toán, sổ sách, bảo hiểm.  Ngoài ra, Grace Hopper còn được biết đến với thuật ngữ “bug” đang phổ biến ngày nay.

Phụ nữ & Công nghệ cao Image007-2
Grace Hopper

FORMAC
Tác giả: Jean Sammet
Năm: 1962

Ngôn ngữ lập trình FORTRAN được phát triển bởi IBM vào những năm 1950 nhằm phục vụ cho lĩnh vực nghiên cứu toán học và khoa học máy tính. Năm 1961, IBM thuê Jean Sammet, người đã từng làm việc trong chương trình khoa học tại Sperry Gyroscope , Sylvania và cùng với Grace Hopper tham gia vào việc phát triển ngôn ngữ lập trình COBOL. Năm 1962, Sammet phát triển ngôn ngữ lập trình FORMAC (FORmula MAnipulation Compiler) nhưng là phiên bản mở rộng của FORTRAN nhằm phục vụ cho các ứng dụng đại số. FORMAC trở thành ngôn ngữ đầu tiên được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực toán học.

Phụ nữ & Công nghệ cao Image009-4
Jean Sammet

Logo
Tác giả: Cynthia Solomon, và cùng với Daniel G. Bobrow, Wally Feurzeig, Seymour Papert 
Năm: 1967

Cuối năm 1960, nhóm nghiên cứu tại Cambridge, Massachusetts cho thấy sự cần thiết của một ngôn ngữ lập trình dành cho trẻ em dựa trên từ vựng và cú pháp chứ không phải là những con số hay ký hiệu quy ước. Một trong những nhà nghiên cứu là Cynthia Solomon, người đã có kinh nghiệm trong ngành khoa học máy tính khi từng làm việc với một trong những nhà tiên phong trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo là Marvin Minsky tại M.I.T. Solomon đã giúp phát triển ngôn ngữ mới với tên gọi là Logo nhằm đưa lập trình tới những học sinh lớp 7. Một trong những ứng dụng nổi tiếng nhất mà Logo được sử dụng là các robot rùa, những con robot có khả năng vẽ hình bằng việc sử dụng những cây bút. Solomon sau đó gia nhập phòng nghiên cứu trí tuệ nhân tạo của M.I.T và tiếp theo là giám sát việc phát triển Logo của Apple. Logo được cho là có sự ảnh hưởng lớn đến các ngôn ngữ lập trình giáo dục sau này như Smalltalk và Scratc.

Phụ nữ & Công nghệ cao Image012
Cynthia Solomon

CLU
Tác giả: Barbara Liskov
Năm: 1974

Một bước tiến quan trọng trong sự phát triển của ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng là sự ra đời của CLU vào giữa năm 1970. Ngôn ngữ CLU được thiết kế và phát triển bởi Barbara Liskov tại đại học M.I.T, người phụ nữ đầu tiên có bằng tiến sĩ khoa học máy tính của Mỹ. CLU của Liskov mang đến những khái niệm mới như các loại dữ liệu trừu tượng, vòng lặp, và phép gán song song. Tuy nhiên CLU bản thân không phải là một ngôn ngữ hướng đối tượng khi nó thiếu một số tính năng Object-oriented (hướng đối tượng) quan trọng như tính kế thừa (inheritance). CLU không được sử dụng rộng rãi nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều ngôn ngữ nổi tiếng tiếp theo, chẳng hạn như như Java, Python, và C ++

Phụ nữ & Công nghệ cao Image013-1
Barbara Liskov

Smalltalk
Tác giả: Adele Goldberg, cùng với Alan Kay, Dan Ingalls, Ted Kaehler, Diana Merry, Scott Wallace, Peter Deutsch, và một số khác tại Xerox PARC
Năm: 1980

Giống như COBOL được phát triển 20 năm trước đó, Smalltalk được thiết kế và phát triển để việc lập trình trở nên dễ dàng hơn cho những người bình thường. Ý tướng chính đằng sau ngôn ngữ lập trình này là cho phép bất kì ai, không chỉ các nhà khoa học máy tính đều có thể tạo ra những ứng dụng. Smalltalk được phát triển tại Trung tâm nghiên cứu Palo Alto của Xerox (PARC) dưới sự lãnh đạo của Alan Kay và ngôn ngữ này chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi Simula, nền tảng hướng đối tượng đầu tiên của thế giới. Năm 1973, Adele Goldberg gia nhập đội ngũ của Kay tại PARC và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của Smalltalk. Một trong những khái niệm tiên phong mà Smalltalk đưa ra là model-view-controller (khái niệm mới đằng sau giao diện đồ họa người dùng), trình soạn thảo WYSIWYG (what you see is what you get), và môi trường phát triển tích hợp. Năm 1979 Goldberg giới thiệu cho Steve Jobs và các lập trình viên của Apple một bản demo của Smalltalk và giao diện của nó chạy trên máy tính PARC Alto, mà sau này là nguồn cảm hứng của thiết kế máy tính để bànMacintosh. Smalltalk lần đầu tiên được phát hành bên ngoài trung tâm nghiên cứu PARC  là vào năm 1980 với phiên bản Smalltalk-80 và đã có ảnh hưởng rất lớn trên nhiều ngôn ngữ sau đó như Java, Objective-C, và Python. 

Phụ nữ & Công nghệ cao Image015
Adele Goldberg

BBC BASIC
Tác giả: Sophie Wilson
Năm: 1981  

BBC BASIC có lẽ là ngôn ngữ lập trình duy nhất mà đã được tạo ra dành riêng cho một chương trình truyền hình. Năm 1981, đài BBC muốn phát sóng chương trình The Computer Literacy – một dự án nhằm dạy mọi người về lập trình. Tuy nhiên, cố vấn kỹ thuật của chương trình này cảm thấy các phiên bản hiện tại của BASIC là không đủ tốt cho mục đích của họ. Và nhà đài này đã thuê một công ty tên là Acorn Computers để phát triển một máy tính mới có tên gọi là BBC Micro, cùng với đó là phiên bản mới của BASIC dành riêng cho chương trình. Sophie Wilson là một nhà khoa học máy tính, người trước đó được biết đến với việc phát triển máy tính Acorns  đầu tiên đã được giao trách nhiệm sáng tạo ra phiên bản mới của BASIC cho BBC Micro ở dưới 16KB, bao gồm các tính năng như thủ tục đặt tên, khái niệm hàm và cấu trúc IF-THEN-ELSE. Dự án Computer Literacy cũng như BBC Micro và BBC BASIC Wilson được đánh giá là có tầm ảnh hưởng lớn khi mang thế giới máy tính, ngôn ngữ lập trình đến người xem truyền hình tại Anh.

Phụ nữ & Công nghệ cao Image017
Sophie Wilson

Coq
Tác giả: Christine Paulin-Mohring, cùng với Thierry Coquand, Gérard Huet, Bruno Barras, Jean-Christophe Filliâtre, Hugo Herbelin, Chet Murthy, Yves Bertot, và Pierre Castéran
Năm: 1991

Năm 1984, các nhà khoa học máy tính người Pháp Gérard Huet và Thierry Coquand bắt đầu phát triển một hệ thống tương tác, ngôn ngữ lập trình nhằm xác định và chứng minh các định lý toán học. Phiên bản đầu tiên mà các chuyên gia này tạo ra có tên là Calculus of Constructions (CoC). Năm 1991, Christine Paulin-Mohrin đã tạo nên một hệ thống quản lý chứng minh hình thức mới dựa trên nền tảng mở rộng của CoC  và đặt tên là Coq nhằm vinh danh nhà khoa học Thierry Coquand. Ngoài ứng dụng giải quyết các bài toán, Coq còn được biết đến với việc cung cấp một ngôn ngữ lập trình được gọi là Gallina và thường được dùng trong phần mềm xác thực. Paulin-Mohringđược cộng đồng lập trình ghi nhận là một trong những nhà phát triển chính của ngôn ngữ và công cụ lập trình quan trọng này.

Phụ nữ & Công nghệ cao Image018
Christine Paulin-Mohring

Thạch An - PC WORLD VN, 03/2016
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | Văn hóa | Childhood, Gia đình | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất