Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

NỖI ĐAU SAU CHIẾN TRANH


Thực trạng ô nhiễm bom mìn (BM) sau chiến tranh ở Việt Nam rất nặng nề, tai nạn do BM vẫn liên tục xảy ra. Nhà nước rất quan tâm đến việc khắc phục hậu quả BM bao gồm việc rà phá BM, hỗ trợ nạn nhân, tái hòa nhập cộng đồng và tuyên truyền giáo dục phòng tránh BM cho nhân dân. Các công việc này được các bộ, ngành và địa phương triển khai tích cực, đặc biệt công việc rà phá BM do Bộ Quốc phòng triển khai và công tác hỗ trợ nạn nhân, tái hòa nhập cộng đồng, tuyên truyền giáo dục phòng tránh BM cho nhân dân được Bộ LĐ,TB&XH triển khai đã đạt được nhiều kết quả.

Bom mìn, vật nổ (BMVN) còn sót lại sau chiến tranh trên đất nước ta có tác động nhiều mặt đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.


Chung tay khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh Chi-Ho-Thi-Xuan-copy%20(2)
Cán bộ Trung tâm hành động khắc phục bom mìn Việt Nam tặng quà cho gia đình chị Hồ Thị Xuân, dân tộc Pa Cô, thôn Khơ 1, thị trấn Krông Klang, huyện Dakrông (Quảng Trị). Ảnh: Trọng Đức - TTXVN

Theo chân các cán bộ Trung tâm hành động khắc phục bom mìn Việt Nam (Binh chủng Công binh), chúng tôi có dịp chứng kiến những cảnh đời hết sức éo le, những nạn nhân bị tai nạn BM rất thương tâm. Thấy có bộ đội đến thăm và động viên gia đình, chị Hồ Thị Xuân, dân tộc Pa Cô, 42 tuổi ở thôn Khơ 1, thị trấn Krông Klang, huyện Dakrông (Quảng Trị) khóc òa. Chị Xuân chậm rãi kể lại: “Thật đau đớn cho gia đình tôi khi người trụ cột của gia đình đã ra đi vĩnh viễn vào đúng ngày 29 Tết năm 2009. Tranh thủ thời tiết ấm áp ngày cuối năm, chồng tôi là Hồ Văn Nguyên cố gắng giẫy nốt đám cỏ trên rẫy để ăn Tết xong gia đình sẽ trồng mì, thì một tiếng nổ xé lòng khiến chồng tôi chết tại chỗ”. Ông Trần Quốc Khánh, Chủ tịch UBND thị trấn Krông Klang, huyện Dakrông chia sẻ: Anh Nguyên ra đi để lại 5 đứa con thơ dại và 2 bố mẹ già, hoàn cảnh gia đình hiện tại rất éo le. Cả gia tài chỉ có ngôi nhà cấp bốn ba gian, vật dụng gia đình không có gì đáng giá. Bây giờ mọi gánh nặng cơm áo đổ hết lên vai người phụ nữ gầy yếu, trong khi cả nhà chỉ có 0,5 ha rẫy, ruộng nước thì ít nên bữa cơm gia đình chị vẫn còn phải độn sắn.


Theo thống kê, từ khi hết chiến tranh và đến năm 2000, cả nước đã có 42.135 người chết và 62.163 người bị thương do BM còn sót lại gây ra. Nạn nhân BM chủ yếu là những người lao động chính trong gia đình và trẻ em. Nhiều người bị tàn tật suốt đời, tạo ra gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, bom mìn, vật nổ còn gây ra tâm lý hoang mang, không yên tâm lao động sản xuất phát triển kinh tế. Trước thực trạng trên, tháng 12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả BM sau chiến tranh (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 504).
Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, thị trấn Krông Klang đã bị bom đạn cày xới. Hòa bình lập lại, trong khi lao động sản xuất trên nương rẫy, đồng bào dân tộc Pa Cô - Vân Kiều vẫn phát hiện nhiều loại đầu đạn còn sót lại nằm lộ thiên trên mặt đất, trong gốc cây, vách núi. Hàng năm vẫn còn nhiều bà con và gia súc bị tai nạn BM gây thiệt hại về người và tài sản. “Hiện các nạn nhân và gia đình có người bị tai nạn BM vẫn chưa được hỗ trợ gì. Diện tích đất của thị trấn còn nhiều nơi vẫn chưa được rà phá BM, nhiều khu vực bị ô nhiễm chất độc hóa học, bom đạn trong lòng đất còn nhiều. Trong khi đó hàng ngày bà con vẫn phải canh tác trên diện tích đất bị ô nhiễm BM để mưu sinh nên mối nguy hiểm vẫn luôn rình rập trên mảnh đất này” - ông Trần Quốc Khánh khẳng định.

Còn với nạn nhân Võ Đức Quốc, 52 tuổi ở thôn An Điềm 2, xã Bình Chương, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) thì cuộc đời anh lại có một hoàn cảnh ngang trái do tai nạn BM. Chính quả mìn trong vườn nhà đã cướp đi một người thân của anh, còn bản thân anh thì vĩnh viễn mất cánh tay trái, chân và mắt phải. Trên cơ thể chỉ còn lại chân trái và bàn tay phải mất ngón. Chị Võ Thị Hạnh (chị gái anh Quốc) dẫn chúng tôi đến góc bếp. Người đàn ông ngồi vô hồn với đám giấy bánh kẹo vứt bừa bãi. Chiếc áo cộc tay bẩn để lộ những vết sẹo dài trên cơ thể không lành lặn. Chị Hạnh cho biết: “Năm 1982, Quốc xuất ngũ sau thời gian đi bộ đội. Ngày đó, cô Tứ làng bên rất mến mộ và đem lòng yêu thương. Bà con làng xóm, ai cũng mừng cho đôi trai tài, gái sắc. Cả hai người cũng đã tính đến chuyện hôn nhân, nhưng tai nạn đau thương đã xảy ra vào năm 1985 khi Quốc bị tai nạn BM trong lúc đang làm vườn. Không quản ngại đau thương mất mát, cô Tứ đằng đẵng gần 10 năm đi lại chăm sóc Quốc, nhưng do vết thương của Quốc quá nặng, khó có thể trở lại bình thường, nên gia đình tôi đã khuyên nhủ cô Tứ đi lấy chồng”.

Người yêu anh Quốc đi lấy chồng. Vậy là gánh nặng chăm sóc em trai tàn tật, mẹ già lại đổ hết lên đôi vai người phụ nữ gầy. Thương mẹ, thương em, chị Võ Thị Hạnh đã ở vậy cho đến ngày nay mà không xuất giá. Tâm sự với chúng tôi, chị Hạnh chỉ khóc mà không nói thành lời. Tôi nắm đôi tay chai sạn để giữ bình tĩnh cho chị, trong nước mắt chị chua chát: “Nhìn mẹ già và người em tàn tật tôi không nỡ đi lấy chồng. Có lúc Quốc khùng lên, nó quậy phá làm cả nhà ai cũng sợ. Có lần mua mấy ki - lô - gam xi măng về để láng lại cái nền bếp cho em ngồi đỡ bẩn thì nó lấy ra hòa vào nước uống gần hết. Thuốc bảo vệ thực vật mua về để chăm sóc lúa nó cũng lấy để trộn thức ăn. Nhìn cảnh ấy tôi xót thương em lắm”. Nói đến đây chị Hạnh lại nấc lên từng tiếng.

Với các nạn nhân bị tai nạn BM chúng tôi gặp, ai cũng có hoàn cảnh éo le. Người thì vô tình bị mìn nổ khi đi làm, người thì do kém hiểu biết dò tìm phế liệu mà “tai họa” giáng xuống, cảnh tượng nào cũng thương tâm. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, ở đâu chính quyền quan tâm thì những người tàn tật được Nhà nước hỗ trợ thêm 180.000 đồng/tháng, nhưng cũng có những nạn nhân ở Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) hay Dakrông (Quảng Trị) khi chúng tôi tìm hiểu, họ vẫn chưa nhận được khoản trợ cấp này.
Nguyễn Viết Tôn
      
1984
1984 Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 201

Danh vọng : 357

Uy tín : 48


Tình hình ô nhiễm bom mìn tại Việt Nam

- Trải qua nhiều năm chiến tranh, đất đai và con người Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi số lượng bom mìn, đạn dược. Số lượng bom mìn, đạn dược đã sử dụng nhiều gấp khoảng 3,9 lần so với cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai và gấp 12 lần so với chiến tranh Triều Tiên, bình quân 46 tấn/km2 tương đương 280 kg/đầu người. Theo số liệu tổng kết, riêng số bom, đạn quân đội Mỹ đã sử dụng ở Việt Nam khoảng 15.350.000 tấn (trong đó có 7.850.000 tấn thả từ máy bay và 7.500.000 tấn sử dụng trên mặt đất).
- Theo các tài liệu nghiên cứu, tỷ lệ bom đạn chưa nổ chiếm khoảng 5% số lượng bom đạn đã sử dụng (theo các tài liệu nước ngoài là 10%), thì số lượng bom đạn còn sót lại sau chiến tranh còn khoảng 800.000 tấn bao gồm cả bom, mìn, tên lửa, đầu đạn pháo, cối và vật nổ khác... nằm ở các độ sâu khác nhau.
- Tất cả các loại bom mìn, vật nổ còn sót lại đều rất nguy hiểm và có thể gây nổ khi tác động phải trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt hoặc có thể tự nổ do những nguyên nhân về cơ học, lý học hay hoá học.
- Theo kết quả điều tra sơ bộ, diện tích hiện còn bom mìn, vật nổ chưa nổ sau chiến tranh trên toàn quốc khoảng 6,6 triệu ha tương đương 66.000km2, chiếm 20% tổng diện tích cả nước. Trong đó:
+ Diện tích còn nhiều bom mìn, vật nổ là khoảng 925.600ha (tương đương 9.256km2), chiếm 13,90 % tổng số diện tích hiện còn bom mìn, vật nổ.
+ Diện tích còn rải rác bom mìn, vật nổ khoảng 5.732.300ha (tương đương 57.323 km2) chiếm 86,1% tổng diện tích hiện còn bom mìn, vật nổ.
- Bom mìn, vật nổ đã ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả 64 tỉnh, thành phố.
- Tổng số các loại đất canh tác hiện còn bị bỏ hoang do còn nhiều bom mìn, vật nổ chưa nổ khoảng 435.900ha (tương đương 4.359km2), chiếm gần 7% tổng diện tích đất đai còn sót bom mìn, vật nổ chưa nổ.

Theo website của Trung tâm công nghệ xử lý bom mìn thuộc Bộ Tư lệnh Công binh (Technology Centre for Bomb and Mine Disposal - BOMICEN) http://www.bomicen.vn



Bình Thuận: Nổ đầu đạn làm 3 người chết và bị thương

Chung tay khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh Avatar
Hiện trường vụ nổ mìn. (Ảnh: Nguyễn Thanh/Vietnam+)

Khoảng 9h sáng 2/1 tại thôn Thắng Lợi, xã Hàm Thắng - huyện Hàm Thuận Bắc đã xảy ra một vụ nổ mìn làm 2 người chết và 3 người khác bị thương.

Theo ông Nguyễn Minh Thành, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) vào thời gian trên có 1 người đàn ông lạ mặt (chưa xác định danh tính) đã mang mìn đến bụi cây ven Quốc lộ 1A để đập và bị nổ.

Vụ nổ đã làm người đàn ông văng xa khoảng 20m và chết ngay tại chỗ, mảnh kim loại văng ra trúng hai người đi xe máy gần đó làm 1 người bị chết tại bệnh viện (chưa xác định danh tính), 1 người đang được cấp cứu. Vụ nổ cũng đã làm vỡ kính 2 xe tải đang lưu thông trên đường làm lái xe bị thương phải cấp cứu.

Theo nhận định của ông Thành, đây là loại đạn pháo 105 ly, nặng khoảng 25-30kg, người đàn ông này đã nhặt được và mang đến địa điểm trên để đập lấy thuốc nổ. Hiện nay, phải chờ lực lượng công binh đến hiện trường mới rà soát được loại mìn bị nổ là loại gì.

Xã Hàm Thắng cũng đang tìm thân nhân của người đàn ông đập mìn nói trên. Cơ quan chức năng cũng đã có mặt tại hiện trường để điều tra.

Theo TTXVN
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

Sớm lập bản đồ ô nhiễm BM

Đại tá Nguyễn Trọng Cảnh, Giám đốc Trung tâm công nghệ xử lý BM (Binh chủng Công binh) cho biết: Hoạt động điều tra, khảo sát lập bản đồ ô nhiễm BM của nước ta hiện nay được thực hiện theo quyết định của Chính phủ và Bộ Quốc phòng. Đảng, Nhà nước và quân đội đã hết sức nỗ lực khắc phục hậu quả BM sau chiến tranh và đã đạt nhiều kết quả to lớn.

Chung tay khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh A-Hung
Trung tá Lê Mạnh Hùng, Chủ nhiệm công binh Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị giới thiệu tác hại của các loại bom. ảnh: Trọng Đức - TTXVN

Các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai công tác rà phá, hỗ trợ nạn nhân BM, tuyên truyền giáo dục phòng tránh BM, huy động các nguồn lực để khắc phục hậu quả. Kết quả đó đã góp phần thu hẹp diện tích ô nhiễm BM, giảm dần những vụ tai nạn BM đáng tiếc. Tuy nhiên, diện tích ô nhiễm BM còn rất lớn, tai nạn BM vẫn xảy ra đòi hỏi cần phải huy động, tập trung nguồn lực để khắc phục, xác định khối lượng công việc phải làm và đề ra những giải pháp, thời hạn để giải quyết một cách cơ bản. Để có được chiến lược và kế hoạch cấp quốc gia khắc phục hậu quả ô nhiễm BM, cần phải có điều tra, khảo sát… từ đó các ngành, các địa phương mới tham mưu được cho Chính phủ để có lộ trình khắc phục cơ bản hậu quả BM.

Trong 3 năm (2000-2002), các địa phương trong nước đã tiến hành điều tra sơ bộ ô nhiễm bom mìn, vật nổ (BMVN). Từ kết quả đó đã giúp cho công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả BMVN tốt hơn. Tuy vậy, do chưa có điều tra chính thức nên số liệu chưa thật chính xác, chưa lập được bản đồ kỹ thuật số và cập nhật thường xuyên nên số liệu còn hạn chế. Do đó từ việc khảo sát mức độ ô nhiễm BM trên toàn quốc sẽ tạo cơ sở để các cơ quan chức năng tham mưu cho Chính phủ xác định được những khu vực, công việc ưu tiên trong khi nguồn lực của chúng ta còn có hạn. Qua điều tra khảo sát còn có những khu vực ô nhiễm bom đạn gần khu dân sinh cần phải ưu tiên xử lý ngay, gián tiếp xác định được mức độ nhận thức phòng tránh của nhân dân, có giải pháp hỗ trợ nạn nhân, tuyên truyền giáo dục phòng tránh BM… sát thực, hiệu quả hơn.

Được thực hiện bắt đầu từ năm 2010, đến nay việc điều tra khu vực, điểm bị ô nhiễm BM đã thực hiện xong ở 19 tỉnh, thành phố với tổng số 2.685 xã, phường, thị trấn, bao gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến năm 2013 sẽ tiếp tục triển khai dự án tại 24 tỉnh, thành phố với 4.654 đơn vị xã, phường, thị trấn.
Để có chương trình kế hoạch rõ ràng rất cần phải điều tra khảo sát chính xác bằng số liệu mang tính định lượng, xác định được nhu cầu bức thiết, từ đó mới thuyết phục được các nhà tài trợ trong nước và quốc tế… Qua khảo sát mới có những số liệu cụ thể, cập nhật, sát thực, chính xác về hậu quả BM trên những địa bàn, địa chỉ cụ thể để kêu gọi tài trợ, để làm việc với Chính phủ Mỹ và các nhà tài trợ tiềm năng chung tay góp sức khắc phục hậu quả BM ở Việt Nam.

Thực tế cho thấy nhiều nhà tài trợ các nước phát biểu sẵn sàng hỗ trợ vào từng công việc cụ thể trong lĩnh vực này nhưng chưa có những số liệu cụ thể theo yêu cầu của họ. Cho nên cần có những số liệu cụ thể về mức độ ô nhiễm BM trên toàn quốc mới tăng cường được truyền thông trong nước, quốc tế để nâng cao nhận thức cho nhân dân, cho cộng đồng trong việc giải quyết hậu quả BM sau chiến tranh trên toàn quốc cũng như tập trung vào những khu vực cần ưu tiên. Tạo sự quan tâm của toàn xã hội, các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế.

Những giải pháp cụ thể

Mục tiêu của chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả BM sau chiến tranh là huy động nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm giảm thiểu và tiến tới khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của BM phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an toàn cho nhân dân; giúp đỡ nạn nhân BM hòa nhập vào đời sống xã hội.

Ông Bùi Hồng Lĩnh, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẳng định: Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả BM sau chiến tranh sẽ tập trung vào 6 nhóm giải pháp cụ thể. Đó là xác định, đưa các dự án khắc phục hậu quả BMVN sau chiến tranh vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và các địa phương; lồng ghép các dự án thuộc chương trình vào các dự án phát triển kinh tế - xã hội và các hoạt động khác có liên quan trong quá trình triển khai. Xây dựng chính sách thu hút tài trợ của nước ngoài cho công tác khắc phục hậu quả BM. Tăng cường tuyên truyền hậu quả BM gây ra nhằm đẩy mạnh vận động tài trợ nước ngoài. Xây dựng cơ chế quản lý, điều phối cấp quốc gia để phân bổ các nguồn lực trong nước và nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các hoạt động khắc phục hậu quả BM. Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực cho công tác khắc phục hậu quả BM, đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại và tập huấn ở trong nước và nước ngoài cho đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành công tác khắc phục hậu quả BM; nghiên cứu phát triển công nghệ rà phá BM. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương trong việc xây dựng kế hoạch triển khai, vận động thu hút nguồn lực trong nước và quốc tế, quản lý nguồn lực, giám sát và đánh giá hiệu quả các dự án của Chương trình.

Cũng theo ông Bùi Hồng Lĩnh, trong 6 nhóm giải pháp trên, nhóm các giải pháp tăng cường thu hút tài trợ của nước ngoài và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước có vai trò đột phá để tăng cường nguồn lực, hỗ trợ kỹ thuật cho việc thực hiện chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả BM.

Mặc dù còn khó khăn về kinh tế nhưng Việt Nam đã ưu tiên bố trí lồng ghép trực tiếp kinh phí rà phá BM khoảng 30 triệu đô la Mỹ/năm, chưa kể nguồn hỗ trợ tái định cư, an sinh xã hội ở những vùng ô nhiễm BM lên đến hàng nghìn tỷ đồng/năm trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Trong 5 năm tới, Việt Nam ưu tiên bố trí khoảng 200 triệu đô la Mỹ cho việc khắc phục hậu quả BM, nhưng cũng chỉ chiếm khoảng 29% nguồn lực cần thiết. Do vậy việc hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và bạn bè quốc tế khắc phục hậu quả BM không những có giá trị về kinh tế, mà còn có ý nghĩa nhân văn cao cả góp phần giải phóng đất bị ô nhiễm BM đưa vào sản xuất kinh doanh, giúp các xã, huyện nghèo thoát nghèo, tạo điều kiện cho nạn nhân được hỗ trợ về y tế, giáo dục, công ăn việc làm, tái hòa nhập cộng đồng./.
Nguyễn Viết Tôn
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất