Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  Next

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 5 trong tổng số 8 trang]

Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

First topic message reminder :

thầy giáo làng đã viết:

Đụng hàng rồi! Đúng ngay nghề cũ của Admin và Phó thường dân. Đề nghị phát biểu ý kiến đi chứ!

Được anh em tín nhiệm cử ra chăm sóc nội dung của Websites CHVLQ2 với nhiệm vụ:

1- Thu thập, xử lý thông tin để đưa lên Websites.
2- Đọc kỹ tất cả các bài viết trên diễn đàn.

Mình nghĩ là sẽ không còn có cơ hội để viết và đăng bài của riêng mình trên diễn đàn đâu. Mặc dù vậy, mình thấy Thầy giáo làng "nói cũng có lý" nên đành mang chuyện của đời mình ra kể với mọi người. Nếu có gì đụng chạm, xin mọi người lượng thứ.

Ngoài việc tìm hài cốt liệt sĩ ở trong nước, hiện nay Quân đội ta còn được Đảng và Chính phủ giao nhiệm vụ tìm kiếm, hồi hương hài cốt liệt sĩ hy sinh trên các chiến trường Lào và Campuchia. Từ năm 1999 đến nay, các Quân khu có đường biên giới với Lào và Camphuchia (từ năm 2001) đều có 4 đội chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ này. Trần quân hàm của Đội trưởng và Chính trị viên là Thượng tá, có thể vận dụng lên Đại tá.

Mình cũng có thời gian làm Đội trưởng Đội K70 của Quân khu 7 từ tháng 02/2003 đến tháng 5/2005 (K là chữ đầu của phiên hiệu các đơn vị làm nhiệm vụ ở Campuchia, 7 là chữ số cho biết đơn vị này thuộc Quân khu 7, số 0 cho thấy đây là đơn vị trực thuộc Quân khu, còn các số 1, 2, 3 là các đơn vị do tỉnh quản lý).
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Còn hơn 1.000 hài cốt liệt sĩ Việt Nam hy sinh trên đất Lào

Việt Nam và Lào hơn 20 năm qua, đã tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hơn 16.400 hài cốt liệt sĩ về Việt Nam.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Truy-d10

Sáng nay (18/6), tại Phủ Chủ tịch nước Lào, ông Bounnhang Vorachit, Phó Chủ tịch nước CHDCND Lào đã tiếp thân mật Ban công tác đặc biệt Chính phủ Việt Nam, do Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban công tác đặc biệt Chính phủ Việt Nam dẫn đầu, trong chuyến công tác tại Lào từ ngày 16- 19/6.

Phó Chủ tịch CHDCND Lào khen ngợi và đánh giá cao sự phối hợp giữa Ban công tác đặc biệt Chính phủ Việt Nam và Lào hơn 20 năm qua, đã tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hơn 16.400 hài cốt liệt sĩ về an táng tại các nghĩa trang liệt sĩ của Việt Nam; đồng thời khẳng định, Việt Nam và Lào là hai dân tộc có mối quan hệ rất đặc biệt, cùng chung kẻ thù trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước.

Phó Chủ tịch Vorachit bày tỏ lòng biết ơn Đảng Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã gửi những người con thân yêu của mình, chiến đấu và hy sinh vì sự nghiệp Quốc tế cao cả, vì độc lập tự do và phồn vinh của hai nước Việt Nam và Lào. Việc Đảng, Chính phủ Việt Nam và Bộ Quốc phòng trao tặng Huân, Huy chương và Bằng khen cho 473 tập thể và 892 cá nhân của Lào là sự động viên kịp thời, góp phần củng cố mối quan hệ đặc biệt hiếm có của hai quốc gia.

Thứ trưởng Nguyễn Thành Cung đã báo cáo với Phó Chủ tịch Vorachit về kết quả hội đàm và ký biên bản thỏa thuận tiếp tục tìm kiếm quy tập liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam trong mùa khô năm 2013-2014 và khẳng định "khi còn thông tin liệt sĩ thì Ban Công tác đặc biệt của 2 nước còn có trách nhiệm đưa các anh về".

Phó Chủ tịch Vorachit nhận thấy, vẫn còn hơn 1.000 liệt sĩ Việt Nam trên đất Lào, điều đó cũng là trách nhiệm và đạo lý của dân tộc Lào, của Đảng và nhà nước Lào. Về phần mình, Phó Chủ tịch Vorachit sẽ tiếp tục chỉ đạo Ban công tác đặc biệt Chính phủ Lào, các địa phương và mọi tầng lớp nhân dân tạo điều kiện tốt nhất cho các đội quy tập của Việt Nam hoàn thành xuất sắc công tác quy tập hồi hương liệt sĩ về nước.

Nguồn: VOV
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Liệt sĩ trở về và hành trình lưu lạc ly kỳ suốt 40 năm

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Lstrov10
Ông Được bên di ảnh của chính mình, vẫn được thờ trên ban thờ suốt 40 năm nay
Người liệt sĩ ấy đã được ghi danh trên bia tưởng niệm Tổ quốc ghi công và có mộ phần bên cạnh hàng trăm liệt sĩ khác suốt 40 năm nay. Khi chỉ còn 23 ngày nữa là đến cái giỗ thứ 40 của ông thì ông bất ngờ trở về…

Quên hết mọi thứ, trừ chiến tranh

Tôi tìm về thôn Tự Tiên, xã Tiên Minh - một xã giàu truyền thống cách mạng nhưng thuộc diện “nghèo có số” của huyện Tiên Lãng, Hải Phòng - vào một buổi trưa muộn của tháng 6 vụ gặt. Câu chuyện về liệt sĩ Phan Hữu Được trở về sau 40 năm được làm giỗ xôn xao ngôi làng nhỏ. Có người bảo may mắn quá, hạnh phúc quá, ông ấy vẫn còn sống để mà trở về với quê hương! Có người lại lắc đầu chua chát: về mà lúc tỉnh lúc điên, về mà không còn cha mẹ, anh em ruột thịt, về mà chẳng có lấy một đồng nuôi thân, một mảnh đất cố cắm…

Câu chuyện xưa về việc đổi họ, “trả vợ”, ăn vạ nhà xã đội để được đi bộ đội của ông Được vẫn còn được các cụ già trong làng kể suốt đến ngày nay.

Hồi đó, Phan Hữu Được là con út trong một gia đình có hai anh em trai, bố là liệt sĩ chống Pháp; anh trai đang tham gia kháng chiến chống Mỹ ở chiến trường miền Nam. Chàng thanh niên Được nằm trong diện miễn nghĩa vụ quân sự đặc biệt của địa phương. Mặc dù lúc đó đã có một người vợ sắp cưới rất xinh đẹp tên Lý ở huyện bên, nhưng với mong muốn được cống hiến cho cuộc chiến bảo vệ dân tộc, chàng trai ấy đã mang lễ tạ tội với Lý rồi làm đơn tình nguyện nhập ngũ. Tất nhiên đơn của Được không được lãnh đạo huyện đội Tiên Lãng chấp nhận.

Được nghĩ ra cách đổi tên họ, năm sinh từ Phan Hữu Được (1949) thành Phạm Văn Được (1952) để tráo hồ sơ. Được còn dẫn theo người cháu 10 tuổi đến ở lì nhà ông Hồng, xã đội trưởng bấy giờ, làm đủ các việc từ xay lúa, giã gạo… chỉ để ông Hồng có thời gian nghe Được trình bày nguyện vọng và ký đơn, thuận cho đi chiến đấu.

Người cháu 10 tuổi ấy là anh Phan Hữu Lợi - cháu gọi ông Được bằng chú ruột. Chúng tôi đến nhà anh Lợi để tìm gặp người “liệt sĩ” trở về. Thấy người lạ, ông cụ gần 70 tuổi, gầy đen, đứng dậy nhưng không nhìn cũng không cười, tập tễnh bước đi. Ông Được chỉ kể về chiến tranh, bắt đầu từ thời điểm nhập ngũ. Những câu chuyện rời rạc, ngắt quãng, cùng với sự hỗ trợ ghép nối thông tin tích cực của người thân, chúng tôi mới hình dung được phần nào câu chuyện.

Theo đó, năm 1967 ông đi thanh niên xung phong, tháng 12/1970 nhập ngũ vào Đại đội 4 Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 5, Sư đoàn 350 đóng quân ở huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng). Sau đó ông tham gia đường dây 559 (vận chuyển lương thực, vũ khí vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh). Có thể từ năm 1972, ông chuyển sang một đơn vị có phiên hiệu 360 với nhiệm vụ lái tàu chở vũ khí từ phía Campuchia vào Nam theo đường sông Mê Kông.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Lstrov11
Giọt nước mắt sau 40 năm trở lại quê hương

Ông Được kể: “Chúng tôi bị oánh liên tục, nhiều lần bị thương nhưng sau đó ai sống sót lại nhận nhiệm vụ tiếp. Nhưng đến mùa khô năm 1973, khi tôi điều khiển tàu số 047 chạy qua tỉnh Công Pông Chàm của Campuchia thì bị địch dội bom. Tàu chìm. 3 người chúng tôi bị hất xuống sông sâu”. Sau đó ông trôi dạt vào bờ, được một Việt kiều tên Hiệu cứu sống. Nhưng với hàng chục vết thương từ đầu tới chân, ông bắt đầu một cuộc sống khác, cuộc sống lang thang trong vô thức.

Lang thang kiếm sống trong những giấc mơ quá khứ nhá nhem

Sau giải phóng, ông Hiệu đã gửi ông Được về lại miền Nam Việt Nam để hy vọng có người giúp ông tìm lại gia đình.

Nhưng oái ăm thay ông chẳng nhớ gì ngoài những ngày tháng sống ở nhà ông Hiệu bên nước bạn. Ông thành kẻ lang thang nhưng chưa bao giờ ông đi xin hay đi cướp. Với cơ thể không còn lành lặn, bước đi cao thấp giữa đô thành, ông trở thành kẻ cô đơn lang thang khắp ngõ chợ ở tuổi 26. Bất cứ ai có việc ông đều xin làm, làm không lấy tiền, chỉ để xin một bữa cơm no. Ông cứ đi trong vô định rồi dạt mãi xuống tận nông trường cao su Samat thuộc tỉnh Tây Ninh.

Tại đây ông được người dân chợ Tân Biên cho làm công việc quét rác hàng ngày. Đây là quãng thời gian ông thường xuyên được ăn. Nhưng sau đó vết thương ở chân tái phát, không thể lê đi nổi nữa, ông Được lại phải trở về với những ngày đói khổ, lang thang, lay lắt.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Lstrov12
Ông Được bên 2 người cháu trai

Trong một đêm mưa rét, bắt gặp ông co ro nơi vệ đường, ông Đào, một công nhân của nông trường cao su Samat nhân từ đã đón về nhà thuốc thang và nhận làm em kết nghĩa. Đó là năm 2000, ông Được bước sang tuổi 51.

Từ đó cứ đến mùa lấy mủ cao su, ông Được theo Tài - con trai ông Đào - sang Campuchia làm công nhân. Công việc của một công nhân thời vụ trên đất người đã vắt cạn sức lực người lính già. Rồi trong những ngày dài đau ốm triền miên, ông nói lặp đi lặp lại trong cơn mê: “Tôi là em ông Cầu ở Tiên Lãng, Hải Phòng”. Từ câu nói ấy, anh Tài đã thông qua nhiều người quen liên lạc được với anh Phan Xuân Biên ở Bộ Tư lệnh Hải quân, quê Tiên Lãng, nhờ tìm kiếm người thân của ông chú kết nghĩa bất hạnh.

Ngày 9/3/2013, anh Phan Hữu Lợi đang dự một đám cưới thì nghe ông Cứ (bố anh Biên) gọi: “Lợi ơi về giết lợn ăn mừng đi, ông chú liệt sĩ của mày vẫn còn sống!”.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Lstrov13
Ông Được bên phần mộ của chính mình

Anh Lợi kể: “Ngay lập tức tôi tìm cách liên lạc với Biên và Tài. Đêm ấy, từ rừng cao su ngút gió bên đất bạn, anh Lợi chỉ nhận được câu nói thờ ơ: “Tôi tên Được, em ông Cầu ở Tiên Lãng. Thôi nhé, tôi đi ngủ, mai nói tiếp”. Cả đêm đấy anh Lợi cùng em trai là Phan Hữu Lộc thức trắng. Những nén nhang hai anh em thay nhau đốt liên tục lên bàn thờ, nơi có di ảnh của người chú duy nhất đã nhận báo tử từ 40 năm trước. Đúng 6 giờ sáng hôm sau, anh Lợi lại gọi cho Tài để gặp ông Được. Anh bình tĩnh gợi lại những hình ảnh xưa trong ký ức gia đình. Đến lúc anh gần như đã tuyệt vọng thì bỗng đầu dây bên kia ông Được thốt lên: “Tôi có 2 đứa cháu gái tên là Sưu và Ước. Chúng có mái tóc dài xinh lắm”. Vỡ òa trong sung sướng bởi hai người ông vừa nhắc đó chính 2 chị ruột của anh, một thời nổi tiếng khắp vùng vì có mái tóc dài như suối.

Anh Lợi vội chạy đi vay tạm ít tiền nhảy xe vào Nam. Ở bên kia đất nước Campuchia, anh Tài cũng thu xếp gửi ông Được về lại bến xe An Sương, thành phố Hồ Chí Minh. Một cháu ruột từ Bắc vào Nam đi tìm lại ông chú với biết bao kính trọng, thương nhớ. Một già từ bên kia sông Mê Kông trở lại mà chẳng hiểu đi đâu, gặp ai và để làm gì…

Nguồn: Dân trí
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Liệt sĩ trở về và hành trình lưu lạc ly kỳ suốt 40 năm (kỳ cuối)

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Lstrov14
“Chú giống bố tôi từ cái lưng gù cho đến ánh mắt, mái tóc vầng trán...”
Sau 40 năm lang bạt, bỏ lại sau lưng tất cả những ký ức đau buồn, “liệt sĩ” Phan Hữu Được theo những đứa cháu về lại quê nhà với chiếc quần bò rách, cái áo ba lỗ nhàu nát và đôi dép nhựa cũ không còn rõ màu…

“Đúng chú tôi đây rồi!”

Anh Phan Hữu Mười một người cháu họ, gọi ông Được bằng chú đang sinh sống ở Sài Gòn đã được cắt cử ra bến xe An Sương đón ông. Anh Mười kể lại: “Ban đầu nghe chuyện tôi đi thì đi chứ không tin. Nhưng khi vừa thoáng nhìn thấy ông bước xuống xe, người tôi run lên như có luồng điện chạy dọc, cốc nước trên tay rơi xuống vỡ toang. Người đàn ông già trong bộ đồ rách rưới, gầy yếu kia chính là chú của tôi rồi. Khuôn mặt ông dẫu đẫm màu khắc khổ nhưng vẫn rất giống bố tôi và chú Cầu. Tôi lao đến ôm chặt lấy ông khóc như một đứa trẻ”.

Anh Lợi bảo: “Chú giống bố tôi từ cái lưng gù cho đến ánh mắt, mái tóc vầng trán và cả nụ cười hiền khô đến là chân thật”.

Thế là gia đình anh Lợi đón ông chú từng là “liệt sĩ” về lại quê hương sau gần nửa thế kỷ lang bạt. Bỏ lại sau lưng tất cả ký ức đau buồn, bỏ lại chiến trường tuổi trẻ và trí nhớ, ông Phan Hữu Được theo những đứa cháu về lại quê nhà với chiếc quần bò rách, cái áo ba lỗ nhàu nát và đôi dép nhựa cũ không còn rõ màu. Ông trở về trong sự chào đón hân hoan của quê hương, dòng tộc.

Anh Lợi mổ lợn ăn mừng thông báo việc hệ trọng - gia đình có người chết trở về. Mọi người kéo nhau đến, ai cũng nắm lấy tay ông, ai cũng sờ lên những vết thương của ông… rồi khóc.

Từ ngày ông về, các vị cao tuổi trong làng thay nhau tới nhà chơi nói chuyện “ngày xưa” với ông Được. Những người bạn thủơ thiếu thời cũng nghe tin tìm tới. Kỷ niệm xưa đi qua những cuộc trò chuyện cũ và thật kỳ diệu trí nhớ của ông đã dần hồi phục. Ông Được đã bắt đầu kể lại với mọi người những câu chuyện ngày trước; mặc dù có lúc đang kể, ông tự nhiên im bặt rồi ôm đầu nói linh tinh.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Lstrov15
Những vết thương chiến tranh trên cơ thể ông Được

Chỉ ước một tấm thẻ bảo hiểm

Kể từ ngày ông Được về lại quê hương đến nay đã gần 2 tháng. Người dân thôn Tự Cường, xã Tiên Minh nhắc rất nhiều đến tấm lòng hiếu thảo của hai người cháu trai của ông. Mặc dù gia cảnh khó khăn nhưng hai anh em thay nhau chăm sóc chú, vài ngày lại đưa chú “đi cân”. Anh Nguyễ Hữu Lộc khoe với chúng tôi trong ánh mắt lấp lánh: “Hôm chú tôi về có 47 cân, giờ đã được 52 cân rồi đấy”.

Gia đình anh Lộc, một nông dân nghèo ở một xã cũng rất nghèo của huyện Tiên Lãng, hạnh phúc vô bờ khi được nuôi dưỡng một người già đầy thương tật trong nhà. Anh chia sẻ: “Chúng tôi đã không còn bố mẹ. Ơn trời đã trả chú lại cho anh em tôi. Ngày ngày nghìn thấy chú tôi như nhìn thấy bố mình. Trong lòng anh em tôi muốn bù đắp cho chú thật nhiều. Nhưng cái khó nó đang bó buộc nhiều dự định…”. Khi được hỏi mong muốn lớn nhất cho ông hiện nay là gì, anh Lộc thật thà: “Chỉ ước có cái thẻ bảo hiểm y tế để tiện đi khám bệnh và điều trị thương tích cho chú”.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Lstrov16
Huân chương chiến công giải phóng hạng ba của ông Được

Ước thế thôi chứ anh em họ cũng đang bàn nhau chờ ít hôm nữa thóc khô bán đi lấy ít tiền đưa ông Được lên bệnh viện kiểm tra các vết thương, xem có còn mảnh đạn nào trong cơ thể nữa không. Nếu có thì vay mượn thêm tiền nhờ bác sĩ lấy ra, để ông sống những tháng năm cuối đời bớt đau đớn. Nói đến đây, anh Lợi gạt nước mắt: “Giá như trước khi đi bộ đội chú ấy kịp lấy vợ, sinh con, kịp làm được cái nhà nho nhỏ…”.

Trời xế chiều, anh cán bộ phụ trách mảng chính sách thương binh và xã hội xã Tiên Minh dẫn tôi chúng và ông Được ra nghĩa trang liệt sĩ. Ông Được lặng lẽ lê bước chân tập tễnh đi về phía mộ phần những người cùng trang lứa với mình đã hy sinh. Bất chợt ông một mình: “Chiến tranh mà, chết nhiều lắm”, nói xong ông đưa bàn tay thô ráp với bao dấu tích của quá khứ lên bưng mặt, khóc rưng rức. Anh Lợi ngỡ ngàng bảo, từ ngày tìm thấy chú, chưa bao giờ thấy ông khóc, cứ nghĩ không còn gì có thể làm ông mủi lòng…

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Lstrov17
Ông Được khóc khi tới thăm nghĩa trang liệt sĩ


Người mất trí nhớ “chưa có ý kiến gì”(?)
Trao đổi về trường hợp “liệt sĩ” Phạm Hữu Được, ông Đoàn Xuân Thi - Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Minh - cho biết: “Trường hợp của ông Được chúng tôi đã báo cáo Phòng LĐ-TB&XH huyện để xin chỉ đạo. Chính quyền xã xác minh cơ bản thông tin trên là có thật. Chúng tôi đã tổ chức đoàn xuống thăm hỏi, động viên chúc mừng sự trở về của ông. Ông Được hiện đang trong giai đoạn phục hồi trí nhớ.

Về mặt thủ tục, theo nguyện vọng của gia đình, UBND xã đang làm các thủ tục cần thiết trình cấp có thẩm quyền xóa tên liệt sĩ, đồng thời cấp giấy khai sinh, chứng minh nhân dân trở lại cho ông Được như một công dân địa phương bình thường. Riêng vấn đề chế độ chính sách, hiện ông Được không còn giữ lại được giấy tờ gì nữa nên cũng rất khó”.

Khi chúng tôi đề cập đến việc ông Được trở về đã hai tháng nay, ông Lương Hữu Huyền, Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng - cho biết ông chưa thấy báo cáo về trường hợp này. Nếu đúng là có thì bên Phòng LĐ-TB&XH nắm, huyện sẽ chỉ đạo địa phương làm đúng thẩm quyền.

Lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH huyện Tiên Lãng xác nhận: Đã nhận được báo cáo của xã về trường hợp liệt sĩ Được còn sống trở về. Phòng sẽ làm văn bản gửi thành phố xin ý kiến chỉ đạo. “Riêng về những khó khăn và chế độ của ông Được thì chưa thấy ông ý kiến gì. Thân nhân của ông đã hứa với chúng tôi là sẽ thu xếp đưa ông đi khám bệnh” - cán bộ Phòng LĐ-TB&XH nói.


Nguồn: Dân trí
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Cuộc chiến tranh để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra trong điều kiện có những ràng buộc của hiệp định Giơ ne vơ. Do vậy, những đơn vị tham gia chiến đấu phải giữ bí mật về phiên hiệu, nhân sự.v.v... cộng thêm những khó khăn thiếu thốn về trang bị, thông tin giữa hoàn cảnh chiến trường xa xôi, ác liệt cho nên, có biết bao số phận bị lưu lạc, đẩy đưa bởi những cảnh ngộ khác nhau. Có những người đã hy sinh nhưng lại bị xem là mất tích, có những người còn sống nhưng lại có giấy báo tử, có bằng Tổ quốc ghi công!


Cuộc chiến đã kết thúc gần 40 năm nhưng hệ quả còn lại thì vẫn còn nóng bỏng. Rất mong các cấp chính quyền và cơ quan chức năng có cách giải quyết hợp tình hợp lý cho những trường hợp đặc biệt như chú Được trong câu chuyện trên đây.

_________________
...lên non cuốc sỏi trồng hoa
mùa hoàng cúc nở ướp trà uống đông...
      
quynhhuong
quynhhuong Thành viên

Cấp bậc: Thành viên

Giới tính : Nam

Bài viết : 18

Danh vọng : 37

Uy tín : 9

(BTNO) - Sáng 20/6/2013, tại cửa khẩu quốc tế Xa Mát huyện Tân Biên, Ban chuyên trách tỉnh Tây Ninh tổ chức lễ đón tiếp 2 đội K71 Tây Ninh và đội K70 Quân khu 7 sau khi đã hoàn thành công tác tìm kiếm, quy tập hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã hy sinh ở Campuchia qua các thời kỳ chiến tranh.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 K7010
Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam trên đất Campuchia

Trong đợt này, 2 đội K70 Quân khu và K71 Tây Ninh đã sang các tỉnh Banteay Meanchey- Siem Reap- Kampong Cham thuộc Vương quốc Campuchia, được sự giúp đỡ của quân đội Hoàng gia và nhân dân nước bạn, 2 đội đã khảo sát nhiều khu vực theo sơ đồ mộ chí và đã quy tập đưa về nước được 58 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh trên đất nước Campuchia qua các thời kỳ chiến tranh.

Đại tá Lê Quang Tân - Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tây Ninh phát biểu ghi nhận và biểu dương thành tích của 2 đội, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa.
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Đại tá Lê Quang Tân - Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tây Ninh nguyên là Cựu học viên Khóa VII thuộc c10 Trinh sát.
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Bác Phan Hữu Được ( Phạm Văn Được) - Người cựu chiến binh trở về quê hương sau 40 năm là Liệt sĩ đã gặp lại những đồng đội cũ của mình. Một tình cảm đồng đội sâu sắc, một quá khứ hào hùng bắt đầu hé mở. Mời mọi người theo dõi bài viết trên báo Dân Trí theo đường link sau:

http://dantri.com.vn/xa-hoi/liet-si-tro-ve-sau-40-nam-hay-nho-dong-doi-toi-la-mot-anh-hung-745755.htm

Rất mong 1 kết thúc có hậu cho người cựu chiến binh đã trãi qua quá nhiều gian khổ và thiệt thòi.

_________________
...lên non cuốc sỏi trồng hoa
mùa hoàng cúc nở ướp trà uống đông...
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Sáng ngày 23/6/2013, khắp Hải Phòng mưa to vì cơn bão số 2. Thế nhưng, trước hoàn cảnh cấp bách của ông Phan Hữu Được - liệt sĩ trở về sau 40 năm lang bạt đói rách xứ người - Tổng biên tập báo Dân trí, ông Phạm Huy Hoàn đã về tận nơi trao nóng 10 triệu tới ông Được.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Tbt-tr10
Nhà báo Phạm Huy Hoàn đã trích nóng 10 triệu đồng từ Qũy Nhân ái của báo Dân trí giúp ông Được

Sau Tổng biên tập Phạm Huy Hoàn, có thêm lãnh đạo huyện, Ban chỉ huy quận sự Tiên Lãng và Phòng Lao động Thương binh & Xã hội huyện Tiên Lãng xuống thăm và tặng quà cho ông Được. Qua đây, chính quyền huyện Tiên Lãng cũng gửi lời cảm ơn đến báo Dân trí đã thông tin cho địa phương biết về trường hợp của ông Được.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Tbt-tr11
Lãnh đạo địa phương cũng kịp thời có mặt để thăm hỏi, động viên ông Được

Sau khi nghe Tổng biên tập báo Dân Trí trao đổi về nội dung thông tin qua hàng ngàn ý kiến bức xúc và cảm động của bạn đọc trong cả nước gửi về báo, Bộ trưởng Bộ TBXH Phạm Thị Hải Chuyền đã có chỉ đạo cho ngành dọc giải quyết thấu tình đạt lý. Bộ trưởng còn cho biết thêm đã đề nghị chính quyền địa phương vận dụng chính sách đối với người có công với đất nước để sớm cấp đất và giúp ông Được có được nơi ở riêng.Về phía chính quyền Hải Phòng, thường trực Huyện ủy, Lãnh đạo UBND, UBMTTQ Việt Nam huyện, Phòng LĐTBXH, Ban Chỉ huy quân sự huyện, Công an huyện cùng một số cơ quan đoàn thể huyện đã đến thăm hỏi. Phòng LĐTBXH huyện đã giải quyết trợ cấp đột xuất cho ông, Bảo hiểm xã hội huyện đã tặng Thẻ Bảo hiểm y tế. Công an huyện đang tiến hành thu thập thông tin, lăn tay để tra cứu tàng thư về chứng minh nhân dân, sẽ cấp sổ hộ khẩu và cấp lại (hoặc cấp mới) chứng minh thư nhân dân cho ông, sau khi hoàn tất các thủ tục về hộ khẩu và chứng minh nhân dân sẽ giải quyết chế độ chính sách theo quyết định số 142/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với quân nhân tham gia chiến đấu trước ngày 40/4/1975, giải quyết trợ cấp người già cô đơn theo chế độ hiện hành và các chế độ chính sách khác. Nhiều cơ quan đoàn thể và cá nhân ở Hải Phòng và các tỉnh thành khác như Tổng biên tập báo Dân Trí, Giám đốc Sở LĐTBXH, Giám đốc Công ty TNHH Con Heo vàng, Công ty TNHH Đinh Vàng, Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng, Nhóm tình nguyện Mặc ấm Hải Phòng … đã đến thăm hỏi, động viên, tặng quà.

Sự quan tâm đó đã tỏa sáng tinh thần đền ơn đáp nghĩa và làm ấm lòng ông Phạm Văn Được - người con yêu của quê hương Tiên Lãng Hải Phòng.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Hiện qua 2 lần hội chẩn toàn viện, các bác sĩ đang rất băn khoăn trước việc điều trị cho ông Được bởi người “liệt sĩ trở về” này qua chiến tranh và 40 năm lang thang phiêu bạt đã mang trong mình quá nhiều bệnh.

Hôm qua 24/6, UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đã bố trí xe, cử đại diện công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện và Phòng LĐ-TB&XH Tiên Lãng đưa ông Phan Hữu Được đến Bệnh viện Đại học y Hải Phòng để kiểm tra sức khỏe tổng thể.

Tại đây, ông Được đã nhận được sự đón tiếp nhiệt tình của ban lãnh đạo bệnh viện và được các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ có tay nghề cao trực tiếp khám bệnh.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Lsmang10
Hiện những bệnh nghiêm trọng nhất mà ông Được đang mang là u gan, u xương đầu gối, viêm gan C và sỏi mật

Nhiều bạn trẻ trong nhóm Mặc ấm Hải Phòng đã có mặt sớm giúp đỡ ông và người nhà trong việc đi lại và làm các thủ tục liên quan.

Suốt trong ngày hôm qua, các bác sĩ ở bệnh viện này đã tổ chức công tác chuyên môn, ưu tiên sử dụng thiết bị máy móc hiện đại nhất để khám và có phác đồ điều trị hợp lý với các bệnh lý của ông Được.

Hiện qua 2 lần hội chẩn toàn viện, các bác sĩ đang rất băn khoăn trước việc điều trị cho ông Được bởi người “liệt sĩ trở về” này qua chiến tranh và 40 năm lang thang phiêu bạt đã mang trong mình quá nhiều bệnh.

Đáng ngại nhất là u gan lớn, u xương đầu gối và tình trạng viêm gan C với lượng men gan quá cao; sỏi túi mật to cần xử lý gấp. Qua kiểm tra nhận thấy trên cơ thể ông Được còn có những vết gãy xương từ rất lâu nhưng không được chữa trị.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Lsmang11

Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Văn Liệu, Giám đốc Bệnh viện Đại học y Hải Phòng cho biết: “Sức khỏe của ông Được hiện đang có những biểu hiện rất phức tạp. Bệnh viện chúng tôi đang cố gắng tiến hành hội chẩn với những bác sĩ đầu ngành của toàn bệnh viện để đưa ra phương án điều trị tốt nhất”.

Được biết toàn bộ kinh phí khám chữa bệnh cho ông Phan Hữu Được đều do UBND huyện Tiên Lãng chi trả.

Nguồn: Dân trí
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Flag_r10
thầy giáo làng ngày 22/06/2013 đã viết:

Bác Phan Hữu Được ( Phạm Văn Được) - Người cựu chiến binh trở về quê hương sau 40 năm là Liệt sĩ đã gặp lại những đồng đội cũ của mình. Một tình cảm đồng đội sâu sắc, một quá khứ hào hùng bắt đầu hé mở. Mời mọi người theo dõi bài viết trên báo Dân Trí theo đường link sau:

http://dantri.com.vn/xa-hoi/liet-si-tro-ve-sau-40-nam-hay-nho-dong-doi-toi-la-mot-anh-hung-745755.htm

Rất mong 1 kết thúc có hậu cho người cựu chiến binh đã trãi qua quá nhiều gian khổ và thiệt thòi.
 

và sau đó 2 ngày thì bị báo Dân Trí ăn cóp:


Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Tgl10

Có nên khiếu kiện để đòi bản quyền không nhỉ?

_________________
...lên non cuốc sỏi trồng hoa
mùa hoàng cúc nở ướp trà uống đông...
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Theo tin từ Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh Đồng Nai, công tác khai quật hài cốt liệt sĩ tại xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch vẫn đang được tiến hành khẩn trương theo chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Images89
Lãnh đạo tỉnh trực tiếp chỉ đạo khai quật tại hiện trường

Đến chiều 26-6, lực lượng tìm kiếm của Phòng Chính sách Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp với địa phương đã tìm thêm 10 xương răng (có thể là của 1 người), 1 chiếc nhẫn vàng và quần áo bộ đội.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Images90

Sau 7 ngày khai quật (từ ngày 20-6), lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy nhiều xương răng, dép râu, bình đựng nước, dù, bút viết. Lực lượng tìm kiếm còn lấy lên trên 20 bịch đất, có thể là hài cốt lâu năm đã mục nát thành đất.

Cách đây gần 46 năm, vào lúc 21 giờ ngày 20-12-1967, các chiến sĩ Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 4, Sư đoàn 5 phối hợp với Đại đội 240 Biên Hòa tổ chức trận tập kích Tiểu đoàn Mãng xà vương Thái Lan đóng quân tại căn cứ Vườn Điều, xã Phước Thọ, tiêu diệt cơ bản lực lượng chư hầu Thái Lan. Về phía ta, có hơn 80 chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 2 và Đại đội 240 Biên Hòa hy sinh, cho đến nay nhiều liệt sĩ vẫn chưa được tìm thấy hài cốt.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Từ 6-11-2012 đến ngày 17-1-2013 của đợt 1 và từ ngày 1-3 đến 19-6-2013 của đợt 2, Đội K72 Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Phước đã khảo sát hơn 30 lượt huyện, hơn 50 lượt xã và hơn 150 lượt phum. Đội cũng đào tìm ở 37 khu vực, trong đó 12 khu vực có mộ; đào 3.725 hố tương đương với 7.450m3 đất, đá; phát quang mở đường, dọn bãi đào hơn 20.000m2 thuộc địa bàn 2 tỉnh Kratíe, Kompongcham (Campuchia). Kết quả đã cất bốc được 52 hài cốt liệt sĩ. Trong đó có 1 mộ có tên và địa chỉ chính xác, 1 mộ có tên do nhân chứng người Campuchia cung cấp.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Icvb
Cán bộ, chiến sĩ Đội K72 đào tìm ở khu vực tỉnh Kratíe

Mộ có tên và địa chỉ chính xác là liệt sĩ Nguyễn Văn Sang, sinh năm 1940, hy sinh ngày 22-6-1972, vào Đảng tháng 2-1961, chính thức tháng 2-1962, cấp bậc B bậc trưởng, chức vụ Trợ lý quân nhu thuộc Đoàn 340, Cục Hậu cần Miền. Quê quán của liệt sĩ Sang ở xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Hài cốt liệt sĩ Sang được bàn giao cho gia đình. Còn mộ liệt sĩ do nhân dân nước bạn cung cấp có tên là Sa, hy sinh năm 1970, cấp bậc thượng úy, chức vụ bác sĩ.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ của đội luôn bảo đảm an toàn người và phương tiện, chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội, pháp luật của Nhà nước; giữ gìn tốt mối đoàn kết nội bộ, đoàn kết với chính quyền, quân đội và nhân dân nước bạn. Đội cũng làm tốt công tác dân vận như: Khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho gần 400 lượt người dân ở những nơi đội đứng chân làm nhiệm vụ, với tổng trị giá hơn 12 triệu đồng. Đội đã hỗ trợ 15 triệu đồng cho Tiểu đoàn 204, Biên phòng tỉnh Kratíe làm nhà ăn.

Sau 12 năm thực hiện nhiệm vụ trên đất bạn Campuchia, Đội K72 đã quy tập được 2.067 mộ liệt sĩ, trong đó có 233 mộ có tên, địa chỉ trên địa bàn các tỉnh Kratíe, Kompongthom, Mundulkiri và Kompongcham.

Để có cơ sở cho Ban chuyên trách tỉnh và Bộ Tư lệnh Quân khu 7 định hướng chỉ đạo trong thời gian tới, Đội K72 đã phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan của tỉnh Kratíe thống kê, kết luận số mộ liệt sĩ còn lại trên địa bàn tỉnh. Theo đó tính đến hết giai đoạn XII (mùa khô 2012-2013), trên địa bàn tỉnh Kratíe còn khoảng 133 mộ liệt sĩ nằm ở 6 xã thuộc 5 huyện của tỉnh. Còn lại 40 xã và 1 huyện thuộc tỉnh không còn thông tin mộ liệt sĩ.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

“Liệt sĩ trở về” chính thức nhập viện điều trị
Đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế, sáng nay 3/7/2013, Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) cùng nhiều cán bộ y bác sĩ đã đón tiếp ông Phan Hữu Được bằng tất cả sự tận tâm, nhiệt tình và trách nhiệm.

Ông Quyết nêu rõ, bệnh viện sẽ cố gắng hết mình trong việc cứu chữa cho ông Được. Theo đó sẽ huy động các thiết bị máy móc hiện đại nhất, bố trí đội ngũ y bác sĩ giỏi nhất để trực tiếp tham gia vào quá trình điều trị cho bệnh nhân.

Hiện ông Được đang được các bác sĩ tiến hành chụp chiếu và làm các xét nghiệm cần thiết để chuẩn bị phẫu thuật. Tiến sĩ Đỗ Mạnh Hùng, trưởng khoa Gan - Bệnh viện Việt Đức cho biết, khoa rất vinh dự được tiếp nhận ông Phan Hữu Được vào điều trị. Để đảm bảo ông Được có lộ trình chữa trị sớm nhất, tốt nhất, ông Hùng đã kiểm tra tình hình sức khỏe ban đầu và trực tiếp làm bệnh án cho bệnh nhân; bỏ qua mọi thủ tục của một bệnh nhân thông thường, giúp ông Được có cảm giác thoải mái như ở nhà.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Ls1-1510
Ông Hùng - Trưởng khoa Gan - trực tiếp khám bệnh cho ông Được

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Ls-15610
Ông Được thoải mái trong phòng bệnh
Theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, toàn bộ quá trình điều trị của ông Được tại Bệnh viện Việt Đức đều được miễn phí.

Nguồn: Dân trí
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Những năm chiến đấu ở chiến trường Campuchia tham gia truy quét tàn quân Pôn Pốt, những đồng đội, đồng chí của anh lần lượt ngã xuống ở nước bạn. Với tình thương những người đồng đội đã từng vào sinh ra tử ở chiến trường, anh đã tìm kiếm và quy tập được hàng trăm hài cốt liệt sĩ. Anh là Phan Ngọc Sáu (53 tuổi), trú tại thôn Cẩm Nam, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 25751110
Anh Phan Ngọc Sáu tìm hài cốt liệt sĩ ở vùng rừng núi Campuchia (Ảnh chụp lại)

Năm 1988, đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, chàng thanh niên Phan Ngọc Sáu đã nhập ngũ vào đơn vị D2 C2- Mặt trận 579, chiến đấu ở nước bạn Campuchia. Chiến tranh ác liệt, nhiều đồng đội của anh đã ngã xuống nơi đất khách quê người. Năm 1991, anh xuất ngũ và được trở về sum họp với gia đình. Nhưng anh vẫn không khỏi trăn trở về những đồng đội đã hy sinh ở nơi rừng sâu núi thẳm bên nước bạn. “Cùng sống, cùng chiến đấu, chúng tôi coi nhau như anh em ruột thịt. Họ đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, tôi với cương vị là một người lính, một người đồng đội phải có trách nhiệm đưa hài cốt của họ về Tổ quốc, để vong linh họ được yên nghỉ”- Anh Sáu, nghẹn ngào nói.

Từ những thông tin lưu trữ và được người thân liệt sĩ cung cấp anh đã cùng với những người đồng đội còn sống cùng lập ra nhóm tìm kiếm hài cốt liệt sĩ (gồm 10 người), tổ chức tìm kiếm hài cốt đồng đội. Nhóm cựu chiến binh tìm hài cốt của anh đã có những chuyến đi dài ngày trên đất bạn Campuchia và tìm được hàng trăm hài cốt liệt sĩ. Sau đó, tất cả các hài cốt được đưa về Việt Nam, giao tận tay những thân nhân liệt sĩ.

Nhiều thân nhân liệt sĩ cảm kích trước việc làm của anh nên tặng quà, đưa phong bì để cảm ơn nhưng anh nhất quyết từ chối. “Nhận tiền của người ta có khác nào tôi sống sung sướng trên xương máu của đồng đội đã ngã xuống. Mỗi lần tìm kiếm được phần mộ liệt sĩ, đưa hài cốt của họ trở về với gia đình, với vợ con, để vong linh họ không còn lạnh lẽo chính là lúc tôi cảm thấy mình đã làm được việc ý nghĩa nhất.” Anh Sáu nói.

Không nhận quà, tiền, vậy mà mỗi lần đi tìm hài cốt liệt sĩ ở những nơi xa xôi, đường núi gập ghềnh khúc khuỷu, mọi chi phí anh đều tự bỏ tiền túi ra lo liệu. Có lần tìm thấy hài cốt liệt sĩ ở Tiên Phước (Quảng Nam), anh còn mua vé tàu lửa cho gia đình thân nhân liệt sĩ từ Hà Nam vào vì gia đình họ quá nghèo.

Tập tài liệu của anh Phan Ngọc Sáu có đến hơn 1.000 hồ sơ phần mộ liệt sĩ gồm giấy báo tử, đơn xin tìm kiếm phần mộ liệt sĩ mà thân nhân họ cung cấp. “Tôi chỉ mong ông trời cho có được sức khỏe để có thể đi nhiều hơn, tìm được nhiều hơn phần mộ các đồng đội, đồng chí của mình. Đó cũng là cách tôi tri ân đồng đội đã ngã xuống cho tôi cuộc sống hòa bình, ấm no như ngày hôm nay.” Anh Sáu trải lòng.  

Nguồn: QĐND
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mong “liệt sĩ trở về” sớm khỏi bệnh
Sáng 10/7, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã ủy quyền cho lãnh đạo Cục Chính sách tới Bệnh viện Việt Đức hỏi thăm sức khỏe, tặng quà “liệt sĩ trở về”. Bộ Quốc phòng cũng đặt quyết tâm trong tháng 7 có chế độ thương binh với bác Phan Hữu Được.

Lãnh đạo Cục Chính sách, Bộ Quốc phòng đã tới Bệnh viện Việt Đức thăm “liệt sĩ trở về” Phan Hữu Được vào sáng sớm hôm nay, 10/7. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã ủy Quyền cho Cục Chính sách tặng quà “liệt sĩ trở về” với số tiền trị giá 10 triệu đồng. Đại tá Trần Quốc Dũng - Phó Cục trưởng Cục Chính sách (Bộ Quốc phòng) cho biết, cùng với việc chính quyền địa phương, đồng chí đồng đội đã hỏi thăm “liệt sĩ trở về”, phía Quân đội - Bộ Tư lệnh Quân khu 3 cũng đã kịp thời hỏi thăm, động viên bác Phan Hữu Được.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Anh1-f10
Lãnh đạo Cục Chính sách (Bộ Quốc phòng) thăm hỏi, động viên "liệt sĩ trở về"
Đại tá Trần Quốc Dũng cũng chuyển lời của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đến “liệt sĩ trở về”: “Mong bác Được chóng khỏi bệnh, mạnh khỏe, trở về với gia đình sống đầm ấm, vui tươi như người lính sau bao nhiêu năm xa cách nay trở về với đồng đội, đồng chí và gia đình. Cảm ơn các cơ quan, đoàn thể, chính quyền, nhân dân địa phương và gia đình đã quan tâm, giúp đỡ, chăm sóc bác Được”.

Trước đó, Bộ Tư lệnh Quân khu 3 đã kịp thời giải quyết chính sách đúng với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với “liệt sĩ trở về”. Cụ thể, giải quyết thực hiện chế độ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm tham gia quân đội đã phục viên về địa phương với số tiền gần 7 triệu đồng; đã quyết định hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa với mức tiền 60 triệu đồng; thăm tặng quà trực tiếp với bác Được; phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện các thủ tục pháp lý, đảm bảo quyền công dân của bác như làm chứng minh thư, sộ hộ khẩu.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Untitl10
Đại tá Trần Quốc Dũng - Cục phó Cục Chính sách (Bộ Quốc phòng) chuyển lời hỏi thăm sức khỏe từ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh tới "liệt sĩ trở về"
Về phía Bộ Quốc phòng, Cục Chính sách (Tổng cục Chính trị) cũng đã báo cáo thống nhất với Cục Người có công (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) thực hiện chế độ thương binh với “liệt sĩ trở về”. “Chúng tôi thực hiện với quyết tâm là làm sớm, làm kịp thời, phấn đấu trong tháng 7 này có chế độ thương binh với bác”, Đại tá Trần Quốc Dũng nói.

Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên - Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân cũng đã tặng “liệt sĩ trở về” với số tiền là 5 triệu đồng.

Nguồn: Dân trí
      
1984
1984 Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 201

Danh vọng : 357

Uy tín : 48

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Flag_r10
Cựu học viên đã viết:


Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Icvb
Cán bộ, chiến sĩ Đội K72 đào tìm ở khu vực tỉnh Kratíe

...Sau 12 năm thực hiện nhiệm vụ trên đất bạn Campuchia, Đội K72 đã quy tập được 2.067 mộ liệt sĩ, trong đó có 233 mộ có tên, địa chỉ trên địa bàn các tỉnh Kratíe, Kompongthom, Mundulkiri và Kompongcham...

Chiều nay

Lại những hành trình hối hả
mây đã đen ở chân trời
suối đã ngầu ngầu bọt nước
mà đồng đội vẫn đang chờ phía trước
chúng tôi lên đường nhu nhú tuổi hai mươi


Những cánh rừng lặn xuống phía mặt trời
rải rác anh linh đồng đội
nếu tính tuổi các anh phải là ông là bố
nhưng thời gian đã ngừng, mãi mãi chỉ anh thôi


Chúng tôi đi tìm đón các anh về đất mẹ
nghe thiêng liêng tiếng cuốc bổ trong chiều
một lọ Pê ni xi lin, một tấm hình bạn gái
một khoảng trời nhoi nhói cõi mộng mơ


Mà rừng cứ xanh như chưa thế bao giờ
mà chiều cứ sánh vàng như cổ tích
cơn gió thổi mang mang cô tịch
nén hương này ta thắp lửa tìm nhau

Mẹ đã chờ dằng dặc những đêm sâu
cha đã thức mỏi mòn trăng chếch tháng
lá trầu xanh, quả cau vời vợi nắng
sao cứ im lìm mãi mãi Trường Sơn


Chúng tôi đi, đồng đội mình phía ấy
mưa không mùa thon thót gọi bạn ơi...


Văn Công Hùng
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Theo nguồn tin của nhân dân, ngày 12-7, Đoàn KT-QP 337, Quân khu 4 đã khai quật quy tập được 1 hài cốt liệt sĩ, ở tọa độ 61.200-94.100 (mảnh bản đồ Hướng Hóa, Quảng Trị), cách làng Cát (xã Hương Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) khoảng 5km, cách điểm cao 484 Cây Tre huyện Gio Linh Quảng Trị khoảng 3km.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 71591210
Hài cốt tìm thấy được bọc trong bao ni lông bộ đội
Mộ được chôn ở phía Nam sườn đồi (bình độ 410m). Hài cốt bọc trong bao ni lông bộ đội có 2 xương ống đùi, 2 xương cẳng chân, mỗi xương dài 15-17cm và 23 cái răng; di vật có 10 cúc áo bộ đội, 1 thắt lưng, 1 cái ví da, đáng chú ý có 1 cái võng dù được xếp nhỏ làm gối kê ở dưới đầu liệt sĩ. Qua thông tin của ông Bái và ông Thái ở Hà Nội là Cựu chiến binh của Trung đoàn 246 trước đây đã hướng dẫn tìm kiếm ở khu vực này cho biết đây là mộ liệt sĩ thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 246, hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.

Vậy đơn vị xin thông tin, để đồng đội nào trước đây chôn cất liệt sĩ trên còn nhớ, phối hợp giúp đơn vị xác định danh tính cho liệt sĩ.

Thông tin liên hệ đồng chí Nguyễn Huy Hoàng, Đoàn KT-QP 337 (điện thoại 098 253 9323).

Nguồn: QĐND
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

“Liệt sĩ trở về” Phan Hữu Được hạnh phúc ngày xuất viện
Sau 22 ngày được các y bác sĩ Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) tích cực điều trị, sáng ngày 25/7/2013, ông Phan Hữu Được đã chính thức được xuất viện, trở về Hải Phòng.

Ông ra viện trong tình trạng sức khỏe tương đối ổn định. Chia tay ông, các y bác sĩ, các bệnh nhân trong viện chúc ông chóng khỏe và có những năm tháng còn lại của tuổi già đầm ấm bên người thân.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Ravien10
Ông Được rạng rỡ, khỏe mạnh ngày ra viện
Tiến sĩ Đỗ Mạnh Hùng, trưởng khoa Gan - Bệnh viện Việt Đức cho biết: “Tình trạng sức khỏe của bác Được trước khi xuất viện xét về thể trạng toàn diện là rất ổn định. Tình trạng bệnh lý sau phẫu thuật đang có nhiều biến chuyển tốt. Tuy nhiên vì sức đề kháng tương đối yếu, bệnh lý nặng nên bác cần có một chế độ dưỡng sức sau mổ hợp lý”.

Cũng trong sáng nay, đích thân nhà báo Phạm Huy Hoàn, Tổng biên tập báo Dân trí, đã đến bệnh viện tặng hoa chúc mừng ông Được đã lành bệnh, được trở về với gia đình. Trước đó nhà báo Phạm Huy Hoàn cũng đã chỉ đạo phóng viên có mặt sớm tại bệnh viện để giúp ông Được thu dọn đồ đạc và hỗ trợ làm các thủ tục xuất viện.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Ravien11
Đại diện bác sĩ BV Việt Đức (phải), TBT báo Dân trí Phạm Huy Hoàn (thứ hai từ phải sang) tặng hoa chúc mừng ông Được

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Ravien12
PV Dân trí giúp ông Được làm thủ tục ra viện
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Quyết - Giám đốc Bệnh viện Việt Đức - do bận phụ trách ca mổ quan trọng nên đã cử Tiến sĩ Đỗ Mạnh Hùng và Tiến sĩ Cao Thị Anh Đào, đại diện lãnh đạo bệnh viện, tiễn ông Được ra viện. Ông Phan Hữu Được xúc động nói lời cảm ơn đến các bác sĩ bệnh viện đã tận tậm ngày đêm cứu chữa cho mình. Ông cũng nắm chặt tay nhà báo Phạm Huy Hoàn gửi lời biết ơn đến báo Dân trí và bạn đọc xa gần đã quan tâm, chia sẻ, giúp ông có thêm động lực vượt qua cơn bạo bệnh. Đặc biệt ông Được muốn Tổng biên tập báo Dân trí gửi lời cảm tạ sâu sắc của mình đến PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết đã vất vả hết lòng giúp đỡ, chữa trị cho ông từ ngày đầu vào viện cho đến lúc hồi phúc về nhà.

Sau khi xuất viện, trên đường từ Hà Nội trở về Hải Phòng, ông Phan Hữu Được sẽ vào Viện 7 thuộc Bộ Tư lệnh quân khu 3, thành phố Hải Dương, để tiến hành giám định sức khỏe, sớm hoàn tất việc cấp thẻ thương binh.
* Trước đó, ngày 22/7/2013, hai vợ chồng ông Ngô Văn Đào đã đến thăm tòa soạn Dân trí trước khi hành trình trở về quê nhà ở Tây Ninh. Ông Ngô Văn Đào chia sẻ, được sự giúp đỡ từ những tấm lòng hảo tâm là bạn đọc Dân trí trong và ngoài nước, hai vợ chồng ông đã được ra thủ đô để thăm lại "người bạn" Phau Hữu Được khi ông chuẩn bị lên giường mổ để phẫu thuật cắt túi mật, điều trị khối u ở gan.

"Vợ chồng tôi thật sự xúc động khi ông Được đã tìm lại được những gì mà ông đáng được hưởng bằng những hi sinh to lớn trong suốt hơn 40 năm qua. Chúng tôi cũng đã mãn nguyện khi ông đã tạm thời vượt qua được bệnh tật để sống hạnh phúc với quãng đời còn lại. Cũng cho tôi được gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn đọc Dân trí đã giúp đỡ chúng tôi lẫn người bạn Phan Hữu Được trong suốt hơn 1 tháng nay, bởi chúng tôi biết rằng, cuộc sống vẫn còn tươi đẹp lắm khi xung quanh chúng tôi luôn có những người tốt sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ", ông Đào tâm sự.

Cũng nhân dịp này, thay mặt bạn đọc Dân trí, nhà báo Phạm Huy Hoàn, Tổng Biên tập Báo điện tử Dân trí đã trao 28.056.000 đồng do bạn đọc ủng hộ đến vợ chồng ông Ngô Văn Đào qua Quỹ Nhân ái để hai vợ chồng ông có thêm điều kiện vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Img_7910
Nhà báo Phạm Huy Hoàn, Tổng Biên tập Báo điện tử Dân trí trao số tiền 28.056.000 đồng do bạn đọc ủng hộ qua Quỹ Nhân ái đến vợ chồng ông Ngô Văn Đào
Nguồn: Dân trí
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Thành lập Ban Chỉ đạo cấp Nhà nước về xác định hài cốt liệt sĩ
Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp Nhà nước về xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin để giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 14/1/2013 (Ban Chỉ đạo 150), do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng ban.

3 Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo gồm: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Phó Trưởng ban thường trực); Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng.

8 Ủy viên Ban Chỉ đạo gồm: Thứ trưởng Bộ Tài chính; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; đại diện lãnh đạo Bộ Công an; Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Phó Chủ tịch Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Cục trưởng Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Ban Chỉ đạo 150 có nhiệm vụ chỉ đạo, phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong việc điều tra, thu thập, cung cấp thông tin về liệt sĩ, hài cốt liệt sĩ, mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ.

Bên cạnh đó, quản lý và khai thác các thông tin phục vụ cho việc xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin bằng các phương pháp thực chứng hoặc phương pháp giám định gen.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo 150.
Nguồn: Chính phủ
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Người tìm thân nhân của mộ liệt sĩ
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Quan10
Ngày nghỉ ở nhà nhưng chẳng bao giờ ông Quân bỏ bê nhiệm vụ
Thời gian qua đã có rất nhiều người tình nguyện bỏ công sức, thời gian đi tìm mộ liệt sĩ cho gia đình các đồng đội hay người thân. Nhưng làng Mộc Bắc (Duy Tiên, Hà Nam) lại có một thương binh làm công việc ngược lại, là đi tìm thân nhân cho những nấm mộ liệt sĩ.

Dù có số điện thoại, nhưng chúng tôi phải liên tục hẹn mới được gặp ông Quân. Nhà ông cũng ba gian ngói đỏ, vườn chuối cây mít bình dị như bao người dân quê khác. Những thứ đáng giá trong nhà hầu như chẳng có gì, nhưng bằng khen, giấy khen và kỷ niệm chương... thì treo kín bốn bức tường.

Nhiệm vụ... không lương

Ông đang ngồi bên đống sổ sách, danh bạ điện thoại, ảnh, bản đồ, kính lúp... luôn mắt luôn tay tra cứu, nghe gọi điện thoại như mọi ngày ở nhà. Thấy chúng tôi, ông nói: “Hôm nay các cháu đến là may đó, chú mới vừa đi Hà Nội về nên nghỉ ở nhà, chứ mai chú lại lên đường”. Quả thật như lời ông nói, hai lần trước chúng tôi đến đều chỉ gặp được bà Kỳ - vợ ông. Biết mấy người trẻ đến gặp mình với mục đích gì rồi, nên ông chỉ ngay vào đống sổ sách và cho biết: “Việc này rất mất thời gian vì vô cùng phức tạp, người có tính nóng vội không làm được đâu các cháu à”.

"Trước có vài người cũng cảm thấy khó hiểu và cho là ông Quân không bình thường mới đạp xe lang thang, bỏ tiền túi tìm thân nhân liệt sĩ như vậy. Nhưng dần dần mọi người đã hiểu và cảm phục ông ấy. Thôn, xã biết chuyện ông ấy làm nhưng không có hỗ trợ gì ngoài những lời động viên. Ông ấy làm vậy đúng là khổ thật "

Ông Phạm Xuân Thức
(trưởng thôn Yên Từ)

Ông Quân sinh năm 1955 tại làng Mộc Bắc nằm ngay bên bờ sông Hồng. Vào năm 1970, còn đang đi học, khi có lệnh tổng động viên nhập ngũ, ông đã xung phong vào chiến trường, lúc đó mới 15 tuổi. Ông là quân của trung đoàn 88 Tu Vũ anh hùng trực thuộc sư đoàn 308, được mệnh danh như “Quả đấm thép” của Bộ Quốc phòng.

Ông rất tự hào về đơn vị mà mình đã đóng quân, chiến đấu trong những năm tháng tuổi trẻ. Năm 1986, ông rời quân ngũ về quê cày cuốc mưu sinh như bao nông dân khác. Chính vì niềm tự hào và tình cảm sâu sắc với đồng đội đã hi sinh nên năm 2007, khi được người chỉ huy cũ ở trung đoàn 88 giao nhiệm vụ tìm thân nhân cho mộ liệt sĩ, ông đã nhận lời ngay.

“Khi đó chú hoàn toàn có quyền từ chối nếu không muốn làm. Nhưng khi được người chỉ huy giao việc đặc biệt này, chú nhận lời ngay mà chẳng mảy may suy nghĩ. Chú coi đó là nhiệm vụ thời bình của mình”.

Một công việc chỉ xuất phát từ tấm lòng, không hề có bất cứ đồng lương, thưởng hay một thứ vật chất gì để động viên. Nhưng ông Quân nhắc đi nhắc lại với chúng tôi: “Khi chú đã nhận là phải làm hết sức, vừa tròn trách nhiệm mà cấp trên ủy thác, vừa không phụ lòng những liệt sĩ đã nằm lại chiến trường”.

Nhận nhiệm vụ rồi, ông lập tức thực hiện. Cho đến nay quỹ thời gian, tâm sức của ông gần như đã hiến dâng hết cho những nấm mộ liệt sĩ vẫn còn vô chủ, chưa có thân nhân đến nhận.

Trong tỉnh: xe đạp, ngoài tỉnh: ôtô

Chỉ tay về phía góc nhà, ông bảo chiếc xe đạp cào cào hôm nay cũng được nghỉ ngơi bởi chủ nhân của nó ở nhà. Chiếc xe cũ kỹ đã theo ông suốt sáu năm qua khi đi khắp các thôn, xã, huyện của tỉnh Hà Nam. Rất may tỉnh Hà Nam khá nhỏ bé nên nếu tính từ nhà ông ở Mộc Bắc đạp xe đến huyện xa nhất cũng chỉ 40-50km. Với một lão nông 58 tuổi có sức khỏe, được rèn luyện qua quân đội thì chuyện đó vẫn chiến đấu được. Ông nói: “Chú không biết đi xe máy. Giờ tuổi cũng sắp lục tuần rồi chẳng muốn tập xe nữa nên đành phải cọc cạch với chiếc xe đạp này thôi”.

Nhưng nhiệm vụ của ông Quân đâu chỉ có đi trong tỉnh Hà Nam. Ông phải đi tìm thân nhân cho liệt sĩ thời chống Pháp, chống Mỹ ở sáu tỉnh miền Bắc, rồi các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và miền Nam. Thậm chí có một số liệt sĩ hi sinh ở Campuchia và Lào ông cũng phải lên kế hoạch tìm kiếm người nhà của họ.

Hơn 3.000 nấm mộ liệt sĩ ở các tỉnh thành đã tìm được thân nhân sau những chuyến đi và các cuộc điện thoại của ông Quân. Đó là số mộ nằm lại các nghĩa trang dọc đất nước mà đã có người đến nhận sau những cuộc liên lạc của ông Quân.

Đặc biệt có hơn chục gia đình ở Hà Nam đã mang được hài cốt liệt sĩ về địa phương sau khi được ông Quân đưa ra thông tin giúp đỡ. Nếu tính cả các tỉnh miền Bắc thì ông đã giúp cả trăm gia đình mang được hài cốt liệt sĩ của chồng, cha, ông mình về với gia đình, quê hương...

Cho đến nay ông đã đi khắp hơn 200 nghĩa trang liệt sĩ trên cả nước. Ở tất cả những nơi đặt chân đến, ông đều ghi chép lại rất cẩn thận tên, tuổi, quê quán, thông tin liên quan đến liệt sĩ vào sổ để tìm cách liên lạc. Sau khi đã có thông tin của các phần mộ, ông bắt đầu đối chiếu với tài liệu do ban liên lạc của trung đoàn 88 cung cấp. Sau khi thống nhất mọi thông tin, ông bắt đầu tìm cách liên lạc với người thân của các liệt sĩ.

“Rất mệt mỏi, nhiều lúc như mình đang mò kim đáy bể bởi địa giới hành chính, tên gọi của các thôn, phường, xã, quận, huyện ở nhiều tỉnh thay đổi liên lục... nên tìm được người thân cho một ngôi mộ liệt sĩ là vô cùng vất vả, dù rằng đang sống trong thời đại công nghệ thông tin” - ông phân trần.

Như để minh chứng, ông đưa tôi xem danh bạ gồm hàng nghìn số điện thoại mà ông lưu trong sổ, ở những vỏ bao thuốc lá. Dù các hãng điện thoại thường xuyên khuyến mãi, nhưng trung bình ông Quân “đốt” 1-1,2 triệu đồng/tháng tiền điện thoại để liên lạc tìm thân nhân cho các liệt sĩ. Và đó tất nhiên là tiền túi. Ông phải gọi về các xã. Từ xã ông nhờ chính quyền địa phương tìm cho ra người ở thôn này, thôn kia có liệt sĩ mà chưa biết thông tin. Sau khi tìm thấy các gia đình bằng phương pháp trên rồi, ông lại phải thực hiện nhiều cuộc liên lạc khác với họ để trao đổi và xác minh lại thông tin cho chính xác.

“Đã có rất nhiều cuộc tìm kiếm bằng điện thoại theo phương pháp ấy thất bại bởi địa giới hành chính đã thay đổi, hoặc không thể liên lạc được vì đã thay số điện thoại. Với những trường hợp như thế chú phải mang theo bản đồ, đi đến tận nơi nếu ở Hà Nam. Còn với các tỉnh khác chú bắt ôtô” - ông tâm sự.

Với mức lương thương binh hơn triệu bạc một tháng may mắn lắm thì đủ cho ông trả tiền cước phí điện thoại. Còn những khoản khác như tàu xe, ăn uống ông lại phải nhờ vợ hoặc con cái. Ông nhìn sang bà xã và tâm sự: “Bà nhà chú lúc đầu cũng không thích chú làm việc này, vì nói thật với các cháu, việc gì mà phạm vào kinh tế gia đình thì ai chả xót”. Còn bản thân bà xã Nguyễn Thị Kỳ của ông thì nói: “Ông nhà tôi ngang lắm, đã làm việc gì thì cấm ai cản được. Ngày xưa hàng xóm họ còn bảo ông ấy gàn dở mới đi làm việc này. Nhưng giờ hiểu ra thì tôi và các cháu cũng như hàng xóm đều cảm thấy đó là việc nghĩa nên làm”.

Trăn trở và hạnh phúc

Ông biết giờ mình vẫn còn khỏe còn đi được, làm được, nhưng rồi sẽ già yếu và phải từ bỏ công việc. Ông như đang tận dụng từng giây để làm một việc nghĩa thiêng liêng. Bà Kỳ bảo rằng thậm chí có nhiều hôm ông không ăn cả cơm và ngủ rất ít. Ngồi tâm sự với chúng tôi một lúc mà ông nhắc đi nhắc lại rằng trong tay mình hiện vẫn còn hàng nghìn thông tin về các mộ liệt sĩ ở miền Trung, miền Nam mà không biết phải làm thế nào để liên lạc với gia đình, người thân của họ.

Suốt sáu năm qua ông ăn không ngon, ngủ chưa yên bởi nhiệm vụ vẫn chưa hoàn thành. Ông bảo việc này rất thiêng liêng, đó là niềm tự hào và cũng là hạnh phúc của ông. Mỗi khi có người tìm được mộ liệt sĩ của người thân, họ bật khóc trong sung sướng, còn ông cũng bật khóc bởi ông cho đó là hạnh phúc. Hạnh phúc với ông xuất hiện mỗi khi có ngôi mộ liệt sĩ nào đó tìm được thân nhân của mình.
Nguồn: Tuổi trẻ
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Di vật liệt sỹ và hành trình trở về với thân nhân
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 7_chan10
Chân dung người chiến sỹ
Sau hơn 40 năm tham chiến, các cựu chiến binh Australia và New Zealand trở lại Việt Nam. Mục đích của họ là trả lại những tài liệu, di vật đã thu thập trong chiến tranh cho các thân nhân liệt sỹ.

Việc trở về của những di vật sau nhiều năm bôn ba bên kia bán cầu và nỗ lực tìm thân nhân liệt sỹ không nằm ngoài mục đích xoa dịu nỗi đau chiến tranh. Cuộc hạnh ngộ giữa những người từng ở bên kia chiến tuyến với thân nhân liệt sỹ diễn ra vào dịp kỷ niệm 66 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ, 40 năm quan hệ Việt Nam - Australia.

“Những linh hồn phiêu bạt”

“Những linh hồn phiêu bạt” là dự án do các cựu chiến binh Australia và New Zealand thực hiện. Dự án này thuộc nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu xung đột vũ trang và Xã hội của Australia, Đại học New South Wales. Mục đích của dự án là chuyển cho Việt Nam những thông tin mà Australia đang lưu giữ liên quan đến việc xác định danh tính và những địa điểm chôn cất các chiến sỹ Việt Nam trong những cuộc đụng độ với quân đội Australia và New Zealand. Ngoài ra, dự án cũng nhằm trả lại thân nhân liệt sỹ các di vật cá nhân.

Chúng tôi được biết, dự án này cung cấp những thông tin của từng trận đánh có sự tham gia của quân đội Australia hoặc New Zealand; vị trí chôn cất hơn 3.790 liệt sỹ. Điều đặc biệt là trong đó có thông tin về vị trí chôn cất chính xác 500 liệt sỹ (độ chính xác từ 100 đến 150m).

Trong các ngày 28/7 - 5/8, các cựu chiến binh Australia và New Zealand mang theo bộ sưu tập gồm các tài liệu, hiện vật như: các lá thư thu thập ở chiến trường Bình Định, Phước Tuy (nay là Bà Rịa - Vũng Tàu), Biên Hòa, Long Khánh; 40 bức phác họa bút chì thu thập tại chiến trường Long Tân ngày 18 và 19/8/1966; tấm ảnh bà mẹ Phan Thị Diễn, 59 tuổi ở Quảng Ngãi; chiếc nhẫn của liệt sỹ Nguyễn Văn Sang, thuộc K9, D440/C3, Tiểu đoàn 445; bức ảnh một chiến sỹ quân y hy sinh ngày 18/8/1968 tại tỉnh Phước Tuy, ở vùng núi Định và núi Tóc Tiên...

Được biết, lịch trình của đại diện dự án “Những linh hồn phiêu bạt” tại Việt Nam sẽ là: Ngày 28/7, gặp gỡ các thân nhân liệt sỹ tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Tại đây, sẽ có một cuộc triển lãm trưng bày các di vật; ngày 29/7, đại diện dự án làm việc với Hội Cựu chiến binh Việt Nam và tặng bản DVD các tài liệu, kỷ vật; ngày 30/7 tặng Bảo tàng Đồng Nai 40 bức họa bút chì trận Long Tân; ngày 5/8 tặng các bức thư cho cựu chiến binh và thân nhân liệt sỹ tại TP Quy Nhơn, Bình Định.

Như vậy, trong lần trở lại Việt Nam này, các cựu chiến binh Australia và New Zealand sẽ trao lại những tài liệu, di vật phía Việt Nam. Trong phần trao nhận này, có những tài liệu, di vật được trao trực tiếp cho thân nhân liệt sỹ. Số phận của những tài liệu, hiện vật của các chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam sau mấy chục năm bôn ba đã trở về đất mẹ, trở về vòng tay của người thân. Trong bài viết nhỏ này, chúng tôi xin giới thiệu sơ lược về những tài liệu, di vật của các liệt sỹ đang rất cần được xác định danh tính. Hy vọng qua đây, các cựu chiến binh, thân nhân liệt sỹ sẽ biết để phối hợp tìm danh tính liệt sỹ cũng như người thân của họ để cuộc hạnh ngộ thêm ấm áp.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 7_mot210
Một tài liệu trong dự án “Những linh hồn phiêu bạt” trao trả cho Việt Nam
Chiếc nhẫn của chiến sỹ Nguyễn Văn Sang

Ngày 9/12/1970, một trung đội thuộc Đại đội ba, Tiểu đoàn 7, Trung đoàn Hoàng gia Australia xảy ra đụng độ với bộ đội Việt Nam tại làng Xuyên Mộc, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Phước Tuy (nay là Bà Rịa - Vũng Tàu). Sau trận đánh, binh lính Australia tìm được một chiếc nhẫn vàng và một số tài liệu của người chiến sỹ hy sinh. Xác định tài liệu này của chiến sỹ Nguyễn Văn Sang, sinh tại Quảng Ngãi, thuộc Đại đội K9, Tiểu đoàn D440 nhưng phục vụ cho Đại đội C3 D445, chức vụ: Tiểu đội phó. Tài liệu gồm: Bằng khen, chứng nhận đảng viên, chứng nhận thăng chức và một chiếc nhẫn vàng.

40 bức ký họa Long Tân

Ngày 18/8/1966, xảy ra cuộc đụng độ giữa Trung đoàn 275 Quân Giải phóng, Tiểu đoàn D445 với sự yểm trợ của các đơn vị hậu cần với Đại đội D, Tiểu đoàn 6, Trung đoàn Hoàng gia Australia tại một đồn điền cao su Long Tân gần Núi Đất 2, thuộc tỉnh Phước Tuy (nay là Bà Rịa - Vũng Tàu). Ngày hôm sau, quân đội Australia trở lại đây và phát hiện một quyển sách trong túi của một chiến sỹ có kẹp 40 bức ký họa thể hiện cuộc sống của người chiến sỹ.

Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 7_buc210
Một trong 40 bức họa quân đội Australia thu được tại Long Tân
Bức ảnh chân dung chiến sỹ

Ngày 12/8/1968, hai chiến sỹ Quân Giải phóng Việt Nam rơi vào trận địa mai phục của các binh sỹ New Zealand thuộc Trung đội 3, Đại đội W, Tiểu đoàn 4RA/NZ ở vùng ven đường giữa núi Định và núi Tóc Tiên. Sau đó, binh sỹ New Zealand tìm thấy một đoạn phim âm bản. Sau khi tráng, thấy bức chân dung của chiến sỹ Quân Giải phóng Việt Nam (ảnh). Được biết, hiện vẫn chưa xác định được danh tính người chiến sỹ trong ảnh.

Và những bức thư

Mấy chục bức thư mà quân đội Australia và New Zealand đã thu thập được trong chiến tranh được dự án “Những linh hồn phiêu bạt” lưu vào CD. Rất nhiều lá thư trong số này xuất phát từ Bình Định. Đọc những lá thư này, người viết thấy rõ đây là những kỷ vật của người chiến sỹ trong chiến tranh. Đó là những câu chuyện tâm tình của những người bạn, người anh, người chị, người chiến sỹ với bạn bè, người thân của mình. Theo thông tin mà chúng tôi có được, hiện nay đã xác định được thân nhân cũng như chủ nhân của một số lá thư. Dự kiến, ngày 5/8 tại Bình Định sẽ có cuộc trao tặng thư giữa đại diện dự án “Những linh hồn phiêu bạt” và thân nhân liệt sỹ. Tuy nhiên, số lượng những lá thư vẫn còn nhiều.

Để biết thêm thông tin về chương trình, mời quý bạn đọc truy cập website: www.nhantimdongdoi.org
Nguồn: CAND
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

“Nhà ngoại cảm” tìm chín bộ hài cốt liệt sĩ giả?
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 12-cho10
Nhà ngoại cảm (áo xám, đeo kính) đang chỉ đạo việc cất bốc hài cốt liệt sĩ
Địa điểm cất bốc chín bộ hài cốt liệt sĩ do nhà ngoại cảm chỉ định có quá nhiều nghi vấn. Hiện cơ quan chức năng đang chờ kết quả giám định ADN để xác định đó có phải là hài cốt liệt sĩ hay không.

Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị vừa kết hợp với nhà ngoại cảm Nguyễn Thanh Thủy, quê Bắc Ninh tiến hành cất bốc chín bộ hài cốt liệt sĩ tại thôn Lâm Xuân, xã Gio Mai (Gio Linh, Quảng Trị). Địa điểm cất bốc do ông Thủy chỉ định.

Quá nhiều nghi vấn

Ông Trương Hữu Bình, Bí thư Đảng ủy xã Gio Mai, cho biết: “Ngày 25-7, chúng tôi được Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam mời đến tham dự buổi cất bốc hài cốt liệt sĩ tại cánh đồng cát, thuộc thôn Lâm Xuân. Tại đây, dân quân xã đã được huy động để phối hợp tìm kiếm. Tuy nhiên, trong quá trình cất bốc hài cốt, anh em phát hiện nhiều nghi vấn. Cụ thể, nơi được chỉ định theo hình chữ nhật với chiều ngang 0,6 m, dài 1,8 m thì đất tơi xốp, đào được bằng tay. Ngoài diện tích này ra thì đất cứng, phải dùng cuốc, xẻng. Đặc biệt, khi đào sâu 60 cm thì phát hiện một số lá cây tràm còn xanh, nhiều rễ cây bị chặt đứt từ trước. Lúc mọi người đào sâu 80 cm thì phát hiện ba bình bi đông Trung Quốc bị méo, còn mới, không có nắp, trên ba thân bình khắc tên ba liệt sĩ, dấu khắc còn sắc và mới, sáu người còn lại không có tên. Riêng phần xương được tìm thấy không có rễ cây bám vào theo quy luật tự nhiên. Lớp đất đen ở dưới hố này cũng không phải là lớp đất nguyên thủy mà là lớp đất sét được mang từ nơi khác đến. Hơn nữa, khu vực này vốn là cánh đồng lúa của người dân trồng từ những năm 1966 đến 1969, sau này dân bỏ hoang. Do tình trạng cát bay cát nhảy bồi lấp hình thành cồn cát, nếu đào sâu 80 cm vẫn chưa chạm đến phần đất ruộng, tức hài cốt của các liệt sĩ nằm ở độ sâu đó là không hợp lý. Quá trình khai quật chỉ tìm được vài cúc áo, nếu tìm đúng phải có 180 cái. Kinh nghiệm nhiều lần theo dõi chứng kiến, cất bốc mộ liệt sĩ tôi thấy đây là trường hợp có sự dàn xếp trước…”.

Ông Bình cũng xác nhận sau khi sự việc xảy ra nhiều người dân “tố” đã từng gặp ông Thủy vào đây để khảo sát địa điểm trước. Ông Nguyễn Tài Cương, công an viên thôn Lâm Xuân, cũng khẳng định từng thấy một chiếc ô tô thường xuyên dừng lại điểm này vào ban đêm cách đây bốn tháng. Riêng ông Nguyễn Văn Hợp (80 tuổi, ở thôn Lâm Xuân) cho biết ông sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, ngày trước đây là đoạn đường dẫn ra sông Cánh Hòm. Bộ đội ta thường vận chuyển vũ khí từ sông này lên chi khu Quản Ngang (Đông Hà) để đánh giặc nhưng ở đây chưa bao giờ có liệt sĩ hy sinh.

Chưa công nhận hài cốt liệt sĩ

Đại tá Trần Minh Thanh, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị, cho biết: “Căn cứ vào hiện trường chúng tôi cho rằng bãi đất được cho là có chín hài cốt liệt sĩ đã được chuẩn bị từ trước. Họ đã đưa xương và các di vật của bộ đội vào. Ngoài ra, trong ba hố khai quật chỉ xác định tên tuổi ba liệt sĩ (liệt sĩ Tạ Văn Tín, sinh năm 1946, hy sinh ngày 27-6-1969; liệt sĩ Nguyễn Như Hồ, hy sinh ngày 25-5-1968; liệt sĩ Hoàng Văn Thành, sinh năm 1942), trong đó liệt sĩ Tạ Văn Tín thuộc Sư đoàn 320. Tuy nhiên, theo hồ sơ lưu trữ tại cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị, liệt sĩ Tạ Văn Tín không thuộc Sư đoàn 320 mà thuộc Sư đoàn 304, hy sinh tại cao điểm 420 ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) năm 1969. Hơn nữa, người mất năm 1968 mà chôn cùng địa điểm với người mất năm 1969 là không hợp lý. Vì vậy, chúng tôi cho rằng không đủ cơ sở để khẳng định đó là những hài cốt liệt sĩ”.

Cũng theo ông Thanh, hiện Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã có văn bản đề nghị Sở LĐ-TB&XH giám định ADN để có kết luận cuối cùng. Ông Thanh cho biết: “Dù tại hiện trường đã xác định được việc cất bốc hài cốt trên là do dàn xếp nhưng nhiệm vụ của chúng tôi chỉ kiểm tra hài cốt, việc nhà ngoại cảm có lừa đảo thân nhân liệt sĩ hay không thuộc thẩm quyền của công an nên khi sự việc xảy ra chúng tôi đã có công văn báo cáo tỉnh, quân khu và cơ quan chức năng...”.

Sau khi có nghi vấn chín bộ hài cốt trên không phải là hài cốt liệt sĩ, Bộ Chỉ huy Quân sự, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Trị đã yêu cầu Công đoàn, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị không được phép đưa chín tiểu sành đựng các mẫu vật tìm thấy ở thôn Lâm Xuân vào Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 nếu chưa có kết luận cuối cùng. Tuy nhiên, ông Phan Văn Linh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Trị, cho biết các bộ hài cốt đã được đưa vào Nghĩa trang Đường 9 theo hình thức ký gửi. Tức những tiểu sành này vẫn được chôn cất theo từng ngôi mộ riêng trong nghĩa trang nhưng chưa ghi tên, tuổi và công bố trong danh sách các liệt sĩ đang yên nghỉ tại nghĩa trang này mà phải chờ kết quả giám định ADN từ Bộ LĐ-TB&XH. Nếu xác định đây là các hài cốt liệt sĩ giả sẽ đưa ra khỏi nghĩa trang.

Ông Trần Huy Long, Phó Trưởng Công an huyện Gio Linh (Quảng Trị), cho biết vụ cất bốc hài cốt liệt sĩ do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh giám sát nên ông không rõ. Riêng thông tin về “nhà ngoại cảm” có nhiều dấu hiệu nghi vấn, ông Long hứa vài ngày nữa có thông tin sẽ cung cấp.


Việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ tại Quảng Trị nằm trong chương trình tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do Công đoàn Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam phối hợp với nhà ngoại cảm Nguyễn Thanh Thủy thực hiện. Trước đó, cuối năm 2012 đầu năm 2013, chương trình này đã thực hiện tìm hài cốt liệt sĩ ở hai tỉnh Bình Phước và Đắk Lắk.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, mỗi bộ hài cốt được tìm thấy, nhà ngoại cảm được bồi dưỡng gần 180 triệu đồng.
Nguồn: PLTPHCM
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Phê duyệt Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Quy10
Đến năm 2015 tìm kiếm, quy tập được khoảng 10.000 hài cốt liệt sĩ - Ảnh minh họa
(Chinhphu.vn) - Theo Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu đến năm 2015 sẽ tìm kiếm, quy tập được khoảng 10.000 hài cốt liệt sĩ.

Đến năm 2020, tìm kiếm, quy tập được 60% hài cốt liệt sĩ còn lại có thông tin; từ năm 2021 trở đi, tiếp tục tìm kiếm, quy tập số hài cốt liệt sĩ còn lại.

Lập chuyên trang, chuyên mục cung cấp thông tin về liệt sĩ

Để thực hiện các mục tiêu của Đề án, cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

Cụ thể, xây dựng kế hoạch tuyên truyền; chỉ đạo các cơ quan truyền thông tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

Bên cạnh đó, lập các chuyên trang, chuyên mục của báo, đài, tổ chức diễn đàn, trao đổi, chia sẻ và cung cấp thông tin về liệt sĩ và công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; hoàn thiện các cơ sở hạ tầng, thiết chế tri ân liệt sĩ (nghĩa trang, đài tưởng niệm, đền thờ liệt sĩ;…).

Đồng thời, động viên và phát huy các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng, nhân dân và kiều bào ở nước ngoài tích cực tham gia cung cấp thông tin, phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ dưới sự định hướng và quản lý thống nhất của chính quyền địa phương và Ban Chỉ đạo các cấp; kịp thời động viên, khen thưởng các tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong và ngoài nước có thành tích tham gia công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

Cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ cho thân nhân liệt sĩ

Một giải pháp khác là chủ động thu thập, kết nối, xử lý thông tin; giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh. Trong đó, cần hoàn thành việc giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh; tổ chức rà soát, kiện toàn hồ sơ, lập danh sách liệt sĩ, sơ đồ mộ liệt sĩ.

Bên cạnh đó, xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp về liệt sĩ, mộ liệt sĩ; xây dựng cổng thông tin điện tử; xuất bản ấn phẩm trao đổi về công tác tìm kiếm, quy tập.

Lập tờ rơi về các thông tin cần thiết tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân cung cấp thông tin mộ liệt sĩ; lập Bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ cho thân nhân và gia đình liệt sĩ.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp Nhà nước về xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin (Ban Chỉ đạo 150), do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng ban.

Ban Chỉ đạo 150 có nhiệm vụ chỉ đạo, phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong việc điều tra, thu thập, cung cấp thông tin về liệt sĩ, hài cốt liệt sĩ, mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ. Bên cạnh đó, quản lý và khai thác các thông tin phục vụ cho việc xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin bằng các phương pháp thực chứng hoặc phương pháp giám định gen.
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

“Liệt sĩ trở về” nhập viện trong tình trạng sức khỏe bất ổn
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 Ongd-b10
Đồng đội luôn sát cánh bên ông Được những ngày qua
Sau khi được Bệnh viện Việt Đức cắt bỏ khối u gan, sức khỏe ông Phan Hữu Được bước đầu có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên vài ngày trở lại đây, sức khỏe ông xấu đi. Hiện ông đã chính thức nhập viện quân đội 108 để tiếp tục điều trị.

Gia đình ông Phan Hữu Được cho biết, sau khi xuất viện từ Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) về lại Hải Phòng, sức khỏe và tinh thần ông Được có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên khoảng 4 ngày trở lại đây, ông Được có biểu hiện ăn kém, đau tức vùng ngực và bụng có biểu hiện căng cứng, kèm theo khó thở.

Các đồng đội cũ đã giúp gia đình đưa ông ra phân viện 2 của viện 7 tại Hải Phòng để khám.

Sau hai ngày được các y bác sĩ tại đây thăm khám và theo dõi, ông Được đã được Viện 7 chuyển lên Bệnh viện quân đội 108, nhằm có phác đồ điều trị thích hợp với những bệnh lý hiện tại của bệnh nhân.

Thượng tá Dương Đình Thắng, Chủ nhiệm Khoa Hồi sức - phân viện 7 tại Hải Phòng cho biết, qua kiểm tra xác định ông Phan Hữu Được có biểu hiện tràn dịch màng phổi, ăn kém kèm triệu chứng thở khó. Những biểu hiện bệnh lý này nếu không được can thiệp sớm sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện ông Được đã hoàn tất thủ nhập viện 108 và đang nằm điều trị tại Khoa Nội nhân dân, Bệnh viện quân đội 108.

Nguồn: Dân trí
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Phát hiện năm hài cốt liệt sĩ tại cao điểm 73, Cam Lộ, Quảng Trị
Vui buồn chuyện bốc hài cốt liệt sĩ - Page 5 044b5710
Các lực lượng chức năng cất bốc hài cốt liệt sĩ
(NDĐT) - Ngày 22-8, UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị) cho biết, từ nguồn tin của người dân địa phương cung cấp, lực lượng chức năng tiến hành cất bốc năm bộ hài cốt liệt sĩ vừa mới phát hiện ở cao điểm 73 (căn cứ Đồi Tròn), thuộc xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ.

Các hài cốt được chôn cất cách nhau khoảng ba mét cùng nhiều di vật như: tăng võng, thắt lưng, giày, cúc áo, đồng hồ đeo tay, bật lửa, lọ thuốc, ví nhựa có dòng chữ “Nhà máy Thống Nhất, Hải Phòng”.

Đặc biệt trong đó có một cây bút có khắc chữ “Huy Thực”.

Sau khi cất bốc hoàn thành, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Lao động-Thương binh và xã hội tỉnh Quảng Trị, Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMT huyện Cam Lộ, Ban chỉ huy Quân sự cùng đông đảo nhân dân huyện Cam Lộ tổ chức lễ truy điệu, đưa năm hài cốt liệt sĩ vừa cất bốc được trên địa bàn vào an táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Cam Lộ.
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 5 trong tổng số 8 trang]

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  Next

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | Văn hóa | Childhood, Gia đình | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất