Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Cách đây 65 năm, ngày 15-10-1949 trên báo Sự thật số 120, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo “Dân vận” nổi tiếng nêu rõ bản chất, nhiệm vụ và trách nhiệm, tác phong của toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên đối với công tác dân vận. 

Một câu hỏi đặt ra là vì sao sau 19 năm kể từ ngày thành lập Đảng, 4 năm khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có bài báo “Dân vận” như thế? Bởi vì, ngay phần đầu tiên Bác đã đề cập: “Vấn đề dân vận nói đã nhiều, bàn đã kỹ nhưng vì nhiều địa phương, nhiều cán bộ chưa hiểu thấu, làm chưa đúng nên cần phải nhắc lại”. Quan điểm, tư tưởng và phương pháp dân vận của Hồ Chí Minh được thể hiện sâu sắc, cụ thể ở bốn nội dung chính, đó là:

1. Quý trọng nhân dân, luôn tin tưởng vào sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, trước hết Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Chính quyền từ xã đến chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Đó là tư tưởng xuyên suốt, là bản chất của Nhà nước ta, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Bác thể hiện niềm tin tưởng mãnh liệt vào sức mạnh của quần chúng nhân dân; lực lượng và tiềm năng của nhân dân là vô định. Nhân dân là chủ thể tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội, là động lực và giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong các phong trào cách mạng. 

2. Về nội dung, “khái niệm” và mục đích của công tác dân vận, được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc mà Đảng, Chính phủ giao cho”. Từ định nghĩa trên ta thấy: Đối tượng công tác dân vận là nhân dân. Mục tiêu công tác dân vận là mục tiêu chung của cách mạng. Nội dung cơ bản của công tác dân vận là vận động nhân dân, tổ chức lực lượng nhân dân, đoàn kết toàn dân để thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng.

Công tác dân vận của chính quyền là khâu đột phá Tho-210
Hội nghị tổng kết công tác dân vận năm 2013

3. Ai phụ trách công tác dân vận? Đây là một luận điểm nổi bật được Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân đều phải phụ trách dân vận”. Tư tưởng này được Đảng ta khẳng định trong Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới: công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị (nói về tổ chức), của mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (nói về cá nhân); trong đó Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể làm nòng cốt và tham mưu (về cơ chế thực hiện). 

4. Vấn đề về phương thức và tác phong dân vận, được Hồ Chí Minh biểu hiện khá sinh động và nhuần nhuyễn, Người “công thức hóa” bằng 12 chữ đó là: “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ ngồi nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc”. Mọi cán bộ, đảng viên đều làm công tác dân vận, nhưng công tác này không phải là những cái sẵn có, mà đòi hỏi phải dày công tìm tòi, sáng tạo, bản thân nó là một khoa học, một nghệ thuật vận động con người; phải kết hợp, vận dụng giữa lý luận và thực tiễn; giữa lý thuyết và hành động. Người cũng nhắc nhở: “Dân vận không thể chỉ dùng báo chương sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ”. Do đó phương pháp phải hết sức linh hoạt và phong phú nhưng cốt lõi là xuất phát từ cái tâm, đạo đức và trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên với nhân dân. 

Trong suốt 84 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác dân vận có những đóng góp vẻ vang cho sự nghiệp cách mạng, nhất là trong những năm gần đây đã góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh những những kết quả đạt được, Đảng ta cũng nghiêm túc nhìn nhận công tác dân vận vẫn còn bộc lộ những hạn chế. Đó là: việc giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc trong đời sống nhân dân có lúc, có nơi chưa kịp thời; công tác vận động quần chúng của từng tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp chưa được phát huy đồng bộ. Nội dung phương thức hoạt động của Mặt trận, đoàn thể còn có biểu hiện hành chính. Những hiện tượng phân hóa giàu nghèo cùng với tệ quan liêu, xa dân, vi phạm dân chủ, một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái, thiếu gương mẫu... là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước, giảm sút niềm tin của nhân dân.

Trong giai đoạn cách mạng mới, sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, với yêu cầu, nhiệm vụ mới, Nghị quyết 25-NQ/TW của Trung ương với mục tiêu tổng quát là: Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới nhằm củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo ra phong trào quần chúng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Để thực hiện mục tiêu trên, trong thực hiện công tác dân vận nói chung và nhất là công tác dân vận của chính quyền cần được coi là khâu đột phá trong tổ chức thực hiện. Các cấp ủy Đảng, chính quyền phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân. Trong việc đề ra các chủ trương, kế hoạch nhất thiết phải xuất phát từ tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, theo tinh thần “Việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh”. Tất cả cán bộ Đảng, chính quyền và tổ chức quần chúng đều thực hành công tác dân vận, phải “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, vì “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.

Kỷ niệm 84 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng, chúng ta càng thấm thía với những quan điểm, bài học kinh nghiệm và tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận, nhất là củng cố mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng, chính quyền với nhân dân trong thời kỳ mới.

      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất