Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Một cựu binh Úc từng tham gia chiến tranh Việt Nam đã lưu giữ bài thơ của một người lính Việt Nam trong suốt 40 năm và canh cánh, khắc khoải chừng đó năm về người lính, về bài thơ, về cuộc chiến mà khi tham gia ông chỉ có những hiểu biết "nhảm nhí".


Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt 1_33c12
Wildeboer của hiện tại

Vào thời gian cựu binh Úc tới Việt Nam, một trong những “kẻ thù” bên kia chiến tuyến của ông được cử ra trận đã dừng lại sau một đêm hành quân. Người lính ngồi xuống, mang cây bút và cuốn vở học sinh ra và viết lên đó một bài thơ. Người lính đã gọi đó là “Lá thư xuân” và gửi nó cho “tình yêu của tôi nơi quê nhà”.

Tình yêu của người lính không bao giờ được thấy bài thơ và nét vẽ tinh tế trên đó. Nhưng binh sỹ Úc đã được thấy, mặc dù ông không thể đọc, nhưng hiểu rõ ý nghĩa lớn lao của bài thơ.

Ngoài tình yêu, người lính Việt Nam viết về nghĩa vụ yêu nước thiêng liêng của mình, về mặt trận, về đêm trước cuộc chiến mà anh hi vọng sẽ đánh bại được giặc ngoại xâm, chúng sẽ “bị chôn xuống bùn đen”. Anh đã viết bài thơ bằng nét chữ nghiêng phóng khoáng, trang trí bên trên bài thơ bằng một bức vẽ với con chim nhỏ đậu trên cành cây mảnh dẻ nở đầy hoa.

Người lính Việt Nam đã không sống để được thấy những gì anh mong ước, thậm chí khi giặc ngoại xâm đã bị đánh đuổi. Anh có thể đã nằm trong đất mẹ.


Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt 5_08cc3
Lá thư Xuân trong cuốn sổ của người lính họ Phan

Người lính Úc cũng không được chứng kiến chiến tranh kết thúc. Đến nay ông vẫn không được thấy, mặc dù vẫn sống và đã trở về nước, mang theo bài thơ của người lính bên kia chiến tuyến.

Người lính Úc đó là Laurens Wildeboer. Ông đến miền nam Việt Nam vào tháng 1/1968, khi 20 tuổi, để ở bên kia chiến tuyến của Việt Cộng. Phan Van Ban, người lính viết bài thơ, là một trong những chiến sỹ Việt Cộng. Tháng 1/1968, anh cũng 20 tuổi.

Vào thời điểm người lính viết “Lá thư xuân”, lực lượng Việt Cộng đang tiến hành một cuộc tổng tấn công khắp đất nước, cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Cuộc chiến đã khiến nhiều chiến sỹ Việt Cộng ngã xuống, song quy mô và sức tấn công của nó đã khiến quân Mỹ (và cả Úc) choáng váng và nó đã trở thành ngã rẽ chính trị quan trọng trong cuộc chiến.

Wildeboer chưa bao giờ gặp người lính Phan Van Ban đó, và mới gần đây ông vẫn không hề biếtt tên của anh, nơi anh sinh, liệu anh có gia đình hay không – mặc dù ông đã canh cánh suốt 40 năm.

Nhưng trong suốt 40 năm ấy, ông đã giữ bài thơ viết tay của người lính Việt Nam, một cuốn sổ với chi tiết về cuộc đời anh, cùng một chiếc khăn quàng, mà ông nhặt nhạnh từ chiến trường người lính họ Phan đó ngã xuống vào tháng 3/1969.

Wildeboer, giờ đây đã 64 tuổi và đang sống ở Kyneton cùng với vợ Roni. Việt Nam, cuộc chiến không bao giờ nguôi ngoai trong ông. Đến cuối tháng này, ông sẽ trở lại Việt Nam, đất nước ông đã lần đầu tiên đặt chân đến từ 43 năm trước.

Ông sẽ mang theo cuốn sổ và chiếc khăn, bởi giờ đây ông đã biết người lính Phan là ai. Ông biết người lính Phan có một gia đình, và mẹ người lính Phan vẫn còn sống. Tên bà là Nguyen Thi Hieu, hiện đã 85 tuổi. Ông sẽ trả lại cho bà những gì của con trai bà. Ông hi vọng bà sẽ được an ủi phần nào và bản thân ông sẽ được thanh thản đôi chút.

Hành trình đến với bài thơ


Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt 4_d1202
Trong cuốn sổ tay của người lính Phan còn có những bài thơ khác, một trong số đó được sáng tác vào năm mới 1966

Làm thế nào Wildeboer có được và giữ được những bài thơ của người lính Phan là cả một câu chuyện. Và làm thế nào những cựu binh Việt Nam có thể tìm ra danh tính và tìm ra gia đình người lính họ Phan lại là một câu chuyện khác.

Năm 17 tuổi Wildeboer gia nhập quân đội vì hiếu kỳ. Ông không hề có chút khái niệm nào về cuộc chiến đang bùng nổ ở Việt Nam. “Tôi không biết gì hết”, ông nói. “không một chút nào. Tôi không biết rằng một số kẻ nhẫn tâm thực ra muốn đưa tôi đến một cuộc chiến và cuối cùng là bắn vào mọi người”.

Tất cả những gì ông biết là những gì ông được nói: “Tất cả những chuyện nhảm nhí về mối đe dọa của Việt Cộng, những từ xúc phạm họ dùng để làm mất tính người trong cuộc huấn luyện của họ”.

Tại Việt Nam ông ở trong đội Kỹ sư điện máy hoàng gia Úc, sửa chữa và bảo dưỡng những hiệt bị lớn, như xe tăng. Nhìn nhận của ông về cuộc chiến bắt đầu thay đổi và ông bị giằng xé giữa những gì đã được dội vào tai khi huấn luyện và những gì thực sự nhìn thấy. Ông đã tự nhủ: “tôi chỉ là du khách”. Và đó là cách ông tự tách mình ra khỏi những gì đang diễn ra xung quanh ông.

Vào tháng 3/1969, ông đóng gần căn cứ Mỹ ở Long Bình, đông bắc Sài Gòn khi đó.

“Chúng tôi ở đó vài ngày và có rất nhiều cuộc giao tranh xảy ra. Một ngôi làng địa phương đang bị tấn công. Tất cả những thứ vớ vẩn này lởn vởn quanh đầu tôi…”, ông dừng lại.

“Tôi nghĩ sáng hôm sau khi lính bộ binh trở lại, tôi nghĩ họ là người Australia, sẽ có một đống đồ họ để lại gần căn cứ của chúng tôi. Và chuyến du lịch của tôi sắp kết thúc. Tôi nghĩ tôi sẽ vớ một số đồ.”

Đồ mà ông nói đến gồm cả vũ khí, ba lô của những người lính bên kia chiến tuyến được lấy từ chiến trường. Cũng có cả những cuốn nhật ký có thể hữu ích cho thông tin tình báo. Nhưng một cuốn sổ thơ và những hình ảnh đẹp không có giá trị
cho quân Mỹ, Úc.

“Tôi đã giở qua những cuốn sổ”, Wildeboer. “Tôi chỉ nhìn vào đó và ngay lập tức cảm thấy tình người ẩn chứa bên trong. Nhìn vào những nét bút tuyệt đẹp và bài thơ, tôi càng bị thôi thúc: “Tại sao chúng tôi ở đây, gây ra sự đổ vỡ này?”

Nhưng ông đã ở trong quân ngũ đến tận năm 1985, về hưu sau 20 năm và 3 ngày phục vụ. Năm 1992, ông bị chẩn đoán rối loạn stress hậu sang chấn.

Nỗi dằn vặt 40 năm


Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt 2_06dff
Wildeboer trong một lần chuẩn bị đi tuần ở Việt Nam năm 1968

Trong suốt bấy nhiên năm, ông đã canh cánh về người lính đã viết những bài thơ. Ông đã canh cánh làm thể nào để có thể gửi lại những cuốn sổ tay và chiếc khăn cho người đáng giữ chúng.

Rồi sau đó, vào khoảng ngày Anzac (25/4) năm ngoái, ông đã đọc được bài viết trên tờ The Sunday Age về công việc của những cựu binh như ông, hiện giờ là những nhà nghiên cứu khoa học. Họ đã làm bản đồ mộ của những người Việt Nam đã chết và khuyến khích các cựu binh trả lại thư, nhật ký cùng ảnh họ đã lấy trong chiến trường.

Các nhà nghiên cứu là Bob Hall và Derrill de Heer tại trung tâm nghiên cứu xung đột vũ trạng và xã hội Úc tại Đại học New South Wales, tại Học viện quốc phòng Úc.

Vì vậy Wildeboer đã liên hệ với họ. Đổi lại, họ cho ông gặp Ernie Chamberlain, nhà ngôn ngữ tiếng Việt, cựu thiếu tướng và từng làm tình báo trong quân đội Úc.

Chamberlain đã giúp xác định danh tính, đơn vị của người lính Phan, đơn vị trinh sác đặc nhiệm được biết đến với cái tên C205.

Người lính Phan tham gia du kích năm 1963, tự miêu tả mình là một “nông dân nghèo”. Và cuốn sổ ghi những chi tiết cá nhân có tên của cha mẹ người lính. Người lính đã được nhận giấy khen trong trận chiến chống Mỹ vào năm 1967. Anh em trai của người lính Phan, cũng là một chiến sỹ Việt Cộng, đã hi sinh trong cuộc chiến năm 1965. Và người lính đó thú nhận có hai điểm yếu: “dễ buồn” và “dễ nóng giận”.

Những nhà nghiên cứu đã liên lạc tiếp với một thượng tá về hưu ở Việt Nam, Nguyễn Thị Tiến, người dành suốt nhiều thập niên qua để tìm kiếm những người đã mất trong chiến tranh và trả lại hài cốt cho gia đình họ.


Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt 3_23a20
Người mẹ của người lính họ Phan trong bức ảnh chụp cùng con cháu bà

Từ Hà Nội, bà xác nhận danh tính của người lính Phan và cho biết mẹ anh vẫn còn sống. Ngoài ra bà còn có 2 người con gái và 2 cháu gái. Song bà rất yếu và gần đây đã phải nằm viện.

Do bà đã cao tuổi, nên rất cần phải trả lại những vật dụng của con trai bà ngay. Với Wildeboer, việc tìm lại được người thân của người lính Phan đã giúp ông vượt qua được mặc cảm tội lỗi ông mang từ trong chiến tranh, mặc cảm khiến ông không dám trở lại Việt Nam.

Khi được hỏi ông cảm thấy có lỗi về điều gì, ông nói: “Sự đổ vỡ. Giết chóc ở một nước Thứ Ba, hầu hết là làng mạc. Chúng tôi đã đi qua và dùng tất cả những thiết bị đồ sộ và tinh vi của chúng tôi. Chúng tôi lái qua những cánh đồng lúa, hất đổ hàng rào. Chúng tôi phá hủy làng mạc của họ. Hủy hoại người dân còn kinh tởm hơn”.

Khi được hỏi khi nào ông sẽ trở lại, ông cho biết: “Rất khó nói. Nhưng đó là điều tôi phải làm, cố tìm chút bình yên, giống như bạn, bởi trong tôi không có nhiều bình yên”.

“Khi Derrill de Heer nói với tôi họ đã tìm thấy người mẹ, điều quan trọng nhất với tôi là trả lại những cuốn sổ cho bà. Liệu điều đó kỳ lạ hay không, tôi không biết là dùng từ gì, nhưng tôi đã có mối liên hệ này và tôi muốn trả lại những thứ đó cho người mẹ, cho gia đình”.

Wildeboer cũng được vợ Roni động viên. Bà có mối liên hệ với Việt Nam theo cách riêng, với tư cách là người thành lập “Các nghệ sỹ mồ côi”, một tổ chức từ thiện gây quỹ cho những em nhỏ mồ côi Việt Nam.

Bà muốn ông thực hiện chuyến đi, nhưng bà cũng rất lo lắng. “Tôi lo cho ông ấy”, bà nói. “Nhưng tôi hi vọng ông ấy sẽ tới đó và thấy “Ồ, Việt Nam thật đẹp”. Tôi hi vọng điều đó sẽ cho ông ấy chút thanh thản”.
Vũ Quý
Theo The Age
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Cựu học viên đã viết:
...Từ Hà Nội, bà xác nhận danh tính của người lính Phan và cho biết mẹ anh vẫn còn sống...

Cựu học viên có thêm thông tin gì về người lính họ Phan ấy không?

      
Mõ
Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 275

Danh vọng : 450

Uy tín : 15

(Dân trí) - “Con tôi đã ngã xuống trong chiến tranh. Bao năm qua, hình ảnh, tiếng nói… như còn hiện hữu. Giờ đây, nghe tin cựu binh Úc giữ cuốn nhật ký thơ và chiếc khăn của con, tôi không khỏi bất ngờ. Gia đình mong mỏi được nhận lại những kỷ vật ấy”.

Đó là tâm sự của bà Nguyễn Thị Hiểu (85 tuổi, quê ở ấp 2, xã Long An, Long Thành, Đồng Nai) khi nói về đứa con trai của mình, liệt sĩ Phan Văn Bần, tác giả của bài thơ xúc động: “Lá thư xuân”.

Chân dung anh bộ đội cụ Hồ qua hồi ức của người mẹ

Chúng tôi tìm về với bà Hiểu trong một buổi chiều nhạt nắng. Căn nhà cấp 4 nơi bà đang ở một mình không hề quạnh vắng. Tuổi già của bà được bù đắp bằng tình yêu thương và tiếng cười con trẻ. Các con của bà lớn lên, lập gia đình nhưng phần lớn quần tụ bên bà, lấy sân nhà bà làm trung tâm cho cả đại gia đình.

Bà có tổng cộng 9 người con gồm: Phan Thành Nhơn, Phan Văn Nghĩa (đều hy sinh trong chiến tranh), một con gái bị bệnh mất lúc nhỏ, Phan Thị Thúy (SN 1956), Phan Thị Phước (SN 1958), Phan Thành Được (SN 1960), Phan Thị Vẹn (SN1964), Phan Thanh Tuyền (SN 1966) và Phan Thị Bạch Tuyết (SN 1972).

Ở cái tuổi gần đất xa trời, nhưng bà vẫn minh mẫn. Ký ức về đứa con trai hy sinh trong chiến tranh vẫn còn hiển hiện. Bà nhớ rõ và kể không sót một chi tiết nào dù rất nhỏ.

Bà kể rằng, năm tháng qua đi nhưng hình ảnh về những đứa con hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc vẫn còn in trong tâm trí. Con mình sinh ra mà mất đi, ai mà không đau như cắt bỏ từng nhúm ruột. Nhưng con bà hy sinh khi làm nghĩa vụ thiêng liêng thì cái chết đấy đã trở thành bất tử. Chỉ có điều làm bà buồn nhất là thi hài của liệt sĩ Phan Thành Nhơn vẫn chưa được tìm thấy. Hồi ức đau thương ấy đôi khi bà cố quên đi để thanh thản trong lòng. Vậy mà, mới đây có 2 anh công an đến nhà báo cho bà biết tin một cựu binh Úc đang lưu giữ cuốn nhật ký bằng thơ và chiếc khăn choàng của anh Nhơn làm miền ký ức của bà trỗi dậy.

Bà nói rành rõi, con trai tôi tên Phan Thành Nhơn. Khi đi chiến trường lấy tên là Phan Văn Bền. Có thể, khi vào quân ngũ, Bền đổi tên lần nữa thành Phan Văn Ban. “Thằng Nhơn nhà tôi dáng người tròn tròn, lùn lùn. Tính tình hiền lành, nhanh nhẹn lắm. Thằng thứ 7 (tức anh Được – PV) bây giờ giống thằng Nhơn như đúc”, bà kể.

Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt Me-liet-si-1_3235c
Điều khiến người mẹ này đau đáu nhất là thi hài đứa con trai hy sinh trong chiến tranh đến nay vẫn chưa được tìm thấy

Những năm 1966-1970, quân giặc tràn vào khu vực Long Thành chiếm đóng. Thanh niên địa phương hăng hái vào quân đội. Anh Nhơn cũng vậy. Anh đi vì tiếng gọi đời trai, vì sự căm thù quân giặc đã gây ra cái chết cho em của mình, liệt sĩ Phan Văn Nghĩa. Có những đêm khuya, anh Nhơn về thăm ba mẹ và đàn em nhỏ trong tích tắc rồi lại đi.

“Tôi nhớ, hôm đó là đêm Trung thu (8/1970), Nhơn bất ngờ về nhà thăm em. Hắn rọi đèn pin khắp căn hầm tìm mặt mày mấy đứa em. Hắn hỏi tôi: “Má có mua bánh trung thu cúng không?”. Tôi bảo có, bánh để trên bàn thờ. Hắn lấy bánh ra cùng mấy đứa em ăn rồi đi vào rừng trở lại. Nhưng tôi đâu ngờ lần đó con tôi đi mãi mãi không về”, người mẹ già nhớ lại.

Khi anh Nhơn mất, 5 ngày sau đồng đội mới báo về. Do giao tranh ác liệt nên mảnh đất quê hương, nơi anh nằm xuống bị bom đạn cày xới, việc tìm thi hài anh cũng vô vọng từ đó đến nay.

“Con tôi chết vào tháng 8 năm 1970 chứ không phải 1969. Ông cựu binh Úc nói con tôi chết 3/1969, nhưng thực ra đó là thời gian ông ấy tham gia trận đánh vào Long Thành. Sau đó, ông lấy ba lô của Nhơn đi, rồi cứ nghĩ Nhơn chết trong trận đánh đó nhưng thực ra không phải vậy”, bà Hiểu kể lại.

Tình yêu của người lính phảng phất trong thơ

Trở lại thông tin cựu binh Úc, ông Wildeboer, giờ đây đã 64 tuổi và đang sống ở Kyneton. Ông đã từng tham chiến tại Việt Nam trong cuộc chiến mà ông gọi là phi nghĩa. Trong một lần tràn vào Long Thành, Đồng Nai chiếm đóng, Wildeboer đã lấy đi quân trang của một bộ đội Việt Nam. Trong ba lô đó, Wildeboer phát hiện có một cuốn nhật ký bằng thơ và chiếc khăn choàng.

Chiến tranh kết thúc, ông trở về Úc và mang theo những kỷ vật thời chiến đó bên mình. Dù không hiểu được câu chữ trong cuốn nhật ký nói gì nhưng nhìn nét chữ mềm mại, mượt mà và những hình vẽ, Wildeboer cho rằng đó là những tâm tư, tình cảm lắng lại của anh bộ đội cụ Hồ sau những quãng đường dài hành quân mệt mỏi. Hiểu được ý nghĩa thiêng liêng ấy, 43 năm qua, Wildeboer đã cất giữ những kỷ vật ấy như báu vật. Wildeboer mong một ngày trở lại Việt Nam, trả lại cho mẹ của người chiến sĩ ấy những gì thuộc về con trai bà. Ông hi vọng bà sẽ được an ủi phần nào và bản thân ông sẽ được thanh thản đôi chút.

Dù chưa được tận mắt nhìn thấy, tận tay chạm vào những nét chữ trong cuốn nhật ký nhưng khi đọc những dòng thơ trong bài: “Lá thư xuân” được trích đăng, bà Hiểu và con gái bà - em gái liệt sĩ Nhơn - rưng rưng xúc động.

Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt Me-liet-si-2_64af0
Gia đình liệt sỹ họ Phan mong muốn sớm được nhận lại những kỷ vật của anh

Cô Phan Thị Thúy, là con gái thứ 4 của bà Hiểu, cũng từng đi bộ đội trong những ngày sục sôi cách mạng. Những kỷ niệm về anh trai, liệt sĩ Phan Thành Nhơn vẫn không phai mờ trong tâm trí cô. Cầm bản in của bài báoDân trí viết về liệt sĩ Phan Thành Nhơn và những bài thơ của anh, cô Thúy bồi hồi. Cô không ngờ anh mình có thể viết nên những vần thơ đẹp như vậy. “Anh Nhơn học hết lớp nhất, lớp nhì gì đó rồi vào bộ đội. Có lẽ vào trong rừng, tay súng chắc tay nhưng ảnh học thêm, luyện viết nên chữ đẹp và thơ hay như thế”, cô Thúy nói.

“Anh Nhơn đánh Mỹ giỏi. Ảnh có giấy khen đánh Mỹ. Ảnh đem giấy khen về nhét vào cục gạch 4 lỗ, bít lại bằng xi măng rồi để dưới chân ông địa cho giặc khỏi phát hiện. Khi chết, ảnh đã là trung úy quân đội nhân dân Việt Nam”, cô Thúy nói tiếp.

Hình ảnh cô gái trong bài thơ “Lá thư xuân”, theo em gái của tác giả có thể đó là một trong 2 cô gái cùng xóm ngày ấy. Cô Thúy kể, lúc trước, cuộc sống người dân bám lấy ruộng đồng. Hàng ngày, thanh niên nam nữ thi nhau cấy lúa. Anh Nhơn cấy lúa rất nhanh, thẳng hàng. Anh trắng trẻo, đẹp trai, tính anh hiền lành, nói chuyện có duyên nên nhiều cô gái “chết mê chết mệt”. “Anh Nhơn hay hát hò và đặc biệt là có tài… ghẹo gái. Ảnh có 2 người yêu là chị Nguyệt và chị Cúc nhưng không biết bài thơ này ảnh viết tặng riêng cho ai. Tôi nghi là ảnh viết cho chị Nguyệt”, cô Thúy kể. Những người xưa của anh Nhơn giờ tóc đã pha sương, con cái đuề huề; riêng người phụ nữ tên Cúc ấy thì đã mất cách đây 2-3 năm.

Giải thích tính hợp lý về địa danh trong 2 câu thơ: “Ngoài quê hương em đang rét run người/ Xuân trong này cũng lạnh lắm em ơi”, cô Thúy cho rằng đó là tác giả đang nói đến quê nhà (ngoài ấy) và trong rừng (trong này) chứ không phải ngoài Bắc, trong Nam. Ngày đó, trong rừng, chủ yếu là rừng tre là nơi bộ đội ẩn nấp và quê nhà cách nhau có 5-7km nhưng đôi khi vì khói lửa chiến tranh, cứ ngỡ xa nhau vạn dặm.

“Gia đình đang rất hồi hộp để đón nhận những kỷ vật của anh Nhơn. Chưa biết ông cựu binh trao chiếc khăn là khăn tay hay khăn quấn cổ nhưng tôi nhớ lúc đó, anh Nhơn có quấn cái khăn quàng cổ màu hồng”, cô Thúy tâm sự.

Còn người mẹ 85 tuổi Nguyễn Thị Hiểu tay mân mê tấm bằng Tổ quốc ghi công của đứa con trai, vừa trải lòng: “Bao năm qua tôi cứ canh cánh mãi trong lòng việc tìm lại hài cốt con trai nhưng vô vọng. Giờ nghe tin có người còn lưu giữ những kỷ vật của con mình, tôi rất mong muốn được sớm nhận lại. Những kỷ vật ấy sẽ phần nào an ủi cho tôi vơi nỗi nhớ thương con trước khi mình nhắm mắt”.

Công Quang
      
Mõ
Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 275

Danh vọng : 450

Uy tín : 15

(Dân trí) - Cựu binh Úc Laurens Wildeboer, người đã dằn vặt suốt 40 năm vì lưu giữ cuốn sổ thơ và khăn quàng của người lính Việt Nam, trở lại Việt Nam và trao những kỷ vật này cho thân nhân gia đình người lính vào ngày 3/4/2012.

Theo thông tin từ Operation Wandering Souls (tạm dịch Chiến dịch Những linh hồn Phiêu bạt) do tiến sỹ Bob Hall và cộng sự của ông thuộc trường Đại học New South Wales tại thủ đô Canberra, cựu quân nhân Úc Laurens Wildeboer sẽ cùng ông Derrill de Heer, một nhà nghiên cứu lịch sử của Đại học New South Wales, sẽ tới TP Hồ Chí Minh vào ngày mai 31/3 để trả lại những di vật là cuốn sổ thơ và chiếc khăn quàng cho người mẹ 85 tuổi của liệt sỹ Việt Nam.

Tiến sỹ Bob Hall và cộng sự đã thiết lập được một hệ thống dữ liệu những trận đánh của binh lính Úc trong cuộc chiến ở Việt Nam. Hệ thống dữ liệu này gồm các thông tin liên quan đến từng trận đánh ví dụ ngày, giờ, địa điểm, quân số lực lượng tham chiến của hai phía, số người thương vong của hai phía, số lượng đạn dược của từng loại vũ khí được sử dụng…

Cũng qua hệ thống này mà tiến sỹ Hall đã đề nghị các cựu quân nhân của Úc và New Zealand trả lại những di vật, kỷ vật có thể giúp xác định danh tính những liệt sỹ của Việt Nam đã hy sinh trong các trận đánh đó. Và chính vì thế mà cựu binh Úc Laurens Wildeboer, người đã lưu giữ cuốn sổ thơ cùng chiếc khăn quàng của một người lính Việt Nam, đã có thể trao trả kỷ vật cho thân nhân của người lính.

Dự án Những linh hồn phiêu bạt có mục đích giúp chính phủ và nhiều gia đình Việt Nam xác định được những vị trí chôn cất các liệt sỹ và xác định danh tính của các liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến với các binh lính của Úc và New Zealand trong thời gian từ 1966 đến 1971 ở tỉnh Phước Tuy (cũ), nay là tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Dữ liệu này sử dụng hệ thống Google Earth và có thể xác định vị trí của nơi chôn của 3.700 liệt sỹ. Đến thời điểm này, nhóm nghiên cứu đã xác định được tên của khoảng 500 liệt sỹ. Ông Derrill de Heer đã từng đến Việt Namvà ông sẽ tặng bản sao của hệ thống dữ liệu cho đại diện chính quyền của Hà Nội và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Vũ Quý
      
Mõ
Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 275

Danh vọng : 450

Uy tín : 15

(Dân trí) - Đúng 17h chiều 2/4/2012, PV Dân trí đã có cuộc tiếp xúc đầu tiên với cựu binh Úc Laurens Wildeboer, người đã lưu giữ cuốn sổ thơ và khăn quàng của người lính Việt Nam suốt hơn 40 năm, ngay khi ông vừa đặt chân đến TP.HCM.

Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt Anh1_5f620
Lần thứ 2 trở lại Việt Nam, có quá nhiều cảm xúc với cựu binh Úc Laurens Wildeboer

Mái tóc, chòm râu đã bạc trắng, ông Wildeboer bắt đầu bằng những dòng hồi ức, cảm xúc của lần thứ 2 đặt chân trên đất nước Việt Nam. Nỗi day dứt dằn vặt luôn theo ông suốt hơn 40 năm qua. “Trở lại Việt Nam với mong trao lại những kỷ vật mà tôi lấy được từ chiến trường năm 1968. Bao năm tôi như có một bóng ma luôn ám ảnh bản thân mình. Được trở lại đây và trao lại những kỷ vật đến tay người thân của họ tôi như đuổi được bóng ma đó ra khỏi cơ thể. Cảm xúc khi đến đây dồn nén, như muốn vỡ ra khi thấy đất nước các bạn”, Wildeboer cho biết.

Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt Anh4_3893f
Ông Wildeboer xem lại những kỷ vật
Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt Anh5_d7854

Trong lần trở lại Việt Nam, ông Wildeboer mang theo cuốn sổ ghi chép được xác định của người lính tên Phan Văn Ban (tên khác Phan Thành Nhơn, và Phan Thanh Hưng, quê ở ấp 2, xã Long An, Long Thành, Đồng Nai). Theo những thông tin cuốn sổ thể hiện nhiều ghi chép liên quan đến cuộc chiến.

Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt Cuon-so_b022b
Cuốn sổ ghi chép được xác định của người lính Phan Văn Ban

Khi chiến tranh kết thúc, ông trở về Úc và mang theo những kỷ vật thời chiến. Dù không hiểu được câu chữ trong cuốn nhật ký nói gì nhưng nhìn nét chữ mềm mại, mượt mà và những hình vẽ, Wildeboer cho rằng đó là những tâm tư, tình cảm lắng lại của người lính Việt Nam sau những quãng đường dài hành quân mệt mỏi.

Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt Cung-vo_8adce
Người vợ luôn sát cánh cùng ông Wildeboer trong chuyến trở lại VN lần này


Theo dự kiến, ngày 3/4, ông Wildeboer sẽ xuống Đồng Nai để trao lại những kỷ vật cho gia đình người lính họ Phan mà ông đã cất giữ suốt 43 năm qua.

Trung Kiên - Vân Sơn
      
LQ2
LQ2 Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 547

Danh vọng : 1176

Uy tín : 51

(Dân trí) - Bạn đọc Phạm Hiểu Yến gọi những vần thơ Xuân của người lính trẻ họ Phan được một cựu binh Australia lưu giữ suốt 40 năm qua như vậy. Những vần thơ dường như còn vương mùi khói súng cũng đã mở cánh cửa tâm hồn biết bao con người của hôm qua, hôm nay…

Thi sĩ chiến trường

Chiến tranh đã lùi vào quá khứ, nhiều vết thương vì đạn bom đã lành. Song những kỷ niệm, những dằn vặt, đớn đau về sự tàn khốc và ác liệt của cuộc chiến vẫn chưa thể tan biến trong lòng những con người của thế hệ đã biết thế nào là khác biệt quá lớn của “một thời đạn bom, một thời hòa bình”.

Chẳng vậy mà cái gọi là “hội chứng chiến tranh” vẫn còn đó, đặc biệt là trong giới các cựu chiến binh nước ngoài từng tham chiến tại các điểm nóng chiến sự một thời như Việt Nam. Cùng chung tâm trạng dằn vặt như cựu binh Australia Laurens Wildeboer còn có nhiều cựu chiến binh Mỹ khác. Họ cũng như ông Wildeboer, đều muốn được trở lại Việt Nam thăm lại nơi từng là chiến trường xưa, gặp lại người dân của đất nước anh hùng đã đánh bại chính họ. Và có lẽ ước muốn nóng bỏng nhất trong lòng họ là được góp phần hàn gắn lại những vết thương chiến tranh, được tận tay hoàn trả những kỷ vật của những chiến sĩ – những anh bộ đội Cụ Hồ theo cách gọi thiết của mỗi người dân VN, mà họ còn lưu giữ.

Trong số những kỷ vật chiến trường ấy có những lá thư và những vần thơ như của anh lính họ Phan – người được cả thế hệ cùng thời với anh cũng như lớp trẻ hôm nay âu yếm gọi là: Thi sĩ của chiến trường, với những hình ảnh đẹp và rất nên thơ “Đầu súng trăng treo” cùng chiếc mũ tai bèo giản dị mà rất nổi tiếng qua thơ Tố Hữu:

Ôi chiếc mũ tai bèo dễ thương như một bàn tay nhỏ
Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành
Sáng trên đầu như một mảng trời xanh
Mà xông xáo, mà tung hoành ngang dọc .....

Nhấn mạnh dòng cảm xúc và tình cảm dạt dào trong hồn thơ chiến sĩ, Phạm Hiểu Yến viết tiếp về tình yêu thương, sự cảm phục với các anh bộ đội Cụ Hồ: "Một thứ tình cảm xưa có, còn nay hiếm. Tớ thích nhất câu "Đừng khóc nữa, nhớ anh nhiều em nhé". Đọc câu đó tớ thấy mình bỗng ước ao, thèm khát được sống trong thời khắc đó để được tận hưởng và cảm nhận tình yêu trong sáng và đượm hy vọng của màu áo lính. Cảm ơn tác giả đã gửi gắm thông điệp tình yêu thời lửa đạn, hy vọng nó còn nhen nhóm đâu đây và theo thời gian nó sẽ lại bùng cháy trở lại".

Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt Donxuan263_905c2
Những vần thơ trong trang nhật ký của người lính Việt Nam được ông Wildeboer lưu giữ


Nối dài cánh sóng

Tình yêu quê hương đất nước, tình yêu lứa đôi trong tâm hồn anh lính họ Phan như càng được nối dài thêm, tỏa lan rộng xuyên thời gian, xuyên không gian qua những nhận xét, những lời bình và sẻ chia của bao con người dù thuộc những thế hệ khác nhau hôm nay. Qua đó có thể thấy rõ mọi cung bậc cảm xúc, những liên tưởng tới lẽ sống, tình người, trách nhiệm cùng những thông điệp, nhắn gửi, hứa hẹn…

Doinn: Bài thơ hay quá. các anh đã hy sinh cả bản thân để cho đất nước được như ngày hôm nay. Tôi yêu các anh.

Hoa Hong Nhung: Xúc động dạt dào, ngay trong lửa đạn khói bom mà người ta yêu nhau nồng cháy thế này. Like mạnh bài thơ trên.

Phạm Thị Thu Trang: Đọc những lời thơ chan chứa sức sống mà thấy hổ thẹn với giới trẻ ngày nay, hổ thẹn với chính mình...

Chinh Do: Rất lâu rồi mới lại được đọc những vần thơ trong sáng và bình dị đến vậy, nét chữ nét người đều tuyệt đẹp. Ước gì thời bình này có thêm nhiều tác phẩm như vậy để cuộc sống đỡ "ô nhiễm" hơn!

My Le: Bài thơ đã làm cho tôi bật khóc. Tình yêu Tổ quốc hòa quyện với tình yêu đôi lứa đã làm nên một áng thơ giản dị mà thấm đẫm tình người, lời thơ không khoa trương mà vẫn làm toát lên nét kiêu hùng của những người lính bộ đội Cụ Hồ. Dân tộc ta tự hào vì có những người con như thế!

Vu Thi Kim Tuyen: Tôi thấy quá hay...

T.L: Lâu lắm rồi mình mới được đọc những bài thơ hào hùng thế này. Thấy tự hào lắm.

LD: Bài thơ cảm động quá!

Nguyen Tung: Rất hay.

Ta Thi Nga: Đọc bài thơ không vần điệu mà tôi rùng mình vì cảm động. Thời đó tôi chưa sinh ra, mà bây giờ đọc lại tôi như vẫn thấy cả một thế hệ của dân tộc anh hùng đã ra đi vì tình yêu Tổ Quốc vô bờ bến. Từ tiền tuyến họ cũng thương nhớ người vợ hiền đang đau đáu dõi theo ở nơi quê nhà. Thật là ấm áp hình ảnh người lính khi ở trời phương Nam đánh giặc có hoa mai mà vẫn nhớ hoa đào trong giá rét, và nhớ nơi quê nhà yêu dấu có người vợ anh thương yêu.

Vũ Văn Huỳnh: Cuộc chiến tranh thần thánh của Dân tộc đã đi qua, quá khứ cũng đang dần được khép lại, nhưng rơi rớt đâu đó những mảnh ký ức vẫn đang tồn tại. Nó thật quý giá. Nó là nhân chứng sống để giới trẻ sinh ra sau chiến tranh có cơ hội tiếp cận và hiểu về thế hệ đi trước. Tôi không hiểu nhiều về thơ, nhưng đọc những vần thơ của anh tôi thấy rất chân thật và vẫn toát lên một lý tưởng Dân tộc mạnh mẽ. Anh đã ngã xuống vì Tổ quốc, những bài thơ vẫn còn dở dang nhưng tình cảm của anh với Dân tộc thật trọn vẹn. Cảm ơn anh và cảm ơn cả một thế hệ Cha Anh.

Sỹ Long: Chiến tranh đã rời xa bao nhiêu năm, nhưng kí ức một thời của chiến tranh vẫn còn đó. Cảm ơn các anh - những người đã làm nên lịch sử.

Coc café dang: Tôi cảm thấy tự hào vì là người Việt Nam. Tôi yêu các anh chiến sỹ.

Quan vtct: Quá hay. Cha anh chúng ta đã chiến đấu cho chúng ta có cuộc sống hôm nay. Hãy sống xứng đáng với sự hy sinh lớn lao đó. Tôi yêu ViệtNam. Tự hào là người Việt Nam. Hãy cố gắng lên các bạn trẻ!

Vân: Đọc bài thơ nhớ đến người yêu, giờ nơi xa mang màu xanh áo lính anh cũng nhớ mình. Yêu anh nhiều - anh bộ đội.

Frank: Tôi thật sự tự hào với các bậc cha chú khi chỉ tuổi đôi mươi đã sẵn sàng gạt bỏ tất cả để lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân – điều mà trong xã hội ngày nay chắc rất hiếm . Bài thơ giản dị mộc mạc mà khi đọc tôi cảm thấy được một tình yêu đích thực và có ý nghĩa . Cảm ơn các chiến sỹ - các anh hùng đã cho chúng ta cuộc sống ngày hôm nay.

Cafê buồn: Bài thơ hay và cảm động quá! "Giao thừa đến vui tiếng kèn xung trận".

Nguyen Tat Hoang: Bài thơ mộc mạc mà chan chứa, tràn đầy tình yêu lãng mạn và khí phách cách mạng. Cần sưu tầm nhiều bài thơ như này để thế hệ hiện nay nhìn nhận lại bản thân để sống trong thời hòa bình sao cho có ý nghĩa.

Ngoc Linh: Đó là một người con anh hùng của Tổ quốc.Tuổi trẻ Việt Namhôm nay cần tiếp tục phấn đấu theo gương những người như anh ấy.

Espandose: Nhớ về một thời anh dũng. Người lính cũng là người nghệ sĩ. Bài thơ rất hay. Mong là sẽ được tuyên truyền rộng rãi và hay hơn là nhanh chóng làm vơi đi phần nào nỗi đau trong lòng người mẹ của anh.

Đặng Tình: Chấp nhận hi sinh tất cả những hạnh phúc cá nhân để bảo vệ Tổ quốc - một tình yêu Tổ quốc mà tất cả các thế hệ trẻ sau này phải noi theo.

June14: Em thích bài thơ này!

Mua dong buon: Có những thứ mà chỉ có trong những hoàn cảnh điêu tàn, đầy đau thương mới có thể có được. Những tình cảm của người lính trong bài thơ này cũng vậy. Tình yêu người lính thật đẹp và thật sâu sắc. Cảm ơn anh! Cảm ơn cả 1 thế hệ đã hi sinh máu xương cho mùa xuân Tổ quốc!

Muon mang.khiem ra di 21: Hay quá! Hào hùng thay thần khí Việt Nam. Anh dũng thay tinh thần con người đất Việt. Cảm động thay ý chí quật cường. Anh là niềm tự hào của tất cả thế hệ sau!

Hoàng Vân: Những trang sử hào hùng của Dân tộc được viết lên từ xương máu các anh. Cuộc sống tươi đẹp của chúng em ngày hôm nay là do các anh ban tặng. Không biết nói gì hơn, em xin thay mặt cho thế hệ trẻ hôm nay gửi tới các anh - những người đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc lòng biết ơn chân thành nhất. Thế hệ trẻ chúng em xin hứa sẽ tiếp bước các anh bảo vệ và xây dựng Quê hương Việt Nam ngày càng giàu đẹp.

Nguyễn Văn Phương: Bài thơ quả là tuyệt vời! Thế hệ trước đã có những tâm hồn đầy sức sống và tình yêu của con người cùng tình yêu đất nước đã chiến thắng tất cả. Cảm ơn anh đã cho thế hệ sau biết được những gian lao hy sinh của các anh. Chúng ta là thế hệ sau, nên đưa bài thơ này vào trong chương trình giảng dạy cho các em học sinh biết và thêm yêu Tổ quốc. Đọc bài thơ mà trong tâm hồn cảm xúc cũng trào dâng khôn tả… Xin cảm ơn các anh - những anh hùng dân tộc vẫn sống mãi trong lòng những người dân yêu nước hôm nay…

Coffee 8: Bài thơ hay và cảm động của thế hệ Cha Anh những năm đánh Mỹ. Đọc xong tôi lại nhớ một thời đội mũ đeo sao…

Phạm Nguyên Ly: Đọc bài thơ mà dâng trào cảm xúc. Thật đẹp biết bao tình yêu áo lính thời chiến tranh đạn lửa. Tôi biết ơn tất cả các anh bộ đội Cụ Hồ. Tinh yêu ngày xưa thật thiêng liêng quá!

Đỗ Xuân Vinh: Ai đã sống những năm 68 đến 72 của thế kỷ trước mới hiểu và cảm nhận được cái hồn của bài thơ. Khi đó dân tộc ta đang thực hiện cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Dân tộc VN không những đã ghi tiếp một trang sử hào hùng cho đất nước, mà còn tạo nên dấu ấn cho nhân loại về một dân tộc nhỏ bé dám đương đầu với kẻ xâm lược hùng mạnh nhất thế giới. Đó là một cuộc chiến tàn khốc, dân tộc ta tuy là quốc gia nhỏ nhưng đã dám đương đầu với đội quân hùng mạnh được trang bị vũ khí tối tân nhất thế giới. Quân đội ta lúc đó trang bị rất thô sơ nhưng chúng ta có chính nghĩa, có lòng yêu nước vô bờ bến. Thế hệ thanh niên khi đó vì lòng tự tôn dân tộc, ý thức được lời dạy của Bác Hồ: Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Thế hệ thanh niên khi đó với bầu nhiệt huyết và lòng yêu nước đã viết nên trang sử vẻ vang cho dân tộc, làm cho bạn bè quốc tế thán phục chúng ta. Một thế hệ thanh niên đã viết nên trang sử không thể nào quên.đó là niềm tự hào mà các thế hệ mai sau không được phép quên.

Bùi Dũng: Một tâm hồn đẹp,một tình yêu đẹp. Cao cả hơn họ đã biết hy sinh tình yêu riêng cho tình yêu Đất nước. Điều đó cũng là lý tưởng sống của các Anh thời bấy giờ. Nhưng thực sự chiến tranh đã gây ra bao khổ đau, đã lấy đi bao tình yêu đôi lứa như vậy. Nhưng tên tuổi và lý tưởng của họ luôn sống mãi. Đó cũng là điều mà thế hệ thanh niên hôm nay phải nhớ lấy.

Le Van Bay: Bài thơ hay quá, tôi rất xúc động khi đọc bài thơ này.

Phan Văn Bình: Thực sự là một bài thơ rất hay. Tôi thích nhất câu cuối cùng. Một bài thơ tình khép lại bằng một lời hứa cho chiến thắng của Tổ quốc trước giặc ngoại xâm...

Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt Me263_19cc9
Người mẹ của người lính họ Phan trong bức ảnh chụp cùng những người thân


Nguyễn Đức Hạnh: Cảm ơn nhà thơ đã sưu tầm bài thơ hay. Nhân đây tôi xin tặng lại một bài thơ tôi sưu tầm khi còn trong quân ngũ. Tên bài thơ là "Giản dị":

Có một lần tôi hỏi nhỏ
Vì sao em yêu tôi?
Nụ cười đậu cánh môi
Vì anh là Bộ đội
Khi anh rời quân ngũ
Em vẫn yêu màu xanh
Chất người lính nơi anh
Ở trong em mãi mãi.

Phạm Thị Thanh Dung: Hôm trước mình đọc bài viết trên Dân trí về người cựu binh Úc lưu giữ bài thơ này. Hôm nay mình đã đọc bài thơ, thấy hay quá, hào hùng quá. Chúng ta được sinh ra trong thời bình nên không biết nhiều về ngày xưa các Anh, các Chị đã sống và đã hy sinh cho Tổ quốc thế nào. Mỗi người chúng ta nên biết ơn những Anh hùng đã hy sinh xương máu mình để chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay. Nhân đây mình cũng xin chia sẻ 1 bài thơ tương tự cũng nói về tình yêu đôi lứa trong thời chiến. 1 người bạn của mình đã viết bài thơ này cho mình đọc, nhưng mình không biết bài thơ có tiêu đề là gì. Ai biết thì chia sẻ cho mình biết tên bài thơ với nhé!

"Trời đã sinh ra em
Ðể mà xinh mà đẹp
Trời đã sinh ra anh
Ðể yêu em tha thiết

Khi người ta yêu nhau
Hôn nhau trong say đắm
Còn anh, anh yêu em
Anh phải ra mặt trận

Yêu nhau ai không muốn
Gần nhau và hôn nhau
Nhưng anh, anh không muốn
Hôn em trong tủi sầu

Em ơi rất có thể
Anh chết giữa chiến trường
Ðôi môi tươi đạn xé
Chưa bao giờ được hôn

Nhưng dù chết em ơi
Yêu em anh không thể
Hôn em bằng đôi môi
Của một người nô lệ."

Khi mình đọc bài thơ này, mình đã tự phân tích cho người bạn đó nghe. Người đó thấy hay và cảm thấy ý nghĩa. Mình cũng thấy rất hay nhưng không biết bài thơ này đã có từ bao lâu và do ai sáng tác. (Đây là bài thơ Hôn của tác giả Phùng Quán sáng tác năm 1956 - BTV)

Nguyễn Văn Hiệp: Một bài thơ gửi cho người thương quê nhà, nhưng lại chất chứa trong đó một niềm tin chiến thắng phơi phới...

Trình Văn Linh: Nếu tôi sinh ra vào ngày ấy, tôi cũng sẽ nhất định đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc và tự hào về điều đó như hôm nay tôi đang tự hào về các Anh, về những người đã ngã xuống cho hôm nay, tự hào về quá khứ hào hùng của dân tộc... Cầu chúc cho linh hồn anh bộ đội Cụ Hồ Phan Văn Ban mãi yên nghỉ. Tổ quốc đời đời ghi công các Anh!

N.Tu: Những vần thơ đầy cảm xúc mang dư âm về một thời đã qua, thật ấm áp xúc động ... đáng trân trọng!

Lê: Thật đáng khâm phục những con người dũng cảm như thế này, đã lựa chọn đúng đắn giữa tình yêu và trách nhiệm đối với Đất nước. Bài thơ tràn đầy tình yêu của người lính, một tình yêu cao cả.

Lilly: Bài thơ làm tôi rơi nước mắt...Một tình yêu nồng cháy phải gói trọn vào lòng để ra đi theo tiếng gọi của non sông...

Có thể nói những vần thơ mộc mạc nhưng chan chứa tình người, tình yêu Tổ quốc của anh lính họ Phan – một đại diện của thế hệ cha anh đã sống, chiến đấu và hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc, đã một lần nữa đưa chúng ta cùng trôi vào dòng cảm xúc của một thời để nhớ… Để từ đó thúc đẩy các thế hệ hôm nay tiếp bước các thế hệ đi trước, vững bước trên con đường xây dựng đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn…

Thanh Nguyễn
      
LQ2
LQ2 Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 547

Danh vọng : 1176

Uy tín : 51

(Dân trí) - Hành trình tìm kiếm chủ nhân của bài thơ “Lá thư Xuân” đầy xúc động do một cựu binh Úc lưu giữ không hề dễ dàng. Theo trung tâm tìm kiếm liệt sỹ MARIN, đến nay chưa xác định được tác giả thực sự của bài thơ.

Câu chuyện bắt đầu từ bài báo trên tờ The Age của Úc, kể về một cựu binh Laurens Wildeboer canh cánh trong lòng suốt 40 năm vì lưu giữ bài thơ “Lá thư Xuân” trong một cuốn sổ tay được cho là sổ nhật ký của một người lính Việt Nam. Ngoài ra, cựu binh này còn lưu giữ một cuốn sổ nhật ký khác, một tài liệu lý lịch, một khăn quàng của bộ đội Việt Nam. Những kỷ vật này được ông lấy từ chiến trường Việt Nam khi tham gia cuộc chiến với ông là phi nghĩa.

Cũng theo bài báo trên tờ The Age, bài thơ là của người lính mang tên Phan Van Ban (Phan Văn Bần, tên thật của liệt sỹ Phan Thành Nhơn). Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu thực tế, bà Ngô Thị Thúy Hằng, Giám đốc Trung tâm quản lý dữ liệu liệt sỹ và người có công (MARIN), cho biết hiện chưa xác định được tác giả thật sự của bài thơ “Lá thư Xuân”.

Sau khi bài thơ “Lá thư Xuân” gây xúc động trong lòng độc giả và cũng gây nhiều tranh cãi về tác giả đích thực của nó, trung tâm MARIN đã liên hệ với thiếu tướng tình báo Úc Ernie Chamberlain, nhà ngôn ngữ tiếng Việt, cựu thiếu tướng và từng làm tình báo trong quân đội Úc.

Ông Chamberlain cho biết, vào đầu tháng 2 vừa qua, ông Derrill de Heer đã gặp ông và nhờ giúp đỡ. Ông Derrill là một cựu binh và là người cùng tiến sỹ Bob Hall thuộc trường Đại học New South Wales, ở thủ đô Canberra của Úc đã thiết lập một hệ thống dữ liệu những trận đánh của binh lính Úc trong cuộc chiến ở Việt Nam. Khi gặp, ông Derrill de Heer đã đưa ra hai cuốn nhật ký cũ mèm cùng tài liệu là giấy lý lịch mà cựu binh Laurens Wildeboer đã lưu giữ suốt 40 năm qua.

Ông Chamberlain đã dịch tài liệu lý lịch đó ngay và được biết \lý lịch ghi liệt sỹ Phan Văn Bần, tên thường dùng là Phan Thanh Hùng và bí danh là Phan Thành Nhơn. Ngoài ra, trên một trong hai cuốn sổ nhật ký có viết chữ “C205” mà theo ông Chamberlain là đại đội C205, đơn vị trinh sát có tiếng xuất sắc và trực thuộc Phân khu 4 hồi ấy.

Từ thông tin của ông Chamberlain và dựa trên nguồn dữ liệu của MARIN, MARIN đã tìm ra hồ sơ gốc của liệt sĩ Phan Thành Nhơn có những thông tin trùng khớp với thông tin mà ông Ernie Chamberlain cung cấp về năm sinh, ngày nhập ngũ và gia cảnh của chiến sĩ Phan Thành Nhơn. Tuy nhiên ngày hy sinh chính xác của liệt sĩ Phan Thành Nhơn quê Long Thành, Biên Hòa, Đồng Nai là ngày 15/09/1970 (trùng với thông tin bà Nguyễn Thị Hiểu – mẹ liệt sĩ Nhơn cung cấp).

Vậy chủ nhân đích thực của bài thơ Lá thư xuân là ai? Liệt sĩ Phan Thành Nhơn có phải là chủ nhân không? Nếu không thì liệt sĩ Phan Thành Nhơn và chủ nhân của bài thơ “Lá thư xuân” có quen biết nhau không?...Đây là những câu hỏi mà trung tâm MARIN và những người liên quan đang tìm câu trả lời.

Vũ Quý
      
LQ2
LQ2 Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 547

Danh vọng : 1176

Uy tín : 51

(Dân trí) - Trong những kỷ vật ông Wildeboer mang trở lại Việt Nam, có một cuốn tập ghi sơ yếu lý lịch của anh lính họ Phan và một cuốn sổ tay chép những bài thơ, với nét chữ khác hẳn nhau...Ai là tác giả của “Lá thư xuân”?, câu hỏi ấy vẫn chưa có lời giải.

Sau 43 năm lưu lạc nơi xứ người, chiều ngày 2/4 lần đầu tiên kỷ vật của những người lính cụ Hồ trở về với quê mẹ trên đôi tay của người cựu binh một thời bên kia chiến tuyến. Cảm giác xúc động dâng trào pha lẫn sự mê hoặc lan tỏa từ “Lá thư xuân” càng khiến cho buổi gặp gỡ trở nên hồi hộp, thiêng liêng.


Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt Lathuxuan-6_7df4b
Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt Lathuxuan-7_7a7e7
Hai nét chữ hoàn toàn khác nhau
Cẩn trọng mở chiếc hộp đã gìn giữ như giữ chính con ngươi của mình hơn 40 năm qua, bàn tay run run của người cựu binh người Úc, Laurens Wildeboer nhẹ nhàng đặt hai cuốn sổ và những mảnh giấy đã hoen màu thời gian lên mặt bàn. “Đây là những chiến lợi phẩm tôi thu lượm được từ chiến trường đông bắc Sài Gòn vào tháng 3, năm 1969. Đồ đạc mà tôi lượm được khi đó có cả vũ khí và những ba lô… Tôi đã giữ lại bên mình những cuốn sổ ẩn chứa đầy tình người này, để rồi từ đó đến nay chúng như những hồn ma cứ ám ảnh thôi thúc tôi phải trở lại Việt Nam.”

Ông Wildeboer nghẹn ngào chia sẻ: “Khác với nét hoang tàn đổ nát của 43 năm về trước, giờ đây đất nước các bạn đẹp quá. Tôi vẫn không hiểu tại sao tôi lại tham gia vào cuộc chiến phi lý ấy. Hôm nay, trở lại đây mang theo những kỷ vật này tôi thấy mình như được giải thoát khỏi những ám ảnh, dằn vặt suốt thời gian qua.”


Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt Lathuxuan-4_51f96
Mang những kỷ vật trở lại Việt Nam, Wildeboer (bên phải) như được giải thoát
Kỷ vật của những người lính Việt Nam được ông Wildeboer mang tới bao gồm: Một cuốn sổ tay còn rất nguyên vẹn, một cuốn tập bìa ngoài ghi rõ “sổ ghi thực phẩm”, bên trong kèm theo bản sơ yếu lý lịch và một chiếc khăn có màu xanh viền hồng. Sơ yếu lý lịch ghi rõ họ và tên của người lính là Phan Văn Ban, họ và tên thường dùng Phan Thanh Hùng, bí danh Phan Thành Nhơn. Anh sinh ngày 22/4/1948, quê quán tại xã Phước Lộc, quận Long Thành, Biên Hòa.

Thượng tá, Nguyễn Thị Tiến, nguyên Phó giám đốc Viện bảo tàng Quân khu 4 cho biết, trước đó, bà đã được phía Úc liên lạc nhờ xác minh địa chỉ của người chiến sĩ trong sơ yếu lý lịch nói trên, qua nhiều tháng lặn lội bà đã lần ra địa chỉ này. Cha mẹ của người lính trên có tên là Phan Văn Lâu và Nguyễn Thị Hiểu. Trong quá trình tham gia chiến đấu, người chiến sĩ này từng nhận được 1 bằng khen, 1 giấy khen dũng sĩ diệt Mỹ và 2 giấy khen diệt cơ giới, tất cả đều trùng khớp với bản sơ yếu lý lịch ông Wideboer đã lượm được.


Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt Lathuxuan-1_9a2c9
Cuốn tập ghi thực phẩm, bên trong có sơ yếu lý lịch của người lính họ Phan

Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt Lathuxuan-5_ec57b
Cuốn sổ với những bài thơ được nhận định là của một người lính Bắc
Cùng với cuốn tập và chiếc khăn có cuốn sổ tay được xem là khá sang trọng trong thời điểm những năm cuối của thập niên 60. Mở đầu cuốn sổ là câu thơ “Ta không như con thuyền chờ đợi/ Gió xuôi rồi buồm mới căng lên", phía dưới là hai chữ in hoa “THANH PHONG” được đánh bóng khối. Cuốn sổ mới được viết vài trang chủ yếu là những bài thơ dạt dào cảm xúc, trong đó có bài Tình đồng chí viết từ tháng 2 năm 1965.

Trước khi những kỷ vật này được đưa về Việt Nam, nhiều người cho rằng chúng đều là của người lính họ Phan. Tuy nhiên, qua đối chiếu cho thấy cùng một thời điểm nhưng nét chữ của người lính họ Phan trong sơ yếu lý lịch và nét chữ của cuốn sổ tay ghi chép những bài thơ hoàn toàn khác nhau.


Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt Lathuxuan-3_1d980
Thượng tá Nguyễn Thị Tiến: "Lá thư xuân là của một người lính quê ngoài Bắc"
Qua nghiên cứu và phân tích một số bài thơ trong cuốn sổ tay này, thượng tá Nguyễn Thị Tiến cho rằng: “Đây không phải cuốn sổ của người lính họ Phan ngụ tại Đồng Nai mà là cuốn sổ của một người lính ngoài Bắc. Điều này được chứng minh trong bài “Lá thư xuân” bởi những hình ảnh gắn liền với mùa xuân xứ Bắc như chim én, hoa đào, cái rét hay cách dùng từ ngoài ấy trong này… Vậy tác giả của “lá thư xuân” là ai, vấn đề này chúng tôi sẽ phải tiếp tục nghiên cứu và xác minh.”


Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt 4_d9835
Ngày 3/4 Wildeboer sẽ về gia đình người lính họ Phan trao kỷ vật

Sáng nay (3/4) ông Wildeboer cùng đoàn sẽ mang những kỷ vật thuộc về người lính họ Phan như chiếc khăn quàng hay cuốn tập ghi chép và sơ yếu lý lịch đến thăm gia đình anh. Dự kiến, những kỷ vật này sẽ được trao tận tay cho bà Nguyễn Thị Hiểu người mẹ già đã đằng đẵng chờ tin con hơn 40 năm qua.


Vân Sơn – Trung Kiên




(Dân trí) - Trong bài trước (Ai là tác giả đích thực của bài thơ...), tôi đã có ý kiến bài thơ là do 1 chiến sĩ người Bắc sáng tác qua các dấu hiệu để lại, trong đó có dấu hiệu ngôn từ mang đậm chất Bắc hồi đó.


Nay biết thêm là hai cuốn sổ khác nhau: một "cuốn tập" để ghi thực phẩm của liệt sĩ Phan Văn Bền (chữ Bền có nhòe nhưng bà má vẫn nhớ tên con là "Bền"). Vậy liệt sĩ này không có tên là BAN như mấy lâu đưa tin (chỉ thêm hai tên là Phan Thanh Hùng và Phan Thành Nhơn. Một "cuốn sổ" ghi thơ là của người có tên hoặc bút danh là Thanh Phong, chắc chắn là lính Bắc hoặc người Nam tập kết lớn lên ở Bắc rồi trở về Nam chiến đấu.

Ở phần khai lý lịch liệt sĩ Phan Văn Bền, dấu tích phương ngữ miền Nam rất rõ như. Trong một trang chữ thưa ta thấy: "Ngày sanh" (Bắc sẽ ghi "ngày sinh"), "cấp bực" (Bắc dù đọc có vùng nói "bực", nhưng vẫn ghi là "bậc"), "cấp bộ đoàn" (Bắc sẽ ghi là "chức vụ đoàn"), "thành phần xã hội" (Bắc sẽ ghi là "thành phần"), "làm mướn" (xuất hiện 3 lần, Bắc sẽ ghi là "làm thuê".

Vậy đã rõ, ngoài tự dạng và hiện vật đã được xác định, thì sự khác nhau của cách sử dụng ngôn từ chứng tỏ tác giả những bài thơ (không rõ còn sống hay đã hi sinh) là người Bắc.

Có thể hai cuốn sổ để cùng một chỗ (cùng ba lô), hoặc người lính Úc nhặt được cùng nơi và để lại cùng nhau. Chúng ta cần có một cuộc hành trình khác tìm tác giả cuốn sổ cũng như bài thơ trên, để có thêm những dấu ấn về một cuộc chiến hào hùng của lịch sử.


Hoàng Vĩnh Nguyên
email: Vifolklore@yahoo.com.vn
      
Mõ
Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 275

Danh vọng : 450

Uy tín : 15

(Dân trí) - Nỗi xúc động khi được biết thêm những vần thơ thép mà chan chứa tình người của tác giả “Lá thư Xuân” tiếp tục tỏa lan qua những cách bình thơ, đoán ý, đoán cốt cách con người… Dưới đây là một số bài bình khá hay của độc giả:

Thật xúc động khi được đọc những vần thơ tình của người chiến sỹ QĐND VN - anh bộ đội Cụ Hồ - thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đấy là "Những vần thơ thép", và tôi rất mong muốn làm sao để "Châu về Hợp Phố"!

Cái tài hoa ấy của người anh hùng liệt sỹ chưa biết tên kia có lẽ là của một người Hà Thành. Là giảng viên hay sinh viên của một trường đại học đã lên đường đi chiến đấu cùng lứa với nhà thơ - chiến sỹ - anh hùng liệt sỹ LÊ ANH XUÂN.

Đọc thơ của anh ấy càng rõ thêm về quyết tâm của chúng ta trong cuộc tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân 1968. Chính quyết tâm sắt đá giải phóng miền Nam của dân tộc Việt Nam đã lay động tình cảm chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ của nhân dân Mỹ, binh lính Mỹ và các nước chư hầu. Vì vậy, tháng 3/1968 Tổng thống Mỹ khi đó là Lindon Johnson đã phải tuyên bố chấm dứt ném bom miền bắc VN, không ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 2 và ngồi vào bàn đàm phán ở Paris.

Cảm ơn chị Nguyễn Thị Tiến ở bảo tàng QK IV đã cung cấp cho chúng tôi những tư liệu thật quí hơn vàng. Mong các anh các chị nhanh chóng tìm được tên người Anh hùng - Nhà thơ - Chiến sỹ và gia đình, người thân anh ấy để toàn dân Việt Nam suy tôn và biết ơn.

Má Năm

Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt Sotho44_4b72e

Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt Traoqua44_6d793
Thượng tá Tiến tiếp nhận cuốn sổ thơ và món quà tặng "biểu tượng của nước Úc" do Wildeboer trao tặng

Tôi đọc được 2 dòng viết chéo phía trên chữ THANH PHONG viết khối trong bức ảnh thứ 2 của bài báo này. Tôi nhớ đó là 2 câu thơ trích trong một bài thơ mà học trò chúng tôi đã học lúc ở trường cấp 2.

Đầu đề bài thơ tôi không nhớ nữa, nhưng còn nhớ mấy câu:

"Ta không muốn làm con thuyền chờ đợi
Gió xuôi rồi buồm mới căng lên
Như đàn chim hải yến nối trăm miền
Dù bão tố ta không hề nghỉ cánh
Đảng tiếp cho ta trăm dòng điện mạnh
Nguồn nhiệt năng ta thắp trọn đời mình
Mùa xuân nay đất nước đẹp bình minh
Lý tưởng đời ta đang thành hiện thực
Ôm kế hoạch 5 năm chương trình vượt mức
Như nắm tay một người bạn đồng hành..."

Có thể nói, liệt sĩ chắc là người miền Bắc XHCN lúc bấy giờ. Tôi ở HÀ TĨNH, lúc học cấp 2 rất thuộc bài đó và hình như là một bài đọc thêm (không có trong sách giáo khoa), nhưng được HS làm văn nghị luận rất nhiều lần. Nếu trí nhớ già cả của tôi không đến nỗi nhầm lẫn lắm, thì bài thơ kêu gọi thanh niên lên miền tây khai phá này là của Lưu Trọng Lư hay sao ấy?

Văn Minh

Đọc qua một số bài thơ trong cuốn sổ thơ, tôi cảm thấy rất xúc động trước tình cảm của một người lính Cụ Hồ. Người đã luôn hướng về một tương lai tươi sáng, hướng về một lý tưởng cao đẹp mà bất kỳ một người dân Việt Nam nào ở thời điểm ấy đều mong đợi.

Điều này được thể hiện rất rõ qua hai câu thơ đề tựa của cuốn sổ Thơ: “Ta không như con thuyền chờ đợi/ Gió xuôi rồi buồm mới căng lên". Có thể nói đây là một cuốn sổ thơ nhiều giá trị. Đó là giá trị nhân văn, giá trị truyền thống lịch sử, giá trị của con người Việt Nam.

Tôi chưa được đọc hết cuốn sổ thơ, nhưng qua một số thông tin và cảm nhận của mình thì thấy những cuốn sổ thơ như vậy, những bài thơ như vậy cũng cần được xem xét đưa vào chương trình giáo dục lịch sử cho các thế hệ sau. Mặc dù những bài thơ trên có thể chỉ xuất phát từ cảm xúc của một người chiến sỹ, mà chưa theo một quy tắc hay luật thơ nào. Nhưng tôi nghĩ những vần thơ tỏ rõ ý chí của người viết, có thể coi như một tấm gương sáng cho con người dù ở bất kỳ thời đại nào.

Bên cạnh đó, tôi cũng nghĩ cộng đồng chúng ta cần góp công sức cùng thượng tá Tiến trong hành trình đi tìm chủ nhân của những bài thơ trên, để thỏa lòng mong đợi của người chiến sỹ đã hy sinh cũng như của người cựu binh Úc đã từng một thời tham gia vào cuộc chiến phi lý tại Việt Nam giờ vừa trở lại với Việt Nam…

Hoang Tho
      
Mõ
Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 275

Danh vọng : 450

Uy tín : 15

Những trang từ điển Anh – Việt được kẹp cẩn thận ở giữa cuốn sổ, thông tin nhắc đến người con gái tên Hường và cô y tá Kim Dung cùng nhiều bài thơ “đậm chất Bắc” đã được tìm thấy trong cuốn sổ thơ có bài “Lá thư Xuân”.

Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt La-thu-xuan
Thượng tá Tiến tiếp nhận cuốn sổ thơ

Khi câu chuyện cảm động về cuộc trao trả kỷ vật là cuốn sổ ghi chép lý lịch và chiếc khăn quàng cổ mà ông cựu binh người Úc, Laurens Wildeboer đã giữ hơn 40 năm qua cho người thân của liệt sĩ Phan Văn Ban khép lại thì những người trong cuộc và dư luận tiếp tục tập trung vào việc xác minh và tìm ra tác giả của “Lá thư xuân”.

Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt Cuon-so_dd7e7
Cuốn sổ thơ "Lá thư xuân"
Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt Anh-1_1f972
Trang đầu tiên của sổ

Chia sẻ về việc đi tìm chủ nhân của “Lá thư xuân”, ông Wildeboer cho biết: “Tôi mong muốn những kỷ vật này đến được tận tay người thân của anh lính đó. Mong sớm tìm được họ để tôi được thanh thản. Tôi rất tiếc về những gì đã xảy ra từ 40 năm trước”.

Hiện tại cựu binh người Úc đã chuyển cuốn sổ thơ cho Thượng tá Nguyễn Thị Tiến - nguyên Phó giám đốc Viện bảo tàng Quân khu 4 cất giữ. Đồng thời, ông Wildeboer cũng mong muốn bà Tiến tiếp tục công việc tìm kiếm và trảo lại cuốn sổ cho người thân của người lính đã viết những vẫn thơ này.

Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt Ah4_6b076
Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt Anh4_d2733
Những bài thơ được viết trước "Lá thư Xuân"

Những thông tin thể hiện trong cuốn sổ cho thấy, mở đầu cuốn sổ là câu thơ “Ta không như con thuyền chờ đợi/ Gió xuôi rồi buồm mới căng lên", phía dưới là hai chữ in hoa “THANH PHONG” được đánh bóng khối. Theo kinh nghiệm nhiều năm đi tìm kỷ vật của liệt sĩ và trao lại cho người thân của họ, thượng tá Tiến cho biết: “THANH PHONG” ở đây có thể là tên chủ nhân cuốn sổ hoặc bí danh được dùng trong quân ngũ.

Điều đặc biệt được Thượng tá Tiến tiết lộ, trong cuốn sổ này ngoài thơ còn phát hiện thêm nhiều trang từ điển Anh – Việt (loại nhỏ) đã khá cũ. Điều này chứng tỏ chủ nhân của cuốn sổ là người có trình độ học vấn khá cao thời bấy giờ. Ngoài ra có nhiều chi tiết còn nhắc đến người con gái tên Hường và cô y tá tên Kim Dung.

Giải thích thêm về vấn đề này, Thượng tá Tiến cho biết, người con gái tên Hường có thể là một người em ở quê của chủ nhân cuốn sổ. Riêng về cô y tá Kim Dung, câu chuyện thể hiện, lần đánh trận, chủ nhân của cuốn sổ bị thương nhưng vẫn muốn được ở lại chiến đấu cùng đồng đội. Tuy nhiên, cô y tá Kim Dung đã cõng anh về nơi trú ẩn điều trị. Tất cả những điều này đã được ghi chép lại trong sổ thơ.

“Tôi nghĩ khi cho đăng tải thông tin, biết đâu hai người phụ nữ kia có thể sẽ biết thông tin và nhận ra điều gì đó, biết đâu, cô ý tá Kim Dung vẫn còn sống và đang là một cựu chiến binh ở tỉnh nào đó. Nếu tìm được những người này thì việc tìm chủ nhân cho “Lá thư xuân” không còn trở ngại” – Thượng tá Tiến phân tích.

Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt Anh-trao-so_7d3f9
Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt Tra-so_65956
Thượng tá Tiến tiếp nhận cuốn sổ thơ và món quà tặng "biểu tượng của nước Úc" do Wildeboer trao tặng.

Thêm nhiều chi tiết trong cuốn sổ thơ được Thượng tá Tiến khẳng định, đó chính là cuốn sổ thơ của một người lính Miền Bắc. Cụ thể, trong bài thơ “Nhớ” có câu: “Hôm nay nhớ mẹ nhớ cha/Nhớ từ Đồng Tháp nhớ ra Hà Thành”. Ngoài ra, còn hàng loạt chi tiết, ý nghĩa trong thơ thể hiện một tâm hồn thơ miền Bắc.

Sau khi tiếp nhận cuốn sổ từ tay cựu binh người Úc, Thượng tá Tiến khẳng định, sắp tới sẽ tiếp tục xác minh, cố gắng tìm ra chủ nhân thật sự của cuốn sổ này vì đây là tài sản vô giá cần trả về gia đình người lính, để không có lỗi với người đã hy sinh. Cuộc tìm kiếm này sẽ mở sang hướng khu vực các tỉnh phía Bắc.

Trong số kỷ vật mà ông Wildeboer mang sang Việt Nam trao trả còn một tấm ảnh chân dung của một người lính. “Khi chúng tôi chiếm được nơi lính Việt đóng quân, tôi đã lấy được những đồ vật trên và một tấm ảnh nhưng không biết người trong ảnh là ai” – cựu binh Úc giải thích.

Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt Buc-anh_bcf00
Tấm ảnh mà ông Wildeboer gìn giữ hơn 40 năm qua cùng số kỷ vật trên.

Ngoài bài “Lá thư xuân” và những bài khác đã đăng, Dân trí xin đăng tải một số bài trong cuốn sổ thơ của người lính Việt được cựu binh người Úc gìn giữ hơn 40 năm qua.

Xuân
1967
Năm nay ăn Tết trong rừng
Sang năm ăn Tết tưng bừng thành đô
Miền Nam vui đón Bác Hồ
Bắc Nam thống nhất ấm no muôn đời.

Nhớ
Hôm nay nhớ mẹ nhớ cha
Nhớ từ Đồng Tháp nhớ ra Hà Thành
Xuân xanh hoa nở đầy cành
Cắm hoa đầu súng đứng canh đêm dài

Hành quân
Sáng đi trăng treo đỉnh núi
Chiều về trăng soi lối ta đi
Trùng trùng rừng núi xanh rì
Suối rồi lại suối, khe rồi lại khe

Ăn cơm măng nứa măng tre
Võng đào một chiếc, suối khe bạn cùng
Vui lên ai cấm ta đừng
Đường xa mà lại thấy gần không xa

Đồng bào mỏi mắt chờ ta
Chiến trường quyết chí xông pha diệt thù.
15/10/65

Gặp bạn
Tôi gặp lại anh giữa chốn này
Chiến trường khói lửa mịt mù bay
Biết nói gì hơn tình đồng chí
Còn sướng chi bằng cái bắt tay
Dừng lại phút giây rồi tạm biệt
Hẹn ngày chiến thắng rợp cờ bay.
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Create a forum on Forumotion | Văn hóa | Childhood, Gia đình | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất