Theo những thông tin được công khai, tiêm kích Su-30SM - phiên bản nội địa của Su-30MKI nhưng được một số thay đổi quan trọng với những thiết bị điện tử hàng không do Nga sản xuất đã thay thế vị trí các thiết bị của Pháp và Israel trên máy bay của Ấn Độ
Ngoài khác biệt đó, thiết kế khí động học nguyên khối, bộ khung làm bằng titan và hợp kim nhôm với 2 cánh mũi, động cơ điều khiển vector lực đẩy 2 chiều AL-31FP và radar BARS N011M của Su-30MKI vẫn được giữ nguyên
Tuy nhiên, điều làm nên sự khác biệt lớn nhất của 2 phiên bản tiêm kích chính là độ an toàn trong khi bay. Theo nhận định của Tạp chí quốc phòng IHS Janes, nguyên nhân chính nằm ở quy trình bảo quản - bảo dưỡng và nâng cấp máy bay
Theo đó, trong khi Su-30SM luôn được đội ngũ kỹ thuật viên của Nga có trình độ chuyên môn cao chăm sóc và đặc biệt, máy bay luôn được bảo trong nhà chứa sau mỗi chuyến bay, thì với tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ cho thấy điều ngược lại
Được biết, trong số các nước sử dụng Su-30 thì Ấn Độ là nước gặp nhiều tai nạn nhất. Vì vậy, Ấn Độ đã bắt đầu lên tiếng phàn nàn về Su-30MKI, chỉ ra một số khiếm khuyết về công nghệ chế tạo trong hệ thống điều khiển điện tử và kiểm soát bay
Sau khi Ấn Độ phàn nàn, các chuyên gia Nga đã phải sang tận nơi điều tra và phát hiện đa số các máy bay chiến đấu Ấn Độ đậu ngoài trời. Nga kết luận sự chiếu xạ kéo dài của các tia cực tím đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thân máy bay và tính năng của các thiết bị
Một số chuyên gia chỉ ra hai nguyên nhân Ấn Độ hay gặp phải: Quy trình đào tạo phi công của Ấn Độ chất lượng thấp. Sự thiếu hụt nghiêm trọng các máy bay huấn luyện sơ cấp làm Không quân Ấn Độ phải cắt giảm 2/3 thời gian bay tập của phi công với các máy bay huấn luyện sơ cấp, đến mức mỗi người chỉ có 25 giờ bay tập, từ đó dẫn đến tình trạng 39% các vụ tai nạn máy bay là do thao tác sai
Thứ hai là chất lượng một số thiết bị do Ấn Độ sản xuất được lắp trên các máy bay không đảm bảo. Lật lại hồ sơ sản xuất hoặc bảo trì của các vụ tai nạn từ năm 2004 - 2007 người ta mới nhận ra một sự thực kinh hoàng: trong 29 máy bay rơi thì có 26 chiếc do HAL (Công ty hàng không Ấn Độ Hindustan Aeronautics Limited) lắp ráp hoặc đại tu
Xa hơn nữa, trong giai đoạn 1992 - 2004, công ty này cũng góp phần lớn vào các vụ tai nạn máy bay: trong số 10 chiếc Mig-21 có liên quan đến HLA (lắp ráp 2 và đại tu 8) thì có 8 chiếc bị rơi; lắp ráp 3 và đại tu 5 chiếc Jaguar thì 6 chiếc tai nạn; đại tu 4 chiếc Mirage-2000 thì cả 4 chiếc đều… đâm xuống đất; đại tu 3 chiếc Mig-29 thì cả 3 cũng rơi nốt; chiếc Su-30MKI thiệt hại năm 2009 cũng là “sản phẩm hoàn hảo” của HAL
Chỉ tính trong vòng 5 năm gần đây đã có 6 chiếc Su-30MKI của Ấn Độ gặp nạn