Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  Next

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 4 trong tổng số 8 trang]

Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

First topic message reminder :

thầy giáo làng đã viết:

Đụng hàng rồi! Đúng ngay nghề cũ của Admin và Phó thường dân. Đề nghị phát biểu ý kiến đi chứ!

Được anh em tín nhiệm cử ra chăm sóc nội dung của Websites CHVLQ2 với nhiệm vụ:

1- Thu thập, xử lý thông tin để đưa lên Websites.
2- Đọc kỹ tất cả các bài viết trên diễn đàn.

Mình nghĩ là sẽ không còn có cơ hội để viết và đăng bài của riêng mình trên diễn đàn đâu. Mặc dù vậy, mình thấy Thầy giáo làng "nói cũng có lý" nên đành mang chuyện của đời mình ra kể với mọi người. Nếu có gì đụng chạm, xin mọi người lượng thứ.

Ngoài việc tìm hài cốt liệt sĩ ở trong nước, hiện nay Quân đội ta còn được Đảng và Chính phủ giao nhiệm vụ tìm kiếm, hồi hương hài cốt liệt sĩ hy sinh trên các chiến trường Lào và Campuchia. Từ năm 1999 đến nay, các Quân khu có đường biên giới với Lào và Camphuchia (từ năm 2001) đều có 4 đội chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ này. Trần quân hàm của Đội trưởng và Chính trị viên là Thượng tá, có thể vận dụng lên Đại tá.

Mình cũng có thời gian làm Đội trưởng Đội K70 của Quân khu 7 từ tháng 02/2003 đến tháng 5/2005 (K là chữ đầu của phiên hiệu các đơn vị làm nhiệm vụ ở Campuchia, 7 là chữ số cho biết đơn vị này thuộc Quân khu 7, số 0 cho thấy đây là đơn vị trực thuộc Quân khu, còn các số 1, 2, 3 là các đơn vị do tỉnh quản lý).
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Vụ lẫn lộn hài cốt liệt sĩ: Sẽ giám định ADN để xác định

Chiều 12/4, làm việc với PV Dân trí, ông Võ Xuân Linh - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh cho hay, ngay sau khi báo đăng, sáng 12/4, ông đã dẫn đầu một đoàn công tác của Sở trực tiếp có mặt tại Kỳ Anh tìm hướng giải quyết vụ việc.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 Untitl19
Ông Võ Xuân Linh làm việc với báo Dân trí

Trước khi làm việc với Phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Anh, chúng tôi đã trực tiếp có mặt tại nghĩa trang Chào xã Kỳ Thọ, nơi yên nghỉ của hơn 800 liệt sĩ trong đó có 3 liệt sĩ bị lẫn lộn hài cốt mà báo phản ánh. Hình ảnh, thông tin mà báo thông tin rất chính xác, giúp ngành có thêm thông tin để giải quyết vụ việc” – ông Linh nói.

Sở LĐ-TB&XH Kỳ Anh giao Phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Anh nhanh chóng tổ chức cuộc gặp lần cuối giữa gia đình ông Hoàng Đình Hoan, thân nhân liệt sĩ Hoàng Thị Minh và gia đình ông Lê Hồng Đức, thân nhân liệt sĩ Lê Đức Lợi để đối chất những thông tin liên quan đến phần mộ của 2 liệt sĩ này.

“Hiện tại có thể khẳng định, không gia đình nào có đủ cơ sở để khẳng định ngôi mộ liệt sĩ số 7 là của người thân của họ. Đó là chưa kể đến việc ngôi mộ này cũng chưa hẳn đã là của một trong hai liệt sĩ nêu trên, bởi việc quy tập trước đây đã có sự nhầm lẫn. Vì thế, nếu cuộc đối chất giữa hai gia đình không đem lại kết quả, phương án cuối cùng sẽ là cho khai quật ngôi mộ số 7, lấy mẫu giám định ADN để xác định rõ phần mộ liệt sĩ”- ông Linh nói.

Ông Linh cam kết, Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh sẽ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo để vụ việc được giải quyết dứt điểm trong thời gian sớm nhất.

      
1984
1984 Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 201

Danh vọng : 357

Uy tín : 48

2 lần làm sai:

Lần 1: thiếu trách nhiệm nên lẫn lộn, làm cho 3 LS đang còn tên tuổi trở thành vô danh!

Lần 2: biết không phải mà cũng gắn bừa tên tuổi LS này vào mộ LS khác => thủ đoạn gian dối!

Bọn này đúng là "trời không dung, đất không tha"!
      
quynhhuong
quynhhuong Thành viên

Cấp bậc: Thành viên

Giới tính : Nam

Bài viết : 18

Danh vọng : 37

Uy tín : 9

Nhân kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2013), sáng 23.4, đoàn đại biểu huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh) do ông Lê Minh Thế- Phó Bí thư thường trực Huyện ủy làm trưởng đoàn đã đến viếng Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia (Đồi 82). Cùng đi trong đoàn còn có mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Thanh (xã Thạnh Tây), mẹ Nguyễn Thị Thùa (Thị trấn Tân Biên) và mẹ Nguyễn Thị Gấm (xã Thạnh Bình).

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 Vieng210
Các mẹ VNAH thắp nhang tưởng niệm tại đài liệt sĩ

Tại lễ viếng, các đại biểu đã cùng ôn lại lịch sử hào hùng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, với kết thúc vang dội là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Để tưởng nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho độc lập dân tộc, các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, các mẹ Việt Nam anh hùng và đại diện Hội cựu chiến binh huyện, Huyện đoàn đã dâng hoa tưởng niệm vong linh anh hùng liệt sĩ nơi đây. Các đại biểu cùng nhau thắp nén nhang tri ân đến từng phần mộ của các liệt sĩ đang yên nghỉ ở Đồi 82.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Chiều ngày 22/4/2013, tại tỉnh Xiêng Khoảng, Ban công tác đặc biệt 3 tỉnh Nghệ An, Xiêng Khoảng và Viêng Chăn đã tổ chức trọng thể lễ truy điệu, cầu siêu tiễn đưa 72 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào về nước an táng.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 Truy2010
Toàn cảnh lễ truy điệu

Tham gia dự lễ, về phía tỉnh Nghệ An có đồng chí Lê Xuân Đại - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trưởng ban công tác đặc biệt, đại diện Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Sở LĐTB&XH. Về phía tỉnh bạn có GS-TS Xổm cốt Măng nỏ mếch - UVTW Đảng NDCM Lào, Bí thư Tỉnh ủy, tỉnh trưởng tỉnh Xiêng Khoảng, đại diện lãnh đạo tỉnh Viêng Chăn và đông đảo cán bộ các cấp chính quyền, nhân dân, học sinh tỉnh Xiêng Khoảng, kiều bào Việt Nam tại Lào.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 Don20a10
Cán bộ và nhân dân huyện Nọng Hét (Lào) tiễn đưa các anh hùng liệt sĩ

Tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo Ban công tác đặc biệt 3 tỉnh, lực lượng vũ trang, cộng đồng người Việt Nam tại Lào và đông đảo bà con nhân dân các bộ tộc Lào anh em đã kính cẩn nghiêng mình dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ - những người con của đất nước Việt Nam đã không tiếc máu xương anh dũng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng quốc tế cao cả. Tiễn biệt các anh trong sự lưu luyến, tiếc thương vô hạn của nhân dân các bộ tộc Lào anh em bởi máu của các anh đã góp phần vào trong sự nghiệp cách mạng, giải phóng đất nước Lào tươi đẹp. Đ/c Đuông chít Chăng xay vàng - UVBTV tỉnh ủy, phó tỉnh trưởng, Trưởng ban công tác đặc biệt tỉnh Xiêng Khoảng xúc động phát biểu: Đất nước Lào mãi mãi ghi nhớ công ơn to lớn của các anh hùng liệt sỹ - những người con ưu tú của nhân dân Việt Nam. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đảng, chính phủ, quân đội và nhân dân Việt Nam, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An, trong quá khứ cũng như hiện tại Việt Nam và tỉnh Nghệ An đã luôn giúp dỡ tận tình đối với sự nghiệp cách mạng của Lào, trong đó có 2 tỉnh Xiêng Khoảng và Viêng Chăn giành nhiều thắng lợi trong công cuộc xây dựng đất nước và có được cuộc sống ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay.

Sáng 24/4/2013, tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đô Lương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức trọng thể lễ an táng 72 hài cốt liệt sĩ Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên nước bạn Lào trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Dự lễ có đại diện ban công tác đặc biệt tỉnh Nghệ An, Xiêng Khoảng và Thủ đô Viêng- Chăn; Đại diện Đảng ủy - Bộ tư lệnh Quân khu 4; huyện ủy, MTTQ, UBND, LLVT huyện Đô Lương cùng đông đảo các tổ chức quần chúng trên địa bàn...

Được sự giúp đỡ của Đảng bộ, nhân dân các bộ tộc Lào ở tỉnh Xiêng Khoảng và Thủ đô Viêng -Chăn, mùa khô năm 2012-2013, Đội quy tập - Bộ CHQS tỉnh Nghệ An đã quy tập được 72 hài cốt (trong đó có 14 bộ hài cốt có tên, tuổi, quê quán) là quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu hy sinh trên đất bạn Lào trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ về nước. 29 năm qua, với tinh thần trách nhiệm cao cả và tình cảm thiêng liêng đối với các anh hùng liệt sĩ, tỉnh Nghệ An đã phối hợp chặt chẽ với 2 tỉnh Xiêng Khoảng và Viêng Chăn tìm kiếm, cất bốc và quy tập được hơn 12.000 bộ hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam về quê mẹ.

Nguồn: THNA, QĐND
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 Avatar11
Nguyễn Thái Bình trên một diễn đàn ở Mỹ
Ngày 30-4-2013, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Long An đã long trọng tổ chức Lễ truy điệu, an táng hài cốt Anh hùng Liệt sỹ Nguyễn Thái Bình tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện Cần Giuộc - Long An.

Việc truy tập hài cốt Liệt sỹ Nguyễn Thái Bình là dịp để tôn vinh, bày tỏ lòng biết ơn của thế hệ hôm nay đối với một tấm gương tiêu biểu cho lớp thanh niên trí thức yêu nước, khát khao lý tưởng và tràn đầy nhiệt huyết cách mạng.

Liệt sỹ Nguyễn Thái Bình, sinh năm 1948, trong một gia đình lao động nghèo đông anh em, tại huyện Cần Giuộc. Anh từng theo học tại Trường Petrus Ký (Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong ngày nay), Cao đẳng Nông lâm, trước khi được nhận học bổng du học tại Mỹ năm 1968. Anh được biết đến như là một trong những du học sinh Việt Nam có tiếng nói mạnh mẽ trong phong trào phản chiến ở Mỹ.

Trong suốt 4 năm du học tại Mỹ (1968-1972), Nguyễn Thái Bình đã có nhiều bài viết trên các báo, tạp chí của Mỹ với lời giới thiệu trang trọng: “Tôi là người Việt Nam.”

Anh cũng dẫn đầu nhóm sinh viên Việt Nam tại Mỹ chiếm lĩnh tòa lãnh sự của chính quyền Sài Gòn tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York để phát đi những bản tuyên bố lên án đế quốc Mỹ và đòi trả tự do cho nhiều chiến sỹ cách mạng bị tù đày, trong các phong trào đấu tranh ở trong nước.

Tại buổi lễ tốt nghiệp ở Đại học Washington, Nguyễn Thái Bình đã tố cáo tội ác xâm lược của đế quốc Mỹ đối với dân tộc Việt Nam bằng bản tuyên bố “Nợ máu.” Vì thế, anh bị trục xuất về Sài Gòn với âm mưu ám sát đã được vạch sẵn, núp bóng vụ cướp máy bay mà anh bị kết án là “không tặc” và bị bắn chết.

Bọn chúng quăng xác anh xuống đường băng Tân Sơn Nhất. Gia đình đã đem thi thể anh về chôn cất tại một cánh đồng ở xã Tân Kim (huyện Cần Giuộc). Năm 2010, Liệt sỹ Nguyễn Thái Bình được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Nguồn: TTXVN
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Mười hai mùa khô đi tìm đồng đội

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 Quy20t10
Quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam tại xã Rồ mê hét – huyện Chanht’ria

Mùa khô ở Campuchia thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5, khi đó trời ít mưa, rất thuận tiện cho công tác tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam (QTNVN). Thế nhưng mùa khô ở đây ban ngày trời nắng như nung nhưng đêm về lạnh buốt. Cái nắng gay gắt mang hơi nóng hầm hập của trời trưa Siem Piep, Kong Pong Chàm, Svay Rieng… khiến người ta ngại ra đường, thế nhưng mặc cho nắng, gió, mặc cho lưng áo ướt đẫm mồ hôi, các thành viên Đội K73 vẫn ngày lại ngày rong ruổi trên khắp các phum sóc bản làng nước bạn, tìm kiếm thông tin và quy tập hài cốt liệt sĩ. Địa hình các nơi phải đi rất phức tạp, chủ yếu là suối, rừng, kênh rạch hiểm trở, đất đá khô cứng, gây khó khăn rất nhiều cho thực hiện nhiệm vụ. Một khó khăn khá phổ biến nữa là sơ đồ mộ chí ít, đa số vẽ không chính xác, hài cốt liệt sĩ chôn rải rác, trong điều kiện chiến tranh, trên mọi địa hình, nhiều hài cốt chôn sơ sài, không gói buộc ni lông, chôn lấp trong công sự, lẫn với bom mìn, đạn dược, địa hình nước bạn nay đã khác xưa, nên càng ngày hài cốt liệt sĩ càng lùi xa vào trong núi rừng cây cỏ nước bạn càng khó kiếm càng khó tìm…

Thấm thoắt đến nay Đội K73 Long An đã có 12 mùa khô làm nhiệm vụ đi tìm đồng đội trên nước bạn (2001 -2013). Suốt 12 năm làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện, kỷ niệm đáng nhớ nhất của những chiến sỹ Đội K73 là tiếng kêu xé ruột của một người mẹ liệt sĩ khi mẹ cùng với đội đi tìm hài cốt con mình trên nước bạn.

Qua sự dẫn đường của một cựu chiến binh từng an táng con mình trên chiến trường, mẹ liệt sĩ Nguyễn Văn Cũ (quê huyện Bến Cầu, Tây Ninh) đã không quản tuổi cao sức yếu sang tận nước bạn cùng với đội tìm mộ liệt sĩ Cũ tại ấp Thơ Mây, xã Chơ Rây Thum, huyện Rồ Mê Héc, tỉnh Svay Viêng. Sau hai ngày tìm kiếm nhưng không có kết quả, trước khi về nước mẹ đứng lên rưng rưng: "Cũ ơi! Theo mẹ về con ơi !..." .

Tiếng kêu xé ruột của người mẹ liệt sĩ trên chiến trường xưa, khiến cho cán bộ chiến sĩ trong đội canh cánh trong lòng nỗi đau của mẹ và anh em đã xác định quyết tâm tìm cho bằng được.

Đại tá Nguyễn Văn Hoàng, Đội trưởng Đội K73 nói: Càng ngày càng khó tìm kiếm, những khu mộ chôn tập trung, mình đã cất bốc hết rồi. Phải đào qua, xáo lại cả chục lượt trên một khu đất nghi ngờ có mộ mới phát hiện được. Kể về những kỷ niệm đang nhớ trong thực hiện nhiệm vụ, anh Hoàng nói ngay đó là sự kiện tìm ra ngôi mộ tập thể của Tiểu đoàn 28. Từ thông tin của Ông Út Mười Hai ngụ huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, nguyên là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 28, đội K73 tìm được một hố chôn tập thể 120 cán bộ, chiến sĩ QTNVN thuộc c30 và Tiểu đoàn 28 (Sư đoàn 9) hy sinh trong trận chiến đấu với quân Lonnon, tại xã Pô T’Rich, huyện S’Vây Ch’Rum.

Trong số hài cốt liệt sĩ QTN hy sinh trên nước bạn thì phần lớn là liệt sĩ hy sinh trong giai đoạn chống Mỹ, vì tỉnh Svây Riêng như một mỏ vẹt thọc sâu vào Quân khu 4 nguỵ, nên ta chọn địa bàn Ba Thu trên đất bạn làm căn cứ kháng chiến, đây cũng là hành lang chiến lược vận chuyễn vũ khí, tiếp tế lương thực, di chuyển quân từ Đông Nam Bộ xuống Tây Nam Bộ. Bị địch phát hiện, liên tục tập kích tấn công từ phía biên giới Việt Nam, theo năm tháng, bộ đội ta cứ lùi sâu vào địa bàn rừng núi đầy hiểm trở của nước bạn, chiến đấu và hy sinh…

Chứng kiến cán bộ chiến sỹ Đội K73 quy tập hài cốt liệt sĩ mới cảm nhận phần nào nỗi khó khăn vất vả của nhiệm vụ. Tháng 4 nắng như thiêu đốt, trên những trảng rừng khô hạn huyện Svây-tiếp - Svay Rieng… Những người lính Đội quy tập hài cốt liệt sĩ QTNVN vẫn âm thầm làm nhiệm vụ, rừng thưa đứng gió, không kênh rạch ao hồ, đất rừng pha cát nóng rát bàn chân, không khí bị hơi nóng hầm chảy ra bồng bềnh lễnh lãng. Nhưng họ vẫn thay phiên nhau đào xới, chủ yếu bằng cuốc xẻng và đôi tay trên nền đất khô hạn.

Khó khăn là vậy nhưng hơn 12 năm qua, cán bộ chiến sĩ của Đội K73 đã có mặt tại hàng trăm phum, sóc thuộc các địa bàn nói trên, quy tập được 1.981 bộ hài cốt liệt sĩ, giúp nhiều đồng đội được "đoàn tụ" cùng gia đình, cùng “Tổ quốc”. 12 năm “ăn rừng, ngủ chùa”, thậm chí ngủ cùng hài cốt, cực nhọc không thành vấn đề, chỉ mong sao ngày càng tìm được nhiều đồng đội…". Câu nói đó của anh Hoàng - Đội trưởng như lời tâm sự. Bởi 12 năm qua, chuyện ngủ cùng với hài cốt là thường ngày với các anh. Sau khi tìm kiếm, cất bốc xong, đội thu xếp một góc trong lều, bạt nơi ăn nghỉ của mình để tập trung hài cốt lại, hương khói chờ ngày đưa về nước.

12 năm làm nhiệm vụ trên nước bạn cũng là sự ghi nhận sự giúp đỡ chí tình, có hiệu quả của chính quyền, quân đội và người dân Campuchia cũng lớn lao không kém. Trong quá trình làm nhiệm vụ, phía bạn luôn bố trí Đội bảo vệ giúp đỡ Đội mọi lúc, mọi nơi. Qua trình thực hiện nhiệm vụ Đội đã khám bệnh cấp thuốc cho 7.569 lượt bệnh nhên nghèo nước bạn, trị giá 77,8 triệu đồng. Cùng với thăm hỏi tặng quà cho tặng quà cho sư sãi, chùa chiền và nhân dân nước bạn trị giá hàng trăm triệu đồng, được chính quyền nhân dân và sư sãi nước bạn đồng tình ủng hộ tạo điều kiện thuận lợi cho đội hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Càng ngày mộ liệt sĩ trên đất bạn càng xa, càng sâu trong những khu rừng heo hút, nên công việc tìm kiếm và quy tập càng khó khăn vất vả hơn. Đòi hỏi những người lính đi tìm đồng đội càng phải nỗ lực cố gắng vượt bậc, gạt qua mọi toan tính riêng tư của bản thân để góp phần xoa dịu nỗi đau của bao người vợ mất chồng, bao người mẹ mất con, bao đồng bào đồng chí mất đi người thân yêu ruột thịt, bằng hành trình nghĩa tình đồng đội.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Tri ân các liệt sỹ nhân kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 Facchi10

Sáng 7-5, tại Nghĩa trang Độc Lập thuộc xã Thanh Nưa (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đã diễn ra lễ viếng các Anh hùng liệt sỹ nhân dịp kỷ niệm 59 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2013).

Tham dự lễ viếng có các đoàn biểu gồm lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Điện Biên; lãnh đạo Thành ủy, huyện thị và các Sở, ban, ngành, đoàn thể; lực lượng vũ trang tỉnh; các cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và đông đảo nhân dân trong tỉnh.

Tại buổi lễ, các đoàn đã dâng vòng hoa mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Anh hùng liệt sỹ” tại Đài tưởng niệm nghĩa trang Độc Lập, đọc điếu văn, cử nhạc trong không khí trang nghiêm, kính cẩn. Sáng cùng ngày, các đoàn đã tiến hành lễ viếng và dâng hương tưởng niệm tại các nghĩa trang liệt sỹ đồi A1, Tông Khao, Him Lam trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Đây là hoạt động thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của các thế hệ ngày nay đối với các Anh hùng liệt sỹ, những người đã hy sinh xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Đón nhận 27 bộ hài cốt liệt sĩ Việt Nam hy sinh tại Lào

Ngày 7/5, Lực lượng vũ trang tỉnh Borikhamsay của Lào đã phối hợp với đội quy tập tỉnh Hà Tĩnh của Việt Nam, di chuyển 27 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam quy tập được trong mùa khô 2012-2013, về Hội trưởng tỉnh đội Borikhamsay để chuẩn bị làm lễ bàn giao và đón nhận.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 Lietsy10
Di chuyển hài cốt liệt sĩ Việt Nam về Hội trưởng tỉnh đội Borikhamsay

Trong đó có 2 phần mộ có tên và quê, đó là: Liệt sĩ Lại Thị Thìn, quê xã Đức Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, hy sinh năm 1973 tại huyện Khamkeut, tỉnh Borikhamsay và liệt sĩ Hoàng Đ Trung (Tên đệm chỉ có chữ Đ) thuộc C 37-D21-E 233-972 pháo thủ, hy sinh ngày 30/11/1972 cũng tại huyện Khamkeut.

Ngoài ra, Đội quy tập Hà Tĩnh còn phát hiện một tấm bia mang tên liệt sĩ Hoàng Xuân Thủy tại phần đất bệnh viện dã chiến 53, nhưng chưa tìm thấy phần mộ.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 Lietsy11
Nhân dân các bộ tộc Lào đời đời ghi nhớ công ơn của các liệt sĩ Việt Nam hy sinh tại Lào

Theo kế hoạch, ngày 9/5 sẽ diễn ra lễ cầu siêu cho các liệt sĩ Việt Nam theo phong tục cổ truyền của dân tộc Lào, sau đó vào ngày 12/5, hài cốt các liệt sĩ sẽ được Ban công tác đặc biệt tỉnh Hà Tĩnh tiếp nhận, đón về an táng tại nghĩa trang Nầm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Nguồn: VOV
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Thừa Thiên - Huế: Truy điệu, cải táng 29 liệt sĩ quân tình nguyện tại Lào

Sáng 09-5-2013, tại Nghĩa trang liệt sĩ TP Huế, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMT tỉnh Thừa Thiên - Huế long trọng tổ chức lễ truy điệu, cải táng 29 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại chiến trường Lào.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 10b37310
29 hài cốt liệt sĩ được đưa từ Lào về an táng tại quê hương

Sau hơn sáu tháng thực hiện nhiệm vụ trên đất nước bạn Lào, cán bộ, chiến sĩ Đội quy tập mộ liệt sĩ 192 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tìm kiếm, cất bốc được 30 hài cốt liệt sĩ là quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại tại hai tỉnh Sa-la-van và Sê Kông (Lào) đưa về nước. Trong đó, có liệt sĩ Phan Toàn, quê quán xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) được gia đình đưa về an táng tại nghĩa trang quê nhà.

Trong 20 năm qua, từ năm 1993 đến nay, Đội quy tập mộ liệt sĩ 192 của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã phối hợp các tỉnh của nước bạn Lào tổ chức nhiều đợt đến hơn 800 bản làng xa xôi, hẻo lánh ở tám huyện thuộc tỉnh Sa-la-van, ba huyện thuộc tỉnh Sê Kông, tìm kiếm hàng nghìn vị trí và đã cất bốc được hơn 700 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh ở chiến trường Lào đưa về nước an táng tại các nghĩa trang liệt sĩ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ đọc điếu văn tại lễ truy điệu khẳng định sự hy sinh to lớn của anh hùng liệt sĩ - các thế hệ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam vì nghĩa vụ quốc tế cao cả “giúp bạn là tự giúp mình”. Các anh là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chiến đấu anh dũng, quên mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và củng cố tình đoàn kết hữu nghị Việt - Lào mãi mãi gắn bó keo sơn.

Sau lễ đặt vòng hoa, dâng hương và truy điệu, các đại biểu, cán bộ chiến sĩ và đông đảo nhân dân đã tiễn đưa các liệt sĩ về nơi yên nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang liệt sĩ TP Huế.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 24394610
Lãnh đạo tỉnh và các ban, ngành tiễn đưa các hài sốt liệt sĩ đến cải táng tại Nghĩa trang liệt sĩ TP Huế

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 28861610
Tổ chức an táng các hài cốt liệt sĩ

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 50591610
Nữ sinh Huế thắp hương tại các phần mộ liệt sĩ

Nguồn: Nhân dân
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Hà Tĩnh: Mỏ đá “phá” nghĩa trang liệt sĩ

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 Ls11
Do nổ mìn từ các mỏ khai thác đá khiến chân cột tượng đài, bậc thang, tường bao bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ xuất hiện nứt nẻ chằng chịt
Việc nổ mìn, khai thác đá tại hai xã Thiên Lộc, Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân mà còn ảnh hưởng nghĩa trang liệt sĩ huyện Can Lộc.

Ảnh hưởng nghiêm trọng

Dù chưa viết đơn gửi lên các cơ quan chức năng nhưng theo ông Lương Hải, quản trang nghĩa trang liệt sĩ huyện Can Lộc (đóng trên địa phận xã Thiên Lộc) thì việc các mỏ khai thác đá gần nghĩa trang đang gây ảnh hưởng đến “giấc ngủ” của hơn ngàn liệt sĩ an táng tại đây. Đặc biệt, việc nổ mìn khai thác đá đã làm cho hệ thống tượng đài liệt sĩ bị nứt nẻ, có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào.

Theo quan sát của chúng tôi xung quanh chân cột tượng đài, bậc thang, tường bao bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ xuất hiện nhiều vết nứt nẻ chằng chịt, có những vết nứt lớn xâu lọt cả ngón tay vào trong. Ông Hải cho biết, nghĩa trang liệt sĩ này được xây dựng từ năm 1976, đến nay đã được tu sửa nhiều lần kiên cố nhưng tu sửa xong thì lại nứt nẻ, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Nguyên nhân xuất hiện các vết nứt dọc tượng đài, tường bao chắn là do chấn động từ việc nổ mìn khai thác đá. Ông Lê Trần Sỹ, một người dân xã Thiên Lộc sống gần mỏ đá bức xúc: “Việc cấp phép cho các mỏ đá hoạt động không biết có được các cơ quan ban ngành khảo sát, đánh giá đúng quy trình hay chưa nhưng chúng tôi thấy các mỏ khai thác đá này quá gần khu dân cư và nghĩa trang liệt sĩ, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và nghĩa trang liệt sĩ”.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 Anh-710
Biển báo chỉ dẫn vào khu nghĩa trang liệt sĩ cũng phải chen lấn với ba biển mỏ đá

Từ nghĩa trang nhìn về phía rừng phòng hộ Hồng Lĩnh (đoạn giáp ranh giữa hai xã Thiên Lộc và Vượng Lộc) là cảnh tượng hàng chục mỏ khai thác đá với tiếng máy khoan, tiếng máy xay đá rên trời, bụi bay mù mịt. Đặc biệt mỏ khai đá Ngọc Hải (thuộc Cty TNHH Ngọc Hải đóng tại TX Hồng Lĩnh) chỉ cách nghĩa trang liệt sĩ chưa đầy 300m cứ hoạt động rầm rập cả ngày lẫn đêm.

Bên cạnh mỏ đá Ngọc Hải, nhiều mỏ đá khác như: mỏ khai thác đá Thiên An (thuộc Cty CPXL VLXD Thiên An); mỏ đá Trường Kỳ (thuộc Cty CPTM Trường Kỳ); mỏ đá Hoàng Long Phát (thuộc Cty CP Hoàng Long Phát) … cũng đang âm thầm bốc đất đá chở đi bán rồi cho thăm dò lại để khai thác đá làm thất thu của Nhà nước tiền tỷ, ảnh hưởng môi trường, sinh thái…

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 90aa2810
Do nổ mìn từ các mỏ khai thác đá khiến chân cột tượng đài, bậc thang, tường bao bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ xuất hiện nứt nẻ chằng chịt

Cơ quan chức năng bất lực?

Rõ ràng việc hoạt động khai thác đá tại hai điểm giáp ranh giữa xã Thiên Lộc, Vượng Lộc ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân sở tại và nghĩa trang liệt sĩ nhưng các cơ quan chức năng lâu nay vẫn “im hơi lặng tiếng” hoặc đá “quả bóng trách nhiệm” để cho doanh nghiệp tiếp tục khai thác đá.

Để tìm hiểu sự việc, chúng tôi đã nhiều lần liên lạc với chính quyền địa phương và lãnh đạo các cơ quan ban ngành thì đều nhận được điệp khúc lần sau quay lại “vì lãnh đạo đang đi họp”(?)

Trả lời qua điện thoại, ông Đặng Trần Phong, Phó chủ tịch UBND huyện Can Lộc cho biết: Tại cuộc họp HĐND huyện, chúng tôi đã có nhiều ý kiến đề xuất đình chỉ một số mỏ khai thác đá làm ảnh hưởng đến tâm linh, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có kết quả. Còn ông Nguyễn Văn Thành, Phó phòng Quản lý khoáng sản, Sở TNMT tỉnh Hà Tĩnh khẳng định hiện phòng Quản lý khoáng sản Sở TNMT chưa nhận được ý kiến nào từ người dân lẫn UBND huyện báo cáo.

Nguồn: Văn hóa
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Quảng Trị: Phát hiện năm hài cốt liệt sĩ cùng nhiều di vật

Ngày 14/5/2013, UBND huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) cho biết, từ nguồn tin của người dân địa phương cung cấp, Đoàn kinh tế - Quốc phòng 337, Quân khu 4 tiến hành cất bốc năm bộ hài cốt liệt sĩ vừa phát hiện ở đồi Đồng Tri, xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa.

Các phần mộ được chôn cất theo một hàng cùng nhiều di vật như: tăng võng, thắt lưng, cúc áo, dây dù, ví da; đặc biệt ngôi mộ số năm tính từ hướng đông sang tây có một chiếc ví da nhiều ngăn có giấy tờ và tấm ảnh đen trắng đã úa vàng...

Sau khi cất bốc hoàn thành, các hài cốt liệt sĩ được đưa vào an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn.

Nguồn: Nhân dân
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Em không biết công việc bốc hài cốt liệt sĩ thực tế như thế nào? Nhưng em nghĩ công việc đó còn khó khăn hơn gấp nhiều lần công việc của những con người trong câu chuyện dưới đây:

Những người ăn cơm dương gian làm việc âm phủ

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 25_con10
Công việc của những người bốc mộ rất vất vả và độc hại
Họ là những người lao động bình thường nhưng công việc của họ thì đặc biệt. Công việc ấy được phủ một lớp sương huyền hoặc về ma quỷ, thánh thần, gắn liền với những câu chuyện kì bí về "thế giới của người chết", mà nhiều người thường gọi đó là nghề "ăn cơm dương gian làm việc âm phủ". Nhưng họ lại chấp nhận làm công việc nhọc nhằn ấy để đổi lấy miếng cơm manh áo, đổi chữ cho con, bất chấp những lời đồn rùng rợn hay bệnh tật có thể chuốc vào bản thân. Tôi đã có chuyến theo chân họ để trải nghiệm... nghề hốt cốt.

Theo chân người đi hốt cốt

Những năm gần đây, khi Đà Nẵng xây dựng phát triển đô thị, cùng với việc giải tỏa, tái định cư cho người dân thì có hàng triệu ngôi mộ cũng được di chuyển đến nơi mới. Và kể từ đó, dần hình thành một đội quân những người chuyên đi bốc mộ, họ làm việc khắp nơi, nơi nào có mộ cần giải tỏa thì nơi ấy có họ.

Như mọi ngày, hôm nay nhóm của ông Trần Nhĩ (ở Hòa Nhơn - Hòa Vang - Đà Nẵng) lại đến các nghĩa trang trên địa bàn quận Cẩm Lệ (Đà Nẵng) để làm công việc của mình vì nơi đây có hàng ngàn ngôi mộ cần được dời đi để nhường chỗ cho dự án.

Tôi theo chân nhóm ông Nhĩ đến nghĩa trang Hòa Xuân khi mà màn sương sớm vẫn còn bao phủ nơi đây. Dù có đông người đến nghĩa trang để tham gia bốc mộ nhưng không gian ở đây yên tĩnh một cách lạ lùng, mọi người đều đi nhẹ nói khẽ cơ hồ như sợ chạm vào giấc ngủ ngàn thu của những người nằm dưới mộ, bất giác khắp người tôi rờn rợn về nỗi sợ hãi vô hình nào đó.

"Mới ra đến đây đã sợ thế thì đi bốc mộ sao được", anh Trần Ngưu cũng là một người chuyên đi hốt cốt - nói như để sốc tinh thần cho tôi. Để chuyển "ngôi nhà" của người chết đến nơi khác phải trải qua nhiều công đoạn, mà đôi khi còn vất vả hơn chuyển nhà của người đang sống. Đầu tiên phải bày lễ vật cúng xin chuyển người chết đến nơi ở mới. Mỗi người có cách cúng khác nhau, người dùng hai đồng tiền xưa để xin keo, người thì thuê thầy hay đơn giản thắp vài nén hương... cốt sao người âm "đồng ý" cho chuyển đi.

Những người bốc mộ kể rằng, dù có đợi lâu chừng nào họ cũng không bao giờ dám chạm vào mộ nếu như người chủ mộ chưa đập nhát búa đầu tiên. Vì nhát búa đầu tiên ấy sẽ đánh động vào giấc ngủ của người đã khuất, làm người chết tỉnh giấc, vì thế nếu người ngoài mà đập mộ thì chắc chắn sẽ gặp nhiều rủi ro, tai họa.

Khi phần nghi lễ đã xong thì nhóm của ông Nhĩ mới thật sự bắt tay vào công việc của mình, do làm lần đầu nên tôi được giao nhiệm vụ là đào mộ, công việc nhẹ nhàng của nghề. Tôi và anh Nguyễn Trung (ở tổ 30 - Hòa Xuân) cùng một nhóm, dù đã có hơn 5 năm làm nghề bốc mộ, dù thế nhưng anh Trung vẫn chưa một lần chạm tay vào hài cốt. Anh kể: "Chỉ tham gia đào mộ đã thấy sợ rồi, nói gì đến việc hốt cốt. Nhiều lúc tôi đào mộ có một mình, thấy lành lạnh sau lưng thế là vứt hết cuốc, xẻng bỏ chạy thục mạng". Công việc của chúng tôi chỉ là đào cho đến khi nào chạm đến quách mộ thì dừng lại, lúc ấy bộ hài cốt sẽ dần lộ ra và công việc lúc này sẽ dành cho người hốt cốt thật sự.

Thế nhưng công việc không đơn giản như thế, trong lúc đào phải nhìn kỹ từng xẻng đất được xúc lên xem có di vật gì trong đó hay có vô tình chạm vào hài cốt của người chết không, nếu không muốn gặp xui xẻo. Đó là chưa kể những âm thanh bùng bục phát ra trong lúc đào mộ, khiến những người mới vào nghề như tôi phải sởn tóc gáy. Khổ nhất là gặp phải những mộ xây lệch với vị trí của người chết, lúc ấy bắt buộc phải đào sâu hơn, rộng hơn để tìm hài cốt.

Nhưng tất cả những chuyện ấy chỉ là chuyện vặt đối với người hốt cốt thật sự. Với đôi tay trần, từng mẩu xương người chết được họ sắp xếp gọn gàng trong chiếc hòm mới. "Khi đem hài cốt lên phải sắp xếp vị trí các xương đúng theo thứ tự, không được xếp nhầm vì điều này rất kị. Muốn làm được việc này phải có gan vì nếu sợ thì không bao giờ làm được", ông Nhĩ lý giải.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 24_nho10
Nhóm ông Nhĩ đang chuyển hài cốt vào hòm

Hàng chục hài cốt đã được ông Nhĩ bốc lên, nhiều mộ vẫn còn nguyên hài cốt, có mộ chỉ còn lại là lớp đất đen mỏng. Dù còn lại gì thì người hốt cốt vẫn nhặt nhạnh cẩn thận, không bỏ sót một mẩu nhỏ đất đen nằm dưới huyệt mộ.

Trong suốt một buổi sáng, những người hốt cốt phải bốc hàng chục ngôi mộ để kịp bàn giao chuyển đi nơi khác. Thế nhưng, không phải lúc nào đào xuống cũng gặp được hài cốt. Nhiều lúc đào xuống gần 2 mét đất vẫn không thấy hài cốt, những lúc như thế thì phải "viện" đến các thầy địa.

Hôm ấy, gia đình của anh Hồ Công Tâm tìm mãi mà không thấy hài cốt của người cháu đâu nên phải nhờ thầy địa đến giúp. Trên tay cầm hai que thép, thầy địa đi vòng quanh địa điểm cho là có mộ, rồi "thầy" nói như ra lệnh: "Con nằm ở đâu chỉ đúng cho thầy xem, không được chỉ sai". Nói rồi những que thép trên tay "thầy" cùng chỉ về một hướng, thấy cảnh ấy nhiều người xanh mặt vì sợ. Gia đình của anh Tâm cùng xúm vào đào ở chỗ mà thầy địa chỉ là có mộ, tuy nhiên đào đến chiều vẫn chẳng thấy hài cốt đâu. Lúc này, thầy địa lại đến nói vài câu bâng quơ, rồi bốc nắm đất bỏ vào quách xem như đó là hài cốt.

Cụ Nhiêu, người ở gần nghĩa trang Hòa Xuân kể, những ngày trước cũng có một thầy địa đến đây hành nghề nhưng bị đuổi chạy có cờ. Số là, do đất bồi lấp nên gia đình anh H. đào đến 1,5m cũng chưa gặp hài cốt, thầy địa đến quả quyết là hài cốt đã tiêu diêu rồi, có đào nữa cũng không tìm thấy. Nhưng khi gia đình anh H. đào xuống một tấc đất nữa thì tìm thấy mộ, thầy địa bị đuổi chạy vì cái tội nói càn.

Mới lần đầu vào nghề bốc mộ, tôi đã trải qua nhiều nỗi sợ hãi vô hình và nỗi sợ càng tăng lên khi mà gần trưa nhóm ông Nhĩ bốc ngôi mộ mới chôn được 2 năm, một mùi hôi kinh khủng bốc lên, âm khí nặng nề khiến nhiều người bỏ chạy và tôi cũng không đủ gan để đứng gần đó. Chỉ còn lại ông Nhĩ và một đồng sự ở đó để di chuyển mộ vào hòm.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 24_tha10
Thầy địa hoạt động ở những nghĩa trang trong diện di dời giải tỏa

Và điều tôi khâm phục nhất về ông Nhĩ là dù mới bốc xong ngôi mộ nhưng ngay sau đó ông vẫn có thể ăn uống vô tư. "Đây là công việc của tôi, nếu không làm thì lấy chi lo cho gia đình", ông Nhĩ giải thích, khi tôi hỏi vì sao ông có thể ăn ngon lành như thế. Cái nghề hốt cốt đã gắn vào ông Nhĩ cũng như nhiều người khác và trở thành cái nghiệp không dứt ra được.

Sống nhờ sự chết

Những người chuyên đi bốc mộ hốt cốt thường kể cho nhau nghe những câu chuyện kỳ bí, hư hư thực thực về nghề nghiệp. Chuyện đồn rằng, có một người mới vào nghề hốt cốt do làm vội nên đã bốc không hết xương cốt của người chết. Vì thế đêm đêm linh hồn "người âm" ấy cứ bám theo để đòi phần xương thiếu của mình, kể từ đó người bốc mộ trở nên điên loạn và ít lâu sau thì chết, còn gia cảnh điêu tàn, con cái học hành không đến nơi đến chốn (?!). Đó là một trong số ít những câu chuyện mà những người đi hốt cốt thường rỉ tai nhau, họ xem đó như những điều cấm kị, không được phép sai sót trong lúc hành nghề.

Ông Trần Nhĩ là người có thừa kinh nghiệm trong việc hốt cốt dù thế nhưng ông vẫn rất cẩn thận mỗi khi hành nghề. Ông kể: "Nhiều lúc đã hốt xong rồi nhưng thấy chưa yên tâm là tôi phải quay lại kiểm tra mộ xem còn có gì không. Một ít đất đen cũng phải lấy cho hết”.

Đã có hơn 6 năm làm công việc bốc mộ, đôi tay trần của ông Nhĩ đã chuyển đi hàng trăm hài cốt nhưng cũng có lúc ông run tay. "Sợ nhất là phải đụng đến những mộ mới chôn được 1 hoặc 2 năm. Lúc ấy, thi thể của người chết chưa phân hủy hết". Lúc đầu, sau mỗi lần bốc như thế tôi không thể ăn cơm, ngửi mùi mắm đã thấy ói, tắm hàng chục lần vẫn cảm giác còn mùi. Những lúc như thế phải về đi mua thuốc bắc và muối xông".

Người hành nghề bốc mộ có nhiều điều kiêng kị mà ai cũng phải thuộc nằm lòng như lúc bốc mộ xong thì không về nhà ngay mà phải đến sông suối nào đó tắm để gột rửa hết sú uế bám vào người. Không được đến gần chuồng gà hay heo con vì như thế chúng sẽ lăn ra chết hết. Họ tin vào những điều đó mà không cần biết nguyên do.

Trong lúc hành nghề, người hốt cốt thường gặp những trường hợp dở khóc, dở cười. Anh Trần Ngưu kể: "Tôi đã từng bốc một cái mộ mà có đến 2 bộ hài cốt. Lúc ấy, sau khi đã bốc xong, sợ còn sót nên tôi quay lại kiểm tra thì phát hiện ra bộ hài cốt thứ hai. Lúc đó, chúng tôi và cả chủ mộ cũng chẳng biết giải quyết thế nào, cuối cùng phải mua thêm một cái quách nữa đem đi chôn cất đàng hoàng".

Còn ông Nhĩ thì kể: Có lần khi khai quật mộ lên ông nhặt được một chỉ vàng trong miệng của hài cốt nhưng ngay sau đó ông để lại nguyên trạng cho người âm. "Làm việc này nhiều lúc cũng nhặt được vàng bạc chôn theo người chết nhưng tôi chẳng bao giờ tham của ấy vì như thế mình mang tội chết", ông Nhĩ nói.

Những người làm việc hốt cốt mà tôi gặp đều nói rằng, họ làm việc này cũng chỉ vì miếng cơm manh áo, vì không thể tìm được công việc nào khác tốt hơn. Phần lớn những người làm việc này đều là nông dân, khi theo nghề này là họ phải luyện cho mình một tinh thần thép để chống lại những câu chuyện về "thế giới người âm" và đôi khi là cả sự xa lánh của người thân.

Anh Ngưu kể: "Lần đầu tiên đi bốc mộ tôi giấu không nói cho vợ biết nhưng sau này vợ tôi phát hiện thế là cô ấy cấm cửa không cho tôi vào nhà ngủ, lần đó tôi bỏ không đi bốc mộ nữa. Nhưng sau nhiều người đến nhờ giúp đỡ thế là tôi lại làm. Việc này giống như một cái nghiệp không bỏ được".

Làm công việc nặng nhọc và có nguy cơ mắc các căn bệnh truyền nhiễm khi tiếp xúc với hài cốt thế nhưng thu nhập của những người bốc mộ cũng không đáng là bao. Tùy theo mộ mà người bốc mộ có cách tính chi phí khác nhau, nếu mộ lâu năm thì giá rẻ, còn mộ mới chôn được 1-2 năm thì chắc chắn giá sẽ đắt hơn vì không có nhiều người sẵn sàng nhận bốc những mộ này. Dù vậy, ngày làm khá nhất của họ cũng chỉ được 200 nghìn nhưng không phải lúc nào cũng có việc để làm.

Ông Nhĩ tâm sự: "Làm việc này cũng giống với bao công việc khác nhưng do có liên quan đến "người âm" nên nhiều người sợ. Còn mình làm việc với cái tâm trong sáng thì không sợ chi hết. Nhờ công việc này mà tôi cũng lo được cho gia đình mình, chỉ lo sau này có nhiễm bệnh thì không biết tính sao".

Sau một ngày làm cùng những người hốt cốt, tôi đã hiểu vì sao họ được gọi là những người "ăn cơm dương gian làm việc âm phủ". Công việc của họ gắn liền với cái chết, gắn liền với hài cốt, mà nhiều người nghe thôi đã thấy sợ. Công việc của họ cũng đáng được trân trọng như bao công việc khác.

Tôi tin rằng, nếu "người âm" nếu có hiển linh thật thì cũng chẳng nỡ lòng nào “bắt bẻ” những người như ông Nhĩ, anh Ngưu vì họ đưa "người âm" đến chỗ an nghỉ tốt hơn, cao ráo hơn và đó cũng là nguyện vọng của những người đang sống.

      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Xin đưa ra một số điểm khác nhau giữa việc bốc mộ bình thường và bốc hài cốt liệt sĩ để các bạn tham khảo:


Bốc mộ bình thường

Bốc hài cốt liệt sĩ

Vị trí mộ đã được xác định chính xác

Không có sơ đồ mộ chí

Thường có bia mộ

Thường không có bia mộ

Địa hình không quá phức tạp

Địa hình rừng núi rất phức tạp

Điều kiện ăn nghỉ tốt, không phải xa gia đình

Ăn nghỉ dã ngoại, thường xuyên xa gia đình

Xe đưa đến tận nơi

Phải hành quân bộ, có khi hàng chục km

Mức độ nguy hiểm, rủi ro thấp; thường không có chông, mìn, cạm bẫy

Mức độ nguy hiểm, rủi ro cao; có thể gặp cả chông, mìn, cạm bẫy

Khối lượng đất đá đào ít

Khối lượng đất đá đào rất lớn

Không phải vẽ sơ đồ vị trí đào

Bắt buộc phải vẽ sơ đồ vị trí đào

Có thể lấy đất đen để thay cho hài cốt

Đất đen không được xem là hài cốt liệt sĩ

Không nhất thiết phải làm công tác dân vận

Công tác dân vận là một phần không thể thiếu
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đã ký ban hành Chỉ thị số 24-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị:

Trải qua hơn nửa thế kỷ đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế cao cả, đã có hàng triệu cán bộ, chiến sỹ và đồng bào ta anh dũng hy sinh. Nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, có nhiều chủ trương, giải pháp về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, xây dựng và tôn tạo nhiều công trình tưởng niệm… Đã thể hiện sự tri ân, tôn kính, biết ơn và ghi nhớ sâu sắc công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ; từng bước đáp ứng nguyện vọng của thân nhân, gia đình liệt sỹ và nhân dân trong cả nước; góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, yêu nước đối với các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ.

Tuy nhiên, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ còn một số hạn chế, khuyết điểm. Công tác này chưa trở thành một phong trào sâu rộng trong toàn dân. Số hài cốt liệt sỹ chưa tìm kiếm được còn nhiều; tỷ lệ hài cốt liệt sỹ đã quy tập chưa xác định được họ tên, quê quán còn cao. Việc báo tin mộ liệt sỹ đến thân nhân, gia đình liệt sỹ chưa làm được sâu rộng. Công tác quản lý, lưu trữ, khai thác thông tin, tổ chức tìm kiếm hài cốt liệt sỹ chưa khoa học. Việc đầu tư và huy động các nguồn lực trong xã hội phục vụ công tác này chưa đáp ứng yêu cầu. Hợp tác quốc tế trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ và phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ chưa được chú trọng.

Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị có lúc chưa đầy đủ về tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ; chưa dành sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng mức; chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân; công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này còn nhiều bất cập.

Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế; thể hiện sâu sắc đạo lý, truyền thống "Uống nước, nhớ nguồn", "Đền ơn, đáp nghĩa" của dân tộc ta. Để tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:

1- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ với quyết tâm chính trị cao, khẩn trương, tích cực, toàn diện và đạt hiệu quả cao nhất. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân đối với công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ. Vận động các tổ chức, cá nhân và kiều bào ở nước ngoài cung cấp thông tin về liệt sỹ, mộ liệt sỹ, hỗ trợ và phối hợp tham gia tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ.

2- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác này. Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, do một đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan là thành viên. Thành lập ban chỉ đạo ở các quân khu và địa phương còn số lượng lớn hài cốt liệt sĩ cần phải tìm kiếm, quy tập. Tiếp tục kiện toàn cơ quan tham mưu, chỉ đạo và cơ quan chuyên môn ở các cấp; tổ chức lực lượng chuyên trách của quân đội làm công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

3- Sửa đổi, bổ sung và ban hành chính sách, pháp luật về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ. Mở rộng hợp tác quốc tế nhằm cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ phương tiện, vật chất, kỹ thuật và phối hợp tham gia công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ. Chủ động kết nối xử lý và khai thác các nguồn thông tin; giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội; kiện toàn hồ sơ, sơ đồ mộ chí; xuất bản các ấn phẩm, trao đổi, cung cấp thông tin về liệt sỹ, mộ liệt sỹ; đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin nhằm từng bước hiện đại hóa, quản lý khoa học về liệt sỹ, mộ liệt sỹ.

4- Tiếp tục tổ chức tốt việc thông báo, thông tin về mộ liệt sỹ đến thân nhân, gia đình liệt sỹ. Tôn tạo các công trình ghi công liệt sỹ hiện có; xây dựng và từng bước hoàn thiện các thiết chế tri ân liệt sỹ (nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm liệt sỹ, đền thờ liệt sỹ) ở cấp xã, cấp huyện bằng nguồn ngân sách do Nhà nước bảo đảm, kết hợp với các nguồn xã hội hóa, đáp ứng nhu cầu tôn vinh, thăm viếng của nhân dân và thân nhân liệt sỹ.

5- Xây dựng "Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo"; có cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu tiên bố trí nguồn kinh phí cho công tác tìm kiếm, quy tập; bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ; khen thưởng, động viên đối với tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước có thành tích tham gia công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ; phấn đấu đến năm 2020, hoàn thành việc tìm kiếm, quy tập hài cốt số liệt sỹ còn lại đã có thông tin và hoàn thành cơ bản công tác này vào những năm tiếp theo.

6- Các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương tổ chức phổ biến, quán triệt và xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Chỉ thị.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị các cấp tham gia đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động các hội viên, đoàn viên tham gia tích cực công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ.

Giao Quân ủy Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Chỉ thị này được phổ biến, quán triệt đến chi bộ để thực hiện.

Nguồn: TTXVN
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Quy tập hài cốt liệt sĩ: Chạy đua với thời gian!

Trên chặng đường gian khó và không kém phần hiểm nguy, nhiều chiến sỹ quy tập đã ngã xuống, có những người mãi mãi mang thương tật. Thế nhưng, xác định, mỗi cuộc tìm kiếm là một cuộc đua với thời gian, mọi hiểm nguy, gian khó đều được đẩy lùi phía sau lưng.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 Quytap10
Những bước chân đoàn quy tập vẫn băng rừng, vượt núi đi tìm hài cốt đồng đội

Hành trình 30 năm, đó không phải thời gian quá dài nhưng những thành quả mà đoàn quy tập mộ liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh ở chiến trường Lào đạt được không phải là nhỏ. Hơn 11.000 liệt sĩ đã được trở về với đất mẹ thân yêu. 11.000 liệt sĩ, dẫu không còn hình hài nguyên vẹn, nhưng đó là cả một niềm an ủi lớn lao cho những người mẹ, người cha, người vợ mỏi mòn chờ đợi mấy chục năm trời.

“Lần đầu tiên nhận nhiệm vụ, trong thâm tâm tôi có nỗi sợ hãi mơ hồ chế ngự, trước ngày lên đường tôi gần như thức trắng đêm. Nhưng ngôi mộ đầu tiên được tìm thấy, dẫu xương cốt đã hóa thành đất, chỉ còn một ngôi sao được tìm thấy, tự nhiên bao nhiêu nỗi sợ hãi tan biến, trong lòng dâng lên niềm tự hào, khâm phục và thấy các liệt sĩ như chính những người thân thuộc của mình. 20 năm gắn bó với công tác quy tập, các bác, các chú, các anh thực sự là những người thân yêu của chúng tôi, đang đợi chúng tôi đến đón về”, đại tá Hồ Trọng Bình kể.

Để có được kết quả đó, không biết bao nhiêu mồ hôi, sức lực, máu và nước mắt của những người làm công tác quy tập đã đổ xuống. Những giọt mồ hôi đã đổ xuống, thấm mềm những cao nguyên khô khốc ở Xiêng Khoảng, ở Bô Ly Khăm Xay... Những bàn tay đầy những vết chai sạn, sần sùi đã cần mẫn bới từng nắm đất đến tướp cả máu để nhặt nhạnh phần ít ỏi còn lại của những người con đất Việt ra đi vì chí lớn. Những “đòn cân não” khi phải vượt qua những bãi bom, bãi mìn còn sót lại để vào được tận nơi mai táng các liệt sĩ.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 Quytap12
Có những khi, dấu vết còn lại của người liệt sĩ chỉ là hai chiếc đế giày

Những bàn chân đã trèo biết bao nhiêu con đèo, vượt bao nhiêu rừng sâu núi thẳm để tìm kiếm, cất bốc và quy tập các hài cốt liệt sĩ. Đường xa vạn dặm, hiểm nguy rình rập, nhiều người đã hy sinh trên đường tìm kiếm bởi tai nạn, bởi bệnh tật. Đại tá Bình cho biết: “Trong thời gian qua, 9 chiến sỹ của đoàn quy tập đã ngã xuống, 15 người bị thương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên nước bạn Lào, 1 người được công nhận là bệnh binh”.

Những người lính hôm nay đã phải đổi cả máu, nước mắt và cả tính mạng để thực hiện một nhiệm vụ lớn lao là tìm và đưa hài cốt các liệt sĩ trở về đất mẹ. 11.000 hài cốt - đó là món quà quý giá nhất đối với Tổ quốc, với quê hương, và đặc biệt là đối với thân nhân của các liệt sĩ. Vậy nhưng, ở đâu đó trên cao nguyên Xiêng Khoảng, trên những cánh rừng rộng lớn của Bô Ly Khăm Xay, của Khăm Muộn… vẫn còn khoảng hơn 1.000 người con Việt Nam đang nằm lại và đang chờ đợi bước chân của những chiến sỹ quy tập.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 Quytap13
Hay những phần hài cốt với dòng chữ vỏn vẹn "chưa biết tên" là cả một nỗi niềm đau đáu đối với những người làm công tác quy tập

Hơn 11.000 hài cốt tìm thấy nhưng chỉ có khoảng gần 30% xác định được tên tuổi, địa chỉ cụ thể. Đồng nghĩa với chỉ khoảng 300 liệt sĩ được trở về trong vòng tay của người thân. Còn lại, đều nằm trong các nghĩa trang liệt sĩ với tấm bia mộ “liệt sĩ chưa biết tên”. Đó là cả một nỗi niềm đau đáu của những người làm công tác quy tập. Bởi vậy, bên cạnh tìm kiếm, cất bốc các phần mộ, để thuận lợi hơn cho công tác xác định nhân thân, quê quán của các liệt sĩ, các chiến sỹ quy tập chú tâm hơn vào việc tìm kiếm các di vật nằm cùng phần mộ. Biết đâu, với những di vật đó, sẽ là những mấu chốt quan trọng để trả lại tên cho các liệt sĩ đang gắn với những tấm bia vô danh trong các nghĩa trang?

“Hơn 1.000 hài cốt chưa được tìm thấy thực sự là thử thách rất lớn đối với chúng tôi. Hầu hết các phần mộ đó đều tập trung ở các địa bàn cực kỳ khó khăn. Thời gian trôi qua quá lâu, sự bào mòn của mưa gió đã khiến các ngôi mộ bị xê dịch đi rất nhiều so với những sơ đồ mộ chí mà đồng đội các bác cung cấp cho chúng tôi. Hoặc cũng có thể các ngôi mộ đó đã bị san phẳng, cuốn trôi.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 Quytap14
Vẫn còn hơn 1.000 hài cốt quân tình nguyện Việt Nam nằm đâu đó trong những cánh rừng già của nước bạn Lào đang chờ những người lính quy tập tìm thấy và đưa về quê hương

Hơn nữa, thời gian trôi đi, những nhân chứng, những người trực tiếp chôn cất hay chăm sóc các phần mộ đã già đi hoặc không còn. Bởi vậy, có thể nói, chúng tôi đang chạy đua với thời gian để đưa các bác trở về. Bởi nếu chậm đi một chút thôi, có thể những manh mối ít ỏi nhất cũng có thể sẽ không được tìm thấy. Khi đó, các bác sẽ mãi mãi nằm lại nơi đất khách quê người. Đó là cái tội rất lớn đối với các bác, với những người đã hy sinh vì độc lập dân tộc và nghĩa vụ quốc tế cao cả”, đại tá Bình ngậm ngùi.

Nắng tháng Năm vẫn trải vàng trên từng ngã đường. Ở bên kia biên giới, mùa mưa đang trở nên dữ dội và khắc nghiệt hơn nhưng những người lính quy tập vẫn kiên trì bám trụ, một mặt xây dựng cơ sở, một mặt tìm kiếm những manh mối cho đợt quy tập tiếp theo, khi mùa mưa chấm dứt. Hơn 1.000 người con ưu tú của đất nước Việt Nam đang chờ các anh tìm thấy và đón về quê hương.

Nguồn: Dân trí
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 8b268c10
Các liệt sĩ lần lượt được an táng tại nghĩa trang Đồng Tâm, huyện Bá Thước
Sáng 25/5/2013, tại nghĩa trang liệt sĩ Đồng Tâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa tổ chức trọng thể lễ tưởng niệm, an táng 59 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trong chiến tranh giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế cao cả.

Lễ tưởng niệm các liệt sĩ được tổ chức trong bầu không khí trang nghiêm, thành kính, có lãnh đạo Ban công tác đặc biệt của Chính phủ, Bộ LĐTB-XH, quân khu VI, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, MTTQ, các tổ chức đoàn thể tỉnh Thanh Hóa cùng đông đảo cán bộ, nhân dân, học sinh trên địa bàn huyện Bá Thước tham dự.

Khắc ghi công lao to lớn, sự hy sinh cao cả của các Anh hùng, liệt sĩ trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang, thế hệ hôm nay bày tỏ lòng tri ân, tiếp tục nhân rộng phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo hậu phương quân đội, nguyện chung sức chung lòng xây dựng quê hương, đất nước ngày một giàu mạnh.

Trước đó, Hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa đã làm lễ cầu siêu cho các anh linh liệt sĩ.

Được biết, các liệt sĩ nêu trên thuộc Tiểu đoàn 54, pháo phòng không, quân khu Tây Bắc, hy sinh khoảng năm 1968 trong chiến đấu bảo vệ khu Trung Ương nước CHDCND Lào.

Các liệt sĩ được đội tìm kiếm và quy tập mộ liệt sĩ, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa phối hợp với lực lượng vũ trang tỉnh Hủa Phăn cùng nhân dân các bộ tộc Lào tìm kiếm, cất bốc trong mùa khô 2012-2013 tại khu vực bản Na Kày và bản Bắc, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn. Trong số các liệt sĩ nêu trên, một người có chôn theo di vật khắc tên Lê trên bi-đông đựng nước uống nhưng chưa rõ quê quán. Theo đó, cơ quan chức năng lưu mẫu để phân tích AND xác định danh tính, đáp ứng mong mỏi của thân nhân các gia đình liệt sĩ.

Sau lễ tưởng niệm, tri ân, hài cốt các liệt sĩ lần lượt được an táng tại nghĩa trang Đồng Tâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá.

Nguồn: Nhân dân
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Đội K93 quy tập thêm 24 hài cốt liệt sĩ

Đại tá Phạm Quang Trung, Đội trưởng Đội K93 - Bộ CHQS tỉnh An Giang cho biết, từ đầu năm đến nay, Đội K93 đã tìm kiếm, quy tập được thêm 24 hài cốt liệt sĩ. Trong số 24 hài cốt này có 4 liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ và được đồng đội chôn cất tại chiến trường Bảy Núi trước đây, còn lại 20 hài cốt liệt sĩ là của các đơn vị quân tình nguyện hy sinh trên đất Campuchia; bao gồm 13 liệt sĩ được phát hiện trên địa bàn tỉnh Kampongspeu và 7 liệt sĩ được phát hiện trên địa bàn tỉnh Tà Keo.

Mới đây nhất, vào ngày 17-5-2013, từ thông tin của người dân Campuchia, Đội K93 đã phát hiện, cất bốc được một bộ hài cốt liệt sĩ hy sinh năm 1970. Theo những người lớn tuổi tại đây cho biết, chiến sĩ quân tình nguyện này thuộc một đơn vị chủ lực từ miền Bắc tăng cường vào Nam tham gia làm nhiệm vụ giúp bạn chiến đấu chống Mỹ trên hướng Tà Keo, khu vực giáp biên giới Việt Nam – Campuchia.

Ngay tại nơi xảy ra trận đánh, người dân địa phương phát hiện một mộ mới đắp vội của quân tình nguyện. Để tỏ lòng ghi ơn bộ đội Việt Nam, người dân tại đây thay nhau giữ gìn mộ liệt sĩ đến nay. Địa chỉ mộ liệt sĩ thuộc địa phận xã Tràm Bok, huyện Kirivong, tỉnh Tà Keo; phía Tây cách quốc lộ 2 khoảng 8 km (từ cửa khẩu Tịnh Biên lên đến ngã ba Gò Tà Lập, rẽ trái về hướng huyện lỵ Kirivong). Vậy ai là thân nhân hoặc đồng đội của liệt sĩ này, xin liên hệ Đội K93 (0763 876 120) để biết thêm chi tiết và giúp đơn vị xác nhận chính xác tên họ, quê quán liệt sĩ.

Nguồn: QĐND
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Quy tập thành công 164 hài cốt liệt sĩ tại Tống Lê Chân

“Khi mọi nỗ lực tìm kiếm hài cốt của 164 Liệt sĩ tại Tống Lê Chân trong suốt 40 năm qua gần như vô vọng, thì ngày 28 tháng 4 năm 2013 vừa qua, chúng tôi đã làm được…”.

Đó là niềm vui mà Trung tướng Lê Nam Phong, nguyên Hiệu trưởng trường Sĩ quan Lục quân 2, xúc động chia sẻ với PV báo GĐ&XH Cuối tuần về một trong những thành công đầu tiên của Trung tâm Thông tin tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, trực thuộc Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam (Trung tâm – PV) do ông làm trưởng Ban chỉ đạo vừa mới thành lập.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 Sp-tra10
Đông đảo báo chí và người thân đến chứng kiến buổi khai quật tại Tống Lê Chân

Từ nỗi trăn trở khôn nguôi

Tướng Phong bồi hồi kể lại, “Cách đây 46 năm, ngày 7 tháng 8 năm 1967, Trung đoàn 165, sư đoàn 7 đã tổ chức trận đánh tập kích căn cứ biệt kích của quân đội Sài Gòn tại Tống Lê Chân thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Thật không may, trận đánh bị bại lộ ngay từ khi quân ta đang tiếp cận mục tiêu nên quân địch đã có thời gian tập tung xe pháo đánh trả quyết liệt. 164 cán bộ chiến sĩ của trung đoàn đã anh dũng hy sinh (trong đó có cả trung đoàn lẫn tiểu đoàn). Đặc biệt, Đại đội súng máy 12,7 ly hy sinh không còn ai trở về. Đau xót hơn là số liệt sĩ này, quân ta không lấy được thi thể mà bị bọn địch dồn các anh xuống giao thông hào thành hố chôn tập thể …” đó là một trong hàng ngàn sự hy sinh mất mát khác của quân đội ta”.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 Hinh1t10

Cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đã kết thúc 38 năm. Đặc biệt, ngay sau khi kết thúc chiến tranh, Đảng, Nhà nước và quân đội ta đã có chủ trương quy tập mộ liệt sĩ. Tổ chức nhiều Đội chuyên trách tìm kiếm phần mộ liệt sĩ, trong đó có không ít đồng chí bị thương, và kể cả hy sinh do vấp phải bom mìn của cuộc chiến để lại. Phong trào tìm mộ liệt sĩ đã được phát động trong toàn quân, toàn dân trên cả nước. Nhờ vậy, hàng trăm ngàn liệt sĩ đã được quy tập vào các nghĩa trang liệt sĩ trên cả nước. Tuy nhiên hiện nay, ngoài bìa rừng vẫn đang còn hàng chục vạn hài cốt của các đồng chí chưa thể tìm được. Hàng chục năm nay từ thế hệ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, anh em, con cháu, … các gia đình liệt sĩ đã truyền cho nhau nỗi đau chưa tìm thấy phần mộ người thân.

Thành công đầy ý nghĩa

“Nghĩ đến những đồng chí còn nằm lại ở các chiến trường, nghĩ đến các gia đình liệt sĩ mong muốn cần được sự giúp đỡ để có điều kiện đi tìm mộ người thân, ngày 23 tháng 6 năm 2012, tại bảo tàng Miền Đông (QK7), chúng tôi đã lập ra đề án thành lập Trung tâm Thông tin tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, trực thuộc Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam. Đến ngày 25 tháng 8 năm 2012, Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam đã ra quyết định số 142/QĐ – HTGĐLSVN thành lập trung tâm Thông tin tìm kiếm hài cốt liệt sĩ do Trung tướng Nguyễn Thới Bưng, nguyên UVTƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm cố vấn, tôi làm trưởng Ban chỉ đạo và Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh làm giám đốc, cùng các đồng chí khác…”, Trung tướng Lê Nam Phong chia sẻ.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 Hinh2-10

“Ngay sau khi Trung tâm được thành lập, chúng tôi bắt tay thực hiện ngay kế hoạch thu thập thông tin cùng kết hợp mọi phương pháp để phục vụ cho việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ. Cụ thể kế hoạch năm 2013, trung tâm sẽ khảo sát ở các chiến trường khoảng 2.000 phần mộ liệt sĩ và phối hợp với các đơn vị quân đội, các ngành chức năng cố gằng tìm kiếm từ 200 đến 500 hài cốt liệt sĩ để đưa hài cốt các anh trở về”.

“Trong vòng 6 tháng đầu mới thành lập, trung tâm đã tìm kiếm được 32 hài cốt liệt sĩ nằm rải rác ở địa bàn miền Đông Nam Bộ; Tháng 3/2013 tìm kiếm được 1 Hài cốt và từ ngày 17 – 19/4/2013, trung tâm tìm kiếm được 24 bộ hài cốt tại Bình Dã, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Đặc biệt, ngày 28 tháng 4 năm 2013, trung tâm đã phối hợp với Quân đoàn 4, Sư đoàn 7, cùng một số cựu chiến binh của Trung đoàn 165 và cô Vũ Thị Hòa (người có khả năng đặc biệt – theo lời ông Trịnh Duy Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm - PV) đã tìm được hố chôn tập thể 164 liệt sĩ tại Tống Lê Chân cùng nhiều di vật của các anh trước sự vui mừng khôn xiết của hàng trăm cán bộ chiến sĩ, cựu chiến binh, gia đình và nhân dân địa phương… sau 46 năm hy sinh”, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh, giám đốc trung tâm chia sẻ.

Để công việc tiếp tục hoàn thành như đã đề ra, trung tâm kêu gọi “các Cựu chiến binh đã trực tiếp chôn cất đồng đội và nhân dân địa phương hãy cung cấp thông tin, đồng thời đề nghị các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp và nhà hảo tâm giúp đỡ trung tâm một phần chi phí thực hiện”

Mọi thông tin vui lòng liên hệ: 0933667518 (Thiếu tướng Doanh) hoặc 0903100046 (A. Duy Sơn).

Nguồn: Gia đình
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

"Nhà ngoại cảm bịp" Vũ Thị Hòa tìm mộ liệt sĩ

Là một trong 462 tù binh thoát đi an toàn trong cuộc nổi dậy phá nhà lao Tân Hiệp (Biên Hòa), vượt ngục ngày 2/12/1956, ông Nguyễn Văn On, nguyên Trưởng ban Binh vận tỉnh Long An, luôn áy náy vì có những đồng đội ở tù chung bị gặc giết chết, không tìm ra xác. Mỗi lần nghe có đợt tìm kiếm hài cốt liệt sĩ ở nhà lao Tân Hiệp là ông tìm đến. Một lần như thế, ông đã phát phát hiện trò bịp của người tự xưng là “nhà ngoại cảm”.

Đường đến nhà lao Tân Hiệp

Ông Nguyễn Văn On là lớp cán bộ ra đi từ mùa thu tháng Tám, cùng cả dân tộc làm cuộc kháng chiến 9 năm lịch sử, kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy địa cầu”, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, trả lại độc lập cho nước ta. Ông On có tên trong danh sách cán bộ đi tập kết của tỉnh Long An vì ông là cán bộ đã lộ diện, ở lại sẽ rất nguy hiểm.

Đến giờ phút cuối trước khi xuống tàu, ông được lệnh ở lại miền Nam vì có dấu hiệu cho thấy chính quyền Ngô Đình Diệm sẽ lật lọng, không thực thi Hiệp định Giơ-ne-vơ, chia cắt lâu dài đất nước ta.

Ở lại miền Nam, ông On phải trốn tránh, chủ yếu ẩn mình dưới địa hình ở khu vực ven sông Vàm Cỏ quê hương ông. Từ khoảng giữa năm 1955, chính quyền Diệm bắt đầu ra tay đàn áp, lụng sục những người kháng chiến cũ không chịu đầu hàng, hợp tác với chúng. Hàng loạt cán bộ ở tỉnh Long An bị giặc bắt bớ, tra tấn, tù đày, thậm chí giết chết. Ông On cũng bị chúng bao vây bắt được trong một trận vây ráp ở xã Long Cang – huyện Cần Đước vào cuối năm 1955.

Không dụ dỗ được ông chiêu hồi, chính quyền huyện Cần Đước đã đày ông lên nhà lao Phú Lâm – Chợ Lớn, rồi sau đó chuyển ông lên nhà lao Tân Hiệp (Biên Hòa), một nhà lao trung chuyển trước khi đưa tù chính trị đi xa hơn, như ra Côn Đảo, Phú Quốc.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 Images39
Đài tưởng niệm cuộc nổi dậy phá nhà lao Tân Hiệp

Lúc ông On đến nhà lao Tân Hiệp, nơi đây mới có khoảng 300 – 400 tù nhân. Những cán bộ cách mạng, những người kháng chiến cũ bị giặc bắt đưa đến đây mỗi ngày, số tù trong nhà lao tăng nhanh, lên đến khoảng 1.000 người, trong đó khoảng một nửa là cán bộ cách mạng, còn lại là tù thường phạm. Mỗi ngày ông chứng kiến hàng chục tù chính trị bị giặc trói đưa lên xe chở đi, người ta nói họ đưa tù binh ra Côn Đảo, Phú Quốc, mà cũng có thể đưa đi thủ tiêu vì các tù binh không chịu “chào cờ”, không bước qua cờ Đảng.

Ông On bắt liên lạc được với tổ chức Đảng trong nhà lao, ông tham gia vào chi ủy của một trại, được sự chỉ đạo thường xuyên của Đảng ủy nhà lao. Để rồi các ông đã âm thầm, bí mật chuẩn bị cho một cuộc vượt ngục lịch sử - cuộc vượt ngục quy mô lớn nhất, táo bạo nhất trong thời chiến tranh chống Mỹ.

Cuộc vượt ngục lịch sử

Đối phương “đánh hơi” được sự tồn tại của tổ chức Đảng trong nhà lao Tân Hiệp, nên chúng luôn canh phòng cẩn mật. Từ giữa năm 1956, nhà lao Tân Hiệp giam giữ trên 1.000 tù nhân. Nhà tù chia thành 8 trại giam, trong đó phần lớn chiến sĩ cách mạng bị giam ở các trại D, E, G. Chuẩn bị cho cuộc vượt ngục, Đảng ủy nhà lao chỉ đạo các trại tuyển chọn những đảng viên còn khỏe mạnh, xuất thân từ bộ đội, du kích, có kinh nghiệm chiến đấu, nhất là bản lĩnh chính trị vững vàng để đưa vào lực lượng xung kích, làm nòng cốt cho cuộc nổi dậy phá khám.

Vào thời điểm nổ ra cuộc vượt ngục, nhà lao Tân Hiệp đã được xây dựng hoàn chỉnh với hai lớp kẽm gai bao bọc và một hệ thống 9 tháp canh lớn, mỗi tháp canh đủ chỗ cho 3 lính gác được trang bị súng trung liên, một loại vũ khí hiện đại lúc bấy giờ. Cổng trại giam làm bằng thép dày, bên cạnh là đồn canh lớn và kho súng. Nơi đây thường xuyên có một tổ lính bảo an canh gác suốt ngày đêm.

Thời điểm nổi dậy được Đảng ủy nhà lao ấn định là chiều thứ bảy, ngày 1/12/1956. Như thường lệ, phần lớn lực lượng lính trong nhà lao tập trung ra “sân banh”, kẻ đá người coi, chỉ còn lại lực lượng mỏng trong doanh trại. Thế nhưng, đúng vào ngày này, một chiếc xe chở nhóm chỉ huy và rất nhiều binh lính của địch bất ngờ đến nhà lao.

Những người tù cách mạng tưởng kế hoạch vượt ngục đã bị lộ, nên án binh bất động. Đêm 1/12/1956 trôi qua bình thường, chứng tỏ kế hoạch không bị bại lộ, nếu không đối phương đã đàn áp các chiến sĩ cách mạng.

Thời điểm vượt ngục dời lại chiều 2/12/1956. Ông Nguyễn Văn On nhớ lại: Khi tiếng kẻng báo cơm đúng 17h30 vang lên, hàng trăm tù binh đồng loạt lao ra khỏi trại giam, hướng về phía kho súng gần cổng nhà lao. Các chiến sĩ tay không đã quật ngã được một trung đội địch đang bảo vệ kho súng, cướp được hơn 40 khẩu súng để tự trang bị cho lực lượng nổi dậy.

Khoảng một nửa tù nhân trong nhà lao chạy thoát ra ngoài (số tù thường phạm không tham gia vượt ngục), qua cửa chính nhà lao đã được lực lượng xung kích phá toang. Các khẩu trung liên trên 2 tháp canh gần cổng nhà lao liên tục nhả đạn về phía cổng, nơi những người tù vượt ngục phải chạy qua, vì vậy có một số chiến sĩ phải nằm lại cổng nhà lao.

Trong cuộc vượt ngục lịch sử này, 462 tù nhân chính trị đã được giải thoát, về với cách mạng; 22 người đã ngã xuống trong khu vực nhà lao, trong đó có nhà báo Dương Tử Giang - người kịch liệt phản đối các lớp học tố cộng trong nhà lao Tân Hiệp và chuyên soạn những vở cải lương thấm đẫm tinh thần yêu nước để các bạn tù trình diễn nhằm động viên nhau gìn giữ khí tiết.

Năm 1994, Bộ VHTT đã quyết định công nhận nơi diễn ra cuộc nổi dậy phá nhà lao Tân Hiệp ngày 2/12/1956 là di tích lịch sử cấp quốc gia. Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Nguyễn Trọng Tâm, nguyên bí thư Đảng ủy nhà lao Tân Hiệp, cho biết, đồng chí cố Tổng Bí thư Lê Duẩn khi báo cáo với Bác Hồ và Bộ Chính trị đã nói: “Cuộc phá nhà lao Tân Hiệp là tiếng súng bạo lực cách mạng đầu tiên ở miền Nam, minh chứng cho bản dự thảo đường cách mạng miền Nam”.

Đến thăm nhà lao Tân Hiệp, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nói: “...Cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp ngày 2/12/1956 là đỉnh cao của quá trình đấu tranh bất khuất của những người cộng sản và người yêu nước, thể hiện rõ chân lý: “kẻ càng khủng bố, phát xít, tinh thần đấu tranh cách mạng của nhân dân càng cao”; 462 cán bộ đảng viên và hơn 40 khẩu súng các loại tịch thu trong cuộc nổi dậy là nguồn bổ sung lớn cho phong trào cách mạng miền Nam đang trong thời kỳ chuyển mình đấu tranh...”.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 Images40
Bia ghi tên 22 liệt sĩ hi sinh

Một cuộc khai quật

Thoát khỏi nhà lao Tân Hiệp, ông Nguyễn Văn On cùng một nhóm tù vượt ngục vượt tiếp qua Quốc lộ 1 về vùng rừng tỉnh Bà Rịa, chịu đói chịu khát, cùng với sự bao vây, tuy lùng của địch, suốt mấy tháng trời, trước khi bắt liên lạc được với cách mạng. Ông On cùng những người tù vượt ngục thành lập đội quân vũ trang, đánh địch trước cả khi có phong trào Đồng Khởi.

Sau ngày giải phóng, ông On có đôi lần trở lại nhà lao Tân Hiệp mong tìm được những đồng đội mất tích, nhưng vô vọng. Về sau này khi đã về hưu, cả lúc đã lớn tuổi, già yếu, nhưng mỗi khi nghe nói có đợt tìm hài cốt các chiến sĩ cách mạng hi sinh trong nhà lao, là ông lại tìm đến.

Cho đến cách đây khoảng một năm rưỡi, khi đã già yếu, hiểu được mệnh trời, ông đã nhờ người đưa đến thăm nhà lao Tân Hiệp một lần cuối. Tình cờ ông thấy có đợt tìm kiếm hài cốt liệt sĩ trong khu vực nhà lao ngày trước có sự tham gia của các “nhà ngoại cảm” đến từ Yên Bái.

Dù không tin khả năng của các “nhà ngoại cảm”, nhưng ông On cũng nán lại theo dõi cuộc tìm kiếm. Một “nhà ngoại cảm” tên Vũ Thị Hòa hướng dẫn cuộc tìm kiếm. “Nhà ngoại cảm” xác định vị trí có hài cốt liệt sĩ là sát hàng rào phía đường Dương Tử Giang. Ðội quy tập hài cốt liệt sĩ tỉnh đến để tìm kiếm theo quy trình, nhưng bà Hòa không cho, mà để bà cùng nhóm “nhà ngoại cảm” đào xới.

Trong suốt quá trình tìm kiếm, nhóm này còn dùng một tấm bạt che phủ phía trên để không ai có thể quan sát việc làm của họ. Ông On xin tới xem cuộc khai quật, nhưng họ không cho. Theo trí nhớ của ông On, khu vực mà họ khai quật ngày trước là khoảnh đất trống, không có khả năng có hài cốt liệt sĩ.

Không thể đợi xem tới cùng cuộc khai quật của những “nhà ngoại cảm”, ông On lên đường ra về, nhưng vẫn quan tâm theo dõi kết quả cuộc khai quật. Sau đó ông được các người quen ở Biên Hòa cho biết, các “nhà ngoại cảm” đã tiến hành đào một hố có kích thước khoảng 4 mét vuông, sâu khoảng 40cm, rồi nhặt lấy một số vật phẩm màu xám vụn, một ít đất màu đen và 4 cúc áo màu trắng. Các “nhà ngoại cảm” khẳng định số đất đen trên chính là xương cốt của 10 liệt sĩ đã bị địch giết và chôn lấp, lâu ngày bị phân hủy.

Ông On nhớ lại, các chiến sĩ hi sinh chỉ trên 50 năm, không thể có chuyện xương cốt bị phân hủy thành bùn. Ông On đã đôi lần đi tìm hài cốt liệt sĩ hi sinh trong kháng chiến chống Pháp, trước cả các liệt sĩ hi sinh ở nhà lao Tân Hiệp, ở vùng rừng Sác ngập mặn, môi trường khắc nghiệt, nhưng hài cốt liệt sĩ vẫn còn khá nguyên vẹn. Sau đó ông On được biết, Sở LÐ-TBXH tỉnh Đồng Nai đã cho mang số đất đen được các “nhà ngoại cảm” cho là “hài cốt” đi giám định để rõ thực hư.

Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an tại TP. Hồ Chí Minh đã kết luận 2 lọ chứa số đất đen mà “nhà ngoại cảm” Hòa và một số người cho rằng là hài cốt, qua giám định cho thấy không phải là thành phần của xương, mà là mảnh vụn của… tổ mối và đất sét. Như vậy, từ kết quả giám định khoa học, đã đủ cơ sở khẳng định không hề có chuyện phát hiện được hài cốt liệt sĩ ở Nhà lao Tân Hiệp như “nhà ngoại cảm” Vũ Thị Hòa rêu rao.

“Nhà ngoại cảm” từ trên trời rơi xuống

Tiếp tục câu chuyện của ông Nguyễn Văn On, chúng tôi tìm hiểu thêm về “nhà ngoại cảm” Vũ Thị Hòa. Theo điều tra xác minh của Cục Chính trị Bộ tư lệnh Quân khu 7, Vũ Thị Hòa (sinh năm 1972) là người dân tộc Thái, quê quán tại tỉnh Ðiện Biên, hiện thường trú tại phường Yên Thịnh, TP. Yên Bái (tỉnh Yên Bái). Bà Hòa trước đây là đối tượng chuyên buôn bán động vật hoang dã, quý hiếm, là những loại hàng không được phép mua bán.

Thời gian gần đây, khi nhu cầu tìm kiếm hài cốt liệt sĩ của thân nhân các gia đình liệt sĩ thông qua con đường ngoại cảm tăng lên, bà Hòa bỗng dưng biến thành “nhà ngoại cảm” chuyên tìm kiếm hài cốt liệt sĩ. Có điều, bà chỉ tích cực tìm kiếm hài cốt theo yêu cầu của những gia đình khá giả, còn những gia đình khó khăn về kinh tế thì khéo léo từ chối.

Cách tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ của bà Hòa cũng có nhiều điều đáng nghi vấn. Khi tiến hành đào bới ở những nơi cho rằng có hài cốt liệt sĩ, bà Hòa cũng đều dùng vải bạt che kín. Quá trình đào bới cũng chỉ có bà Hòa và nhóm người “Ðoàn tâm đức Yên Bái” trực tiếp thực hiện, không cho cơ quan chức năng tham gia và giám sát.

Hầu hết các mộ do bà Hòa cất bốc đều không có xương cốt mà chỉ có các lọ penicilin cùng một số vật phẩm khác mà bà Hòa cho là “hài cốt đã bị phân hủy”. Nếu địa phương nào đề nghị mang số vật phẩm phát hiện được đi giám định DNA (như trường hợp ở Ðồng Nai), bà Hòa và nhóm người “Ðoàn tâm đức Yên Bái” đều có những hành vi kích động thân nhân các liệt sĩ chống đối, ngăn chặn việc giám định.

Công văn số 50/CCT-PCS ngày 9/1/2012 của Cục Chính trị Bộ tư lệnh Quân khu 7 nêu rõ: Vũ Thị Hòa và nhóm người tự xưng “Ðoàn tâm đức Yên Bái” không có khả năng đặc biệt trong tìm kiếm mộ liệt sĩ, hoạt động của đối tượng ngày càng thể hiện rõ những dấu hiệu bất minh, như cách ly, không cho cơ quan chức năng tiếp cận khu vực đào mộ, “hài cốt” thu được không có mẫu sinh phẩm, không cho người nhà liệt sĩ xét nghiệm DNA.

Mục đích của đối tượng là lợi dụng tình cảm và khai thác yếu tố tâm linh trong vấn đề tìm kiếm hài cốt liệt sĩ để trục lợi. Vì thế, Bộ tư lệnh Quân khu 7 đề nghị Bộ chỉ huy Quân sự và Sở LÐ-TBXH 9 tỉnh, thành phố trong khu vực tổ chức quán triệt đến cán bộ, chiến sĩ; tuyên truyền, phổ biến đến các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân trên địa bàn biết được những hành vi, mưu đồ của “nhà ngoại cảm” dỏm Vũ Thị Hòa, đồng thời ngăn chặn không cho đối tượng Vũ Thị Hòa và “Ðoàn tâm đức Yên Bái” tổ chức tìm kiếm hài cốt liệt sĩ và các hoạt động khác trên địa bàn, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Nguồn: Đất Việt
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Chân dung "Nhà ngoại cảm" bị Quân khu 7 vạch mặt

Vũ Thị Hòa (41 tuổi), trú tại tổ 14, phường Đồng Tâm (TP. Yên Bái – tỉnh Yên Bái) đã không từ mọi thủ đoạn buôn bán những con thú là động vật hoang dã để kiếm lời. Khi công việc kinh doanh này đổ bể, bà Hòa tự “phong” cho mình là một “Nhà ngoại cảm” có biệt tài chữa bệnh và tìm mộ liệt sĩ để từ đó kiếm lời trên chính những bộ hài cốt của các chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập dân tộc và niềm khát khao tìm lại người thân của các thân nhân liệt sĩ.

Cách tìm một liệt sĩ khó hiểu của “Nhà ngoại cảm” và trận bị đuổi đánh thập tử nhất sinh

Theo tìm hiểu của PV, trước đó vào tháng 3/2011, bà Hòa đã đi tới khu vực nhà lao Tân Hiệp (TP. Biên Hòa – Đồng Nai) để tìm mộ cho 22 liệt sĩ đã hy sinh ở đây. Ði theo bà Hòa còn có một nhóm tự xưng là “Ðoàn tâm đức Yên Bái” và một số người được giới thiệu là thân nhân của liệt sĩ, tất cả lên đến khoảng 40 người.

“Nhà ngoại cảm” Hòa xác định vị trí có hài cốt liệt sĩ là sát hàng rào (phía đường Dương Tử Giang), tuy nhiên, lại không đồng ý cho Ðội quy tập hài cốt liệt sĩ tỉnh tìm kiếm theo quy trình mà bà Hòa và nhóm người nói trên lại tự tiến hành đào xới. Trong suốt quá trình tìm kiếm, nhóm này còn dùng một tấm bạt che phủ phía trên để không ai có thể quan sát việc làm của họ...

Sau đó, bà Hòa nhặt lấy một số vật phẩm màu xám vụn có kích thước từ 1-2cm, một ít đất màu đen và 4 cúc áo màu trắng nằm lẫn trong búi cỏ. Bà Hòa khẳng định số đất đen trên chính là xương cốt và máu thịt của 10 liệt sĩ đã bị địch giết và chôn lấp, những vật phẩm màu nâu là… phần sọ liệt sĩ bị phân hủy. Ngoài ra, bà còn cho rằng gần đó còn 2 hố chôn 7 và 5 liệt sĩ khác (đủ 22 liệt sĩ) nên cần phải khai quật tiếp.

Đúng lúc đó, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Hạnh Phúc, đại diện Hội Cựu chiến binh tỉnh cũng có mặt. Với kinh nghiệm hơn 30 năm làm công tác quy tập hài cốt liệt sĩ, ông Phúc cho rằng số đất đen trên không phải là xương cốt liệt sĩ.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 Images41
"Nhà ngoại cảm" Vũ Thị Hòa

Hơn nữa, tầng đất phát hiện “hài cốt” không phải là tầng đất nguyên thủy bởi không có sự liền mạch của thớ đất, mà đấy chỉ là đất bồi đắp do tác động của thiên nhiên hoặc con người. Ðại diện Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, TP. Biên Hòa cũng đồng tình với ý kiến trên.

Ngay lập tức, nhóm người của bà Hòa đã quay ra chửi bới, nhục mạ, thậm chí dùng những lời lẽ hết sức thô tục đối với những người đại diện cho các cơ quan chức năng đến theo dõi quan sát việc tìm kiếm... Một vài người trong nhóm này còn hung hăng kích động những người đứng xung quanh, đòi “đập chết mẹ thằng nào cản trở”... việc tìm kiếm!

Từ đó, danh tiếng “Nhà ngoại cảm” Vũ Thị Hòa được nhiều người biết tới. Bà Hòa thường xuyên có những chuyến đi dài ngày, vào trong tận Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu…để tìm kiếm hài cốt theo nguyện vọng của thân nhân người nhà liệt sĩ. Sau hai năm “có khả năng đặc biệt”, bà Hòa đã tự nhận mình đã tìm được gần 4000 trường hợp hài cốt, trong đó phần lớn là những bộ hài cốt của liệt sĩ.

Cũng vì thế mà không khí ở tổ 14, phường Đồng Tâm – TP. Yên Bái trở lên nhộn nhịp khi trong vùng xuất hiện bà Vũ Thị Hòa tự lập “Điện” thờ Thần thánh và xưng mình có khả năng siêu nhiên có thể nói chuyện được với người âm và chữa được bệnh cho con người. Nhiều người ở khắp mọi miền đất nước đổ về đây với mong muốn nhờ bà Hòa tìm giúp thân nhân của gia đình đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ trường kỳ của dân tộc.

Nhưng, “không ai trong khu vực biết rõ được quá khứ của bà Hòa hay bà thường xuyên vắng mặt ở địa phương để làm gì. Thời gian trước đây, khu vực lúc nào cũng tấp nập xe máy, xe ô tô xếp dài ngoài đường để đến nhà bà Hòa để cầu cúng với hy vọng tìm được mộ liệt sĩ cho thân nhân của gia đình.

Nhưng bà Hòa bận lắm, đi suốt ngày, có mấy khi thấy ở nhà đâu nên ai may mắn lắm mới gặp được mà không phải gia đình nào bà Hòa cũng đồng ý đi tìm mộ cho…Thấy bảo bà Hòa không cần ăn uống như người bình thường mà chỉ cần ngửi hương hoa huệ để sống qua ngày.

Nhưng có một điều lạ là và Hòa chỉ nhận tìm mộ cho những gia đình khá giả còn những gia đình khác đến bà Hòa chỉ ừ ừ, gật gật không hứa hẹn trước điều gì vì cho rằng mình rất…bận!”, bà Nguyễn Thị Hường, người dân tổ 14, phường Đồng Tâm nói rành mạch và chỉ về phía ngôi nhà trước mặt mình mà cho biết:

“Đấy chính là ngôi nhà của bà Hòa. Nhiều lần tôi đến nhà bà ấy ngồi tụng kinh có nghe người nhà bảo rằng bà Hòa đã từng có thời gian sang bên Úc để học về đạo Phật! Những lần đi xa mà đến tuần tuyết cúng bái không về được thì bà Hòa chỉ đạo…qua điện thoại cho người nhà làm theo”.

Đến nhà bà Vũ Thị Hòa khi trời đã xế chiều, ấn tượng đầu tiên khi bước ngôi nhà mái bằng chừng 30m2 là nó được trang trí, bày biện chật kín bởi những đồ thờ, lễ. Đang ngẩn người nhìn vào bên trong thì một người đàn ông bước lại gần, tươi cười nói: “Mời em vào uống nước. Công việc ở Điện bận quá, anh vừa mới tiếp một đoàn xong…”. Rồi người ông trong ngôi nhà đó tự giới thiệu tên là Việt, hàng xóm của bà Hòa.

“Hôm nay chồng của cô Hòa sang bên ngoại có chút việc, còn cô Hòa thì lên Hà Nội. Nếu em cần tìm mộ người thân thì cứ ghi những thông tin cụ thể vào sổ rồi chúng tôi sẽ chủ động liên lạc lại với gia đình để xác nhận”.

Tuy nhiên, ông Việt không thể biết được bà Hòa lên Hà Nội làm gì, ở đâu, bao giờ về(?). Ngồi bên cạnh ông Việt là đứa con gái út của bà Hòa cứ nhìn chằm chằm vào rôi như không hiểu chuyện gì rồi bất chợt nói: “Cháu nhớ mẹ lắm”!.

Ông Nguyễn Văn Phúc, người dân tổ 14, phường Đồng Tâm cho biết: “Tôi trước đây làm ở Ban Thanh tra – UBND tỉnh Yên Bái, mới về hưu được 3 tháng nay. Thời còn làm bên ban thanh tra tôi nghe được câu chuyện khá thú vị về bà Hòa khi đang tìm một liệt sĩ cho một gia đình ở trong miền trong…”, nói đến đây, ông Phúc nở nụ cười khó hiểu.

Rồi ông Phúc kể tiếp, sau một khoảng thời gian tìm kiếm, bà Hòa cùng với nhóm Đoàn tâm đức Yên Bái tìm thấy nơi mà liệt sĩ của gia đình. Sau khi căng bạt bốn xung quanh không cho bất cứ ai vào xem thì bà Hòa bỗng dưng reo lên: “Tới rồi!”.

Sau khoảng một lúc, bà Hòa đưa cho gia đình nọ một lọ thủy tinh bên trong có đựng ít đất và một chiếc cúc áo và nói rằng “những gì mà phần hài cốt liệt sĩ còn sót lại khi đang chiến đấu ở chiến trường Bà Rịa – Vũng Tàu”. Nhưng thật bất ngờ, khi gia đình nọ khẳng định người thân của họ từ trước đây chỉ chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, không có bất cứ thông tin nào nói rằng người thân của họ chiến đấu ở tận trong chiến trường Bà Rịa – Vũng Tàu cả. “Sau đó, họ đã đuổi đánh bà Hòa và Đoàn tâm đức Yên Bái một trận thập tử nhất sinh”, ông Phúc nói.

Theo ông Phạm Văn Bình, Tổ trưởng tổ dân phố 14, phương Đồng Tâm, từ năm 2010 bà Hòa tự nhận mình có khả năng ngoại cảm nên đã kết hợp với một nhóm người là tự xưng là “Đoàn tâm đức Yên Bái” mạo danh làm việc cho Bộ Quốc phòng, đi tìm một liệt sĩ cho người dân trong tỉnh có nhu cầu và thường có những chuyến đi tìm một liệt sĩ ở trong chiến trường Bình – Trị - Thiên và các tỉnh Miền Nam.

“Bà Hòa có chồng và 4 đứa con, hai đứa con gái đang học ở Học viện Quân Y, còn một đứa học lớp 8, đứa con gái út đang học lớp 5. Hàng ngày, bà Hòa thường đi suốt chứ không thường xuyên có mặt tại địa bàn. Công việc nhà của, chăm sóc con cái, một tay người chồng lo liệu.

Không những thế, khi xây Điện thờ lên nhưng chính bà Hòa cũng không ở nhà là “chủ nhang” mà người chồng cũng kiêm việc này nốt. Bà Hòa đi đâu cũng phải có Đoàn tâm đức Yên Bái đi theo. Cách thức tìm một của họ cũng rất lạ khi xác định được nơi cho rằng có mộ liệt sĩ ở đưới đo, bà Hòa và Đoàn tâm đức Yên Bái đã quây bạt bốn xung quanh, không cho bất kỳ ai vào trong (kể cả lực lượng chức năng hay thân nhân của liệt sĩ – PV) chứng kiến cuộc tìm kiếm.

Với bất kỳ nơi nào, bà Hòa cũng lấy một ít đất bùn cho vào lọ thủy tinh nhỏ bằng ngón chân cái, bên trong có một cái cúc và bảo rằng đấy chính là những gì còn lại của bộ hài cốt”, nói đoạn, ông Bình liệt kê ra những lần bà Hòa đã tìm một liệt sĩ trên địa bàn tỉnh như trước cổng Công an TP. Yên Bái, hay gần quảng trường TP. Yên Bái mà ông đã được chứng kiến.

“Bà Hòa đi nói là đi tìm một liệt sĩ ở khắp trong Nam ngoài Bắc, thậm chí nhiều lần bà Hòa còn cho biết mình đã từng tìm mộ cho người nhà các quan chức. Nhưng chưa bao giờ người dân trong vùng nhờ đến bà Hòa tìm mộ hay chữa bệnh cho cả.

Nhiều nhà trong vùng có cũng lễ, tang ma bất cứ công việc gì liên quan đến tâm linh thì cũng đi tìm hiểu ở nơi khác chứ chưa bao giờ qua nhà bà Hòa để cầu khấn. Những người trong vùng bị ốm đau đều đến cơ sở y tế để chữa bệnh, các con của bà Hòa cũng có lần cảm, sốt nhưng cũng thấy chồng bà Hòa đi ra ngoài hiệu thuốc Tây mua về cho con uống…”, ông Bình nói.

Nghề buôn cá và lai lịch bất hảo của “Nhà ngoại cảm”

Khi được hỏi về bà Vũ Thị Hòa, ông Lê Ngọc Quỳnh – Phó Chủ tịch phường Yên Thịnh cho biết: “Nói đến bà Hòa thì ở phường này ai cũng biết, thời gian tạm trú tại phường bà Hòa là nghề bán cá tại các chợ. Hàng ngày bà Hòa vẫn đến các chợ đầu mối sau đó đi đến các chợ nhỏ hơn để bán lẻ. Được một thời gian thấy không hiệu quả, bà ấy lại chuyển sang buôn rắn rồi các loài động vật hoang dã.

Trong khoảng thời gian ấy, bà Hòa nhiều lần bị cơ quan chức năng của phường tiến hành lập biên bản xử lý về hành vi này những vẫn nhiều lần tái phạm. Quãng thời gian sau thì công việc làm ăn thất bát, thấy bảo vì nợ nhiều quá mà bà Hòa đã bỏ chồng với bốn đứa con ở nhà mà đi ở nơi xa. Được khoảng 5 tháng sau thì quay trở về địa bàn mang theo một số băng đĩa quay lại cảnh đi tìm mộ liệt sĩ rồi bà ấy mở cho người dân trong vùng xem và từ đó đến giờ tự nhận mình có khả năng ngoại cảm, nói chuyện được với người âm”.

Theo lời ông Quỳnh chỉ dẫn, tôi tìm đến tổ 32, phường Yên Thịnh, nơi trước đây bà Hòa đã từng có thời gian cư trú khi còn là “lái cá”. Gặp bà Nguyễn Thị Huệ, người dân tổ 32, phường Yên Thịnh chia sẻ: “Vì là người chạy chợ hàng ngày nên bà Hòa là người nhanh nhẹn, hoạt bát lại có tài ăn nói. Tuy nhiên, cũng không thuộc phải dạng vừa, không ai có thể bắt nạt được bà ấy. Đã nhiều lần tôi chứng kiến cảnh bà Hòa bán cá ngoài chợ chanh chấp với họ chỗ ngồi rồi đến chuyện cãi nhau với người mua chuyện cân, đo, đong đếm.

Chuyện bà Hòa bỗng nhiên có khả năng ngoại cảm tìm mộ liệt sĩ tôi không giám khẳng định là có đúng hay không nhưng cũng làm cho người dân trong vùng chúng tôi hết sức bất ngờ. Thời gian đầu, bà Hòa là tâm điểm bàn tán của người dân khu vực này vì chuyện làm ăn thất bát, có nhiều người đến đòi nợ rồi bỏ đi. Sau đó quay trở về địa phương lại tự nhận mình có khả năng đặc biệt”.

Ông Bình cung cấp thêm: “Sống ở nơi đông dân cư là thế nhưng vợ chồng bà Hòa chẳng bao giờ tiếp xúc với ai. Chỉ đến khi có khách ở lại qua đêm thì người chồng mới ra báo cáo với tôi. Bà Hòa quê chính ở huyện Trấn Yên – Yên Bái, sau đó chuyển lên phường Yên Thịnh sinh sống, mới mua đất xây nhà ở tổ 14, phường Đồng Tâm được 2 năm. Tuy thế, trong hai năm ở đây, bà Hòa đã gây náo loạn cả vùng với hai vụ bị người ta đến đòi nợ. Sau khi đưa lên công an phường giải quyết vụ việc, bà Hòa lại về địa phương là Nhà ngoại cảm như bình thường”.

Lần thứ nhất là khi bà Hòa mới chuyển đến tổ 14, vào đầu năm 2011. Lúc đó, căn nhà đang xây dựng thì có một nhóm người đi xe ô tô đến đòi nợ. Bọn chúng nói rằng bà Hòa trước đây có vay của họ mấy chục triệu để làm ăn nhưng mấy năm không trả được nên lãi mẹ đẻ lãi con, số nợ đã lên tới 300 triệu. Khi biết được tin bà Hòa chuyển đến chỗ ở mới, lại có tiền xây nhà nên bọn chúng đã kéo đến nhà làm ầm ĩ cả xóm.

Sau đó, sự việc đã được đưa lên cơ quan giải quyết. Bà Hòa nhất quyết chỉ nhận là mình nợ mấy chục triều tiền lãi, còn số tiền gốc thì đã trả trước đó mình đã nợ số tiền đó. Nhưng sau khi mọi việc được giải quyết bà Hòa có đi nói với một số người là vay số tiền đó để làm kinh phí để đi tìm mộ liệt sĩ và xây Điện thờ.

Lần thứ 2 cách đây hai tháng trước khi có một nhóm người ở dưới Phú Thọ đi xe ô tô lên nhà bà Hòa để đòi nợ. Họ cho biết rằng bản thân họ không có tiền nhưng khi thấy cô Hòa trình bày làm ăn thua lỗ nên đã đi vay mượn để cho bà Hòa vay. Nhưng sau nhiều năm đòi mà bà Hòa cứ khất lần khất lượt nên đã phải lăn lội đường xa lên để đòi nợ. Vì vụ việc lúc đó xảy ra đã về đêm, khi tôi đang ngủ thì đám người ở Phú Thọ đến nhà bà Hòa đòi nợ ầm ỹ nên nên người dẫn đã đến báo cáo sự việc với tôi. Sau đó, chính quyền công an phường cũng đã mời hai bên về trụ sở để giải quyết sự việc.

Trung tá Trần Trí Công – Ban Tuyên huấn, thuộc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái xác nhận: Trường hợp về bà Vũ Thị Hòa tự nhận mình có khả năng ngoại cảm tìm mộ liệt sĩ và chữa bệnh cứu người là hoàn toàn bịa đặt cá nhân nhằm trục lợi, gây kích động dư luận công chúng.

“Sau khi nắm bắt được thông tin ở địa bàn, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái đã cử cán bộ làm công tác điều tra, xác minh cho biết, bà Hòa trước đây là đối tượng chuyên buôn bán hàng cấm là động vật hoang dã, quý hiếm. Những năm gần đây khi nhu cầu tìm kiếm hài cốt liệt sĩ của thân nhân các gia đình liệt sĩ thông qua con đường ngoại cảm tăng lên, bà Hòa bỗng dưng biến thành “nhà ngoại cảm”, đồng thời tụ tập thêm một số người có lai lịch, nhân thân xấu tự xưng là Ðoàn tâm đức Yên Bái chuyên tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.

Có điều, Ðoàn tâm đức Yên Bái chỉ tích cực tìm kiếm hài cốt theo yêu cầu của những gia đình khá giả, còn những gia đình khó khăn về kinh tế thì đoàn “đánh bài lơ”, không quan tâm đoái hoài đến. Cách tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ của bà Hòa cũng có nhiều điều đáng nghi vấn.

Khi tiến hành đào bới ở những nơi cho rằng có hài cốt liệt sĩ, bà Hòa cũng đều dùng vải bạt che kín. Quá trình đào bới cũng chỉ có bà Hòa và nhóm người Ðoàn tâm đức Yên Bái trực tiếp thực hiện, không cho cơ quan chức năng tham gia và giám sát. Và hầu hết các mộ do bà Hòa cất bốc đều không có xương cốt mà chỉ có các lọ penicilin cùng một số vật phẩm khác mà bà Hòa cho là: Hài cốt đã bị phân hủy.

Nếu địa phương nào đề nghị mang số vật phẩm phát hiện được đi giám định ADN (như trường hợp ở Ðồng Nai), bà Hòa và nhóm người Ðoàn tâm đức Yên Bái đều có những hành vi kích động thân nhân các liệt sĩ chống đối, ngăn chặn việc giám định”, Trung tá Công nói.

Trước sự việc trên, Cục Chính trị Bộ tư lệnh Quân khu 7 đã tiến hành điều tra làm rõ Vũ Thị Hòa (sinh năm 1972) là người dân tộc Thái, quê quán tại tỉnh Ðiện Biên, hiện thường trú tại phường Yên Thịnh, TP. Yên Bái (tỉnh Yên Bái). Hòa là đối tượng chuyên buôn bán hàng cấm là động vật hoang dã, quý hiếm.

Những năm gần đây khi nhu cầu tìm kiếm hài cốt liệt sĩ của thân nhân các gia đình liệt sĩ thông qua con đường ngoại cảm tăng lên, bà Hòa bỗng dưng biến thành “nhà ngoại cảm”, đồng thời tụ tập thêm một số người có lai lịch, nhân thân xấu tự xưng là “Ðoàn tâm đức Yên Bái” chuyên tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.

Công văn số 50/CCT-PCS ngày 9/1/2012 của Cục Chính trị Bộ tư lệnh Quân khu 7 nêu rõ: Vũ Thị Hòa và nhóm người tự xưng “Ðoàn tâm đức Yên Bái” không có khả năng đặc biệt trong tìm kiếm mộ liệt sĩ, hoạt động của đối tượng ngày càng thể hiện rõ những dấu hiệu bất minh (cách ly, không cho cơ quan chức năng tiếp cận khu vực đào mộ, “hài cốt” thu được không có mẫu sinh phẩm, không cho người nhà liệt sĩ xét nghiệm ADN).

Mục đích của đối tượng là lợi dụng tình cảm và khai thác yếu tố tâm linh trong vấn đề tìm kiếm hài cốt liệt sĩ để trục lợi. Vì thế, Bộ tư lệnh Quân khu 7 đề nghị Bộ chỉ huy Quân sự và Sở LÐ-TBXH 9 tỉnh, thành phố trong khu vực tổ chức quán triệt đến cán bộ, chiến sĩ; tuyên truyền, phổ biến đến các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân trên địa bàn biết được những hành vi, mưu đồ của “nhà ngoại cảm” dỏm Vũ Thị Hòa, đồng thời ngăn chặn không cho đối tượng Vũ Thị Hòa và “Ðoàn tâm đức Yên Bái” tổ chức tìm kiếm hài cốt liệt sĩ và các hoạt động khác trên địa bàn, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Nguồn: Đất Việt
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Công an Yên Bái lật tẩy lai lịch "Nhà ngoại cảm"

Xử phạt “nhà ngoại cảm” buôn động vật hoang dã

Theo tài liệu từ Công an tỉnh Yên Bái, vào cuối năm 2010, do bị lực lượng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái theo dõi về hành vi buôn bán động vật hoang dã cùng với việc làm ăn buôn bán ngoài chợ thua lỗ. Bà Hòa đã thôi nghề “lái cá” rồi bỏ đi đâu đó mà không ai được rõ.

“Bà Hòa đang chung sống với chồng và 4 người con thì đột nhiên bỏ đi mà không rõ lý do. Có thông tin cho rằng bà Hòa vì làm ăn thất bại nên đã vay nợ nhiều người, không có khả năng trả nợ nên đã bỏ trốn khỏi địa phương để khỏi làm ảnh hưởng đến chồng con và tìm đường làm ăn mới.

Sau đó được mấy tháng, bà Hòa thường gửi về cho chồng con những đĩa video quay lại cảnh bà ta đi tìm mộ liệt sĩ ở miền Nam rồi dặn chồng mở băng này cho những người hàng xóm xem để tuyên truyền khiến dân chúng tin tưởng”, anh Nông Thanh Việt, công an viên theo dõi địa bàn tổ 32, phường Yên Thịnh (TP. Yên Bái – tỉnh Yên Bái) – nơi trước đây bà Hòa cư trú nói.

Thượng tá Chu Văn Hải – Phó Chánh Văn phòng Công an tỉnh Yên Bái khẳng định: Trước đây bà Trần Thị Hòa đã bị công an môi trường xử tiến hành xử phạt hành chính về trường hợp buôn bán động vật hoang dã.

“Năm 2010, lực lượng công an môi trường đã tìm thấy trong nhà bà Hòa 2 con cầy hương nên đã tiến hành lập biên bản xử lý hành chính. Đồng thời, phát hiện bà Hòa có biểu hiện buôn bán động vật hoang dã nên đã lập hồ sơ theo dõi chuyển sang lực lượng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái để tiến hành điều tra”, Thượng tá Hải nói.

Ông Hải cho biết thêm: “Khi có công văn của cơ quan Bộ Tư lệnh Quân khu 7 về việc bà Hòa đi tìm mộ liệt sĩ, Công an tỉnh Yên Bái cũng tiến hành điều tra nhưng chưa xác định bà Hòa phạm tội hình sự vì khó có thể điều tra được việc bà Hòa yêu cầu người nhà liệt sĩ đưa tiền hay là do họ tự nguyện. Khi lực lượng chức năng hỏi bà Hòa thì bà ta chỉ nói làm phúc cứu người, còn tìm đến nhà những thân nhân đi tìm mộ thì họ đều từ chối cung cấp thông tin vì liên quan đến vấn đề tâm linh.

Sau quá trình điều tra, công an tỉnh Yên Bái thấy việc bà Hòa tự nhận mình có khả năng ngoại cảm là vấn đề tâm linh, thuộc lĩnh vực văn hóa nên Công an Yên Bái đã giao nhiệm vụ cho phía an ninh văn hóa của tỉnh đề điều tra, kiểm soát, báo cáo tình hình cụ thể khi có dấu hiệu hành nghề mê tín dị đoan. Hiện tại, lực lượng an ninh văn hóa tỉnh cũng đã đã phân cho công an phường Đồng Tâm, công an khu vực tổ 14 nơi bà Hòa cư trú để theo dõi hoạt động của bà này”.

Ông Phạm Văn Bình, tổ trưởng tổ 14, phường Đồng Tâm cũng cho biết: “Từ hơn 1 năm nay, bất kể những người khách nào ra vào nhà bà Hòa thì người trong nhà cũng phải có nhiệm vụ đến thông báo với tôi để ghi vào sổ theo dõi.

Hàng tuần, hàng tháng đồng chí công an viên của phường Đồng Tâm cũng đến nhà tôi để tìm hiểu và trao đổi tình hình đang diễn ra nhà bà Hòa để có phương án xử lý cụ thể. Chính vì thế mà thời gian gần đây, lượng khách đến nhà bà Hòa tìm nhờ tìm mộ người thân sụt giảm hẳn thì quãng thời gian đầu năm 2011, xe ô tô từ khắp mọi nơi đến nhà bà Hòa đỗ chật kín cả đường”.

Thượng tá Chu Văn Hải khẳng định lại một lần nữa: “Cục chính trị Bộ tư lệnh quân khu 7 và cơ quan chức năng trên địa bàn đã có công văn xác định là bà Hòa không có khả năng ngoại cảm và tìm mộ liệt sĩ. Tuy nhiên, nếu có cơ quan báo chí nào vẫn cố tình đăng tải thông tin sai sự thật, ngược với kết luận của cơ quan chức năng thì Công an tỉnh Yên Bái sẽ xem xét để có công văn đề nghị Cục Báo chí yêu cầu những cơ quan báo chí đó phải đăng tải cải chính thông tin, nêu rõ những nguồn sử dụng trong bài viết để không gây hoang mang trong dư luận và làm mất tình hình an ninh trên địa bàn tỉnh Yên Bái”.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 Images42
"Nhà ngoại cảm" bịp Vũ Thị Hòa

“Nhà ngoại cảm bịp” đã lừa thân nhân liệt sĩ như thế nào?

Bà Lê Thị Mỹ Phượng, Giám đốc Sở LÐ-TBXH tỉnh Đồng Nai cho biết, trưa ngày 3/1/2012, các cơ quan chức năng cùng các ông Hai Thông, Tám Quyết, bà Nguyệt và bà Vũ Thị Hòa có mặt tại khu vực phần đất của ngân hàng. Ði theo bà Hòa còn có một nhóm tự xưng là “Ðoàn tâm đức Yên Bái” và một số người được giới thiệu là thân nhân của liệt sĩ, tất cả lên đến khoảng 40 người. Ngoài ra, còn có mặt một vài cán bộ hưu trí như: ông Tám Ðiền, ông Ðông...

“Nhà ngoại cảm” Hòa xác định vị trí có hài cốt liệt sĩ là sát hàng rào nhà lao Tân Hiệp (phía đường Dương Tử Giang). Tuy nhiên, lại không đồng ý cho Ðội quy tập hài cốt liệt sĩ tỉnh tìm kiếm theo quy trình mà bà Hòa và nhóm người nói trên lại tự tiến hành đào xới. Trong suốt quá trình tìm kiếm, nhóm này còn dùng một tấm bạt che phủ phía trên để không ai có thể quan sát việc làm của họ...

Sau đó, bà Hòa đưa ra một ít đất màu đen và 4 cúc áo màu trắng nằm lẫn trong búi cỏ. Bà Hòa khẳng định số đất đen trên chính là xương cốt và máu thịt của 10 liệt sĩ đã bị địch giết và chôn lấp, những vật phẩm màu nâu là… phần sọ liệt sĩ bị phân hủy.

Ngoài ra, bà còn cho rằng gần đó còn 2 hố chôn 7 và 5 liệt sĩ khác (đủ 22 liệt sĩ) nên cần phải khai quật tiếp. Thấy dấu hiệu khả nghi, bà Phượng đã đưa số đất mà bà Hòa cho rằng đó là “hài cốt liệt sĩ” lên Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an tại TP. Hồ Chí Minh để kiểm tra thì nhận được kết quả bất ngờ: Mẫu đất mà bà Hòa cho rằng đấy là hài cốt liệt sĩ thực chất chỉ là mảnh vụn của… tổ mối và đất sét.

Được biết trước đó vào tháng 10/2011, bà Hòa còn “phán” rằng: Khu vực Vườn Chuối thuộc phường Tân Phong (TP. Biên Hòa) có hài cốt 1.000 liệt sĩ hy sinh khi đánh vào sân bay Biên Hòa năm Mậu Thân 1968. Tuy nhiên, đến ngày 24/10/2011, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã tiến hành khảo sát, đào 3 hố thám sát tại nhà ông Phạm Văn Giúp và bà Phạm Thị Ðỡ - địa điểm mà bà Hòa cho rằng có hài cốt.

Dưới sự chứng kiến của ông Tám Quyết, nhóm quy tập đã đào sâu đến gần 2m vẫn không phát hiện được bất cứ gì. Một lãnh đạo của tỉnh Đồng Nai cho biết: “Theo hồ sơ lưu lại tại Sở LĐ-TBXH tỉnh Đồng Nai năm 1995 – 1996 tỉnh cũng đã chi gần 400 triệu để tìm một liệt sĩ ở khu Vườn Chuối nhưng không thấy bộ hài cốt nào”.

Nguồn: Đất Việt
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 13915810
Đại diện chính quyền hai tỉnh Đắc Lắc và Mondunkiri ký kết thủ tục giao nhận
Sáng 30-5-2013, tại thành phố Xen-mô-nô-rum, tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia, đoàn công tác của tỉnh Đắc Lắc do đồng chí Mai Hoan Niê Kđăm – Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chuyên trách của Đắc Lắc đã nhận bàn giao 11 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia qua các thời kỳ chiến tranh được quy tập trong mùa khô năm 2013. Trong đó có một hài cốt liệt sĩ xác định rõ danh tính là Liệt sĩ Trần Bê, hy sinh ngày 2-7-1978, quê tại xã An Minh, huyện Xuân An, tỉnh Phú Khánh nay là tỉnh Phú Yên.

Trước khi ban giao 11 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia qua các thời kỳ chiến tranh cho tỉnh Đắc Lắc, chính quyền tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia đã tổ chức lễ cầu siêu cho các liệt sĩ.

Phát biểu tại buổi lễ, ngài Sa Vay Sam Eang, Phó tỉnh trưởng tỉnh Mondunkiri cho rằng: Trong thời gian qua, Ban chuyên trách tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện của 2 tỉnh Đắc Lắc và Mondunkiri đã phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia qua các thời kỳ chiến tranh. Ngài Sa Vay Sam Eang khẳng định nhân dân Campuchia luôn thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ và tôn vinh các liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã chiến đấu anh dũng, hy sinh để giúp Campuchia tránh khỏi thảm họa diệt chủng. Trong thời gian tới, tỉnh Mondunkiri sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tích cực việc tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 55793810
Lễ cầu siêu và tiễn đưa 11 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia về Việt Nam

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Đắc Lắc, đồng chí Mai Hoan Niê Kđăm cảm ơn chính quyền và nhân dân tỉnh Mondulkiri đã tạo điều kiện, giúp đỡ Đội K51 của tỉnh Đắc Lắc trong quá trình tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia. Đại diện lãnh đạo chính quyền 2 tỉnh Đắc Lắc và tỉnh Mondunkiri đã ký kết và làm thủ tục giao nhận.

Chiều cùng ngày, tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đắc Lắc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Đắc Lắc đã tổ chức lễ viếng, truy điệu và an táng.

Tại lễ viếng, các đoàn đại biểu: Ban chỉ đạo Tây Nguyên; Đảng ủy-Tư lệnh Quân khu 5; Đại biểu quốc hội, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh; MTTQVN tỉnh Đắc Lắc; Đoàn tỉnh đội Mondulkiri; Bộ chỉ huy quân sự tỉnh; Công an tỉnh; Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh; Sư đoàn 470; Hội cựu chiến binh tỉnh; thành phố Buôn Ma Thuột, xã Hòa Thắng và Đội K51 đã lên đặt vòng hoa và viếng anh linh các liệt sĩ. Đọc điếu văn tại lễ tưởng niệm, đồng chí Mai Hoan Niê Kđăm đã bày tỏ lòng tiếc thương và biết ơn sâu sắc đối với các liệt sĩ đã không tiếc máu xương, anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì nhiệm vụ quốc tế cao cả. Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắc Lắc sẽ làm hết sức mình để xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh; đồng thời giữ gìn, củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp sẵn có giữa Việt Nam - Campuchia trong tình hình mới, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, hợp tác hữu nghị, xứng đáng với sự hy sinh cao cả của các liệt sĩ.

Nguồn: QĐND
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Chuyện chưa kể về nghĩa trang liệt sĩ Triều Tiên

Ai đã từng đi qua khu đồi rừng Hoàng, xã Tân Dĩnh, Lạng Giang, Bắc Giang sẽ rất ngạc nhiên khi bắt gặp một khu nghĩa trang với vài hàng bia mộ khắc song ngữ (Việt-Triều) lẻ loi giữa cây lá. Thông qua người cựu chiến binh ngày ngày quét dọn, hương khói đã kể lại câu chuyện để đưa chúng tôi xuôi thời gian về một thời quá khứ hào hùng, thể hiện dấu ấn hữu nghị giữa hai dân tộc Việt-Triều trong kháng chiến chống Mỹ.

1. Để ghi nhớ công lao của những người lính không quân Triều Tiên đã chiến đấu và ngã xuống trên đất nước Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã công nhận họ là những liệt sĩ ngay trong thời kỳ 1965-1969. Nhà nước Việt Nam nói chung cũng như Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hà Bắc trước đây nói riêng đã trao toàn bộ quyền tìm nơi đặt hài cốt liệt sĩ cho bên phía Triều Tiên.

Theo ông Dương Văn Dậu, một cựu chiến binh hiện đang trông nom khu nghĩa trang liệt sĩ Triều Tiên cho biết: “Thời kỳ đó, đích thân một vị tham tán Đại sứ quán Triều Tiên đã đi chọn khu đất để đặt phần mộ cho 14 liệt sĩ. Họ đi tìm từ Bắc Ninh, Bắc Giang, lên Lạng Sơn và cuối cùng mới quyết định chọn đồi rừng Hoàng thuộc xã Tân Dĩnh, Lạng Giang, Bắc Giang để đặt nghĩa trang. Việc vì sao người Triều Tiên chọn nơi này khi đến giờ không một ai biết.

Khu nghĩa trang liệt sĩ Triều Tiên rộng khoảng 300m2 tọa lạc trên đỉnh đồi rừng Hoàng, với cổng quay về hướng Đông (có nghĩa hướng về quê nhà Triều Tiên). Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong quãng thời gian từ năm 1965-1969, Chính phủ Triều Tiên cử 87 chiến sĩ sang Việt Nam tham gia tác chiến để rút kinh nghiệm. Mọi chi phí ăn ở, tập luyện, chỉ huy tác chiến do phía Việt Nam đảm nhiệm. Trong số 87 chiến sĩ đoàn không quân sang Việt Nam học tập và tác chiến ấy có 14 người đã hi sinh và một số người khác sau này đã được Đảng và Nhà nước ta phong tặng danh hiệu Anh hùng. Ông Dậu người biết rõ nhất lai lịch của khu nghĩa trang liệt sĩ đặc biệt này đã bắt đầu câu chuyện đưa chúng tôi về quá khứ…

2. Năm 1964, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đã mở rộng ra cả nước với sự kiện các tỉnh miền Bắc bị địch tấn công dữ dội, oanh tạc suốt ngày đêm. Bằng sự giúp đỡ của Liên Xô, không quân Việt Nam đã được trang bị nhiều máy bay hiện đại thời đó như Mig 17, Mig 19…

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 6_ong910
Ông Dậu ngày nào cũng ra nghĩa trang thắp hương và kính cẩn làm lễ

Chỉ trong thời gian ngắn, với sự cải tiến sáng tạo thêm của những quân nhân Việt Nam, những chú én nhỏ “made in Liên Xô” đã thực sự trở thành những pháo đài bay với hệ thống hỏa lực mạnh đủ để tiêu diệt máy bay địch. Liên tiếp những chiếc máy bay của không lực Hoa Kỳ bị không quân Việt Nam bắn hạ trên bầu trời miền Bắc. Chính những thành tích oanh liệt của quân và dân miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã lan rộng sang các nước bè bạn, anh em, trong đó có CHDCND Triều Tiên bé nhỏ ở phía Đông. Đây cũng chính là lí do khiến lực lượng không quân Triều Tiên ngưỡng mộ và họ đã quyết định cử 87 người lính trẻ sang Việt Nam tập huấn và chiến đấu để lấy kinh nghiệm.

Bộ Tư lệnh Không quân Việt Nam khi đó đã giao cho Trung đoàn Không quân 923 (còn gọi là đoàn Yên Thế - một địa danh nổi tiếng của Bắc Giang đã từng gắn liền với cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) quản lý, tập huấn và chỉ huy đội không quân Triều Tiên. Nơi đội không quân Triều Tiên được chúng ta tập huấn, hướng dẫn tác chiến là sân bay dã chiến Kép (thuộc Hà Bắc cũ, nay sân bay này vẫn còn tồn tại ở xã Quang Thịnh, Lạng Giang, Bắc Giang).

Các chiến sĩ Triều Tiên đã được những sĩ quan của ta ở đoàn 923 huấn luyện, truyền đạt tỉ mỉ những kỹ thuật lái máy bay Mig 17,19, chiến thuật tiêm kích trên không... Trong đó, có một đặc điểm rất nổi trội của chiến tranh Việt Nam mà những chiến sĩ Triều Tiên đã học hỏi được đó chính là nghệ thuật đánh du kích và khả năng lấy yếu thắng mạnh, phản ứng nhanh trong những hoàn cảnh gian khó. Khóa huấn luyện diễn ra một cách quy củ và đã đạt được những kết quả tốt đẹp.

Do đó, ngay trong năm 1965, khi bom đạn của đế quốc Mỹ đang bắn phá điên loạn ở miền Bắc, các chiến binh không quân Triều Tiên đã xung phong ra trận ngay, đồng thời đây chính là những bài thực hành rất quả cảm của họ. Được sống và tập luyện cùng những chiến sĩ Việt Nam, thấu hiểu tinh thần yêu nước của dân tộc Việt và sự phi nghĩa của đế quốc Mỹ, chính vì thế, những chiến sĩ Triều Tiên đã ra trận chiến đấu mà không quản hy sinh mất mát có thể xảy ra với mình.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 6_nhun10
Những tấm bia mộ liệt sĩ Triều Tiên giữa vườn cây cối ở đồi rừng Hoàng.


3. Cuộc chiến đấu của đội chiến binh Triều Tiên chủ yếu trên vùng trời của các tỉnh ven Hà Nội như Hà Bắc, Vĩnh Phúc và Hải Hưng (nay là Hải Dương và Hưng Yên). Với tinh thần dũng cảm, ý chí mạnh mẽ mang đặc trưng của dân tộc Triều Tiên, nên ai đã ra trận là chiến đấu ngoan cường, phải quyết tiêu diệt bằng được đối phương.

Ngày 24/9/1965, sau trận đánh chặn cuộc oanh tạc của máy bay Mỹ ở vùng sân bay Kép, thì một tin dữ đã ập tới. Đó cũng là khúc mặc niệm bi tráng đầu tiên vang lên trên bầu trời Hà Bắc khi chàng chiến binh Ương-Hông-Xang (19 tuổi) đã anh dũng hy sinh. Đó cũng là trận đầu xuất kích của người chiến sĩ trẻ này sau khi được cử sang Việt Nam tập huấn. Ương-Hông-Xang đã hy sinh khi bắt đầu xuất kích và bị trúng bom của Mỹ.

Trong năm 1966, cuộc chiến đấu của đội quân Triều Tiên vẫn liên tiếp diễn ra, nhưng trong năm này đội không quân nước bạn không có ai hy sinh. Tuy vậy, chỉ trong năm 1967 đội quân chiến binh trên không này đã mất thêm 12 người nữa. Người quân nhân Triều Tiên thứ 14 có tên Kim-Chi-Hoan đã ngã xuống trên bầu trời Việt Nam vào ngày 12/2/1968. Trong số 14 người đã hy sinh ở Việt Nam thì có đến 11 người ngã xuống ngay vùng Hà Bắc - nơi hứng chịu rất nhiều bom đạn của Mỹ, còn lại 2 chiến sĩ hy sinh ở Vĩnh Phúc và 1 hy sinh ở Hải Hưng.

Như vậy chỉ chưa đầy 3 năm, có 14 chiến sĩ trong đội không quân của Triều Tiên được cử sang học hỏi, rồi tình nguyện chiến đấu ở Việt Nam đã hy sinh. Theo đánh giá của một số cựu chiến binh đã từng chiến đấu ở đoàn 923 thì đội chiến sĩ Triều Tiên đã bắn rơi được 26 chiếc máy bay của đế quốc Mỹ, bắt sống được nhiều giặc lái. Những người lính Triều Tiên đã chiến đấu bằng tinh thần quả cảm, như cho chính quê hương mình vậy. Sự hy sinh của 14 chiến sĩ Triều Tiên là một mất mát lớn của quân đội bạn và người dân Việt Nam mãi mãi ghi nhớ đến sự hy sinh đó, vì nó đã góp phần vào hòa bình và độc lập của dân tộc mình.

4. Trong một ngày tháng 7 nắng chói chang, chúng tôi đã quyết định về đồi rừng Hoàng để viếng linh hồn các liệt sĩ Triều Tiên. Chúng tôi nghiêng mình trước linh hồn các liệt sĩ trên đỉnh đồi rừng Hoàng lộng gió. Còn người quản trang già, một thương binh hạng 2/4 Dương Văn Dậu thì lặng lẽ thắp hương rồi kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện rất kì lạ.

Ông Dậu kể: “Khi mai táng, bên cạnh mỗi chiếc áo quan của liệt sĩ Triều Tiên còn được đặt một con cá chép hồng và một chú chó đen. Mọi người ở làng thắc mắc thì họ chỉ cho biết đó là phong tục truyền thống trong mai táng của dân tộc Triều Tiên, đặc biệt là với những người hy sinh nơi đất khách quê người...”. Sau này ông Dậu và những người trong làng mới hiểu rằng việc đặt cá chép hồng vào trong áo quan thầm mang ý nghĩa rằng khi mất đi họ sẽ được siêu thoát, con cá chép ấy sẽ theo sông ra biển lớn và tìm về với đất mẹ (nước Triều Tiên).

Sau khi quy tập 14 thi thể của những chiến sĩ Triều Tiên đã hy sinh, phía bạn đã mua được từ một ông già tên Đức ở Lạng Giang 6 con cá chép hồng bắt được trên sông Thương. Họ tiếp tục nhờ ông bắt thêm 8 con nữa, nhưng do đây là loại cá cực hiếm nên ông Đức đành chịu. Không hiểu sao như linh hồn những chiến sĩ Triều Tiên phù hộ mà từ sau ngày bán cá chép hồng, gia đình ông Đức đã làm ăn khấm khá và thoát cảnh sống nước, lên bờ dựng nhà lập nghiệp.

Đặc biệt năm 1972, trong trận oanh kích ác liệt của Mỹ vào khu vực sân bay Kép, nhà ông Đức đã bị trúng bom. Nhưng thật kì lạ và may mắn, đúng lúc đó cả 7 thành viên trong gia đình ông đều ở ngoài vườn nên thoát nạn trong gang tấc. Những năm sau này, như để ghi nhớ sự phù hộ và mách bảo của những linh hồn liệt sĩ Triều Tiên, năm nào ông Đức cũng đến viếng nghĩa trang và đứng lặng hàng giờ bên những hàng bia mộ.

Năm 2002, Chính phủ Triều Tiên đã quyết định mang toàn bộ hài cốt 14 liệt sĩ hy sinh ở Việt Nam về nước. Dù rằng ngày nay những ngôi mộ ở đây chỉ còn là mộ gió, nhưng để tưởng nhớ và biết ơn sự chiến đấu và hy sinh của những người con nước bạn, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ thị cho tỉnh Bắc Giang đầu tư 100 triệu để xây dựng khu tưởng niệm, lư hương và mô hình 14 tấm bia mộ. Ông Dậu và người cháu đã ngày ngày thay nhau ra đây thắp hương, quét dọn, nhổ cỏ cho khu nghĩa trang được sạch đẹp hơn.

Ông Dậu tâm sự rằng: Gia đình chúng tôi ở ngay sát khu nghĩa trang này, nên ngày nào tôi và cháu cũng ra đây trông nom, vệ sinh cho khu nghĩa trang dù chẳng ai bảo và cũng chẳng hề có đồng tiền công nào. Chúng tôi làm việc này như bất kì người Việt Nam nào cần phải làm để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn đến những người lính Triều Tiên đã hy sinh. Tôi mong rằng chúng tôi và thế hệ mai sau sẽ mãi mãi nhớ đến câu chuyện tình nghĩa và đậm tình hữu nghị Việt-Triều từ cái nghĩa trang này.

Nguồn: CAND
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Truy điệu và cải táng 18 hài cốt liệt sĩ

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 326329820130607100441531
Cán bộ, chiến sĩ Đội quy tập mộ liệt sĩ 192, Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên-Huế cẩn thận cất bốc từng phần mộ liệt sĩ
Sáng 7-6-2013, UBND thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã long trọng tổ chức lễ truy điệu, cải táng 18 hài cốt liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.

Được biết, 18 hài cốt liệt sĩ nói trên được bà con nhân dân tổ 1, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy phát hiện và thông báo với các cơ quan chức năng. Sau khi nhận được tin báo, Đội tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ 192, Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lực lượng phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và Ban CHQS thị xã Hương Thủy triển khai đào và cất bốc được 18 mộ nói trên.

Theo người dân sinh sống ở đây, 18 hài cốt liệt sĩ này được đưa về chôn cất ở khu vực đồi Cồn Muồn, phường Phú Bài từ những năm 1972-1974; hiện vẫn chưa xác định được danh tính, quê quán và đơn vị chiến đấu của các liệt sĩ.

Tại lễ cải táng, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế cùng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và đông đảo các tầng lớp nhân dân địa phương đã thành kính dâng hoa, dâng hương linh hồn các liệt sĩ. Sau lễ truy điệu, 18 hài cốt liệt sĩ được đưa về nơi yên nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang liệt sĩ thị xã Hương Thủy.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 4 4892700720130607100448109
Lễ cải táng cho các liệt sĩ được tổ chức trang trọng

Nguồn: QĐND
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 4 trong tổng số 8 trang]

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  Next

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất