Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Zone
Zone Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 832

Danh vọng : 1544

Uy tín : 0

Giải mã người mang bí số H.3 nằm trong Bộ Tổng tham mưu Quân đội Sài Gòn

VietNamNet - Không cần phải 30 năm, 35 năm, hay những dịp kỷ niệm chẵn ngày chiến thắng. Câu chuyện này được viết khi Quốc lễ 30 tháng Tư lần thứ 32 đang đến gần. Những chiến công của họ không cần bất kỳ ngày lễ nào để tôn vinh, bởi sự thật lịch sử không cần bất kỳ bàn tay nào tô hồng, đánh bóng. Bản thân họ, cuộc đời họ, chiến công của họ… đã tự toả sáng mãi muôn đời.

Câu chuyện này kể về 1 người đàn ông cao gầy, bệnh tật thường xuyên, giữ im lặng suốt quãng đời phục vụ cho Tổ Quốc từ những năm còn chìm trong lửa đạn cho tới ngày toàn thắng. Đến tận năm 2006, CIA vẫn còn phải đặt câu hỏi: Ông là ai?
      
Zone
Zone Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 832

Danh vọng : 1544

Uy tín : 0

Bài 1: Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu Việt Nam Cộng hoà Sài Gòn. Sáng 30/4/1975. Những góc thành lịch sử.

VNN - Năm đạo quân từ 5 cánh đổ về, rợp cờ giải phóng rầm rập tiến vào thành phố. Những con đường tấp nập hằng ngày giờ bỗng trở nên tán loạn. Từng tốp lính cộng hoà, có người chỉ còn chiếc quần xà lỏn, vội vã chạy ngang dọc mà không biết về đâu.
 
Tại Đại sứ quán Mỹ…
 
9 giờ sáng, khi tiếng xích xe tăng của quân giải phóng kéo sầm sầm trên đường phố Sài Gòn thì cũng là lúc chiếc máy bay di tản cuối cùng ngừng gầm rú ngay trên nóc toà đại sứ quán.
 

Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1297771_rutchay
Cuộc tháo chạy tán loạn bằng trực thăng khi quân giải phóng đang tiến vào Sài Gòn ngày 30/4/1975.
Trước làn sóng quân giải phóng đang tràn ngập đô thành, những người Mỹ còn lại trên mảnh đất này cũng rơi vào tình trạng hoảng loạn. Kenneth Moorefield – nguyên sĩ quan bộ binh - đã đẩy Graham Martin, vị đại sứ Mỹ vẫn còn đang trong cơn chấn động bàng hoàng, ra khỏi một trong những chiếc trực thăng cuối cùng để tự mình leo lên đó.
 
Cái nhìn của Moorefield về Sài Gòn giờ phút cuối thật kinh hoàng: “Hàng trăm người Việt Nam đổ ào lên những bức tường, cướp bóc kho hàng, phòng ốc, quầy bar. Một số người khác thì lái xe của sứ quán chạy lòng vòng như những kẻ điên khùng. Ở bên kia bức tường, cả đám đông người hát vang lời ca chống Mỹ, chào mừng chiến thắng đang tới gần của những người cộng sản...
 
Từ trên cao, tôi có thể nhìn thấy văn phòng của tuỳ viên quân sự Mỹ - DAO - ở Tân Sơn Nhứt - bốc cháy. Cả thành phố im lìm một cách đáng sợ. Chỉ toàn một màu đen đặc. Không động tĩnh, không đèn điện, không một cảm giác nào về những gì đang đến”.  
 
Trong giờ phút nguy cấp ấy, có bao nhiêu người rời khỏi Việt Nam mà không một lần giật mình hỏi: “Điều tồi tệ có thể đến là gì? Liệu Mỹ sẽ trở lại “trả thù” không, trên xứ sở nắng ấm tươi đẹp này?”
Tại Bộ Tổng tham mưu của Quân đội Việt Nam Cộng Hoà (BTTM)…
41 chiến sỹ đặc công biệt động Z28 (đoàn 316 đặc công) chia làm 2 mũi tiếp cận với cổng số 1 và cổng số 3. Mũi chủ công do Bảy Vĩnh (tên thật là Lê Văn Vĩnh - chúng tôi sẽ đề cập trong phần sau), mũi bảo đảm do Ba Đen phụ trách. Nhiệm vụ: Đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu - đầu não của quân đội Việt Nam Cộng hoà – và chờ đại quân tiến vào.
Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1297777_dinhDocLap
Hình ảnh ngày toàn thắng khi xe tăng quân giải phóng húc đổ cổng dinh Độc Lập, chính thức nối lại 2 miền Nam - Bắc, đất nước thống nhất.
6 giờ sáng, mũi do Ba Đen chỉ huy giả lính cộng hoà, thâm nhập cổng số 1, đánh cầm chân lực lượng dù và thiết đoàn xe tăng địch, ngăn chặn việc địch chi viện cho BTTM. 2 chiến sỹ hy sinh tại chỗ.
7 giờ sáng. Mũi do Bảy Vĩnh chỉ huy lợi dụng lực lượng bảo vệ cổng số 3 sơ hở, sử dụng 3 xe bọc thép M113 lấy được của địch áp sát, khống chế rồi vượt qua cổng gác, chạy thẳng vào trung tâm BTTM. Toàn bộ lực lượng địch giơ tay xin hàng.
9 giờ 40’, cờ giải phóng treo cao trên cột cờ BTTM chế độ Sài Gòn. Việc đánh chiếm BTTM từ cổng số 3 không tốn một viên đạn.
11 giờ 45’, từ một góc quan sát trong căn phòng bé tí chứa hồ sơ tại BTTM, một người đàn ông ngoài 40 tuổi cao lênh khênh, gầy mảnh khảnh vẫn lặng yên chờ. Ông không chạy di tản như những chiến hữu khác, song cũng chẳng bỏ văn phòng thư ký của mình để tìm chỗ an thân.
 
Trong đôi mắt long lanh lạ thường của một người đã hàng trăm đêm mất ngủ cứ ánh lên nỗi mong chờ. Nỗi mong chờ đằng đẵng mấy thập kỷ, vậy mà đến giờ lại mang vẻ thản nhiên, thanh tĩnh lạ kỳ.
Trước đó, lúc 6 giờ sáng cùng ngày, chính mắt ông chứng kiến hình ảnh một đại tá Pháp tới báo tin cho 1 trung tá làm việc tại văn phòng Cao Văn Viên. Chỉ sau vài phút ngắn ngủi, viên trung tá cởi phăng quân phục ra, lấy súng ống quẳng vào cốp xe và chạy đi.
Một tiếng sau, Nguyễn Cao Kỳ bay trực thăng tới, vội vã đi bộ vào toà nhà chính chừng 5 - 10 phút, sau đó ra đứng chờ. Chờ một lúc thì chiếc trực thăng thứ 2 đến. Nguyễn Cao Kỳ khiêng 1 va li con cho lên máy bay. Ông còn nhớ trước khi leo lên trực thăng bỏ chạy, Nguyễn Cao Kỳ còn không quên ngoái lại trụ sở BTTM với ánh nhìn đầy tiếc nuối.
“Anh lính quèn” và mệnh lệnh cuối cùng của thời chiến
… Sau giờ khắc mà hai miền nối lại, ngay tại chính trụ sở của Bộ Tổng tham mưu, có hai nhà tình báo anh hùng của cộng sản... chạm trán nhau. Một người là sĩ quan chỉ huy cánh quân biệt động - đại tá anh hùng Bảy Vĩnh, còn người kia là anh thượng sĩ nhứt “quèn” mang bí số H3.
Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1297781_nguoibimat1
Người bí mật ở Bộ Tổng tham mưu chế độ cũ đã cung cấp hàng loạt tin tình báo chiến lược, mà đến năm 2006, CIA vẫn không ngừng thắc mắc: Ông là ai?
Lúc đụng nhau, lính của “ông cộng sản” vẫn không quên dặn lại "tên địch" mà sau này họ mới hay là đồng chí của mình, rằng: “Ông ở đây coi khu vực này nghen”.
Lời dặn chỉ bấy nhiêu, nhưng người đàn ông đó đã ở lại cho tới 3 giờ chiều, khi mọi việc bàn giao xong xuôi. Hệ thống máy tính lưu trữ hồ sơ của hơn 1 triệu quân VNCH cùng toàn bộ giấy tờ tại văn phòng Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên được niêm phong không mất một tờ nào.
Người đàn ông cao hơn 1m70 mà nặng chỉ ngoài 40 kg đó thậm chí còn tự đi kiếm giùm mấy ông giải phóng lá cờ khác để thay, rồi lại trực tiếp trao chìa khoá, dẫn quân giải phóng tiếp quản tất cả những gì còn lại ở cơ quan đầu não của quân đội Việt Nam Cộng hoà. 
Chỉ khi ấy, ông mới thanh thản trở về nhà. Mệnh lệnh cuối cùng của thời chiến, nhiệm vụ cuối cùng của người lính ẩn danh: ông đã hoàn thành!
32 năm sau, trong 1 gian nhà nhỏ giữa Sài Gòn cũng vào cuối tháng 4, đại tá anh hùng Bảy Vĩnh nhớ lại khoảnh khắc đó: "Khi tôi và anh em xông vào thì thấy 2 nhân viên văn phòng ngồi chờ. Các ngăn tủ đã được khoá kín. Tôi hỏi đường lên nóc BTTM thì một người đàn ông cao, gầy chỉ đường...".
Mãi về sau, người hỏi lối kẻ chỉ đường mới có dịp gặp nhau trong một tình huống hoàn toàn ngược lại: Cuộc gặp mặt những anh em đồng đội của Phòng tình báo chiến lược (J22) - Bộ tham mưu quân giải phóng miền Nam. Chính Bảy Vĩnh - sĩ quan chỉ huy quân biệt động khi ấy, Cụm trưởng Cụm tình báo H67 (đơn vị anh hùng) – đã nhận ra ngay người đàn ông “phe địch” mà mình gặp khi đánh chiếm BTTM. 
Cả 2 người, giờ đã vào tuổi "thất thập cổ lai hy", đều cùng nghỉ ngơi với quân hàm Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang ngành tình báo quân đội Nhân dân Việt Nam, cùng sinh sống ngay tại chính thành phố mà họ đã chiến đấu, bằng cách này hay cách khác nhau, để giải phóng đất nước. 
Và bây giờ thì tất cả đều đã là con dân của một quốc gia thống nhất!
Thiếu tướng Nguyễn Văn Khiêm, (bí danh Sáu Trí, nguyên Trưởng phòng J22) sau này còn xác nhận thêm một chi tiết thú vị nữa: "Khi tiến vào trung tâm, đồng chí Bảy Vĩnh đã gặp nội tuyến của ta, chuẩn uý văn phòng BTTM. Nội tuyến này còn động viên sỹ quan binh lính địch ra hàng".
Nhân vật nội tuyến, người đàn ông cao gầy, thượng sỹ nhất ở văn phòng BTTM... cứ được nhắc hoài đó chính là H3, người mà rất nhiều năm sau này, CIA vẫn không ngừng thắc mắc: Ông là ai?

  • Hà Trường - Việt Hà - Thế Vinh

      
Zone
Zone Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 832

Danh vọng : 1544

Uy tín : 0

Kỳ 2: Ai là người mang bí số H.3?
 
(VietNamNet) - Giữa mịt mù khói và dòng người cuồn cuộn trong ngày 30/4/1975 đó, có lẽ H3 là người lính cộng hoà hiếm có thấy cuộc đời thật bình yên. Bởi hơn ai hết, H3 là người hiểu rõ rằng: Chiến tranh ở Việt Nam đã thực sự kết thúc. Và người Mỹ không có ý định quay trở lại xứ sở này.

Để có được niềm tin chắc chắn như vậy, ông đã phải ẩn mình suốt 10 năm  trời trong hàng ngũ của chính quyền Sài Gòn.

 Những câu hỏi không được phép trả lời sai

Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1297887_mylai
Lính Mỹ thảm sát dân thường ở Mỹ Lai.

Trở lại năm 1973. Hiệp định Paris về việc Mỹ chấm dứt sự can thiệp vào chiến tranh Việt Nam được ký kết. Miền Bắc nỗ lực chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam chuẩn bị gấp rút cho 1 cuộc tổng nổi dậy để hoàn toàn giành chính quyền. Chính quyền Sài Gòn cũng cố gắng tối đa tận dụng mọi nguồn lực để giành đất, giành dân theo kế hoạch "tràn ngập lãnh thổ".

Tuy nhiên, người ta vẫn thấy trong những trận càn, trận đánh trên chiến trường Nam bộ cái bóng dáng chiến tranh kiểu Mỹ, bởi những đồng đôla xanh, những vũ khí Mỹ, trang bị Mỹ và cố vấn Mỹ vẫn tiếp tục được gửi sang miền Nam Việt Nam.

Chính vì thế, trong hàng ngũ tướng tá cộng hoà đã xì xầm lên những tin đồn, rằng: nếu như Sài Gòn thất thủ, Mỹ sẽ không để yên cho phe cộng sản Bắc Việt. Những cuộc tắm máu có thể xảy ra...

Tin đồn ấy cứ như vệt dầu loang, trở thành đòn tâm lý chiến buộc những người cầm quân giữa hai phía phải thực sự cân não. Là người Việt, không kể Nam hay Bắc, dẫu có lạc quan nhất cũng không thể không trăn trở: Vậy thì cuối cùng, Mỹ thực sự đang quan tâm điều gì? Mỹ đã thật sự “ớn” với cuộc chiến ở xứ Đông Dương?

Tất cả mạng lưới tình báo mật của quân giải phóng ở miền Nam đã phải vào cuộc. Căng thẳng. Gấp rút. Dồn dập. Mọi sức lực và trí tuệ đều được huy động tối đa để tìm ra câu trả lời chính xác, giúp Bộ Chính trị tại Hà Nội có được quyết định đúng đắn nhất.

Chỉ riêng với đầu mối H3, ngay sau khi tổ chức tình báo miền Nam bắt lại được liên lạc, liên tiếp trong những tháng cuối năm 1974, hàng loạt câu hỏi tới tấp từ Hà Nội dội về tận trong lòng của BTTM Quân đội Sài Gòn: Liệu khi ta giải phóng miền Nam, Mỹ có thể can thiệp và can thiệp tới đâu? Khả năng cung cấp phương tiện chiến tranh của Mỹ như thế nào? Mỹ có tiếp tục duyệt ngân sách hỗ trợ quân sự cho chính quyền Nam Việt Nam hay không? Bố phòng quân lực, kế hoạch đôn quân, bắt lính của chính quyền Sài Gòn ra sao? Địch đánh giá tình hình về ta như thế nào?...

 Thời điểm đó, hai miền vẫn nằm trong thế giằng co nhau để giữ đất. Nhìn trên bản đồ bố phòng của quân đội Việt Nam Cộng hoà, rõ ràng là nếu muốn chấm dứt cuộc chiến này, chắc chắn ta phải dùng đến quân đội chủ lực.

Song lại có một vấn đề nữa đặt ra, khi đã dốc toàn lực vào miền Nam tức là ta phải đảm bảo một kết quả toàn thắng. Toàn thắng không chỉ cho một năm, hai năm mà là vĩnh viễn. Nhưng, nếu bỗng nhiên Mỹ...? Câu hỏi ấy ai cũng hiểu, nhưng chẳng ai muốn viết thêm vào.

Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1297883_Myrutquan
Sau hiệp định Paris năm 1973, lính Mỹ rút khỏi Việt Nam, nhưng các tướng Mỹ vẫn luôn đưa ra những lá bài "Mỹ sẽ quay trở lại". Đó là đòn cân não giữa những người chỉ huy ở cấp cao nhất từ cả 2 phía, và rốt cuộc thì Hà Nội đã chiến thắng khi ra quyết định cuối cùng: Tổng tấn công giải phóng hoàn toàn miền Nam, từ những tin tình báo đặc biệt lấy từ trung tâm "bộ não chiến tranh" của Mỹ lẫn VNCH.

Trên thực tế, những lo ngại đó của các nhà lãnh đạo miền Bắc Việt Nam không phải không có cơ sở. Bởi ngay cho đến những ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hoà, một số tướng Mỹ vẫn xem việc sử dụng sức mạnh quân đội Hoa Kỳ như một giải pháp có thể cân nhắc trên chiến trường Việt Nam.
Ngày 4/4/1975, trong bản lượng giá về tình hình Việt Nam mà Tổng tham mưu trưởng Mỹ Fred C. Weyand gửi cho Tổng thống G. Ford, chính nhân vật này đã đề cập tới khả năng tham gia trở lại của quân đội Mỹ:

Chính phủ Nam Việt Nam đang bên bờ vực thẳm của một sự thất bại quân sự hoàn toàn. Tuy nhiên, miền Nam Việt Nam đang dự tính sẽ tiếp tục phòng ngự với nguồn lực sẵn có của mình, và nếu như được nghỉ ngơi, có thể sẽ tái thiết lại khả năng chiến đấu tùy thuộc vào sự yểm trợ về trang thiết bị mà phía Hoa Kỳ cho phép. 

Tôi tin là chúng ta phải có nghĩa vụ yểm trợ giúp họ.[...] Việc sử dụng không lực Hoa Kỳ nhằm tăng cường khả năng chống lại sự xâm chiếm của Bắc Việt sẽ hỗ trợ cho chính phủ Nam Việt Nam trên cả hai bình diện: phương tiện và tâm lý, đồng thời sẽ đem lại một thế trì hoãn cần thiết trên chiến trường”.

Bình tĩnh mà ngẫm kỹ mới thấy, những đề nghị trợ giúp đó không phải để “cứu nguy” cho chính quyền Nam Việt Nam, mà chính xác hơn là “cứu nguy” cho danh dự của chính nước Mỹ. Từng thản nhiên “bỏ rơi” anh bạn nhỏ phương Nam trong Hiệp định Paris, khi vào giờ phút “lâm chung” của chế độ đó, tướng Weyand vẫn nói: “Chữ tín của Hoa Kỳ trên phương diện đồng minh đang trong thế đổ bể tại Việt Nam. Để duy trì sự tin tưởng đó, chúng ta phải nỗ lực tối đa trong việc hỗ trợ cho miền Nam Việt Nam ngay bây giờ”.

Một ngày sau, 5/4/1975, trong bản báo cáo về tình hình Việt Nam gửi cho tướng Brent Scowcroft - Phó trợ lý Tổng thống về các vấn đề an ninh Quốc gia, đại tá Clinton Granger - sĩ quan quân sự cao cấp của Nhà Trắng - vẫn còn nhắc đi nhắc lại:

Chữ tín của chúng ta với tư cách một đồng minh sẽ được đánh giá bằng những nỗ lực của chúng ta trong vài tuần tới, và hy vọng là vài tháng tới. Tuy khả năng thành công có vẻ thấp, nhưng Hoa Kỳ cần thiết phải thể hiện một hình ảnh rõ ràng về thái độ trợ giúp cho miền Nam Việt Nam. Điều này sẽ khiến cho chính phủ Việt Nam có chút cơ may sống sót và quan trọng hơn, sẽ bảo vệ được chữ tín của Hoa Kỳ trên thế giới”. 

Như vậy, rõ ràng là mối quan tâm lớn nhất của Mỹ lúc này không phải là “tình trạng bên bờ vực thẳm” của Sài Gòn như cách họ vẫn gọi, mà chính là danh dự của nước Mỹ, sức mạnh của nước Mỹ trong con mắt các quốc gia khác.

Tuy nhiên, giải pháp cuối cùng mà Mỹ đã lựa chọn cho cuộc chiến này là: Mỹ coi chiến tranh ở Việt Nam đã kết thúc. Mỹ sẽ không chi viện cho Việt Nam Cộng Hoà bằng lực lượng chiến đấu của Mỹ”. Đó chính là nội dung bức điện mà Mỹ đã trả lời Bộ Tổng tham mưu chế độ cũ khi Sài Gòn gửi thư sang cầu viện, ngay sau trận tiến công và giải phóng Phước Long của đội quân cộng sản.

Song, các tướng Mỹ vẫn luôn có cách làm cho những người Việt Nam ở cả hai phía tin rằng Mỹ sẽ trở lại. Đơn giản, để người Việt tự hồ nghi lẫn nhau, để họ sẽ dè dặt "giữ miếng" của nhau mà cuối cùng người hưởng lợi sẽ lại là nước Mỹ.

Nhưng ý đồ và nội dung bức điện mật mà Mỹ gửi cho Bộ Tổng tham mưu Sài Gòn đó đã nhanh chóng được H3, cùng rất nhiều điệp viên khác của Bắc Việt, chuyển về các nhà lãnh đạo miền Bắc để họ ra quyết định cuối cùng.

Nhờ đó, những bước chân thần tốc của quân giải phóng tiến vào Sài Gòn càng trở nên táo bạo. Thậm chí, họ còn giữ cho người Mỹ những danh dự cuối cùng. Trước khi vào thành phố, quân giải phóng còn dừng hẳn bên ngoài 1 ngày để người Mỹ di tản hết. Bởi họ “đợi vì mục đích chính là để giải phóng Sài Gòn chứ không phải để giết người” (Trần Văn Trà).

Bí ẩn H3?

Năm 1977, trong cuốn sách nói về sự sụp đổ của Sài Gòn (Decent Interval), Frank Snepp, cựu chuyên gia phân tích chiến lược của CIA, đã bắt đầu tò mò về "con người vô danh" mà ông gọi là “điệp viên trong hàng ngũ thân cận của Tổng thống Thiệu”.

Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1297889_nguoibimat2
H.3, người bí mật ở BTTM chế độ cũ, đã cung cấp những tin tức chiến lược về Hà Nội, giữ bí mật đến phút cuối cùng, mà CIA đến năm 2006 vẫn thắc mắc: Ông là ai?. Ảnh: Thế Vinh.
[size]
Ba thập kỷ sau. Năm 2006, trong hội thảo quốc tế về “Tình báo trong Chiến tranh Việt Nam” do Trung tâm Việt Nam thuộc Đại học Công nghệ Texax cùng Trung tâm Nghiên cứu Tình báo thuộc CIA, Merle Pribbenow - cựu nhân viên CIA - căn cứ từ nhận định của Frank Snepp, những đoạn hồi ký của đại tướng Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng và một vài chi tiết báo chí khác, đã chắp nối và phỏng đoán rằng: đúng là phải có một điệp viên cộng sản từng nằm ngay trong lòng BTTM. Dường như không phải là sĩ quan cao cấp, không phải là tuỳ tùng thân cận của Tổng thống Thiệu, song chắc chắn nhân vật này đã gửi ra Bộ Chính trị Bắc Việt nhiều tin tình báo chiến lược.
[/size]
Và đến giờ, họ vẫn đang cố đoán thử: Đó là ai?

Nếu đảo sáng góc bên kia, nhìn từ phía những người lính của quân đội Việt Nam, manh mối đầu tiên để những trùm mật vụ Sài Gòn hay CIA khởi sự điều tra thường là: Đó có phải là Đảng viên Đảng Cộng sản?

Nhưng câu trả thứ nhất: H3 chưa từng là Đảng viên trong suốt quá trình cấp tin cho ngành tình báo thời kỳ trước giải phóng Sài Gòn. Ông chỉ chính thức đứng trong hàng ngũ của Đảng vào cuối năm 1975, khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất.

Vậy thì câu hỏi thứ hai: Đó hẳn là một cán bộ cao cấp, một người được đào tạo tình báo bài bản, có thời gian tập kết hay tham gia kháng chiến 9 năm...? Bởi chỉ những người như vậy mới có đủ trình độ và lá gan để làm công việc nguy hiểm tày đình này.

Nhưng câu trả lời thứ hai vẫn chỉ là... bỏ ngỏ.

Những phút giây vọng về

…Trong ngôi nhà nằm ở ngay quận ngoại ô TP.HCM, vào một ngày cuối tháng 4/2007, H3 lặng ngồi hồi tưởng lại khoảnh khắc 30/4 của đời mình:

"Khi đó, đang ở toà nhà chính, tôi thấy người của anh Bảy Vĩnh treo cờ. Tôi liền kiếm cái khác cho mấy ảnh treo.

Đến 3 giờ chiều, thấy máy truyền tin vẫn hoạt động, tôi tắt máy. Khi bàn giao cho quân giải phóng, tôi nói 20 năm nữa mình cũng không sản xuất được máy truyền tin tự động như thế này đâu.

Rồi lúc trung đoàn xe tăng vô, đi tới đâu bắn tới đó. Tôi ngồi trong nhà lầu chắc chắn nhưng vẫn thấy rung rinh. Tôi lấy áo trắng ngoắc làm tín hiệu cho xe vô để khỏi bắn tốn đạn. Lúc đó tôi đã thay thường phục rồi. Cảm giác khi ấy mừng lắm. Mấy chục năm rồi... nay tôi đã thoát vòng nguy hiểm. Mừng, mà không chia sẻ được với ai".

Mấy ngày sau, ông ra trình diện, đi học tập cải tạo mất... 3 ngày, trước khi chính thức khoác lên mình bộ quân phục của người chiến sỹ tình báo Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bộ quân phục của ông khi ấy hẳn vẫn là bộ ngoại cỡ: dài lòng khòng cho cái thân gầy lọc cọc.

·         Việt Hà – Hà Trường - Thế Vinh
      
Zone
Zone Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 832

Danh vọng : 1544

Uy tín : 0

Kỳ 3: Tìm đôi mắt cộng sản cho anh lính cộng hoà
 
(VietNamNet) - Có lẽ đến giờ, những người cùng làm việc với H3 tại văn phòng Tổng tham mưu trưởng, BTTM của Quân đội Việt Nam Cộng hoà, dù giàu sức tưởng tượng bao nhiêu cũng khó có thể tin rằng viên hạ sỹ cao lòng khòng, "ốm đói như sót lại từ năm 1945" (lời chính H3 miêu tả về mình lúc bấy giờ), chuyên nghiên cứu số đề, đánh bạc như con nghiện thực thụ, lại có thể là "con cá bự" của tình báo Việt Cộng.

Kẻ chơi đề, gây lộn trong cuộc chiến im chìm

Ẩn trong vóc dáng gầy ốm với đôi tai to như thể mọi sự ồn ã bên ngoài đều lọt thấu, Nguyễn Văn Minh (Ba Minh) lẳng lặng đến công sở hằng ngày, ít nói và vô cùng thận trọng, bởi với ông, “lúc nào mình chẳng như cá nằm trên thớt”.


Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1298439_chiemBTTM1
Cờ giải phóng tung bay tại Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, ngày 30/4/1975. H.3 lặng lẽ rời BTTM lúc 3h chiều cùng ngày, sau khi hoàn thành nốt công việc cuối cùng: Bảo quản và bàn giao lại toàn bộ hồ sơ, giấy tờ đã được niêm phong cho quân giải phóng. Ảnh: chụp lại tư liệu tại Dinh Thống Nhất.

Hơn 10 năm làm thư ký đánh máy tại BTTM là hơn 10 năm Ba Minh sống trong hang hùm. Người bao bọc và giúp đỡ cho ông không ai khác chính là gia đình và những người đồng chí. Tuy nhiên, trước khi được dốc trọn sức mình cống hiến trong sự che chở vẹn toàn, Ba Minh đã phải trải qua những cuộc chiến im lìm đến khốc liệt.

10 đứa con nheo nhóc, 10 năm làm việc không màng gì thăng tiến, viên thượng sĩ nhứt hay đau yếu liên miên ấy, lạ thay, lại có cách làm việc rất chuyên nghiệp. “Chẳng xía vô chuyện của ai bao giờ”, Ba Minh trở thành một trong những viên thư ký được các đời Tổng tham mưu trưởng (trải từ thời tướng Nguyễn Hữu Có cho tới tướng Cao Văn Viên) đặc biệt tin cậy.

Ông biết cách sắp xếp tài liệu rất gọn gàng, có khi chỉ 2 phút sau khi tướng Viên yêu cầu là đã tìm xong. Ông còn là người được Cao Văn Viên tin tưởng, nhờ tìm mua những cuốn kinh Phật trong giai đoạn cuối của cuộc chiến ở Việt Nam. Ông là thượng sĩ duy nhất được vào phòng Tổng tham mưu trưởng mà không cần xin phép trước. Thậm chí, có những tài liệu mật mà chỉ 5 người được phép biết, trong đó, 4 người kia đều phải hàng chóp bu. Có mỗi ông thì lúc nào cũng lờ đờ là một anh thượng sĩ. 

Nhưng làm lính tráng quèn của BTTM mà chỉn chu, nghiêm túc quá thì cũng kỳ. Như ai, Ba Minh cũng đôi lần quậy dữ. Nguyên tắc chỉ cực kỳ kỷ luật khi làm việc, còn ngoài ra, ông “hay mang cuốn nghiên cứu số đề trong người để nguỵ trang. Nguỵ thế thôi, chứ chơi đề là thật”. Ông cười sảng khoái khi ngẫm lại thời “chúa đề” của mình và lý giải.

“Tôi sống tự nhiên để có thể đóng góp những cái quý nhất cho cách mạng. Khi liên lạc bị đứt, tôi cũng sống làm việc bình thường thôi. Trong cơ quan, có người cũng chơi thân nhưng tôi không hỏi han gì để gây nghi vấn cả. Nghĩa là tôi vẫn giữ được bình phong tối đa của một người rất bình thường. Thậm chí tôi cũng gây lộn, đánh bạc... như tất cả người khác trong BTTM. Có dạo đánh bạc cũng dữ. Binh xập xám, tổ tôm... oánh tất. Một ông thiếu tá tuỳ viên, cận vệ của ông tướng phó trưởng liên quân, tương đương tổng tham mưu phó, cũng hay qua phòng tôi chơi bài”. 

Sau này, chính bí quyết nguỵ trang số đề ấy đã giúp cho H3 giữ được an toàn tuyệt đối trong giai đoạn phải truyền tin tức dồn dập ra ngoài hồi cuối năm 1974. Thậm chí, cái vỏ "đề đóm" còn khiến ông “đến khi giải phóng lại thu được tiền lời bằng 8 tháng tiền lương”.

Đi tìm người trừng mắt

Sinh năm 1933, Ba Minh nói rằng, cuộc đời ông sống vội lên trong nghèo khó. Cha là người Hưng Yên, má là người Nhị Khê, ông rất tự hào: “Tôi cùng quê với Nguyễn Trãi đó!”. Thuở dắt dìu nhau vào Nam, ba má ông sinh được 6 người con: 5 trai 1 gái. Anh cả sinh năm 1929, ông là con thứ hai, đặt tên là Nguyễn Văn Minh, thường gọi Ba Minh theo cách của người Nam bộ.

Ba Minh kể rằng, ông lớn lên ít học (chỉ hết tiểu học, sau này mới học thêm), vì gia đình quá khổ. Đã có thời tính vô căn cứ, nhưng gia cảnh ngặt nghèo, 18 tuổi đã phải thay cha nuôi em, sức khoẻ lại yếu, nên ông nghĩ có vô rừng cũng bị đuổi về trông em mà thôi.

Tuy nhiên, dòng máu cách mạng thì đã ngấm vào máu ông từ nhỏ. “Ba của tôi cũng không được học hành gì, viết chữ sai chính tả tùm lum, nhưng rất khoái nói chuyện chính trị. Ông là người Bắc, cứ uống 1-2 chén rượu vô thì ngồi nói chuyện cách mạng suốt ngày. Ông nói về Phan Chu Trinh, về Phan Bội Châu, về lòng yêu nước, tôi nghe riết rồi nhập tâm".

Bên cạnh đó, Ba Minh còn có một người chú ruột - người khiến Ba Minh nhớ ơn rất nhiều, bởi đó không chỉ là người thầy dạy nghề đầu tiên mà còn là người hướng dẫn cách mạng cho ông nữa.

Cha, chú, anh trai, rồi sau này là em trai, em gái của Ba Minh đều đồng lòng đi theo cách mạng, dẫu cho bức tường mà họ tựa vào có thể rất khác nhau.

18 tuổi, Ba Minh kiếm sống, nuôi em bằng nghề thợ giày và tham gia vào nghiệp đoàn thợ giày. 20 tuổi, chàng thanh niên ưa hoạt động phong trào này được đưa ra Đồng Tháp Mười, giữa chốn đồng không mông quạnh, để học chính trị, học về nghệ thuật chiến tranh nhân dân. Khi trở về khu phố, những chàng trai trẻ như Ba Minh cứ đều đặn sinh hoạt tổ mỗi tuần 1 lần, tổ chức đi căng biểu ngữ đấu tranh chống Diệm phá hoại Hiệp định Geneve, bày mưu giả đụng xe để cản đường, thu hút người xem và tuyên truyền cách mạng.

Thời kỳ 1954-1955, Ba Minh tham gia biểu tình công khai trên đường phố Sài Gòn. Hàng ngàn người đổ ra kín đường phố chính, mặc cho cảnh sát dùng xe jeep dàn hàng ngang càn tới, đánh lựu đạn hơi cay, cán cho đồng bào bể xương cũng mặc.

Năm 1955, Diệm bắt đầu tăng cường khủng bố. Ba Minh không bị bắt, nhưng tổ chức của Ba Minh và Trần Minh Đạm ở huyện uỷ Thủ Đức (lúc bấy giờ gọi là phân khu Thủ Đức - Dĩ An) bị vỡ. Cả 2 giao ước với nhau: Ai bắt được liên lạc với tổ chức thì kéo người khác đi theo. Thời điểm đó, Ba Minh thất nghiệp, 1 vợ 1 con nheo nhóc. Ông bèn đăng ký đi học thư ký đánh máy, rồi bán nhà, đút tiền xin làm ở Lữ đoàn Phòng vệ Phủ Tổng thống.

Thời điểm đó, Ba Minh đang hoạt động dưới sự chỉ đạo của vợ chồng ông Chín Đức (Trần Quốc Hựu – nguyên Bí thư huyện uỷ Thủ Đức – Dĩ An), đầu mối liên lạc là cô em gái tên Nguyệt.

Đến năm 1960, thành tích đáng kể đầu tiên của Ba Minh là vẽ lại sơ đồ phòng thủ thành Cộng Hoà để chuyển cho ông Chín Đức. Với vai trò thư ký đánh máy về quân số (vào sổ lính gác, tên, số quân, lý lịch cá nhân, gia đình...), hàng ngày Ba Minh có cơ hội tiếp xúc, bắt quen rồi xin xỏ, bí quá thì... ăn cắp vũ khí (đạn, lựu đạn), đem về bảo em chuyển ra cho tổ chức.

Năm 1962, lính dù tiến hành đảo chính Diệm - Nhu, cuộc đảo chính được xem là "lời cảnh cáo cuối cùng" đối với chế độ Diệm. Sang năm 1963, ngay trong ngày anh em Diệm - Nhu bị ám sát tại cuộc đảo chính 1/11/1963, sau 3 giờ nằm dưới tầm pháo kích tấn công thành Cộng Hoà, khi thoát ra ngoài được, Ba Minh đã kết luận rằng: "Hoá ra, mình không biết sợ là gì".

Sau khi đã vào được Văn phòng BTTM, Ba Minh thường theo TTMT Nguyễn Hữu Có về Cần Thơ (ở Quân đoàn 2, vùng 4 chiến thuật) công tác. Nhưng khoảng thời gian yên ả đó không lâu. Sài Gòn lại tiếp tục biến loạn. Tướng Có lên chức, thuyên chuyển đến Pleiku. Thi thoảng nhớ tổ chức quá, khi tìm về mạn Cái Răng (Cần Thơ), Ba Minh trong bộ đồ hạ sỹ nhất cứ lang thang vào xóm chỉ để tìm xem "có ai trừng mắt nhìn mình không" mà bắt liên lạc. Vậy mà vẫn không thành.

Ngồi trên “vàng” mà ấm ức

Suốt một thời gian dài, Ba Minh cứ đi tìm tổ chức, tìm đồng đội như thế.


Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1298441_BaMinh5
Thượng sỹ nhất Nguyễn Văn Minh đã mải miết đi tìm đôi mắt, cái đầu của tổ chức tình báo đủ tầm đánh giá được giá trị chiến lược của những tài liệu mà anh đang giữ, suốt mấy chục năm trời, đến cuối năm 1973 mới toại nguyện: Gặp được Hai Kim. Ảnh: Hà Trường.

Đến tận cuối năm 1965, sau cuộc chỉnh lý của nhóm tướng lĩnh trẻ lật Nguyễn Khánh, tướng Nguyễn Hữu Có quay về Sài Gòn, trở thành "nhân vật số 3" trong Chính phủ VNCH, chỉ sau Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng, kiêm Tổng tham mưu trưởng Quân đội Sài Gòn. Nguyễn Văn Minh cũng có mặt trong nhóm hầu cận của tướng Có, lọt vào Bộ Tổng tham mưu, làm thư ký văn phòng lưu trữ hồ sơ.

Ngày 14/10/1965, khi tướng Cao Văn Viên được cử chức Tổng Tham mưu trưởng thay tướng Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Văn Minh vẫn được giữ lại trong tổ thư ký, chính thức "nằm trên đống vàng" tài liệu - cách mà ông thường nói thế - suốt 10 năm liền sau đó.

Tuy công việc đã êm êm, song Ba Minh vẫn trăn trở và ấm ức mãi vì không tìm được người để móc nối và sử dụng nguồn tin. Dẫu tự nhận là “không học hành nhiều”, nhưng Ba Minh hiểu: không lấy được tin này ra là thiệt thòi cho cách mạng.

Lúc bấy giờ, quan niệm của Ba Minh về tình báo quân sự cũng chỉ đơn giản như chính cách ông được học về tình báo: ngày xưa, coi phim thấy tình báo Anh lấy được bản vẽ tí ti mà sau này nhờ nó, họ đã đánh sập tuần dương hạm lớn nhất của Đức. Rồi cả chu yện ba ông hay kể về người lính Cộng sản được bố trí đi theo Quốc dân đảng. Anh lính này được ông Mao Trạch Đông giao mỗi một việc, khi nào Tưởng Giới Thạch trở mặt thì cấp báo. Vậy là hoàn thành nhiệm vụ.

"Tôi sức yếu, chỉ nghĩ rằng mình đóng góp được gì cho cách mạng thì đóng góp. Những người trong phim hay trong truyện tôi đã xem, đã nghe, cả đời họ chỉ làm đúng một việc, nhưng miễn là thành công thì cũng đã là đóng góp rồi" - ông nghĩ vậy, và lý giải đơn giản vậy.

Và rồi cuối cùng, cả đời ông đã diễn ra đúng như cách ông đã chọn.

Gian nan tìm đồng đội

Năm 1967, việc liên lạc với huyện uỷ Thủ Đức được nối lại thông qua người em gái. Nhưng mối quan tâm của người phụ trách huyện uỷ chỉ dừng lại quanh những tin lặt vặt liên quan đến cấp huyện - điều mà "bói suốt ngày" mới thi thoảng kiếm được ở văn phòng cỡ BTTM. Nhưng chưa kịp chuyển tin gì thì Ba Minh phải vào viện vì bệnh - việc như cơm bữa hàng ngày.


Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1298447_BaMinh3
Ba Minh nói rằng: Tình yêu nước, mong muốn cống hiến cho cách mạng lớn lên, được nuôi dưỡng trong ông bắt đầu từ những câu chuyện kể về Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... Vì vậy mà suốt mấy chục năm trời nằm trong lòng địch, ông mong mỏi có 1 cơ hội để có thể cống hiến chút công "lấy sức ít mà đánh được địch nhiều". Ảnh: Hà Trường.

"Trong nhà tôi giờ vẫn còn giữ cái giấy tôi nằm viện 4 tháng. Còn ở ngoài Hà Nội vẫn còn cái giấy tôi nằm viện tới 5 tháng trời. Bệnh nặng, năm nào cũng vào viện mấy đợt, đóng góp của tôi với cách mạng cũng kém đi vì vậy", Ba Minh cười khi nhắc tới bệnh tật.

Nhưng đấy đúng là chuyện "tái ông thất mã". Vì sức khoẻ ốm mà ông vì giữ kín được mình, để đến phút cuối cùng mới tung tổng lực ra cho cách mạng nhiều hơn. "Nếu làm từ hồi đó, chắc tôi bị bể sớm rồi. Mà bể thì làm gì có cơ hội phục vụ được như sau này", ông lại cười sảng khoái.

Đến 1967, Ba Minh vào hẳn trong trại gia binh BTTM, có nhiều thời gian hơn với việc tiếp xúc tài liệu. Một năm sau, cán bộ phụ trách và huyện uỷ Thủ Đức vỡ, Ba Minh tạm thời mất liên lạc.

Không chịu ngồi yên, cùng lúc, thông qua người em gái cũng hoạt động mật, Ba Minh cứ đều đặn gửi thông tin ra ngoài cho nhiều lưới khác nhau. Chiến công đầu tiên mà Ba Minh thấy rõ ràng nhất là lần ông báo tin về một toán biệt kích mới được huấn luyện tại nước ngoài sắp được tung ra phá hoại hậu phương miền Bắc.

Về sau, bà chị dâu Sáu Chi (người luôn chủ động móc nối liên lạc cho chú em Ba Minh) thông báo lại: "Ngoài đó người ta biểu dương chị em mình quá trời luôn". Vì tin báo kịp thời này đã giúp miền Bắc đón lõng, bắt gọn toàn bộ nhóm biệt kích kia.

Tuy nhiên, đã làm tình báo thì lúc nào cũng phải chuẩn bị sẵn tinh thần chịu nguy nan. Một lần, trên đường chuyển tài liệu ra cứ, người giao liên của Ba Minh bị địch phục bắn chết, tài liệu bay tung toé ra đường.

Nhưng may mắn thay, dù tài liệu mà địch thu được còn nguyên chữ viết của ông, song do thông tin mà cấp huyện yêu cầu chỉ là tin tức phòng vệ thông thường, lấy đâu cũng được nên không bị mật vụ truy xét kỹ về nguồn.

Bình luận về sự việc này, Đại tá T.T nói: “Đó là một mất mát về con người, nhưng cũng là một điều may cho Ba Minh. Nếu tin tức đó quan trọng, địch tập trung truy xét là "lòi" ra ngay. Thông tin, tài liệu chính là điệp viên. Nếu mất Ba Minh lúc đó, về sau, cách mạng sẽ mất đi một nguồn tin có tính chiến lược đặc biệt quan trọng”. Sự việc đó xảy ra vào năm 1972.

Vốn là người thận trọng và kỹ tính, sau sự cố ấy, Ba Minh ráo riết tìm người liên lạc cấp cao hơn, bởi ông biết mình đang nằm ở chỗ nào. “Hồi đảo chính Diệm, tôi nằm 3 giờ dưới đạn pháo, khi chui lên mới biết là mình đâu có sợ gì. Tôi chỉ sợ là tài liệu quan trọng không được dùng đúng chỗ thôi”.    

Và cuối cùng, đến cuối năm 1973, cái tên Hai Kim xuất hiện trong cuộc đời Ba Minh, đưa Ba Minh vào đúng vị trí lịch sử mà ông theo đuổi từ những ngày còn "học" làm tình báo: Chỉ cần có cơ hội, chỉ cần cung cấp được một thông tin có giá trị đã là mãn nguyện rồi.

Nhưng Ba Minh không chỉ cung cấp một thông tin. Ông đã báo về một "núi" thông tin, toàn loại tuyệt mật, chỉ trong vòng chưa đầy năm rưỡi.

Bắt đầu từ giờ phút gặp Hai Kim, các bí số H3, H4, T2... cũng lần lượt ra đời. Nhà tình báo không chịu ngồi yên ấy đã tìm được đôi mắt đủ sức đánh giá những tài liệu ông đang giữ sau gần 10 năm trời lặn lội.   


  • Thế Vinh – Việt Hà - Hà Trường


      
Zone
Zone Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 832

Danh vọng : 1544

Uy tín : 0

Kỳ 4: Cuộc thử lửa cho tấm lưới vàng
 
(VietNamNet) - Tháng 4/2007. Người mang bí số H3 bí ẩn nay đôi mắt đã mờ đục. Một mắt loà, một mắt chỉ còn 30% thị lực. Ông nói, đó là kết quả những ngày đêm ông ngồi viết tài liệu đêm ngày để chuyển kịp về cho cách mạng.

"Tôi từng làm việc với rất nhiều lưới khác nhau. Nhưng quãng thời gian tôi làm việc cật lực nhất là với chị Hai Kim, từ đầu năm 1974 cho đến ngày giải phóng", đôi mắt Ba Minh dần tìm về thời kỳ hoàng kim với những người đồng đội...

Niềm tin cách mạng giữa giai đoạn thăng trầm

...Năm 1969, Trưởng trạm B.52, đồng chí Ba Phấn (tên thật là Nguyễn Văn Phấn) dẫn đoàn cán bộ xuống khu 9 (Đồng bằng sông Cửu Long), vượt qua 1 chặng đường dài gian khổ để đứng chân ở vùng giải phóng, xây dựng cụm tình báo ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng này.

Thử thách rơi vào trạm B.52 đúng vào thời kỳ khốc liệt nhất: Mỹ - VNCH đang tiến hành bình định cấp tốc vùng căn cứ, địch tăng cường càn quét kết hợp đánh B.52. Vùng giải phóng thu hẹp, không còn dân. Việc đi lại giữa căn cứ với vùng tạm chiếm rất khó khăn vì phải qua vùng trắng.


Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1299212_BaMinh2
Đại tá Nguyễn Văn Minh (Ba Minh), điệp viên mang bí số H3, người mà Frank Snepp, cựu chuyên gia phân tích chiến lược của CIA, từ năm 1977 đã tò mò đặt dấu hỏi về "con người vô danh" mà ông gọi là “điệp viên trong hàng ngũ thân cận của Tổng thống Thiệu”, trong cuốn Decent Interval (Cuộc tháo chạy tán loạn). Ảnh: Hà Trường.

Sau 2 năm đứng chân, trạm trưởng Ba Phấn về báo cáo lại với Trưởng phòng J22: "Tình hình chính trị quân sự khu 9 đang hé mở có triển vọng, nhưng khả năng tình báo còn mờ mịt. Tuy ác liệt nhưng tôi không sợ, không đáng kể đâu. Bất quá chết thì thôi. Nhưng đáng buồn là mình cứ chạy càn, đến gặp quân khu 9 làm phiền cấp trên đang trăm công ngàn việc mà không phục vụ gì được". Thiếu tướng Sáu Trí nhớ lại những day dứt của người trạm trưởng dưới quyền, nhưng cũng là đồng đội một thời vào sinh ra tử.

Sự day dứt của người lính tình báo khi đã bằng mọi cách vẫn không thể hoàn thành nhiệm vụ chính là điều mà người trong nghề dễ gặp và dễ chia sẻ với nhau nhất. Tình báo là bám vào dân, nguồn tin là ở dân, tài liệu cũng từ dân, điệp viên cũng từ dân mà ra. Nay, cơ sở quần chúng thì ở vùng tạm chiếm, còn trạm thì đóng ở chiến khu. Trong khi đó, đoàn của đồng chí Ba Phấn lúc bấy giờ chưa có được cơ sở hợp pháp. Vậy thì chỉ còn là 1 đơn vị vũ trang đúng nghĩa!!!

Trong khó khăn, mới thấy niềm tin cách mạng và nghĩa tình đồng đội. Vào thời gian đầu, cùng với việc xây dựng mạng lưới, trạm B.52 tạm thời dùng thông tin từ phòng tình báo J22 chuyển xuống để báo cáo với Tư lệnh khu 9, người mà về sau cái tên đã trở thành quen thuộc với nhân dân Việt Nam: Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bí danh Sáu Nam. Đồng thời, J22 tăng cường cho B.52 một cán bộ nữ hợp pháp, có tên Hai Kim.

Khi trạm B.52 đang thiếu cơ sở nằm sâu trong lòng địch, thì cơ hội đến. Bà Sáu Chi, một người trong mạng lưới lên Sài Gòn bắt liên lạc với 1 người cháu là đại uý không quân nhưng người này đã thiệt mạng. Bà Sáu Chi buồn lắm, nhất định không chịu về tay không. Nhân lúc qua thăm gia đình em chồng, biết được vị trí và nguyện vọng của Ba Minh, bà Sáu Chi giới thiệu ngay chú em mình với Cụm trưởng Ba Phấn.

Với bản năng của một người chỉ huy tình báo lâu năm đã kinh qua chiến trường, Cụm trưởng Ba Phấn (lúc đó đã là Cụm A33, đóng tại Cần Thơ) biết ngay rằng đây đã là 1 nguồn tài liệu quan trọng. Hai Kim được cắt cử lên đường vào Sài Gòn tiếp cận với Ba Minh. Lúc đó khoảng mùa mưa, chừng tháng 8-9/1973.

Thử thách đầu tiên

"Bả đến nhà đứa em gái tôi hôm 28 Tết âm lịch. Hôm đó đang có giỗ bên nhà chồng nó", Ba Minh và cô Nguyệt (em gái) nhớ lại. Khi tới, cô Hai Kim cầm theo 1 tấm ảnh của cháu Hoàng (con đầu lòng của Ba Minh) để làm tin.

"Khi chị Sáu Chi trở về, chị có dẫn thằng con lớn của Ba Minh là thằng Hoàng ra chiến khu, gửi cho A33 để được bảo đảm an toàn. Vì khi đó nó đang học lớp 12, có thể bị bắt lính. Lúc đến, trong vai là người đi mua vải, tôi đưa thẻ của thằng Hoàng ra. Cô Nguyệt tin ngay. Song cô chưa bắt chuyện ngay mà lấy nước, lấy báo cho tôi coi, với lý do nhà đông khách. Tôi biết lúc đó gia đình cổ vẫn quan sát tôi, tôi ngồi chờ cho đến phút cuối rồi hẹn mấy ngày sau sẽ gặp lại. Ngay hôm sau, cô Nguyệt báo lại với anh trai. Lúc đầu ảnh cho rằng, hoặc là thằng Hoàng đã bị bắt, hoặc hoặc vì lý do nào đó, nó đánh rơi thẻ mà thôi", cô Hai Kim nhớ lại.


Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1299210_chiemBTTM2
Quân giải phóng chiếm Bộ Tổng tham mưu Quân đội Sài Gòn. Nơi đây, H3 đã "ẩn" mình suốt 10 năm trời chờ đợi để góp sức mình cho cách mạng. Ảnh: Chụp lại tư liệu tại Dinh Thống Nhất.

Sự thận trọng đó vốn là bản tính của Ba Minh, cộng thêm được rèn giũa kỹ càng vì đang sống giữa trung tâm Bộ Chỉ huy Sài Gòn. Vì thế, mặc dù nghe Hai Kim kể rất rành rọt về chị dâu Sáu Chi, nhưng Ba Minh vẫn chỉ mới tạm nhận lời và tìm cách... thử thách “thủ trưởng”.

“Lần gặp đầu tiên, Ba Minh cứ ngồi nói, nói... liên tục, từ kiến thức quân sự, kiến thức về tổ chức bộ máy quân đội Sài Gòn, cho tới những con số chi tiết trong các bản báo cáo mà Ba Minh còn nhớ vanh vách. Sau đó, anh hỏi lại một câu thế này: “Không biết nãy giờ tôi nói, chị có lãnh hội được không?” Tôi biết ảnh nói câu đó là để thử thôi. Tôi liền bảo là để tôi báo cáo lại những gì anh nói nãy giờ. Thế rồi tôi tóm lại những ý chính, đồng thời nêu luôn tất cả các con số mà anh nêu, dù tôi đâu có ghi chép" - bà Hai Kim cười vui, kể lại.

Đến khi đó, Ba Minh mới yên tâm vào người cộng sản có đôi mắt mà mình đang cần. Khi đã đặt trọn vẹn niềm tin rồi thì mức độ "nhồi" tài liệu của Ba Minh tới giao thông viên đặc biệt Hai Kim thật... kinh hoàng. Từ lịch hẹn gặp 2 tháng/lần, Ba Minh chủ động rút xuống còn 1 tháng..., rồi cuối cùng là 5 ngày/lần gặp, mỗi lần là hàng chục trang tài liệu gốc. Đó là khoảng thời gian làm việc khủng khiếp nhất trong cuộc đời làm tình báo của Ba Minh.

Bắt đầu nhập lưới

Đại tá Ba Minh dù đến nay đã qua tuổi 70, trí nhớ kém nhiều, nhưng vẫn còn nhớ ngày đầu tiên đó: "Lúc đầu tôi cũng đâu có chép nguyên gốc nguyên bản cho bà Hai Kim. Tôi chỉ nói thôi, tôi cũng có viết nhưng mang tính tóm lược chứ không viết rõ ràng hết.

Văn hoá tôi kém nhưng lúc đầu tôi đọc báo thiếu nhi có sách hồng của ông Tố Hữu, mặt sau có mục ai? ở đâu? tại sao? thế nào? lúc nào? (5 yếu tố W khởi nguồn của truyền đạt tin tức - NV). Vì thế, một nguồn tin tôi đưa cũng có tổ chức, đơn vị nào, làm gì, ngày giờ, thực hiện ở đâu, tại sao lại cần thiết như vậy. Phải mất một vài tháng tôi mới bắt đầu chép thử chuyển cho bà Hai Kim".

Rồi từ tháng 2/1974, bí số H3 ra đời. Đó là Thượng sĩ nhất Nguyễn Văn Minh, thư ký đánh máy tại văn phòng Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng VNCH. Hai Kim mang bí số T2. Người em gái Ba Minh là Nguyễn Thị Nguyệt mang bí số H4. Một người em trai nữa của Ba Minh tên Nguyễn Văn Chí (sinh năm 1941) cũng tham gia nhưng không đặt bí số. Lưới điệp báo xoay quanh H3, theo tài liệu lưu trữ, được đặt là A3. 

Người chỉ huy T2 nhớ lại, để chuyển tin cho một mình H3, có tới gần chục người sẵn sàng làm nhiệm vụ. Trước khi bắt đầu, họ có một lời tự thề với mình rằng: sẽ sẵn sàng im lặng tuyệt đối nếu lỡ bị bắt, bị tra tấn hay thậm chí bị giết, chỉ bởi vì một điều đơn giản, họ có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho H3. 

Và cả một lưới gồm rất nhiều người đang nằm ở chiến tuyến khác nhau, thậm chí chưa hề biết đến nhau, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyệt mật, đến giờ phút quân giải phóng cắm cờ lên Dinh Độc Lập và Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.  


  • Hà Trường - Thế Vinh - Việt Hà


      
Zone
Zone Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 832

Danh vọng : 1544

Uy tín : 0

Kỳ 5: Những tin vàng cho cách mạng
 
(VietNamNet) - Luôn tự nhận mình là người “ít học”, nhưng Ba Minh lại là người được Cao Văn Viên tin tưởng nhất trong việc sắp xếp hồ sơ, tài liệu. Nhờ ở vị trí đó mà ông đã đưa được rất nhiều tin tức cho cách mạng. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, ông đã chuyển ra ngoài 90 bản tài liệu, mỗi bản dày hàng chục trang.

Những bản tin tuyệt mật

Như đã viết ở trên, chiến công đầu tiên mà H3 cảm nhận thấy rõ nhất hiệu quả những thông tin ông gửi về là việc miền Bắc tổ chức bắt gọn một toán biệt kích được Mỹ đào tạo tại nước ngoài rồi tung ra phá hoại hậu phương lớn của ta.

Đấy mới chỉ là bắt đầu của 1 quá trình, dù thời gian không dài, nhưng cực kỳ hiệu quả trong việc hoạt động của lưới A3 xoay quanh điệp viên nằm ngay “ruột” của Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.


Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1299238_BaMinh4
Nếu ví căn phòng chỉ huy ở Hà Nội hằng đêm sáng rực ánh đèn thông tin tình báo quân sự và mỗi lưới điệp báo thắp lên 1 ngọn đèn, thì H3 cũng là 1 ngọn đèn sáng trong số đó. Bởi “sức ít” của Ba Minh cuối cùng cũng giúp cho quân ta “đánh được thật nhiều”. Ảnh: Hà Trường.

Không chỉ vậy, từ H3, Hà Nội nắm rõ đường lối hoạt động của Hải quân chế độ Sài Gòn theo kế hoạch 1974–1975. Chưa hết, Hà Nội biết  rõ kết quả quân đội Sài Gòn tiến hành “triệt hạ các vùng lõm của Cộng sản” ra sao, khi bản báo cáo này đến BTTM. Hoặc chi tiết hơn, Hà Nội còn biết ngọn ngành cả kế hoạch tái chiếm R.B, trước khi kế hoạch này được triển khai.

Thậm chí, thư của văn phòng tuỳ viên quân sự Mỹ (DAO) gửi BTTM quân đội Sài Gòn về kế hoạch sử dụng viện trợ quân sự của Mỹ, hay việc người Mỹ trả lời về việc Mỹ không thể đáp ứng đề nghị của VNCH trong việc cho các oanh tạc cơ tham gia can thiệp khi ta giải phóng hoàn toàn Phước Long (tháng 12/1974).

“Biết địch, biết ta trăm trận trăm thắng”, tất nhiên H3 không phải là nguồn thông tin duy nhất để Hà Nội đưa ra những quyết định cuối cùng về việc tổng tấn công giải phóng hoàn toàn miền Nam. Nhưng, H3 là một nguồn tin nằm ngay trong “bộ não” chỉ huy chiến tranh của chính quyền Sài Gòn.

Với tốc độ chuyển tin không có ngày nghỉ, Ba Minh luôn làm việc mỗi ngày như là ngày cuối cùngkhông e ngại, sợ hãi, chỉ với 1 ý nghĩ  “góp sức để mà ít có thể đánh được nhiều”.

Tới năm 1975, khi toàn chiến trường sục sôi khí thế “giải phóng hoàn toàn miền Nam”, với những cú đấm mạnh đúng “tử huyệt” bố phòng quân lực của VNCH, ít ai có thời gian đặt câu hỏi: Vì sao chúng ta đánh đúng, đánh trúng, đánh thắng như chẻ tre vậy?

Câu hỏi này, chỉ có Bộ Chính trị rõ hơn ai hết. Nếu ví căn phòng chỉ huy ở Hà Nội hằng đêm sáng rực ánh đèn thông tin  tình báo quân sự, và mỗi lưới điệp báo thắp lên 1 ngọn đèn, thì H3 cũng là 1 ngọn đèn sáng trong số đó. Bởi “sức ít” của Ba Minh cuối cùng cũng giúp cho quân ta “đánh được thật nhiều”.

Cú điểm “tử huyệt” Tây Nguyên

Chiến dịch Tây Nguyên (4/3-24/3/1975) mở màn cho cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1976. Tuy nhiên, với cục diện diễn biến nhanh trên chiến trường: lực lượng VNCH vỡ hàng loạt theo hiệu ứng Domino, lực lượng cách mạng liên tiếp giành các chiến thắng áp đảo, thời gian giải phóng Sài Gòn được rút xuống: trước mùa khô năm 1975.


Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1299226_BanMeThuot
Buôn Ma Thuột, ngày 11/3/1975. Trận đánh mở màn cho cú điểm "tử huyệt" Tây Nguyên, là kết quả tính toán thận trọng và táo báo của những nhà lãnh đạo Việt Nam. Ảnh:  Sách "Việt Nam 30 năm chiến tranh giải phóng" - Nhà xuất bản thông tin 2004.

Đánh Tây Nguyên, cú "đòn hiểm" đầu tiên của cuộc tổng tiến công, là kết quả tính toán thận trọng và táo bạo của những nhà lãnh đạo Việt Nam. Một trong những nguồn tài liệu quan trọng để Bộ Chính trị đưa ra quyết định giải phóng vùng đất cao nguyên này chính là những tin tức tình báo mà H3 lấy được.

Nguyên phó phòng tình báo J22 (phụ trách tham mưu), Đại tá T.T nhớ lại: "Từ năm 1974, mình đã nhận được sách lược quốc gia năm 1975 của nó. Huấn thị của VNCH về việc thiết lập kế hoạch 1974-1975, ngay từ tháng 6/1974 mình đã nhận được rồi. Như vậy, công lao của anh Ba Minh là rất lớn, tin tức thu về được nhiều chứ không phải chỉ mỗi thông tin về việc Mỹ không quay trở lại Việt Nam. Tất cả những tin mà H3 gửi về đều giúp ta phán đoán được tình hình và là 1 trong những nguồn tin quan trọng phục vụ cấp trên quyết định mở chiến dịch cuối cùng năm 1975".

Chẳng hạn, tất cả những nội dung chi tiết trong bản kế hoạch Lý Thường Kiệt dày hàng trăm trang đã có mặt trên bàn Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam từ khá sớm. Căn cứ trên tài liệu này cùng với thông tin từ rất nhiều nguồn khác, các quân đoàn của ta đã phối hợp, triển khai hướng tiến công theo đúng ý đồ chiến lược của những nhà chỉ huy quân sự.

Tháng 7/1974, phòng tình báo J22 đã thu được bản tường trình của Bộ Tổng tham mưu VNCH về kế hoạch dự kiến năm 1975. Trong những tài liệu này có những thông tin đặc biệt quan trọng nói về mức độ tiếp viện của quân Mỹ trên chiến trường miền Nam, giúp cho các nhà lãnh đạo của ta quyết định được cách đánh.

Theo bản tường trình này, việc quân đội VNCH triển khai các hoạt động giữ đất, chiếm đất và việc phân phối ngân sách cho các loại quân binh chủng đều phải tương ứng với tỉ lệ viện trợ của Mỹ. Cụ thể, nếu Mỹ viện trợ 1,4 tỷ đôla, quân đội VNCH sẽ kiểm soát được toàn miền Nam, 1,1 tỷ đô la sẽ mất một nửa quân khu 1 về phía Bắc, nếu chỉ 900 triệu đô la sẽ mất quân khu 1 và vài tỉnh quân khu 2, còn 750 triệu đô la sẽ mất quân khu 1 và quân khu 2, nếu chỉ còn 600 triệu đô la thì chỉ kiểm soát một nửa quân khu 3 từ Biên Hòa tới quân khu 4...

Thật là một kiểu tính toán về một cuộc chiến tranh sặc mùi đô la của các ông chủ Mỹ.

Nắm được tài liệu này, ta có thêm điều kiện để hiểu được được khó khăn của chính quyền Sài Gòn và ý đồ co cụm từng bước. Rõ ràng là chính quyền Sài Gòn đang thay đổi chiến thuật tác chiến "theo kiểu Việt Nam", "lối đánh con nhà nghèo" trước tình trạng khó khăn về viện trợ và quân số.

Sự rệu rã của quân đội VNCH càng cho thấy tương lai sụp đổ tất yếu của một chính quyền hoàn toàn lệ thuộc vào tiền và vũ khí viện trợ của Mỹ.

Ngoài ra, với mức độ “nhồi” tin 5 ngày/chuyến, đến cuối năm 1974, những tài liệu do H3 chuyển về còn giúp ta nắm rõ được tình hình Bộ Tổng tham mưu, kế hoạch bộ binh hoá sư dù, chỉ thị của Bộ Tư lệnh không quân, phúc trình của hải quân về đường lối hoạt động năm 1975; biết được mức độ yểm trợ của Mỹ khi đánh nhau thì như thế nào; lực lượng VNCH có những sư nào lớn, những trận nào mà họ có thể bỏ; mức độ giảm quân đội khi viện trợ giảm; việc thiết kế đồn bốt bây giờ không còn kiên cố sắt thép như ngày xưa nữa, khi mà Mỹ đã cắt bỏ viện trợ... 

Không chỉ vậy, từ H3, Hà Nội nắm rõ đường lối hoạt động của Hải quân Sài Gòn theo kế hoạch 1974–1975. Chưa hết, Hà Nội biết rõ kết quả quân đội Sài Gòn tiến hành “triệt hạ các vùng lõm của Cộng sản” ra sao, khi bản báo cáo này đến BTTM. Hoặc chi tiết hơn, Hà Nội còn biết ngọn ngành cả kế hoạch tái chiếm R.B, trước khi kế hoạch này được triển khai.

Thêm vào đó, những tài liệu riêng ở quân khu 4 về tình hình 6 tháng đầu năm, kế hoạch 6 tháng cuối năm, quân số, đánh giá của Hội đồng An ninh quốc gia như thế nào, lượng giá của họ về tinh thần quân cộng sản ra sao... cũng bị ta nắm rõ.

H3 khẳng định với tổ chức: Năm 1974, với mức độ viện trợ bị rút xuống, VNCH không bắt đủ lính quân dịch cần thiết. Phân tích về mặt chiến lược: Điều đó đồng nghĩa với việc chính quyền Sài Gòn đang phải co cụm lực lượng nếu không muốn dàn trải, nghĩa là phải chấp nhận bỏ đất.

Đến đầu năm 1975, dựa trên những thông tin và tài liệu mà tình báo của ta nắm được, phòng tình báo J22 khẳng định: Mỹ không thể can thiệp để cứu nguy cho quân đội Sài Gòn trong bất cứ tình huống nguy ngập nào. Trên chiến trường, thế bố phòng lực lượng yếu nhất và khó bảo vệ nhất là chiến trường Tây Nguyên (quân khu 2). Tại quân khu 2, chiến trường hiểm yếu nhất là Ban Mê Thuột.

"Nếu Cộng sản đánh Ban Mê Thuột thì toàn bộ hệ thống phòng thủ ở Tây Nguyên sẽ đổ vỡ, hậu quả sẽ tai hại khôn lường được cho VNCH", nội dung tài liệu này được Thiếu tướng, anh hùng tình báo huyền thoại Phạm Xuân Ẩn (Hai Trung) cung cấp nguyên bản, khẳng định "tử huyệt" là chiến trường Tây Nguyên. Và kết quả thì như các sách lịch sử đã ghi lại đầy đủ.

Trong những tháng cuối cùng của cuộc tổng tấn công, tin tức từ lưới điệp báo A3 chuyển về dày đặc. Từ trung tâm chỉ huy của quân đội Sài Gòn, những tập tài liệu về quy chế thiết lập đồn bốt; duy trì các giang đoàn để cản hướng tấn công đường thuỷ; quân số của quân đội Sài Gòn hay phương án sử dụng lực lượng hải quân sẽ như thế nào… đều nhanh chóng bay ra Hà Nội.

Trong những ngày căng thẳng nhất, thư của văn phòng tuỳ viên quân sự Mỹ (DAO) gửi BTTM chế độ cũ về kế hoạch sử dụng viện trợ quân sự của Mỹ, hay việc người Mỹ trả lời về việc Mỹ không thể đáp ứng đề nghị của VNCH trong việc cho các oanh tạc cơ tham gia can thiệp khi ta giải phóng hoàn toàn Phước Long (tháng 12/1974), những tài liệu mật liên quan đến việc hướng dẫn phân ô của Bộ Tư lệnh cảnh sát quốc gia (chia ô để kiểm soát, theo kế hoạch “lấn đất giành dân” - NV); việc BTTM quân đội Sài Gòn đánh giá về lực lư ợng và lãnh thổ cho tới báo cáo của an ninh quân đội về tình hình đảng phái, tôn giáo ở miền Nam, hay quan hệ VNCH – Campuchia… đều đã có mặt tại Hà Nội.

Một chi tiết nữa của lịch sử: Chính quyền Sài Gòn trong những ngày cuối cùng, đã bắt đầu dự trù phương án bỏ Sài Gòn, rút về miền Tây “tử thủ”, đánh lâu dài.

Nhưng họ không biết rằng: kế hoạch nâng cao quân số cho các sư đoàn bộ binh ở vùng 4 chiến thuật, hay việc tăng cường lực lượng cho lực lượng đặc biệt, hoặc việc tăng cường biệt động quân, thuỷ quân lục chiến cho các quân khu, kế hoạch yểm trợ không quân… đều đã bị Hà Nội nắm rõ.

Với những chiến lược chiến tranh, không thể thay đổi trong ngày một ngày hai. Cho nên thật khó để việc quân giải phóng tiến vào Sài Gòn không thành công, khi tất cả những suy tính của Bộ Tổng tư lệnh quân đội Sài Gòn, kể cả người có quyền chỉ huy cao nhất, đã bị Hà Nội “đọc” quá rõ như trong lòng bàn tay mình có bao nhiêu đường kẻ.

Vấn đề còn lại, chỉ phụ thuộc vào những đoàn quân với khí thể hừng hực hành quân như vũ bão trên mọi nẻo đường tiến về Sài Gòn mất bao nhiêu thời gian.

Đến giữa tháng 4/1975, khi quân giải phóng áp sát Xuân Lộc, cửa ngõ phía Bắc Sài Gòn, H3 đã hoàn thành xong sứ mệnh mà ông theo đuổi: Góp chút sức mình cho cách mạng, thống nhất đất nước.

Ông lặng lẽ ẩn mình, lưới điệp báo A3 ngưng liên lạc. Việc duy nhất cuối cùng còn phải làm chỉ là bảo vệ trọn vẹn hồ sơ tài liệu, chờ đợi ngày toàn thắng.

Huân chương chiến công sau 10 tháng hết mình

Khối lượng tài liệu H3 chuyển về trong gần 2 năm rất lớn. Đặc biệt, tin tức, tài liệu phần lớn ở dạng nguyên bản chính xác của cơ quan cấp rất cao của cả Mỹ và VNCH.

Đại tá T.T thống kê, bắt đầu từ tháng 2/1974 tới cuối năm 1974 (trừ các tháng 7, 8, 9), H3 chuyển được 90 bản tài liệu. "Mỗi bản tài liệu thì số lượng khổng lồ, đánh máy rất nhiều, những năm đó, tin tức, tài liệu của H3 chuyển ra ào ạt, xử lý nhiều khi không kịp".

Vì thế, chỉ chưa đầy 10 tháng chuyển tài liệu trong năm 1974, H3 được xét tặng Huân chương chiến công Hạng 3 vì những thành tích của mình, mặc dù ông chỉ được nhận huân chương bằng thông báo... miệng qua người trực tiếp chỉ huy là bà Hai Kim.

Đến giờ, Ba Minh vẫn cười khi nhớ lại quãng thời gian ông cung cấp thông tin tình báo về: "Đó là quãng thời gian tôi làm việc đến... chết bỏ. Cố gắng lấy được càng nhiều càng tốt. Vì tôi biết tôi đang nằm trên 1 mỏ vàng. Kể cả thư Mỹ gửi cho tướng lĩnh cao cấp của BTTM chế độ cũ, tôi chép nguyên xi cả bản tiếng Anh rồi gửi ra ngoài đó".

Ít ai hay, để chuẩn bị tinh thần cho những ngày nhọc nhằn nhất của mình, ngay từ khi chưa bắt được vào lưới bà Hai Kim, ông Ba Minh đã dành riêng 1 năm học tiếng Anh trước đó.  

Làm việc quần quật, “tống hết cả sức đi” như cách Ba Minh nói, chỉ sau ngày Sài Gòn giải phóng ít lâu, ông phải nhập viện vì... kiệt sức.

Thiếu tướng Sáu Trí, Trưởng phòng tình báo J22, ghi lại những dòng tưởng thưởng về người đồng đội ẩn danh H.3: "Anh đã lấy tin, tài liệu về các phòng hành quân (BTTM); tin tức, tài liệu giá trị lâu dài như kế hoạch Lý Thường Kiệt; về lực lượng đặc biệt. Âm mưu và thủ đoạn bình định của địch. Tình hình quân số, bố trí quân (chủ lực và địa phương). Có những tin định kỳ quan trọng như biệt kích đổ bộ; tàu lặn, tinh thần quân đội Sài Gòn ở Quân khu 1 sau chiến dịch Quảng Trị của ta...

Chất lượng công tác của H3 đáp ứng đúng yêu cầu của lãnh đạo trong giai đoạn then chốt của cuộc chiến tranh: Ta cần hiểu sâu về địch để giành toàn thắng”.


  • Hà Trường - Việt Hà - Thế Vinh


      
Zone
Zone Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 832

Danh vọng : 1544

Uy tín : 0

Kỳ 6: Anh lính Việt sống bằng giờ của... Mỹ
 
(VietNamNet) - Lịch sử có thể sẽ phải nhắc tới 1 người lần đầu tiên tạo ra lịch mới: Một tuần chỉ có 4 ngày. Rồi một ngày lại bị đảo ngược thời gian, đêm là lúc để sống, ngày là lúc để quên. Đó là quãng thời gian H3 làm việc quên mình để chuyển tin về tổ chức...

Tính theo vòng xoay của trái đất, một tuần có 7 ngày. Nhưng một ngày lại có hai miền sáng tối ở hai nửa bán cầu. Mỹ - Việt cách nhau đúng 12 tiếng. Nếu sống theo giờ Mỹ ban ngày thì có nghĩa là phải thức trắng đêm ở Việt Nam.

Lịch sử có thể sẽ phải nhắc tới 1 người lần đầu tiên tạo ra lịch mới: Một tuần chỉ có 4 ngày. Rồi một ngày lại bị đảo ngược thời gian, đêm là lúc để sống, ngày là lúc để quên.

Người định nghĩa: “Một tuần chỉ có 4 đêm”

Trong BTTM Sài Gòn có “rất nhiều con em tướng tá được nhét vô đây để tránh cầm súng ra trận, tụi tôi gọi là "lính kiểng"”. Thế nên, riêng khoản chơi bời thì đêm không bao giờ là đủ. Nhưng làm lính gác thì phải trực, mà trực thì nghỉ chơi. Thấy Ba Minh chẳng ham gì danh vọng, chỉ lầm lũi đi làm kiếm tiền nuôi con, những “chiến hữu” của ông thường xuyên nhờ trực giúp. Và Ba Minh chưa từ chối một lần.


Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1303820_BaMinh13
H.3 đã sống đúng kiểu giờ Mỹ: Đêm là lúc để sống, ngày là lúc để quên, trong suốt gần 2 năm cuối của cuộc chiến, ngay tại Việt Nam. Ảnh: Hà Trường.

"Tụi tôi có 4 thằng, chia nhau trực 4 đêm. Nhưng tôi thường làm hộ một nửa. Cứ 4 đêm thì tôi làm việc mất 3 đêm rưỡi. 2 đêm chép tại nơi làm việc, 1 đêm chép tại nhà. Đêm thứ 4 tôi chỉ chép đến 9-10 giờ là ngủ, bù lại 3 đêm kia. Khi tôi chép ở nhà, vợ tôi canh chừng. Có thời kỳ tôi làm đêm nhiều, ban ngày tôi chỉ lờ đờ thôi nên nhiều cái nhanh quên lắm", Ba Minh nhớ lại giai đoạn làm việc quên mình khi đã tìm về đúng tổ chức, dù chưa bao giờ ông là người khoẻ mạnh.
Với một tập giấy pơ-luya dày bằng bao thuốc lá, ông có thể chép 30 trang trang tài liệu. Cách chép rất giản đơn: "Tôi chép bằng chữ ’’con lăng quăng’’ bé xíu và viết tắt. Cái nào tôi quan tâm mà bà Hai Kim cần, tôi để riêng nó ra trước khi lưu hồ sơ để tối chép. Có những tập kế hoạch quân sự hàng năm phải thay đổi, cũng có khi phải chép nguyên quyển sách dày 300-400 trang, mà tôi bảo đảm không chép sai con số nào".

Ông đã sống đúng kiểu giờ Mỹ liên tục trong suốt hai năm cuối cùng của cuộc chiến, ngay tại Việt Nam.

Kẻ nghiện số đề có đôi tai tình báo

Dưới vỏ bọc của 1 kẻ nghiện số đề nặng, Ba Minh luôn kè kè cuốn sổ tính toán bên người. “Cả ngày lẫn đêm, ai bất chợt vô cũng thấy tôi đang nghiên cứu số đề".

Để không bị ai để ý, khi ở văn phòng, "tôi thường để đèn cả ngày lẫn đêm. Có thời gian nó bắt tiết kiệm điện, đến giờ là tắt hết, nhưng riêng phòng tôi thì luôn để nguyên điện cho nó không để ý", Ba Minh kể. Vì thế, chẳng ai lấy làm lạ khi thấy phòng của kẻ yêu đề đóm quanh năm sáng đèn.


Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1303822_BaMinh7
Đôi tai này luôn lắng nghe mọi âm thanh dù nhỏ nhất để đề phòng bất trắc, ghi nhận mọi thông tin có thể "lấy sức ít mà đánh được nhiều" để chuyển ra tổ chức... Ảnh: Thế Vinh.
[size]
Tuy vậy, công việc không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. "Tôi làm việc ban đêm, phòng có cửa sổ dài hai thước, đi từ ngoài cổng 1 vô cách cây số đã nhìn thấy ánh đèn, mà cửa sổ ngày đêm không đóng, mưa không tạt, gió không lùa. Cứ đến đêm trực, tôi lại để cái giường xếp đằng sau bàn làm việc, 9 giờ - 9 rưỡi đã mắc mùng rồi. Tối thiểu từ 10 giờ trở đi tôi mới giở hồ sơ ra chép".
[/size]
Ba Minh cứ chép liền tù tì như vậy đến 4-5 giờ sáng. Khi ngồi chép, ông chốt cửa phòng, cẩn thận móc thêm khoá. Tay viết, mắt nhìn tài liệu nhưng tai vẫn phải lắng nghe để phân biệt tiếng giày, tiếng dép đi. Giày của người chuyển công văn khác, giày của an ninh khác, giày của quân cảnh khác, thậm chí tiếng giày của đồng nghiệp trực chung đêm như lái xe, thượng sĩ quan, sĩ quan cùng trực đều phải lắng nghe rõ.

"Cứ nghe tiếng động là phải xếp hồ sơ đang chép vào trong bìa, sau đó mới nhè nhẹ đi dép cao su ra mở hết các chốt cửa rồi vô giường nằm giở cuốn số đề ra.

Tổng cộng trong vòng 1 năm cũng bị 7,8 lần như vậy. 3,4 lần bị tuỳ phái vô, có lần thì an ninh, quân cảnh đẩy cửa xông vào, thấy mình đang nghiên cứu số đề nên thôi. Khi nó đi rồi, tôi lại ra chốt cửa vào và chép tiếp", ông nhớ lại.

Những bức tin mật

Tài liệu mà Ba Minh gửi về thường rất sớm. Ngay từ tháng 2/1974, kế hoạch quân sự năm 1975 đã nằm trên bàn Bộ chỉ huy ở Hà Nội.


Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1303824_BaMinh21
Đôi bàn tay của người đàn ông này đã là một bí mật mà CIA đã muốn tìm hiểu nhiều năm sau cuộc chiến tranh Việt Nam: Ông đã chép và chuyển được những tin tức chiến lược gì ra Hà Nội? Ảnh: Hà Trường.
[size]
T2 nhớ lại: "Lúc đó mình đặt ra nhiều vấn đề lắm: Một là, sau khi Việt Nam hoá chiến tranh, Mỹ có quay trở lại không? Hai là, kế hoạch quân sự năm 1974 là gì? Ba là, nếu Việt Nam hóa chiến tranh thì Sài Gòn có bắt đủ quân không? Lúc đó, cũng có một nguồn tin ở quân đoàn 4 cũng trả lời là không thể tới, giỏi lắm là hơn 80%. Phối hợp với tin tức của Ba Minh, ta có thể khẳng định rằng Sài Gòn không thể bắt tới 1 triệu lính được.
[/size]
Thứ 4 nữa là hỏi về việc Mỹ rút quân: Mỹ rút quân thì để lại phái đoàn quân sự nào? Số lượng bao nhiêu? Phương tiện chiến tranh nữa. Mỹ vẫn nói trên đài, trên báo rằng sẽ tiếp tục viện trợ cho VNCH. Thế nên phải thêm câu hỏi rằng liệu Mỹ có duyệt ngân sách quân sự cho chiến tranh Việt Nam không? Đó là những câu hỏi lớn mà Ba Minh phải trả lời. Trả lời gấp, và phải trả lời rất nhiều lần cho chắc chắn.

Thế nhưng, tất cả những gì Ba Minh làm được là... còn nhiều hơn thế nữa. Ngoài việc cung cấp tài liệu cho những câu hỏi chiến lược trên, Ba Minh còn "tiện tay" vớ luôn những tin tức mà ông nghĩ có lợi cho cách mạng. Ví như tin về 1 tay điệp viên đang trú ở cơ quan mình, chỗ tỉnh miền Tây. Đọc xong, ông liền gửi ngay ngoài ra để mình bắt gián điệp.

Chưa hết, trên đường về sau một lần nhận tin, bà Hai Kim thấy 1 đoàn xe rồng rắn hơn 70 chiếc, chở đầy lính tráng, kèm theo cả vợ con, giường chiếu không rõ đi đâu. Nghĩ là có việc chuyển quân lớn, trên yêu cầu chị hỏi lại Ba Minh. Giữa ngồn ngộn cả núi hồ sơ quân sự, H3 vẫn nhanh chóng truy ra câu trả lời rõ ràng.

Cách làm tình báo của anh “ít học”

Tài liệu chép xong, Ba Minh cho vào trong chiếc áo lính rộng thùng thình, nhét trước bụng, lững thững tay cầm cuốn sổ nghiên cứu đề, ra khỏi BTTM đi gặp T2. Cuộc hẹn khi thì ở quán nước, lúc lại dưới dạng 1 anh lính chạy xe kiếm thêm. H3 gặp T2 dưới mọi hình thức có thể, rất nhanh rồi chia tay.

Cũng có khi, việc giao tài liệu thông qua H4 lên trại gia binh thăm anh, đồng thời tiếp tế cho mấy đứa cháu. Rồi cậu em cũng kiêm luôn vai trò "xe ôm" cho H.4, mặc áo cảnh sát kiểng (cảnh sát áo trắng) chạy ào ào chở H4 đi giao tài liệu cho cách mạng. Tài liệu nhiều, thời gian gấp quá, nhiều hôm chồng H4 cũng được huy động luôn trong 1 vài chuyến lên thăm anh trai vội vã.


Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1303832_BaMinh6
Ba Minh luôn nói rằng: Ông là người ít học. Việc của ông chỉ là "chép và chuyển" về tổ chức những tin tức được yêu cầu, hoặc những thông tin mà ông nghĩ rằng "có thể góp sức ít mà đánh được nhiều"...Ảnh: Hà Trường.
[size]
"Hồi đó anh Ba Minh chỉ lo viết và viết, còn tôi chỉ lo chuyển và chuyển mà thôi. Nội dung chính xác đến đâu, dù mình cũng có kiến thức để phân loại tin nào chuyển trước, tin nào chuyển sau, nhưng không đủ để thời gian để nghĩ nữa. Tài liệu của anh thì nhiều. Giấy pơluya như vậy, anh viết 4 mặt chứ không phải 2 mặt, chữ nhỏ, đến nỗi mà sau một thời gian viết lại, tôi phải mang kiếng luôn", bà Hai Kim nhớ về những ngày chuyển tin như con thoi giữa Sài Gòn và căn cứ.
[/size]
Đến khoảng giữa năm 1974, chỉ để phục vụ mỗi việc chuyển tin của Ba Minh, lưới A3 đã phát triển tới hơn 10 liên lạc viên: trong thành phố, ở cửa ngõ và ngoài căn cứ... đặt dưới quyền chỉ huy của T2.

Sau khi nhận tài liệu, bà Hai Kim phải viết lại ngay để kịp chuyển đi. Ra ngoài, tài liệu sẽ được 1 người của ta đọc lại lần nữa. Dẫu vậy, tài liệu nhồi về nhiều đến nỗi, như Hai Kim thuật lại: "Mấy thằng nó la quá trời, vì quá nhiều thứ phải chuyển. Cứ thấy tài liệu của H3 thì tức là phải làm việc cả đêm. Có lần, không lấy được tài liệu, tụi nó mừng lắm, vì hôm nay được đỡ việc. Nhiều khi tôi phải mua thêm dầu để cho tụi nó làm, rồi phải dặn thêm những bà bán dầu rằng mình mua về cho dân quê đi nhà thờ, chứ nếu không, mua nhiều dầu quá thì sẽ lộ".

Về sau, Ba Minh lý giải lý do mình làm việc hăng say như vậy "vì tôi thấy mình tin đưa ra là có người biết dùng. Trước khi làm với chị Hai Kim, chừng giữa năm 73, có lần tôi báo tin qua 1 chỗ khác là tụi Sài Gòn rút hết lính biệt kích từ vùng 3, vùng 4 chiến thuật ra để tập trung phá đường Hồ Chí Minh, nhưng cũng chẳng ai quan tâm hỏi lại quân số, vị trí... gì cả. Nay thì...".

Ba Mi nh bỏ lửng câu nói vì đột nhiên ông chuyển nghĩ về một điều gì đó rất lung. Nhưng câu trả lời thì được T2 giải thích: "Sau này, Ba Minh cũng tâm sự rất nhiều về công việc, về gia đình. Ảnh nói rằng ảnh tiếc là “đã gặp chị muộn quá”. Còn tôi cũng tiếc là đã gặp anh chậm quá, chứ sớm hơn thì chắc...". Nói xong, bà Hai Kim, như không hẹn, cũng ngồi lặng yên nghĩ rất xa về một điều gì.

Sau này, khi tài liệu đã trở nên quá nhiều, bà Hai Kim đề nghị cấp cho ông 1 chiếc máy ảnh để chụp cho đỡ vất vả. Nhưng Ba Minh đã từ chối ngay, vì rất đơn giản: "Tui không được học. Lỡ chụp mà tụi đi tuần nó nghe tiếng lạch xạch, hay tự nhiên nó nhá đèn thì sao? Với lại một anh lính quèn cứ kè kè cái máy ảnh bên người là sao? Thôi để tui chép".

Rồi ông còn nói thêm, ông không hiểu tin tức, không hiểu nghiệp vụ, việc duy nhất làm được chỉ là "chép và chuyển" thì ông cứ làm thôi, còn sử dụng thế nào là việc của cấp trên.

Nói vậy, nhưng về sau, chính cái sự "ít học" khiến ông tiếc mãi: "Một ngày tôi nhận được 15-30 mật điện, nếu có máy hình chụp tý là được nhưng tôi không có trình độ. Vậy nên không chuyển đi được. Rồi hàng tháng tôi nhìn thấy bản tin của nó, nhưng cũng vì không có trình độ nên không thể lấy về cho mình dùng".

“Tôi không bán tin”


Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1303828_BaMinh15
Nụ cười thanh thản của Đại tá, anh hùng tình báo Nguyễn Văn Minh khi đã hoàn thành nhiệm vụ đối với Tổ Quốc. Ảnh: Thế Vinh.
[size]
Nhưng anh chàng ít học, 1 vợ, 10 con, nghèo ốm thường xuyên đó lại có quan điểm nghề nghiệp rất rành mạch. Ông làm vì Tổ Quốc. Đất nước bảo sao ông làm vậy, bằng hết sức mình chứ không đòi gì hơn .
[/size]
Chính người trưởng lưới A3 cũng đã nhoè nước mắt khi nhớ lại câu chuyện này: "Hồi đó lương thượng sĩ nhất không đủ nuôi vợ con, tôi đặt vấn đề để tổ chức mua cho anh cái xe máy. Trước đó, có lần đi ra Thủ Đức thôi mà anh phải đi xe lửa, vì vé nó rẻ nhất, rẻ hơn cả xe đò.

Mấy tháng sau, tôi đề nghị anh dùng xe DAM nữ mà đi, giá khoảng 200.000 đồng (tiền Sài Gòn cũ), nhưng ảnh không nhận. Ảnh bảo: lương tôi thấp quá, không thể đi xe 200.000. Anh tự mua xe 67, giá đâu hơn 100.000, tiền dư anh trả lại. Tôi chả biết gì, lúc anh đưa thì tôi cầm về trả tổ chức thôi. Sau, ông Ba Phấn biết chuyện mới la tôi dữ: “Trời ơi, sao cô cầm lại? Để nó cầm cho nó nuôi con chớ”.  

Mãi sau này, tôi đặt lại câu hỏi thì anh Ba Minh bảo: Tôi không có bán tin. Tôi chỉ làm cách mạng như các anh chị thôi".

Nghĩ về những ngày gian khó đó, ông Ba Minh cười: “Hồi anh trai tôi từ chiến khu về, có dạy tôi mấy bài hát. Tôi nhớ nhất bài hát "Mắng Ích Tắc" của ông Lưu Hữu Phước, có đoạn thế này:

...Anh nghe chăng, hỡi ai theo mùi phú quý quên non sông,

Hãy nghe đây lời tra huấn muôn năm

Sao nỡ đành đem người ngoại quốc ác tâm

Xâm chiếm quê hương nhà sát tàn nòi giống

Loài bán nước, loài buôn dân, loài phản quê hương...

Giọng run run, nhà tình báo anh hùng hơn 70 tuổi bỗng cất tiếng hát.


  • Việt Hà – Hà Trường - Thế Vinh


      
Zone
Zone Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 832

Danh vọng : 1544

Uy tín : 0

Kỳ 7: Người đặt cả gia đình lên bàn mổ
 
(VietNamNet) - Cả gia đình Ba Minh: Em gái, em trai, em rể, vợ đã cùng ông “vào trận”, để giúp H.3 hoàn thành nốt tâm nguyện mà người cha, trong những cuộc rượu buồn, vẫn ước mơ: Độc lập cho Tổ quốc… Và, anh em họ sát cánh bên nhau cũng vì lý do máu mủ: Để bảo vệ, che chở lẫn nhau. 

Người đồng đội cùng chung dòng máu 

Ngôi nhà nơi gia đình bà Nguyễn Thị Nguyệt, em gái của Ba Minh, đang sống hiện nay từng là nơi mấy anh em bàn bạc, cất giấu tài liệu, đã được xây lại. Nhưng có một điều đặc biệt, lúc bấy giờ, không ai trong gia đình biết mình đang làm... tình báo.   

... Nguyễn Thị Nguyệt bắt đầu hoạt động từ năm 1960 với sự giới thiệu, đưa vào tổ chức của ông Trần Văn Đạm. Khi mới tham gia, bà Nguyệt chỉ hoạt động binh vận, dân quân. Đến năm 1968, sau chiến dịch Mậu Thân, bà Nguyệt và Ba Minh phải tạm thời nằm yên.  


Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1303980_BaMinh14
Hai anh em Nguyễn Văn Minh (H.3) và Nguyễn Thị Nguyệt. Bà Nguyệt là người mang bí số H.4 trong lưới điệp báo A.3 do T.2 chỉ huy, thuộc Cụm tình báo A33. Ảnh: Thế Vinh.


Những năm tháng hoạt động hiện dần trong trí nhớ của người phụ nữ nhỏ bé, tóc đã điểm những sợi bạc thời gian.... Trong thời gian tạm yên, ông Ba Minh nóng ruột nói với em gái là tin tức ngày càng nhiều. Không thể ngồi yên được, nhất là khi đã ngồi trên ’’kho vàng’’ tư liệu quý.
Hai enh em cứ tìm kiếm, tìm kiếm hoài, mong có một ngày bắt được người của tổ chức.  

Tính Ba Minh vốn cẩn thận từ nhỏ nên ông giao hết lại việc móc nối cho em gái. Hơn nữa, với bình phong là chủ xưởng dệt, bà Nguyệt có nhiều thuận lợi hơn. Không lâu sau, một người đàn ông về gặp bà Nguyệt. Mọi ám hiệu gặp mặt, trao đổi đã được người chị dâu Sáu Chi báo trước. Bà Nguyệt cầm tờ báo cuộn tròn trên tay đi ra ngã năm Thủ Đức để gặp đầu mối.  

Theo quy ước, tổng số tên 2 người cộng lại là 10. Ông kia hỏi: ’’Chị Tư đi đâu vậy? Lúc này làm ăn được không?’’. Bà Nguyệt: "Cám ơn chú Sáu, tôi làm ăn được, chú có khoẻ không?’’. Hai cái tên cộng lại rất khớp. Đã nhận ra người cần tìm. Họ vào quán cà phê trao đổi. Lần đầu tiên, chỉ nói chuyện và trao đổi qua loa. Sau đó, cứ quy định gặp nhau, bà Nguyệt lấy tin từ Ba Minh, chuyển cho ’’ông Sáu’’. 

Cứ thế, bà Nguyễn Thị Nguyệt vừa làm nghề dệt kiếm tiền nuôi gia đình, vừa vận chuyển tài liệu cho anh Ba Minh.  

’’Ban đầu tôi cũng sợ lắm chứ, đâu có dám đưa bằng giấy tờ, chỉ học thuộc và truyền tin lại cho ’’ông Sáu’’. Làm một thời gian, anh Ba tôi thấy tin tưởng được nên mới chép. Ghi cái gì tôi cũng không biết nữa.’.  


Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1304000_BaMinh9
Điệp viên H.3, Đại tá, anh hùng tình báo Nguyễn Văn Minh, người mà đến năm 2006 CIA vẫn thắc mắc tìm hiểu về "điệp viên trong hàng ngũ thân cận của Tổng thống Thiệu", chỉ là một viên thượng sỹ nhất "quèn" trong BTTM chế độ Sài Gòn. 
Ba Minh  nói rằng: Ông chỉ được đào tạo nghiệp vụ tình báo qua... xem phim và đọc truyện. Ảnh: Hà Trường.
[size]
Đến bây giờ, khi đã vài chục năm trôi qua, cái cảm giác những ngày đầu đi đưa tin cho anh mình thỉnh thoảng vẫn hổi hổi nóng trở lại trong tâm trí bà khi những ngày 30/4 hàng năm đến. Bao nhiêu nguy hiểm rình rập, nhưng bà vẫn cứ lao vào, chỉ đơn giản một điều: Có lợi cho cách mạng thì làm, giúp được cho anh mình thì giúp! 
[/size]
Đến năm 1973, khi bà sắp sinh con thì ’’ông Sáu’’ bảo nên tạm nghỉ mấy tháng, sau đó ông ấy sẽ bắt liên lạc lại. Nhưng sau đó, tin lại nhiều quá, mặc dù đang mang thai nhưng bà đứng ngồi không yên. Bà lại nói với bà Sáu Chi để nói lại với ông Vũ Đình Liệu để cử người bắt liên lạc.  

Mãi sau này, bà Nguyễn Thị Nguyệt mới nhận thức được sự nguy hiểm trong công việc anh trai mình đang làm. ’’Anh tôi bây giờ như ’’cá nằm trên thớt’’, chỉ cần lộ một nguồn tin nhỏ thì coi như anh em tụi tôi chết luôn.Cả gia đình chết luôn...’’. 

Lo cho cách mạng, cũng là lo cho sự an nguy của anh mình, của gia đình mình, bà Nguyệt yêu cầu bà Sáu Chi nói tổ chức đưa người nào có trình độ về “để khi lỡ có bị bắt, người ta có thể chịu đựng không khai”. Sau đó, tổ chức cử người về liên lạc vào cuối năm 1973. Đó là bà Hai Kim (Nguyễn Thị Xuân).  

Thông thường, bà Hai Kim đến tận nhà Nguyễn Thị Nguyệt lấy tin. Ban đầu, lịch chuyển tin thưa, sau đó dồn dập hơn, một tuần 2 lần. Nguyễn Thị Nguyệt cũng quy ước với Hai Kim về tín hiệu an toàn và nguy hiểm khi giao dịch. Nếu thấy cửa sổ nhà bà Nguyệt cột một sợi dây trắng thì không được vào vì trong nhà có động.  

Ngày ấy, bà Nguyệt thường xuyên vào Khu gia binh trong Bộ Tổng tham mưu Sài Gòn để lấy tin từ Ba Minh. Vỏ bọc là em gái vào tiếp tế thực phẩm, tiền nong cho gia đình anh trai mình. Nhưng đó cũng là nhu cầu tiếp tế thực sự cho cuộc sống gia đình anh trai. Nguyệt vào khu gia binh nhiều đến nỗi lính gác cũng quen mặt.  

"Thực phẩm vào, tin tức ra"

Đến tận bây giờ, khi nghĩ lại, bà Nguyễn Thị Nguyệt vẫn không thể hiểu được tại sao hồi đó mình làm việc được như vậy. Hơn 30 tuổi, vóc dáng nhỏ bé, chỉ nặng gần 40 ký, nhưng gánh nặng nuôi gia đình mình và cả gia đình anh trai còn nặng hơn. 

Hai vợ chồng Nguyễn Thị Nguyệt ngày đêm lăn lộn trong xưởng dệt. Ngày nào cũng quần quật 17-18 tiếng đồng hồ. 8 máy dệt cộng với biết bao mồ hôi của 2 vợ chồng là ’’hậu phương’’ vững chắc cho Ba Minh yên tâm làm việc.  

Cứ khi nào cần lấy tin, Nguyệt lại mang tiền, mắm muối, gạo, thịt, cá vào khu gia binh cho gia đình anh trai. Một đàn con, vợ không làm ra tiền, với đồng lương thượng sĩ nhất của mình, cuộc sống của Ba Minh đầy chật vật. ’’Gia đình có vững thì mới yên tâm công tác được’’ - Khi ấy, Nguyệt suy nghĩ rất đời thường. 

’’Anh Ba Minh ngày đó yếu lắm. Ngoài việc chu cấp cho gia đình anh ấy, tiền mỗi lần đưa anh ấy đi khám bác sĩ, tiền thuốc tôi cũng trả. Hồi ấy đi bác sĩ đắt lắm, người dân thường chỉ mua thuốc về uống, chứ mấy ai dám đi khám. Tôi rất lo cho anh Ba Minh về sức khoẻ nên tôi đến nhà đưa anh ấy đi khám bằng được. Tiền lương của anh ấy không đủ cho anh ấy đi bác sĩ, con đi học. Tôi cáng đáng hết...’’. 

Ngoài truyền thống cách mạng của gia đình, Nguyệt và Ba Minh lôi kéo anh, em, vợ, chồng của mình vào cuộc đều đơn giản một suy nghĩ: ’’Anh em ruột nên mới tin nhau, không thể hại nhau được, người ngoài thì đâu dám nhờ như vậy...’’. 

Những người em của H.3 đều nói, nếu không như vậy, họ sẽ không làm vì nguy hiểm cho anh mình. Công việc khiến tính mạng Ba Minh như cá nằm trên thớt. Mọi người trong gia đình thường xuyên bàn bạc để có cách hoạt động an toàn nhất. Nguyễn Thị Nguyệt nói, tính tình Ba Minh cẩn thận, dứt khoát không gặp ai khác, chủ yếu là mấy anh em trong nhà.  


Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1303994_BaMinh19
Ba Minh và người em trai Nguyễn Văn Chí. Những ngày H.3 còn hoạt động, ông Chí trong bộ đồ cảnh sát "kiểng" là người chạy xe ào ào ngoài đường chuyển tài liệu giúp anh. Ảnh: Hà Trường.
[size]

Vỏ bọc của Nguyễn Văn Chí lúc đó khá tốt. Ông đang đi lính cảnh sát cho chế độ Sài Gòn cũ. Hồi ông còn khoác áo ’’bên kia chiến tuyến’’, người em của ông là Nguyễn Văn Dũng hoạt động ở Thủ Đức bị bắt và đày ra Côn Đảo.  
[/size]
Khi gia đình nhận được thư của ông Dũng gửi về, bọn chính quyền địa phương và cảnh sát biết nên hay rình mò. Cả gia đình bàn với nhau, muốn hoạt động an toàn, bảo vệ tốt cho Ba Minh thì phải có một người đi lính kiểng (lính không phải ra chiến trường), thời đó gọi là cảnh sát áo trắng chỉ đi gác công lộ, gác chợ.  

Gia đình nghĩ cách chạy tiền để cho ông Chí đi lính kiểng. Riêng việc này, Ba Minh đã báo cáo với tổ chức và được đồng ý vì Chí làm cảnh sát áo trắng, không có hại gì nên cho phép Ba Minh sử dụng làm người liên lạc. Nguyễn Văn Chí có xe máy, lại mặc đồ cảnh sát chính quyền Sài Gòn nên rất thuận lợi cho việc chuyển tin.  

Cứ theo quy ước, đến ngày chuyển tin, Nguyễn Thị Nguyệt vào tận nhà Ba Minh ở Khu gia binh (Bộ Tổng tham mưu) lấy tin. Bà Nguyệt khi đó vốn không biết đi xe gắn máy nên chồng hoặc anh trai thường xuyên chở đi. Với vỏ bọc ’’trách nhiệm gia đình’’, tiếp tế cho ’’ông anh’’ làm hạ sĩ quan nghèo khó, chồng bà Nguyệt và ông Chí thay nhau chở Nguyễn Thị Nguyệt vào khu gia binh đưa thực phẩm và lấy tài liệu.  

"Lưới gia đình"


Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1303986_BaMinh22
Vợ của Ba Minh, bà Đinh Thị Nữ đã cùng chồng "lâm trận", là người cảnh giới cho H.3 ngồi chép tại liệu tại nhà ở ngay trong trại gia binh Bộ tổng tham mưu chế độ cũ. Ảnh: Thế Vinh.
[size]
Nhiều hôm, Nguyễn Thị Nguyệt đau ốm hoặc bận việc buôn bán, gia đình không thể vào lấy tin, đích thân ông Nguyễn Văn Chí mang đồ tiếp tế vào và lấy tin ra, chuyển cho Nguyệt để chờ Hai Kim mang ra cứ. Khi cả 3 ’’liên lạc’’ của Ba Minh đều bận, người chuyển tin là vợ ông, bà Đinh Thị Nữ với vỏ bọc về thăm anh em nhà chồng.  
[/size]
Bà Đinh Thị Nữ vốn chỉ biết... đẻ cho chồng những đứa con và nội trợ, không hiểu được công việc của chồng. Một lần chuyển tin, hai lần chuyển tin bà không nghi ngờ gì. Nhưng đến lần thứ ba, thứ tư thì bà hiểu được công việc nguy hiểm mà chồng và các em chồng mình đang làm.  

Bà vẫn hoàn thành việc chồng giao đơn giản với trách nhiệm của người vợ. Rồi sau đó, đêm đêm, trong căn hộ tập thể chật chội ở khu gia binh, bà Nữ cần mẫn ngồi canh cửa, canh tiếng động cho chồng chép tài liệu.  

Ba Minh đã sử dụng ’’lưới gia đình’’ khép kín để đảm bảo an toàn cho vai trò một điệp viên, cho lưới tình báo của mình đến tận ngày 30/4/1975. 

Những ’’liên lạc’’ trong gia đình Ba Minh không ai biết nội dung thông tin mình đang vận chuyển quan trọng như thế nào đối với cách mạng. Chỉ biết làm, có lợi cho cách mạng là làm. Cả ’’anh lính Sài Gòn’’ Nguyễn Văn Chí, vợ chồng Nguyễn Thị Nguyệt và vợ Ba Minh đều ngấm ngầm hiểu được, chỉ cần sơ sẩy, cả gia đình sẽ tiêu tan...  

’’Anh tôi, chồng tôi chở tôi đi lấy tin từ anh Ba Minh, nhưng tôi luôn là người giữ tài liệu. Vì nếu có bị bắt, tôi sẽ đứng ra chịu hết, không ai bị dính líu...’’ - Trong con người Nguyễn Thị Nguyệt còn có thêm một phẩm chất anh hùng, anh hùng ngay cả với những người ruột thịt của mình...

"Đặt cả gia đình bàn mổ!"

Ngày 30/4/1975, một ngày không thể quên đối với những người trong gia đình Ba Minh. Khi đó, Ba Minh đang tiếp tục làm nhiệm vụ bảo quản tài liệu, hồ sơ trong Bộ tổng tham mưu còn Nguyễn Thị Nguyệt đang ở tại nhà. Bà Nguyệt cùng ông Trần Văn Đạm nghe thông tin chiến thắng qua radio. Khi quân giải phóng cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập, chế độ Sài Gòn sụp đổ, bà mừng đễn nỗi... nhảy tưng tưng như trẻ con.   


Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1303996_BaMinh8
Ba anh em: Nguyễn Văn Minh (H.3), Nguyễn Văn Chí, Nguyễn Thị Nguyệt (H.4) đã thực hiện xuất sắc tâm nguyện của người cha về một đất nước hoàn toàn độc lập. Ảnh: Thế Vinh.
[size]

Hết chiến tranh, người đồng đội, người anh thân thương của Nguyệt sẽ trở về. Cô đã mua sẵn một cái nhà dành cho gia đình anh mình. Thương anh, chu cấp cho gia đình anh trong chiến tranh chưa đủ, bản tính lo xa của người buôn bán thôi thúc cô dành dụm mãi được 610 ngàn đồng mua nhà cho anh. Nguyệt bảo, đơn giản một điều, cô không bao giờ nghĩ hoà bình lập lại, anh cô sẽ chờ hưởng ’’đền bù’’ của đất nước. Cô hiểu hơn ai hết tính cách khí khái của anh mình.
[/size]
Giờ đây, H.3 đã 73 tuổi, sức nặng của bệnh tật đeo bám cả cuộc đời khiến ông không còn nhanh nhẹn, tinh tường. Chỉ có nụ cười luôn thân thiện với hàm răng đã rụng khá nhiều. Đôi bàn tay gầy guộc, nhăn nheo run run lật lại những hồi ức của quá khứ .

’’Làm công việc này là đặt gia đình lên bàn mổ!’’ - một đồng đội của ông đã nói hộ những tâm sự thời ấy của vị Đại tá tình báo như vậy. Gia đình ông bị chính ông ’’đặt lên bàn mổ’’ như thế nào?

Để tạo vỏ bọc tốt, Ba Minh đã chuyển cả gia đình vào sống trong khu gia binh Bộ tổng tham mưu. Gần 10 con người sống trong căn nhà bé nhỏ. Đồng lương thượng sĩ nhất 3.000 đồng không nuôi nổi gia đình. Ông lôi các thành viên trong gia đình vào cuộc với mình.  

Và giữa Sài Gòn hoa lệ nhưng đầy hiểm nguy, không phải lúc nào những ’’mạng lưới gia đình’’ của H.3 cũng trong tình cảnh an toàn.

Từ bé sinh ra đã còi cọc và lao động nặng nhọc, đến lúc làm trong Bộ tổng tham mưu chế độ Sài Gòn, phải thức đêm để chép tài liệu, sức khoẻ Ba Minh ngày càng yếu đi. Ba Minh đau ốm suốt ngày. Đi khám, bác sĩ cũng không tìm ra bệnh, mặc dù ông biết mình bị chủ yếu ở bộ phận tiêu hoá.

Bác sĩ chữa đủ mọi cách vẫn không được mới khuyên ông mỗi bữa cơm nên uống một ly nhỏ rượu Tây để làm ấm đường tiêu hoá, đỡ đau bụng. Từ đó, ông mới đỡ hơn. Nhưng ông không để ý gì đến sức khoẻ mình.


Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1304008_BaMinh17
Ông đã cùng gia đình, đồng đội đi qua 1 quãng đường dài nhiều hiểm nguy luôn rình rập, nhưng rất vinh quang. "Làm công việc này là đã đặt cả gia đình lên bàn mổ!" - một đồng đội của ông đã nói hộ những tâm sự thời ấy của vị Đại tá, Anh hùng tình báo Nguyễn Văn Minh như vậy. Ảnh: Hà Trường.
[size]

Ông đã cùng gia đình đi qua 1 quãng đường dài nhiều hiểm nguy luôn rình rập. Cả gia đình đều biết đang làm việc cực kỳ nguy hiểm. H.4 còn nhớ, vào thời điểm ’’lưới gia đình’’ đang hoạt động hiệu quả nhất, có một người láng giềng tự nhiên nói với H.4: ’’Tôi thấy có cảnh sát đến hỏi tôi biết nhà cô Nguyệt ở đâu không? Không biết họ có tìm vào nhà cô không?’’. Mặc dù vốn cẩn thận, nhưng từ đó cả gia đình H4 đã đề phòng, cảnh giác hơn. ’’Nhưng vẫn lo, vì ở đời đâu biết được chuyện gì sẽ xảy ra với mình. Khi đó, chúng tôi cũng suy nghĩ nhiều...’’ - H4 nhớ.
[/size]
… Đến bây giờ, đã mấy chục năm không còn tiếng súng chiến tranh, bà Nguyễn Thị Nguyệt vẫn không thể quên những giấc mơ ngày xưa. Hồi đó, đêm đêm bà nằm mơ thấy bà và Ba Minh bị bắt, rồi nắm tay nhau lẩn trốn.

Những người đồng đội một thời của H4 đều có chung một nhận xét, Ba Minh là người giản dị, cẩn thận và khí khái. Ông làm tất cả cho cách mạng, nhận rất nhiều hiểm nguy nhưng không muốn nhận về bất cứ thứ vật chất nào.

’’Tôi đi làm vậy tức là đặt vợ con lên bàn mổ!’’ - Đó là lời của một đồng đội dẫn lại lời về Ba Minh. Bây giờ ông không thể nhớ mình đã nói câu này khi nào, ở đâu, với ai. Nhưng những câu chuyện của ông, của gia đình ông đã minh chứng điều đó. 

Trước câu hỏi: ’’Vì sao cả gia đình lại chấp nhận làm một việc khó khăn và nguy hiểm như vậy?’’, những giao liên thầm lặng cho H3 thổ lộ như một lẽ tự nhiên: ’’Ba tôi là người mang tư tưởng cách mạng, thường xuyên nói chuyện với con cái về chuyện này. Gia đình tôi lúc nào cũng nghĩ phải làm gì cho đất nước. Làm việc vì một mục đích cao nhất là đánh đuổi Mỹ, để đất nước hoà bình...!’’. 


  • Thế Vinh - Việt Hà - Hà Trường


      
Zone
Zone Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 832

Danh vọng : 1544

Uy tín : 0

Kỳ cuối: Điều tiếc nuối của thủ trưởng Hai Kim
 
(VietNamNet) - Như rất, rất nhiều phụ nữ Việt Nam tham gia cách mạng trong chiến tranh, người vợ, người mẹ  trẻ Nguyễn Thị Xuân ’’gói’’ hạnh phúc riêng tư lại. Chiến tranh là chia ly, thậm chí là mất mát, mà cuộc đời đại uý tình báo Hai Kim chỉ là một trong nhiều ví dụ.

“Tôi giờ đã quên nhiều rồi, muốn hỏi gì thì phải tìm chị Hai Kim”. Lúc nào ông Ba Minh cũng nói về người đồng đội đặc biệt của mình như vậy. Đến ngay cả bây giờ, ông vẫn luôn một điều “chị”, hai điều “chị” khi nhớ về người phụ nữ thông minh ngay từ lần đầu gặp gỡ. Và niềm kính trọng của ông còn nhân lên gấp bội khi đến mãi sau khi hoà bình, ông mới hay: Chị là thủ trưởng!

Những bước chân trở về 


Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1305836_IMG_8989
Cô sinh viên Nguyễn Thị Xuân những năm tháng còn học ĐH Sư phạm tại miền Bắc. Ảnh: Tư liệu gia đình.

... Năm 1966, Nguyễn Thị Xuân đang là cô sinh viên ĐHSP ngành Hoá lý. Khi đó, các trường ĐH đang tuyển chọn người đi B. Xuân nghĩ, trình độ thì mình đạt được, nhưng sức khoẻ thì kém vì cô chỉ nặng có 38,5kg, 42kg mới đủ tiêu chuẩn. Rất nhiều lần làm đơn xin đi B không được. Trong khi đó, chị lại là người Nam, tập kết ra Bắc. Tháng 8/1966, học xong chị được giữ lại trường.  
Tháng 3/1967, Phòng tình báo Miền có nhu cầu tìm người hoạt động tại chiến trường miền Nam. Một cán bộ của phòng về trường Hai Kim tuyển người. Hôm ấy, trưởng phòng của Hai Kim đi vắng, chị phải tiếp khách thay. Cách nói chuyện, tác phong cùng với thông tin 6 lần chị xin đi B không được đã gây bất ngờ cho cán bộ nọ. Chị ’’thuyết phục’’ người này một cách tự nhiên, không mảy may suy nghĩ mình sẽ được lựa chọn.  

Cuối cùng, Nguyễn Thị Xuân đã được toại nguyện. Sau 1 thời gian đào tạo về nghề nghiệp, ngày 1/4/1967, Nguyễn Thị Xuân lên đường về Nam, với bí danh Hai Kim. 

Vượt vỹ tuyến 17 tại Quảng Trị, theo con đường hợp pháp, Hai Kim tới Huế. Trong vai đi tìm người thân đi lính tại Huế nhưng không gặp, Hai Kim ra Phú Bài mua vé máy bay vào Sài Gòn. 

Tuy nhiên, khi đặt chân tới mảnh đất này, Hai Kim bị mất liên lạc, dù đã tới địa điểm hẹn chính lẫn địa điểm dự phòng đúng hẹn. 

Vậy là suốt thời gian sau đó, chị phải tự mình tìm cách tồn tại giữa Sài Gòn đầy rẫy mật vụ, an ninh giăng lưới nhện dày đặc. Hai Kim phải đi ở đợ cho 1 gia đình người Hoa để lấy tiền trang trải cuộc sống, chờ cơ hội bắt liên lạc với tổ chức.  

Rối cơ hội cũng tới, sau 1 thời gian người có thể liên lạc với căn cứ thử thách, chị được “móc” về R (căn cứ), sau đó nhận nhiệm vụ xuống bổ sung cho Cụm A33 ở miền Tây. 

Sau đó, ông Ba Phấn (Nguyễn Văn Phấn, Cụm trưởng Cụm tình báo A33, ở Cần Thơ) yêu cầu bà đi móc nối với anh Nguyễn Văn Minh (Ba Minh), em rể của chị Sáu Chi, là y sĩ của quân khu 9.  

Hai Kim đến với anh em nhà Ba Minh vào năm cuối 1973, xây dựng lên lưới điệp báo A3 đã nói ở trên. Chỉ trong 1 năm hoạt động, với những thành tích xuất sắc, cả H3 và T2 đều được cấp trên xét tặng Huân chương chiến công hạng 3.  


Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1305844_HaiKim3
Thủ trưởng Hai Kim và Ba Minh trong buổi gặp mặt truyền thống hằng năm của Đoàn 22 (tình báo miền Nam) gần đây nhất: Ngày 28/4/2007. Ảnh: Thế Vinh.
[size]
Tháng 4/2007, bà Hai Kim lại có thời gian ngồi kể lại những phút giây hiểm nguy đã qua trong khi quãng đời hoạt động của mình. Những năm , dù được tổ chức cấp tiền nhưng bà vẫn tiết kiệm tiền nhà nước, di chuyển bằng xe buýt cho… rẻ. Suốt thời gian chuyển tài liệu, bà thường xuyên đi xe buýt.  
[/size]
“Lúc từ cứ đi vào thành thì nó không xét, lúc mang tài liệu từ thành vô cứ thì nó hay xét. Những chỉ thị cấp trên giao cho lưới, chỉ nhớ trong đầu chứ không ghi ra giấy”, bà nhớ lại.  

Mỗi lần vận chuyển tài liệu, bà thường mang tới 4-5 tờ giấy pơluya. Mang tài liệu trong người, “nhiều lúc cũng  run”. Trên đường ra khỏi nội thành có nhiều trạm kiểm soát, Hai Kim luôn cố gắng tránh những trạm xét gắt gao và bằng mọi cách vượt qua. 

Chỉ có 2 lần, Hai Kim bị giữ với cùng 1 tội. Năm 1968, bà bị bắt ở gần sông Sài Gòn vì cư trú bất hợp pháp. Cảnh sát bắt bà đưa vào khám (trại giam), phạt 200 đồng. “Lần đầu vi phạm, nó trả lại căn cước”, bà cười.  

Lần sau, cũng bởi tội “cư trú bất hợp pháp”, bà bị thu giữ giấy tờ, phải về tận miền Tây xin lại. Đóng 200 đồng tiền phạt, bà khai mù chữ, chỉ biết điểm chỉ vào giấy nhận.  

Khi nghe bà kể lại chuyện này, Cụm trưởng Ba Phấn phải phì cười: “Nhìn cái mặt cô bảo không biết chữ, ai tin cho nổi ”. Vậy là rốt cuộc, trong quãng thời gian hoạt động, mà mất 400 đồng tiền “phí” lót tay. 

Những ngày tháng 4 này, bà lại ngồi nhớ về kỷ niệm ngày 30/4/75. Đúng thời khắc lịch sử đó, bà mở cả đài Sài Gòn, đài Hà Nội để nghe thông tin.  

Trên đài Sài Gòn, tướng Ngô Quang Trưởng kêu gọi tử thủ, khẳng định đã có mặt trận tiền phương ở Phan Rang, Phan Thiết, kêu gọi bảo vệ thủ đô Sài Gòn, kêu gọi hoà hợp dân tộc. Cũng trên đài Sài Gòn, sáng 30/4, tướng Nguyễn Hữu Hạnh thay tướng Cao Văn Viên, kêu gọi binh lính “sẵn sàng chờ lệnh Tổng thống”.  

Còn đài Hà Nội đưa tin, quân giải phóng tiến tới đầu Sài Gòn, sắp giải phóng!  

Khi đó, bà ngồi trong nhà cơ sở ngay nội ô, chờ đến chiều 30/4, chạy đi tìm Ba Minh ở khu gia binh. Trước đó, hai người đã căn dặn cách để bảo vệ nhau... 

Một mình, ngồi bên nào cũng lệch… 

Cả cuộc đời cách mạng, bà chứng kiến nhiều nỗi đau, mất mát. Bà kể lại, ngay cả thời còn hoạt động, vợ chồng cách nhau không xa nhưng sống bên nhau chẳng được bao nhiêu. Vì nhiệm vụ, vì yêu cầu của tổ chức, vì bí mật của nghề tình báo.  

Như rất, rất nhiều phụ nữ Việt Nam tham gia cách mạng trong chiến tranh, người vợ, người mẹ  trẻ Nguyễn Thị Xuân ’’gói’’ hạnh phúc riêng tư lại. Bí số T2 dành tất cả nhiệt huyết cho nhiệm vụ tổ trưởng tình báo trong lưới A3, trực tiếp chỉ huy H3. 

Chiến tranh là chia ly, thậm chí là mất mát, mà cuộc đời đại uý tình báo Hai Kim chỉ là một trong nhiều ví dụ.   


Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1305854_HaiKim1
Giờ đây, một mình ở trong căn nhà tuy nhỏ, nhưng lúc nào cũng trở nên quá rộng đối với bà. Hằng ngày, một mình một mâm cơm, bà ngồi bên nào cũng lệch. Ảnh: Hà Trường.
[size]
Với cuộc đời Hai Kim, hạnh phúc riêng tư như làn gió thoảng, chỉ ghé qua cuộc đời bà một thời gian ngắn rồi vội vã ra đi. Cả cuộc đời hoạt động qua nhiều lĩnh vực khác nhau với nhiều thành công, nhưng số phận riêng đã không mỉm cười với bà.  
[/size]
Tháng 4/ 2007, trong một ngôi nhà bé tẹo nép mình sâu trong ngõ nhỏ giữa TP.HCM ồn ã, bà Hai Kim đang sống cùng người cháu, nên lúc nào bà cũng thấy căn nhà rộng thênh thang. Trên bàn thờ, ngoài ảnh Bác Hồ, ảnh cha mẹ, còn có một tấm ảnh chồng bà: ông Trang Văn Tỏ. Ông đã bỏ bà đi đã mấy chục năm rồi.  

Thời chiến, số bữa cơm ăn hai vợ chồng ăn với nhau chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thời bình, một mình một mâm cơm, bà ngồi bên nào cũng lệch…  

... Năm 1951, trong một lần đi công tác, hai ông bà gặp nhau rồi quen nhau trong chiến khu. Họ có cảm tình rồi được tổ chức hỏi cưới giữa rừng. Bà nhớ hồi đó, ông thương bà, có viết thư mà không dám gởi. Sau được đơn vị gợi ý, giúp đỡ, đặt vấn đề cho 2 người, thì Tỏ mới dám đưa thư cho Xuân coi.  

Bà cười nhẹ nhàng: ’’Hồi đó hổng dám nói yêu anh, yêu em gì, mà chỉ nói đại khái đi công tác thấy quen, thấy nhớ, viết thơ thăm hỏi. Hẹn nhau khi nào chuyển qua công tác thì đến các xã chơi...’’.  

Đám cưới được tổ chức trên rừng, có cắt giấy làm hoa, uống nước suối, ăn bánh kẹo. Ngày cưới không có áo cô dâu, chỉ có bộ bà ba đen đưa Xuân... ’’về nhà chồng’’. Đó là quãng thời gian hạnh phúc nhất cuộc đời bà. 

Đến tháng 7/1952, khi Xuân đang mang thai thì chồng bị bắt tại huyện Cần Giờ. Tháng 10/1952, Xuân sinh con. Đến tháng 7/1954, tất cả quân dân chánh từ cấp huyện trở lên đều phải đi tập kết ra Bắc. Vợ chồng chia ly.  

’’Mấy ai ngoái nhìn đếm bước chân mình đã qua...’’ 

Mặc dù, một trong những nguyện vọng để trở về Nam của Xuân là có thể được gặp lại gia đình sau 13 năm xa cách, mong được ôm con vào lòng, kể cho chồng nghe những câu chuyện xảy ra trong khoảng thời gian chia xa đằng đẵng, nhưng Xuân vẫn phải nén lòng lại vì yêu cầu nhiệm vụ: Không được bắt liên lạc với gia đình. 


Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1305860_HaiKim2
Hình ảnh này được ghi lại trong ngày 28/4/2007, khi Đoàn 22 tổ chức buổi gặp mặt truyền thống. Ẩn sau nụ cười này, là quá nhiều mất mát đối với cuộc đời 1 người phụ nữ. Nhưng người chỉ huy lưới điệp báo A.3 luôn nhắc rằng: "Có mấy ai đi suốt một ngày đường, cuối ngày lại ngoảnh nhìn phía sau, đếm coi mình đã đi được mấy bước chân?. Hạnh phúc của mình là nhìn tới tương lai". Nay, bà nói rằng bà luôn sống thanh thản, vì đã hoàn thành nhiệm vụ tổ chức giao, hoàn thành nghĩa vụ đối với Tổ quốc.  Ảnh: Thế Vinh.
[size]
Về Nam năm 1967, trong khoảng thời gian chờ đợi bắt liên lạc với tổ chức, Hai Kim thuê nhà ở Sài Gòn, chỉ cách nơi ở của gia đình có… 15km, nhưng không thể ghé thăm. 
[/size]
Rồi nhiệm vụ cuốn Hai Kim đi, mải miết. Giải phóng rồi, người phụ nữ này về tìm lại gia đình, mong thấy chồng, gặp con. Tưởng đâu sẽ lại có những tháng ngày hạnh phúc. Nhưng tới lúc đó, bà mới hay, núm ruột của mẹ Xuân đã mất khi vừa được 8 tuổi. Chồng chị cũng đã hy sinh năm 1966. Từ đó đến nay, Hai Kim ở vậy, 1 mình… 

“Bây giờ hạnh phúc riêng thì mình không có. Nói về gia đình thì cô thiệt thòi, nhưng cái cao quý nhất là mình được độc lập tự do. Có mấy ai đi suốt 1 ngày đường, cuối ngày lại ngoảnh nhìn phía sau, đếm coi mình đã đi mấy bước chân? Hạnh phúc của mình là nhìn tới tương lai. Giờ cô tuy không có con, nhưng có đứa cháu chăm sóc. Hơn nữa, dòng họ bên chú rất quý cô...’’ - Bà đã tràn nước mắt khi nhắc tới hai từ ’’hạnh phúc’’. 

Hai Kim chỉ tiếc rằng, có những điều trước khi vượt vỹ tuyến về Nam muốn nói với chồng nhưng bà đã không có cơ hội nói được... Mẹ Xuân cũng chỉ mong lại được ôm đứa con sinh ra ở chiến khu trong vòng tay mình, ngay Xuân đi chỉ mới gần 2 tuổi, nhưng cũng không kịp nữa. Bà chỉ tiếc vậy thôi.  

Không ngồi lại với nỗi buồn và tiếc nuối, nay bà Hai Kim tìm sống bằng niềm vui của tuổi già: ’’Với trách nhiệm của một công dân, một cán bộ, bây giờ mình đã làm tròn trách nhiệm rồi. Tôi cũng vui vì mình đã đem công sức của mình vào việc làm từ thiện Về quê chồng, thấy quê mình nghèo nên giúp đỡ được cho gia đình, đó là nguồn vui lớn rồi...!’’. 

Cuộc sống của bà Hai Kim sau giải phóng cứ lặng lẽ trôi. Hoà bình, bà chuyển qua Ban Tổ chức Thành uỷ TP.HCM làm việc. Về hưu, bà được cấp một ngôi nhà bây giờ đang dùng cho thuê. Bà bộc bạch “lương hưu 2,1 triệu, được trợ cấp đặc biệt cho gia đình liệt sĩ không con 600 ngàn, thành 2,7 triệu, cộng thêm 4 triệu tiền cho thuê nhà nữa, cũng đủ sống”.  

’’Năm nay tôi bằng tuổi bà mẹ đã chết, làm xong mà chết thì không còn điều gì ân hận! Mấy thằng em chồng bảo rằng chị phải sống đến trăm tuổi thì chị mới chết. Nếu chị sống quá trăm tuổi mà không chết thì tụi em lấy cái cây đập cho chị chết...!’’ - Bà Hai Kim cười vang căn phòng nhỏ. 

Khi tiễn khách ra đầu ngõ, bà vẫn níu tay: “À, tôi còn một niềm vui nữa chưa kịp nói. Đó là lâu lâu ra đường, có người nói: ’’Bà ơi, cháu thấy bà lên ti vi’’ 

Đó là lần bà được chọn làm một trong những nhân vật cho phim tài liệu, quay ở chợ Bến Thành. 

Người mang bí số T.2 cười thanh thản, trở về ngôi nhà lặng lẽ trong con ngõ nhỏ, giữa Sài Gòn ồn ã, khi ngày 30 tháng Tư lần thứ 32 đang tới, rất gần...

Vỹ thanh

Có rất nhiều câu hỏi đặt ra: Tình báo Việt Nam, họ là ai? Bằng cách nào để họ chiến thắng được 1 cỗ máy chiến tranh khổng lồ như Hoa Kỳ, khi đối diện trực tiếp với bộ máy tình báo tinh vi, truyền thống lâu đời như CIA.

Câu trả lời, có lẽ nên bắt đầu từ những người như Hai Kim, Ba Minh và những người trong gia đình H.3 đã tham gia lưới điệp báo A3 vậy.


Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH Images1305826_IMG_8990
Lưới điệp báo A3 trong một lần gặp mặt. Từ trái sang: Ba Minh (H.3), Nguyễn Văn Chí, Nguyễn Thị Nguyệt (H.4), Hai Kim (T2). Ảnh: Tư liệu gia đình.
[size]
Mấu chốt đầu tiên của mọi cuộc truy lùng những người trung kiên hoạt động trong lòng đối phương mà tất cả mọi thế lực, đứng trên góc nhìn của hệ tư tưởng lẫn quyền lợi đều đặt ra: Họ có phải là Đảng viên Đảng cộng sản hay không? Câu trả lời chỉ có 1: Họ là Đảng viên, nhưng đứng vào hàng ngũ từ thời gian nào? Sớm hay muộn, đó không phải là thước đo của lòng người cộng sản. Thước đo tấm lòng những người trung kiên, là họ xuất phát từ đâu? Tại sao họ dám chấp nhận hy sinh như vậy?
[/size]
Câu trả lời duy nhất đúng: Họ trước hết là những người yêu nước, không chấp nhận thân phận nô lệ. Đó là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt, ăn vào máu, vào tim. Lý tưởng cộng sản là con đường mà họ chọn, để hướng tới mục tiêu giải phóng đất nước, độc lập dân tộc.

Đã từng có những cuộc hội thảo về tình báo của nước ngoài được tổ chức ở những chốn sang trọng, với những micro không dây lọc âm được những diễn giả phân tích tuyệt vời, đầy lôi cuốn. Có những tổ chức tình báo lớn trên thế giới trang bị cho điệp viên của họ thiết bị phục vụ nghề "ăn cắp" thông tin tối mật. Có những cái tên đã được đánh bóng, lăng xê mà mới nghe qua, không ít người đã phải giật mình kinh sợ.

Còn tình báo Việt Nam là gì? Những chiến sĩ tình báo Việt Nam là ai? Họ không phải là những điệp viên được vẽ trên phim với dáng vẻ rất “khinh đời”: Đầu đội mũ kê-pi, người khoác áo choàng đen, chân giày da bóng lộn, mắt ngập nghè kính râm, tay luôn đút túi quần, tiền thì tiêu như nước, thi thoảng lại rút súng ngắn trong thắt lưng ra bắn "đoàng... đoàng...".

Họ là người dân Việt Nam, lớn lên trong dân, sống nhờ vào dân, chiến đấu trong lòng dân, và được biết bao người dân xung quanh bảo bọc, chở che. Họ giản dị như trong chính lời tâm sự của Ba Minh: "Sức khoẻ mình như thế nên khả năng tôi đóng góp được cái gì tôi sẽ làm. Tôi đã nghĩ đến giả thiết khi mình là lính VNCH thế này, nếu có bị bắn lầm thì thôi. Còn đối với cách mạng, tôi chỉ nghĩ tôi góp sức để mà ít có thể đánh được nhiều, yếu có thể đánh được mạnh. Trong thâm tâm tôi nghĩ mình góp được cái gì thì góp, chết thì bỏ. Đơn giản vậy thôi".

Tình báo Việt Nam được hình thành và phát triển từ những con người như vậy. Chỉ có thế, họ mới vượt qua được mọi cám dỗ đời thường, những vinh hoa, phú quý, những nguy hiểm thường nhật để có thể chấp nhận hy sinh cả 1 đại gia đình vì mục tiêu độc lập cho Tổ quốc.

Trong nhà Đại tá, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nguyễn Văn Minh, ngày còn cha, trên bàn thờ có 4 chữ “Quốc Tổ Hùng Vương”. Đến đời ông, bàn thờ vẫn thiêng liêng như thế, và có 2 chữ: "Tổ Quốc"! 

Câu chuyện về người điệp viên bí mật H.3 chỉ mới bắt đầu kể lại những bí ẩn của tình báo Việt Nam. Những bí ẩn mà đến hôm nay, vẫn còn bao nhiêu câu hỏi chưa thể giải đáp.

VietNamNet sẽ tiếp tục ghi lại nhiều hơn những câu chuyện về những người anh hùng như vậy.


  • Trường Giang - Việt Hà - Thế Vinh


      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất