Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

QĐND - Chiều 3-11, tại hội trường, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh và Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi).

Theo Tờ trình do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh trình bày, Luật NVQS năm 1981 được sửa đổi, bổ sung 3 lần vào năm 1990, năm 1994, năm 2005 đã tạo cơ sở pháp lý cho công dân thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với Tổ quốc theo quy định của Hiến pháp; qua nhiều năm thực hiện đã góp phần xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. UBQPAN tán thành về sự cần thiết sửa đổi Luật nghĩa vụ quân sự (NVQS) như đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ và cho rằng việc này sẽ góp phần thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về bảo vệ Tổ quốc; cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ của công dân, đáp ứng yêu cầu đổi mới, khắc phục những vướng mắc, bất cập, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật và cải cách hành chính trong thực hiện chế độ NVQS phù hợp với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Cần giảm đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình 03112010
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh trình bày Tờ trình về dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi)

Việc sửa đổi Luật NVQS cũng sẽ từng bước giải quyết và góp phần bảo đảm công bằng xã hội trong thực hiện nghĩa vụ quân sự; phù hợp với đặc thù quân sự, điều kiện phát triển của đất nước, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; sửa đổi, bổ sung những nội dung vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện; bổ sung những nội dung mới để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của tổ chức, cá nhân trong thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự, bảo đảm tính khả thi và ổn định lâu dài.

Cụ thể, Luật NVQS (sửa đổi) lần này sẽ gồm 8 chương và 60 điều, giảm 3 chương và 11 điều so với Luật NVQS hiện hành; trong đó giảm chương VI. Đa số ý kiến UBQPAN nhất trí với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự thảo Luật quy định về NVQS, không quy định những vấn đề liên quan đến sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng vì chế độ phục vụ của các đối tượng này không phải là thực hiện theo chế độ nghĩa vụ và được điều chỉnh trong các văn bản quy phạm pháp luật khác. Đối với sĩ quan thực hiện theo Luật Sĩ quan; đối với quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, nhân viên quốc phòng tới đây sẽ tách ra và được quy định trong Pháp lệnh Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, nhân viên quốc phòng đã được đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2014 (theo Nghị quyết số 70/2014/QH13 ngày 30-5-2014 của Quốc hội). Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị dự thảo Luật cần nghiên cứu các quy định về lực lượng dự bị động viên theo Pháp lệnh hiện hành để quy định vào Luật NVQS, bảo đảm tính thống nhất và tránh chồng chéo.

Tại Điều 9 về quyền và nghĩa vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ, một số ý kiến đề nghị nghiên cứu, quy định cụ thể hơn quyền và nghĩa vụ của quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện để bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân quy định tại khoản 2, Điều 14, Hiến pháp năm 2013. UBQPAN nhất trí với quy định của dự án Luật và thấy rằng, khi công dân thực hiện NVQS tại ngũ và quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện phải thực hiện theo Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân Việt Nam là yêu cầu khách quan, nhằm bảo đảm quân đội có kỷ luật nghiêm minh, đó là nền tảng sức mạnh của quân đội. Trên thực tế, Điều lệnh, Điều lệ của quân đội không có quy định hạn chế quyền của công dân mà chỉ bảo đảm tổ chức thực hiện thống nhất các quyền này của quân nhân, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của Quân đội nhân dân.

Theo Điều 15, Điều 16, Điều 18 dự án Luật, việc đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự cần đơn giản hóa về thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự. Dự án Luật bổ sung quy định nơi đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự và được tiến hành tại cấp xã, cơ quan, tổ chức vào tháng 4 hằng năm.

Tại Điều 21 của Dự án Luật quy định về thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ. Tờ trình nhận định, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ theo quy định của Luật hiện hành còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, có sức chiến đấu cao, có lực lượng dự bị động viên hùng hậu. Theo Tờ trình, thứ nhất hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam được Đảng, Nhà nước quan tâm xây dựng Quân chủng Hải quân, Quân chủng Phòng không - Không quân và một số binh chủng tiến thẳng lên hiện đại với nhiều vũ khí, trang bị kỹ thuật công nghệ cao; các lực lượng khác đang từng bước được hiện đại hóa. Để giảm tổn thất về con người và vũ khí, trang bị trong chiến đấu, đòi hỏi bộ đội phải có đủ thời gian huấn luyện nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quân đội còn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng khác do Đảng và Nhà nước giao như: Cứu hộ, cứu nạn, phòng tránh thiên tai, khắc phục hậu quả chiến tranh, công tác dân vận..., đã chiếm một phần đáng kể thời gian huấn luyện của bộ đội. Nếu thực hiện thời hạn phục vụ tại ngũ 18 tháng như hiện nay chưa đủ thời gian cần thiết để nâng cao chất lượng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của Quân đội trong thời bình và sẵn sàng động viên trong thời chiến. Thứ hai, Luật hiện hành quy định hai thời hạn phục vụ tại ngũ khác nhau (18 tháng và 24 tháng) chưa thật sự công bằng, ảnh hưởng đến tư tưởng của hạ sĩ quan và binh sĩ, nhất là đối với đối tượng phục vụ tại ngũ 24 tháng. Hằng năm phải tổ chức tuyển quân, xuất ngũ hai đợt, gây tốn kém về vật chất và thời gian của các địa phương.

Vì vậy, để bảo đảm đủ thời gian huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; giảm mức độ tổn thất về con người và vũ khí, trang bị khi tác chiến xảy ra; nâng cao chất lượng lực lượng dự bị động viên, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở và giảm chi phí ngân sách, thời gian huấn luyện quân nhân dự bị, dự án Luật quy định thống nhất thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là 24 tháng.

Qua thảo luận, đa số thành viên UBQPAN đề nghị thực hiện phương án quy định thống nhất thời gian phục vụ tại ngũ là 24 tháng như Tờ trình của Chính phủ. Tuy nhiên, còn một số ý kiến chưa thống nhất, trong đó có ý kiến đề nghị giữ như quy định của Luật hiện hành hoặc quy định một thời hạn chung là 18 tháng đối với các quân nhân phục vụ tại ngũ để bảo đảm sự công bằng trong thực hiện NVQS hoặc đề nghị giảm đều thời hạn phục vụ tại ngũ xuống 12 tháng (đặc biệt là đối với công dân đã tốt nghiệp bậc đại học). Ý kiến khác đề nghị thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh là 12 tháng, còn đối với các quân, binh chủng khác và chuyên môn, kỹ thuật thì quy định cao hơn.

Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định độ tuổi gọi công dân nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi nên hằng năm, tỷ lệ công dân có trình độ đại học trở lên được gọi nhập ngũ vào quân đội thấp. Mặt khác, số công dân được ưu tiên tạm hoãn gọi nhập ngũ để học đại học, sau khi tốt nghiệp phần lớn đã hết độ tuổi gọi nhập ngũ. Vì vậy, dự án Luật bổ sung quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đến hết 27 tuổi đối với công dân học chương trình đào tạo đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Nhiều ý kiến UBQPAN tán thành với dự thảo Luật quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ vì cho rằng tuyển chọn được nhiều công dân đã học xong chương trình đào tạo bậc đại học vào phục vụ tại ngũ sẽ nâng cao chất lượng đầu vào, giảm chi phí đào tạo, khắc phục được những hạn chế, vướng mắc về chất lượng tuyển quân như hiện nay, bảo đảm công bằng trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc và quyền được học tập của công dân.

Trong khi Luật NVQS hiện hành chưa quy định cụ thể về thời điểm gọi nhập ngũ nên công dân không chủ động sắp xếp được thời gian học tập, lao động thì tại Điều 34 dự án Luật lần này quy định cụ thể thời điểm gọi công dân nhập ngũ được thực hiện vào tháng 2 hoặc tháng 3 hằng năm.

Theo Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định, đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với học sinh, sinh viên đang học tập tại các cơ sở giáo dục là quá rộng, chiếm tỷ lệ lớn so với tổng số công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ, gặp khó khăn trong quá trình gọi nhập ngũ; việc gọi công dân tốt nghiệp cao đẳng, đại học vào phục vụ tại ngũ không nhiều. Một số công dân đã lợi dụng chính sách tạm hoãn gọi nhập ngũ để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự. Luật hiện hành quy định đối tượng tạm hoãn đối với công dân: “Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu” đến nay không phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, Điều 41 dự án Luật đã quy định chỉ tạm hoãn đối với đối tượng là học sinh phổ thông, sinh viên đào tạo đại học chính quy và bãi bỏ quy định về việc tạm hoãn đối với công dân “Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu”. Đồng thời, để bảo đảm chính sách đối với người nhiễm chất độc da cam, dự án Luật bổ sung quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với một con của người nhiễm chất độc da cam bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Về vấn đề này, đa số ý kiến UBQPAN nhất trí với quan điểm chung là cần giảm đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình, nhằm tạo điều kiện cho công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thực hiện NVQS và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo đảm công bằng xã hội trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; do đó UBQPAN đề nghị Ban soạn thảo cần rà soát các đối tượng tạm hoãn thực hiện NVQS tại ngũ trong thời bình phù hợp với tình hình thực tế và bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Về trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, Luật hiện hành chưa quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân nên nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân đã không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn gây phiền nhiễu cho công dân, ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện nghĩa vụ quân sự; làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chính quyền; ngoài ra, còn gây tốn kém, lãng phí không cần thiết cho ngân sách nhà nước. Vì vậy, dự án Luật đã quy định cụ thể, rõ ràng hơn về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong thực hiện nghĩa vụ quân sự tại các Điều 5, Điều 35.

Theo Tờ trình, hiện nay vấn đề về chế độ, chính sách về thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật hiện hành không còn phù hợp, do đó, dự án Luật bổ sung quy định về trợ cấp học nghề; ưu tiên trong tuyển sinh, cộng điểm trong thi tuyển công chức, viên chức và sắp xếp việc làm; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.

Vấn đề này cũng được UBQPAN cơ bản nhất trí với dự thảo Luật, nhưng đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc về tính khả thi của một số chính sách phù hợp với thực tiễn của kinh tế thị trường và các hoạt động xã hội hóa ngày càng cao trong các loại hình cung cấp dịch vụ, đồng thời đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị khi huy động làm nhiệm vụ khác như phòng chống bão lụt, thiên tai… Đồng thời, cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, đánh giá cụ thể và báo cáo về hiệu quả thực hiện các chính sách trợ cấp, hỗ trợ học nghề, đào tạo việc làm vừa qua để hoàn thiện chính sách cho phù hợp, bảo đảm tính khả thi của pháp luật.
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất