Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Trong hai ngày 5 và 6.4 (15-16 tháng ba âm lịch), cả ngàn người là con em của đảo Lý Sơn và du khách từ khắp nơi trong nước đổ về hòn đảo này để dự lễ tưởng niệm những binh phu đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh hải quốc gia tại Hoàng Sa từ hàng trăm năm trước.

Từ thuở ra Hoàng Sa mở cõi Hoang-sa
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) hằng năm - Ảnh: TTXVN

Dân Lý Sơn gọi lễ hội này là “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”. Đây là lễ hội khá lạ so với tập tục cư dân ven biển Trung bộ hiện nay. Lạ từ cách thức tiến hành lễ đến nội dung các buổi tế, lẫn tên gọi của nó.

Thường thì những cuộc lễ mang tính quy mô như Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa này, chính quyền địa phương hoặc ngành văn hóa, thể thao, du lịch đứng ra tổ chức, nhưng với Lễ khao lề ở Lý Sơn thì không. Một quy ước đậm chất “lệ làng” từ ngàn xưa đã định ngày cho lễ hội này là 15 và 16 tháng 3 âm lịch. Trước đó, suốt trong nửa cuối tháng 2 và đầu tháng 3, 13 tộc họ trên đảo đã làm lễ khao lề riêng và đến ngày 15, 16.3, một lễ chung được tổ chức tại đình làng An Vĩnh - nơi được chọn làm lễ xuất quân ra Hoàng Sa thuở trước.

Các nhà nghiên cứu văn hóa gọi đây là lễ hội của nhân dân, còn dân Lý Sơn xem lễ hội này như là sự tiếp nối mang tính truyền đời từ thuở cha ông của họ ra Hoàng Sa mở cõi cho đến hôm nay, khi Hoàng Sa không còn là chỗ đi về yên ổn của ngư dân Lý Sơn nữa. Những hình nhân thế mạng, những lời nguyện cầu, những tiếng kèn âm âm u u vang lên từ vỏ ốc, rồi hàng nghìn ngọn nến cùng những chiếc thuyền bằng giấy thả trôi trên biển được hòa quyện trong một không gian đậm đặc huyền hồ, tất cả đều toát lên vẻ thiêng liêng khó tả.

Lễ khao lề vừa là ngày tiễn đưa con em ra Hoàng Sa giữ đảo đồng thời cũng là ngày tưởng niệm những người con Lý Sơn hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại quần đảo ấy. Chính vì thế cho nên mặc dù những cuộc tiễn đưa con em ra Hoàng Sa giữ đảo đã chấm dứt từ lâu nhưng lễ khao lề thì vẫn duy trì như là một phần tâm linh không thể thiếu của người dân đất đảo. Sự bền chặt có tính vĩnh cửu của lễ khao lề ở Lý Sơn chính là ở chỗ này.

Sự bền lâu của lễ hội còn được thể hiện ở chỗ, qua Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, những bậc trưởng lão của Lý Sơn muốn gieo vào lòng con cháu họ một nỗi mất mát không được phép quên. Đó là, Hoàng Sa mãi mãi là đất đai mà ông bà của họ đã từng đem cả xương máu của mình ra để giữ gìn từ hàng trăm năm trước.

Con em Lý Sơn và du khách người Việt có thể gặp lại không khí của những cuộc ra đi bảo vệ Hoàng Sa từ hàng trăm năm trước thông qua những các nghi lễ được tái hiện một cách bài bản và công phu. Họ cũng gặp lại “không khí Hoàng Sa” ngay trên mâm cỗ của từng tộc họ trong ngày giỗ. Những chiếc bánh ít lá gai-lương thảo dùng cho lính Hoàng Sa đi biển lâu ngày mà không bị hỏng - luôn được các bà mẹ Lý Sơn duy trì trên mâm cỗ dù bây giờ có hàng trăm loại bánh hảo hạng.

Một chiếc bánh ít lá gai theo kiểu Lý Sơn thôi mà ta có thể gặp lại bóng dáng của người xưa đi giữ nước. Sự bền lâu của lễ hội nhân dân cũng chính là ở chỗ này.
Trần Đăng
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
thầy giáo làng

#2Từ thuở ra Hoàng Sa mở cõi Empty Không thể chậm trễ

thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Không thể chậm trễ


Hai nữ sinh phổ thông, một VN, một Trung Quốc cùng tham gia chương trình Giao lưu văn hóa ở Mỹ (học 1 năm phổ thông và ở nhà cha mẹ nuôi là người Mỹ), được sắp xếp ở chung một nhà. Tất cả là ngẫu nhiên, có học sinh giao lưu văn hóa VN ở chung cùng một nhà với bạn Đức, Tây Ban Nha, Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc...

Nhưng ngay những ngày đầu tiên, bạn học sinh TQ, trong một lần nói chuyện với cả nhà về đất nước mình, đã "tranh thủ" giới thiệu Hoàng Sa, Trường Sa là của TQ; bạn học sinh VN bị bất ngờ, chỉ biết phản ứng lại trong thế bị động rằng: "Hoàng Sa, Trường Sa là của VN"…

Sự việc không chỉ dừng lại ở đó. Đến cuối năm học, khi có dịp thuyết trình về một đề tài lịch sử trong lớp của mình, bạn TQ đăng ký ngay đề tài về Hoàng Sa, Trường Sa. Buổi thuyết trình được thầy giáo khen về mặt chuẩn bị tư liệu. Lời khen đó trở thành đề tài trong bữa cơm tối ở nhà cha mẹ nuôi người Mỹ. Bạn VN phản ứng bằng cách... bỏ cơm.

Trên đây là câu chuyện có thật, được một học sinh VN tại Mỹ kể lại.

Chúng ta không thể chê con cái chúng ta chậm, thực tế là người lớn chúng ta chậm, hay nói đúng ra là quá chậm.

Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là vấn đề trọng đại của cả dân tộc và các thế hệ người VN, nhưng dường như chúng ta chưa có kế hoạch toàn diện một cách bài bản. Câu chuyện trên đây chỉ là một trong những điểm yếu. Nhìn lại toàn bộ chương trình lịch sử ở cả 3 cấp học, không có chương nào, bài nào nêu rõ quá trình làm chủ không thể chối cãi và quá trình khai thác Hoàng Sa, Trường Sa của ông cha ta; quá trình lấn chiếm có “lộ trình” của TQ… Hoàng Sa, Trường Sa có chăng chỉ là một vài câu chữ ở môn địa lý. Tìm hiểu thêm trên các website chính thức, không thấy có trang nào hệ thống các bằng chứng, lý lẽ của VN trong vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa một cách bài bản, mạch lạc để học sinh và người dân (không phải là các học giả) có thể lấy đó làm vũ khí lý luận, đấu tranh mọi lúc mọi nơi.

Hàng trăm ngàn du học sinh chúng ta hiện đang học tập và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới. Lực lượng này có thể làm cho giới trẻ quốc tế, những nhà lãnh đạo tương lai của thế giới hiểu đúng và ủng hộ chúng ta trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng tài liệu không đầy đủ thì kêu gọi con cái chúng ta làm thế nào để chiến thắng?

Vấn đề là làm sao để câu chuyện "Hoàng Sa, Trường Sa là của VN" không chỉ là khẩu hiệu mà đi kèm theo đó phải là những luận cứ thuyết phục ăn sâu vào máu thịt của từng người VN.

Cái trước mắt có thể làm được ngay là đưa các bài học lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa các cấp, từ tiểu học cho đến đại học; tùy theo trình độ hiểu biết của người học mà biên soạn nội dung phù hợp. Qua các website chính thức, trang bị ngay cho học sinh, nhất là du học sinh VN, những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, dịch ra nhiều thứ tiếng để du học sinh trên toàn thế giới có thể sử dụng làm tư liệu trong các bài thuyết trình, giới thiệu với bạn bè quốc tế về các bằng chứng của VN.

Kim Trí

Theo báo Thanh niên
      
1984
1984 Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 201

Danh vọng : 357

Uy tín : 48





Mộ gió họ nhà Võ ở Lý Sơn 20.11.2011 - Ảnh: Đài Trang
Từ thuở ra Hoàng Sa mở cõi 465017_2012323284193_1727119117_992108_640583367_o
Hình ảnh một nghĩa địa quân binh Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn với tên gọi thông tục là "khu mộ gió" mà hàng năm các dòng tộc ở đây vẫn long trọng tổ chức tảo mộ và cúng giỗ là minh chứng sống động cho hoạt động của đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải trong thời chúa Nguyễn. Sở dĩ gọi là "mộ gió" vì đây là những ngôi mộ nhưng dưới lòng đất thì không chôn cất thi thể người quá cố như bình thường. Nói chính xác thì "mộ gió" là những nấm đất mà người thân trong gia đình, có sự giúp sức bằng hình thức phù phép của các pháp sư, đắp lên để tưởng niệm người đã khuất nhưng không tìm được thi hài để an táng.

Với những người lính làm nhiệm vụ tuần phòng trên đảo Hoàng Sa, theo lệnh của vua chúa triều Nguyễn, ròng rã lênh đênh trên biển suốt 6 tháng cùng những chiếc khinh thuyền, thường xuyên đối mặt với sóng to gió lớn thì cái chết, dù bất cứ nguyên nhân nào, cũng đồng nghĩa với việc lấy lòng biển bao la làm nơi an táng hình hài. Chính vì thế mới có câu:"Hoàng Sa đi dễ khó về/ Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa"

Trong số những người có công "mở cõi Hoàng Sa" theo lệnh của bề trên, có những người được gọi là Cai đội, hay Chánh đội Hoàng Sa như ông Võ Văn Khiết, có người được đặt tên cho đảo tại Hoàng Sa như ông Phạm Quang Ảnh, Phạm Hữu Nhật. Còn rất nhiều những người nghĩa sỹ, hi sinh vì nước mà không màng danh lợi, không mơ tới ngày lưu danh sổ sách.


      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Gọi Hoàng Sa

Nguyễn Hữu Quý

Gọi
mỗi ngày
gọi
từng đêm

Nỗi đau Mẹ
xót con
nỗi thương con
xa Mẹ
gọi
giọt máu Tổ Quốc bị cắt lìa!

Ròng ròng
bao linh hồn Việt
ẩn trong những cánh buồm mây
từ hàng trăm năm trước
không chịu tan
không chịu bay

Gọi
Hoàng Sa
chớ ngủ quên dưới bóng cờ xâm lược
một hạt cát cũng là Tổ Quốc
một cành san hô cũng là máu cha ông


Hoàng Sa trời nước mênh mông
Người đi thì có mà không thấy về...


Những con thuyền xuyên thế kỷ
bay lên
từ đáy thời gian

Bão nổi
sóng gầm
tả tơi
ngực biển

Dân binh
áo vải
chân không
lựa gió
cắt sóng
cặp bãi cát vàng
đặt mốc non sông Việt!

Triện Vua đỏ chót
lệnh giữ cõi bờ
Lý Sơn
Lễ khao lề thế
nhấp nhô
mộ gió
bao hồn về nương?


Đây tên, đây họ
trấn giữ Hoàng Sa
khắc vào gia phả
hình hài Tổ tiên!

Lần giở trước đèn
từng - con - chữ - còn - ròng - ròng - máu - biển
chỉ một lần quên
thành tội đồ bạc nhược
câu này
khắc cốt ghi tâm:
dâng đất cho ngoại bang là giặc!

Hoàng Sa của ta
dấu tích truyền đời
từ ngôi mộ có tên, không xương cốt
miếu vọng hồn khơi
trùng trùng
bao thế kỷ
dẫu - biết - đi - không - về
lòng không nao núng
lòng dân
vằng vặc trời Nam.

Hoàng Sa
gọi
lòng ta
buồn
thăm thẳm...

Bao giờ trở lại, Hoàng Sa?

Vọng biển
nghe nỗi Hoàng Sa
bời bời

Gọi
khớp tiếng cha ông thuở trước

lá buồm phục sinh trong gió
hoà âm

hạt mầm nào đã lên xanh
vẫn
chưa thành cây của Mẹ

Gọi...

Bao giờ trở lại, Hoàng Sa?
...
Bao giờ trở lại, Hoàng Sa?
...
Bao giờ trở lại, Hoàng Sa?


      
nthoa.th89
nthoa.th89 Team

Cấp bậc: Team

Giới tính : Nữ

Bài viết : 141

Danh vọng : 198

Uy tín : 23

Con muốn ra đảo Hoàng Sa..................
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Từ thuở ra Hoàng Sa mở cõi Flag_r10
nthoa.th89 đã viết:Con muốn ra đảo Hoàng Sa..................

Tại thời điểm này, ý muốn của bạn khó có thể thực hiện được bời vì toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng từ 19/01/1974 (khi đó do chính phủ Việt Nam cộng hòa quản lý). Gửi tặng bạn bản nhạc rap " Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam":

Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183



"...Huống chi ta cùng các ngươi sinh ở đời nhiễu nhương, gặp phải buổi gian nan này, trông thấy những tàu lạ đi lại rầm rập trong hải phận nước mình, uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt ngư dân lương thiện, lại cậy thế Hốt tất Liệt mà đòi lãnh hải, ỷ thế Vân-nam vương để vét mỏ dầu ngòai khơi; của kho có hạn, lòng tham không cùng, khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, giữ sao cho khỏi tai vạ về sau!
............................................
Nay các ngươi trông thấy chủ nhục mà không biết lo, trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải nhìn giặc, mà không biết tức, tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ, mà không biết căm; hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, hoặc vui thú về vườn ruộng, hoặc quyến luyến về vợ con, hoặc nghĩ về lợi riêng mà quên việc nước, hoặc ham về săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc đến, thì cựa gà trống sao cho đâm thủng được áo giáp; mẹo cờ bạc sao cho dùng nổi được quân mưu; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, thân ấy nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu, nước này trăm sự nghĩ sao; tiền của đâu mà mua cho được đầu giặc; chó săn ấy thì địch sao nổi quân thù; chén rượu ngon không làm được cho giặc say chết, tiếng hát hay không làm được cho giặc điếc tai; khi bấy giờ chẳng những là thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của các ngươi cũng hết; chẳng những là gia quyến của ta bị đuổi, mà vợ con của các ngươi cũng nguy; chẳng những là ta chịu nhục bây giờ, mà trăm năm về sau, tiếng xấu hãy còn mãi mãi; mà gia thanh của các ngươi cũng chẳng khỏi mang tiếng nhục, đến lúc bấy giờ các ngươi dẫu muốn vui vẻ, phỏng có được hay không?"

không phải lời Thầy giáo làng
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa mới đây đã tiếp Tổng giám đốc Tập đoàn Gazprom (một trong những doanh nghiệp dầu khí hàng đầu của nước Nga) nhân dịp Gazprom đạt được thỏa thuận với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) để cùng khai thác tại hai lô 5.2 và 5.3 nằm trên thềm lục địa Việt Nam.

Từ thuở ra Hoàng Sa mở cõi 2012_98_T12_Anh
Các dự án hợp tác khai thác dầu khí của Việt Namvới các đối tác nước ngoài hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế
Ảnh: HOÀNG LONG

Sự kiện này khiến người ta nhớ lại cách đây không lâu, trong chuyến công du Ấn Độ năm 2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từng đưa ra thông điệp mạnh mẽ về việc Nhà nước Việt Nam cam kết bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các đối tác nước ngoài hợp tác làm ăn với Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác dầu khí trên Biển Đông.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi đó đã khẳng định rằng các dự án hợp tác khai thác dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông với các đối tác nước ngoài đều nằm trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế. Hai lô mà Gazprom vừa đạt được thỏa thuận hợp tác với Việt Nam là nơi có các mỏ khí Hải Thạch và Mộc Tinh, nằm trong bồn trũng Nam Côn Sơn giữa quần đảo Trường Sa và bờ biển Việt Nam. Từ năm 2007, cũng chính tại đây Trung Quốc đã gây áp lực buộc Tập đoàn BP (British Petroleum) phải rút lui trong dự án hợp tác đầu tư với Việt Nam trị giá 2 tỷ USD vào năm 2009. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã không ít lần gây áp lực với các công ty nước ngoài có hợp tác làm ăn với Việt Nam trên Biển Đông với lý do họ có "chủ quyền không thể tranh cãi” trên hầu như toàn bộ Biển Đông được bao chiếm bởi "đường lưỡi bò” phi lý và phi khoa học. Chẳng hạn như, hồi tháng 7-2008 Trung Quốc cũng đã gây sức ép buộc Tập đoàn ExxonMobil của Hoa Kỳ ngừng dự án hợp tác với Việt Nam tại các lô trên bãi Tư Chính, thuộc thềm lục địa của Việt Nam. Thế nhưng ExxonMobil tự tin vào các cam kết của Nhà nước Việt Nam và sự tuân thủ pháp luật quốc tế của hoạt động hợp tác với Việt Nam trên vùng biển này nên vẫn tiếp tục dự án. Cho đến tháng 10 năm ngoái, Công ty này đã thông báo tin vui về việc tìm thấy dầu tại khu vực dự án hợp tác với Việt Nam.

Mấy ngày trước khi sự kiện Gazprom đạt được thoả thuận hợp tác với Việt Nam tại các lô mà BP đã từng rút lui diễn ra, Trung Quốc cũng đưa ra một thông điệp cảnh báo các công ty Ấn Độ sẽ phải "trả giá” vì đã hợp tác với Việt Nam khai thác dầu khí trong vùng biển mà nước này tuyên bố "có chủ quyền không thể tranh cãi”. Ngay lập tức, Phó thủ tướng Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, trong chuyến thăm Ấn Độ hồi cuối tháng 3-2012, đã tuyên bố khu vực mà Việt Nam hợp tác với Ấn Độ không hề có tranh chấp về chủ quyền và lãnh thổ vì khu vực này hoàn toàn nằm trong vùng 200 hải lý, thuộc chủ quyền của Việt Nam theo quy định của luật pháp quốc tế. Việc Trung Quốc đơn phương đưa ra yêu sách "đường lưỡi bò” bao chiếm hầu như toàn bộ Biển Đông là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của nhiều quốc gia trong khu vực. Yêu sách "đường lưỡi bò” không có cơ sở pháp lý quốc tế, cũng không được sự thừa nhận của bất cứ tổ chức quốc tế hay bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Do vậy yêu sách phi lý và phi khoa học này không thể trở thành căn cứ, làm cơ sở pháp luật để nước này phản đối các hoạt động hợp pháp của các quốc gia khác trong khu vực.

Tham chiếu các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia thì ai cũng thấy rằng yêu sách "đường lưỡi bò” hoàn toàn trái với các quy định của Công ước. Không một quy định nào của Công ước có thể biện minh cho yêu sách "đường lưỡi bò”. Đơn giản bởi vì vùng biển mà "đường lưỡi bò” ngoạm vào không thể nào là lãnh hải hoặc vùng đặc quyền kinh tế hoặc là thềm lục địa của Trung Quốc. Đó chính là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei. Yêu sách "đường lưỡi bò” phi lý nói trên đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của 5 nước ASEAN đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Chính vì vậy, mà Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines đã lần lượt gửi công hàm đến Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Việc Tung Quốc mới đây vẫn tiếp tục đưa ra yêu sách phi lý nói trên, tổ chức các cơ quan nghiên cứu đo đạc bản đồ và tiến hành các việc làm trên thực địa nhằm đơn phương áp đặt yêu sách này càng làm cho tình hình Biển Đông trở nên phức tạp hơn, gây lo ngại thực sự cho cộng đồng thế giới. Không chỉ các quốc gia liên quan tranh chấp ở Biển Đông mà dư luận của nhiều quốc gia khác cũng đã bày tỏ sự phản đối yêu sách đầy phi lý này.

Ngày càng nhiều công ty dầu khí của hàng chục quốc gia trên thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam và ngày càng có thêm nhiều tin vui về những thành quả của sự hợp tác này cho thấy cộng đồng quốc tế, mà đặc biệt là các doanh nghiệp dầu khí hàng đầu thế giới, tự tin vào chủ quyền và chính nghĩa của Việt Nam trên các khu vực khai thác ở Biển Đông. Theo công pháp quốc tế, hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên trên thềm lục địa của mình là việc làm bình thường của mọi quốc gia có chủ quyền, được luật pháp cũng như cộng đồng thế giới ủng hộ. Bất kỳ sự quấy rối, đe dọa hay gây hấn nào nhằm vào các hoạt động hợp pháp bình thường đó cũng đều là phi lý và xâm phạm thô bạo quyền, lợi ích chính đáng của quốc gia khác, chắc chắn sẽ bị cộng đồng quốc tế lên án.
Hữu Nguyên
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Từ thuở ra Hoàng Sa mở cõi Flag_r10
nthoa.th89 đã viết:Con muốn ra đảo Hoàng Sa..................
Rất đơn giản! Hãy trở thành ngư dân rồi ra ngoài đó đánh cá.
      
longduc2
longduc2 Năng nổ

Cấp bậc: Năng nổ

Giới tính : Nam

Bài viết : 176

Danh vọng : 295

Uy tín : 57

Bức xúc của một nhà khoa học trước việc Trung Quốc bất chấp lẽ phải, chà đạp lên sự thật lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam

TT - Quyết định của Quốc vụ viện Trung Quốc thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam trực tiếp quản lý ba quần đảo, trong đó có quần đảo Tây Sa và Nam Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, là hành động ngang ngược, bất chấp lẽ phải, chà đạp lên sự thật lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo ấy.

Luận điểm đầu tiên của chính quyền tỉnh Quảng Đông khi công khai khảo sát Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa vào năm 1909, là cho rằng quần đảo "Tây Sa" là đất vô chủ (res nullius), hải quân tỉnh Quảng Đông cắm cờ trên đảo và bắn 21 phát súng đại bác tại một số đảo ở Hoàng Sa năm 1909.

Sau khi dùng vũ lực một cách bất hợp pháp cưỡng chiếm Hoàng Sa vào trung tuần tháng giêng năm 1974, Trung Quốc đã cố gắng tìm kiếm tài liệu để cố gán ghép bằng cách cắt xén, nếu cần thì xuyên tạc với sự đóng góp của các nhà học giả như Sử Lệ Tổ đưa ra luận điểm cho rằng "các đảo Nam Hải từ cổ xưa đến nay là lãnh thổ Trung Quốc", do nhân dân Trung Quốc "phát hiện sớm nhất", "kinh doanh sớm nhất", do chính phủ các triều đại Trung Quốc "quản hạt sớm nhất" và viện dẫn nhiều tài liệu lịch sử mang tính suy diễn để dẫn chứng (Quang Minh Nhật Báo, 24-11-1975).

Những luận cứ cố gán ghép

Để minh chứng cho sự xác lập chủ quyền của mình ở Tây Sa tức Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc lại cũng đưa ra những luận điểm được coi là "vững mạnh nhất" như sau:
1.

Trung Quốc khẳng định các đảo Nam Hải đã thuộc phạm vi quản hạt của Trung Quốc từ năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường năm 789. Đúng sử sách Trung Quốc như sách Chư Phiên Chí của Triệu Nhữ Quát có chép những thay đổi về qui chế hành chính từ đời Hán đến đời Tống, trong đó có việc Quỳnh Sơn, một quận của đảo Hải Nam thời đó (xin nhấn mạnh) - sau thuộc thành phố Hải Khẩu - được đặt thành "phủ đô đốc" vào năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường, tức năm 789.

Nhưng qua các sách Đường Thư, Thái Bình Hoàn Vũ Ký, Dư Địa Kỷ Thăng (1221), Quảng Đông Thông Chí (1842) thì vào năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường tại đảo Hải Nam chỉ thấy có chuyện kể viên đô đốc nhà Đường là Lý Phục mang quân sang lấy lại đảo Hải Nam sau hơn 100 năm dân bản địa nổi dậy làm chủ đảo và xin vua Đường đặt phủ đô đốc ở quận Quỳnh Sơn, không hề có chuyện "sáp nhập bất kỳ đảo ở biển Nam Trung Hoa vào đảo Hải Nam".

2.

Trung Quốc phái thủy quân đi "tuần tiễu", Trung Quốc đã viện dẫn các sự kiện để chứng minh. Trước hết về luận cứ "phái thủy quân tuần tiễu cương giới biển", luận chứng của nhóm Hàn Chấn Hoa chỉ dựa vào một đoạn trong sách Vũ Kinh Tổng Yếu, song những đoạn văn này hoàn toàn không chứng minh được lập luận "Trung Quốc phái thủy quân tuần tiễu quần đảo Tây Sa bắt đầu đời Tống".

Nhóm Hàn Chấn Hoa đã cố gán ghép hai đoạn văn vào với nhau gồm đoạn văn nói về lộ trình "Từ đồn Môn Sơn đến các nước Đại Thực, Phật Sư Tử, Thiên Trúc" tiếp liền vào đoạn văn đầu viết về "đặt dinh lũy thủy quân tuần tiễu ở hai cửa biển Đông và Tây". Điều này không đúng với nguyên bản Vũ Kinh Tổng Yếu. Đây chỉ là sự cố gán ghép "đầu Ngô mình Sở" để cố minh chứng việc tuần tiễu thủy quân đời Tống qua đất "Cửu Nhũ Loa Châu" mà nhóm này cho là Tây Sa.

Còn việc tuần tiễu của Ngô Thăng, trước hết tìm hiểu vị trí các địa danh trên, chúng ta được biết Quỳnh Nhai là thủ phủ Quỳnh Châu ở phía bắc đảo Hải Nam, Đồng Cổ là quả núi cao 339m ở phía đông bắc đảo Hải Nam, Thất Châu Dương là phía đông đảo Hải Nam, Tư Canh Sa là bãi cát phía tây đảo Hải Nam. Đây chỉ là cuộc tuần tiễu của Ngô Thăng quanh đảo Hải Nam, chứ không đến Tây Sa, nên nhớ rằng Thất Châu Dương ở phía đông đảo Hải Nam nên không hề là Tây Sa tức Hoàng Sa của Việt Nam, vốn cách Hải Nam hơn 350 hải lý về phía đông nam.

3.

Các đảo Nam Hải đã được vẽ vào bản đồ Trung Quốc. Các tác giả bộ sưu tập do Hàn Chấn Hoa chủ biên cũng rất "công phu" đưa ra 13 bản đồ và chia làm hai loại. Một loại là bản đồ Trung Quốc thời Minh Thanh có vẽ các đảo Nam Hải. Một loại khác là bản đồ Trung Quốc thời Minh Thanh và các nước phiên thuộc, cũng có vẽ các đảo Nam Hải.

Bằng chứng thuyết phục

Có rất nhiều bản đồ chính thức của Trung Quốc từ đời Nguyên, Minh đến Thanh, trong đó có bản đồ ấn bản gần thời điểm có tranh chấp như bản đồ Đại Thanh Đế Quốc trong Đại Thanh Đế Quốc toàn đồ, xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ tư năm 1910 đã vẽ cực nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, không vẽ bất cứ hải đảo nào khác ở biển Đông.

Bản đồ Hoàng Triều Nhất Thống dư địa tổng đồ trong cuốn Hoàng Thanh Nhất Thống dư địa toàn đồ xuất bản năm Quang Tự 20 (1894) đã ghi rõ cực nam lãnh thổ Trung Quốc là Nhai Châu, phủ Quỳnh Châu, Quảng Đông ở 18 độ 30 phút Bắc, trong khi Tây Sa hay Hoàng Sa được Trung Quốc đặt tên, có đảo ở vị trí cao nhất là 17 độ 5 phút. Điều này chứng tỏ Tây Sa hay Hoàng Sa chưa hề là lãnh thổ của Trung Quốc.

Trong khi đó, ngay tài liệu của chính người Trung Quốc như Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sán đã cho biết Chúa Nguyễn sai thuyền khai thác các sản vật từ các tàu bị đắm ở Vạn Lý Trường Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Các tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã xuất hiện liên tục qua các đời: từ đầu thời Chúa Nguyễn (tức đầu thế kỷ XVII), sang thời Tây Sơn rồi tới triều Nguyễn (từ vua Gia Long), Việt Nam có khoảng gần 30 tư liệu các loại, đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam hết sức rõ ràng.

Thời kỳ Đại Việt, từ thời kỳ Nam Bắc phân tranh và thời Tây Sơn, nguồn tư liệu về Hoàng Sa hầu như chỉ còn lại tư liệu của chính quyền họ Trịnh ở Bắc Hà, chủ yếu là Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, năm 1686, trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ bản đồ và Phủ Biên Tạp Lục, năm 1776 của Lê Quý Đôn.

Trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư hay Toản Tập An Nam Lộ, năm 1686 có bản đồ là tài liệu xưa nhất, ghi rõ hàng năm họ Nguyễn đưa 18 chiến thuyền đến khai thác ở Bãi Cát Vàng. Còn tài liệu trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn, năm 1776 là tài liệu cổ, mô tả kỹ càng nhất về Hoàng Sa, quyển 2 có hai đoạn văn đề cập đến việc Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền của Đại Việt tại Hoàng Sa bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

Sang thời kỳ triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1909, có rất nhiều tài liệu chính sử minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

- Dư Địa Chí trong bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú (1821) và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833). Nội dung về Hoàng Sa của hai cuốn sách trên có nhiều điểm tương tự như trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn cuối thế kỷ XVIII.

- Đại Nam Thực Lục phần tiền biên, quyển 10 (soạn năm 1821, khắc in năm 1844) tiếp tục khẳng định việc xác lập chủ quyền của Đại Việt cũng bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

- Đại Nam Thực Lục Chính biên đệ nhất kỷ (khắc in năm 1848); đệ nhị kỷ (khắc in xong năm 1864); đệ tam kỷ (khắc in xong năm 1879) có cả thảy 11 đoạn viết về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều nội dung mới, phong phú, rất cụ thể về sự tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Tài liệu rất quí giá là châu bản triều Nguyễn (thế kỷ XIX), hiện đang được lưu trữ tại kho lưu trữ trung ương 1 ở Hà Nội. Ở đó người ta tìm thấy những bản tấu, phúc tấu của các đình thần các bộ như Bộ Công, và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãng thám, đo đạc, vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc... Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có chỉ đình hoãn kỳ vãng thám, sau đó lại tiếp tục.

- Trong bộ sách Đại Nam Nhất Thống Chí (1882 soạn xong, 1910 soạn lại lần hai và khắc in) xác định Hoàng Sa thuộc về tỉnh Quảng Ngãi và tiếp tục khẳng định hoạt động đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản...

Ngoài ra các bản đồ cổ của Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đều vẽ Bãi Cát Vàng hay Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa trong cương vực của Việt Nam.

Những tư liệu phương Tây xác nhận về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

- Nhật ký trên tàu Amphitrite (năm 1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam.
- Le mémoire sur la Cochinchine của Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) viết vào những năm cuối đời Gia Long (hoàn tất năm 1820) đã khẳng định năm 1816 vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels.
- An Nam Đại Quốc Họa Đồ của giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Cát Vàng (Hoàng Sa) là Paracels và nằm trong vùng biển của Việt Nam.
- The Journal of the Asiatic Society of Bengal, Vol. VI đã đăng bài của giám mục Taberd xác nhận vua Gia Long chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels).
- The Journal of the Geographycal Society of London (năm 1849) GutzLaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels..

Về những tư liệu của Trung Quốc và phương Tây minh chứng chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, người ta thấy:

- Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sán (người Trung Quốc) năm 1696. Trong quyển 3 của Hải Ngoại Ký Sự đã nói đến Vạn Lý Trường Sa khẳng định Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa.

- Các bản đồ cổ Trung Quốc do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước đều minh chứng Tây Sa và Nam Sa không thuộc về Trung Quốc.

Khảo sát tất cả bản đồ cổ của Trung Quốc từ năm 1909 trở về trước, người ta thấy tất cả bản đồ cổ nước Trung Quốc do người Trung Quốc vẽ không có bản đồ nào có ghi các quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Tất cả bản đồ cổ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của biên giới phía nam của Trung Quốc.

Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa tháng 1-1974, nhiều đoàn khảo cổ Trung Quốc đến các đảo thuộc quần đảo này và gọi là “phát hiện” nhiều cổ vật như tiền cổ, đồ sứ, đồ đá chạm trổ trên các hòn đảo này, song đều không có giá trị gì để minh xác chủ quyền Trung Quốc, trái lại họ lại phát hiện ở mặt bắc ngôi miếu “Hoàng Sa Tự” ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm (Ile Boisée), lại là bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam.

TS NGUYỄN NHÃ

Theo Tuổi Trẻ onlie

AN NAM ĐẠI QUỐC HỌA ĐỒ - HOÀNG SA - 1838
Từ thuở ra Hoàng Sa mở cõi Bdt19

Bản đồ Indes do Petrus Plancius vẽ năm 1594
Từ thuở ra Hoàng Sa mở cõi Bdt20

Bản đồ khu vực Đông Nam Á, do Jodocus Hondius vẽ năm 1606 với ... Costa de Pracel = Bờ Biển Trường Sa
Từ thuở ra Hoàng Sa mở cõi Bdt21

Insvlae Molvccae vẽ Ðông Nam Á năm 1671
Từ thuở ra Hoàng Sa mở cõi Bdt23

Bản đồ Biển Đông do người Hòa Lan vẽ vào năm 1754. PARACELS. BÃI CÁT VÀNG ...
Từ thuở ra Hoàng Sa mở cõi Bdt25

BÃI CÁT VÀNG TRONG BÀN ĐỒ TOÀN VÙNG NĂM 1780
Từ thuở ra Hoàng Sa mở cõi Bdt26

EAST INDIES (1969)PARACELS & SPRATLYS belong to SouthVietnam
Từ thuở ra Hoàng Sa mở cõi Bdt27

ÂM MƯU ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG CỦA TQ HIỆN NAY
Từ thuở ra Hoàng Sa mở cõi Bdt31
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183



TQ phải chấm dứt ngay tuyến du lịch đến Hoàng Sa

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc thử nghiệm tuyến du lịch đường biển từ Tam Á, Hải Nam đến đảo Đá Bắc, quần đảo Hoàng Sa.

Từ thuở ra Hoàng Sa mở cõi 20120409200332_LTN
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị.

Thông tin Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm tuyến du lịch đường biển nói trên do Tân Hoa Xã phát đi hôm 7/4.

Hãng tin này cho hay, trước đó, tối 6/4, tàu du lịch Coconut Princess của công ty cổ phần vận tải biển Hải Hiệp Hải Nam đã bắt đầu thực hiện hành trình thử nghiệm tuyến du lịch đường biển từ Tam Á, Hải Nam đến đảo Đá Bắc, quần đảo Hoàng Sa.

Phản ứng trước hành động trên, chiều nay 9/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nhấn mạnh việc làm trên của phía Trung Quốc là “bất hợp pháp”.

Việt Nam coi hành động này là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ông Lương Thanh Nghị nói: “Trung Quốc phải chấm dứt ngay việc làm trên, nghiêm túc tuân thủ DOC, không có thêm hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông”.

Trước đó, hôm 30/3, bất chấp sự phản đối từ Việt Nam, chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc tiếp tục tổ chức cuộc đua thuyền buồm "Cúp Ty Nam" xuất phát từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa.

Ông Lương Thanh Nghị tuyên bố việc Trung Quốc tổ chức đua thuyền buồm tới Hoàng Sa đi ngược lại chính cam kết của Trung Quốc không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.

Việt Nam đã tỏ thái độ kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động nêu trên, tuân thủ DOC, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.

Linh Thư
Theo Vietnamnet
      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Mỗi giọt nước là một tấm lòng

(ĐVO) Sáng 9/4, anh Hoàng Văn Giang, công tác tại TT Tư vấn Pháp Luật - Liên đoàn Luật sư VN đã đến tòa soạn Đất Việt để tặng 1 triệu đồng vào quỹ Nước ngọt cho Trường Sa. Anh Hoàng Văn Giang cho biết, đã đọc báo và thấy chương trình rất có ý nghĩa.

Trước đó, ngày 6/4, luật sư Triệu Trung Dũng thay mặt văn phòng luật sư Trung Dũng (Đoàn Luật sư Hà Nội) cũng thông qua báo Đất Việt gửi đến các chiến sĩ Trường Sa 1 triệu đồng.

Luật sư Dũng nói: “Mỗi giọt nước gửi đến Trường Sa không chỉ là ân tình với các chiến sĩ ngoài hải đảo xa xôi mà còn là tấm lòng yêu nước sâu sắc. Đồng thời là sự đóng góp thiết thực trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc”.

Từ thuở ra Hoàng Sa mở cõi Truong-sa-in
TBT báo Đất Việt nhận quà của các luật sư ủng hộ chương trình [i]Nước ngọt cho Trường Sa
.
Ảnh: Kim Anh

Là một cựu chiến binh, luật sư Triệu Trung Dũng nói ông hiểu được sự vất vả, khó khăn của những người lính đang ngày đêm bám đảo bảo vệ vùng biển của tổ quốc: "Văn phòng luật Trung Dũng sẽ vận động toàn bộ anh em nhắn tin ủng hộ chương trình "Nước ngọt cho Trường Sa". Đồng thời vận động cả người thân cùng tham gia".

Cũng với tấm lòng như luật sư Triệu Trung Dũng, ngay sau khi nhắn tin ủng hộ chương trình qua đầu số 1405, em Ngô Thế Minh, học sinh trường THPH tư thục Hà Đông (Hà Nội), đã điện thoại đến Đất Việt bày tỏ: "Xem ti vi, đọc báo, em thấy cuộc sống của các chiến sĩ Trường Sa gian lao, vất vả mà chưa biết cách nào chia sẻ được với các anh. Khi có chương trình "Nước ngọt cho Trường Sa", em cùng nhóm bạn của mình nhắn tin ủng hộ ngay. Chỉ mong san sẻ được phần nào khó khăn để các anh yên tâm bám biển".

Chị Nguyễn Thu Minh, một tiểu thương ở chợ Hạ Đình, quận Thanh Xuân (Hà Nội) sau khi đọc báo Đất Việt thấy có chương trình "Nước ngọt cho Trường Sa" đã cùng với cả nhà nhắn tin ủng hộ chương trình. Con chị, cháu Đặng Huy Mẫn, mới 7 tuổi cũng được chị soạn tin nhắn giúp để cháu tự tay ấn phím gửi đi. "Đó cũng là một cách giáo dục các cháu có tấm lòng sẻ chia và tình yêu đất nước từ sớm", chị Minh nói.

Đình Tú – Như Ý
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

(Dân trí) - Chiều 16/4, tại vùng biển Cô Lin, Đoàn công tác các tỉnh Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Điện Biên và TTXVN ra thăm huyện đảo Trường Sa đã tổ chức Lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của Tổ quốc.

Tham dự lễ tưởng niệm có các đồng chí Trần Sơn Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa, Chuẩn đô đốc Trần Đình Xuyên - Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Ngô Hà Thái - Phó Tổng giám đốc TTXVN.

Đọc diễn văn kỷ niệm, Đại tá Nguyễn Đức Vượng - Phó Chính uỷ Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân nhấn mạnh: Cách đây 24 năm, tháng 3/1988, tại chính nơi đây, 64 cán bộ, chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam đã dũng cảm chiến đấu, kiên quyết giữ đảo. Từ cuộc chiến đấu anh dũng đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng ngời chủ nghĩa Anh hùng cách mạng Việt Nam của cán bộ, chiến sĩ trên tàu HQ 505, HQ 604, HQ 605 thuộc Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146, Trung đoàn Công binh 80 Hải quân. Đó là Anh hùng liệt sĩ Trung tá Trần Đức Thông - Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, Anh hùng liệt sĩ Đại úy Vũ Phi Trừ - Thuyền trưởng tàu HQ 604; Anh hùng thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, mưu trí, chỉ huy con tàu HQ 505 lên bãi ngầm Cô Lin, để con tàu trở thành chiến hạm nổi, khẳng định chủ quyền của đảo...

Đại tá Nguyễn Đức Vượng khẳng định: Các thế hệ tiếp nối của lực lượng Hải quân Việt Nam luôn quyết tâm bảo vệ quần đảo Trường Sa, một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; đồng thời xây dựng huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa trở thành một huyện đảo giàu mạnh, ngang tầm với vị trí chiến lược trên biển Đông.

Tiên Minh
TTXVN
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Cựu học viên đã viết:
...Cách đây 24 năm, tháng 3/1988, tại chính nơi đây, 64 cán bộ, chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam đã dũng cảm chiến đấu, kiên quyết giữ đảo. Từ cuộc chiến đấu anh dũng đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng ngời chủ nghĩa Anh hùng cách mạng Việt Nam của cán bộ, chiến sĩ trên tàu HQ 505, HQ 604, HQ 605 thuộc Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146, Trung đoàn Công binh 80 Hải quân. Đó là Anh hùng liệt sĩ Trung tá Trần Đức Thông - Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, Anh hùng liệt sĩ Đại úy Vũ Phi Trừ - Thuyền trưởng tàu HQ 604; Anh hùng thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, mưu trí, chỉ huy con tàu HQ 505 lên bãi ngầm Cô Lin, để con tàu trở thành chiến hạm nổi, khẳng định chủ quyền của đảo...


Danh sách 64 cán bộ, chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh ngày 14/3/1988 tại Trường Sa
Từ thuở ra Hoàng Sa mở cõi Truongsa3
Từ thuở ra Hoàng Sa mở cõi Truongsa11
Từ thuở ra Hoàng Sa mở cõi Truongsa12

Nằm lại đây trên mảnh đất này
Các anh có lạnh không?
…nắm xương tàn chưa một manh chiếu đắp
Chưa một lần Mẹ được viếng thăm,
Chưa một ngôi mộ đẹp
Nằm lại đây… lạnh lắm! Các anh ơi…

Tổ Quốc bình yên. Ơn đến đời đời
Mỗi giọt máu đào những người con ngã xuống
Hoà bình đến. Thanh bình trong đau đớn.
Mẹ mất anh. Tổ Quốc mất người con.

hơn 20 năm! Sao đau đớn vẫn còn
Như hiển hiện quanh đây, từng vết thương rạn nứt.
Bóng mẹ mờ, trên bóng tường thao thức
Một ánh đèn, leo lét, vẫn dẳng dai!


MỘ GIÓ - ( chưa biết tác giả)
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ, Trung Quốc phải hủy bỏ ngay bản “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc”, nghiêm túc tuân thủ DOC, không có thêm hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.

Từ thuở ra Hoàng Sa mở cõi Nguoi%20phat%20ngon%20(2)

Ngày 19/4/2012, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc đã công bố “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó phân chia Biển Đông thành 7 khu vực biển, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Ngày 24/4/2012, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ, Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Người phát ngôn nói: “Việc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố thực thi bản “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Trung Quốc phải hủy bỏ ngay bản quy hoạch nêu trên, nghiêm túc tuân thủ DOC, không có thêm hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông”.
Nguồn: BNG
Các bạn có thể:

- Xem Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) tại đây.

- Tải Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) về tại đây.
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183



cứ ngắn gọn thế này:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Soeung Rathchavy, người giữ vai trò chủ trì hội nghị quan chức cấp cao ASEAN lần thứ 7 tổ chức tại Campuchia, cho biết: Các quan chức cấp cao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 24/5 đã hoàn tất dự thảo những điểm chính để xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông. Dự thảo này sẽ được trình lên Ngoại trưởng các nước ASEAN để đưa ra quyết định cuối cùng trong hội nghị cấp Ngoại trưởng ASEAN vào tháng 7 tới. Nếu được thông qua, ASEAN sẽ tiến hành đàm phán với Trung Quốc.

Từ thuở ra Hoàng Sa mở cõi Avatar
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Soeung Rathchavy. (Ảnh: aseansec.org)

Bà Rathchavy đánh giá việc hoàn tất dự thảo các điểm chính của COC là "một kết quả tích cực", đồng thời nhấn mạnh COC rất quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình và ổn định tại khu vực cũng như tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa ASEAN với Trung Quốc.
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Đội Hoàng Sa nhà Nguyễn và bí mật quân lương.

Ngoài các nhiệm vụ được ghi trong chính sử, đội Hoàng Sa của nhà Nguyễn còn có sứ mệnh sang Nhật và Phi Luật Tân (Philippines). Họ ra đảo cùng với bí mật quân lương và mang về những sản vật kỳ diệu…

Với kỹ thuật tàu chiến thời nhà Nguyễn, việc đi tới đi lui giữa đất liền với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và xa hơn nữa không mấy khó khăn. Ba bộ sách Nguyễn Phúc tộc đế phá tường giải đồ, hai bộ sách bí truyền khác trong hoàng tộc là Nguyễn Phúc tộc dược minh y kính và Bí mật quân lương và khử uế chiến thuyền của hai vương triều Tây Sơn và Nguyễn Phúc tộc còn cho ta biết thêm nhiều bí mật thú vị về hải quân nhà Nguyễn.

Theo đó thì đội Hoàng Sa còn có nhiệm vụ sang Nhật Bản và Phi Luật Tân. Họ sang Nhật Bản để hợp tác huấn luyện thủy quân, vì quan hệ giữa nước ta với Nhật Bản rất thân thiện sau khi Chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái cho một thương gia Nhật. Các nhà nghiên cứu cần tìm hiểu thêm phương cách tác chiến của thủy quân Nhật trong những trận thủy chiến với nước ngoài có tương đồng gì không với cách tác chiến của thủy quân ta để làm rõ thêm nhiệm vụ của đội Hoàng Sa.

Còn họ sang Phi Luật Tân để làm gì? Ngày nay, dọc ven biển nước ta có trồng nhiều dừa. Dừa không phải là cây bản địa, đó là loại thực vật được di thực từ Phi Luật Tân sang từ thời các Chúa Nguyễn. Việc trồng dừa là theo khuyến nghị của người Nhật. Ngày xưa, trên bờ biển nơi nào có dừa chính là nơi tàu bè có thể cập vào an toàn. Chính đội Hoàng Sa đã mang những cây dừa về trồng dọc bờ biển nước ta.

Về sản vật, chính sử chỉ ghi chung chung là đội này mang về các “hóa vật”. “Hóa vật” đó gồm những gì? Đó là xà cừ, ngọc trai lộ thiên, san hô đen, san hô đỏ, tảo, vỏ hàu 9 lỗ (cửu khổng thạch khuyết minh), ốc vú nàng, chất thơm trong đầu cá nhà táng...

Ốc vú nàng và chất thơm trong đầu cá nhà táng đều là những vị thuốc quý. Ốc vú nàng được cho là có thể chữa được ung thư tụy tạng, cầm máu, chữa sốt không rõ nguyên nhân, các bệnh nhiễm trùng da và rắc rối đường huyết, bệnh phụ khoa... Vỏ ốc phải lấy vỏ từ con ốc tươi mới làm thuốc được. Cá nhà táng là một loại cá voi, chất thơm trong đầu nó được lấy khi cá đã chết hoặc do cá tiết ra trên đảo (Nhà Nguyễn, nhất là từ đời Gia Long về sau, đã cấm triệt để việc săn bắt cá voi). Chất này được ứng dụng rất hữu hiệu trong điều trị bệnh sản phụ và nhi khoa, đặc biệt trong ngừa trị tai biến mạch máu não...

Đội Hoàng Sa ra đảo mỗi năm 6 tháng, họ ăn uống như thế nào? Điều này thuộc bí mật quân lương của nhà Nguyễn. Qua sách Nguyễn Phúc tộc đế phá tường giải đồ ta biết trên mạn thuyền của đội Hoàng Sa có trồng 7 thứ rau: rau muống, rau húng, rau lang, hẹ, hành, tỏi, me đất (đến năm Tự Đức thứ 12 có thêm rau sam bay). Đây là 7 loại rau Trung Quốc không có hoặc một số thứ có nhưng chất lượng không bằng của ta. Hẹ, hành, tỏi thì sách thuốc đã nói nhiều. Còn rau muống thì có tác dụng bổ huyết do có nhiều chất sắt, đây là loại rau di thực từ Nhật Bản sang Việt Nam thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Rau húng cân đối lượng đường trong máu, giúp tuần hoàn tim mạch, điều hòa tiêu hóa, điều hòa hô hấp, điều hòa não, nếu ăn thường xuyên từ nhỏ thì không bị trĩ... Tất cả các loại rau trên đều có tác dụng bảo vệ sức khỏe của quân dân khi ra đảo. Nhưng vì sao những thứ đó được trồng trên thuyền mà không đem trồng trên đảo? Đó là bí mật quân lương.

Họ ăn những loại rau nói trên với cá biển và nước mắm. Tuy nhiên, ăn cá biển thường xuyên sẽ không bảo đảm cho sức khỏe, cho nên lương thực – thực phẩm chính mà đội Hoàng Sa mang theo là thịt thưng và cám gạo (cám gạo, chứ không phải gạo). Các món thịt thưng chính là bí mật quân lương của quân đội nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn, các vua Nguyễn sau này trong các lễ cúng tế tổ tiên bao giờ cũng có món thịt thưng.

Đó là thịt heo hoặc gà, vịt, dê... được ướp với dầu lạc (dầu ép thủ công) và nước ớt, cho muối hột và nước mắm với độ mặn gấp 3 lần so với kho thịt bình thường, cho nước ngập xăm xắp, đun nhỏ lửa cho đến khi khô hết nước. Thịt này cho vào một cái hộp đậy kín, có thể để hàng năm không hỏng. Do để lâu không hỏng nên nó mới dùng làm quân lương.

Thịt thưng ăn vào cân bằng tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh về đường ruột và giá trị dinh dưỡng đạt đến tối ưu trong điều kiện đi xa trên biển. Còn cám gạo thì ngày nay khoa học khẳng định nó là tinh hoa của lúa gạo. Dùng cám gạo thay cho gạo vừa đạt giá trị dinh dưỡng tối đa vừa không chiếm nhiều chỗ chứa khi ra biển đảo. Mỗi thành viên trong đội Hoàng Sa được cấp một cái hộc có nắp ép như cái hộc làm bánh, mỗi bữa ăn cho cám gạo vào hộc, bỏ vài miếng thịt thưng vào giữa, ép lại thành một chiếc bánh. Cộng thêm một ít rau là đủ cho một bữa ăn không thiếu một chất dinh dưỡng nào.

Do không có nhiều nước ngọt, nên ra Hoàng Sa, Trường Sa, người xưa ăn nước mắm chứ không ăn muối. Ăn nước mắm tốt hơn ăn muối, tăng cường sự dẻo dai của thủy binh.

Điều đặc biệt là nước mắm cũng có thể dùng để... giải khát. Trên một tảng đá nghiêng, khi trời nắng lấy nước mắm thoa lên đá phía mặt trời chiếu vào, nước mắm khô sẽ bám vào mặt đá. Đêm xuống, lấy đồ hứng những giọt sương rơi trên đá chảy qua chỗ có thoa nước mắm. Khi khát nước, thấm một ít nước này vào miệng, thứ nước đó đủ cho tuyến giáp trạng điều tiết dịch, không gây ra những cơn phiền khát. Vì vậy, uống ít nước vẫn không thấy khát.

Trên đảo có một thứ rau mà ngày nay không ai nghĩ là ăn được, vì ăn vào sẽ bị say. Đó là rau muống biển. Nhưng ngày xưa, đội Hoàng Sa của chúng ta vẫn ăn được thứ rau này. Sách Nguyễn Phúc tộc dược minh y kính có chỉ rõ y lý của rau muống biển và cách chế biến với nhiều công đoạn phức tạp nhưng có thể thực hiện được trên đảo. Ăn rau muống biển được chế biến đúng cách, phòng tránh được nhiều bệnh thông thường, tăng sự dẻo dai cho cơ thể, đặc biệt nó tránh được những cơn say sóng nặng, bởi vậy mà sách này gọi nó là một vị thuốc mang tên “Cứu mệnh thảo”. Người viết bài đã chế biến rau muống biển theo đúng cách hướng dẫn và đã ăn nó trước khi viết loạt bài này.

Trên đây là những tư liệu mới mẻ. Trong phạm vi một bài báo chúng tôi chỉ giới thiệu sơ qua. Từ một nguồn, đã hé mở biết bao điều kỳ thú. Chắc chắn còn rất nhiều tài liệu đang tản mát trong các gia đình, hy vọng các nhà nghiên cứu tiếp tục khảo sát, thu thập để xác minh, tổng kết.

Hoàng Hải Vân
Thanh niên online
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Hỗ trợ ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ tàu
TT - Chiều 28-5, ông Trần Văn Thế - Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi - cho biết đang trình lãnh đạo tỉnh về chính sách hỗ trợ chủ tàu QNg 66101TS của ông Lê Vinh (thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn).
Tổng số tiền hỗ trợ là 555 triệu đồng, trong đó 380 triệu đồng từ UBND tỉnh hỗ trợ, 175 triệu đồng là của Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi cho vay với lãi suất 0,65%/tháng.
Tàu ông Vinh bị Trung Quốc bắt và giam giữ khi đánh bắt hải sản ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa của VN vào đầu tháng 3.
Ông Dương Văn Tô - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi - cho biết sau khi hỗ trợ ông Lê Vinh, tỉnh sẽ xem xét hỗ trợ ông Trần Phương, chủ tàu QNg 55003TS, ở thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn bị Trung Quốc bắt ngày 16-5, hiện đang bị giam giữ.
Theo ông Tô, dù tàu có công suất bao nhiêu cũng nên xem xét hỗ trợ cho ngư dân, vì đây là cách giúp ngư dân bám biển xa bờ để mưu sinh và tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo.
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất