Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  Next

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 2 trong tổng số 8 trang]

Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

First topic message reminder :

thầy giáo làng đã viết:

Đụng hàng rồi! Đúng ngay nghề cũ của Admin và Phó thường dân. Đề nghị phát biểu ý kiến đi chứ!

Được anh em tín nhiệm cử ra chăm sóc nội dung của Websites CHVLQ2 với nhiệm vụ:

1- Thu thập, xử lý thông tin để đưa lên Websites.
2- Đọc kỹ tất cả các bài viết trên diễn đàn.

Mình nghĩ là sẽ không còn có cơ hội để viết và đăng bài của riêng mình trên diễn đàn đâu. Mặc dù vậy, mình thấy Thầy giáo làng "nói cũng có lý" nên đành mang chuyện của đời mình ra kể với mọi người. Nếu có gì đụng chạm, xin mọi người lượng thứ.

Ngoài việc tìm hài cốt liệt sĩ ở trong nước, hiện nay Quân đội ta còn được Đảng và Chính phủ giao nhiệm vụ tìm kiếm, hồi hương hài cốt liệt sĩ hy sinh trên các chiến trường Lào và Campuchia. Từ năm 1999 đến nay, các Quân khu có đường biên giới với Lào và Camphuchia (từ năm 2001) đều có 4 đội chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ này. Trần quân hàm của Đội trưởng và Chính trị viên là Thượng tá, có thể vận dụng lên Đại tá.

Mình cũng có thời gian làm Đội trưởng Đội K70 của Quân khu 7 từ tháng 02/2003 đến tháng 5/2005 (K là chữ đầu của phiên hiệu các đơn vị làm nhiệm vụ ở Campuchia, 7 là chữ số cho biết đơn vị này thuộc Quân khu 7, số 0 cho thấy đây là đơn vị trực thuộc Quân khu, còn các số 1, 2, 3 là các đơn vị do tỉnh quản lý).
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Nếu như trước đây, việc tìm kiếm mộ liệt sĩ chủ yếu được thực hiện thông qua các thông tin giấy báo tử, qua cơ quan quản lý, gọi vong… với xác suất tìm kiếm không cao. Để giải quyết vấn đề này, một số website tìm kiếm mộ liệt sĩ trực tuyến như trian.go.vn, lietsi.com đã ra đời.

Xác suất tìm mộ liệt sĩ trực tiếp không cao

Trao đổi với phóng viên báo Bưu điện Việt Nam, ông Lê Thống Nhất, Giám đốc Giáo dục VTC, Trưởng Ban chỉ đạo dự án “Nghĩa trang Liệt sỹ trực tuyến” trian.go.vn cho biết, trước đây việc tìm kiếm mộ của liệt sĩ được thực hiện qua nhiều phương thức như đồng đội đi tìm bằng cách nhớ lại địa điểm đã chôn cất nhưng do sự thay đổi hiện trạng qua nhiều năm hoặc hài cốt đã được di dời nên gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, một số gia đình thân nhân còn tìm qua những thông tin có được từ giấy báo tử, qua các Sở LĐ-TB&XH ở địa phương, tuy nhiên nhiều khi giấy báo tử chỉ ghi “Hy sinh tại chiến trường phía Nam” nên rất vất vả để tìm ra địa phương cần liên hệ. "Một số gia đình cũng tìm kiếm qua các trang điện tử nhưng do dữ liệu thiếu nhiều nên hiệu quả không cao", ông Nhất cho biết thêm.

Cùng quan điểm với ông Nhất, anh Lê Công Thành, người sáng lập ra mạng xã hội tìm mộ liệt sĩ (lietsi.com) cho biết, các lí do chính khiến gia đình liệt sĩ không có thông tin để đi tìm mộ liệt sĩ như điều kiện kinh tế trước đây eo hẹp, mất giấy tờ do chiến tranh, do thời gian quá lâu, thông tin thời chiến bị sai lệch, cách mã hóa phiên hiệu đơn vị của thời chiến không tường minh và khoảng cách địa lý quá lớn.

"Các gia đình liệt sĩ trong hoàn cảnh này thường tìm đến giải pháp gọi vong, nếu gia đình nào có điều kiện thì cử người tìm từng nghĩa trang dọc đường hành quân của đơn vị nhưng cách này rất tốn kém và xác suất thành công không cao hoặc cơ sở khoa học chưa rõ ràng", anh Thành nhấn mạnh.

Trên cơ sở đó, theo ông Nhất, trang web trian.go.vn ra đời trước hết là từ đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” để tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, giúp các gia đình thân nhân và đồng đội tìm mộ của liệt sĩ, giúp những người có thông tin và những người muốn có thông tin gặp nhau để chia sẻ thông tin.

Hiện trian.go.vn đã nhập được khoảng 20.000 thông tin liệt sĩ chủ yếu ở Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang Quốc gia Đường 9. Kho dữ liệu này trước hết do các đơn vị của Bộ LĐ-TB&XH cung cấp, ngoài ra còn có dữ liệu từ các cá nhân và tổ chức tìm kiếm mộ liệt sĩ cung cấp.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 ImageView
Trang web trian.go.vn

Còn với lietsi.com, theo anh Thành, cuối tháng 4 vừa qua, lietsi.com đã chụp được 1 vạn tấm ảnh các mộ liệt sĩ để làm cơ sở dữ liệu cho trang web. Khác với cách làm của trian.go.vn, lietsi.com sử dụng sức mạnh của cộng đồng trên các mạng xã hội (các tình nguyện viên) đi chụp lại ảnh bia mộ ở các nghĩa trang liệt sĩ và đưa lên hệ thống để xây dựng ngân hàng dữ liệu chính xác về vị trí hiện tại của các liệt sĩ.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 Lietsi
Trang web lietsi.com

“Với lượng 1,1 triệu mộ liệt sĩ, chỉ cần vài nghìn lần chụp ảnh của các nhóm tình nguyện, có thể bao quát hết các mộ liệt sĩ ở Việt Nam”, anh Thành cho biết thêm.

Tuy nhiên, do số lượng các nghĩa trang liệt sĩ của cả nước là rất lớn nên kể cả khi có đầy đủ dữ liệu thì việc nhập liệu là một khối lượng công việc lớn và mỗi khi có sự di dời hài cốt của liệt sĩ quy tập về nghĩa trang khác do nhu cầu của gia đình thì thông tin về vị trí mộ phải cập nhật kịp thời.

Tích cực xây dựng kho dữ liệu thông tin mộ liệt sĩ

Cũng theo anh Thành, kế hoạch phát triển trang web lietsi.com sẽ được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu là việc số hóa các mộ liệt sĩ và lan truyền dự án để nhiều thành viên trên các mạng xã hội tham gia, thông qua quảng cáo, ứng dụng trên Facebook và các mạng xã hội khác.

Giai đoạn 2, lietsi.com sẽ xây dựng ngân hàng lưu trữ DNA từ những hài cốt liệt sĩ vô danh. Toàn bộ dữ liệu DNA được số hóa này sẽ được đem ra để đối chiếu với DNA của những người đang đi tìm người thân hy sinh trong chiến tranh. Qua đó họ có thể xác định danh tính của những liệt sĩ vô danh giúp cho việc tìm hài cốt các liệt sĩ của những người thân được dễ dàng hơn.

“Trước mắt, lietsi.com sẽ tới các Đoàn thanh niên ở các trường đại học lớn ở Hà Nội để nhờ giúp đỡ”, anh Thành khẳng định.

Với trian.go.vn, ông Nhất cho rằng, công việc trước mắt là tăng tính logic, bổ sung thêm chức năng cho website để thuận lợi, phù hợp với mọi đối tượng, kể cả những người ít kiến thức về CNTT; tích cực khai thác các nguồn dữ liệu để xây dựng kho dữ liệu về thông tin mộ liệt sĩ.

trian.go.vn sẽ thu nhận và phân tích các góp ý, các ý tưởng sáng tạo từ cộng đồng; ứng dụng kịp thời thành tựu của CNTT, khoa học kỹ thuật để nâng cấp và bổ sung các chức năng, thiết kế trang web sinh động và ngày càng gần với đời sống thực.

“Mục tiêu của trian.go.vn là đến một lúc nào đó, nếu ai muốn chia sẻ thông tin liệt sĩ với cộng đồng, chia sẻ cảm xúc và tri ân với các liệt sĩ thì sẽ truy cập địa chỉ trian.go.vn”, ông Nhất kết luận.
Nguồn báo Bưu điện Việt Nam
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Từ ngày 19/5 đến 22/5/2012, Đại tướng Pôn Sa Rươn (Pol Saroun), Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia đã sang thăm nước ta theo lời mời của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 672298020120521210053140
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ và Đại tướng Pôn Sa Rươn duyệt đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam tại Lễ đón.
Ảnh: Vũ Hùng

Trong buổi hội đàm giữa Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao hai nước, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã đề nghị Quân đội Hoàng gia Campuchia tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong phối hợp tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sĩ Việt Nam hy sinh tại Campuchia theo kế hoạch của Ủy ban chuyên trách Chính phủ hai nước.

Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, các thành viên trong đoàn đã có dịp đến thăm Trung đoàn 692, Sư đoàn 301, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội. Tại đây, đoàn Quân sự cấp cao Quân đội Hoàng gia Campuchia đã được nghe giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của Trung đoàn 692 trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Lắng nghe không bỏ sót một chi tiết nào, Đại tướng Pôn Sa Rươn cho biết, trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, quân đội hai nước Việt Nam và Campuchia đã có sự hợp tác chặt chẽ với nhau, ủng hộ nhau về mọi mặt. Quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh cả xương máu để giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng Pôn Pốt. Theo Đại tướng, hiện nay, vẫn còn hơn 5000 bộ hài cốt liệt sĩ Việt Nam hy sinh ở chiến trường Campuchia. Tuy nhiên, việc quy tập mộ liệt sĩ đang gặp một số khó khăn do việc dân cư di chuyển nhà ở đã xóa đi nhiều dấu vết quan trọng. “Nhưng dù khó khăn đến đâu, quân đội Campuchia vẫn xác định, việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam là một nhiệm vụ chính trị hàng đầu của mình. Là người phụ trách công tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Campuchia, tôi sẽ chỉ đạo sát sao công tác tìm kiếm này, để bày tỏ sự biết ơn của mình đối với các Anh hùng liệt sĩ Việt Nam đã hy sinh cho đất nước Campuchia”, Đại tướng Pôn Sa Rươn nhấn mạnh.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 30.5.7
Lễ tiễn đưa hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Campuchia về nước.
Ảnh: Dương Nương

      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Ngày 10/4/2012, trước sự chứng kiến của đại diện lãnh đạo chính quyền tỉnh Battambang, Bộ Tư lệnh Quân khu V, Quân đội Hoàng gia Campuchia và ông Bùi Duy Hải - Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Battambang, Thiếu tướng Ouk Khnuoch - Tỉnh đội trưởng Battambang đã trân trọng trao 02 bộ hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam cho Đại tá Trần Văn Hợp - Đội trưởng Đội K70 để hồi hương về Việt Nam.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 New_of10
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Trong đợt 2 giai đoạn XI từ ngày 20/02/2012 đến ngày 31/05/2012, Đội K73 đã quy tập được 41 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam, trong đó có 4 hài cốt biết tên và địa chỉ gồm:

- Liệt sĩ Đặng Văn Lực – Sinh năm 1940 – Hy Sinh ngày 02/05/1971 – Trường Đảng tỉnh ủy Long An,
- Liệt sĩ Trương Văn Dợn – Sinh năm 1951 – Hy sinh ngày 02/05/1971 - Trường Đảng tỉnh ủy Long An,
- Liệt sĩ tên Chỉ - Quê miền Bắc,
- Liệt sĩ tên Quang Hợp (tên khắc trên thắt lưng)

...tìm thấy cùng với hài cốt.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 Aai_k710
Đội K73 Long An quy tập hài cốt liệt sĩ QTNVN trên địa bàn tỉnh Svây- Riêng Campuchia

Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Những người đưa các anh về đất Mẹ là bài viết về công việc thầm lặng mà cao cả của Đội K70 được đăng ngày 28/7/2004 trên Báo Thanh niên nhân dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27/7.

"Chỉ một cái khoát tay và lời nói của người dân Campuchia: "Khu này có hài cốt bộ đội Việt Nam” là chúng tôi bắt tay vào việc. Có khi chỉ đào một góc nhỏ là thấy hài cốt liệt sĩ nhưng cũng có khi chúng tôi phải đào như lật tung cả một góc đồi mà chẳng thấy đồng đội đâu...".

Trung tá Đỗ Quang Thảo, đội trưởng K70 (Đội tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trong chiến tranh ở Campuchia) thuộc Cục Chính trị Quân khu 7 nói với chúng tôi như vậy về công việc mà đơn vị anh đã làm trên đất bạn Campuchia.

Ra quân đợt 2, giai đoạn 3, từ tháng 5 đến giữa tháng 7/2004, đội K70 được giao tìm kiếm hài cốt ở các tỉnh Công Pông Chàm, Bát Đoom Boong và Bần Tia Miên Chây. Vùng này ngày trước là rừng, bây giờ đã biến thành rẫy nên việc phát hiện hài cốt liệt sĩ là vô cùng khó, không có sơ đồ đánh dấu nơi chôn cất, không có mộ chí nên anh em chỉ biết trông cậy vào sự giúp đỡ của người dân nơi đây. Khó khăn nhất là làm thế nào để người dân Campuchia có thể giúp mình nên cán bộ, chiến sĩ đội K70 phải kết hợp với chính quyền xã ấp của bạn cùng đi tuyên truyền vận động.... Sau khi hiểu ra, người dân đã tận tình giúp đỡ. Tại tỉnh Bần Tia Miên Chây, nhờ sự hướng dẫn của một người dân, các anh đã tìm được 12 bộ hài cốt. Căn cứ vào quần áo, tăng võng, giày dép, các chiến sĩ đội K70 đã xác định chắc rằng đó là đồng đội của mình.

Trung tá Trần Văn Hợp, đội phó quân sự kể cho chúng tôi nghe những khó khăn mà anh và cán bộ, chiến sĩ gặp phải khi tìm hài cốt liệt sĩ. Anh cho biết: Có 4 bộ hài cốt chỉ nằm trong diện tích hơn 50m2 nhưng các anh phải đào gần như cả một sườn đồi. Người chứng kiến bộ đội Việt Nam hy sinh ngày ấy không thể nhớ chính xác, nên chỉ đào hú họa, đào nhiều địa điểm mới gặp được hài cốt. Cả 4 hài cốt này địch chôn trong cùng một cái hố. Khi thấy xương, các chiến sĩ phải gượng nhẹ và cẩn thận bốc từng tí một, như sợ đồng đội mình phải chịu đau thêm lần nữa...

Tìm ra hài cốt và gói ghém cẩn thận

Lúc chúng tôi hỏi niềm vui của cán bộ, chiến sĩ đội K70 trong những ngày làm nhiệm vụ trên đất bạn là gì, thiếu tá Bùi Xuân Bá, trợ lý chính sách của đội trả lời ngay: "Là tìm được nhiều hài cốt của đồng đội để mang về đất Mẹ...". Anh nói: "Có nhiều lúc, liên tục hơn 10 ngày, cứ sáng đi đến tối mịt mới về mà không ai phát hiện được gì. Cả đội ai cũng buồn thấy rõ, thiếu cả tiếng cười, cơm ăn không ngon. Thế nhưng khi tìm được hài cốt liệt sĩ là cả đội phấn phởi lên ngay, làm không biết mệt là gì. Thiếu tá Hùng, đội phó K70 nhớ lại: Được một người dân Campuchia báo tin ở một khu vực ven đường quốc lộ có mộ của quân tình nguyện Việt Nam, sáng sớm anh em liền bắt tay vào việc, đào đến hơn 12 giờ trưa vẫn chưa phát hiện được gì, cả đội đang buồn hiu thì bỗng nghe một tiếng reo khe khẽ: “Thấy rồi ! Các đồng chí ơi!”. Xác định đúng là hài cốt liệt sĩ, chỉ huy đội liền lệnh cho anh em nghỉ ngơi ăn uống để lấy sức đào tiếp, nhưng cả đội như quên đi mệt nhọc, quên cả cái đói, quên cả lệnh của chỉ huy. Cả những người làm các phần việc bếp núc hậu cần, y tế phía sau cũng lao lên tiếp sức đến tận 3 giờ chiều, sau khi gói ghém hài cốt xong, anh em mới chịu nghỉ ngơi...

Từ ngày thành lập đến nay, đội K70 đã thực hiện 14.514 ngày công lao động, đào đắp 7.843m3 đất đá và tìm được 653 hài cốt liệt sĩ. Đội đã được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Quân khu 7.

Tấn Tú
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 Flag_r10
Phó Thường dân đã viết:
Trong đợt 2 giai đoạn XI từ ngày 20/02/2012 đến ngày 31/05/2012, Đội K73 đã quy tập được 41 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam, trong đó có 4 hài cốt biết tên và địa chỉ...

Bây giờ mà còn tìm thấy được hài cốt liệt sĩ có tên và địa chỉ thì thật là hiếm và rất đáng mừng.
      
1984
1984 Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 201

Danh vọng : 357

Uy tín : 48



Vụ này là sở trường của Phó thường dân mà sao không thấy nhận xét, phát biểu?

      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Qua các cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung của hai nước Việt Nam và Campuchia, đặc biệt là giai đoạn giúp nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, đã có hàng vạn cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam anh dũng hy sinh trên đất Campuchia. Việc tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt các liệt sĩ được Chính phủ hai nước xác định là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, thể hiện tình cảm, trách nhiệm uống nước nhớ nguồn của cả hai dân tộc.

Theo số liệu được trao đổi tại phiên họp lần thứ 11 sáng 12/6/2012 tại Phnom Penh giữa Ủy ban Chuyên trách hai Chính phủ Việt Nam và Campuchia về phối hợp tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ Việt Nam hy sinh tại Campuchia trong các thời kỳ chiến tranh, từ năm 2000 đến nay hai bên đã phối hợp tìm kiếm, quy tập được hơn 14.500 hài cốt.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 Image-D405_4FDE8CE0
Hai bên ký kết phối hợp tìm kiếm hài cốt liệt sỹ Việt Nam

Trong giai đoạn mùa khô 2011 – 2012, hai bên đã phối hợp tìm kiếm, hồi hương được 585 hài cốt liệt sĩ; công tác tổ chức lễ tiễn đưa, đón nhận hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam rất chu đáo, trang nghiêm, phù hợp với truyền thống, phong tục tập quán của hai dân tộc. Số nắm được đến hiện nay còn khoảng hơn 5.000 hài cốt liệt sĩ Việt Nam nằm lại trên đất Campuchia.

Đại tướng Pol Saruon, Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia, Chủ tịch Ủy ban Chuyên trách Chính phủ Campuchia khẳng định, phía Campuchia sẽ nỗ lực hết sức, tạo điều kiện tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt các liệt sỹ Việt Nam. Chỉ cần phía Việt Nam xác định được thông tin, vị trí và có bản đồ về nơi hy sinh của các liệt sĩ, thì dù bất cứ ở đâu công việc tìm kiếm, cất bốc đều có thể tiến hành được. Phía Campuchia chủ động đề xuất Việt Nam tăng số lượng các đội, nhóm chuyên trách, để việc tìm kiếm, cất bốc các hài cốt liệt sĩ có thể được thực hiện ngay cả trong mùa mưa.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 Image-FC96_4FDE8BB8
Lễ tiễn đưa hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam do phía Campuchia tổ chức

Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Chủ tịch Ủy ban Chuyên trách của Chính phủ Việt Nam ghi nhận, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam vô cùng trân trọng sự giúp đỡ nhiệt tình của Campuchia trong công tác đặc biệt này thời gian qua. Tuy nhiên, việc tìm kiếm, cất bốc và hồi hương số hơn 5.000 hài cốt liệt sĩ Việt Nam còn lại trên đất Campuchia chắc chắn sẽ còn rất lâu dài vì càng về sau công tác tìm kiếm, quy tập càng khó khăn phức tạp, do thiếu thông tin và địa hình có nhiều thay đổi.

Cuối phiên họp, lãnh đạo Ủy ban Chuyên trách hai Chính phủ Việt Nam và Campuchia đã ký biên bản thỏa thuận lần thứ 11 về nội dung phối hợp giai đoạn 2012 - 2013, trong đó đặt mục tiêu phấn đấu tìm kiếm, cất bốc và hồi hương khoảng 800 hài cốt liệt sĩ Việt Nam.

Phía Việt Nam cũng thông báo và mời Campuchia cử đại biểu tham dự Hội nghị Tổng kết cấp Nhà nước về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Việt Nam tại Campuchia và Lào dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 10/2012 tại Hà Nội.
Nguồn VOV
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2012), sáng 26/7/2912, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tới dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 Dsc_1710
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm trên đường Bắc Sơn. Ảnh: Thành Chung
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Sáng ngày 25/7/2012, đồng chí Nguyễn Phước Lộc, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam dẫn đầu Đoàn công tác của Trung ương Hội LHTN Việt Nam đã đi thăm và tặng quà các gia đình chính sách, cựu TNXP ở tỉnh Tây Ninh nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2012).

Tham gia Đoàn công tác có Thượng tọa Thích Thanh Phong, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Phó Ban từ thiện xã hội – Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; cô Nguyễn Thị Phương, Hội viên danh dự Hội LHTN Việt Nam cùng lãnh đạo Văn phòng Trung ương Hội LHTN Việt Nam.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 120cop10
Anh Nguyễn Phước Lộc (áo xanh TNVN) trao quà cho các gia đình chính sách và cán bộ, chiến sỹ đã làm tốt công tác quy tập các phần mộ liệt sĩ

Đoàn đã đến thăm và tặng 44 suất quà (mỗi suất trị giá 2,5 triệu đồng) cho 30 gia đình thương binh, liệt sĩ, cựu TNXP thuộc 6 huyện gồm: Dương Minh Châu, Tân Biên, Tân Châu, Trảng Bàng, Châu Thành, thị trấn Bến Cầu (huyện Bến Cầu) và 14 cá nhân tiêu biểu trong hoạt động trực tiếp đi tìm và đưa hài cốt liệt sĩ về Nghĩa trang Liệt sĩ Đồi 82.

Dịp này, Đoàn cũng đã đến thăm Đội K71 - đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ.

Được biết, sau 10 năm hoạt động, Đội K71 đã tìm và đưa 1.600 hài cốt liệt sĩ từ Campuchia và hơn 300 hài cốt liệt sĩ từ khắp miền biên giới Tây Nam về Nghĩa trang Liệt sĩ Đồi 82.
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Từ 18 giờ 30 - 19 giờ 30 ngày 26/7/2012: Chương trình “Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ” do Tỉnh Đoàn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tây Ninh và Đoàn Thanh niên Bộ Công an phối hợp tổ chức tại Nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 - Tân Biên với trên 1.000 Đoàn viên thanh niên tham gia sẽ thắp sáng 12.500 phần mộ các anh hùng liệt sĩ.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 Tuoi-t10
Ảnh minh họa
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
quynhhuong
quynhhuong Thành viên

Cấp bậc: Thành viên

Giới tính : Nam

Bài viết : 18

Danh vọng : 37

Uy tín : 9

Ngày 22/7/2012, tại Khu tưởng niệm thanh niên xung phong giải phóng miền Nam (TNXPGPMN) ở Nghĩa trang liệt sĩ Tân Biên (đồi 82). Ban liên lạc TNXPGPMN, Sư đoàn 9, Hội Cựu TNXP TP. Hồ Chí Minh, Hội cựu TNXP Tây Ninh tổ chức lễ tiễn đưa hài cốt liệt sĩ TNXPGPMN và bộ đội hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước về các tỉnh, thành. Tham dự lễ tiễn đưa có ông Trần Văn Mãnh - nguyên Tổng đội trưởng Tổng đội TNXPGPMN, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Cựu TNXP Việt Nam, lãnh đạo Sư đoàn 9, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Tây Ninh Lê Minh Trọng…

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 Tien2010
Các bạn ĐVTN đưa hài cốt các liệt sĩ về với quê hương

Tại buổi lễ, ông Trần Văn Mãnh báo cáo kết quả tìm kiếm liệt sĩ TNXPGPMN và bộ đội giai đoạn từ cuối năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012. Báo cáo nêu rõ, để góp phần xoa dịu nỗi đau của người thân của liệt sĩ, từ “mệnh lệnh trái tim”, nhiều cựu TNXP, cựu chiến binh đã kiên nhẫn, quyết tâm vượt khó đi tìm hài cốt liệt sĩ. Thời gian qua, đã có 20 đợt khảo sát quy tập tại 18 điểm chôn cất đồng đội trong nước và chiến trường Campuchia. Kết quả, 6 tháng cuối năm 2011 đã quy tập được 12 hài cốt (2 nữ). Trong đó có 6 hài cốt bộ đội và 6 TNXP; 6 tháng đầu năm 2012 quy tập được 48 hài cốt (4 nữ). Trong đó, có 38 hài cốt bội đội, 10 TNXP. Trong tổng số 60 hài cốt được quy tập, chỉ biết tên 42 hài cốt.

Nguyên Tổng đội trưởng Tổng đội TNXPGPMN hứa với các vong linh anh hùng liệt sĩ, sẽ tiếp tục cuộc hành trình tìm và quy tập hài cốt đồng đội còn nằm trên chiến trường xưa, với tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, dù con đường phía trước có gian khổ đến đâu cũng quyết tâm làm cho bằng được.

Trong ngày 22.7.2012, các đơn vị, địa phương tổ chức tiễn đưa 51 hài cốt về quê cải táng. Riêng Tây Ninh có 16 hài cốt liệt sĩ, trong đó có 11 hài cốt bộ đội và 5 TNXP (chỉ biết tên 6 người), trong đó có 2 liệt sĩ anh hùng LLVTND là Trịnh Duy Hoàng và Võ Thị Rậm, thuộc đơn vị TNXP C2311 Hoàng Lê Kha Tây Ninh.
Nguồn baotayninh.vn
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
quynhhuong
quynhhuong Thành viên

Cấp bậc: Thành viên

Giới tính : Nam

Bài viết : 18

Danh vọng : 37

Uy tín : 9

Một số hình ảnh về đêm "Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ" trên địa bàn tỉnh Tây Ninh:

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 Thap2014
Đại biểu và ĐVTN, LLVT tham gia buổi lễ tại Nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 Thap2011
Đồng chí Lê Minh Trọng – Phó Bí thư Tỉnh ủy trao ngọn đuốc cho tuổi trẻ tỉnh Tây Ninh

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 Thap2012
Đại diện lãnh đạo các đơn vị thắp hương tại Nghĩa trang liệt sĩ liên huyện Châu Thành – thị xã Tây Ninh

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 Thap2013
ĐVTN huyện Hòa Thành thắp nến tri ân tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Hòa Thành
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
quynhhuong
quynhhuong Thành viên

Cấp bậc: Thành viên

Giới tính : Nam

Bài viết : 18

Danh vọng : 37

Uy tín : 9

Vừa qua, Sư đoàn BB5 phối hợp với Bảo tàng Quân khu 7 tổ chức triển lãm với chủ đề “Mười năm quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia”.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 Trien210
Chiến sĩ Sư đoàn BB5 tham quan triển lãm

Với 120 bức ảnh và trên 50 hiện vật trưng bày tại triển lãm, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn BB5 có dịp hiểu sâu sắc về cuộc sống, sinh hoạt, những khó khăn, vất vả của cán bộ, chiến sĩ các đội K70, K71, K72 và K73 thuộc Quân khu 7 làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia. Động lực mạnh mẽ để giúp cán bộ, chiến sĩ các đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ là tinh thần đoàn kết, tình cảm đồng chí, đồng đội, thể hiện trách nhiệm của thế hệ hôm nay với các liệt sĩ cũng như thân nhân, gia đình liệt sĩ.

Triển lãm còn giới thiệu nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm, sự giúp đỡ nhiệt tình của nhân dân Campuchia trong quá trình tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam.

Trong 10 năm, từ 2001 đến 2011 các đội K70, K71, K72 và K73 đã tìm kiếm, quy tập được 6.565 hài cốt, trong đó có 445 bộ hài cốt có đầy đủ thông tin của liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 vừa tổ chức buổi họp mặt kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7.1947 - 27.7.2012) và gặp mặt thương binh, thân nhân gia đình liệt sĩ các cơ quan, đơn vị trong LLVT quân khu. Đến dự có Thiếu tướng Trần Đơn, Ủy viên BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh quân khu; Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy quân khu và các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh quân khu cùng lãnh đạo các cơ quan, đơn vị; đại biểu các tập thể, cá nhân có thành tích điển hình trong phong trào đền ơn đáp nghĩa; cùng đông đảo cán bộ, chiến sĩ LLVT quân khu.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 87838410
Giao lưu tại buổi họp mặt

Trong không khí ấm áp, nghĩa tình của buổi họp mặt, cán bộ, chiến sĩ LLVT quân khu được biết thêm nhiều câu chuyện hào hùng, cảm động về những tấm gương điển hình của những thương bệnh binh quả cảm sẵn sàng hiến dâng máu xương của mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, để có được cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc như hôm nay; những câu chuyện xúc động về nhiệm vụ tìm kiếm cất bốc hài cốt liệt sĩ của các đội K của Quân khu, hay công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ của các tập thể, cá nhân trong LLVT quân khu.

Đó là tấm gương thương binh ¼ Huỳnh Văn Chịa ở Củ Chi đất thép. Năm 13 tuổi, đồng chí Huỳnh Văn Chịa đã phụ các má, các chị đưa cơm, đưa nước tới cho các cô, các chú đào địa đạo, công sự. Ngày 1-1-1967, trong một trận càn lớn của bộ binh địch có cả xe tăng, đồng chí Chịa đã sử dụng B40 bắn cháy một chiếc xe tăng địch, ngay lúc đó đồng chí liền bị một chiếc xe tăng khác bắn trả khiến bị mất một cánh tay và bị hư một mắt. Sau khi được chữa lành vết thương đồng chí được phân công làm việc ở văn phòng, thế nhưng với lòng quả cảm và sự căm thù giặc, đồng chí vẫn tiếp tục xung trận diệt địch.

Đó là những nỗ lực cố gắng, không biết mệt mỏi, không sợ hiểm nguy giữa chốn rừng thiêng, nước độc của cán bộ, chiến sĩ đội K73 thuộc Bộ CHQS tỉnh Long An với ước nguyện đưa được tất cả hài cốt các liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam trên đất bạn Campuchia về an táng nơi đất mẹ. Đại tá Nguyễn Văn Hoàng – Đội trưởng Đội K73 tâm sự: Đội K73 đã trải qua 11 giai đoạn tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ với 28 đợt công tác trên đất bạn Campuchia. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng chúng tôi đã nỗ lực quy tập được 1.956 bộ hài cốt liệt sĩ trong đó có 157 bộ có tên và địa chỉ. Cứ mỗi lần tìm được hài cốt liệt sĩ đồng đội chúng tôi lại mừng rơi nước mắt và động viên nhau phải cố gắng hơn nữa. Khó khăn, vất vả mấy chúng tôi cũng chịu đựng được, chỉ mong sao tìm được hết hài cốt còn sót lại trên đất bạn đưa về nước.

Ghi nhận những đóng góp của các tập thể, cá nhân trong công tác tri ân, “đền ơn đáp nghĩa”, dịp này, Bộ Tư lệnh Quân khu đã tặng Bằng khen cho 26 tập thể và 6 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác chính sách (giai đoạn 2007-2012). Đồng thời tặng bằng khen cho 04 tập thể và 18 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong trong thực hiện nhiệm vụ quy tập mộ liệt sĩ giai đoạn XI (Mùa khô năm 2011 - 2012). Dịp này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Lao động – Thương binh và xã hội” cho 10 cá nhân thuộc Quân khu 7 đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Lao động – Thương binh và xã hội.

      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Đồng chí Trần Hoàng, Chính trị viên Đội K70 mới nhận quân hàm Đại tá hôm 31/8/2012. Mọi người có thể liên lạc với đồng chí Hoàng qua số điện thoại 0918675114.

Ghi chú: Nếu số điện thoại này không liên lạc được có nghĩa là Đội K70 đang làm nhiệm vụ ở Campuchia.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 12102010
Đồng chí Trần Hoàng (ngồi bên phải, có đội mũ) đang xếp lại hài cốt liệt sĩ
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 Avatar11

Ngày 22/9, ông Trần Đình Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai đã trực tiếp đến khu vực lô 46, Nông trường cao su Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, để chỉ đạo việc khai quật hài cốt liệt sĩ được tìm thấy tại hố chôn tập thể ở khu vực này.

Trước đó, ngày 20/9 vừa qua, anh Bùi Văn Vĩnh, ngụ xã Bình Sơn đã tìm thấy hố chôn tập thể trên lúc đang đi rà tìm phế liệu trong lòng đất. Sau khi phát hiện, anh Vĩnh đã báo chính quyền địa phương.

Qua xác định cụ thể, chính quyền huyện Long Thành và các đơn vị liên quan của tỉnh Đồng Nai đã triển khai công tác khai quật. Sau ba ngày, lực lượng chức năng đã tìm thấy 16 bộ hài cốt liệt sĩ cùng nhiều quân trang và vật dụng trang bị của bộ đội như súng, đạn, dép râu, võng, bạt, biđông...

Đến chiều 22/9, lực lượng khai quật vật tiếp tục đào mở rộng ở khu vực hố chôn tập thể trên. Sau khi kết thúc công tác khai quật, tỉnh Đồng Nai sẽ tổ chức lễ truy điệu và an táng các hài cốt liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Long Thành.

Nguồn TTXVN
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Từ Cam-pu-chia, Thượng tá Lê Huy Chung, Chính trị viên Đội Quy tập tìm kiếm hài cốt liệt sĩ K72 (Đội K72), thuộc Bộ CHQS tỉnh Bình Phước điện về cho chúng tôi biết: Trong một lần đi khảo sát địa bàn, Trung úy Trần Duy Hiền, nhân viên phiên dịch Đội K72 gặp ông Tà-chếch, 85 tuổi, hiện sống tại phum KhSưm-kho-nông, xã Sum, huyện Sa-nuool, tỉnh Kra-ti-e, Cam-pu-chia. Qua trò chuyện, ông Tà-chếch cho biết: Vào khoảng những năm 1970, 1971 khi đó ông sống tại phum Mân-lơ, xã Sum có đơn vị bộ đội Việt Nam đóng quân tại một khu rừng ở phum này. Đơn vị này do ông Tương hoặc Tưởng làm chỉ huy. Ngày đơn vị tổ chức vượt sông Sa-lông có một đồng chí bị sốt rét rất nặng nhưng vẫn quyết tâm hành quân cùng đơn vị. Tuy nhiên, đến khoảng giữa sông, do đuối sức nên đồng chí ấy bị nước cuốn trôi. Ngay sau đó, ông cùng bà con địa phương và các đồng chí trong đơn vị vớt được thi thể người chiến sĩ ấy và tổ chức an táng cạnh một gò mối cách sông Sa-lông khoảng 200m. Ông Tà-chếch còn nhớ liệt sĩ này có tên là Canh hoặc Cảnh.

Từ thông tin trên, Đội K72 đã tổ chức lực lượng tìm kiếm và quy tập được hài cốt liệt sĩ ở vị trí trên tại tọa độ (44 – 66.3) thuộc phum Mân-lơ, xã Sum, huyện Sa-nuool, tỉnh Kra-ti-e, Cam-pu-chia. Đặc điểm, hài cốt liệt sĩ được bó bằng tăng màu xanh đen và quấn võng dù. Khi khai quật xương và răng còn khá nhiều, kèm theo 15 chiếc cúc quần, áo.

Ông Tà-chếch còn cho biết thêm khu vực liệt sĩ được an táng trước đây là rừng rậm, nhưng hiện đã thành rẫy của người dân địa phương. Những người tham gia an táng liệt sĩ ngày đó hiện vẫn còn nhớ rất rõ trường hợp hy sinh của người chiến sĩ này.

Từ những thông tin ông Tà-chếch cung cấp, Đội K72 rất mong các cựu chiến binh cung cấp thêm thông tin phục vụ việc xác định danh tính cho liệt sĩ. Mọi thông tin xin gửi về: Đội K72, Bộ CHQS tỉnh Bình Phước, điện thoại: 06512.211.699 hoặc Thượng tá Lê Huy Chung, Chính trị viên Đội K72, điện thoại: 0983.569.001, số điện thoại ở Cam-pu-chia: 00855.977.264.227 hoặc chuyên mục “Thông tin về mộ liệt sĩ”.

Chuyên mục “Thông tin về mộ liệt sĩ” – Báo Quân đội nhân dân, số 7, Phan Đình Phùng, Hà Nội. Điện thoại: 069.554.119;04.37478610. Thư điện tử: chinhtriqdnd@yahoo.com.vn

Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Đội quy tập hài cốt liệt sĩ K72 (Bộ CHQS tỉnh Bình Phước) tổ chức quy tập tại khu vực suối Đặc Băm, huyện KeoSiMa, tỉnh Munđunkiri, Vương quốc Cam-pu-chia được 151 mộ liệt sĩ có tên và quê quán, khi an táng được khắc tên trên bia đá từng mộ. Ngay sau khi quy tập xong Đội K72 đã thông báo về các địa phương và trên các phương tiện thông tin đại chúng, do vậy đã tổ chức bàn giao 111 hài cốt liệt sĩ cho thân nhân các gia đình liệt sĩ trên mọi miền đất nước. Hiện nay vẫn còn 40 mộ liệt sĩ có tên, quê quán đang an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Bình Phước. Mặc dù số hài cốt liệt sĩ trên đã được đưa về nước và an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Bình Phước gần 10 năm nay nhưng không biết vì lý do gì vẫn chưa được thân nhân gia đình đến thăm, thắp hương. Qua chuyên mục “Thông tin về mộ liệt sĩ” của Báo Quân đội nhân dân, ai là thân nhân các liệt sĩ hoặc đồng đội của các liệt sĩ liên hệ với Thượng tá Lê Huy Chung, Chính trị viên Đội K72; điện thoại: 0651.2211699 hoặc 0983.569.100 để biết thêm chi tiết.

* Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Thanh; hy sinh ngày 12-6-1969; quê quán: Thụy Dân, Thụy Anh, Thái Bình.

* Liệt sĩ Nguyễn Duy Thiêu; hy sinh ngày 19-1-1967; quê quán: Sy Việt, Thụy Anh, Thái Bình.

* Liệt sĩ Đinh Hồng Tiên; hy sinh tháng 7-1967; quê quán: An Ninh, Phụ Dực, Thái Bình.

* Liệt sĩ Vũ Văn Quang (Uang); hy sinh tháng 7-1967; quê quán: An Khê, Phụ Dực, Thái Bình.

* Liệt sĩ Lê V Minh; hy sinh ngày 25-7-1967; quê quán: Đông Minh, Tiền Hải, Thái Bình.

* Liệt sĩ Đỗ Khuyên; hy sinh ngày 19-2-1967; quê quán: Giao Thủy, Nam Hà.

* Liệt sĩ Trương C Đạm; hy sinh ngày 26-1-1967; quê quán: Bình Lục, Nam Hà.

* Liệt sĩ Trần Văn Châu; hy sinh ngày 26-5-1967; quê quán: Cẩm Hưng, Cẩm Giàng, Hải Dương.

* Liệt sĩ Ng Đ Vinh; hy sinh ngày 15-12-1967; quê quán: Uông Hoa, Ninh Giang, Hải Dương.

* Liệt sĩ Không rõ tên; hy sinh ngày 26-10-1967; quê quán: Phú Thọ.

* Liệt sĩ Đoàn Văn Điền; cấp bậc: Binh nhất; chức vụ: Chiến sĩ; hy sinh ngày 15-12-1969; quê quán: Yên Minh, Tiên Lãng, Hải Phòng.

Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Ngày 1/11, Hội Cựu chiến binh Sư đoàn 7 thuộc Quân khu 7 phối hợp cùng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Phú Giáo (Bình Dương) tổ chức quy tập 10 bộ hài cốt liệt sĩ tại khu vực ấp Nước Vàng, xã An Bình, huyện Phú Giáo.

Hiện danh tính 10 liệt sĩ chưa được xác định, nhưng theo xác nhận của các thành viên Hội Cựu chiến binh Sư đoàn 7, đây là 10 trong số 20 chiến sĩ của Trung đoàn 209 thuộc Sư đoàn 7 đã hy sinh trong trận chiến vào đêm 24/12/1974 trên đường tiến vào giải phóng Sài Gòn và danh sách các liệt sĩ này đang được Sư đoàn 7 quản lý, lưu giữ.

Các cơ quan chức năng cũng đang tích cực triển khai công tác tìm kiếm các hài cốt liệt sĩ đã hy sinh tại khu vực ấp Nước Vàng, xã An Bình, huyện Phú Giáo. Trước đó, thông tin về 10 bộ hài cốt liệt sĩ trên do một người dân xã An Bình, Phú Giáo cung cấp.

Nguồn VOV
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Ngày 9/11/2012, Ban CHQS huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) cho biết vừa phát hiện và cất bốc 3 bộ hài cốt liệt sĩ cùng một số di vật nằm trong khu vực sân bay Tà Cơn (thôn Tân Xuyên, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa).

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 74220410
Đưa hài cốt liệt sĩ về nơi truy điệu

3 bộ hài cốt được xác định danh tính gồm các liệt sĩ: Nguyễn Giang Nam (sinh năm 1955, hy sinh năm 1974, quê TP Việt Trì, Phú Thọ), Lê Đình Bái (sinh năm 1942, hy sinh năm 1967, quê TP Yên Bái, Yên Bái), Trần Văn Chiến (sinh năm 1949, hy sinh năm 1969, quê xã Tình Cương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ).

Các ban ngành chức năng địa phương đã tổ chức lễ truy điệu và bàn giao hài cốt cho thân nhân các liệt sĩ đưa về quê hương. Riêng hài cốt của liệt sĩ Trần Văn Chiến đã được an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Hướng Hóa.

Nguồn QĐND
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 2-hai210

Sáng 17/11/2012, tại khu đất vườn của ông Nguyễn Văn Hồng (ấp 2, xã An Phước, huyện Long Thành), trong lúc xe xúc đất đang xử lý mặt bằng thì tài xế phát hiện xương người và các vật dụng. Vụ việc ngay lập tức được người nhà báo cho chính quyền.​

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự huyện và UBND xã An Phước đã phối hợp tổ chức khai quật. Kết quả đã thu thập 2 bộ hài cốt được bọc trong 2 bọc ny-lông. Phần lớn xương cốt đã phân hủy, nhưng kèm theo đó vẫn còn các vật dụng đặc trưng của bộ đội (ảnh), như: tăng, bạt ny-lông, lọ thuốc...

Bà Trần Thị Bình, 80 tuổi là người có công nuôi dưỡng, tiếp tế cho cách mạng trong chiến tranh, hiện còn sinh sống tại địa phương, cho biết vẫn còn nhớ khá rõ vụ việc xảy ra vào khoảng năm 1968. Theo bà Bình, đêm đó cán bộ, chiến sĩ đi công tác, 2 người hy sinh được đồng đội chôn tại chỗ, nhưng bà không biết rõ vị trí.

2 bộ hài cốt liệt sĩ mới tìm thấy sẽ được huyện tổ chức truy điệu và đưa về Nghĩa trang liệt sĩ huyện Long Thành.

Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Ngày 19-11-2012, nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa (23-11-1940), UBND TPHCM đã giao UBND huyện Hóc Môn tổ chức Lễ Giỗ các chiến sĩ hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ tại di tích “Nơi họp Hội nghị Xứ ủy Nam Kỳ tháng 9 năm 1940” thuộc xã Xuân Thới Đông vào trưa 23-11-2012.

Trong dịp này, TPHCM phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Cty Bưu chính Việt Nam phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính “Chiến sĩ Cộng sản Nguyễn Thị Minh Khai (1910-1941)”, Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Dù không có mặt trong lễ trao giải thưởng Tình nguyện Quốc gia vì lý do đang nằm viện điều trị bệnh, Ngô Thị Thúy Hằng vẫn để lại ấn tượng sâu sắc với khán giả bằng dự án tri ân anh hùng liệt sĩ. Hằng là một trong 5 cá nhân tiêu biểu được T.Ư Đoàn và Chương trình Tình nguyện Liên Hiệp Quốc (UNV) trao giải thưởng Tình nguyện Quốc gia năm 2012.

Dự án Đài tưởng niệm liệt sĩ Việt Nam trực tuyến do Ngô Thị Thúy Hằng sáng lập, lưu giữ dưới dạng nhật ký cá nhân có đầy đủ thông tin từ lúc nhập ngũ đến hoàn cảnh hi sinh, là kho tư liệu sống động về liệt sĩ và cuộc chiến tranh Việt Nam.

Ngô Thị Thúy Hằng hiện là Giám đốc Trung tâm Quản lý dữ liệu liệt sĩ và người có công (Marin), từng hỗ trợ tìm thành công hàng trăm hài cốt liệt sĩ bằng phương pháp phân tích thông tin khoa học. Marin là tổ chức cá nhân đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng nhận tư cách pháp nhân trong công tác thu thập, xử lý thông tin liệt sĩ.

Bỏ nghề báo để đứng bên gia đình liệt sĩ

Đài tưởng niệm liệt sĩ Việt Nam trực tuyến lietsivietnam.org là dự án ấn tượng thứ hai Ngô Thị Thúy Hằng thực hiện trên hành trình gần 9 năm tâm huyết với công việc thu thập, xử lý thông tin liệt sĩ. Nhìn lại chặng đường gian khó đã qua, Hằng trải lòng, chẳng thể ngờ việc tìm hiểu chiến tranh thông qua câu chuyện, kỷ vật sưu tầm trong quá trình tìm hài cốt liệt sĩ là niềm vui lớn trong cuộc đời.

Trước khi gây dựng Marin, Hằng có gần 10 năm làm báo tại TP.HCM và tư vấn dự án truyền thông cho nhiều công ty danh tiếng. Cuộc sống bắt đầu rẽ ngang khi Hằng đọc tin về website nhantimdongdoi.org của nhóm sinh viên ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Hằng tự nguyện gắn bó với diễn đàn nên tranh thủ mỗi chuyến công tác sưu tầm tìm kiếm thông tin đưa lên trang web. Duy trì vài năm, nhóm tác giả sáng lập diễn đàn người ra nước ngoài, người mải mê bươn chải kiếm sống. Không lỡ buông tay, Hằng quyết định từ bỏ nghề báo, khăn gói trở ra Bắc để gần gia đình hơn vừa có thời gian tập trung cho ý tưởng mở rộng diễn đàn thành trung tâm lưu trữ dữ liệu liệt sĩ Việt Nam.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 Hang110
Ngô Thị Thúy Hằng tư vấn miễn phí, hướng dẫn thân nhân tìm mộ liệt sĩ

Càng gắn bó, Hằng càng thấm thía nỗi đau chiến tranh Việt Nam không chỉ ở con số hàng triệu liệt sĩ ngã xuống cho hòa bình của dân tộc. Khắp nơi trên dải đất hình chữ S, hàng nghìn gia đình vẫn nuôi niềm hi vọng tìm hài cốt, quy tập liệt sĩ. Tốn công tốn của đã đành, thân nhân liệt sĩ đối mặt với nhiều khó khăn bởi những ẩn số thông tin phức tạp. Bằng sự đồng cảm ấy, Hằng nghiên cứu tài liệu, xây dựng hệ thống giải mã phiên hiệu đơn vị trong chiến tranh, phương pháp xác định và phân loại giấy báo tử; quy trình chỉ dẫn tiếp cận cơ quan chức năng giúp thân nhân tìm hài cốt bằng các dữ liệu khoa học. Bằng phương pháp này, Hằng báo tin chính xác cho nhiều gia đình thân nhân liệt sĩ. Gần đây nhất, dự án khớp nối thông tin trên bia mộ thí điểm tại Bình Dương đã cho thành công ban đầu khi trả lại chính xác tên tuổi, quê quán cho gần 200 liệt sĩ.

Chèo lái hoạt động ở Marin, Hằng hi sinh nhiều lợi ích của riêng mình. Chưa vội nghĩ chuyện yên bề gia thất, cô gái người Hải Phòng với dáng người nhỏ nhắn vẫn miệt mài xách ba lô lên đường ngang dọc Bắc - Nam tư vấn lưu động miễn phí cho thân nhân liệt sĩ ngay tại quê nhà. Ở mỗi chương trình, Hằng đều thuyết phục họ bằng những phân tích khoa học, hướng dẫn tiếp cận các cơ quan chức năng có thông tin.

Thời gian đầu ra mắt, Marin gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài 3 buổi tư vấn tại văn phòng, Hằng phải chạy việc làm thêm bên ngoài để có tiền trang trải thuê nhà, bù đắp một phần cho hoạt động tại Marin. Ngoài niềm vui lớn, công việc tại Marin còn là trách nhiệm không thể chối bỏ. Bên cạnh Hằng giờ đây có nhiều sinh viên tình nguyện, cựu chiến binh đứng bên san sẻ, hỗ trợ tư vấn qua điện thoại, phân loại và xử lý tài liệu bổ sung vào kho thông tin tại Marin.

“Chiến tranh qua rồi nhưng sự khốc liệt vẫn hằn sâu trong cuộc sống những người vợ, người mẹ liệt sĩ, nhất là với con cái họ. Cũng vì quá mong ngóng sốt ruột nên dễ cả tin, có người bán nhà cửa theo nhà ngoại cảm đi tìm mộ, nghe mà thấy đau lòng. Chọn công việc này, tôi chỉ muốn đứng bên cạnh để thân nhân không còn cô độc trên hành trình tìm liệt sĩ”, Hằng chia sẻ.

Kể chuyện chiến tranh bằng cuộc đời liệt sĩ

Sau diễn đàn nhantimdongdoi.org, Ngô Thị Thúy Hằng dồn tâm sức củng cố và phát triển dự án Đài tưởng niệm trực tuyến liệt sĩ Việt Nam (www.lietsivietnam.org). Trên trang web này, Hằng cho đặt bia mộ ảo, hệ thống theo từng tỉnh, thành phố. Người thân, đồng đội liệt sĩ thậm chí độc giả truy cập có thể thắp hương, gửi vòng hoa tưởng niệm hay chia sẻ cảm xúc tri ân.

Ngô Thị Thúy Hằng chia sẻ, làm thế nào đưa thông tin liệt sĩ Việt Nam đến với rộng rãi thanh niên là vấn đề trăn trở nhất hiện nay. Bởi bên cạnh chị Đặng Thùy Trâm, anh Nguyễn Văn Thạc còn có hàng triệu liệt sĩ Việt Nam đã ngã xuống vì hòa bình của dân tộc. Sự hi sinh của họ cần được thế hệ trẻ nhớ đến và tôn vinh. Chọn hướng đi khác biệt với diễn đàn liệt sĩ online đài tưởng niệm trực tuyến sẽ lần lượt đăng tải đầy đủ thông tin của trên 800 liệt sĩ Việt Nam Marin đang lưu giữ. Thông tin về từng liệt sĩ được xây dựng sinh động dưới dạng hồ sơ nhật ký cá nhân cập nhật từ nơi sinh, đơn vị nhập ngũ, chiến công trong mỗi trận đánh, hoàn cảnh hi sinh và địa chỉ, mối liên hệ với thân nhân hiện thời.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 Hang210
Ngoài tư vấn tại trung tâm, Hằng thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn lưu động, gặp gỡ cựu chiến binh sưu tầm thông tin về liệt sĩ và các trận đánh lớn

Không chỉ mang ý nghĩa tri ân, dự án đài tưởng niệm trực tuyến có tính kết nối giữa các thế hệ. Thông qua nhật ký cá nhân phác họa cuộc đời liệt sĩ do Marin xây dựng dựa trên các tài liệu sưu tầm, đồng đội và thân nhân liệt sĩ có thể chia sẻ thêm tư liệu, chỉnh sửa và góp ý về thông tin chưa thật chính xác. Đài tưởng niệm trực tuyến được kỳ vọng sẽ là kho tàng tư liệu thông tin đầy đủ, phong phú và sinh động về anh hùng liệt sĩ và chiến tranh Việt Nam.

Đài tưởng niệm trực tuyến liệt sĩ Việt Nam ngày càng thu hút sự quan tâm của độc giả. Cũng từ dự án này, Hằng ấp ủ ý tưởng thực hiện chuỗi chương trình giao lưu nhân chứng lịch sử với sinh viên các trường đại học. Trong chiến tranh, trường đại học nào cũng có sinh viên nhập ngũ và hi sinh, Hằng chọn những người may mắn trở về từ cuộc chiến kể lại câu chuyện về khí thế một thời hào hùng, giúp sinh viên hôm nay hiểu thế hệ trước họ ra trận, hi sinh như thế nào đóng góp cho hòa bình dân tộc, cho truyền thống mái trường theo học.

“Nuôi ý tưởng về dự án này, tôi cứ ám ảnh bởi câu thơ “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Người lính khi ngã xuống chắc họ chỉ mong đất nước hòa bình và thống nhất. Mỗi câu chuyện được chia sẻ trên đài tưởng niệm trực tuyến hay các chương trình giao lưu với cựu binh sẽ là bài học sinh động giáo dục tình yêu nước, lý tưởng sống cho bạn trẻ, khơi dậy ở họ ý chí phấn đấu, sống có trách nhiệm với xã hội”, Hằng bày tỏ niềm tin.

Marin từng tổ chức thành công 9 buổi gặp mặt thân nhân liệt sĩ tư vấn miễn phí quy trình tìm kiếm hài cốt, hướng dẫn làm các thủ tục liên quan đến chế độ chính sách với gần 8.000 người tham dự. Hiện tại, trung tâm này đang lưu giữ thông tin nơi, chiến trường và trường hợp hi sinh của trên 800.000 liệt sĩ; cung cấp danh sách hơn 300.000 thông tin có liên quan đến phần mộ liệt sĩ được quy tập tại 3.000 nghĩa trang liệt sĩ cả nước.

Ngô Thị Thúy Hằng là cá nhân duy nhất được T.Ư Hội LHTN Việt Nam tặng giải thưởng Khi Tổ quốc cần năm 2011 ghi nhận đóng góp tiêu biểu cho xã hội. Năm 2012, Hằng nhận giải thưởng Chim én tôn vinh cá nhân có ý tưởng, dự án tình nguyện xuất sắc vì cộng đồng.

Nguồn Thanh niên
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

2 năm qua, gần 300 hài cốt liệt sĩ (HCLS) được giám định ADN miễn phí, đó là kết quả mà Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ (HTGĐLS) Việt Nam phối hợp với Viện Pháp y Quân đội (PYQĐ) và Viện Công nghệ sinh học (CNSH) Việt Nam tiến hành. Qua đó, giúp các gia đình trên tìm lại được người thân của mình. Tuy nhiên, con số trên còn quá ít so với hàng chục vạn HCLS đã quy tập nhưng chưa xác định được danh tính, quê quán. Bởi vậy, để việc xác đinh danh tính các liệt sĩ được tiến hành nhanh chóng, đạt hiệu quả cao, điều hết sức quan trọng là cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về quy trình giám định ADN của liệt sĩ cho thân nhân các liệt sĩ...

Theo ghi nhận của chúng tôi, trung bình mỗi ngày có từ 7 đến 10 thân nhân liệt sĩ từ khắp mọi miền đất nước đến nhờ cán bộ Hội HTGĐLS Việt Nam tư vấn về cách tìm kiếm HCLS; đặc biệt là các thủ tục tiến hành giám định ADN cho liệt sĩ.

Tôi gặp bà Tô Thị Bắc, ở tổ Quyết Thắng, thị trấn Sơn Dương, Tuyên Quang có anh trai là liệt sĩ Tô Ngọc Hải, sinh năm 1949; đơn vị: BK; hy sinh năm 1968 tại chiến trường Nam Bộ vào một buổi chiều muộn ở Trụ sở Hội HTGĐLS Việt Nam. Qua trò chuyện, chúng tôi được biết: Thời gian qua, nhờ những thông tin từ đồng đội cũ của anh trai và một số cựu chiến binh hiện đang sinh sống ở khu vực phía Nam cung cấp, bà Bắc được biết: Ở Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, trên bia mộ số 141, có ghi là: Liệt sĩ Tô Văn Hải; sinh năm: 1949; chức vụ: Trung đội phó; đơn vị: D18. Tuy nhiên quê quán và ngày hy sinh thì không có. Nhận được thông tin trên, bà Bắc và những người thân trong gia đình rất mừng, bởi sau gần 44 năm chờ đợi, tìm kiếm thông tin về liệt sĩ Tô Ngọc Hải. Tuy nhiên, do trên bia mộ không ghi quê quán và ngày hy sinh của liệt sĩ, cũng như phần tên đệm của liệt sĩ không đúng nên gia đình bà Bắc rất muốn được tiến hành giám định ADN hài cốt của liệt sĩ. Ước nguyện là thế, nhưng gia đình bà Bắc không biết thủ tục, quy trình tiến hành như thế nào để có thể tổ chức giám định ADN cho liệt sĩ Tô Văn Hải. Vì vậy lần này bà quyết định tìm đến Hội HTGĐLS Việt Nam để được tư vấn.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 2 22275310
Cán bộ Hội HTGĐLS Việt Nam tư vấn về quy trình giám định ADN cho thân nhân các liệt sĩ

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề trên, ông Nguyễn Hùng Phong, Phó chủ tịch Hội HTGĐLS Việt Nam, nói:

- Số lượng các gia đình liệt sĩ đến đăng ký giám định ADN cho liệt sĩ ngày một tăng. Nhưng để có độ chính xác cao, thân nhân các gia đình liệt sĩ cần tuân thủ những quy định chặt chẽ từ việc lấy mẫu hài cốt và mẫu người thân của liệt sĩ. Liên quan đến vấn đề này, căn cứ vào vào hướng dẫn của Cục Người có công (Bộ LĐ-TB&XH); Viện CNSH; Viện PYQĐ, Hội đã tổng hợp, hướng dẫn thủ tục và cách lấy mẫu giám định ADN cho liệt sĩ.

Hướng dẫn của Hội ghi rõ: Hội chỉ tiếp nhận các trường hợp giám định HCLS nếu có đủ các điều kiện: Có đơn đề nghị của thân nhân liệt sĩ (thân nhân có chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân phù hợp), được UBND xã (phường) xác nhận; có giấy báo tử liệt sĩ (bản sao có chứng thực của xã, phường) hoặc trích lục thông tin về liệt sĩ do đơn vị hoặc Bộ CHQS tỉnh, thành phố cấp. Trường hợp mất giấy báo tử, thân nhân liệt sĩ có thể đến sở LĐ-TB&XH tỉnh, thành phố xin sao lục lại; có vị trí ngôi mộ nghi ngờ là của liệt sĩ (ví dụ: số mộ 1, hàng 2, lô 3, Nghĩa trang liệt sĩ A… hoặc ở đồi M, thôn H, xã K, huyện X… , gia đình đã liên hệ, được ban quản lý nghĩa trang hoặc chính quyền địa phương đồng ý cho mượn mẫu phẩm về giám định, thể hiện bằng biên bản bàn giao cho mượn xương, cốt liệt sĩ). Nếu thông tin được xác định do đồng đội cũ thì phải xác định rõ họ tên, địa chỉ của người cung cấp thông tin (có xác nhận của chính quyền xã, phường nơi người cung cấp thông tin cư trú).

Về cách lấy mẫu hài cốt của liệt sĩ, khâu quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình giám định, theo ông Phong, thân nhân liệt sĩ cần chú ý một trong các yêu cầu sau: Đối với hài cốt còn nguyên vẹn thì lấy từ 1 đến 2 chiếc răng (ưu tiên các răng còn được cố định trong xương hàm); đối với hài cốt không nguyên vẹn thì lấy khoảng 2x2cm xương ống hoặc 2x2cm xương còn cứng (các xương xốp như xương sọ, xương sườn, xương bàn tay, bàn chân… rất khó làm giám định, tỷ lệ thành công không cao); mẫu HCLS phải được bảo quản trong túi nilon có niêm phong và xác nhận của sở LĐ-TB&XH, ngoài phong bì ghi rõ: Đề nghị xác định danh tính đối với liệt sĩ (họ và tên, nguyên quán, ngày tháng năm sinh).

Sau khi tiến hành lấy mẫu HCLS, phải lấy mẫu sinh phẩm của thân nhân liệt sĩ làm đối chứng. Mẫu sinh phẩm phải lấy ít nhất của 2 trong số những người thân có mối quan hệ huyết thống theo dòng mẹ hoặc theo dòng cha của liệt sĩ, cụ thể: Theo dòng mẹ của liệt sĩ, có thể lấy mẫu của hai trong số những người là mẹ liệt sĩ, bà ngoại của liệt sĩ; các, cậu, dì của liệt sĩ; anh chị em cùng mẹ với liệt sĩ; anh em con dì, con già với liệt sĩ; con của chị gái, em gái của liệt sĩ; con của chị gái, em gái của con dì, con già với liệt sĩ. Nếu không còn các đối tượng nói trên theo dòng mẹ thì lấy mẫu của ông nội liệt sĩ; bố đẻ của liệt sĩ.

Mẫu sinh phẩm của thân nhân liệt sĩ có thể là móng tay hoặc móng chân; tóc (phải lấy có cả chân tóc). Mẫu phải bảo quản trong túi nilon đặt trong bì thư, ngoài ghi rõ họ tên người được lấy mẫu, tuổi, nguyên quán, trú quán và quan hệ với liệt sĩ, điện thoại liên hệ.

Sau khi có đủ các điều kiện trên, thân nhân liệt sĩ sẽ được Hội HTGĐLS Việt Nam cấp giấy giới thiệu để gia đình đưa mẫu phẩm đến Viện CNSH hoặc Viện PYQĐ tiến hành giám định. Thời gian hoàn thành việc giám định ADN từ 30 đến 90 ngày. Gia đình được hỗ trợ 100% kinh phí một lần giám định ADN đối với mỗi liệt sĩ cần xác định danh tính.

Tuy nhiên, qua tìm hiểu, chúng tôi được biết: Hiện tại nhiều thân nhân liệt sĩ không những không biết quy trình, thủ tục để có thể tiến hành giám định ADN cho liệt sĩ, mà họ còn không biết là được hỗ trợ kinh phí khi tiến hành giám định. Vì vậy, nhiều thân nhân liệt sĩ khi được chúng tôi hỏi đều tỏ ra khá ngạc nhiên đối với chủ trương này, hoặc bày tỏ băn khoăn là rất muốn được giám định nhưng không biết lấy tiền ở đâu.

Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Hùng Phong cho rằng: Hội đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền như đưa hướng dẫn trang mạng: Trianlietsi.vn; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, Hội đã có công văn gửi sở LĐ-TB&XH, hội CCB các địa phương đề nghị tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn để nhân dân và thân nhân các liệt sĩ được biết, nhưng hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn.

Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, để có đủ nguồn kinh phí phục vụ việc tổ chức giám định ADN cho các liệt sĩ thực tế cũng rất cần sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước. "Tiến hành thành công một ca giám định ADN không chỉ thỏa ước nguyện vọng của thân nhân một gia đình liệt sĩ, mà còn là cách tri ân thiết thực đối với những người đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc" - Ông Phong bộc bạch.

      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 2 trong tổng số 8 trang]

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  Next

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất