Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  Next

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 7 trong tổng số 8 trang]

Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

First topic message reminder :

thầy giáo làng đã viết:

Đụng hàng rồi! Đúng ngay nghề cũ của Admin và Phó thường dân. Đề nghị phát biểu ý kiến đi chứ!

Được anh em tín nhiệm cử ra chăm sóc nội dung của Websites CHVLQ2 với nhiệm vụ:

1- Thu thập, xử lý thông tin để đưa lên Websites.
2- Đọc kỹ tất cả các bài viết trên diễn đàn.

Mình nghĩ là sẽ không còn có cơ hội để viết và đăng bài của riêng mình trên diễn đàn đâu. Mặc dù vậy, mình thấy Thầy giáo làng "nói cũng có lý" nên đành mang chuyện của đời mình ra kể với mọi người. Nếu có gì đụng chạm, xin mọi người lượng thứ.

Ngoài việc tìm hài cốt liệt sĩ ở trong nước, hiện nay Quân đội ta còn được Đảng và Chính phủ giao nhiệm vụ tìm kiếm, hồi hương hài cốt liệt sĩ hy sinh trên các chiến trường Lào và Campuchia. Từ năm 1999 đến nay, các Quân khu có đường biên giới với Lào và Camphuchia (từ năm 2001) đều có 4 đội chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ này. Trần quân hàm của Đội trưởng và Chính trị viên là Thượng tá, có thể vận dụng lên Đại tá.

Mình cũng có thời gian làm Đội trưởng Đội K70 của Quân khu 7 từ tháng 02/2003 đến tháng 5/2005 (K là chữ đầu của phiên hiệu các đơn vị làm nhiệm vụ ở Campuchia, 7 là chữ số cho biết đơn vị này thuộc Quân khu 7, số 0 cho thấy đây là đơn vị trực thuộc Quân khu, còn các số 1, 2, 3 là các đơn vị do tỉnh quản lý).
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Hành trình tìm hài cốt liệt sỹ trên đất bạn
Viet Nam Net - Địa hình đồi núi chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, thổ phỉ rình rập,… vô số những khó khăn mà các đội quy tập phải đương đầu thường xuyên.

30 năm qua, hàng trăm cán bộ chiến sỹ bị thương, lâm trọng bệnh, thậm chí có người hi sinh; nhưng ý chí kiếm tìm đồng đội vẫn như ngọn lửa không bao giờ tắt.

Hành trình gian khổ trên xứ Triệu Voi

Đất Lào phần lớn là đồi núi hiểm trở, chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm rất lớn, mặt đất rắn đanh. Các cán bộ chiến sỹ trong đội quy tập dù được rèn luyện nhưng rất dễ suy sụp trong điều kiện khắc nghiệt đó.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 7 20131104163038-anh-1--bai-2
Đội quy tập trên cánh đồng Chum (Lào). Ảnh tư liệu
Những năm đầu, tình hình ở Lào khá phức tạp, nhất là ở vùng rừng núi có nhiều toán phỉ hoành hành. Các phần mộ lại chủ yếu nằm trong rừng núi sâu, phải đi bộ nhiều ngày trong điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt.

Theo đại úy Lê Thanh Phong, hàng năm khi mùa khô kết thúc, đội quy tập lại được chia làm hai. Một nửa quân số trở về Việt Nam tiếp tục huấn luyện, nửa còn lại bám trụ địa bàn giúp dân địa phương phát triển kinh tế, nắm thông tin từ cơ sở, nhất là ở vùng rừng núi để hạn chế bớt khó khăn.

“Chiến tranh kết thúc đã hàng chục năm, địa hình ngày xưa hôm nay đã thay đổi hoàn toàn nên anh em rất khó khăn để tìm kiếm, xác định.

Mỗi một nhát cuốc bổ xuống đều mang theo hi vọng, mỗi một phần mộ khai quật được, dù chỉ còn một nắm đất đen thôi cũng khiến mọi người rưng rưng”
– đại úy Phong nói.

Đại tá Lê Ngọc Hương, Phó Chủ nhiệm chính trị Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ thêm: "Việc tìm kiếm, quy tập rất khó khăn, vì địa bàn rộng, thông tin phần mộ chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, đèo cao, núi thẳm.

Cựu chiến binh biết thông tin phần mộ đồng đội thì đã già yếu, trí nhớ giảm. Ăn, ở trong rừng sâu nhiều ngày, một số chiến sĩ bị sốt rét, đau ốm..."
.

Mặc dù thế, các đơn vị vẫn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ. Từ năm 1999 - 2013, Đội quy tập mộ liệt sỹ BCHQS Hà Tĩnh quy tập được 685 mộ trên đất Lào, trong đó tỉnh Viêng Chăn 129 mộ, Thủ đô Viêng Chăn 111 mộ, Bô Li Khăm Xay 445 mộ.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 7 20131104163038-anh-3--bai-2
Rưng rưng xúc động trước hài cốt các liệt sỹ. Ảnh tư liệu
Thượng tá Phạm Văn Thìn, Trợ lý phòng chính sách, Cục Chính trị, QK4 cho biết, trong 30 năm, QK4 đã có 11 người hi sinh, trên 50 người bị thương, gần 100 người bị bệnh hiểm nghèo, gần như 100% cán bộ chiến sỹ mắc bệnh sốt rét.

“Những mất mát, hi sinh là không hề nhỏ. Nhưng chúng tôi đã quán triệt tinh thần cho anh em, dù khó khăn vất vả đến mấy cũng sẵn sàng đương đầu, hoàn thành sứ mệnh lớn lao là mang hài cốt chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam về an táng trong lòng đất Mẹ” – thượng tá Thìn trầm ngâm.

Những trăn trở trong hành trình kiếm tìm đồng đội

Mùa khô 2005, thiếu tá Phạm Xuân Tám, Trợ lý chính trị BCHQS Nghệ An khi đó mới đeo hàm đại úy là mũi phó của đội quy tập.

Từ các thông tin chắp nối, đội quy tập đi bộ mất một ngày đường, từ huyện lỵ Khệt-nậm-pết (Xiêng Khoảng) vượt đường đồi núi cheo leo hiểm trở, đến một hẻm núi nhỏ chếch ở hướng Tây thì phát hiện 2 ngôi mộ được đắp song song.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 7 20131104163217-anh-4--bai-2
Truy điệu và an táng các hài cốt liệt sỹ tại nghĩa trang liệt sỹ. (Ảnh: Cao Thái)
“Khi đến nơi đã khoảng 2h chiều. Anh em đào đến 4h chiều mới cất bốc xong phần mộ. Mọi người đều rưng rưng khi hài cốt được đưa lên.

Bất chợt anh em phát hiện một lọ thủy tinh nhỏ màu đỏ đã bị vỡ, bên trong có mẩu giấy nhỏ. Tuy nhiên khi mọi người vừa kịp đưa chiếc lọ lên thì mẩu giấy đã tiêu tan. Anh em chỉ biết nhìn nhau…”
– thiếu tá Tám mắt rưng rưng.

Anh từng có thời gian ăn rừng ngủ suối, gắn bó trực tiếp với nhiều vùng đất Lào trong quá trình quy tập mộ liệt sỹ. Những tháng ngày đã qua và anh đã ở nhiệm vụ mới, nhưng hai phần mộ trên cao nguyên Xiêng Khoảng vẫn là nỗi trăn trở lớn với sỹ quan này.

Thượng tá Phạm Văn Thìn cho hay, khó khăn lớn nhất đối với các đội quy tập đó là thiếu thông tin. Những người biết thông tin ngày càng ít, các đơn vị rất khó khăn khi tiếp cận địa bàn.

“Hiện vẫn còn nhiều cựu chiến binh, nhiều đồng bào nắm được các thông tin về phần mộ liệt sỹ. Rất mong các cấp ủy, chính quyền tiếp tục tuyên truyền, phổ biến chủ trương để nhân dân cung cấp thông tin cho các đội quy tập” – thượng tá Thìn nhấn mạnh.
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Khẩn trương xử lý hành vi trục lợi trong tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Tại văn bản 9522/VPCP-KGVX ngày 11/11/2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Bộ Công an chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương trong việc xử lý kịp thời các hành vi trục lợi trong việc tìm kiếm, quy tập và xác định hài cốt  liệt sĩ.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan và các địa phương trong việc thực hiện Quyết định 1237/QĐ-TTg ngày 27/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo, Quyết định 150/QĐ-TTg ngày 14/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, bảo đảm tính khoa học, chính xác.

Từ năm 1976 đến nay Bộ Quốc phòng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các tỉnh có liên quan làm tốt việc việc tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ. Bộ Quốc phòng đã tổ chức 20 đội chuyên trách để tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ trong nước, ở Lào và Campuchia.

Đến nay đã quy tập được 939.426 hài cốt liệt sĩ và đã tổ chức an táng trọng thể tại 3.077 nghĩa trang trong cả nước. Chủ yếu việc quy tập liệt sĩ ở rừng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và quá trình tìm kiếm quy tập cũng đã có 14 cán bộ chiến sĩ hy sinh và hơn 100 đồng chí bị thương.

Hiện nay Bộ Quốc phòng đang chỉ đạo quyết liệt thực hiện đề án tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để tiếp tục quy tập  hơn 200.000 hài cốt nữa, nhanh chóng đưa các đồng chí về với thân nhân và gia đình.

Trong tháng 9 vừa qua, Cục Người có công - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Tổng cục An ninh II, Bộ Công an thực hiện xác minh, điều tra các thông tin có liên quan về việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ bằng ngoại cảm. Từ đó, phát hiện một số dấu hiệu lừa đảo của các nhà ngoại cảm.

Với những đối tượng lợi dụng chính sách để trục lợi, sẽ bị xử phạt theo Nghị định xử phạt hành chính. Hành vi lừa đảo sẽ bị xử lý hình sự. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ có sự tham gia của nhà ngoại cảm.

      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Nhiều người dân tố “cậu Thủy” tìm “mộ liệt sĩ” với giá hàng chục triệu
CAND - Ông Nguyễn Văn Tám, cựu chiến binh - thương binh, thôn Tăng Long, xã Việt Long, huyện Sóc Sơn, Hà Nội vừa có đơn gửi cơ quan chức năng, tố cáo “cậu Thủy” lừa đảo trong quá trình ông nhờ đối tượng tìm mộ em ruột của mình là liệt sĩ Nguyễn Minh Tuân.

Theo giấy báo tử, liệt sĩ Nguyễn Minh Tuân, chức vụ Trung đội phó, đơn vị N-B, nhập ngũ năm 1971, hy sinh ngày 3/7/1974 trong lúc chiến đấu. Gia đình thân nhân liệt sĩ Tuân đã nhiều lần vào Quảng Trị tìm hài cốt liệt sĩ nhưng không quá kết quả. Đầu năm 2012, gia đình nghe một số người quen mách nước, ở thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, Bắc Ninh có “cậu Thủy” tìm mộ liệt sĩ hay nên đến đó nhờ tìm giúp...

Theo yêu cầu của “cậu Thủy”, gia đình đặt cọc cho “cậu” 15 triệu đồng, số tiền mà “cậu” bảo là phải chi phí qua 72 cửa phủ và 50 triệu đồng nữa trước ngày lên đường đi tìm. Tháng 4/2012, “cậu Thủy” hẹn gia đình vào khu vực gần Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, để cất bốc “hài cốt” của liệt sĩ Tuân về.

Ông Tám cho biết: “Đúng hẹn, chúng tôi vào tới đó, điện thoại cho nó (Nguyễn Văn Thúy, tức “cậu Thủy” Nguyễn Thanh Thúy) thì nó chạy xe ôtô tới, lúc đó còn có 2 gia đình liệt sĩ khác vừa được nó bốc cho “hài cốt liệt sĩ” mang về. Nó chỉ chỗ “mộ” liệt sĩ Tuân nằm ở gần đường, cách Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Điện Bàn chừng 500m về phía núi. Sau này, tôi thấy quá trình đào, bốc “xương cốt”, “di vật” của vợ chồng nó đều diễn ra y hệt việc chúng đã làm ở các tỉnh Đắk Lắk, Bình Phước và Quảng Trị nên biết mình đã bị lừa…”.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Tám, ngay sau khi Nguyễn Văn Thúy và Mẫn Thị Duyên hoàn thành việc cất bốc cái gọi là hài cốt của liệt sĩ Tuân, gia đình ông đã phải đưa thêm cho chúng 6 nghìn USD nữa, với tổng số tiền các lần đã đưa theo yêu cầu của chúng vào khoảng 190 triệu đồng.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 7 8_nguyenvan3033-450
Nguyễn Văn Thúy tại một bìa rừng thuộc làng Vây trong lần cất bốc cái mà y gọi là hài cốt của liệt sĩ Hoàng Văn Tố và dép cao su của bộ đội trước đây có quai rút nhưng Thúy và vợ là Mẫn Thị Duyên đã đào lấy lên một đôi dép cao su đúc còn mới
Ông Tám tâm sự: “Em tôi thuộc Sư 304 Bắc Giang, vào chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị năm 1973. Tôi cũng là một chỉ huy trong Quân đội. Vào năm đó, 2 anh em tôi vẫn thư từ qua lại với nhau thường xuyên. Nhưng đến năm 1974 thì tôi và gia đình không nhận được thư của em tôi nữa. Rồi giữa năm đó, gia đình đau đớn biết được tin buồn. Em tôi đã chiến đấu, hy sinh ở chiến trường Quảng Trị chứ không phải ở Quảng Nam. Khi nó (Nguyễn Văn Thúy) bảo em tôi hy sinh ở Điện Bàn, Quảng Nam, hài cốt và di vật vẫn còn, lúc đó vì nỗi khát khao tìm được di cốt em mình, tôi đã lơ đễnh, tin vào lời nói của nó”.

Ông Hoàng Văn Viện, ngụ 535 khu phố 2, đường Tô Ký, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP Hồ Chí Minh, có con trai là liệt sĩ Hoàng Văn Tố. “Cậu Thủy” đã làm giả hài cốt, di vật, nơi chôn cất của liệt sĩ Tố tại làng Vây, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị, cũng đã gửi đơn tới cơ quan chức năng tố cáo hành vi lừa đảo của Thúy và Mẫn Thị Duyên. Theo đơn trình bày, gia đình liệt sĩ đặt cọc tại nhà của Thúy, thị trấn Chờ, Yên Phong, Bắc Ninh 15 triệu đồng theo yêu cầu của Thúy.

Đến 3 tháng sau, Thúy và Duyên mới dẫn gia đình đi tìm “mộ”, có “di vật” là mũ cối và dép cao su có khắc tên liệt sĩ Tố. Tại đây, gia đình đã phải đưa thêm 120 triệu đồng nữa theo yêu cầu của Thúy và Duyên
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Mức hỗ trợ khi thăm viếng, di chuyển mộ liệt sĩ
Vừa qua, Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng nhận được thư điện tử của công dân hỏi về: Mức hỗ trợ đối với thân nhân liệt sĩ khi đi thăm viếng mộ và di chuyển hài cốt liệt sĩ được quy định như thế nào?

Về vấn đề trên: Ngày 29/1/2008, Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC, hướng dẫn thủ tục và mức hỗ trợ thân nhân liệt sĩ đi thăm viếng mộ và di chuyển hài cốt liệt sĩ.

Theo đó, đối tượng áp dụng chính sách là cha mẹ, vợ (chồng), con, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ, anh, chị, em ruột của liệt sĩ (gọi chung là thân nhân liệt sĩ), người được thân nhân liệt sĩ uỷ quyền (có xác nhận của UBND cấp xã).

Mức hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ

Tại điểm b, khoản 1, Mục II Thông tư này quy định về mức hỗ trợ thân nhân liệt sĩ đi thăm viếng mộ liệt sĩ như sau: Thân nhân liệt sĩ khi đi thăm viếng mộ được hỗ trợ tiền ăn và chi phí đi lại mỗi năm một lần cho không quá 3 người, mức chi cụ thể:

- Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thân nhân liệt sĩ cư trú: hỗ trợ tiền đi lại theo mức giá vé của phương tiện vận tải công cộng (vé ô tô, tàu ngồi) từ nơi thân nhân liệt sĩ cư trú đến nghĩa trang có mộ liệt sĩ.

- Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thân nhân liệt sĩ đến thăm viếng:

+ Hỗ trợ tiền đi lại theo mức giá vé của phương tiện vận tải công cộng (vé ô tô, tàu ngồi) từ nghĩa trang nơi an táng liệt sĩ về nơi cư trú.

+ Hỗ trợ tiền ăn mức 50.000 đồng/ngày/người. Thời gian hỗ trợ theo khoảng cách từ nơi thân nhân liệt sĩ cư trú đến địa phương nơi có mộ liệt sĩ, cụ thể:

Dưới 500 km: không quá 3 ngày.

Từ 500 km đến dưới 1.000 km: không quá 5 ngày;

Từ 1.000 km đến dưới 1.500 km: không quá 7 ngày;

Từ 1.500 km đến dưới 2.000 km: không quá 9 ngày;

Từ 2.000 km trở lên: không quá 11 ngày.

Mức hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sĩ

Thân nhân liệt sĩ được hỗ trợ tiền ăn và chi phí đi lại để di chuyển hài cốt liệt sĩ giống như trường hợp hỗ trợ tiền ăn và chi phí đi lại để thăm viếng mộ liệt sĩ (nêu ở phần trên); ngoài ra, được cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội địa phương nơi đang an táng hài cốt liệt sĩ hỗ trợ 2.000.000 đồng để cất bốc và di chuyển một bộ hài cốt liệt sĩ.

Nguồn: BQP
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Liệt sĩ trở về dọa kiện “nhà ngoại cảm” phán bậy
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 7 H1_czy10Ông Thuấn bên “ngôi mộ” của mình
PLO - “Liệt sĩ” đã được “nhà ngoại cảm” tìm thấy “hài cốt” mang về chôn cất, nhưng bất ngờ trở về, như một minh chứng không cần nói thêm cho việc “nhà ngoại cảm” đã gian dối.

Ông Thuấn bị thất lạc trong trận chiến ác liệt, đồng đội ngỡ ông đã hy sinh nên thông báo giấy báo tử về gia đình. Đau đáu vì chưa tìm được phần mộ người thân, gia đình liền mời “nhà ngoại cảm” tìm giúp phần mộ.

Bằng điện thoại, “nhà ngoại cảm” "phán răm rắp" vị trí chôn cất hài cốt “liệt sĩ”. Gia đình rớt nước mắt khi tìm được hài cốt người thân sau gần 40 năm thất lạc, cẩn thận đưa về mai táng và thờ cúng.

Nào ngờ, vài năm sau, ông Thuấn trở về nhà bằng da bằng thịt khiến ai nấy đều ngỡ ngàng.

Hành trình nhờ vả “nhà ngoại cảm”

Ông Nguyễn Viết Thuấn (SN 1951, ngụ làng An Thọ, xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) là anh cả trong gia đình có 5 anh em trai. Ngày nhỏ, ông Thuấn đi học nhưng chẳng mấy chú tâm nên không biết chữ. Bù lại, người thanh niên ấy tính tình khảng khái, gan dạ.

Chàng trai trẻ tình nguyện làm đơn đi bộ đội năm 1971. Chiến tranh bom đạn tơi bời, gia đình mất luôn liên lạc với ông từ đó. Sau chiến tranh, tháng 3/1976, gia đình ông Nguyễn Viết Tuynh (em trai ông Thuấn, ngụ địa chỉ trên) bàng hoàng nhận giấy báo tử của anh trai.

Ông Tuynh cho biết, tháng 6/2008, với mong muốn làm tròn trách nhiệm với người anh đã hi sinh, ông tìm đến “nhà ngoại cảm” Nguyễn Đức Phụng, ngụ phố Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) nhờ tìm phần mộ cho anh trai.

“Chúng tôi đến vào sáng sớm nhưng nơi làm việc của ông Phụng đã khá đông khách. Sau khi đặt lễ và ít tiền khấn, tôi ra bàn viết phiếu. Tiếp đó, một người đàn ông bảo tôi tùy tâm đặt tiền lễ chỗ ban thờ.

Tôi điền thông tin bản thân, tên liệt sỹ cần tìm và nơi hy sinh vào phiếu. Xong xuôi, một người đến cầm tờ phiếu của tôi chuyển cho ông Phụng đang ngồi trên gác.

Chứng kiến nhiều người tìm đến nhờ “thầy” giúp, tôi càng thêm niềm tin vào khả năng của “nhà ngoại cảm””, em trai của “liệt sĩ” kể lại.

Ông Tuynh kể tiếp, xem thông tin tìm liệt sỹ của gia đình ông, ông Phụng mở một cái máy giống như máy thu thanh có bộ đàm lên, bấm đầu bấm tai lẩm bẩm:

“Liệt sỹ Nguyễn Viết Thuấn, hy sinh tại mặt trận phía Nam đang nằm ở đâu? Chỗ nào?”.

Đồng thời, “nhà ngoại cảm” này lấy một tờ giấy khổ A4 rồi lại tiếp tục “độc thoại”: “Sơ đồ ở huyện nào, xã nào?”. Miệng nói, tay ông chấm những chấm nhỏ rồi vẽ sơ đồ nghĩa trang huyện Bình Long (Bình Phước) cùng vị trí ngôi mộ.

Mừng rỡ vì không ngờ “nhà ngoại cảm” “cao siêu” đến thế, ngay trong tháng 6/2008, gia đình ông Tuynh vượt 2000 km mang “báu vật” sơ đồ này tìm đến nghĩa trang huyện Bình Long, gọi điện ra cho “nhà ngoại cảm” Phụng.

Nói qua điện thoại với người nhà, “thầy” Phụng chỉ dẫn tỉ mỉ ngôi mộ ở phía sau tượng đài Tổ quốc ghi công. “Trên ngôi mộ ấy có mấy cọng cỏ dại và một vết nứt chéo. Người quản trang nơi liệt sĩ Thuấn đang nằm là đàn bà và có nuôi hai con bò”, ông Tuynh thuật lại lời chỉ dẫn.

Thực hiện theo lời chỉ dẫn, gia đình ông Tuynh tìm được “hài cốt” người anh trong sự vui mừng khôn tả. “Thú thực, thấy “nhà ngoại cảm” ngồi ở Hà Nội lại có thể “trên thông thiên văn, dưới tường địa lí” đến từng “chân tơ kẽ tóc” tại một nghĩa trang xa tít tắp, khiến chúng tôi phục sát đất.

Do đó, khi xương cốt đào lên, chúng tôi bỏ qua công đoạn xét nghiệm ADN, tin tưởng tuyệt đối là hài cốt người thân. Gia đình tin tưởng quá, bỏ qua luôn cả nghi vấn không biết “thầy” có hệ thống “chân rết” thông tin từ xa, sắp đặt từ trước hay không”, em trai “liệt sĩ” nhớ lại.

Ngay lập tức, gia đình “liệt sĩ” hoàn tất các thủ tục rồi đưa “hài cốt” anh trai về quê, tổ chức an táng trong thể tại nghĩa trang liệt sỹ xã An Khánh.

“Khi đó, cả gia đình tôi phần nào nhẹ lòng vì làm được một phần trách nhiệm với người thân biệt tích 37 năm qua. Hàng ngày, việc thăm nom hương hỏa ngôi mộ được cả gia đình làm rất chu đáo. Lúc đưa hài cốt anh về, tôi đã xúc động đến rơi nước mắt vì từ nay anh trai mình không phải lạnh lẽo một mình ở miền đất xa lạ nữa”, vẫn lời người em.

Được biết, chi phí phải trả cho “nhà ngoại cảm” lên đến mấy chục triệu. Tính cả kinh phí gia đình lặn lôi vào Bình Phước bốc mộ, số tiền đến gần trăm triệu.

Sững sờ “liệt sĩ” trở về bằng xương bằng thịt

Đầu năm 2013, qua một người quen trong miền Nam, ông Tuynh bất ngờ được biết một người ở ấp An Thịnh, thị trấn An Phú (huyện An Phú, An Giang) có đặc điểm nhận dạng giống hệt anh trai mình.

Thông tin từ miền Nam báo ra người này đã lấy vợ và có con, vợ bán hàng ăn vặt, chồng làm thuê làm mướn sinh nhai. “Anh tôi đã có giấy báo tử, đã được “nhà ngoại cảm” tìm thấy mộ, thấy hài cốt, nên lúc nhận được tin này chúng tôi vừa mừng vừa lo.

Mừng là trong trường hợp nào, người thân của mình còn sống thì cũng là điều hạnh phúc vô bờ bến. Lo là chẳng lẽ mình lại “mắc nỡm” “nhà ngoại cảm”. Thế nên phải dò xét cho xác thực”, lời người em.

Ngày 19/5/2013, năm năm sau khi tìm thấy “hài cốt anh trai”, ông Tuynh cùng hai người thân một lần nữa lặn lội vào Nam, tìm đến địa chỉ trên. Đến đúng địa chỉ ghi trong giấy, ông thấy một người đàn bà đang bán bún buổi sáng. Căn nhà lụp xụp được chắp ghép bằng nhiều mảnh gỗ và tôn. Đưa mắt tìm kiếm một lượt, không thấy bóng dáng người đàn ông.
Tạt sang căn nhà phía đối diện, ông sững người khi nhìn một người đàn ông khuôn mặt rất quen. Người này lò dò đưa ra hai chiếc ghế, nói giọng Nam đặc sệt: “Anh Hai vô ghế ngồi. Anh Hai quê đâu đấy?”.

Ông Tuynh nói là người ngoài Bắc vào, có họ hàng thất lạc bao năm nay nên vào tìm.

Thấy khuôn mặt người đối diện có những nét giống cha mình như lột, nhưng ông Tuynh vẫn chưa dám nói ra vì biết đâu có chuyện nhiều người trên quả đất này giống nhau. Ông vờ như vô tình kể chuyện quê mình, nhà mình, cặn kẽ từ tên bố mẹ, các em trai; tả từ cái giếng, cái ao.

Ông kể chuyện hồi ấu thơ hai anh em mò cua bắt ốc, nhổ mạ cấy lúa với cha mẹ. Người đàn ông kia đang thẫn thờ, đột nhiên ngắt lời: “Nhà bác ruột có chiếc cổng cổ, dưới có bụi tre, chỗ rẽ ra ao làng?”.

“Tôi bật khóc vì tôi biết chắc chắn đây là anh Thuấn. Chúng tôi ôm chầm lấy nhau, hai người đàn ông chỉ biết khóc nức nở. Vừa khóc trong tiếng nấc, anh tôi vừa trách “Sao em vào còn thử anh như thế?”.

Anh lý giải do thất lạc đơn vị, không biết chữ, mù mịt đường về nên sau chiến tranh không tìm về nhà được. Từ ấy đến nay nhà nghèo, vợ con có khi còn thiếu ăn, có khi nào dư dả tiền để lần mò tìm kiếm quê”, người em trai xúc động nhớ lại.

Ở lại chơi ít ngày, người em trai dẫn vợ chồng anh trai và các cháu trở về quê hương. Dân làng biết tin kéo đến chật nhà. Mấy người bạn đồng ngũ thì bắt tay mừng mừng tủi tủi.

Trước sự việc hy hữu này, lãnh đạo địa phương đã mời gia đình ông Tuynh tới gặp mặt. Gia đình cũng đã nộp lại giấy báo tử, bằng Tổ quốc ghi công.

Tên “liệt sĩ” Thuấn được gỡ khỏi ngôi mộ “nhà ngoại cảm” tìm thấy, thay vào đó là dòng chữ “người chưa biết tên”. Hiện gia đình con trai ông Thuấn đã chuyển hẳn về quê Hoài Đức, Hà Nội sinh sống.

Còn ông Thuấn về quê hơn một tháng thì trở vào An Giang để thu xếp mọi việc trước khi đưa hẳn vợ con ra Bắc định cư trong thời gian sắp tới
.
Ông Nguyễn Huy Hoán, Phó Chủ tịch xã An Khánh xác nhận sự việc “liệt sỹ” Thuấn trở về là có thật. Gia đình đã có đơn đề nghị xin cấp đất cho ông Thuấn. Xã đang báo cáo huyện để xem xét giải quyết. “Rõ ràng trong việc này, “nhà ngoại cảm” có dấu hiệu lừa dối gia đình anh Tuynh”, vị phó chủ tịch xã nói.

“Nhà ngoại cảm”: Ai bảo nhà nước báo tử sai?

Một người em trai của “liệt sĩ” cho biết: “Sau khi anh trai trở về, tôi gọi cho nhà ngoại cảm đã tìm mộ cho gia đình nhưng người này không bắt máy. Gia đình tôi hết sức bức xúc vì sự lừa dối này.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 7 H2_zts10
Em trai “liệt sĩ” Thuấn khẳng định gia đình mình đã bị “nhà ngoại cảm” lừa đảo
Tôi khẳng định “nhà ngoại cảm” đã dựng kịch bản, tạo ngôi mộ giả hoặc mộ người khác rồi chỉ cho gia đình chúng tôi. Chắc chắn, trước đó “nhà ngoại cảm” đã cho người vào khảo sát rồi sau đó lừa dối chúng tôi."

Phóng viên Pháp luật & Thời đại đã liên lạc với “nhà ngoại cảm” Nguyễn Đức Phụng, đề nghị làm rõ vụ tìm mộ “liệt sĩ” Thuấn. Trong suốt cuộc trò chuyện, ông Phụng không hề nhận trách nhiệm khi tìm sai mộ, thậm chí đẩy trách nhiệm cho người nhà “liệt sĩ” Thuấn. Những thông tin của gia đình ông Tuynh và “nhà ngoại cảm” đưa ra khá vênh nhau.

Ông Phụng lý giải cho việc tìm sai mộ: “Quy trình chúng tôi là “tìm từ xa”, không đi thực địa bất cứ ngôi mộ nào. Gia đình ông Tuynh chỉ thực thi công đoạn 1.

Khi vào nghĩa trang, gia đình này không hề liên hệ với chúng tôi để hướng dẫn công đoạn 2 nên tôi bó tay. Khi đi tìm thấy ngôi mộ, đúng hàng, cây cỏ, gia đình họ cứ bê ra, không báo lại cho tôi. Trên đời nhiều người trùng họ tên lắm”.

Không những phủi trách nhiệm, ông Phụng còn thản nhiên cho rằng: “Cái sai này trước hết do việc báo tử sai”.

Ông Phụng còn cho rằng: “Sau vài tháng khi gia đình ông Tuynh bốc mộ về, tôi đã biết là bốc sai”. Hỏi sao ông không liên hệ với phía ông Tuynh thông báo, “nhà ngoại cảm” đáp: “Người nhà ông Tuynh không thèm liên hệ với tôi”.

Khi phóng viên đề cập đến vấn đề lương tâm đạo đức khi “phán” sai, khiến người nhà ông Tuynh thờ cúng “xương cốt” người lạ, ông Phụng im lặng, không trả lời.

Trong khi đó, em trai “liệt sĩ” khẳng định: “Khi chúng tôi vào Bình Phước thì “lạ nước lạ cái”, chỉ có duy nhất bản sơ đồ “nhà ngoại cảm” vẽ làm căn cứ, sao dám làm sai.

Trong quá trình xác định vị trí mộ, nhất cử nhất động tôi đều xin chỉ đạo của “thầy” qua điện thoại. Sau khi tìm ra anh trai còn sống, chúng tôi cũng nhiều lần liên lạc với ông Phụng nhưng không được”.

Gia đình ông Tuynh cho biết, đang xem xét các thủ tục, cân nhắc kiện ông Phụng ra tòa.
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Ngày 06/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg: Quy định về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

Các bạn có thể tải Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg tại đây.

      
longduc2
longduc2 Năng nổ

Cấp bậc: Năng nổ

Giới tính : Nam

Bài viết : 176

Danh vọng : 295

Uy tín : 57

Tiếc cho Phó thường dân không còn giữ chức đội trưởng K70. Nếu còn thì được hưởng phụ cấp 100% lương, tha hồ mà nhậu!

_________________

Thôi bắn!...Tháo đạn!...Đứng dậy!...
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Ngày 07/12/2013, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư 214/2013/TT-BQP: Hướng dẫn về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Thông tư nêu rõ:

Trước khi cất bốc mộ liệt sĩ phải xác định rõ nguồn thông tin có căn cứ, tổ chức khảo sát, xác minh, đối chiếu, so sánh giữa danh sách liệt sĩ, sơ đồ mộ chí của đơn vị (nếu có) với vị trí của từng ngôi mộ để xác định họ tên, quê quán của liệt sĩ. Bảo đảm chu đáo cho công tác cất bốc, quy tập hài cốt liệt sĩ; phù hợp với phong tục, tập quán địa phương.

Mộ liệt sĩ sau khi cất bốc đều phải lập hồ sơ bao gồm: Đơn vị làm nhiệm vụ cất bốc; nguồn thông tin về mộ chí, thời gian cất bốc, tọa độ, sơ đồ, vị trí nơi phát hiện ra mộ; họ tên, quê quán liệt sĩ (nếu có), biên bản kiểm kê hài cốt, di vật (nếu có)…

Hài cốt liệt sĩ chưa có thông tin về danh tính, sau khi quy tập lấy mẫu sinh phẩm để lưu giữ xét nghiệm ADN.

Chỉ có lực lượng chuyên trách hoặc lực lượng lâm thời do các đơn vị quân đội chỉ huy, quản lý thực hiện nhiệm vụ cất bốc, quy tập. Các lực lượng khác tham gia phối hợp, không tự tổ chức lực lượng cất bốc.

Lực lượng chuyên trách tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ là các Đội quy tập đã được Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, do các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng quản lý, chỉ đạo; thực hiện công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong và ngoài nước.

Lực lượng lâm thời: Căn cứ vào thông tin về hài cốt liệt sĩ cần phải tìm kiếm, quy tập, các đơn vị, địa phương lập kế hoạch, đề xuất tổ chức lực lượng lâm thời báo cáo Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định. Quân số lực lượng lâm thời là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng của các đơn vị, do đơn vị quy định; lực lượng lâm thời giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Các bạn có thể tải Thông tư 214/2013/TT-BQP tại đây.
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Trao kết quả giám định ADN cho 21 gia đình liệt sĩ
Chiều 21/12/2013, tại Hà Nội, lãnh đạo Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam tổ chức trao kết quả giám định ADN đợt 21 cho 21 gia đình liệt sĩ của 15 tỉnh, thành phố.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 7 Adn10
Lãnh đạo Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam trao kết quả giám định đúng cho các gia đình liệt sĩ
Phát biểu tại buổi lễ, lãnh đạo Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam nhấn mạnh: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội là giúp các gia đình liệt sĩ thu thập thông tin, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ còn thất lạc hoặc chưa xác định được danh tính, … và cho biết, Hội đã ký với Viện Công nghệ sinh học và Viện Pháp y Quân đội tiếp nhận gần 400 mẫu hài cốt liệt sỹ, trong đó đã tổ chức giám định ADN được 361 mẫu, cho kết quả đúng 241 mẫu.

Danh sách 21 liệt sĩ được xác định đúng đợt 21

1. Liệt sĩ Nguyễn Văn Nại, xã Đông Hoàng, Đông Hưng, Thái Bình.

2. Liệt sĩ Nguyễn Công Khoa, xã Thụy An, Ba Vì, Hà Nội.

3. Liệt sĩ Vũ Văn Bép, xã Kim Lương, Kim Thành, Hải Dương.

4. Liệt sĩ Nguyễn Công Minh, xã Phước Long, Long Thành, Biên Hòa.

5. Liệt sĩ Trần Văn Thi, xã Vinh Quang, Đại Từ, Thái Nguyên.

6. Liệt sĩ Nguyễn Sỹ Vinh, xã Quảng Thành, Quảng Xương, Thanh Hóa.

7. Liệt sĩ Phạm Thiết Kế, xã Hòa Quý, Hòa Vang, Quảng Nam Đà Nẵng.

8. Liệt sĩ Lưu Đức Hạnh, xã Trung Nghĩa, Tp. Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

9. Liệt sĩ Mai văn Được, xã Đông Thanh, Đông Sơn, Thanh Hóa.

10. Liệt sĩ Hà Quang Hân, xã Hà Hiệu, Chợ Rã, Bắc Cạn.

11. Liệt sĩ Lâm Quang Lành, xã Xà Phiên, Long Mỹ, Hậu Giang.

12. Liệt sĩ Đỗ Văn Tám, xã Yên Từ, Yên Mô, Ninh Bình.

13. Liệt sĩ Lưu Thái Hùng, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc.

14. Liệt sĩ Nguyễn Văn Ngọc, xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.

15. Liệt sĩ Nguyễn Khắc Ban, xã An Hiệp, Quỳnh Phụ, Thái Bình.

16. Liệt sĩ Trần Duy Loan, xã An Thái, Quỳnh Phụ, Thái Bình.

17. Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Khảm, xã Phương Định, Trực Ninh, Nam Định.

18. Liệt sĩ Đỗ Văn Toàn, xã Minh Quân, Chấn Yên, Yên Bái.

19. Liệt sĩ Trần Văn Hệ, xã Quảng Hùng, Quảng Xương, Thanh Hóa.

20. Liệt sĩ Nguyễn Bá Thông, xã Chí Tân, Khoái Châu, Hưng Yên.

21. Liệt sĩ Đặng Ngọc Lý, xã Tân Thịnh, Lạng Giang, Bắc Giang.

Nguồn: BQP
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Nỗ lực tìm hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện ở Campuchia
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 7 0104_h10Tìm kiếm hài cốt liệt sĩ hy sinh trên địa bàn tỉnh Kandal, Campuchia
TTXVN - Đã 35 năm trôi qua kể từ ngày nhân dân Campuchia, với sự giúp đỡ của bộ đội tình nguyện Việt Nam, lật đổ chế độ diệt chủng tàn bạo Pol Pốt.

Trải qua ngần ấy thời gian, vẫn còn hàng nghìn hài cốt liệt sĩ bộ đội quân tình nguyện Việt Nam nằm lại trên đất bạn, mong chờ một ngày được trở lại quê hương.

Công việc tìm kiếm, cất bốc các liệt sĩ đang ngày một khó khăn do thiếu thông tin, địa hình thay đổi qua thời gian.

Theo số liệu của 2 Ủy ban Chuyên trách Chính phủ Việt Nam và Campuchia, từ năm 2001 đến nay, lực lượng chức năng đã tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt của khoảng 15.000 liệt sĩ Việt Nam hy sinh tại Campuchia qua các thời kỳ.

Ước tính, còn khoảng 4.500 liệt sĩ quân tình nguyện và các chuyên gia Việt Nam trên đất Campuchia chưa được tìm thấy. Hai bên quyết tâm hoàn thành công tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, bộ đội Việt Nam tại Campuchia vào năm 2020.

Riêng trong giai đoạn mùa khô 2013-2014 này, hai bên dự kiến sẽ tìm kiếm, quy tập và hồi hương được khoảng 700 hài cốt liệt sĩ Việt Nam.
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Liệt sĩ báo mộng và chuyện có thật 100% vẫn ngỡ như mơ
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 7 DSCF0615_opt_ZHUD
Di ảnh liệt sĩ Hà Tất Thế
LĐO - Đất nước trải bao phen chiến tranh, hàng triệu người đã hy sinh trên khắp các chiến trường và hiện có biết bao phần mộ còn ẩn khuất nơi rừng sâu núi thẳm, những liệt sĩ may mắn hơn được quy tập về an nghỉ nơi nghĩa trang hương khói đàng hoàng thì cũng còn nhiều lắm trong tình trạng “vô danh”.

Cũng bởi vậy đã có bao câu chuyện tìm mộ liệt sĩ ly kỳ, hư hư thực thực. Nhiều câu chuyện bảo đúng cũng được mà bảo là sai, “mộ cha không khóc đi khóc đống mối” cũng khó cãi lại. Lấy gì làm bằng cớ đây? Phải là nói có sách, mách có chứng. Giữa thời buổi khoa học công nghệ mà chỉ kể chuyện chiêm bao mộng mị thế nọ thế kia thì e dễ bị xem mắc chứng hoang tưởng, tâm thần.

Ấy vậy mà câu chuyện “giấc mơ” của ông Hà Quang Hinh, hiện đang cư ngụ tại số nhà 345, đường Nguyễn Trãi, phường Phú Khánh, thành phố Thái Bình, số điện thoại: 0912828693, qua giám định ADN đã khẳng định là đúng 100%.

1. Người anh liệt sĩ của ông Hinh tên là Hà Tất Thế, sinh năm 1951, quê quán: xã Song An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 3.1969, đơn vị khi hy sinh: C2, D83 - Quảng Ngãi, QK5, ngày hy sinh 21.4.1971. Liệt sĩ Thế là con thứ tư trong gia đình có 8 anh em trai.

Mặc dù còn bố mẹ và các anh em đều có vợ con nhà cửa đề huề, nhưng ông Hinh vẫn xin với bố mẹ cho được thờ cúng người anh liệt sĩ. Rất có thể từ tấm lòng ấy mới có sự gặp gỡ về tâm linh này. Còn nhớ trong một giấc ngủ say khá dài, chừng nửa đêm về sáng thì ông Hinh gặp cơn mơ lạ lùng. Kể từ ngày anh trai hy sinh tới đêm ấy đã 36 năm, với 28 năm ông nhận việc thờ cúng mà chưa một lần ông mộng mị gì về người anh cả. Trong giấc mơ anh em gặp nhau cứ như đang sống. Cảnh gặp là ở một ngã ba đường.

Ông Hinh mừng rỡ hỏi ông Thế một hồi. Rằng sao còn sống mà anh không về quê? Sao quần áo đóng thùng, giày mũ gọn gàng thế mà xanh tuya rông đâu không thắt? Và rằng, ở nhà người ta báo tử anh rồi, bố mẹ đang hưởng chế độ lương đấy, giờ biết anh còn sống là họ cắt chế độ, nhưng kệ, em cứ báo về cho bố mẹ mừng…

Chừng ấy câu hỏi nhưng ông Thế vẫn lặng thinh, không nói năng gì. Chỉ tới câu hỏi cuối cùng này, “anh đã vợ con gì chưa, nhà ở đâu” thì ông anh mới quay đầu nhìn sang phía bên phải. Ông Hinh nhìn theo thấy một quả đồi thấp, phía chân đồi là khu ruộng trũng có hai người đang bừa với hai con trâu…

Thế rồi ông choàng tỉnh giấc mơ. Vốn là người không tin chuyện ma tà quỷ quái bao giờ, cứ nghĩ chết là hết, việc thờ cúng chỉ là tập tục, có tính nhắc nhớ về tình thân thương máu mủ thôi. Ấy vậy mà giấc mơ đã khiến ông ăn không ngon, ngủ không yên được nữa. Có gì lay thức lòng dạ khôn nguôi. Chính cái chi tiết “thiếu chiếc xanh tuya rông” trên mình người anh, trong cơn mơ đã làm ông trăn trở, ngờ ngợ.

Cái chi tiết đã làm ký ức trong ông thức dậy. Chả là, lúc còn đóng quân luyện tập ở Quảng Ninh ông Thế có về phép. Lần đó, trước khi trở lại đơn vị ông Thế tặng em trai chiếc xanh tuya rông. Chiếc xanh tuya rông kỷ niệm đó nay đã mất và nếu không có giấc mơ thì chính ông Hinh cũng quên nó lâu rồi.

Hơn thế, giấc mơ còn cho ông Hinh nhớ lại mấy câu thơ người anh viết trong lá thư cuối cùng gửi về nhà: “Giờ giờ phút phút giây giây/ Ngóng trông ngóng đợi, đợi chờ thư cha/ Đêm này con ở nơi xa/ Nhận được lá thiếp ở nhà gửi lên/ Đọc thư con thấy vui thêm/ Cha mẹ vẫn khoẻ con thêm tin mừng/…Tạm biệt gia đình đi chiến đấu/ Bao giờ thống nhất sẽ về thăm”. Và cuối thư ghi thêm “Bố mẹ đừng gửi thư cho con nữa, vì không có hòm thư đâu. Con bắt đầu rời đất Bắc rồi”.

Quả phải có gì liên hệ, linh ứng mới nên việc lạ lùng như thế được chứ? Ông Hinh âm thầm với những nghi hồ, trăn trở một mình mất mấy hôm. Đến ngày ông kể giấc mơ với bà vợ và bảo “tôi phải đi tìm mộ bác Thế, bà ạ”, vợ ông tỏ ra đồng tình. Ông bèn tìm đến bạn chiến đấu cùng đơn vị xưa của người anh để hỏi thêm tin tức và được họ cho biết ông Thế hy sinh ở địa bàn huyện Mộ Đức hay Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Vậy là, vin vào hình ảnh giấc mơ, vào chút ít thông tin đó, ông Hinh rủ một người cháu trai - con ông anh thứ 3 - cùng vào cuộc hành trình tìm mộ người anh.

2. Ông Hinh cùng người cháu bắt xe khách đi thẳng vào Quảng Ngãi, sau tới huyện Mộ Đức, về xã Đức Tân, rồi lại qua xã Đức Minh. Từ địa bàn này chú cháu ông tìm tới mấy nghĩa trang liệt sĩ nhưng chưa thấy quang cảnh nơi nào giống cảnh trong giấc mơ.

Ba ngày trọ ở Đức Tân tìm kiếm không kết quả, sang ngày thứ bốn ông bèn đi xuyên qua một cánh đồng rộng thì bất ngờ gặp một ngã ba, nhìn ngắm kỹ ông mới giật mình thấy nơi này y như hình ảnh giấc mơ hiện ra vậy. Kia, bên tay phải là một quả đồi thấp và nghĩa trang đặt ở đó, và kia nữa khu ruộng trũng đang có hai con trâu, so với giấc mơ chỉ thiếu hình ảnh hai người đi bừa…

Ông Hinh kinh ngạc đến rụng rời cả chân tay. Thế là chú cháu ông đi ngay vào nghĩa trang thắp hương cho các phần mộ liệt sĩ. Ông bần thần kiếm phần mộ người anh, đếm nghĩa trang có 580 ngôi mộ thì có tới 2/3 là mộ chưa có danh tính liệt sĩ. Những phần mộ có bia ghi tên liệt sĩ, trớ trêu không thấy tên tuổi Hà Tất Thế đâu. Tuy vậy, gặp quang cảnh ấy trong ông đã nhiều phần thầm tin người anh mình đang an nghỉ ở đó rồi.

Khi đến Đức Minh - Mộ Đức hay ở bên Hành Thịnh - Nghĩa Hành ông Hinh tìm vào trọ nhà ông Trần Nở và ông Nguyễn Tấn Tự, cả hai ông Nở và Tự đều là quân của D83 cũ nên được hai ông rất nhiệt tình đưa đón, tạo điều kiện nơi ăn nghỉ, phương tiện xe máy đi lại. May mắn thêm, ông Tự còn cho ông Hinh số điện thoại của đại tá Tiến, hiện đang công tác ở Bộ Quốc phòng.

Ông Hinh đã gọi điện nhờ anh Tiến truy tìm qua giấy tờ còn lưu ở Bộ xem cụ thể địa điểm hy sinh của liệt sĩ, thì thông tin trở lại từ anh Tiến báo “liệt sĩ Hà Tất Thế hy sinh tại thôn An Ba, xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi”. Ôi, thật trùng khớp, đúng là địa điểm nghĩa trang mà chú cháu ông đang đứng. Không còn nghi ngờ gì nữa. Vấn đề còn lại chỉ là mộ phần cụ thể của người anh ruột đang nằm đâu trong hàng trăm ngôi mộ vô danh tính kia?

3. Những ngày sau đó ông Hinh tha thẩn qua lại hỏi han các nhà dân quanh các thôn gần đó xem có ai biết được gì cụ thể hơn về việc quy tập phần mộ các liệt sĩ vào nghĩa trang không, nhưng cũng không thu được kết quả gì thêm. Tới buổi chiều ngày thứ 7 ở Hành Thịnh, ông ra nghĩa trang, thắp hương tại lư hương trước lễ đài và lầm rầm khấn, lời lẽ thành thực như tâm sự và khẩn nài hương hồn người anh, rằng “đồng tiền mang theo đã cạn, quả thực anh đang nằm an nghỉ tại đây thì xin đêm nay về nhà ông Nguyễn Tấn Tự, nơi em ở trọ, báo mộng cho em biết mộ anh là ngôi nào, không có thì ngày mai em phải về Bắc…”.

Thật màu nhiệm, đêm đó ông Hinh nằm mơ thấy một con chim xanh, to như một chiếc chăn bông bay từ phía đông nghĩa trang về phía tây. Tỉnh dậy ông thấy run sợ về hình ảnh con chim lạ lùng đó. Sáng ấy ông nói khó với ông Tự: “Anh ra nghĩa trang cùng em nhé, em sợ lắm.

Ông Tự cười bảo, sợ gì giữa ban ngày ban mặt thế này”. Nói vậy nhưng ông Tự vẫn cùng chú cháu ông Hinh đi xe máy tới nghĩa trang. Buổi sáng sớm, khi cánh cổng chính và cánh phụ bên phải còn đóng, chỉ riêng cánh cổng phụ bên trái mở, hai chiếc xe máy lách cổng phóng vào tới chân bậc tam cấp trước lễ đài thì dừng lại. Ông Hinh được người cháu ngồi trước xe máy hích nhẹ tay, ra hiệu có một con chim sáo đen đang đậu ở lư hương. Khi ba người dựa xe xong thì con chim sáo đen bay rất nhẹ tới đậu xuống ngôi mộ thứ 3, hàng 2, khu B và mổ nhẹ xuống mặt mộ hai cái rồi cất cánh bay về hướng tây mất hút. Ông Hinh bèn đi lại ngôi mộ đó thắp hương, vẫn lời lẽ thật thà, nôm na ông khấn: “Chim đã báo vậy, phải đây là mộ của anh thì xin chứng nghiệm cho em bằng cách thử trứng.

Em cắm chiếc đũa xuống mộ và đặt quả trứng lên đầu ngọn đũa, nếu đúng là anh thì hãy khiến quả trứng đỗ yên, bằng không thì cho trứng rơi xuống…”. Thế rồi ông lấy đôi đũa cùng 4 quả trứng mang theo ra. Quả đầu tiên ông thử, vừa đặt trứng lên đầu chiếc đũa thì quả trứng bỗng quay luôn một vòng mới đậu yên khiến cho ông giật mình, lùi lại, gần như suýt ngã ngửa. Thế rồi ông lần lượt thử đủ bốn lần trên hai chiếc đũa và cả bốn lần quả trứng vẫn đậu. Có lần ông còn để quả trứng ở nguyên trên đầu đũa nửa tiếng đồng hồ, ba người đi thắp hương cho đủ 580 ngôi mộ, khi về quả trứng vẫn đỗ yên trên đầu đũa.

Tới giờ phút ấy, riêng lòng ông Hinh đã tin chắc đó chính là phần mộ của anh trai mình. Ông trở ra Bắc mang theo tin mừng cho gia đình. Sự việc tưởng thế đã xong. Hai cụ thân sinh ra anh em ông, năm 2007 tuổi đã rất cao và các cụ đều mong được sớm đón hài cốt người con trai về quê. Nhưng việc không thể sớm thực hiện vì đa phần anh em nhà ông lại chưa thực tin. Ý kiến nhiều người nói chỉ tin khi có cơ sở khoa học, nghĩa là phải thử ADN.

Xét ra ý kiến đó có lý. Nó sẽ giúp anh em ông tránh mọi hồ nghi, phiền phức sau này. Chỉ hiềm nỗi năm sau đó ông Hinh bỗng đổ bệnh, phải qua hai phen phẫu thuật và điều trị kéo dài. Tới năm 2010 cụ ông qua đời, cụ bà năm 2012 cũng ra đi. Trước khi mất các cụ vẫn đau đáu một niềm nhắn nhủ là phải đưa được hài cốt người con liệt sĩ về quê hương. Người bố còn nói dỗi “Chỉ tôi là đau đớn thôi. Tôi đang ăn đồng tiền xương máu của thằng liệt sĩ đấy!” Ông Hinh đã thay mặt anh em hứa với bố mẹ.

4. Lần thứ 2 ông Hinh cùng người cháu vào Quảng Ngãi cách lần đầu 4 năm. Đó là năm 2011. Và lần thứ 2 này, nguyên do xui nên cũng vẫn lại từ …giấc mơ. Ông mơ thấy mặt ngôi mộ bị sạt nghiêng đến độ không để được bát nước, khi vào thăm quả nhiên là vậy. Lần đó ông đã mời cô Cao Thị Hạnh - Phó chủ tịch xã Hành Thịnh - ra nghĩa trang xem xét và cùng chú cháu ông tu sửa phần mộ.

Cũng trong lần thăm này ông làm đơn trình lên UBND xã Hành Thịnh cùng các cấp huyện, tỉnh, bộ, xin phép được mở ngôi mộ nghi là của liệt sĩ Hà Tất Thế để lấy mẫu xương liệt sĩ đi thử ADN. Đơn từ qua lại, tới ngày 02.8.2013 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ký giấy đồng ý cho phép lấy mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ. Ngày 12.9.2013, ông Hinh vào khai mộ, lấy một miếng xương ống chân dài khoảng 2x2cm mang về Cục người có công, rồi từ cục này chuyển sang cho Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam làm xét nghiệm AND.

Sau 3 tháng 1 ngày thấp thỏm đợi chờ, tới ngày 13.12.2013 gia đình ông nhận được giấy báo kết quả giám định ADN, số NCC622/CNSH, ngày 3.12.2013, xác định “mẫu hài cốt của phần mộ số 3, hàng 2, xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi và mẫu sinh phẩm của ông Hà Quang Hinh… là có liên quan huyết thống dòng mẹ…”. Giấy báo có chữ ký/con dấu của Viện trưởng Trương Nam Hải và Trưởng phòng phân tích Lê Quang Huấn.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 7 DSCN0637_opt_EPBK
Khỏi phải nói khi tiếp nhận giấy báo kết quả xét nghiệm ADN của Viện Hàn lâm khoa học, gia đình ông mừng đến mức nào. Riêng ông mang tờ giấy báo kết quả xét nghiệm ADN đó đặt lên ban thờ, thắp nén hương báo cho hương hồn bố mẹ biết mà không cầm được hai dòng nước mắt. Chưa bao giờ trong đời ông lại xúc động đến vậy. Một nỗi buồn đau xen cùng với niềm vui sướng. Ông đã thực hiện được lời hứa với bố mẹ mình. Sự thật 100% đấy mà đến nay nhiều lúc ông Hinh vẫn nghĩ như mơ.

Ngày 25.12.2013 đại gia đình cùng với các ban ngành xã Song An làm lễ tang đón rước hài cốt liệt sĩ Hà Tất Thế, sau 42 năm hy sinh trở về an nghỉ trên mảnh đất quê nhà, nơi nghĩa trang liệt sĩ xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Cuộc hành trình đi tìm phần mộ người anh của ông Hà Quang Hinh, được khởi đầu qua một giấc mơ kỳ lạ đến kết quả xét nghiệm ADN chính xác, khoa học, quả là một câu chuyện giàu ý nghĩa thực tiễn, giúp cho chúng ta thêm một cơ sở quý giá để trải nghiệm, hiểu biết về những điều kỳ diệu và còn nhiều bí ẩn của cõi thế gian này.
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Quy tập 17 bộ hài cốt liệt sỹ hy sinh tại Lào và Campuchia
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 7 2904_h10Ảnh chỉ có tính minh họa
TTXVN - Sáng 29/4, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum cho biết trong mùa khô 2013-2014, Đội K53 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum) đã tìm kiếm và cất bốc được 17 bộ hài cốt liệt sỹ, quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh trên nước bạn Lào và Campuchia.

Thực hiện kế hoạch tìm kiếm và cất bốc hài cốt liệt sỹ mùa khô 2013-2014, Đội K53 đã tổ chức khảo sát dọc biên giới Việt Nam-Campuchia và tập trung tìm kiếm tại các khu vực thuộc các xã Quyên (huyện O Zơ Đao), xã Nhang (huyện Đôn Mia), xã Pacalan (huyện Vân Xay, tỉnh Rattanakiri, Campuchia).

Sau nhiều tháng tìm kiếm, đội đã khai quật hơn 100 vị trí và đã quy tập được 15 hài cốt liệt sỹ; trong đó có hai liệt sỹ đã được xác định danh tính gồm liệt sỹ Lê Doãn Chỉnh, hy sinh 19/1/1967 và liệt sỹ Hoàng Đình Du, hy sinh 17/1/1967. 13 liệt sỹ còn lại vẫn chưa xác định được danh tính.

Tại hướng Lào, Đội K53 cũng đã tổ chức khảo sát tại các khu vực huyện Pắk Song (tỉnh Champasak), huyện Phu Vông (tỉnh Attapeu). Tại đây, các cán bộ, chiến sỹ đã khai quật trên 400 vị trí và quy tập được hai hài cốt liệt sỹ.

Hiện Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum đang làm các thủ tục theo quy định để trình cơ quan chức năng hai nước bạn Lào và Campuchia để sớm đưa 17 bộ hài cốt liệt sỹ đã được quy tập về đất Mẹ Việt Nam.
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Vĩnh Phúc đón nhận hài cốt anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 7 70885510Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cùng gia đình đón nhận và an táng hài cốt anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân về với quê hương
TTO - Sáng 23-5, tỉnh Vĩnh Phúc cùng gia đình đã tổ chức trọng thể lễ đón nhận và an táng hài cốt anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân từ nghĩa trang huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) về nghĩa trang liệt sĩ xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường.

Nguyễn Viết Xuân, sinh năm 1934, xung phong vào bộ đội năm 18 tuổi, từng là chiến sĩ trung đoàn pháo cao xạ trong chiến dịch Điện Biên Phủ. 10 năm sau, trong trận bảo vệ bầu trời phía tây Quảng Bình ngày 18-11-1964, đơn vị của anh đã đánh trả nhiều đợt tiến công của máy bay địch. Khi bị thương nát đùi bên phải, anh yêu cầu đồng đội cắt bỏ chân và tiếp tục đưa vào bờ công sự chỉ huy chiến đấu.

Lời hô cuối cùng của anh “Nhằm thẳng quân thù, bắn!” có tác động sâu sắc và trở thành biểu tượng khí phách của tuổi trẻ Việt Nam chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ.

Ngày 1-1-1967, Nguyễn Viết Xuân được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Quảng Trị: Phát hiện, quy tập 2 bộ hài cốt liệt sĩ
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 7 Hai-co10Khu vực phát hiện 2 bộ hài cốt liệt sĩ
QĐND - Ngày 10-6, Ban CHQS huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa tiến hành quy tập 2 bộ hài cốt liệt sĩ trên địa bàn.

Trước đó, trong quá trình đào móng xây tường rào thuộc khuôn viên Đài Phát thanh và Truyền hình huyện Hướng Hóa (khóm 3 B, Thị trấn Khe Sanh), đơn vị thi công đã phát hiện nhiều dấu vết nghi là hài cốt liệt sĩ. Ngay sau đó, Ban CHQS huyện Hướng Hóa đã tiến hành quy tập và mở rộng diện tích tìm kiếm và phát hiện 2 bộ hài cốt liệt sĩ. Đi cùng với bộ hài cốt thứ nhất có thắt lưng (nghi là của nữ), cách bộ hài cốt thứ hai khoảng 10 mét. Ngoài ra, đơn vị tìm kiếm đã phát hiện nhiều di vật gồm: Cúc áo, thắt lưng, túi ni-lon và 1 lọ thủy tinh.

Chiếc lọ thủy tinh đã được Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Quảng Trị giám định và xác nhận cùng với nó là hài cốt liệt sĩ Mai Xuân Thọ; cấp bậc Thượng sĩ; sinh năm 1944; trú tại thôn Canh Hoạch, xã Dân Hào, huyện Thanh Oai, Hà Nội; hy sinh lúc 9 giờ 20 phút ngày 22-6-1972 tại huyện Hướng Hóa.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 7 10061410
Lọ thủy tinh được tìm thấy cùng bộ hài cốt liệt sĩ Mai Xuân Thọ
Hiện thân nhân liệt sĩ Mai Xuân Thọ đang làm thủ tục để đưa về quê an táng. Bộ hài cốt còn lại đang được lưu tại Khu Văn hóa Tâm linh huyện Hướng Hóa.

Hiện Ban CHQS huyện Hướng Hóa đang tiếp tục mở rộng khu vực tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Đẩy nhanh công tác xác định thông tin hài cốt liệt sĩ
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 7 _mg_9310Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo cấp Nhà nước về xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin
VGP News - Chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo cấp Nhà nước về xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, chiều 4/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo yêu cầu cần phải đẩy nhanh giải ngân kinh phí nâng cấp các cơ sở giám định gene, tăng tốc công tác xác định thông tin hài cốt liệt sĩ.

Tại cuộc họp, các thành viên Ban chỉ đạo đã tập trung làm rõ nguyên nhân chậm trễ trong thực hiện dự án đầu tư nâng cấp 3 cơ sở giám định gene (Viện Pháp y quân đội-Bộ Quốc phòng, Viện Công nghệ sinh học-Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Kĩ thuật hóa sinh và Tài liệu nghiệp vụ-Bộ Công an); chưa ban hành được quy trình xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; những khó khăn, phát sinh vướng mắc về kỹ thuật... Công tác giám định gene đối với hài cốt liệt sĩ thiếu thông tin không đáp ứng được yêu cầu thực tế là mỗi năm có khoảng 1.500 mẫu hài cốt mà thân nhân gửi đến để phân tích, đối khớp, so sánh và 2.000 mẫu hài cốt liệt sĩ lấy ở các nghĩa trang liệt sĩ nâng cấp và từ các đội quy tập, chưa kể yêu cầu thực tế lên đến 10.000 mẫu/năm.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ sự không hài lòng: “Chúng ta đặt mục tiêu năm 2015 xác minh được 10.000 hài cốt, năm 2020 là 80.000 hài cốt và đề nghị đầu tư 150 tỷ đồng để thực hiện mục tiêu này. Nhưng thực tế, chúng ta chưa lường trước khó khăn kỹ thuật phát sinh, ngay cả việc giải ngân nâng cấp 3 cơ sở giám định gene cũng lúng túng”.

Theo Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 14/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành, đến năm 2015, cả nước sẽ xây dựng ngân hàng gene hài cốt liệt sĩ và thân nhân để phục vụ việc đối chiếu, xác định danh tính.

Kế hoạch sẽ tập trung thực hiện nâng cao 3 cơ sở giám định; điều tra, thống kê, tổng hợp, cập nhật, bổ sung thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ; hoàn thành xây dựng phần mềm và hệ cơ sở dữ liệu về liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ.

Đồng thời, thực hiện giám định ADN xác định hài cốt liệt sĩ; lấy mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ, hài cốt liệt sĩ mới được quy tập và lấy mẫu sinh phẩm thân nhân tại các địa phương thực hiện phân tích ADN và lưu giữ tại ngân hàng gene; Xây dựng ngân hàng gene hài cốt liệt sĩ và thân nhân để phục vụ so sánh, đối chiếu xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
Theo Phó Thủ tướng, muốn tăng tốc trong công tác xác định hài cốt liệt sĩ thiếu thông tin, chúng ta phải đầu tư cơ sở hoàn chỉnh không chỉ cho giai đoạn trước mắt, song cần tính toán phù hợp với điều kiện kinh tế. Trước mắt, các bộ, ngành khẩn trương tháo gỡ ngay các vướng mắc trong phân bổ kinh phí nâng cấp 3 cơ sở giám định gene.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giao Bộ LĐTBXH hoàn thành điều tra, thống kê, tổng hợp, cập nhật, bổ sung thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ thí điểm tại 5 tỉnh (Hậu Giang, Ninh Thuận, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Hà Giang) trong quý III/2014.

Cùng với đó, Bộ LĐTBXH triển khai điều tra trên toàn quốc để xây dựng cơ sở dữ liệu về liệt sĩ, mộ liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ trong năm 2014. Ban hành quy trình xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin trong quý III/2014; tổ chức tập huấn cho các địa phương và các đội tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ trong phạm vi cả nước trong quý IV/2014.

Ba cơ sở giám định gene là Viện Pháp y quân đội-Bộ Quốc phòng, Viện Công nghệ sinh học-Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Kĩ thuật hóa sinh và Tài liệu nghiệp vụ-Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ phân tích ADN hài cốt liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ; thực hiện lấy mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ đã có một phần thông tin theo yêu cầu của tỉnh Quảng Trị và Bình Thuận trong quý III/2014.

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ LĐTBXH ngay trong tuần tới ban hành văn bản hướng dẫn các nội dung chi đặc thù để thực hiện Đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin theo Quyết định số 150.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Đẩy mạnh tìm kiếm hài cốt liệt sỹ Việt Nam tại Campuchia
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 7 Image027Đại tá Nguyễn Anh Dũng trao tượng trưng khoản tiền hỗ trợ hoạt động tìm kiếm, cất bốc, hồi hương liệt sỹ Việt Nam cho Tỉnh trưởng Battambang Chan Sophal
TTXVN - Trong hai ngày 22-23/7, cơ quan Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Campuchia thay mặt Ủy ban chuyên trách Chính phủ Việt Nam đã làm việc cùng đại diện Quân khu 5, Quân đội Hoàng gia Campuchia, lãnh đạo chính quyền các tỉnh Battambang, Pailin, Banteay Meanchhey và Pursat bàn kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Campuchia.

Tại các buổi làm việc, hai bên cùng kiểm điểm hoạt động tìm kiếm, cất bốc, hồi hương các liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trên phạm vi bốn tỉnh thuộc địa bàn Quân khu 5 và nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quy tập và hồi hương hài cốt liệt sỹ Việt Nam theo đúng thỏa thuận Ủy ban Chuyên trách hai nước đã ký kết.

Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 5, Đại tướng Ek Som On và các lãnh đạo các địa phương như Tỉnh trưởng Battambang Chan Sophal, Tỉnh trưởng Pailin Koeut Sothea cam kết sẽ chỉ đạo các đơn vị thuộc Quân khu 5 và chính quyền các cấp tích cực triển khai hoạt động điều tra, cung cấp thông tin; hỗ trợ các đội quy tập, hồi hương hài cốt liệt sỹ Việt Nam hy sinh trên địa bàn.

Từ năm 2001 đến nay, trên địa bàn Quân khu 5 đã có 417 hài cốt liệt sỹ Việt Nam được quy tập và hồi hương, trong đó số hài cốt được tìm thấy nhiều nhất tại tỉnh Battambang với 193 liệt sỹ.

Nhân dịp này, Đại tá Nguyễn Anh Dũng, Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Campuchia đã trao cho đại diện Quân khu 5 và chính quyền các tỉnh trên khoản tiền 34.000 USD hỗ trợ hoạt động thu thập thông tin, tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt các liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Campuchia.

Đại diện Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Battambang cùng tham gia các buổi làm việc trên.
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Trả lại tên cho các liệt sĩ
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 7 3-chot10Từ MARIN, ông Hoàng Văn Công vừa tìm được mộ của anh mình là liệt sĩ Hoàng Văn Hiến (mất năm 1965) tại Nghĩa trang đường 9. Ảnh: TH
Có những ngôi mộ mãi mãi nằm ở nghĩa trang liệt sĩ mà không có người thân thăm viếng, trong khi chính những người thân đó lại đang rong ruổi khắp nơi tìm kiếm...

Tìm mộ liệt sĩ là câu chuyện nhân văn được nhiều gia đình liệt sĩ và các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội, các cựu chiến binh đau đáu bao nhiêu năm nay. Trung tâm Tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho gia đình liệt sĩ (MARIN)* vừa truy tìm và điều chỉnh thông tin cho 34 ngôi mộ liệt sĩ còn thiếu thông tin, nghĩa là có thêm 34 gia đình vừa được tìm thấy mộ người thân của mình đã hy sinh trong chiến tranh.

Bà Ngô Thị Thúy Hằng, Phó Giám đốc MARIN, cho biết: “Dự kiến trong vòng hai năm tới, trung tâm sẽ trợ giúp pháp lý để giúp 500 thân nhân liệt sĩ có cơ hội nhận lại đúng phần mộ của người thân đã hy sinh trong chiến tranh. Việc trợ giúp được thực hiện theo quy trình: Khớp nối, xác minh thông tin liệt sĩ tại hồ sơ quân nhân và thực địa, thay mặt thân nhân liệt sĩ kiến nghị các cơ quan liên quan điều chỉnh, bổ sung thông tin liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ”.

Hoạt động tự nguyện từ năm 2004, MARIN là đơn vị đầu tiên trên cả nước tập hợp và lưu trữ hơn 900.000 thông tin về liệt sĩ theo hệ thống số; tổ chức tư vấn tìm liệt sĩ và các chính sách liên quan của Nhà nước cho hàng ngàn gia đình liệt sĩ trên cả nước. Ngoài việc tư vấn và trợ giúp lưu động hoặc tại văn phòng, trung tâm còn tư vấn và trợ giúp pháp lý qua số máy tư vấn trực tuyến 1900571242.

Trả lại tên cho các anh

Nhiều năm qua, MARIN đã phổ biến những kiến thức, thông tin để tìm mộ liệt sĩ rồi, sao nay lại phải trợ giúp pháp lý điều chỉnh bia mộ để trả liệt sĩ về với gia đình của họ?

Bà Ngô Thị Thúy Hằng: Chúng tôi phổ biến kiến thức để thân nhân liệt sĩ có nền tảng chung nhất để căn cứ vào đó tìm được mộ. Trong quá trình đến các nghĩa trang liệt sĩ để tìm thông tin, chúng tôi thấy xót xa một điều là có những ngôi mộ liệt sĩ chỉ có tên chứ không có quê quán gì cả. Chúng tôi thử lục tìm trong dữ liệu thông tin mà chúng tôi có được và khớp nối các nguồn dữ liệu với nhau thì biết được liệt sĩ đó họ tên đầy đủ là gì, quê quán ở đâu, hy sinh nơi nào, ai là thân nhân… và báo về cho các gia đình để họ điều chỉnh bia mộ. Chúng tôi đinh ninh là các gia đình đã nhận rồi nhưng khi báo thì mới biết có những gia đình chưa bao giờ biết mộ người thân họ nằm đó và họ vẫn đang ngày đêm mỏi mòn tìm kiếm khắp nơi. Chưa hết, khi chúng tôi báo cho họ xong, họ nhận mộ rồi nhưng rất khó khăn để điều chỉnh thông tin của liệt sĩ trên bia mộ cho đầy đủ, chính xác. Do vậy chúng tôi phải bắt tay vào làm thôi.

Và kết quả ra sao, thưa bà?

Bà Ngô Thị Thúy Hằng: Chúng tôi đã làm thử 34 ngôi mộ thiếu thông tin. Từ tháng 10-2013, chúng tôi bắt tay vào thực hiện thí điểm. Đến ngày 17-7-2014, chúng tôi mới được các bộ đồng ý cho điều chỉnh thông tin trên 34 ngôi mộ thiếu hoặc sai thông tin. Chúng tôi đã thông báo cho các gia đình liệt sĩ. Họ vui lắm, những niềm vui không gì có thể đong đếm được.

Thiếu thông tin trên bia mộ thường rơi vào những trường hợp nào?

Bà Ngô Thị Thúy Hằng: Thường việc thiếu thông tin có những dạng thế này: Mộ chỉ có tên, không có quê; mộ có tên nhưng quê chỉ đến cấp tỉnh hoặc cấp huyện thôi (nguyên quán không đầy đủ). Một dạng nữa là tên không chính xác, ví dụ liệt sĩ tên Lê Phương Nhàn, lẽ ra quê ở Trung Thành, Phổ Yên, Thái Nguyên nhưng không hiểu sao sau khi quy tập thì người ta lại để nhầm thành quê ở Xuân Lộc, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Phải phân tích rất nhiều dữ liệu chúng tôi mới có thể chứng minh cho các bộ về những sai lệch để quê quán của liệt sĩ được ghi nhận lại cho chính xác.

Liên thông các nguồn dữ liệu

Làm sao biết chính xác một người đang nằm dưới mộ kia là liệt sĩ Nguyễn Văn A để mà điều chỉnh?

Bà Ngô Thị Thúy Hằng: Với 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này, MARIN có hai nguồn dữ liệu để khớp nối, phân tích. Một là nguồn dữ liệu vòng tròn quy tập, bắt đầu từ giấy báo tử (thông tin trên giấy báo tử không đầy đủ), từ giấy báo tử mới ra được hồ sơ quân nhân. Hồ sơ quân nhân được ghi từ trong chiến tranh còn quan trọng hơn giấy báo tử, bao gồm: Đơn vị chiến đấu, nơi hy sinh thực tế và trường hợp hy sinh (nếu có hồ sơ gốc thì có cả tọa độ chết).

Sau khi có hồ sơ quân nhân thì phải căn cứ thêm nguồn dữ liệu khác là liệt sĩ đó hy sinh cùng với ai. Thông thường thì cùng trong thời điểm đó, trận đánh đó mà các liệt sĩ hy sinh cùng thì sẽ được quy tập về cùng với nhau.

Yếu tố thứ ba nữa là chúng tôi phải phân định đơn vị này chỉ có thể chiến đấu ở khu vực này thôi, liệt sĩ này mặc dù đúng tên nhưng ông không thể chết ở đây được bởi vì đơn vị của ông không chiến đấu ở đây. Một nguồn thông tin nữa là thông tin về các liệt sĩ trên bia mộ ở các nghĩa trang liệt sĩ. Chúng tôi cũng có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với các cựu chiến binh tâm huyết để cho ra kết quả chính xác nhất. Từ các nguồn thông tin đó chúng tôi khớp nối dữ liệu để xác minh chính xác thân nhân cho một liệt sĩ. Chúng tôi tự hào rằng cho đến giờ chỉ có MARIN có đầy đủ dữ liệu nhất về thông tin các liệt sĩ.

Nguồn dữ liệu này các bộ phải là đơn vị có đầy đủ nhất chứ?

Bà Ngô Thị Thúy Hằng: Bộ LĐ-TB&XH chỉ có dữ liệu về phần mộ của các liệt sĩ ở các nghĩa trang liệt sĩ. Còn Bộ Quốc phòng thì có dữ liệu quản lý hồ sơ quân nhân. MARIN may mắn có tất cả các nguồn đó và các nguồn dữ liệu được MARIN liên thông với nhau. Quan trọng hơn nữa là các tình nguyện viên của MARIN có kỹ năng phân tích dữ liệu để từ đó tìm ra được liệt sĩ A chính là liệt sĩ A chứ không thể là liệt sĩ B.


----------------------
(*) Trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho gia đình liệt sĩ (gọi tắt là Marin) thuộc Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam, Bộ Tư pháp, do Đại tá Nguyễn Quốc Hưng làm giám đốc, Ngô Thị Thúy Hằng giữ chức giám đốc điều hành. Xem bài viết Hằng Marin - cô bé thiên sứ
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Cầu siêu cho hơn 100 anh hùng liệt sĩ vừa tìm thấy tại xã Long Thọ

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 7 Images12Hài cốt 100 anh hùng liệt sĩ vừa tìm thấy tại xã Long Thọ
ĐN - Chiều 30-8, Ban Tôn giáo và Hội Phật giáo tỉnh đã phối hợp với Huyện uỷ - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ huyện Nhơn Trạch tổ chức lễ cầu siêu cho hơn 100 liệt sĩ hy sinh tại Chốt Vườn Điều (xã Long Thọ) mới được tìm thấy ngày 18-8 vừa qua. Đây là những chiến sĩ của Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 4, Sư đoàn Bộ binh 5 và Đại đội 240.

Tham dự buổi lễ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các đồng đội, thân nhân các liệt sĩ, cùng rất đông các tăng, ni phật tử và các tầng lớp nhân dân huyện Nhơn Trạch đã đọc lời tri ân công đức của các liệt sĩ đã hy sinh xương máu của mình vì nền độc lập của Tổ quốc.

Theo kế hoạch, vào lúc 9 giờ, ngày 31-8, lễ truy điệu các liệt sĩ sẽ được tổ chức trang trọng tại Đền thờ Liệt sĩ huyện và được đưa đi an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện vào buổi sáng cùng ngày.
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Đại tá Nguyễn Văn Hoàng Sư đoàn trưởng Sư đoàn 5 tại Lễ truy điệu 100 anh hùng liệt sĩ vừa tìm thấy tại xã Long Thọ đang được tổ chức lúc 09 giờ 00 ngày 31/8/2014:

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 7 Hoang_11

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 7 Hoang_10
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Hướng trọng tâm vào tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 7 Image029Thượng tướng Nguyễn Thành Cung kết luận hội nghị
BQP - Đó là khẳng định của Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia 1237 tại Hội nghị Ban Chỉ đạo đánh giá tiến độ, kết quả bước đầu triển khai thực hiện Đề án Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (HCLS); thống nhất phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.

Cùng dự hội nghị có các đồng chí: Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Ủy viên Ban Chỉ đạo Quốc gia 1237 cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương.

Tại hội nghị, các đại biểu thống nhất đánh giá: Qua gần 9 tháng triển khai thực hiện Đề án Tìm kiếm, quy tập HCLS, Ban Chỉ đạo Quốc gia 1237, các bộ, ngành, địa phương, đơn vị đã quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 24 của Bộ Chính trị; Quyết định 1237 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Tìm kiếm, quy tập HCLS từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo; kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, các kế hoạch, giải pháp và hướng dẫn tổ chức thực hiện.

Công tác tuyên truyền được triển khai sâu rộng, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Việc vận động, cung cấp thông tin về mộ liệt sĩ, kiện toàn danh sách liệt sĩ, các đơn vị, địa phương thực hiện chặt chẽ, nhất là Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan bộ, ngành trung ương và thường xuyên chỉ đạo các cấp hội thực hiện cung cấp thông tin mộ liệt sĩ.

Công tác tìm kiếm, quy tập HCLS được đẩy mạnh; hợp tác quốc tế về tìm kiếm, quy tập HCLS được mở rộng và tăng cường. Kết quả triển khai thực hiện đề án bước đầu đã đáp ứng một phần nguyện vọng của thân nhân liệt sĩ, góp phần ổn định chính trị - xã hội ở các địa phương.

Trên cơ sở lắng nghe các ý kiến thảo luận tại hội nghị, phát biểu kết luận Thượng tướng Nguyễn Thành Cung đã thẳng thắn chỉ rõ một số hạn chế thời gian qua, đồng thời nhấn mạnh: thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương, đơn vị cần hướng trọng tâm vào tìm kiếm, quy tập HCLS ở trong nước; quan tâm coi trọng công tác hợp tác quốc tế để thúc đẩy tìm kiếm thông tin và tìm kiếm, quy tập HCLS. Đề cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trong tìm kiếm, quy tập HCLS.

Về nhiệm vụ cụ thể, Thượng tướng Nguyễn Thành Cung yêu cầu: các đơn vị, địa phương cần tiếp tục triển khai, thực hiện Đề án; đối với Bộ Quốc phòng phải nhanh chóng chuyển giao dữ liệu về giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh cho các cơ quan, đơn vị, địa phương phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập HCLS; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hợp tác quốc tế; triển khai khẩn trương việc nâng cấp các trung tâm giám định ADN theo Đề án 150; hỗ trợ phương tiện cho các đội tìm kiếm, quy tập HCLS.
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Bối rối với đoàn đào bới tìm hài cốt liệt sỹ ở Cà Mau

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 7 A_tim_10"Nhà ngoại cảm" của đoàn tìm hài cốt
VTC - Đoàn người tìm hài cốt liệt sỹ Lê Hữu Bình lập bàn thờ, thắp hương, đào bới ngay trước trụ sở Chi cục Kiểm Lâm Cà Mau.

Sáng ngày 2/10, đoàn người tìm hài cốt liệt sỹ liệt sỹ thắp hương, lập bàn thờ, đốt vàng mã, cúng bái trên vỉa hè trước trụ sở Chi cục kiểm lâm Cà Mau, số 49 Hùng Vương, phường 5 (TP Cà Mau). Chính quyền địa phương, cán bộ các cơ quan và người đi đường dừng lại xem gây ùn tắc giao thông.

Theo thông tin giấy giới thiệu của Chủ tịch UBND xã Hoằng Sơn (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) và giấy báo tử của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa, đề ngày 1/1/1975, liệt sỹ Lê Hữu Bình, sinh năm 1952, cấp bậc: trung sỹ, chức vụ: Tiểu đội trưởng, đơn vị C802- D2012- KB, quê quán thôn Định Thành, xã Hoằng Sơn (huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa), hy sinh ngày 10/7/1972, tại mặt trận phía Nam, an táng tại nghĩa trang gần mặt trận.

Ông Lê Ngọc Quý là người đại diện gia đình đã làm tờ trình xin phép lập đoàn tìm kiếm hài cốt liệt sĩ gồm 7 người trong gia đình, được địa phương chấp nhận và yêu cầu chính quyền các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau giúp đỡ. Ông Lê Ngọc Quý cho biết, đoàn đi có nhà ngoại cảm (không nêu quý danh) và cô gái tên Lê Thị Hòe là người được nhập hồn.

Từ quê hương Hoằng Hóa, Thanh Hóa đoàn người tìm hài cốt liệt sỹ vào TP.HCM và thuê xe ô tô về TP Cà Mau. Khi đến TP Cà Mau, cô gái Lê Thị Hòe được chú ruột nhập hồn chỉ ngay vỉa hè trước trụ sở Chi cục kiểm lâm Cà Mau là nơi yên nghỉ. Những người thân của liệt sỹ Lê Hữu Bình tổ chức thắp hương, lập bàn thờ, đốt vàng mã, đào bới.

Bà Trần Thị Việt Tiên, cán bộ LĐTB&XH phường 5 (TP Cà Mau) cho biết: “Chúng tôi đã lập nhiều biên bản làm việc với đoàn do tổ chức cúng bái, đào bới để tìm hài cốt liệt sỹ lúc nửa đêm từ ngày 28/9 đến nay. Tuy nhiên, chưa có cơ quan thẩm quyền cho phép và chưa có cơ sở nên chúng tôi hướng dẫn đoàn đến ngành LĐTB&XH, Tỉnh đội Cà Mau để tìm thêm thông tin”.

Ông Ngô Minh Huấn, Chủ tịch UBND phường 5 (TP Cà Mau) nói: “Chúng tôi quản lý địa bàn, báo cáo kịp thời và hướng dẫn đoàn tìm hài cốt liệt sỹ đến các cơ quan để giúp đỡ, hỗ trợ. Đến thời điểm này, Thành đội Cà Mau, Tỉnh đội Cà Mau và Sở LĐTB& XH Cà Mau chưa có thông tin đơn vị của liệt sỹ Lê Hữu Bình hoạt động chiến đấu vùng này”.

Trong khi đó, 10h ngày 2/10, đoàn tìm hài cốt liệt sỹ Lê Hữu Bình đã rời TP Cà Mau. Ông Lê Ngọc Quý, cháu của liệt sỹ Lê Hữu Bình tỏ ra bất mãn: “Suốt 10 ngày qua, chúng tôi cố gắng liên hệ với các cơ quan nhưng chỉ được hứa. Chúng tôi xin đào bới và hoàn trả lại hiện trạng ban đầu nhưng chính quyền địa phương không cho, đành phải quay về”.

Nhiều người dân chứng kiến muốn chính quyền cho phép đào bới vỉa hè để tìm hài cốt, nếu gặp sẽ giúp cho tâm linh gia đình liệt sỹ Lê Hữu Bình và nếu không thì lấp lại cũng chẳng sao nhưng cơ quan chức năng TP Cà Mau chưa cho phép.
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Ngày 12/10/2014, thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ Truy điệu và an táng 36 hài cốt liệt sĩ hy sinh trong trận tập kích căn cứ Hoàng Diệu đêm 17 rạng sáng ngày 18/5/1969.

      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

"Lật tẩy" vụ lừa tiền qua điện thoại để tìm mộ liệt sỹ, trúng thưởng Viettel

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 7 T6314610Các đối tượng tại cơ quan công an
Báo Hà Tĩnh - Sáng 20/10, đại tá Đặng Hoài Sơn - Trưởng Công an huyện Kỳ Anh cho biết, với sự phối hợp tích cực của đơn vị, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội vừa làm rõ vụ lừa đảo, chiếm đoạt tiền qua điện thoại của nhóm đối tượng trú ở xã Kỳ Lâm - Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

Thời gian gần đây, Công an TP Hà Nội nhận được tố giác của nhiều quần chúng nhân dân, phản ánh về việc sau khi đăng tin tìm mộ liệt sỹ trong chuyên mục “Nhắn tìm đồng đội” trên kênh VOV Đài tiếng nói Việt Nam thì nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là nhân viên phụ trách chuyên mục nói trên, thông báo mộ liệt sỹ mà họ đăng tin tìm kiếm đã xác định được địa điểm. Theo đó, họ được yêu cầu nộp tiền để làm thủ tục tìm kiếm, khai quật mộ.

Một số người bị hại lại nhận được các cuộc điện thoại, giả danh là cán bộ địa phương bất kỳ, xác nhận phần mộ liệt sỹ người nhà đang tìm kiếm hiện đang ở địa phương, đề nghị nộp tiền (bằng cách mua thẻ điện thoại Viettel mệnh giá từ 100 ngàn đồng trở lên, cào lấy mã thẻ và nhắn tin đến số điện thoại của đối tượng) để làm kinh phí đi đường và đến địa phương nhận mộ. Tuy nhiên, sau khi người bị hại làm theo hướng dẫn và gọi lại để hỏi thêm thông tin thì thuê bao không liên lạc được. Biết bị lừa đảo nên người bị hại đã đến trình báo, mong cơ quan công an điều tra, làm rõ.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội xác định các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo hiện đang cư trú tại địa bàn huyện Kỳ Anh. Tiếp tục đấu tranh, ngày 17/10/2014, cơ quan công an bắt giữ Trương Quang Thắng (SN 1992) và Trương Văn Đức (SN 1998), đều trú tại xã Kỳ Lâm.

Các đối tượng này khai nhận đã vào Website của Đài tiếng nói Việt Nam, cụ thể là chuyên mục “Nhắn tìm đồng đội” kênh VOV rồi lấy thông tin về số điện thoại, thông tin cá nhân và các thông tin khác về người đăng tin tìm mộ liệt sỹ, sau đó gọi điện đến, giả danh là nhân viên phụ trách chuyên mục, hoặc cán bộ địa phương có mộ liệt sỹ để yêu cầu người bị hại nộp tiền theo hình thức như trên.

Sau khi chiếm đoạt được tài sản, các đối tượng đem bán số thẻ đó với phương thức: cứ 1 thẻ 100 ngàn đồng thì bán với giá 70 ngàn đồng. Tổng cộng các đối tượng đã khai nhận thực hiện 4 vụ, chiếm đoạt được số tài sản gần 20 triệu đồng.

Mở rộng đấu tranh, Công an TP Hà Nội bắt thêm 4 đối tượng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm: Nguyễn Thế Anh (SN 1996), Trương Minh Hải (SN 1990), Trương Quang Khánh (SN 1997) và Phạm Văn Thắng (SN 1994) đều trú tại Kỳ Lâm.

Cùng thủ đoạn như trên, nhưng điểm khác là các đối tượng này gọi điện thoại cho các thuê bao bất kỳ, thông báo đã nhận được giải thưởng của Viettel và yêu cầu người nhận được giải nộp tiền để làm lệ phí nhận thưởng. Sau đó, người nhận giải thưởng cũng được thông báo nộp tiền với hình thức như trên. Vụ việc đang được Cơ quan CSĐT Công an thành phố Hà Nội điều tra, làm rõ.
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Chương trình truyền hình "Đi tìm đồng đội" chuẩn bị ra mắt

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 7 7296ysChương trình "Đi tìm đồng đội"
VTC - “Đi tìm đồng đội” là chương trình nhằm thông tin tuyên truyền về công tác tìm kiếm, cất bốc và quy tập hài cốt liệt sĩ.

Chương trình "Đi tìm đồng đội" do Trung tâm truyền hình Quốc phòng Việt Nam phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam thực hiện. Chương trình ra đời nhằm đáp ứng mong mỏi của hàng trăm nghìn gia đình về tin tức phần mộ liệt sĩ.

Với thời lượng 30 phút, "Đi tìm đồng đội" bao gồm 3 phần chính: Thông tin quy tập - cập nhật về tình hình tìm kiếm của các đội quy tập trong và ngoài nước; Đón anh về - hành trình đưa hài cốt của liệt sĩ tìm thấy về với quê nhà và Sổ tay liệt sỹ - cung cấp thông tin khoa học hỗ trợ cho nhân dân và các gia đình về công tác tìm kiếm hài cốt.

Hiện nay còn khoảng 200.000 liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt, nằm rải rác trong cả nước và tại Lào, Campuchia. Như vậy, song song với chương trình Nhắn tìm đồng đội, "Đi tìm đồng đội" ra đời là cầu nối thông tin hữu ích giữa nhân dân và các cơ quan chức năng để đẩy nhanh công tác tìm kiếm.

Chương trình bắt đầu phát sóng vào 20h45 thứ 5 (15/1) trên kênh Truyền hình Quốc phòng và trên kênh VTV2 vào 7h30 Chủ nhật tuần đầu tiên và tuần thứ ba trong tháng.
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 7 trong tổng số 8 trang]

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  Next

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất