Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

nthoa.th89
nthoa.th89 Team

Cấp bậc: Team

Giới tính : Nữ

Bài viết : 141

Danh vọng : 198

Uy tín : 23

Cả trại giam bật khóc vì hai bao tải của mẹ

Lưu Cương phạm tội cướp giật, bị ngồi tù đã một năm. Từ ngày bị vào tù, Lưu Cương chưa có ai đến thăm.

Nhìn những phạm nhân khác thỉnh thoảng lại có người tới thăm nom, còn được người nhà mang đến bao nhiêu đồ ăn ngon, Lưu Cương nhìn thấy mà thèm, liền viết thư cho mẹ để mẹ đến thăm, nhưng không phải vì thèm những đồ ăn ấy mà vì Lưu Cương rất nhớ bố mẹ.

Sau khi gửi biết bao nhiêu cánh thư nhưng không có bất cứ hồi âm nào, Lưu Cương hiểu, bố mẹ đã bỏ rơi mình. Đau khổ và tuyệt vọng, Lưu Cương lại viết thêm một bức thư nữa, nói là “nếu bố mẹ không đến thăm con, bố mẹ sẽ mãi mãi mất thằng con này”. Đây hoàn toàn không chỉ là lời nói suông, những phạm nhân bị vào tù do tái phạm đã không ít lần lôi kéo anh vượt ngục. Nhưng Lưu Cương vẫn chưa hạ được quyết tâm, nay bố mẹ không còn thương xót, đoái hoài đến mình, thì còn gì để lo lắng, vấn vương nữa.

Hôm ấy trời lạnh đến buốt da buốt thịt. Lưu Cương đang bàn bạc với mấy “đại ca đầu trọc” về chuyện vượt ngục thì có người gọi giật lại: “Lưu Cương, có người đến thăm!” Là ai được nhỉ? Bước vào phòng thăm tù nhân, Lưu Cương đứng sựng lại, là mẹ! Một năm không gặp, trông mẹ thay đổi nhiều đến mức con trai mẹ không nhận ra. Mẹ mới hơn 50 tuổi mà tóc đã bạc trắng đầu, lưng mẹ còng như con tép nhỏ, người mẹ gầy gò quá, bộ quần áo mẹ mặc đã sờn rách. Mẹ đi chân trần hằn cáu bẩn và loang lổ vết máu. Bên cạnh mẹ là hai chiếc bao tải cũ.

Hai mẹ con cứ thế đứng nhìn nhau. Chưa kịp đợi Lưu Cương mở lời, nước mắt mẹ đã trực trào từ đôi mắt mờ đục. Mẹ vừa giơ tay lên quệt nước mắt, vừa nói: “Tiểu Cương à, mẹ nhận được thư con, con đừng trách bố mẹ nhẫn tâm. Thực sự là không có thời gian đi được con ạ. Bố con… lại ngã bệnh, mẹ phải chăm sóc bố con, đường lại xa xôi….” Đúng lúc ấy, có anh quản giáo bưng đến cho mẹ Lưu Cương một bát mỳ trứng còn nóng hổi, nhiệt tình nói: “Bác ăn đi cho nóng rồi lại nói chuyện tiếp ạ.” Mẹ Lưu Cương vội đứng dậy, xoa xoa tay lên người, nói: “Thế này sao được”. Quản giáo đặt bát canh vào tay mẹ Lưu Cương, cười, nói: “Mẹ cháu cũng tầm tuổi bác, mẹ ăn một bát mỳ trứng của con trai không được sao?” Mẹ Lưu Cương không nói gì nữa, cúi đầu ăn “sụp soạp”. Bà ăn một cách ngon lành như mấy ngày chưa được miếng cơm nào vào bụng.

Đợi mẹ ăn xong, Lưu Cương nhìn xuống đôi chân sưng đỏ, nứt bao vết máu của mẹ, xót xa hỏi: “Mẹ, chân mẹ sao thế? Giầy của mẹ đâu rồi ạ?” Chưa kịp đợi mẹ trả lời, quản giáo liền tiếp lời: “Vì bác đi bộ nên mới thế, giầy của bác đã bị rách từ trước rồi. ”Đi bộ sao? Từ nhà đến đây phải mất ba bốn trăm dặm, hơn nữa đoạn đường núi rất dài! Lưu Cương từ từ cúi người xuống, khẽ xoa lên đôi chân của mẹ: “Mẹ ơi, sao mẹ không bắt xe tới? Sao mẹ không mua giầy mới?”

Mẹ vội thu chân vào, nói: “Sao phải bắt xe chứ, đi bộ cũng tốt mà”, mẹ thở dài, “Năm nay lợn bị dịch, mấy con lợn ở nhà đều chết hết, vụ mùa năm nay thu hoạch cũng kém, còn bố con… đi khám bệnh… cũng tốn bao nhiêu tiền… Bố con mà khỏe thì bố mẹ đã đến thăm con lâu rồi, đừng trách bố mẹ con nhé.”

Anh quản giáo lau nước mắt, lặng lẽ rời đi. Lưu Cương cúi đầu hỏi: “Thế bố con đỡ hơn chưa mẹ?”

Lưu Cương đợi mãi không thấy mẹ trả lời, vừa ngẩng đầu lên đã thấy mẹ đang lau nước mắt, mẹ nói: “Cát bụi hết cả vào mắt i, con hỏi bố con à? Bố con sắp khỏi rồi… Bố con bảo với mẹ là nói với con là đừng lo gì cho ông ấy, cố gắng mà cải tạo con ạ.”

Thời gian thăm phạm nhân đã hết. Quản giáo đi đến, trong tay cầm một ít tiền, nói: “Bác à, đây là chút tấm lòng của quản giáo chúng con, bác không thể đi chân trần về được bác à, nếu không, Lưu Cương sẽ đau lòng lắm ạ!”

Mẹ Tiểu Cương xua tay, nói: “Sao thế được, con bác vẫn còn ở đây, các cháu cũng đủ vất vả lắm rồi, bác còn cầm tiền của các cháu thì tổn thọ cho bác lắm!”

Anh quản giáo run run giọng nói: “Phận làm con đã không những không cho bố mẹ được hưởng phúc, lại bắt bố mẹ già cả phải lo lắng suy nghĩ, để bác đi chân đất mấy trăm dặm đến đây, nếu lại để bác đi chân trần về, thì thử hỏi người con này có còn là người nữa không bác?”

Lưu Cương không thể nói lại được gì, hét như xé giọng: “Mẹ!” Sau đó không nói thêm gì nữa, bên ngoài cửa sổ là tiếng khóc thút thít, anh quản giáo phải lùa đám phạm nhân đang lao động cải tạo ra chỗ khác.

Lúc này, có một người giám ngục bước vào phòng, cố tình lảng sang chủ đề khác: “Thôi đừng khóc nữa, mẹ đến thăm con trai là chuyện vui, đáng ra phải cười mới đúng, để tôi xem bác mang đồ gì ngon đến nào”. Vừa nói, người giám ngục vừa cầm ngược bao tải xuống. Mẹ Lưu Cương không kịp chặn lại. Mọi thứ ở trong bao rơi ra ngoài. Ngay lúc ấy, tất cả mọi người có mặt đều lặng người đi.

Bao tải thứ nhất bị rơi ra, toàn là bánh bao, bánh nướng bị nứt toác thành bốn, năm mảnh, cứng như đá, không cái nào giống cái nào. Không cần nói cũng biết đây là đồ mẹ Lưu Cương đi ăn xin trên đường. Mẹ Lưu Cương lúng túng, hai tay túm lấy góc áo, nói: “Con ạ, đừng trách mẹ đã làm như vậy, quả thật là ở nhà không còn thứ gì có thể mang đi được nữa…”

Lưu Cương hình như không nghe thấy gì, chỉ chăm chăm nhìn vào chiếc bao tải thứ hai, đó là một hộp tro cốt! Lưu Cương đứng ngẩn người, hỏi: “Mẹ, đây là cái gì thế mẹ?” Mẹ Lưu Cương thất thần, hốt hoảng, giơ tay ra ôm chặt lấy chiếc hộp: “Không… không có gì đâu con…”. Lưu Cương giành lấy như phát điên, toàn thân run lên bần bật: “Mẹ, đây là cái gì?!”

Mẹ Lưu Cương ngồi phệt xuống như người mất hết sức lực, mái tóc bạc khẽ lay động. Một lúc sau, bà mới gắng gượng, nói: “Đấy là… bố con! Vì gom góp tiền đến thăm con, bố con đi làm quần quật không kể ngày đêm, bố con bị ngã gục vì suy nhược. Trước khi chết, ông ấy nói khi còn sống không đến thăm con được, ông ấy rất buồn, sau khi chết nhất định phải đưa ông ấy đến thăm con, ông ấy muốn nhìn con lần cuối…”.

Lưu Cương gào lên một tiếng như xé lòng xé ruột: “Bố, con sẽ thay đổi…”. Nói rồi, anh quỳ sụp xuống, va mạnh đầu xuống đất. Bên ngoài phòng thăm phạm nhân, phạm nhân lần lượt quỳ rạp xuống đất, tiếng khóc thảm thiết vang đến tận đến trời xanh…
      
nthoa.th89
nthoa.th89 Team

Cấp bậc: Team

Giới tính : Nữ

Bài viết : 141

Danh vọng : 198

Uy tín : 23

ĐỪNG BAO GIỜ TỪ BỎ ƯỚC MƠ

Câu chuyện cảm động rơi nước mắt. 10590510
Ngày đầu tiên của năm học, vị giáo sư môn hóa lớp của lớp tôi tự giới thiệu mình với sinh viên trong lớp. Rồi dành thì giờ cho chúng tôi làm quen với nhau. Đương lúc tôi đứng dậy nhìn xung quanh thì nhận thấy một bàn tay dịu dàng đặt lên vai mình. Tôi xoay người lại và nhận ra đó là bà cụ có vóc dáng nhỏ bé, làn da nhăn nheo, tươi cười nhìn tôi với nụ cười làm sáng cả gương mặt bà.

Bà nói:

- Xin chào, anh bạn tuấn tú. Tôi tên là Rose. Tôi 87 tuổi. Tôi có thể ôm anh bạn được chứ?

Tôi cười và vui vẻ trả lời:

- Dĩ nhiên là được, thưa bà! – và bà đã ôm tôi thật chặt.

- Tại sao bà lại vào đại học ở độ tuổi hồn nhiên và trẻ trung như thế này? – Tôi hỏi đùa.

Bà mỉm cười:

- Tôi đến đây để tìm một người đàn ông nổi tiếng, có tâm hồn để yêu và sẽ bên nhau, có một vài đứa con, và sau đó về hưu rồi đi du lịch vòng quanh thế giới.

- Bà nói nghiêm túc chứ? – tôi hỏi. Tôi tò mò muốn biết điều gì đã thúc đẩy bà muốn thử thách như thế ở độ tuổi như bà.

- Tôi luôn mơ ước được vào một trường đại học và bây giờ tôi đang thực hiện giấc mơ đó! – bà nói với tôi.

Sau khi giờ học kết thúc chúng tôi đi đến tòa nhà hội sinh viên cùng uống với nhau một ly sữa sô-cô-la. Chúng tôi trở thành bạn của nhau ngay. Hằng ngày trong suốt 3 tháng tiếp theo chúng tôi luôn cùng nhau rời khỏi lớp và trao đổi với nhau không dứt. Tôi luôn bị cuốn hút bởi "cỗ máy thời gian" này khi nghe bà chia sẻ sự từng trải và kinh nghiệm cuộc đời của bà với tôi.

***

Qua năm học, Rose trở thành một nhân vật biểu tượng trong trường đại học và dễ dàng kết bạn với tất cả mọi người. Bà thích ăn mặc lịch sự, có tính cách và hạnh phúc với sự chú ý mà các sinh viên khác tập trung vào mình. Bà luôn sống trong niềm say sưa đó.

Vào cuối khóa học chúng tôi mời Rose đến nói chuyện trong một buổi tiệc chiêu đãi và tôi sẽ không bao giờ quên được những gì bà đã truyền cho chúng tôi. Bà được giới thiệu và bước lên bục giảng đường. Khi bắt đầu phát biểu, bà đánh rơi mảnh giấy ghi chú xuống sàn. Hơi ngại ngùng và thoáng bối rối bà nghiêng người xuống micro và nói:

- Xin lỗi quý vị, tôi hơi hồi hộp. Tôi đã bỏ bia và chuyển sang rượu Lent và thứ rượu này đang giết chết tôi mất! Tôi không bao giờ sắp xếp những gì mình sẽ nói, hãy để cho tôi nói với các bạn một cách giản dị những gì tôi thực sự hiểu.

Khi chúng tôi cười, bà lấy giọng và bắt đầu: "Chúng ta ngừng vui chơi bởi vì chúng ta đã già, nhưng thật ra chúng ta già bởi vì chúng ta không vui chơi nữa. Chỉ có năm bí quyết để giữ mình trẻ mãi, hạnh phúc và đạt được thành công.

Thứ nhất, các bạn hãy vui cười lên và tìm kiếm sự hài hước trong cuộc sống hằng ngày.

Thứ hai, các bạn hãy xem mỗi ngày là một ngày mới với những điều mới mẻ. Ai sống bằng quá khứ, định kiến của ngày hôm qua sẽ không có cơ hội tin và hiểu con người. Các bạn hãy trải lòng với những người có thể chia sẻ được. Hãy kiên trì, tin vào tâm hồn con người và đừng nhìn vào một lỗi lầm nào đó để phá bỏ tất cả những gì tốt đẹp sẽ đến trong tương lai. Các bạn đừng ngại mạo hiểm để thay đổi cuộc sống.

Thứ ba, các bạn phải có một mơ ước, một khát vọng. Khi các bạn đánh mất những mơ ước đó, các bạn sẽ chết. Đã có quá nhiều người trong chúng ta chết theo kiểu ấy và họ thậm chí cũng không biết đến điều đó!

Thứ tư, có sự khác biệt lớn giữa việc trở nên già hơn và trưởng thành. Nếu bạn 19 tuổi và nằm trên giường suốt một năm trời mà không làm được điều gì hữu ích, bạn sẽ thành 20 tuổi. Nếu tôi 87 tuổi và cứ nằm trên giường suốt một năm và không làm bất cứ điều gì, tôi vẫn sẽ trở thành một bà cụ 88 tuổi. Bất cứ người nào cũng phải lớn lên và già đi. Nhưng điều đó không làm mất đi tài năng và khả năng của các bạn. Vấn đề là trưởng thành bằng cách luôn luôn tìm được cơ hội để thay đổi.

Thứ năm, đừng bao giờ nuối tiếc. Người trưởng thành thường không nuối tiếc về những gì mình đã làm mà sẽ nuối tiếc về những gì mình đã không làm. Chỉ những người sợ chết mới hay nuối tiếc."

Bà kết thúc bài thuyết trình của mình bằng cách mạnh dạn hát bài "Cánh hoa hồng". Bà đã cùng chúng tôi hát bài hát đó và lời bài hát ấy hiện giờ trở nên quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của chúng tôi.

Vào cuối năm, Rose đã hoàn tất văn bằng đại học mà bà bắt đầu nhiều năm trước đây. Một tuần sau tốt nghiệp Rose đã ra đi một cách thật thanh thản trong giấc ngủ. Hơn hai ngàn sinh viên của trường đã đến dự đám tang của bà bằng tất cả lòng kính trọng, mến thương đối với người phụ nữ tuyệt vời đã dùng cuộc đời mình làm tấm gương minh chứng rằng: "Không bao giờ quá trễ để thực hiện tất cả những gì mà bạn có thể làm được trong đời."
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Câu chuyện cảm động rơi nước mắt. Vnm_2011Người mẹ này, trong khi đau đớn vì con mình bị tuyên tử hình, lại "hối hận" vì không mang dao chém chết con người khác.
“Nhân chi sơ tính bản thiện”, đứa trẻ nào sinh khi ra đời cũng đều là những thiên thần. Thế nhưng, khi lớn lên, nhiều người đã trở thành ác thú. Góp phần không nhỏ trong những kết cục đau lòng, có không ít “công lao” của các bà mẹ…

Những ngày này, dư luận đặc biệt quan tâm tới phát ngôn của một bà mẹ tại phiên tòa xử con mình. Khi biết “cậu ấm” bị xử tử, người mẹ này đã như điên dại, gào thét: “Ai kêu đeo hột xoàn, đi xe tay ga làm chi cho nó cướp?”…

Câu nói đã thực sự gây nên một cơn sốt trên mạng xã hội, trong đó phần lớn các ý kiến đều nói rằng, tội lỗi mà đứa con gây ra ngày hôm nay được hình thành từ chính tư duy và cách dạy con của người mẹ đó.

Cảm giác, nỗi đau khi biết rằng mình sẽ mất đi một người thân, đặc biệt là mất đi đứa con mà mình rứt ruột đẻ ra thì không ai có thể hiểu hết được. Tuy nhiên, lời kêu gào của bà mẹ và những hành động gây náo loạn của bà ta trong phiên tòa đã cho thấy, kẻ vừa bị tuyên án tử hình vì đã có những hành động cực kỳ tàn nhẫn trong khi tiến hành các vụ cướp, đã lớn lên trong một môi trường không phân biệt được đâu là cái ác, đâu là cái thiện.

Với một người mẹ, ngay tại tòa án còn “hối hận” vì không mang dao chém chết nạn nhân của con mình, thì làm sao Trúc có thể lớn lên trở thành một con người có nhân tâm?

Các cụ xưa có câu: “phúc đức tại mẫu", "con hư tại mẹ…”, những câu nói này không hẳn đúng 100% trong mọi trường hợp, nhưng với tội phạm Hồ Duy Trúc, ai cũng dễ dàng nhận thấy cái thuyết “nhân - quả” đã rất linh nghiệm.

Người ta vẫn nói rằng, người mẹ nào cũng mong con mình lớn lên thành người tử tế, nhưng với mẹ của Hồ Duy Trúc, có lẽ bà ta chỉ mong con mình trở thành một tên cướp khét tiếng mà thôi. Và với những người mẹ như vậy, lẽ ra, họ nên chuẩn bị sẵn tư tưởng rằng, không phải bây giờ thì một lúc nào đó, con của họ cũng sẽ bị pháp luật trừng trị.

Mới đây, thân nhân của một bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện TN (Hà Nội) kể lại trường hợp một cậu bé 17 tuổi đã phải vào cấp cứu tại bệnh viện này do bị một nhóm giang hồ chém trọng thương. Mẹ của “bệnh nhi” này, chỉ khoảng hơn 30 tuổi, hồn nhiên kể: "Lúc nghe điện thoại gọi tưởng đứa nào, hóa ra thằng cu nhà mình bị chém!". Rồi chị ta tranh thủ khoe khoang những phi vụ xiết nợ kinh hoàng…

Trong mấy ngày “cậu ấm” này nằm viện, cả bố mẹ, bà nội và “bạn hữu”, gần một chục người kéo nhau vào “nghỉ dưỡng” luôn trong căn phòng dịch vụ. Họ ăn uống, nô đùa hò hét, đuổi nhau chạy rình rịch quanh phòng suốt đêm. Thậm chí có cả một đôi trai gái ôm nhau ngủ đêm luôn trên chiếc ghế sofa của bệnh viện, mặc cho những bệnh nhân khác cùng phòng khó chịu nhưng không dám hé răng phàn nàn. “Có điều gì không bằng lòng hay gọi mà y tá chưa kịp đến là cả nhà họ chửi bới ầm ĩ. Họ còn kéo cả giường bệnh vào giữa phòng, quây cùng sofa để chơi bời” - một người chứng kiến mấy ngày “quý tử” này nằm viện kể lại rồi thêm rằng: “Bố mẹ hành xử như thế thì mất con lúc nào không biết!”.

Trên thực tế, có rất nhiều vụ án đã xảy ra, mà nguyên nhân là do những người làm cha, làm mẹ không kiềm chế được bản thân, lôi kéo con mình vào đường phạm tội. Đã có nhiều vụ việc, xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân với hàng xóm, đồng nghiệp… họ đã gọi con cái đến giúp cha mẹ “xử lý”, và kết cục, người thì mất mạng, kẻ phải đi tù. Đến lúc đó, họ có hối hận cũng đã muộn rồi.

Cái ác phải bị trừng trị, Trúc đã gây ra biết bao tội lỗi và án tử hình đối với Trúc được nhiều người cho là xứng đáng. Tuy nhiên, xét sâu xa về nguồn gốc của tội lỗi, cậu thanh niên 20 tuổi này cũng thật đáng thương. Nếu được sinh ra trong một gia đình tử tế, được bố mẹ chỉ cho biết đâu là phải, đâu là trái, được dạy dỗ về đạo làm người, có lẽ cuộc đời Trúc đã không đi kết kết cục bi thảm như ngày hôm nay.

Có câu chuyển kể lại rằng, khi một phạm nhân khét tiếng tàn ác được một quản giáo tâm sự, chia sẻ về đạo làm người, rằng không ai có quyền tước đi mạng sống của người khác… đã bật khóc mà nói rằng, “giá như cháu được gặp chú sớm hơn. Đời cháu chưa bao giờ được nghe nói về đạo làm người phải như thế nào. Cháu chỉ biết, khi cần thì chém, giết mà thôi. Cháu luôn có lý do để giết người”.

Xã hội sẽ chẳng sung sướng gì khi biết một con người sẽ bị tước đi mạng sống, cho dù đó là một trùm băng cướp dã man. Nhưng pháp luật phải nghiêm minh, và kẻ ác phải đền tội cho những đau thương, mất mát mà chúng đã reo rắc cho bao nhiêu con người lương thiện. Chỉ mong rằng, những bản án như vậy sẽ phần nào thức tỉnh được những người phụ nữ, khi họ coi con mình là bảo bối, nhưng lại sẵn sàng để chúng cướp đi sinh mạng của con cái những người mẹ khác.

Nguồn: VnMedia
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất