Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  Next

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 3 trong tổng số 8 trang]

Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

First topic message reminder :

thầy giáo làng đã viết:

Đụng hàng rồi! Đúng ngay nghề cũ của Admin và Phó thường dân. Đề nghị phát biểu ý kiến đi chứ!

Được anh em tín nhiệm cử ra chăm sóc nội dung của Websites CHVLQ2 với nhiệm vụ:

1- Thu thập, xử lý thông tin để đưa lên Websites.
2- Đọc kỹ tất cả các bài viết trên diễn đàn.

Mình nghĩ là sẽ không còn có cơ hội để viết và đăng bài của riêng mình trên diễn đàn đâu. Mặc dù vậy, mình thấy Thầy giáo làng "nói cũng có lý" nên đành mang chuyện của đời mình ra kể với mọi người. Nếu có gì đụng chạm, xin mọi người lượng thứ.

Ngoài việc tìm hài cốt liệt sĩ ở trong nước, hiện nay Quân đội ta còn được Đảng và Chính phủ giao nhiệm vụ tìm kiếm, hồi hương hài cốt liệt sĩ hy sinh trên các chiến trường Lào và Campuchia. Từ năm 1999 đến nay, các Quân khu có đường biên giới với Lào và Camphuchia (từ năm 2001) đều có 4 đội chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ này. Trần quân hàm của Đội trưởng và Chính trị viên là Thượng tá, có thể vận dụng lên Đại tá.

Mình cũng có thời gian làm Đội trưởng Đội K70 của Quân khu 7 từ tháng 02/2003 đến tháng 5/2005 (K là chữ đầu của phiên hiệu các đơn vị làm nhiệm vụ ở Campuchia, 7 là chữ số cho biết đơn vị này thuộc Quân khu 7, số 0 cho thấy đây là đơn vị trực thuộc Quân khu, còn các số 1, 2, 3 là các đơn vị do tỉnh quản lý).
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      

Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Các bạn có thể xem Công văn số 600/NCC-LTHS về lấy mẫu sinh phẩm giám định AND xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin do Cục Người có công ban hành ngày 21/6/2012 tại đây.
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Nhân kỷ niệm 68 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12), ngày 19/12, tại Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Bình Phước, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước long trọng tổ chức Lễ viếng-Lễ tiễn đưa, bàn giao hài cốt 12 liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh trên chiến trường Campuchia đã xác định được họ tên, quê quán về với quê cha, đất tổ.

Lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước, các ban ngành đoàn thể, đông đảo cán bộ chiến sỹ và hàng ngàn người dân Bình Phước đã tham dự buổi lễ tiễn đưa đầy xúc động và trang nghiêm.

Đây là 12 hài cốt liệt sỹ được đội K72 (Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Phước), K70 (Bộ tư lệnh Quân khu 7) tìm kiếm, cất bốc quy tập giai đoạn 11 (mùa khô 2011-2012) hy sinh ở Campuchia đã xác định được họ tên, quê quán.

Tính đến ngày 19/12, qua 11 đợt quy tập, tỉnh Bình Phước đã cất bốc được 2302 bộ hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh ở Campuchia và tại chiến trường Bình Phước, trong đó có hơn 239 mộ có tên và địa chỉ.

Trong giờ phút thiêng liêng tiễn đưa hài cốt các anh hùng liệt sỹ về đoàn tụ nơi quê cha đất tổ, ông Nguyễn Huy Phong, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thay mặt chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Phước bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ và biết ơn vô hạn đối với công lao đóng góp của các anh hùng liệt sỹ, những người đã hy sinh thân mình để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Phước nguyện hứa trước anh linh các liệt sỹ sẽ tiếp tục tích cực chăm lo việc đền ơn đáp nghĩa với các thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng; tiếp tục công việc tìm kiếm, quy tập các hài cốt các anh hùng liệt sỹ còn nằm trên địa bàn tỉnh Bình Phước và đất bạn Campuchia, cố gắng truy tìm danh tính các anh chị để đưa mộ phần của các anh hùng liệt sỹ về với người thân, gia đình, nơi chôn nhau cắt rốn để các anh chị ngủ yên giữa lòng đất mẹ.

Nguồn TTXVN
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Ngày 23-12, tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Hà Nội, Cục Chính sách (Tổng cục Chính trị) phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội; Đảng ủy, chính quyền địa phương và gia đình tổ chức lễ tiếp nhận hai hài cốt liệt sĩ từ Đoàn công tác của Quân khu 7 bàn giao gồm: Liệt sĩ Nguyễn Văn Tẩy ở xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây và Liệt sĩ Nguyễn Trí Hà ở xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ quê nhà. Hai liệt sĩ do Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ K72, Bộ CHQS tỉnh Bình Phước quy tập trong mùa khô 2011-2012 ở Cam-pu-chia. (Thành Lê)

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 84744910

* Trước đó, ngày 22-12, tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP Vinh, Nghệ An, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An và gia đình đã tổ chức lễ đón nhận hài cốt liệt sĩ về quê hương. Các liệt sĩ có tên: Hồ Anh Yên, quê quán xã Hưng Hòa, TP Vinh và Hoàng Bá Đạo, quê quán xã Bắc Sơn, huyện Đô Lương đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và làm nghĩa vụ Quốc tế cao cả tại Vương quốc Cam-pu-chia. Các hài cốt liệt sĩ được các Đoàn quy tập mộ liệt sĩ thuộc Quân khu 7 quy tập về nước trong mùa khô 2011-2012. (Trần Hoài)

Nguồn: QĐND
      
1984
1984 Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 201

Danh vọng : 357

Uy tín : 48

Hình ảnh 1 cuộc quy tập hài cốt phi công Xô viết hy sinh trong chiến tranh thế giới 2


Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 65807110
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 65807111
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 65807112
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 65807113
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 65807114
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 65807115
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 65807116
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 65807117
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 65807210
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 65807211
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 65807212
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 65807213
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Ngày 30/12/2012, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk và Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam qua 2 ngày khai quật đã quy tập được 24 hài cốt liệt sĩ hi sinh tại tỉnh Đắk Lắk.

Vị trí số hài cốt này nằm rải rác 2 bên quốc lộ 14, đoạn qua khu vực xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk từ 100 đến 200 mét.

Thông tin cho biết, trong số 24 hài cốt liệt sĩ đã khai quật được, có 1 bộ hài cốt có họ tên, quê quán, phiên hiệu đơn vị và 4 hài cốt có đầy đủ họ tên, quê quán. Ngoài ra, cơ quan chức năng còn phát hiện thêm một số dép cao su, huy hiệu và nhiều vật dụng khác của các liệt sĩ được chôn kèm.

Theo một số nhân chứng, có ít nhất là 31 liệt sĩ đã được chôn ở khu vực này. Các liệt sĩ hi sinh vào các năm 1968 và 1972, trong khi tổ chức chốt chặn đánh quân Ngụy chi viện cho chiến trường Gia Lai - Kon Tum.

Được biết, những hài cốt có họ tên, quê quán đã được thông báo cho thân nhân các liệt sĩ đến nhận về an táng tại quê nhà, những hài cốt chưa biết tên sẽ được quy tập, an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Đắk Lắk ngày 01/01/2013.

Trước đó, thông tin từ đồng đội và một số nhân chứng, gia đình ông Dương Quyết Thắng (Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam) đã vào Đắk Lắk liên hệ với cơ quan chức năng để tìm hài cốt bố ông là liệt sĩ Dương Văn Mừng (Tiểu đoàn 101, Trung đoàn 33, Sư đoàn 320). Trong quá trình khai quật đã phát hiện thêm nhiều hài cốt liệt sĩ nên cơ quan chức năng đã mở rộng khai quật, tìm kiếm.

Nguồn: Dân trí
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 Liet-s10

Chiều ngày 01/01/2013, tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đắk Lắk, Tỉnh ủy, HĐND, UBND và UBMTTQ VN tỉnh Đắk Lắk cùng với Ngân hàng Chính sách xã hội VN tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu và an táng 31 hài cốt liệt sĩ hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ vừa được phát hiện và khai quật tại khu vực dọc QL14 (đoạn qua thôn 1, xã Ea Hleo, H.Ea Hleo).

Trong số hài cốt được khai quật, có 8 hài cốt xác định được danh tính, trong đó có 2 hài cốt xác định thêm quê quán.

Nguồn Thanh niên
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Sáng ngày 6-1-2013, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa và UBND TP Thanh Hóa đã tổ chức lễ an táng hài cốt anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh tại nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng (TP Thanh Hóa).

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 61018410
Lễ an táng hài cốt anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh tại nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng (TP Thanh Hóa)

Anh hùng Lê Đình Chinh quê ở xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Anh nhập ngũ ngày 16- 2- 1975, ở đại đội 6, tiểu đoàn 2, trung đoàn 12 (còn gọi là Đoàn Thanh Xuyên) thuộc Bộ tư lệnh Công an vũ trang nhân dân (nay là Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng Việt Nam).

Sau khi tham gia chiến đấu ở chiến trường Tây Nam chống quân Pol Pot xâm phạm biên giới, năm 1978 đơn vị của anh Chinh được điều động lên Lạng Sơn bảo vệ biên giới phía Bắc. Ngày 25-8-1978, khi đang chiến đấu bảo vệ đồng đội và cán bộ của mình, anh Lê Đình Chinh đã hi sinh.

Lúc hi sinh, anh là thượng sĩ, tiểu đội trưởng, đại đội 6, tiểu đoàn 2, trung đoàn 12, Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang, đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Sau khi hi sinh, hài cốt anh hùng Lê Đình Chinh được an táng tại khu vực gần biên giới phía Bắc, sau đó được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ huyện Cao Lộc (Lạng Sơn).

Trong những năm qua, gia đình đã nhiều lần xin đơn vị đưa hài cốt của anh về quê an táng. Sau 35 năm nằm ở biên giới phía Bắc, đến nay Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Thanh Hóa, gia đình, cùng đại diện ban liên lạc trung đoàn 12 đã tổ chức cất bốc, đưa hài cốt anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh từ nghĩa trang liệt sĩ huyện Cao Lộc về an táng tại quê nhà Thanh Hóa.

Anh Lê Đình Chinh là tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Ngay sau khi anh hi sinh, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã kịp thời tuyên dương công trạng và truy tặng anh huy hiệu "Vì thế hệ trẻ"; đồng thời phát động trong thế hệ trẻ Việt Nam phong trào "Sống, chiến đấu rực lửa anh hùng như Lê Đình Chinh". Ngày 30- 8- 1978, liệt sĩ Lê Đình Chinh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".

Nguồn: Tuổi trẻ
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Anh đã về với mẹ

Những ngày cuối năm Nhâm Thìn, anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh - chiến sĩ đầu tiên hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc đã trở về an nghỉ tại quê hương Thanh Hóa.

Cùng những cựu binh của Trung đoàn 12, hay còn gọi là “đoàn Thanh Xuyên” năm xưa và người thân của anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh, chúng tôi có mặt tại Nghĩa trang liệt sĩ H.Cao Lộc (Lạng Sơn) vào lúc 3 giờ sáng 5.1 trong cái lạnh tê tái dưới 3 độ C của miền quan ải. Một đống lửa to được đốt lên xua đi hơi sương buốt giá để những người thân chuẩn bị các nghi lễ theo phong tục, cất bốc di cốt của anh hùng Lê Đình Chinh về quê hương bản quán. Rồi chúng tôi chia nhau thắp hương lên những mộ phần còn lại trong nghĩa trang, những đồng đội đã yên nghỉ cùng anh suốt 35 năm nơi mảnh đất địa đầu Tổ quốc. Ngày mai anh sẽ rời xứ Lạng để trở về quê nhà trong vòng tay của người mẹ già đã cạn khô nước mắt vì chờ con.

Tâm nguyện của mẹ

Còn nhớ vào tháng 2.2011, Báo Thanh Niên đăng bài viết nói về tâm nguyện của bà Khương Thị Chu (mẹ anh hùng Lê Đình Chinh) mong mỏi được đưa hài cốt con trai về an táng tại quê nhà. Sau khi báo đăng, nhiều đồng đội cũ của Lê Đình Chinh đã liên lạc, xin địa chỉ để hỏi thăm động viên mẹ Chu. Đồng thời, những thủ trưởng cũ, đồng đội cũ của anh, đặc biệt là những thành viên trong Ban liên lạc đoàn Thanh Xuyên, đã bắt tay vào việc vận động để đưa hài cốt Lê Đình Chinh về quê.

Có lẽ không chỉ riêng tôi mà rất nhiều bạn đọc trong cả nước đều có chung một thắc mắc là tại sao sau 35 năm di cốt của Lê Đình Chinh mới được đưa về quê nhà, mặc dù gia đình đã có nguyện vọng từ rất lâu. Chỉ khi tham gia đoàn cất bốc di cốt của anh, tôi mới phần nào lý giải được sự chậm trễ này. Khi biết chúng tôi lên đưa hài cốt Lê Đình Chinh về quê, nhiều người dân ở TP.Lạng Sơn và H.Cao Lộc tỏ ra hết sức lưu luyến, bởi từ lâu Lê Đình Chinh đã trở thành biểu tượng cho lòng yêu nước và ý chí bất khuất trước kẻ thù của người dân xứ Lạng. Từ chị bán tạp hóa, anh xe ôm, đến những vị lãnh đạo nơi đây đều tự hào khi nhắc đến tên anh. Có lẽ những tình cảm của chính quyền và người dân xứ Lạng dành cho anh hùng Lê Đình Chinh đã khiến nhiều thế hệ lãnh đạo của địa phương và các cơ quan hữu trách bối rối và chần chừ chưa dám quyết để gia đình mang anh về quê cũ.

Ngay cả người quản trang ở Nghĩa trang liệt sĩ H.Cao Lộc cũng vậy. Ông rất nhiệt tình giúp gia đình tiến hành các thủ tục, nhưng cũng rất buồn khi người anh hùng sẽ không còn nằm lại nơi này nữa. Theo thông lệ ở đây, khi hài cốt của các liệt sĩ được người thân đưa về bản quán thì tấm bia mộ cũng được gỡ ra để giao lại cho gia đình gắn lên mộ mới như một chút tình của người xứ Lạng gửi đến hương hồn các liệt sĩ. Nhưng với anh Chinh thì khác. Ông quản trang mà tôi chưa kịp hỏi tên đã ngậm ngùi xin giữ lại tấm bia tại nghĩa trang để làm kỷ vật. Và sau khi hài cốt được bốc xong, ông lặng lẽ đặt chiếc tiểu sành vào vị trí cũ, hoàn lại ngôi mộ như nguyên trạng ban đầu. Ông bảo phải giữ lại “nhà”, nhỡ khi anh Chinh lên “thăm” xứ Lạng còn có chỗ để nghỉ ngơi… Nghe ông thổ lộ, mọi người trong đoàn đều không cầm được nước mắt và ai cũng cảm thấy ấm lòng, bất chấp cái lạnh tê tái của đêm đông vùng ải bắc.

Thắp xong nén hương lên mộ phần của người thuộc cấp năm xưa, đại tá Nguyễn Đức Hiệu, nguyên Trưởng ban Tuyên huấn Trung đoàn 12 vào thời điểm anh Lê Đình Chinh hy sinh, hiện là Trưởng ban liên lạc của đoàn Thanh Xuyên, lẳng lặng lần theo những hàng bia mộ trong ánh sáng vàng vọt của bóng đèn cao áp. Hình như ông đang cố tìm xem, liệu ở nghĩa trang này có còn ai là đồng đội, là thuộc cấp của mình. Và những diễn biến bi hùng về sự hy sinh của Lê Đình Chinh đã được người lính già kể lại với một ký ức vẹn nguyên như mới xảy ra hôm qua vậy…

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 Lietsi10
Lễ an táng hài cốt anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh tổ chức trang trọng vào ngày 6.1 tại Nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 Lietsi11
Lê Đình Chinh trở về trong vòng tay của mẹ

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 Lietsi12
Đại tá Nguyễn Đức Hiệu và những đồng đội cũ đã góp phần giúp bà Chu hoàn thành tâm nguyện lúc cuối đời - Ảnh: Ngọc Minh

Sấm giữa trời quang

Vào thời điểm năm 1978, tình hình biên giới Việt - Trung, đặc biệt là ở khu vực các cửa khẩu cực kỳ căng thẳng khi dòng người Hoa từ Việt Nam về nước ngày một nhiều. Ngày 12.7.1978, phía Trung Quốc bất ngờ ra lệnh đóng cửa biên giới, dẫn đến việc hàng ngàn người Hoa bị dồn ứ ở cửa khẩu Hữu Nghị. Họ dựng lều bạt ngay trong khu vực cấm, sinh hoạt làm náo loạn cả một vùng biên giới, gây rất nhiều khó khăn cho ta trong việc giữ gìn an ninh và trật tự xã hội ở vùng biên.

Trước tình hình trên, tỉnh Cao Lạng (gồm Lạng Sơn và Cao Bằng ngày nay) đã huy động lực lượng liên ngành tiến hành vận động, giải tỏa số người Hoa đang ùn ứ tại cửa khẩu. Ngày 25.8.1978, đoàn liên ngành của tỉnh Cao Lạng, với nòng cốt là Hội Phụ nữ tỉnh, đã đến đồi Pù Tèo Hào ở khu vực giáp biên động viên những người Hoa trở về nơi ở cũ làm ăn sinh sống. Để bảo đảm an toàn cho đoàn cán bộ liên ngành, ta huy động 25 cán bộ, chiến sĩ đồn Hữu Nghị và 20 cán bộ, chiến sĩ công an vũ trang nhân dân thuộc Trung đoàn 12 tăng cường tại Km số 0. Tuy vậy, khi đoàn cán bộ liên ngành lên đồi Pù Tèo Hào đã bị một toán người Trung Quốc dùng gậy gộc, dao quắm, gạch đá hành hung. Trước tình huống trên, lực lượng của Đồn biên phòng Hữu Nghị vừa tay không chống đỡ vừa mở đường cho các cán bộ trong đoàn công tác xuống chân đồi. Thế nhưng, lúc này hàng chục công an biên phòng Trung Quốc mặc thường phục lập tức từ bên kia biên giới kéo sang tấn công ta. Một cuộc chiến không cân sức giữa những chiến sĩ biên phòng tay không chống lại kẻ thù hung hãn với gậy gộc, dao quắm trong tay đã diễn ra ác liệt trên sườn đồi Pù Tèo Hào.

Trước tình thế hiểm nghèo trên, anh Lê Đình Chinh - Tiểu đội trưởng Tiểu đội 2, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 12 khi đó ở dưới chân đồi đã cùng đồng đội xông lên giải vây. Chỉ bằng tay không, anh và đồng đội đánh gục hàng chục tên địch hung hãn, cứu được một cán bộ phụ nữ tên Thuận đang nằm ngất xỉu trên đồi. Vừa đưa chị Thuận xuống phía dưới, Lê Đình Chinh lại nghe tiếng kêu cứu của đồng đội Lê Xuân Tước. Anh liền quay lại, xông vào cứu Tước thoát khỏi vòng vây của kẻ địch. Mặc dù bị ném đá vào đầu, máu chảy lênh láng, nhưng Lê Đình Chinh vẫn xông lên bắt được một tên và truy kích địch chạy về sát đường biên. Trên đường truy kích, anh bị kẻ địch phục kích sau lán trại dùng gậy vụt ngang ống chân khiến anh ngã sấp xuống đất. Ngay lập tức, 4 công an biên phòng Trung Quốc từ bên kia biên giới lao sang, dùng dao quắm chém tới tấp xuống đầu, cổ anh. Lê Đình Chinh đã anh dũng hy sinh lúc 10 giờ 30 phút trên đồi Pù Tèo Hào, gần sát Km số 0 như thế.

Cái chết của Lê Đình Chinh lúc ấy như một tiếng sấm giữa trời quang, khiến hơn 4.000 người Hoa hoảng loạn, sợ hãi cực độ. Họ xông về phía cửa khẩu, phá cổng biên giới, vượt qua sự trấn áp, ngăn chặn của Công an biên phòng Trung Quốc. Đến 8 giờ tối, trên khu vực biên giới thuộc lãnh thổ Việt Nam không còn một người Hoa nào…

Anh hùng

Ngay sau khi Lê Đình Chinh hy sinh, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã yêu cầu Đồn trưởng Trương Văn Tự của Đồn biên phòng Nam Quan bên Trung Quốc sang làm việc. “Cuộc đấu tranh chính trị giữa ta và họ diễn ra hết sức căng thẳng, kéo dài từ 11 giờ trưa đến 4 giờ chiều 25.8.1978. Cuối cùng, phía Công an biên phòng Trung Quốc đã phải ký vào biên bản, thừa nhận việc Công an biên phòng Trung Quốc vượt biên giới sang sát hại Lê Đình Chinh ngay trên đất Việt Nam. Biên bản này sau đó được chuyển đến cấp trên để chúng ta tiếp tục đấu tranh với họ ở tầm mức cao hơn”, đại tá Hiệu nói. Cũng theo ông Hiệu, nếu không có sự thừa nhận này, chắc chắn tình hình biên giới còn diễn biến hết sức nguy hiểm, bởi phía Trung Quốc đã tận dụng triệt để sự kiện được gọi là “nạn kiều” để gây áp lực lên phía ta.

Thi hài Lê Đình Chinh sau đó được an táng tại khu vực hang Muối, xã Hồng Phong, H.Văn Lãng, gần với đồi Pù Tèo Hào nơi anh hy sinh. Đến năm 1979, anh được đồng đội quy tập về Nghĩa trang liệt sĩ H.Cao Lộc. Ông Cao Việt Bắc, Phó ban liên lạc đoàn Thanh Xuyên, nguyên Trưởng ban chính sách Trung đoàn 12 vào những năm 1978 -1979, nhớ lại: “Ngay sau khi Chinh hy sinh, tôi và một đồng chí nữa được đơn vị cử về gia đình ở tận Nông trường Sông Âm, H.Ngọc Lặc (Thanh Hóa) để báo tin, đồng thời đón người thân của anh ra Hà Nội tham dự Lễ tuyên dương công trạng do T.Ư Đoàn tổ chức và đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do Chủ tịch nước truy tặng. Đó là buổi lễ vinh danh một cá nhân hoành tráng và xúc động nhất mà tôi được tham dự. Người dân các tỉnh đã cắm cờ đỏ rực dọc hai bên QL1A từ Hà Nội lên đến tận cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn để đón đoàn xe của đơn vị. Bấy giờ cả nước đều hướng lên biên giới phía bắc, thanh niên cả nước đều học tập tấm gương anh dũng của Lê Đình Chinh”.

Nguồn: Thanh niên
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Để biết rõ hơn về anh, các bạn hãy đọc bài viết Tưởng nhớ liệt sĩ Lê Đình Chinh, người lính đầu tiên ngã xuống trước cuộc tấn công của Trung Quốc trên biên giới phía Bắc (tháng 2 năm 1979). Nay anh đã được trở về với mẹ không chỉ là tâm nguyện của những người con xứ Thanh mà còn là của mọi người dân Việt Nam yêu nước.
http://www.cuuhvlq2.tk
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Từ 28 đến 30-12-2012, qua nguồn tin của nhân dân cung cấp, lực lượng chức năng tỉnh Đắc Lắc phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam tổ chức tìm kiếm, cất bốc 31 hài cốt liệt sĩ tại địa bàn xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo (Đắc Lắc). Qua thẩm định của các cơ quan chức năng thì đây là hài cốt của cán bộ, chiến sĩ hy sinh vào các năm 1968 và 1972, trong khi tổ chức chặn đánh quân ngụy chi viện cho chiến trường Gia Lai-Kon Tum trên Quốc lộ 14. Trong 31 liệt sĩ, có 8 liệt sĩ xác định được tên, quê quán (hai liệt sĩ là: Nguyễn Văn Dùng, quê ở Hiệp Hòa, Hà Bắc (nay là Bắc Giang) và liệt sĩ Mẫn Bá Phùng, quê ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã được bàn giao cho gia đình và địa phương).

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 44241810
Bình tông khắc tên: N.V.ĐĨNH, B7-LG-HB (bên trái), và bình tông khắc tên: NG.V.TRỊ, LG-HB (bên phải), giữa là các gói thuốc nổ

Trong 8 phần hài cốt có tên thì phần hài cốt số 8 và số 12 có hiện vật chôn cùng là một chiếc bình tông, huy hiệu chiến thắng 1972 và ngôi sao vàng. Phần mộ số 8 có chiếc bình tông khắc chữ Ng.V. Trị, LG-HB, một ngôi sao vàng, một huy hiệu chiến thắng 1972. Phần mộ số 12 có chiếc bình tông khắc chữ N.V.Đĩnh, b7-LG-HB, một huy hiệu chiến thắng và một ngôi sao vàng. Theo nhiều ý kiến phân tích thì rất có thể dòng chữ LG-HB là từ viết tắt quê hương của các liệt sĩ. Chuyên mục "Thông tin về mộ liệt sĩ" rất mong các cựu chiến binh, ai biết thông tin về nơi an táng các phần mộ hoặc là đồng đội cùng chiến đấu trong trận đánh trên, xin báo tin cho chúng tôi qua số điện thoại: 069.554119.

Nguồn: QĐND
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Từ thủ đô Hà Nội, vượt hàng ngàn kilômét, ngày 28-1, đoàn đi tìm và quy tập hài cốt liệt sĩ của Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam đã đến Bình Phước. Địa điểm nghi có mộ liệt sĩ nằm trong khu rừng cao su ven quốc lộ 13, thuộc phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long - nơi từng là chiến trường ác liệt thời chống Mỹ.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 Images10
Di quan các hài cốt liệt sĩ về nơi an nghỉ tại quê nhà và Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Bình Phước

“Gặp gỡ” sau hơn 40 năm

Chiều tối 29-1, sau khi xác định một cách cẩn thận các vị trí khả nghi có hài cốt liệt sĩ, đoàn tìm kiếm bắt đầu khai quật, đào 3 hố trong rừng cao su. Bầu trời đầu hôm cuối tháng không trăng, chỉ lờ mờ những ánh sao. Chị Phan Thị Thuộc, quyền Chủ tịch công đoàn NHCSXH Việt Nam, nói như thể với chính mình: “10 ngày nữa là tết rồi. Mong sao tìm được các anh để đón về quê sum họp với gia đình”.

Đêm mùa này ở miền Đông se lạnh nhưng không khí quanh các vị trí khai quật vẫn nóng hừng hực. Ngoài các thành viên đội khai quật còn có khá đông người dân địa phương đến xem, đứng vây quanh các hố khai quật. Từng lớp đất được cẩn thận bốc lên. Gần 19 giờ, tại hố khai quật đầu tiên, một thành viên đội khai quật chợt reo lên: “Đây rồi, dép cao su!”. Dưới lớp đất bazan đỏ thẩm, một đôi dép cao su của bộ đội giải phóng lộ ra. Không khí xung quanh hố khai quật nín lặng như muốn ngạt thở. Mọi người chăm chú quan sát từng động tác của đội khai quật và từng thớ đất được bới lên.

Vài phút sau, dưới hố lộ thêm 3 chiếc bình tông nước bằng nhôm trắng. Sau khi từng chiếc bình tông được gỡ mang lên, dưới nền đất đỏ xuất hiện những thớ đất màu xám. Bằng kinh nghiệm của mình, các thành viên đội khai quật biết rõ đã chạm đến hài cốt của các liệt sĩ. Do đây là hố chôn tập thể, các bộ hài cốt nằm chất chồng lên nhau nên các thành viên đội tìm kiếm hài cốt phải hết sức cẩn thận để xương của liệt sĩ không lẫn vào nhau. Khi bốc đến bộ hài cốt thứ hai, các thành viên trong đội tìm kiếm phát hiện có một đầu đạn đại liên 12,7mm nằm nơi ngực trái của liệt sĩ.

Ngoài ra, tại hố khai quật này còn có thêm một đầu đạn AR15, một số mảnh đạn pháo cùng hai huy chương Quyết thắng đề năm 1968.

Mân mê chiếc bình tông có khắc dòng chữ PH.C.Thành, chị Phạm Thị Hòa, em gái liệt sĩ Phạm Công Thành (thôn Tu Lễ, xã Kim Đường, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) nói trong nước mắt: “Hơn 40 năm kể từ khi đất nước thống nhất, gia đình chúng tôi đã đi tìm anh ấy khắp Nam bộ, Tây Nguyên nhưng không ngờ hôm nay gặp được ở đây, thật hạnh phúc biết bao”.

Đến hơn 22 giờ cùng ngày, cả 3 hố khai quật đều phát hiện được hài cốt. Tổng cộng có 15 bộ hài cốt cùng nhiều kỷ vật của bộ đội giải phóng như dép cao su, bình tông đựng nước, sao vàng, huy chương quyết thắng… Trong số các di vật có 4 bình tông nước khắc tên và quê quán của chủ nhân như PH.C.Thành (Hà Tây), Nguyễn Hà (TN), Đặng V.Thảo (Hải Dương), TH.V.Luyến (E2, F9). Công việc tìm kiếm và cất bốc hài cốt đến đây gần như hoàn tất, nhưng cả đoàn không ai chợp mắt được.

Rưng rưng đón các anh về

Thiếu tướng Đỗ Công Mùi, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 3, nguyên Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, có mặt tại hiện trường cho biết, đây có khả năng là các chiến sĩ bộ đội hy sinh khi tham gia trận đánh cắt đường tiến quân của địch trên QL13 vào An Lộc trong khoảng thời gian từ 1968 - 1972, khi quân và dân miền Đông Nam bộ đẩy mạnh tiến công địch để “chia lửa” với bộ đội ta ở chiến trường Tây Nguyên.

Ông Đặng Văn Hưng, em trai liệt sĩ Đặng Văn Thảo (sinh năm 1945, quê ở thị trấn Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương), bùi ngùi nhớ lại: “Nhà có 5 anh em. Anh Thảo là người thứ ba. Năm 1965, anh Thảo nhập ngũ và gia đình chúng tôi chỉ biết anh vào chiến trường miền Nam rồi mất liên lạc. Mãi đến năm 1972, gia đình tôi nhận được giấy báo tử cho biết anh đã hy sinh ở miền Nam vào năm 1968. Lúc hy sinh, anh Thảo chỉ mới 23 tuổi. Khi đi, anh ấy vẫn chưa có người yêu”.

Đúng 10 giờ sáng 30-1, tại vị trí khai quật, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bình Phước đã tổ chức lễ bàn giao và truy điệu hài cốt liệt sĩ vừa tìm được tại thị xã Bình Long. Ông Nguyễn Huy Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, xúc động nói: “Để đất nước hòa bình độc lập hôm nay, biết bao chiến sĩ cách mạng đã anh dũng ngã xuống. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tự hào nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ. Trong những năm qua, cùng với công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống cho thương bệnh binh, gia đình chính sách, chúng ta cũng đặc biệt quan tâm đến công tác tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau như thời gian đã làm thay đổi địa hình, gây khó khăn cho công tác tìm kiếm, các đồng đội và nhân chứng lịch sử “người còn, người mất” nên gây không ít khó khăn cho công tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ. Vì vậy, vẫn còn những liệt sĩ phải nằm lại đâu đó trên các chiến trường xưa. Việc phát hiện hài cốt liệt sĩ trên địa bàn thị xã Bình Long do Công đoàn NHCSXH tổ chức đã góp phần vào công tác đền ơn đáp nghĩa và tìm kiếm hài cốt liệt sĩ của địa phương”.

Sau lễ truy điệu, 3 liệt sĩ có tên tuổi và quê quán được thân nhân mang về quê thờ phụng, 12 liệt sĩ (trong đó có 1 liệt sĩ đã biết tên nhưng không có người thân đi cùng để mang hài cốt về và 11 liệt sĩ chưa xác định tên tuổi, quê quán) được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Bình Phước.

Nguồn: SGGP
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Ngày 14/01/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 150/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

Nội dung hoạt động của đề án tập trung vào điều tra, thu thập thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin liệt sĩ: Điều tra, thu thập thông tin về liệt sĩ, hài cốt liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ còn thiếu thông tin, mộ liệt sĩ còn thiếu thông tin trong các nghĩa trang và dữ liệu tổng thể nghĩa trang liệt sĩ trong cả nước; xây dựng phần mềm quản lý và cơ sở dữ liệu thông tin liệt sĩ; xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin bằng phương pháp thực chứng hoặc phương pháp giám định gen.

Mục tiêu đến năm 2015 sẽ xác định bằng phương pháp thực chứng thông qua tìm kiếm, quy tập, khớp nối thông tin khoảng 3.000 hài cốt liệt sĩ; phương pháp giám định gen khoảng 10.000 hài cốt liệt sĩ (khoảng 5% số hài cốt hiện chưa có thông tin). Đến năm 2020, xác định bằng phương pháp thực chứng thông qua tìm kiếm, quy tập, khớp nối thông tin đạt 7.000 hài cốt liệt sĩ; phương pháp giám định gen đạt 70.000 hài cốt liệt sĩ (khoảng 20% số hài cốt hiện chưa có thông tin).

Các bạn có thể tải Quyết định số 150/QĐ-TTg về tại đây.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

“Họ sinh ra không biết đến quê hương, nguồn cội, chỉ biết về người cha qua những câu chuyện chắp ghép của người mẹ và lớn lên với những ký ức đẹp về một thời mưa bom, bão đạn. Thế rồi, số phận run rủi họ tìm được về với mảnh đất mà cha ông đã sinh ra, để làm tròn chữ hiếu dù người cha còn sống hay đã hi sinh nơi chiến trường máu lửa… ADN không mang lại những câu chuyện cảm động tuyệt vời như thế”, Bà Nguyễn Thị Nga – Giám đốc Trung tâm phân tích ADN và Công nghệ di truyền nói.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 Adn10
Người đàn ông này đến Trung tâm nhờ giám định hài cốt người thân

“Mong một lần được về nơi cha sinh ra!”

Hơn 30 năm qua, không ngày nào người thanh niên mang hai dòng máu Việt Nam – Campuchia không mong được về quê cha để làm tròn chữ hiếu…

Cha anh là người Việt, mẹ là người Campuchia và anh là kết quả của mối tình sâu nặng giữa anh bộ đội tình nguyện với cô gái bản xứ. Cha anh, liệt sĩ Quang Triển hi sinh khi chưa kịp thực hiện lời hứa đưa mẹ về làm dâu đất Việt và cũng chẳng hề biết sự xuất hiện của anh trên cõi đời này. Hơn 30 năm đó, cứ mỗi lần biết tin có người từ Việt Nam sang tìm hài cốt người thân là một lần mẹ con anh lại tìm đến với hi vọng gặp được những người thân của cha, để được thay cha làm tròn chữ hiếu… Đó cũng là lý do anh học tiếng Việt và am hiểu khá nhiều về Việt Nam.

Ngày đó rồi cũng đến! Đó là ngày mà bà Lan, cô ruột của anh lặn lội sang Campuchia tìm hài cốt anh trai theo nguyện vọng của người cha già. Nghe tin, mẹ con anh tìm đến, thế nhưng, khi mẹ con anh đặt chân đến nghĩa trang thì người phụ nữ đó đã quay về Việt Nam với một phần hài cốt được cho là của liệt sĩ Triển, cha anh.

Người mẹ không ngừng nuôi hi vọng nói với giọng chắc nịch rằng dù đó có phải cha anh hay không thì người phụ nữ ấy nhất định sẽ quay lại. Và bà tin rằng, đó chính là người thân của cha anh bởi, hồi đó, bộ đội Việt Nam sang đây có nhiều cái tên hay lắm và họ cũng trùng tên nhau nhiều lắm. Nhưng bà chưa thấy ai có tên là Triển ngoài người yêu của bà. Vì vậy, khi nghe tin có người nhà anh Triển sang đây, bà mừng lắm và tiếp tục nuôi hi vọng.

Quả thực, chẳng lâu sau người phụ nữ ấy đã quay lại. Và lần này, mẹ anh đã gặp được người phụ nữ ấy. Nghe câu chuyện mẹ anh kể, nước mắt người phụ nữ cứ trào rơi liên tục, rồi người đó đòi gặp anh. Vừa bước vào sân, người phụ nữ sững lại khi nhìn thấy anh. Bà bảo, nhìn cháu, bà có cảm giác như đang đứng trước người anh của mình. Họ đã dành trọn ngày hôm đó để chuyện trò và cảm thấy một sợi dây vô hình đang gắn kết. Tuy vậy, để khẳng định chắc chắn, bà Lan, tên người phụ nữ ấy muốn làm xét nghiệm ADN. Mẹ anh đã rất ủng hộ, bà cũng mong tìm được gốc gác cho đứa con trai duy nhất của mình. Bà rất hi vọng, người lính tên Triển mà bà đã yêu thương năm xưa, chính là người mà bà Lan đang tìm kiếm.

Bà Lan trở về mang theo vài sợi tóc của anh và cả niềm hi vọng lớn của mẹ con anh. Thấy con gái hồ hởi sau một hành trình kiếm tìm hài cốt thất bại, ông Kha, ông nội anh, ngạc nhiên lắm. Rồi từ ngạc nhiên chuyển thành sung sướng, khi ông hay tin con trai ông đã để lại cho ông một đứa cháu nội bên nước bạn. Thế nhưng, tâm trạng sung sướng của ông không đọng lại được lâu, nó nhường chỗ cho sự hoài nghi. Ông không thể tưởng tượng được rằng hạnh phúc cuối đời của ông lại đến một cách dễ dàng đến thế. Làm sao ông dám nhận nó là đích tôn của ông khi con trai ông không còn sống để nói cho ông biết. Liệu người phụ nữ Campuchia kia có lừa dối bố con ông không? Bà Lan đã đọc được hết suy nghĩ của bố, bởi vì đó cũng là suy nghĩ của bà khi còn trên nước bạn. Chính vì vậy, bà đã lên ngay kế hoạch xét nghiệm ADN . Chỉ trong thời gian ngắn ngủi, bà Lan đã có tờ kết quả trong tay. Kết quả khiến bà Lan sung sướng đến trào nước mắt. Còn ông Kha lúc nào cũng nâng niu tờ kết quả xét nghiệm ADN, tờ kết quả chứng minh, anh đích thực là cháu nội của ông.

Giọt nước mắt ngày trở về

Hơn 30 năm, người thanh niên ấy mới được biết mặt bố. Gặp nhau, bố con mừng mừng tủi tủi, thế nhưng, họ hàng bên nội lại không nhận cháu, vì anh chẳng có nét gì giống bố...

Anh sống với một người mẹ và được thương yêu chiều chuộng hết mực, nhưng bà cũng rất nghiêm khắc. Khi còn bé, anh vẫn luôn hỏi mẹ là “Bố con đâu? Sao mọi đứa trẻ khác có bố mà con lại không có bố?”, mẹ anh đều trả lời: “Bố con là một người lính, mẹ đã mất liên lạc với bố con từ khi con còn nhỏ. Cuộc chiến tranh tàn khốc ở Trường Sơn năm ấy không hiểu bố con sống chết ra sao. Mẹ vẫn giữ ảnh của bố con và những vật kỷ vật của bố trong tủ kia. Mai này, nếu may mắn gặp lại bố con thì hạnh phúc quá”.

Nhiều lúc, anh định lần theo tên tuổi để tìm bố, nhưng rồi lòng tự trọng của một thanh niên đã kìm chân anh lại. Anh thường nghĩ, bố là người không tốt, nên không chịu tìm về với mẹ con anh, vì vậy anh cũng chẳng cần gì đến ông nữa… Cho đến một ngày, mẹ anh lâm bệnh nặng, trước khi qua đời, mẹ đã kể toàn bộ sự thật cho anh nghe.

Mẹ kể, ngày đó, mẹ làm cấp dưỡng cho một đơn vị thanh niên xung phong đi mở đường Trường Sơn. Một hôm, đơn vị điều về bếp một cô gái trông khá dễ thương bởi cô ấy “không đủ sức khỏe để ra mặt trận”. Cô gái rất buồn, suốt ngày chỉ lầm lũi làm việc, không nói năng gì, thỉnh thoảng mẹ lại thấy những giọt nước mắt vội lăn trên má cô. Vài ngày sau mẹ mới vỡ lẽ là cô đã có thai. Đó cũng là lý do không thể để cô ra tuyến lửa và phải về phụ bếp – một dạng án kỷ luật dành cho cô gái. Cô gái kể cho mẹ nghe về mối tình với người lính – cha của đứa trẻ trong bụng, mẹ từ thương, chuyển thành ghét bỏ, rồi lại từ ghét bỏ lại thấy thương và rồi họ trở thành đôi bạn thân thiết.

Khi cô gái sinh nở, mẹ chăm sóc cô như chăm người em gái ruột thịt. Mẹ yêu quý đứa trẻ ngay từ lúc lọt lòng. Giữa chiến trường, chỉ có khói lửa và bom đạn, đứa trẻ như chồi non vươn lên, làm cho cuộc sống của những người lính có ý nghĩa hẳn lên… Đứa trẻ lớn lên, tuy thiếu thốn nhiều thứ nhưng tình yêu của mọi người dành cho nó luôn ngập tràn… Khi đứa trẻ vừa đầy năm, cô gái ấy đã viết đơn xin được trở lại mặt trận. Thế rồi, sau một trận bom dữ dội của quân thù, người mẹ trẻ đã hy sinh. Đứa trẻ bỗng chốc mồ côi… Đứa trẻ mồ côi ấy chính là anh. Mẹ đã nuôi dạy anh từ đó và coi anh như đứa con ruột thịt của mình.

Chiến tranh kết thúc, mẹ trở về quê với đứa con nhỏ trên tay. Phần vì tuổi mẹ cũng đã “toan về già”, nhan sắc của mẹ chẳng nổi trội, phần vì mẹ đã có một đứa con nên mẹ thật khó tìm cho mình một tấm chồng. Rào cản lớn nhất để người đàn ông đến với mẹ lại chính là đứa con mẹ mang từ chiến trường về. Mẹ giấu không cho ai biết đứa trẻ đó chỉ là con nuôi. Mẹ không muốn ai cướp đi đứa con của mẹ. Chính vì vậy, mẹ không muốn cho bố đẻ của anh biết là ông đã có một đứa con trai trên đời này. Chỉ đến khi cảm thấy bệnh tật không buông tha, mẹ mới nghĩ đến chuyện tìm cha cho anh.

Mẹ tìm đến tất cả những người bạn chiến đấu cũ, tích cực đi họp các cuộc gặp mặt cựu chiến binh và cuối cùng mẹ đã tìm được bố anh. Cho đến lúc đó, mẹ mới cho anh xem tấm ảnh bố hồi trẻ cùng với một cái lược được làm từ một mảnh vỏ của máy bay Mỹ mà bố đã tự chế để tặng cho mẹ đẻ của anh. Mẹ nói trong nước mắt: “Mẹ thật sự xin con tha lỗi vì đã quá ích kỷ. Nhưng mẹ không hối hận vì mẹ đã sống cho con. Mẹ biết, bố con hiện còn sống và đã có một gia đình êm ấm. Bố con không hề biết có con ở trên đời. Bố con vẫn về để thắp hương cho mẹ con. Con hãy tìm đến bố, phải nhớ là bố con không có lỗi gì hết. Hãy hứa với mẹ điều đó. Nếu có trách, thì hãy trách mẹ, người đã cản trở con về với bố”.

Sau khi mẹ mất, theo chỉ dẫn của mẹ, anh đã cầm những kỉ vật đó tìm gặp bố.

Nhìn thấy chiếc lược năm xưa, bố anh xúc động kể lại cho các thành viên trong gia đình về mối tình thời chiến của bố với mẹ đẻ anh. “Trong họ của bố cháu, có người thì vui vẻ đón nhận cháu, nhưng cũng có người không thoải mái. Nhiều người khuyên bố đi xét nghiệm ADN để mọi người hết băn khoăn liền bị bố quát”. Bố bảo: “Tôi không cần phải xét nghiệm gì hết. Đây là đứa con được sinh ra trong chiến trường máu lửa của tôi. Không ai có quyền làm tổn thương đến vong linh của mẹ nó. Tôi đã không nuôi được con tôi, bây giờ nó tìm về với tôi, sao các người còn không hiểu cho tâm trạng của tôi. Không có ADN gì hết”.

Nghe bố nói vậy, không ai dám có ý kiến gì. Nhưng anh và đứa em cùng cha khác mẹ quyết tâm tìm đến ADN để làm sáng tỏ cho mọi người thấy. Và kết quả… anh thực sự là con ruột của bố...

Hai câu chuyện cảm động được chúng tôi ghi lại tại Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền có nội dung khác nhau, nhưng đều có cái kết giống nhau… Sau mấy chục năm xa cách, những con người máu mủ ruột thịt mừng mừng tủi tủi vì được đoàn tụ với nhau... chan lẫn trong nụ cười và những giọt nước mắt!

Nguồn: ANTĐ
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

8 ngôi mộ liệt sĩ ở phum Voát, xã Svay-che, huyện Sa-nuôl (Cam-pu-chia)

Trung tá Phạm Đức An, Chính trị viên Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ K72 (Đội K72) Bộ CHQS tỉnh Bình Phước vừa cung cấp cho chúng tôi thông tin về 8 ngôi mộ liệt sĩ mới được cán bộ, chiến sĩ đơn vị tìm thấy ở phum Voát, xã Svay-che, huyện Sa-nuôl (Kra-ti-e, Cam-pu-chia).

Theo anh An thì ngày 28-12-2012, sau khi thu thập nhiều thông tin do nhân dân nước bạn cung cấp; đặc biệt được sự giúp đỡ của ông Tà Nhẹ (81 tuổi), người Cam-pu-chia đội đã tìm thấy 8 ngôi mộ liệt sĩ ở khu vực nêu trên. Vị trí các ngôi mộ được an táng tại khu rừng già (nay là rừng tái sinh), gần chỗ gấp khúc của sông Sa-lông (đoạn gấp khúc rộng gần 50m). Trên bờ sông cách 10m có một cây xoài và hai cây me trồng thành hình tam giác (ước chừng khoảng từ 40 đến 50 năm tuổi). Vị trí 8 phần mộ nằm cách cây xoài 100m về hướng Bắc. Bên cạnh cây xoài theo hướng Đông khoảng 100m có con suối và theo hướng Tây khoảng 300m cũng có một con suối. 8 phần mộ cách cầu Sa-lông gần 4km đường chim bay và đường rừng hơn 15km. Theo người dân địa phương thì vào khoảng năm 1971 Bộ đội Việt Nam đã bắn rơi một chiếc máy bay Mỹ tại đây.

Ngoài ra, nếu tính từ Nam sang Bắc mộ đầu tiên là mộ số thứ 5, quay đầu hướng Tây, các mộ còn lại đều quay đầu hướng Đông. Hầu hết các phần mộ đều có tăng, võng (tăng xanh đen, võng trắng nhạt), hài cốt còn lại khoảng 70-80%, riêng mộ số 7 không có tăng, võng. Mộ số 3 và mộ số 7 có lọ dầu gió sao vàng màu xanh. Ở phần mộ số 3 túi trái có ví 2 ngăn, giấy tờ bên trong đã phân hủy, phía trên ví in chìm năm 1970, góc dưới phải có chữ nhân dân. Cũng theo thông tin của người dân địa phương thì đây là một đơn vị kỹ thuật của Bộ đội Việt Nam.

Từ thông tin về vị trí khu vực 8 phần mộ nói trên, Đội K72 mong muốn các đồng đội, cựu chiến binh và nhân dân đã từng đóng quân, chiến đấu ở khu vực này hoặc đã trực tiếp an táng các liệt sĩ sớm cung cấp thông tin để đơn vị có cơ sở xác minh tên tuổi, quê quán của các liệt sĩ. Mọi thông tin cung cấp xin gửi về: Đội K72, Bộ CHQS tỉnh Bình Phước, điện thoại: 06512.211.699; 0982.232.802 hoặc Chuyên mục “Thông tin về mộ liệt sĩ”.

Chuyên mục “Thông tin về mộ liệt sĩ” – Báo Quân đội nhân dân, số 7, Phan Đình Phùng, Hà Nội. Điện thoại: 069.554.119;04.37478610. Thư điện tử: chinhtriqdnd@yahoo.com.vn

Nguồn: QĐND
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Chiều 28/02/2013, Đội K72 thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Phước đã làm lễ xuất quân lên đường tìm mộ hài cốt liệt sĩ đợt 2, giai đoạn 2012-2013 với chủ đề “Hành quân đưa anh về đất mẹ”. Đại tá Huỳnh Văn Nước, Phó bí thư Đảng bộ, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tới dự và giao nhiệm vụ.

Từ tháng 6/2012 đến ngày 16/01/2013, cán bộ chiến sĩ Đội K72 đã khảo sát đào tìm tại 22 khu vưc thuộc địa bàn tỉnh Karatie và một phần huyện Mimôt, tỉnh Congpongcham (Vương quốc Campuchia) cất bốc được 20 bộ hài cốt liệt sĩ.

Tuy nhiên, Đội K72 chỉ xác minh được tên, tuổi, địa chỉ của liệt sĩ Nguyễn Văn Sang, SN 1940, quê xã Khánh Nhạc, huyện Yến Khánh (Ninh Bình). 19 liệt sĩ còn lại chưa xác định được danh tính. Cùng thời gian này, Đội K70 (Cục Chính trị Quân khu 7) tìm bốc được 30 hài cốt liệt sĩ tại tỉnh Congpongthom.

Quá trình tìm hài cốt liệt sĩ, chuyên gia tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Campuchia, cán bộ chiến sĩ Đội K72 còn khám và phát thuốc miễn phí cho 200 người dân trên địa bàn đội đóng quân; tặng 15 triệu đồng cho Tiểu đoàn 204 biên phòng Karatie xây nhà ăn.

Tại lễ xuất quân, Đại tá Huỳnh Văn Nước yêu cầu cán bộ, chiến sĩ Đội K72 phải giữ kỷ luật, tác phong và xây dựng hình ảnh cao đẹp của người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trên nước bạn; bảo đảm an toàn khi làm nhiệm vụ, không để xảy ra sai phạm dù là nhỏ nhất. Cán bộ, chiến sĩ Đội K72 cần tăng cường công tác tuyên truyền với chính quyền, nhân dân và quân đội bạn để thu thập thông tin về các phần mộ liệt sĩ, hoàn thành tốt nhiện vụ được giao, đưa được hài cốt đồng đội về lại quê hương.

      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Cựu học viên đã viết:
...Từ thông tin về vị trí khu vực 8 phần mộ nói trên, Đội K72 mong muốn các đồng đội, cựu chiến binh và nhân dân đã từng đóng quân, chiến đấu ở khu vực này hoặc đã trực tiếp an táng các liệt sĩ sớm cung cấp thông tin để đơn vị có cơ sở xác minh tên tuổi, quê quán của các liệt sĩ. Mọi thông tin cung cấp xin gửi về: Đội K72, Bộ CHQS tỉnh Bình Phước, điện thoại: 06512.211.699; 0982.232.802 hoặc Chuyên mục “Thông tin về mộ liệt sĩ”...

XIN ĐỪNG GỌI ANH LÀ LIỆT SĨ VÔ DANH

Xin đừng gọi anh là liệt sĩ vô danh
Anh có tên như bao khuôn mặt khác
Mẹ sinh anh tròn ngày tròn tháng
Cha đặt tên chọn tuổi, chọn mùa
Anh lớn lên cùng lưỡi cày lưỡi hái
Vẹt mòn dưới nắng, dưới mưa.

Xin đừng gọi anh là liệt sĩ vô danh
Anh từng có tên như bao khuôn mặt khác
Hạt lúa củ khoai nuôi anh khôn lớn
Tháng tám nước trong, tháng ba nắng trải
Bàn chân săn chắc dáng trai

Xin đừng gọi anh là liệt sĩ vô danh
Anh có tên như bao khuôn mặt khác
Ngày lên đường bờ vai mặn chát
Mắt ai vấn vít hàng quân

Xin đừng gọi anh là liệt sĩ vô danh
Anh có tên như bao khuôn mặt khác
Chiến trường gần, chiến trường xa đuổi giặc
Tên làng, tên đất theo anh
Bình yên sau cuộc chiến tranh
Anh trở về không tên, không tuổi
Trắng hàng bia những ngôi sao không nói
Rưng rưng cỏ mọc dưới chân

Xin đừng gọi anh là liệt sĩ vô danh
Anh từng có tên như bao khuôn mặt khác
Tổ quốc không đánh mất tên anh
Chỉ lặng thầm nhận về mình nỗi đau xanh cùng năm tháng

Văn Hiền
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Vừa qua, tại cửa khẩu quốc tế Xa Mát huyện Tân Biên, ông Nguyễn Thảo - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh đã đến dự lễ tiễn hai đội chuyên trách K70 Quân khu 7 và đội K71 Tây Ninh tiếp tục sang đất nước Campuchia tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã hy sinh trên ở Campuchia về nước, đợt 2 giai đoạn 2012-2013.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 Tien10
Đội K71 Tây Ninh trên đường tìm kiếm hài cốt liệt sĩ ở nước bạn Campuchia. Ảnh minh hoạ

Trong thời gian hơn 3 tháng, hai đội K70 và K71 sẽ làm nhiệm vụ ở các địa bàn thuộc tỉnh Seam Reap, Kampong Cham và Banteay Meanchey, Vương quốc Campuchia để kết hợp với quân đội Hoàng gia Campuchia khảo sát, tìm kiếm, cất bốc hết số hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh trên đất bạn về nước theo Hiệp định phối hợp tổ chức thực hiện giữa 2 chính phủ Việt Nam và Campuchia.

Nguồn: Tây Ninh
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Lễ truy điệu và an táng 42 hài cốt liệt sỹ tại tỉnh Đắk Lắk

Chiều ngày 09/3/2013, tại Nghĩa trang Liệt sỹ của tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam tổ chức Lễ truy điệu trọng thể và án táng hài cốt 42 liệt sỹ . Tham dự buổi lễ có đại tướng Trần Đại Quang – Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, ông Cao Đức Khiêm – Phó Bí thư thường trực Tỉnh Uỷ, ông Hoàng Trọng Hải – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, ông Dương Quyết Thắng – Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cùng đại diện các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên và nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột.

Số hài cốt liệt sĩ trên được đoàn công tác của Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam phối hợp với các ban ngành của tỉnh Đắk Lắk tổ chức tìm kiếm quy tập trên địa bàn xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk từ ngày 6 đến ngày 8/3.

Trong số 42 hài cốt liệt sĩ được tìm thấy trong đợt quy tập lần này, bước đầu đã xác định được 16 liệt sỹ có đầy đủ tên tuổi, quê quán, phiên hiệu đơn vị thông qua các kỷ vật còn lại tìm thấy cùng với di cốt các liệt sỹ. 26 liệt sĩ hiện vẫn chưa xác định được danh tính. Sau khi kết thúc đợt tìm kiếm, đoàn công tác đã tổ chức lễ cầu siêu cho anh linh các anh hùng liệt sỹ.

Đây là hành động, nghĩa cử cao đẹp của cán bộ, công đoàn viên Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc góp phần xoa dịu nỗi đau của chiến tranh.

Dưới đây là một số hình ảnh tại Lễ truy điệu và án táng hài cốt liệt sỹ:

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 40060010
42 hài cốt liệt sĩ được đoàn công tác tìm kiếm, cất bốc về an nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sỹ tỉnh

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 40060011
Các kỷ vật được tìm thấy trong quá trình cất bốc 42 hài cốt liệt sỹ

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 40060012
Bà Mai Hoan Niê Kdăm – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đọc điếu văn tri ân công lao của các anh hùng liệt sỹ

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 40060013
Ông Võ Minh Hiệp – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trình bày quá trình tìm kiếm, cất bốc các anh hùng liệt sỹ

      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Người đưa đò đã viết:
Số hài cốt liệt sĩ trên được đoàn công tác của Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam phối hợp với các ban ngành của tỉnh Đắk Lắk tổ chức tìm kiếm quy tập trên địa bàn xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk từ ngày 6 đến ngày 8/3.
Sao không thấy sự tham gia (đúng ra là phải chủ trì) của Tỉnh đội và Sở LĐ-TB-XH???
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Những tấm lòng vàng tri ân Anh hùng liệt sĩ

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 Nhcsxh11

Những cán bộ đến từ Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXHVN) cho thấy họ không chỉ chuyên tâm trong chính sách tài chính, ngân hàng mà còn nặng lòng việc nghĩa, tri ân thế hệ cha anh đã ngã xuống vì Tổ quốc.

Hành trình tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ của cán bộ NHCSXHVN suốt dải đất dọc Tây Nguyên, Tây Nam bộ đã giúp nhiều gia đình tìm lại được di cốt người thân, chắp nối hạnh phúc nghẹn ngào “như chưa hề có cuộc chia ly”...

Trong những ngày tháng ba, dưới cái nắng oi nồng của phương Nam chúng tôi ghi lại những hình ảnh của đoàn cán bộ NHCSXHVN cùng các lãnh đạo ban ngành của tỉnh Bình Phước quy tập 15 bộ hài cốt liệt sĩ tại phường Hưng Chiến - thị xã Bình Long, Tỉnh Bình Phước.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 113
Ông Dương Quyết Thắng, cùng Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lăk, Ông Đỗ Công Mùi nguyên tư lệnh quân đoàn 3 đang xem lại những kỷ vật của các liệt sĩ

Chiều ngày 05/03/2013, anh Dương Quyết Thắng - Ủy viên Hội đồng quản trị - Bí thư Đảng ủy - Tổng Giám đốc NHCSXHVN thông báo: đơn vị của anh tiếp tục chương trinh quy tập từ 40 đến 42 hài cốt liệt sĩ tại xã EaHleo huyện EaHleo tỉnh Đăk Lăk nhân kỷ niệm ngày giải phóng Ban Mê Thuột.

Gặp anh trong buổi chiều ngày 7/3/2013, tại địa điểm thôn 1 xã Ea Hleo nơi Công đoàn NHCSXH cùng các cựu chiến binh trong đó có thiếu tướng Đỗ Công Mùi nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 3, nguyên Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam Việt Nam và các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi không khó để nhận ra anh với chiếc mũ tai bèo, chiếc áo xanh của đội quy tập, đôi ủng cao su anh có mặt khắp các địa điểm được khai quật trực tiếp để chỉ đạo, dặn dò cho các cán bộ thực hiện.

Anh Thắng chia sẻ: “Việc tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ của NHCSXH là ý nguyện của nhiều cán bộ công nhân viên toàn hệ thống, tại các chi nhánh địa phương cũng còn rất nhiều cán bộ của NHCSXH có cha, chú, anh và người thân là liệt sĩ trong các cuộc kháng chiến còn chưa được tìm kiếm và quy tập, từ đó đã hối thúc tôi cũng như tập thể ban lãnh đạo tổ chức chương trình này”.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 211
Ông Dương Quyết Thắng, Tổng Giám đốc NHCSXH phát biểu tại lễ bàn giao hài cốt liệt sĩ tại Bình Long - Bình Phước

Lúc khởi đầu cũng gặp những khó khăn do chưa có kinh nghiệm nhưng sau lần đầu cũng tại địa điểm này từ ngày 28 đến 31/12/2012, NHCSXH dưới sự giúp đỡ của nhiều ban ngành địa phương đã quy tập được 31 liệt sĩ và bàn giao cho UBND tỉnh Đăk Lắk thì toàn thể anh em từ lãnh đạo đến những người phục vụ đã biết việc nên cũng đỡ vất vả đi nhiều. Tháng 1 vừa qua NHCSXH tiếp tục quy tập đợt 2 tại Bình Long, Bình Phước được 15 liệt sĩ và lần này dự kiến chúng tôi sẽ quy tập thêm được 41 đến 42 liệt sĩ.

“Cứ nhìn thấy hình ảnh các liệt sĩ, những tiếng khóc của thân nhân liệt sĩ tôi không cầm lòng mình được, muốn làm gì đó để đưa các liệt sĩ về người thân phụng thờ.” - anh Thắng trăn trở.

Bà Mai Hoa Niê K’đăm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk bày tỏ: Nối tiếp truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, chúng ta đã làm hết sức mình trong công tác “Đền ơn đáp nghĩa” với mong muốn làm vơi đi những nỗi đau, mất mát của những người cha, người mẹ, người vợ, người con, bù đắp phần nào để họ có cuộc sống ổn định về vật chất, vui vẻ về tinh thần.

Theo Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng, thời gian qua, Công đoàn NHCSXH đã tổ chức phát động và nhận được đóng góp tự nguyện của cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống NHCSXH, và sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống. Sau một thời gian chuẩn bị, được sự giúp đỡ của nhà tâm linh Nguyễn Thanh Thúy và các cơ quan đoàn thể, NHCSXH đã tổ chức được 3 đợt tìm kiếm và đã quy tập được 88 hài cốt liệt sĩ...

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 311
Nặng lòng làm việc nghĩa

Trong suốt thời gian theo chân đoàn quy tập hài cốt liệt sĩ, tôi cứ tự hỏi, vì sao anh và các cán bộ NHCSXH dẫu rất bộn bề công việc chuyên môn lại dành nhiều thời gian, nặng lòng đến việc nghĩa, tri ân đến vậy. Tôi chưa kịp tìm hiểu thì anh gửi cho tôi hai bài thơ viết về cha và mẹ, tôi đọc và vỡ òa cảm xúc...

Cha anh nằm lại Tây Nguyên khi anh còn chập chững, người mẹ tần tảo nuôi con thờ chồng luôn đau đáu mong có ngày tìm được hài cốt của chồng đưa về quê cha đất tổ nhưng nguyện vọng đó của mẹ anh chưa thực hiện thì bà đã theo ông, di nguyện của mẹ tận đầu năm 2012 anh mới thực hiện được, hơn ai hết anh hiểu được sự mong đợi của người thân liệt sĩ khi chưa biết hài cốt họ ở đâu nên anh và đoàn cán bộ NHCSXHVN đã rong ruổi hết miền Nam và Tây Nguyên, nơi cha anh và các đồng đội đã ngã xuống để tìm đồng đội của ông, đưa các chiến sỹ về với người thân của họ.

Mấy chục năm rồi, các anh nằm lại ở mảnh đất xưa kia là chiến trường khốc liệt trong sự mòn mỏi đợi chờ của người thân để hôm nay, tất thảy nghẹn ngào xúc động khi điều mong mỏi lớn nhất là được tìm thấy và quy tập mộ các anh về đất mẹ đã thành hiện thực.

Mỗi lần đi theo đoàn quy tập hài cốt liệt sĩ của đoàn cán bộ NHCSXHVN nhìn những bộ hài cốt và kỷ vật còn nằm nguyên dưới lòng đất của từng chiến sỹ và chứng kiến niềm vui lẫn giọt nước mắt của người thân các liệt sĩ, chúng tôi bồi hồi xúc động, cảm giác xúc động lần nào cũng nguyên vẹn và ấm áp! Cần lắm những tấm lòng như thế dành cho những người đã ngã xuống cho bình yên của đất nước hôm nay!

      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 Logodo11

Vào thời điểm Mỹ và liên quân mở chiến dịch "Tự do" tấn công Iraq, các đội K của ta đang phối hợp cùng với bạn để tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh trên đất bạn. Lúc này Đội K70 đang thực hiện nhiệm vụ tại tỉnh Ban Tia Miên Chây thì nhận được lệnh của cấp trên nhanh chóng cơ động lực lượng về nước. Công việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ tại Campuchia bị ngừng trệ đến năm 2004 mới tiến hành trở lại.
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Hai phần mộ liệt sĩ vừa được tìm thấy ở phum So-re-tà-pích

Vừa qua, Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ K72 (Đội K72) Bộ CHQS tỉnh Bình Phước đã quy tập được 22 hài cốt liệt sĩ có tên và 6 hài cốt liệt sĩ chưa xác định danh tính tại phum So-re-tà-pích, xã Chom-tà-mau, huyện Mi-mốt (Kông-pông-chàm, Cam-pu-chia).

Qua thông tin của người dân sống ở phum So-re-tà-pích, Đội K72 biết: Đây là khu vực nghĩa trang của Bệnh viện K52 thời kỳ chiến tranh. Tại khu vực này, có khoảng 100 phần mộ liệt sĩ. Vào năm 1988, tỉnh Tây Ninh (Việt Nam) đã tổ chức lực lượng sang quy tập 70 phần mộ liệt sĩ; số còn lại do ngập nước nên chưa quy tập được. Nhận được thông tin, Đội K72 đã tổ chức lực lượng vào khu vực phum So-re-tà-pích, ở tọa độ 17-40 tìm kiếm, quy tập được số mộ trên nhưng hiện tại vẫn còn 6 hài cốt liệt sĩ chưa xác định được danh tính.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 40586810
Sơ đồ 1

Theo Thượng tá Lê Huy Chung, nguyên Chính trị viên Đội K72 thì một trong 6 bộ hài cốt liệt sĩ vừa được tìm thấy có đặc điểm như sau: Mộ được an táng bằng hòm, đầu quay hướng Bắc; trước khi an táng, liệt sĩ mặc bộ quần áo công nhân màu tím than. Điều đặc biệt là liệt sĩ có một hàm răng giả. Mộ an táng thẳng hàng; cách phần mộ liệt sĩ Hồ Anh Yên 2m về hướng Nam; cách phần mộ liệt sĩ Nguyễn Xuân Vinh 4m về hướng Bắc (xem sơ đồ 1).

Một phần mộ khác, có đặc điểm: Liệt sĩ được an táng bằng hòm, trong bọc vải trắng. Đầu liệt sĩ quay về hướng Nam, có hai cúc quần áo và một đoạn dây dù trắng. Phần mộ được an táng thẳng hàng và cách mộ liệt sĩ Nguyễn Đình Nhiệm (quê Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An) 6m; cách mộ liệt sĩ Phạm Bá Kích (quê Đông Giang, An Hải, Hải Phòng) 9m về hướng Đông (xem sơ đồ 2).

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 80135610
Sơ đồ 2

Vậy, các đơn vị, các cựu chiến binh và nhân dân, ai có thêm thông tin về hai liệt sĩ nói trên, xin báo cho Đội K72, Bộ CHQS tỉnh Bình Phước, ĐT: 06512211699 hoặc Thượng tá Lê Huy Chung, ĐT: 0983569001.

Chuyên mục “Thông tin về mộ liệt sĩ” - Báo Quân đội nhân dân, số 7 Phan Đình Phùng, Hà Nội. Điện thoại: 069.554119; 04.37478610. Thư điện tử: chinhtriqdnd@yahoo.com.vn

Nguồn: QĐND
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Họp Ban chỉ đạo xây dựng Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Chiều 25/3/2013, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo xây dựng Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị lấy ý kiến tham gia xây dựng chỉ thị của Bộ Chính trị và các văn bản trình Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Đề án chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và một số cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 61562310
Quang cảnh hội nghị

Trên cơ sở chủ trương của Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Chính trị, ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, các ý kiến phát biểu tại hội nghị đều nhất trí cho rằng: Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm, triển khai nhiều chủ trương, giải pháp, thực hiện có hiệu quả công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; đã xây dựng và tôn tạo nhiều công trình tưởng niệm, ghi công liệt sĩ, thể hiện sâu sắc sự tri ân, tấm lòng tôn kính, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Vì vậy, thực hiện tốt nhiệm vụ trên là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.

Thượng tướng Nguyễn Thành Cung nhấn mạnh: Trên cơ sở chủ trương của Đảng và Nhà nước, thời gian tới cần ban hành cơ chế phù hợp, kết hợp các hoạt động xã hội hóa, ưu tiên các nguồn lực, chính sách đặc biệt, nhằm động viên các tổ chức, các lực lượng, các tầng lớp nhân dân để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án. Thực hiện tốt chủ trương tổ chức tìm kiếm toàn diện cả trong và ở nước ngoài; đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tổ chức thông báo kịp thời những thông tin giải mã kí hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh; nêu bật ý nghĩa chính trị xã hội; nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ thông các hoạt động tri ân, đền ơn đáp nghĩa. Trên cơ sở các ý kiến, hội nghị sẽ sớm hoàn chỉnh các văn bản trình Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ ban hành thực hiện trong thời gian tới.

Nguồn: QĐND
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Đào móng nhà, phát hiện 2 bộ hài cốt liệt sĩ

Ngày 27/3, các lực lượng Bộ đội, Công an, Lao động Thương binh và Xã hội huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã khai quật tìm kiếm, cất bốc được 2 bộ hài cốt liệt sĩ tại nhà ông Lê Nghiêm, thôn Tân Xuyên, xã Tân Hợp (Hướng Hóa).

Ngày 26/3, ông Nghiêm đào móng để xây lại nhà thì phát hiện nhiều mảnh nilon ở độ sâu trên 1 mét. Nghi ngờ có hài cốt liệt sĩ nên gia đình ông liền báo sự việc với Phòng Lao động thương binh và Xã hội huyện.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 27_3_110
Khai quật tìm kiếm và cất bốc được 2 bộ hài cốt liệt sĩ tại nhà ông Lê Nghiêm

Các lực lượng chức năng đã tìm thấy xương hàm, xương răng, xương đùi cùng nhiều di vật gồm: tăng võng, 1 chiếc giày, 1 lọ thủy tinh penicillin không nắp và nhiều cúc áo.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 27_3_111

Theo nhận định của Ban Chỉ huy Quân sự huyện Hướng Hóa, đây là bộ đội chiến đấu, hy sinh trong chiến dịch Mậu Thân 1968. Chiều cùng ngày, Đảng bộ, chính quyền, cơ quan chức năng và nhân dân huyện Hướng Hóa đã trọng thể tổ chức lễ truy điệu, an táng các liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Hướng Hóa.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Hà Tĩnh: Vất vả tìm mộ liệt sĩ vì đội quy tập trót để hài cốt lẫn lộn

Khi cất bốc, di dời mộ liệt sĩ có danh tính, quê quán rõ ràng về nghĩa trang, đội quy tập thuộc Phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bất cẩn không ghi chép, đánh dấu, để 3 bộ hài cốt bị lẫn lộn vào nhau.

Thân nhân các liệt sĩ có đơn gửi cơ quan chức trách Hà Tĩnh giúp xác định rõ phần mộ của các liệt sĩ để họ yên tâm hương khói. Tuy nhiên, đề nghị chính đáng đó suốt nhiều năm đã không được giải quyết. Bất bình trước sự chậm trễ của các cơ quan chức năng, gia đình ông Hoàng Đình Hoan, trú tại xã Tân Sơn, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), thân nhân một trong số 3 liệt sĩ, đã gửi đơn tới Báo Dân trí đề nghị được giúp đỡ. Theo đơn thư của gia đình ông Hoan, liệt sĩ Hoàng Thị Minh, quê quán xã Tân Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, hy sinh ngày 6/4/1966 tại cầu Bến Lội, xã Kỳ Lâm, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Sau khi liệt sĩ Minh hy sinh, chính quyền địa phương và đồng đội đã chôn cất liệt sĩ tại một ngọn đồi ở xã Kỳ Lâm. Phần mộ của liệt sĩ Minh có ghi rõ danh tính, quê quán rõ ràng.

Năm 1978, gia đình ông Hoan nhận được thông báo của Phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Anh với nội dung, hài cốt liệt sĩ Hoàng Thị Minh đã được phòng quy tập về nghĩa trang Chào của huyện ở xã Kỳ Thọ. Khi gia đình ông Hoan vào thăm viếng thì không thấy phần mộ nào có tên Hoàng Thị Minh. Trực tiếp hỏi Phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Anh, gia đình ông Hoan được biết, quá trình cất bốc, di chuyển về nghĩa trang huyện, đội quy tập đã bất cẩn để lẫn lộn hài cốt của liệt sĩ Minh với hài cốt của 2 liệt sĩ khác là Trần Quang Hợp, quê Kiến Thụy, Hải Phòng và liệt sĩ Phạm Hoàn, công ty xây dựng số 8. Vì không xác định được chính xác danh tính của 3 liệt sĩ nên khi mai táng, Phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Anh buộc phải gắn lên các phần mộ tấm bia mộ vô danh.

Quá trình tìm hiểu, gia đình ông Hoan xác định phần mộ của 3 liệt sĩ nêu trên nằm lần lượt ở các vị trí số 7, 451 và 455 thuộc ô số 1 của nghĩa trang huyện. Không được phép tiến hành khai quật mộ lấy mẫu thử ADN, gia đình ông Hoan đã nhờ đến phương pháp ngoại cảm và xác định ngôi mộ số 7 là của liệt sĩ Hoàng Thị Minh.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 IMG_0098-b4582
Gia đình ông Hoan vẫn thường xuyên hương khói cho ngôi mộ này dù mộ ghi "vô danh"

Bất ngờ năm 2008, các phần mộ vô danh nói trên được gắn bia của 3 liệt sĩ khác. Cụ thể, ngôi mộ số 7 là liệt sĩ Lê Đức Lợi, quê Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh; ngôi mộ số 451 là liệt sĩ Chu Văn Thao; ngôi số 455 là liệt sĩ Trần Văn Hỉnh, quê Kỳ Lợi, Kỳ Anh.

Quá sửng sốt, gia đình ông Hoan đã đến từng nhà thân nhân ba liệt sĩ có tên nêu trên để làm sáng tỏ mọi chuyện. Lúc này mộ liệt sĩ Lê Đức Lợi được gia đình công nhận, trong khi hai ngôi mộ còn lại không được thân nhân thừa nhận.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 Img_0010
Gia đình ông Hoan vẫn hương khói cho ngôi mộ số 7 nhưng bất ngờ năm 2008, ngôi mộ này được gắn tên liệt sĩ khác

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 Img_0011
Hai ngôi mộ này không được thân nhân liệt sĩ công nhận

Gia đình ông Hoan khẳng định, người nằm dưới ngôi mộ số 7 không phải là liệt sĩ Lê Đức Lợi. Cụ thể, Phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Anh không lưu bất kỳ hồ sơ nào về việc tiếp nhận hài cốt liệt sĩ Lê Đức Lợi. Việc gia đình Lê Hồng Đức khẳng định đã đưa hài cốt liệt sĩ Lê Đức Lợi từ Campuchia về nước năm 1983, sau đó đưa về quy tập tại nghĩa trang nhà nước huyện Kỳ Anh năm 1988 là không thể; bởi thời điểm năm 1983, chiến tranh tại chiến trường Campuchia đang rất ác liệt, khó có thể đưa hài cốt liệt sĩ về. Còn năm 1988 Bộ LĐ-TB&XH chưa có chủ trương cất bốc, đưa hài cốt liệt sĩ hồi hương. Theo đơn của gia đình ông Hoàng Đình Hoan, sự bất cẩn của đội quy tập Phòng LĐ-TB&XH Kỳ Anh cùng những tranh chấp phần mộ số 7 khiến gia đình ông phải trải qua chuỗi ngày gian nan đi tìm phần mộ cho người cô ruột. Gia đình ông có nguyện vọng được giám định ADN hài cốt nằm dưới mộ nhưng chưa được giải quyết.

Chậm xử lý vì không được “trao gậy” giải quyết

Sáng ngày 9/4, PV Dân trí đã cùng gia đình ông Hoàng Đình Hoan có mặt tại Hà Tĩnh để tìm hiểu vụ việc. Khi chúng tôi ghé qua nghĩa trang Chào ở xã Kỳ Thọ, phát hiện hai phần mộ số 451 và 455 gắn tên hai liệt sĩ Chu Văn Thao và Trần Văn Hỉnh trước đó đã được gỡ bỏ, thay vào đó lại là liệt sĩ chưa rõ tên tuổi.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 Untitl18
Hai phần mộ số 451 và 455 lại là liệt sĩ chưa rõ tên tuổi

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Hảo, quyền Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Anh thừa nhận sai sót của đội quy tập cũng như Phòng LĐ-TB&XH huyện khi bất cẩn để lẫn lộn hài cốt các liệt sĩ. Ông Hảo cũng khẳng định, nguyện vọng xác minh rõ phần mộ của gia đình ông Nguyễn Văn Hoan là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, việc chậm xử lý là do Phòng LĐ-TB&XH huyện không đủ thẩm quyền xử lý vụ việc này.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 3 Img_0111
Ông Nguyễn Văn Hảo trao đổi về vụ việc

“Chúng tôi rất muốn giải quyết dứt điểm để các gia đình yên tâm hương khói. Đã để hai gia đình tranh chấp (liệt sĩ Hoàng Thị Minh và liệt sĩ Lê Đức Lợi) tự thỏa thuận về việc lấy mẫu tro cốt đi xét nghiệm ADN để xác định hài cốt nhưng hai gia đình không thống nhất được. Khi hai gia đình không thống nhất được với nhau thì Phòng không thể giải quyết theo hướng xét nghiệm ADN, bởi cho đến lúc này theo tôi được biết, Bộ chưa có văn bản cho phép lấy mẫu ADN đi xét nghiệm mà chưa có sự đồng ý của các bên liên quan” - ông Hảo cho hay.

Ông Hảo cũng cho biết, vụ việc chậm được xử lý có một phần lỗi của cán bộ đi trước, vì thế ngay sau khi được huyện giao quyền, Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện vào tháng 12/2012, ông đã tham mưu cho lãnh đạo huyện có văn bản gửi Cục Người có công (Bộ LĐ-TB&XH) cho phép huyện tiến hành khai quật các phần nêu trên để giám định ADN.

“Công văn đã được UBND huyện Kỳ Anh gửi ra Bộ LĐTBXH vào đầu tháng 3. Chúng tôi đang chờ ý kiến chỉ đạo xử lý vụ việc của Bộ”- ông Hảo cho biết thêm.

Lý giải lý do Phòng bất ngờ gỡ bỏ hai tấm bia ghi tên hai liệt sĩ Chu Văn Thao, Trần Văn Hỉnh, ông Hảo thừa nhận có sự sai sót nên Phòng đã gỡ bia để sửa sai.

      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 3 trong tổng số 8 trang]

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  Next

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất