Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6  Next

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 3 trong tổng số 6 trang]

Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

First topic message reminder :

Tình hình Syria cập nhật - Page 3 Wireap10Người Kurd Thổ Nhĩ Kỳ theo dõi cuộc đụng độ giữa các chiến binh người Kurd Syria với IS bên kia biên giới
Bất chấp các đợt không kích của Mỹ và liên quân, các chiến binh IS tiếp tục siết chặt vòng vây xung quanh thị trấn biên giới Kobani (còn có tên gọi khác là Ayn al-Arab) của người Kurd ở Syria.

Giao tranh ác liệt phía bên kia biên giới buộc các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ phải điều thêm lực lượng và phương tiện lên chốt giữ một quả đồi ở phía Tây Bắc thị trấn Kobani để đề phòng bất trắc.

Việc các chiến binh IS đẩy mạnh tấn công vào thị trấn Kobani khiến thêm hàng ngàn người Kurd phải bỏ nhà chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ, nâng tổng số người tị nạn từ khu vực Kobani lên khoảng 150.000 người.

Nguồn: ABC News
      

Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Tình hình Syria cập nhật - Page 3 Haraka10Mỹ đã thất bại trong nỗ lực sử dụng các nhóm Hồi giáo ôn hòa để lật đổ chính quyền Damascus
Phe nổi dậy Harakat Hazm do Mỹ hậu thuẫn và cung cấp vũ khí tại Syria đã tự giải tán sau khi Tổng hành dinh của phe này ở thị trấn Atarib tỉnh Aleppo bị Mặt trận Jabhat al-Nusra chiếm.

Harakat Hazm, hoạt động chủ yếu tại địa bàn Bắc Syria, là lực lượng đầu tiên nhận các loại tên lửa chống tăng TOW của Mỹ hồi năm ngoái. Đây là ví dụ mới nhất về sự thất bại của các nhóm phiến quân Hồi giáo được Mỹ xác định là ôn hòa và cung cấp viện trợ vũ khí, trong cuộc đối đầu với các nhóm cực đoan hơn như Mặt trận Jabhat al-Nusra và IS.

Harakat Hazm và các nhóm phiến quân khác tại Syria, nhận vũ khí do Mỹ và các nước Phương Tây cung cấp thông qua Bộ Chỉ huy Tác chiến Quân sự (MOC) đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan. MOC có sự tham gia của các cố vấn tình báo, quân sự của một loạt nước Phương Tây và các quốc gia Arập.

Mặt trận Jabhat al-Nusra khoe trên Twitter rằng họ đã thu được nhiều tên lửa chống tăng TOW và các loại vũ khí khác của Mỹ khi đánh chiếm Tổng hành dinh của Harakat Hazm ở Aleppo.

Nguồn: IBT
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144


Theo Reuters: Ngày 04/3/2015, các phiến quân đã kích hoạt một khối thuốc nổ cực mạnh ở dưới đường hầm nhằm vào trụ sở tình báo không quân ở Aleppo rồi tấn công khiến ít nhất 20 thành viên thuộc lực lượng an ninh Syria thiệt mạng và 14 phiến quân bị chết.
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Tình hình Syria cập nhật - Page 3 58735710

Theo Aljazeera: Abu al-Shami Hammam, còn được gọi là al-Farouq al-Suri, một chỉ huy cấp cao của Mặt trận al-Nusra đã bị thiệt mạng trong một cuộc không kích của quân Chính phủ tại tỉnh Idlib hôm 05/3/2015.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Bốn ngõ cụt trong nội chiến Syria

Tình hình Syria cập nhật - Page 3 4-chot10Trại tị nạn của người Syria ở Mafraq (Jordan)
PL - Ngày 15-3, nội chiến ở Syria đã bước vào năm thứ năm. Hôm 13-3 (giờ địa phương), tám nhân vật lãnh đạo các tổ chức của LHQ đã công bố tuyên bố chung kêu gọi các nước gạt bỏ bất đồng để chấm dứt nỗi đau khổ của dân thường trong xung đột Syria.

Hơn 200.000 người chết

Tám nhân vật lãnh đạo của LHQ gồm:

- Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách các vấn đề nhân đạo Valerie Amos.

- Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Margaret Chan.

- Cao ủy LHQ về người tị nạn Antonio Guterres.

- Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) Anthony Lake.

- Giám đốc điều hành chương trình Lương thực Thế giới (PAM) Ertharin Cousin.

- Tổng ủy Văn phòng Cứu trợ và việc làm của LHQ về người tị nạn Palestine ở Trung Đông (UNRWA) Pierre Krahenbuhl.

- Đặc phái viên của tổng thư ký LHQ về bạo lực tình dục trong xung đột Zainab Bangura.

- Đặc phái viên của tổng thư ký LHQ về trẻ em và xung đột vũ trang Leila Zerrougui.

Tuyên bố chung nhận định: “Khủng hoảng khủng khiếp ở Syria đã bước vào năm thứ năm. Khủng hoảng này tiếp tục gây ra thiệt hại về người không thể chấp nhận được. Đây là cuộc khủng hoảng mà cộng đồng quốc tế muốn chấm dứt nhưng đã thất bại”.

Tuyên bố chung nhận định số thương vong trong xung đột Syria quá lớn (hơn 200.000 người chết), đồng thời kêu gọi các bên ngừng tấn công mù quáng vào dân thường, chấm dứt bao vây, cho phép giúp đỡ về y tế và phẫu thuật cấp cứu.

Hôm 12-3, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon cũng đã kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ có các biện pháp quyết định để chấm dứt nội chiến và vãn hồi hòa bình ở Syria.

Cuộc chiến nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad bùng nổ ở Syria từ ngày 15-3-2011 và sau đó biến thành nội chiến. Đến nay, theo số liệu của LHQ, đã có 3,9 triệu dân Syria phải tản cư vì chiến cuộc và hơn 12,2 triệu dân Syria cần viện trợ khẩn cấp.

Yếu tố Nhà nước Hồi giáo

Trước nay, Mỹ và các đồng minh tích cực ủng hộ phe đối lập Syria nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Tuy nhiên, nội chiến Syria đã thay đổi diện mạo sau khi phiến quân Nhà nước Hồi giáo (tự xưng) xuất hiện trên bàn cờ chiến sự đánh chiếm phần lớn miền Bắc Syria và biến Raqqa thành căn cứ địa.

Nội chiến Syria đã vấp phải ba ngõ cụt:

- Ngõ cụt về quân sự khi quân đội và phe nổi dậy tiếp tục giằng co trên chiến trường.

- Ngõ cụt về chính trị bởi Tổng thống Bashar al-Assad vẫn tại vị trái toan tính của Mỹ và các đồng minh. Các nhóm trong phe đối lập cũng không thể hợp tác được với nhau.

- Ngõ cụt về ngoại giao khi Nga liên tục sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ và Iran tích cực ủng hộ Syria.

Ngõ cụt thứ tư chính là sự xuất hiện của Nhà nước Hồi giáo. Ngoài ra còn phải kể đến tổ chức Mặt trận Al Nusra, chi nhánh của Al Qaeda ở Syria.

Ngày 13-3, phát biểu trước Hội đồng Quan hệ đối ngoại ở New York, Giám đốc CIA John Brennan nhận định Mỹ không muốn chính phủ và các định chế chính trị ở Syria sụp đổ bởi nếu không, các tổ chức cực đoan như Nhà nước Hồi giáo sẽ thế chỗ.

Ông khẳng định điều quan trọng là ủng hộ các lực lượng đối lập không cực đoan ở Syria để chống lại Nhà nước Hồi giáo. Mỹ đang thiết lập tại Thổ Nhĩ Kỳ chương trình huấn luyện quân sự và trang bị cho phe nổi dậy ôn hòa Syria.

Đối đầu từ trong nội bộ

Trong bối cảnh tổ chức Hồi giáo cực đoan Boko Haram ở Nigeria bắt tay với Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq để phô trương thanh thế, các nhà nghiên cứu Mỹ và Pháp lại nhận ra Nhà nước Hồi giáo đang vấp phải nhiều khó khăn căn cứ các nguồn tin đáng tin cậy ở Syria, Iraq và Libya.

Máy bay của liên minh do Mỹ đứng đầu liên tục đánh phá, dù vậy điều lạ là các khó khăn của Nhà nước Hồi giáo không xuất phát từ lý do trên mà phát sinh từ trong nội bộ của chúng. Đó là tình hình căng thẳng ngày càng tăng giữa các tay súng nước ngoài và các tay súng địa phương.

Trong các khu vực thuộc quyền kiểm soát, Nhà nước Hồi giáo khó tuyển được người tình nguyện trong khi chúng vẫn duy trì luật lệ Hồi giáo hà khắc với các hình thức gieo rắc khiếp sợ. Do đó thế mạnh của Nhà nước Hồi giáo là các tay súng nước ngoài nhưng đây cũng chính là điểm yếu.

Các tay súng nước ngoài được chăm sóc tốt hơn các tay súng địa phương với lương cao hơn, chỗ ở khá hơn, ăn uống đỡ hơn, chưa kể thường được bố trí đóng quân trong các thành phố đã chiếm đóng.

Từ tình hình đó, các tay súng địa phương đã tức tối với những ưu đãi chúng không được hưởng. Đã từng xảy ra đấu súng ác liệt giữa các tay súng nước ngoài và các tay súng địa phương gần biên giới Syria-Iraq. Tại Ramadi (Iraq), các tay súng Chechnya đã từng choảng nhau với các tay súng người Iraq theo Nhà nước Hồi giáo.

Trong khi đó, số tay súng nước ngoài đào ngũ ngày càng tăng do chiến sự khốc liệt hơn trong mùa khô và nhiều tên ít cuồng tín hơn sợ chết khiếp trước hành động man rợ của Nhà nước Hồi giáo. Cách đây một tháng, khoảng 30-40 thi thể là tay súng nước ngoài bị cắt cổ được tìm thấy ở Raqqa.

Khó khăn cuối cùng của Nhà nước Hồi giáo là tình trạng khó quản lý hơn khi lãnh thổ chiếm đóng rộng hơn. Chiếm đất là một chuyện còn thiết lập bộ máy quản lý vùng đất đã chiếm lại là chuyện khác.

10 thời điểm then chốt trong nội chiến Syria

- 15-3-2011: Phe đối lập tổ chức biểu tình theo kiểu mùa xuân Ả Rập. Chính quyền Syria trấn áp. Nội chiến bùng nổ.

- 7-2011 và 9-2011
: Quân đội Tự do Syria (phe nổi dậy dân sự và quân đào ngũ) và Hội đồng Quốc gia Syria (cơ quan đấu tranh chính trị của phe đối lập) ra đời.

- 7-2012: Quân đội Tự do Syria đánh Damascus và Aleppo.

- 30-4-2013
: Hezbollah ở Lebanon thừa nhận đưa quân ủng hộ chính phủ Syria. Vệ binh Cách mạng Iran cũng ủng hộ chính phủ Syria.

- 21-8-2013: Quân đội Syria bị cáo buộc sử dụng chất độc hóa học. Tháng 9-2013, Hội đồng Bảo an ra Nghị quyết 2118 buộc Syria tiêu hủy kho hóa học.

- 1-2014: Phiến quân Nhà nước Hồi giáo (đã xuất hiện một năm nay) mở chiến dịch tấn công các phe nổi dậy khác để chiếm lãnh thổ.

-1-2-2014: Hội nghị Genève II về hòa bình giữa chính phủ Syria và phe nổi dậy kết thúc ngày 15-2-2014 trong thất bại.

- Mùa hè năm 2014: Từ Syria, Nhà nước Hồi giáo tấn công Iraq và tuyên bố thành lập nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria.

- 9-2014: Mỹ và liên minh mở rộng phạm vi ném bom chống Nhà nước Hồi giáo từ Iraq sang Syria.

- 1-2-2015: Sau hơn bốn tháng giao tranh, lực lượng người Kurd ở Syria tái chiếm Kobani và tiến quân về Raqqa, căn cứ của Nhà nước Hồi giáo.
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Tình hình Syria cập nhật - Page 3 26a4c410
Ba xe buýt được dựng thẳng đứng để tạo thành một bức tường ở giữa một đường phố ở Aleppo nhằm bảo vệ dân thường khỏi những tay súng bắn tỉa - Nguồn: Daily Mail
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Tình hình Syria cập nhật - Page 3 Kerry_11Ngoại trưởng John Kerry trong cuộc gặp Tổng thống Syria Bashar al-Assad tại Damascus ngày 21/02/2009 - Ảnh: News Busters
Nhiều đồng minh của Mỹ chưa hết ngỡ ngàng về phát biểu mới đây nhất của Ngoại trưởng John Kerry là Washington sẵn sàng đối thoại với Tổng thống Syria Bashar al-Assad thì cả Nhà Trắng lẫn Bộ Ngoại giao Mỹ đều đã vội vã phủ nhận nội dung này.

Đồng minh của Mỹ cho rằng Washington đã bắt đầu điều chỉnh chính sách đối với Syria nói chung và thái độ đối với ông Bashar al-Assad nói riêng. Nếu như thế sẽ là sự điều chỉnh chính sách rất cơ bản của Mỹ và nó sẽ có tác động rất mạnh mẽ tới toàn bộ diễn biến tình hình ở Syria cũng như cuộc chiến chống IS của liên quân do Mỹ cầm đầu. Họ không thể không lo ngại khi Mỹ tách nhóm để rẽ đi theo lối riêng. Câu hỏi mà họ muốn được trả lời là ông Kerry chỉ lỡ lời hay chính phủ Mỹ bắt đầu chuẩn bị dư luận cho sự điều chỉnh chính sách và thái độ nói trên.

Nhiều khả năng Mỹ vội vã làm như ông Kerry đã lỡ lời để trấn an đồng minh chứ thật ra thì đúng là Mỹ bắt đầu chuẩn bị dư luận cho việc điều chỉnh chính sách và thái độ. Biến động chính trị và an ninh ở Syria dai dẳng đã 4 năm nay và vị thế quyền lực của ông Bashar al-Assad ở Syria vững vàng hơn chứ không bị suy yếu đi, lại càng không thấy có khả năng phe chống đối có thể lật đổ được chính thể của ông Assad cho dù được Mỹ và đồng minh hậu thuẫn về mọi phương diện.

Quan hệ giữa Mỹ và Israel trở nên khúc mắc hơn và vấn đề hạt nhân của Iran đang có triển vọng sáng sủa được giải quyết. Tình thế ở khu vực này đã thay đổi đối với Mỹ và Mỹ vì thế phải tính đến việc điều chỉnh chính sách đối với Syria.

Tuy nhiên, ông Bashar al-Assad đã bác bỏ lời kêu gọi trên của Ngoại trưởng Mỹ; đồng thời nhấn mạnh rằng "các tuyên bố từ bên ngoài không liên quan đến chúng tôi".

Nguồn: Guardian
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Tình hình Syria cập nhật - Page 3 Presid10Tổng thống Bashar al-Assad tiếp ông Azmatullah Kolmohammadov
Theo SANA: Tại buổi tiếp Đặc phái viên Nga về vấn đề Syria Azmatullah Kolmohammadov, hiện đang ở thăm Syria, Tổng thống Bashar al-Assad khẳng định ông ủng hộ Nga trong nỗ lực tổ chức vòng đàm phán thứ 2 về cuộc khủng hoảng Syria tại thủ đô Moskva vào tháng tới. Tổng thống Bashar al-Assad bày tỏ sự tin tưởng vào Ban lãnh đạo Nga và tin rằng “những nỗ lực không ngừng nghỉ” của Nga có thể mang đến một giải pháp cho Syria. Tuy nhiên, ông Assad cũng chỉ ra những rào cản trong lộ trình đó, chủ yếu xuất phát từ việc một số nước trong khu vực và phương Tây tiếp tay cho các nhóm “khủng bố".

Về phần mình, ông Kolmohammadov cho rằng giới lãnh đạo Syria cần thực sự quyết tâm chấm dứt tình trạng đổ máu bằng tất cả những biện pháp có thể.

Cũng tại cuộc gặp, hai bên đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc Moscow và Damascus tiếp tục phối hợp và tham vấn để Nga có thể thành công trong nỗ lực tổ chức vòng đàm phán hòa bình thứ hai về Syria.
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Tình hình Syria cập nhật - Page 3 37746210Người Palestine tại trại tị nạn Yarmouk
Theo Daily Star: Ngày 01/4/2015, ông Anwar Abdel Hadi, quan chức phụ trách các vấn đề chính trị của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) tại Damascus, cho biết: Các tay súng IS đã phát động một cuộc tấn công và đã chiếm gần như toàn bộ trại tị nạn Yarmouk của người Palestine ở phía Nam thủ đô Damascus của Syria.

Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), IS đã kiểm soát "phần lớn" Yarmouk sau khi đụng độ với các nhóm Palestine vốn cũng chống đối chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Động thái này đánh dấu sự xâm nhập sâu nhất của IS vào thủ đô Damascus.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Tổng thống Assad tố Pháp hỗ trợ cho quân khủng bố ở Syria

Tình hình Syria cập nhật - Page 3 Funras10Tổng thống Assad trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình France 2 TV
ANTĐ - Tổng thống Syria Bashar Assad vừa lên tiếng cáo buộc Pháp đang hỗ trợ cho khủng bố ở nước này và cho rằng Paris không hề có một chút độc lập về chính sách với Washington.

“Pháp đã trở thành một vệ tinh cho chính sách đối ngoại của Mỹ trong khu vực và các chiến thuật của phương Tây đang dẫn đến bùng nổ thêm nhiều phần tử khủng bố ở Syria”, Tổng thống Assad trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình France 2 TV.

Trong bài phỏng vấn của mình, ông Assad cũng phủ nhận việc tấn công hoá học ở tỉnh miền tây bắc Idlib vào tháng trước và cáo buộc chính Mỹ đang tạo ra Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).

Ông Assad cũng không quên nói về sự thiếu hiệu quả của liên quân chống khủng bố: “Nếu bạn so sánh số lượng các đợt không kích được tiến hành bởi liên quân 60 nước cộng lại so với quân đội Syria, bạn sẽ thấy rằng nhiều khi chúng tôi còn tấn công nhiều gấp 10 lần liên quân trong một ngày. Phải mất vài tháng họ mới giành lại được thị trấn Kobani. Liệu như vậy có phải hiệu quả hay không? Rõ ràng họ đang không nghiêm túc và do đó, họ chẳng giúp đỡ được ai trong khu vực”.

Hiện tại, tình báo Syria và Pháp vẫn giữ liên lạc, nhưng không hề có trao đổi thông tin, ông Assad cho biết.

Khi được hỏi liệu Syria có phải là một nước dân chủ hay không, ông Assad cho biết con đường đến dân chủ vẫn là một quá trình dài, tuy nhiên, nếu so sánh với đồng minh của Mỹ ở Trung Đông là Ả-Rập Saudi thì Syria vẫn là một nước dân chủ.

Vào tháng trước, ông Assad cũng có một cuộc phỏng vấn với tờ Expressen của Thuỵ Sĩ và nhận định rằng châu Âu sẽ không thể an toàn trong khi các nước sân sau, đặc biệt ở vùng Địa Trung Hải và Bắc Phi, vẫn còn ở tình trạng hỗn loạn và đầy khủng bố.

“Tất cả những gì diễn ra ở châu Âu, ý tôi là các cuộc tấn công khủng bố, chúng tôi đã cảnh báo kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng. Chúng tôi đã có kinh nghiệm trong việc chống khủng bố được 50 năm. Họ không lắng nghe và những gì đã xảy ra được cảnh báo từ trước. Những gì chúng ta nhìn thấy ở Pháp ở Charlie Hebdo, tấn công liều chết ở Copenhagen, London, Tây Ban Nha 10 năm về trước, nó chỉ như bề nổi của tảng băng trôi. Chủ nghĩa khủng bố là một ngọn núi lớn”, Tổng thống Assad nhận định.

Vào năm ngoái, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã thừa nhận rằng nước này có cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi loạn ở Syria vào “một vài tháng trước đó”.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Quân đội Syria giành lại thị trấn chiến lược Maydaa từ phiến quân

Tình hình Syria cập nhật - Page 3 Syria10Binh sỹ quân đội Syria
TTXVN - Ngày 3/5, quân đội Syria đã giành lại toàn quyền kiểm soát thị trấn Maydaa và các làng mạc xung quanh tại khu vực Đông Ghouta ở ngoại ô thủ đô Damascus.

Hãng thông tấn chính thức SANA của Syria và kênh truyền hình Al Mayadeen của Liban dẫn các nguồn tin quân sự cho biết lực lượng quân đội Syria đã tiến hành các chiến dịch lớn, tiêu diệt hàng chục phiến quân tại khu vực này và giành lại quyền kiểm soát toàn bộ thị trấn Maydaa, cắt đứt tuyến đường tiếp tế cuối cùng cho các nhóm phiến quân tại phía Đông Damascus.

Thị trấn Maydaa nằm trên tuyến đường thường được phiến quân sử dụng để cung cấp lương thực và tăng viện cho khu vực thành trì ở phía Đông Damascus.

SANA dẫn một nguồn tin quân sự đánh giá rằng việc giành lại thị trấn Maydaa là "yếu tố quan trọng giúp quân đội Syria giành thêm nhiều chiến thắng cho tới khi tiễu trừ toàn bộ các phần tử khủng bố tại khu vực ngoại ô phía Đông Damascus."

Cùng ngày, quân đội Syria cũng tiêu diệt nhiều phần tử khủng bố, thu giữ nhiều vũ khí và đạn dược tại thị trấn Sa'sa nằm ở phía Tây Nam Damascus, đồng thời tiếp tục triển khai một chiến dịch quân sự khác nhằm vào các nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan Mặt trận al-Nusra và Jaish al-Fat'h tại khu vực Kafir ở ngoại ô thành phố Idlib.
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Tình hình Syria cập nhật - Page 3 Assad_10
Syria: Đấu trường tiếp theo cho Putin khẳng định chiến thắng? Ảnh: Khaled al-Harir
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Nga tham chiến, IS có còn lộng hành?

Tình hình Syria cập nhật - Page 3 Clip_i10Với khả năng không kích của Nga thì lực lượng IS “diễu hành” như thế này là tự sát
Nếu như Nga tham gia không kích IS, hỗ trợ Syria thì cuộc chiến sẽ đi vào thực chất.

Syria có một địa chiến lược quan trọng mà từ đó có thể gây ảnh hưởng đến Đông Địa Trung Hải, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq và Israel.

Syria còn hấp dẫn bởi đi qua lãnh thổ của nó là những đường ống dẫn dầu. Những đường ống dẫn dầu từ Iraq qua Syria và bán đảo A Rập đến các cảng Địa Trung Hải của Thổ Nhĩ Kỳ, Leban và của chính Syria. Vai trò chiến lược của hệ thống đường ống và bến cảng của Syria cho việc phân phối hydrocarbon từ Iraq và bán đảo Ả Rập đến Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Vì thế, Mỹ, phương Tây quan tâm đến Syria như một khu vực trọng yếu trong chiến lược toàn cầu.

Tiêu diệt IS hay mở đường cho "Nhà nước hồi giáo"?

Sau khi ý đồ tấn công nhanh vào Syria buộc phải dừng lại để đổi lấy giải trừ vũ khí hóa học, Mỹ và phương Tây tận dụng cuộc chống khủng bố IS để tiến hành đánh sập chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad.

Họ đã hợp thức hóa sự xuất hiện của không lực Mỹ và các nước thù địch Syria trong vùng trời của Syria. Các vụ đánh bom tiêu diệt IS của liên quân do Mỹ đứng đầu, trên thực tế, nhằm tiêu diệt cơ sở hạ tầng của đất nước Syria, đồng thời, với sự nổi dậy của nhiều lực lượng đối lập được hỗ trợ của Mỹ, phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ…đất nước Syria đã bị phá hủy và kiệt quệ trong khi lực lượng IS thì càng bị không kích càng mạnh, càng chiếm nhiều vùng trên lãnh thổ của Syria.

Lực lượng trung thành với chính phủ Assad đang phải chiến đấu chống lại nhiều kẻ thù, mà mạnh nhất trong số đó là Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và Mặt trận al-Nusra. Chỉ có Nga và Iran là các đồng minh quốc tế của chính quyền Syria, còn lại tất cả các nước Ả-rập ở vùng Vịnh Ba Tư, theo Mỹ đều ủng hộ cho đội quân mà họ gọi là lực lượng nổi dậy “ôn hòa” ở Syria nhằm lật đổ Tổng thống Assad.

Các lực lượng chính phủ Syria không thể chủ động hoạt động trên tất cả các hướng và đã bị kiệt quệ bởi chiến tranh kéo dài. Nguồn nhân lực đang đến hồi cạn kiệt, còn ở đối phương thì ngày càng lớn mạnh, bởi có thể huy động người dân ở ngay những đất đất nước đã bị hủy diệt hoặc bán hủy diệt, nơi không còn một viễn cảnh nào ngoài khả năng trở thành chiến binh hoặc thử vận may của mình ở nơi người di cư, tị nạn.

Hàng tháng có khoảng vài nghìn chiến binh được đào tạo trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ và các chế độ quân chủ A Rập khác, gia nhập không chỉ vào IS trên lãnh thổ của Syria. Tình thế đó buộc Damascus phải rút lui chiến lược để bảo vệ những vùng trọng điểm phía Tây đất nước. Và đương nhiên, “các khu vực tự do” trên lãnh thổ xuất hiện mà dưới sự bảo trợ của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước thù địch khác, trong tương lai chúng có thể trở thành cơ sở để xây dựng các kết cấu chính phủ "dân chủ" mới.

Ai cũng biết, tấn công IS mà không dùng lực lượng trên bộ là không hiệu quả, không giải quyết tận gốc IS. Liên quân 60 quốc gia theo Mỹ chống IS nhưng không một quốc gia nào đưa lực lượng trên bộ đến chiến trường Iraq, Syria. Trong khi đó quân đội Syria của Tổng thống Assad chống IS hiệu quả nhất thì bị loại trừ.

Không những thế, lực lượng người Kurd gây cho IS khốn khó nhất thì khi tham gia không kích, Thổ Nhĩ Kỳ thay vì mục tiêu là IS lại nhắm ngay vào lực lượng người Kurd. Khi Nga gửi vũ khí, trang bị và cố vấn quân sự cho Syria để chống IS thì Mỹ và Liên minh chống IS phản đối quyêt liệt, đe dọa, cô lập Nga…

Tại sao có điều này? Đơn giản là Mỹ chỉ chấp nhận Nga vào liên minh chống IS dưới sự chỉ huy của Mỹ và loại bỏ Tổng thống Assad. Trong khi đó, Nga sẽ tiêu diệt tận gốc IS không thương tiếc để hỗ trợ, bảo vệ chế độ Assad, điều này ngược với ý đồ Mỹ.

Vậy, Mỹ và liên quân thực hiện chiến dịch quân sự trên lãnh thổ Syria là để tiêu diệt IS hay lật đổ chính quyền Tổng thống Assad, đâu là mục tiêu chính? Mỹ muốn tiêu diệt tận gốc IS và các nhóm khủng bố hay khai quang cho các “Nhà nước” Hồi giáo ra đời?

Không khó để trả lời đúng câu hỏi này.

Ngày 14-9 vừa qua, các hãng tin phương Tây đưa tin, Nga đã đưa 7 chiếc xe tăng T-90 kèm với một số loại pháo đến khu vực sân bay Latakia, Syria. Khoảng 200 lính thủy đánh bộ Nga cũng được điều động tới sân bay nói trên và xây dựng các khu nhà tạm, một trạm kiểm soát không lưu di động và một hệ thống phòng không. Và rồi mới đây Mỹ phanh phui vụ Nga đưa tiếp 4 trực thăng chiến đấu hiện đại sang Syria…

Chuyện đó thì không có gì bất ngờ bởi Nga công nhận việc viện trợ vũ khí trang bị cho chính quyền Tổng thống Assad là “truyền thống lâu đời” mà không phải bây giờ. Có điều trong tình thế Syria bị nguy kịch bởi các vụ không kích của liên quân và các cuộc tấn công của quân khủng bố IS, lực lượng đối lập, được sự hỗ trợ của nước ngoài mạnh mẽ thì điều đó mới khiến ta quan tâm.

Ngày 16/9, Đại sứ Syria tại Liên hợp quốc Bashar Ja'afari cho rằng Nga cần tiến hành các cuộc không kích nhằm vào nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria.

Ngày 17/9, Ngoại trưởng Syria Walid al-Muallem tuyên bố chính quyền Damascus có thể sẽ đề nghị Nga triển khai các lực lượng quân sự trên lãnh thổ nước này trong trường hợp cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ. Hiện nay Syria vẫn đang làm chủ tình hình và vấn đề cần nhất chính là đạn dược và các loại khí tài hiện đại để đủ năng lực đối phó với các loại vũ khí tiên tiến mà các nhóm khủng bố đang sử dụng.

Đây là những đề nghị cực kỳ nhạy cảm đồng thời là một cú sốc sợ hãi cho lực lượng IS trên lãnh thổ Syria.

Với khả năng không kích “ngay và luôn” của không quân Mỹ thì lực lượng IS “diễu hành” như này là tự sát.
Đối đầu với Nga là đánh nhau thật chứ không phải đánh trận giả như với Mỹ và liên quân lâu nay. Không có cảnh quân khủng bố mà hành quân trên xe Toyota cờ dong trống mở đi hàng trăm km mà vẫn vô sự.

Khả năng không kích của Nga có thể không “ngay và luôn” như Mỹ, nhưng kinh nghiệm tiêu diệt khủng bố tại Chechnya và sự phát triển vũ khí Nga, đặc biệt, quyết tâm chiến đấu của Nga khác Mỹ.

Hình thức tác chiến: không kích Nga+lực lượng bộ binh Syria+vũ khí Nga+cố vấn Nga, chắc chắn sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho IS.

Giờ đây, nếu như khi Nga và Iran tham gia không kích chống IS (không nằm trong liên minh do Mỹ chỉ huy) thì cuộc chơi địa chính trị tại Trung Đông đã đi vào thực chất hơn.

      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Tình hình Syria cập nhật - Page 3 10274910
Bà Bouthaina Shaaban, cố vấn cấp cao của Tổng thống Syria, Bashar al-Assad, cho biết Mỹ và Nga đã đạt được một thỏa thuận ngầm nhằm tìm giải pháp cho cuộc xung đột ở Syria - Nguồn: Sputnik
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Tại sao Mỹ bất an, khi Nga tham chiến tại Syria?

Tình hình Syria cập nhật - Page 3 Clip_i11Chính quyền của Tổng thống Assad chưa bị lật đổ như Lybia, Iraq mới ngạc nhiên!
Nếu Mỹ chần chừ vì lo ngại mà không cho Nga tham gia vào liên minh chống IS thì Nga sẽ không kích đơn phương và lập liên minh riêng với Iran.

Xét về tình thế, hiện nay, quân đội Syria phải đối đầu trực tiếp với 3 lực lượng trên bộ, gồm IS, Nusra-al Qaeda và lực lượng “Quân đội Syria tự do”, còn trên không thì bao gồm một liên minh do Mỹ cầm đầu của gần 60 quốc gia.

Ba lực lượng này được Mỹ, phương Tây, các nước Trung Đông, tùy theo lợi ích liên quan, họ hỗ trợ, viện trợ vũ khí tối tân hiện đại. Chẳng hạn Thổ Nhĩ Kì thì cho IS để chống lại người Kurd, Mỹ thì cho quân đội Syria tự do…

Gần 4 năm trời, quân đội Syria chống đỡ và tồn tại được như bây giờ là cực kỳ oanh liệt, Tổng thống Assad vẫn không bị lật đổ như tuyên bố của Mỹ-phương Tây và các quốc gia Trung Đông cũng là người hùng đáng trân trọng thay vì như Gaddafi hoặc Hussein.

Vào lúc khi quân đội Syria của Tổng thống Assad chỉ còn giữ được 30% lãnh thổ phía Tây đất nước thì Nga can thiệp quân sự. Nga can thiệp bằng cách: Một, viện trợ cấp tập vũ khí trang bị hiện đại cho quân đội Syria. Hai, biến quân cảng Tartus thành căn cứ Hải quân và sân bay Latakia thành căn cứ không quân. Ba, không kích IS.

Hành động quân sự của Nga tại Syria đã khiến Mỹ có thể nói là giật mình, lo lắng. Tại sao lại như vậy?

Thứ nhất là Mỹ đang luống cuống chưa biết đưa lực lượng nào lên nắm chính quyền khi chính quyền Assad sụp đổ, dù đã bỏ ra bao thời gian, công sức, tiền của để chuẩn bị.

Mỹ đã bỏ ra 500 triệu USD để huấn luyện lưc lượng “Quân đội Syria tự do” chừng 5000 người, dùng lực lượng này để thay thể chính quyền Assad khi lật đổ. Khi về Syria lực lượng này đã bị bắt hoặc đầu hàng IS và Nusra-al Qaeda, hiện chỉ có 4-5 người. Theo như tướng Lloyd J. Austin III Mỹ báo cáo trước UB quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ thì đây là “kỷ lục cho quá trình đào tạo tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại”. Vậy nếu Assad bị lật đổ thì IS sẽ hưởng lợi lớn, khi Mỹ “chỉ là ném bom, đánh thuê” cho IS mà thôi.

Thứ hai là qua hơn 6 ngàn vụ không kích IS thì Mỹ rõ hơn ai hết thực chất của việc không kích hiệu quả ra sao. Chắc chắn 100% là nếu Mỹ toàn tâm toàn ý không kích IS thì IS không thể trụ nổi vài tuần.

Huống chi, trên chiến trường Syria quân đội Syria được sự hỗ trợ của Iran, Hezbollah là lực lượng bộ binh mạnh nhất, trung thành nhất. Nếu lực lượng này được cấp vũ khí hiện đại, được sự hỗ trợ tấn công từ trên không của không quân Nga thì bảo đảm IS và quân nổi dậy sẽ tan nát nhanh chóng.

Đó là lý do vì sao Mỹ tìm cách để Nga không thành lập một liên minh mới chống IS bao gồm Nga, Iran và ngay cả cho Nga vào liên minh, Mỹ cũng đang chần chừ lo ngại, bởi nếu IS bị tiêu diệt thì đối thủ còn lại sẽ bị quân của Assad tiêu diệt dễ như “bẻ cành củi khô”.

Thứ ba là thế giới ai cũng đều hiểu rõ sự mất ổn định ở Syria gây ra cuộc khủng hoảng di cư, tị nạn lớn nhất sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 là do nội chiến và IS lộng hành. Mỹ thừa biết điều này và do có chủ ý riêng nên Mỹ đã để tình hình trở nên dây dưa, kéo dài mà chưa thể kết thúc theo ý muốn. Nếu Nga xuất hiện, can thiệp bằng quân sự, IS cơ bản bị tiêu diệt thì sớm muộn tình hình sẽ ổn định, lúc đó vai trò, ý đồ của Mỹ trong thời gian qua bị bộc lộ lên tất cả.

Tổng thống Putin sẽ “3 mặt 1 lời” với Mỹ ngay tại ĐHĐLHQ vào ngày 28/9 tới. Lúc đó, Mỹ hoặc là hợp đồng tác chiến với Nga để không kích IS hoặc là Nga đơn phương hay thành lập liên minh mới để không kích IS. Cả hai đều có lợi đến sự tồn tại của chính quyền Assad mà Mỹ luôn làm mọi cách để Assad phải ra đi.

Cuối cùng là tại chiến trường Syria, Nga sẽ thắng.

Syria không phải là Apganixtan. Tại Apganixtan, Mỹ đường đường chính chính viện trợ vũ khí cho Taliban nhưng với IS thì Mỹ không thể. Tại đó chiến trường nó khác, lực lượng thân Nga quá yếu kém, vũ khí công nghệ cao chưa xuất hiện nhiều, trong khi tại Syria, Nga có căn cứ Hải quân, Không quân, Nga có lực lượng không kích mạnh, hiện đại và lực lượng bộ binh là quân đội Syria đủ sức đánh bại IS và quân nổi dậy. Nga không chịu áp lực vì không có lính bộ binh tham gia, cũng như Mỹ, Nga tác chiến trên không như “đại bàng đi săn trên thảo nguyên” vì họ làm chủ vùng trời. Chiến thuật này, Mỹ, NATO làm được thì Nga cũng làm được. Nói chung Nga có ưu thế hơn Mỹ để diệt IS và Mỹ lo sợ là Nga sẽ làm được điều này.

Nếu như Tổng thống Mỹ Obama đã từng nói: “Tại sao lại phải ném bom vào người của mình” thì khi thấy Nga cứ không kích túi bụi, không thương tiếc vào “đứa con hoang” của mình thì ai không xót.

Mỹ không ngồi nhìn để cho Nga hành động. Mỹ yêu cầu Bulgary, Hy lạp không cho máy bay Nga qua không phận đến Syria…

Nga thì đang tức giận, mất kiên nhẫn trước sự chần chừ của Mỹ trong việc để Nga vào liên minh hay không. Nga tuyên bố, nếu Mỹ từ chối liên minh với Nga thì Nga sẽ không kích đơn phương.

Rõ ràng Mỹ đã bị Nga dồn vào thế phải tự bộc lộ mình.

      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Theo RT: Bộ Quốc phòng Nga vừa cho công bố đoạn video cảnh máy bay quân sự nước này tấn công IS tại Syria.

      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Tình hình Syria cập nhật - Page 3 D987d910
Theo Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu Nga, Thượng tướng Andrei Kartapolov. Trong ba ngày không kích liên tiếp của Nga tại Syria đã làm suy giảm đáng kể tiềm lực chiến tranh của IS, phá hủy hạ tầng cơ sở, vật chất kỹ thuật của chúng, tạo ra tình huống hỗn loạn và phức tạp trong hàng ngũ lực lượng khủng bố ở Syria. Các chiến binh IS bắt đầu bỏ vị trí, có khoảng 600 tên đang tìm đường đào thoát sang châu Âu - Nguồn: SANA
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Đòn tấn công phủ đầu rúng động Trung Đông

Tình hình Syria cập nhật - Page 3 Don-ta10Máy bay cường kích Su-25 tham gia không kích ở Syria
20 phi vụ trong trận phủ đầu không là gì so với hơn 7.000 vụ của liên quân Mỹ, nhưng Trung Đông đã có một “cảm giác lạ”.

Ngay sau khi được Thượng viện Nga đồng ý để lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga tác chiến tại Syria, Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh Quân đội và Hải quân Liên Bang Nga Vladimir Putin ra lệnh tấn công.

Lực lượng không quân Nga đã ém sẵn tại căn cứ Latakia xuất kích “tấn công phẫu thuật” vào 8 vị trí của IS tại tỉnh Homs Syria với 20 phi vụ. Đây là những vị trí được coi như là căn cứ, sở chỉ huy đầu não của quân khủng bố IS tại miền Trung Syria.

Kết quả là các trung tâm chỉ huy, trung tâm truyền tin liên lạc, các kho chứa nhiên liệu, vũ khí đạn dược, dầu nhờn…đều bị tiêu diệt, phá hủy hoàn toàn (tin của Bộ quốc phòng Nga) đã được lực lượng mặt đất-quân đội Syria kiểm chứng.

20 phi vụ trong trận phủ đầu không là gì so với hơn 7.000 vụ của liên quân Mỹ, nhưng điều đáng nói ở đây là Trung Đông đã có một “cảm giác lạ” khi nghe tiếng gầm rú của SU-24 Nga, tiếng hú của của bom, tên lửa Nga trên bầu trời, mặt đất Trung Đông.

Một thế lực hùng mạnh khác Mỹ, đang xuất hiện.

Nga khẳng định với Mỹ bài học về thế giới đa cực!

Đây là lời bình của báo Sự thật-Nga.

Thứ nhất Nga đã từng gửi đi một tín hiệu rất rõ ràng là hành động quân sự của Nga ở Syria là độc lập, tự chủ, vì an ninh Nga, vì an ninh đồng minh, phù hợp luật pháp quốc tế mà không phụ thuộc Mỹ, không cần được Mỹ cho phép hay không.

Nga đã từng đề nghị với Mỹ gia nhập liên minh chống IS nhưng Mỹ không đồng ý, Nga tuyên bố nếu không thì Nga sẽ lập liên minh riêng và không kích IS đơn phương, Mỹ chần chừ.

Sự chần chừ của Mỹ làm Nga mất hết kiên nhẫn và Nga đơn phương không kích IS như đã tuyên bố.

Tất nhiên, Mỹ-NATO và giới quân sự Ả rập theo dõi sát sao 20 phi vụ không kích của lực lượng không quân-vũ trụ Nga “ra sân đấu” lần đầu tiên “không nháy mắt” vì được thông báo trước 1 giờ.

Chiến thuật “tấn công phẫu thuật” kiểu Nga ra sao; sự hỗ trợ của vệ tinh cho vũ khí công nghệ cao như thế nào…chắc chắn đã khiến cho các quan chức quân sự Mỹ-NATO mãn nhãn và ngay sau đó Mỹ lập tức điện đàm với Nga để thiết lập đường dây quân sự để tránh đụng độ lầm giữa không lực 2 bên.

Té ra một cuộc tập trận, khác hoàn toàn với một chiến dịch thật mà lâu nay Mỹ độc quyền. Hình ảnh Video cho thấy sự khủng khiếp của không quân-vũ trụ Nga cũng không kém cạnh Mỹ.

Đến đây, dù muốn hay không Mỹ phải chấp nhận, “chung sống” với một thế lực khác tại Syria là Liên bang Nga.

Cuộc không kích đơn phương của Nga đã gửi cho Mỹ một điều, rằng, hợp tác với nhau để cùng có lợi thì hợp tác, còn không thì Nga sẽ đi theo con đường riêng của mình mà không sợ bất kỳ thế lực nào. Đó chính là nguyên tắc hành động trong một thế giới đa cực mà chính Nga là một cực trong đó.

Rất nhiều chuyên gia quân sự cho rằng những tuyên bố và hành động của Nga chỉ là đòn gió nhằm 2 mục đích là cứu vãn chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad đang đến hồi mất hết đất đai lãnh thổ và ngăn cản ý đồ của Mỹ-NATO mở vùng cấm bay trên bầu trời Syria.

Té ra việc Nga kéo lực lượng phòng không hiện đại qua Syria trong khi IS không có lực lượng không quân đã khiến cho sự nghi ngờ của Tư lệnh NATO càng có cơ sở và đến khi không kích xảy ra mới biết đó chính là lực lượng dự bị chiến lược phòng hậu họa bất trắc của Nga.

Vậy hậu họa bất trắc là gì? Trước đây Mỹ-NATO đã từng răn đe Nga rằng, nếu Nga tấn công vào lực lượng đối lập (được Mỹ-NATO ủng hộ) thì họ sẽ tấn công vào lực lượng Assad. Và vì thế sau đợt không kích của Nga, giới truyền thông phương Tây tuyên truyền rằng có vẻ như 8 mục tiêu đó không phải là IS, rồi 36 dân thường bị chết…

Vậy thì giả sử như mục tiêu đó không phải là IS thật thì liệu không quân Mỹ và liên minh có tấn công vào quân đội Syria-đôi chân Nga trên mặt đất, hay không khi hệ thống phòng không hiện đại của Nga và Syria giăng sẵn?

Đương nhiên, Mỹ-NATO và các thế lực khác sẽ không ngồi nhìn để cho Nga tự tung tự tác, vì thế, chắc chắn Nga sẽ thực hiện chiến lược đánh nhanh thắng nhanh. Chỉ cần đánh thiệt hại nặng IS, đánh sập quy mô “khủng bố cấp nhà nước IS” thành “nhóm khủng bố”, tạo ra một vị trí, vị thế, vững chắc cho chính quyền Assad là thắng lợi to lớn, bước đầu, ngoạn mục của Nga và đến đó, cuộc không kích của Nga sẽ kết thúc.

Tuy nhiên, với Nga chưa phải là tất cả, việc xuất hiện 2 căn cứ Hải quân và không quân tại Syria thì tấn công IS chỉ là nước cờ đầu trong nước cờ chiến lược toàn cầu của Liên bang Nga.

Đó cũng là lý do khiến Trung Đông rúng động trước hành động quyết đoán, dũng mãnh của Nga.

      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Chỉ sau 5 ngày, chiến dịch không kích của Nga đã khiến IS ở Syria chịu những tổn thất nặng nề hơn nhiều so với chiến dịch của Mỹ kéo dài cả năm qua. Những kết quả tích cực này của Nga dường như đang khiến mục đích thật của Mỹ tại Syria dần được phơi bày. Nó cho thấy chiến dịch không kích IS của Mỹ và phương Tây được thực hiện ở Syria không phải là nhằm tiêu diệt IS mà ngược lại là nhằm trợ lực cho IS trong việc lật đổ chế độ Tổng thống Bashar al-Assad. Nếu mục đích này được thực hiện thành công, Mỹ sẽ xây dựng được “bàn đạp” cực kỳ quan trọng để gây bất ổn khu vực phía Nam của Nga và toàn bộ Trung Á.

Tình hình Syria cập nhật - Page 3 0510_s10
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Tình hình Syria cập nhật - Page 3 56124d10

Theo RT: Trong 24 giờ qua, Không quân Nga tại Syria đã 25 lần xuất kích để tấn công 9 cơ sở của IS, phá hủy 30 phương tiện, trong đó có một số xe tăng T-55, san phẳng một trung tâm chỉ huy và một trung tâm liên lạc của IS.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Mùa thu Syria có làm lụi tàn 'Mùa xuân Ả rập'?

Tình hình Syria cập nhật - Page 3 _5162410Biếm hoạ của truyền thông Nga miêu tả trạng thái của tình báo Mỹ, IS và lực lượng đối lập ở Syria
Nếu như không quân Mỹ không thể hoạt động trên không phận của Syria thì coi như vai trò chống IS của Mỹ tại Syria chấm dứt.

Nếu như ai đó cho rằng sức mạnh quân sự của Mỹ đã sụt giảm nghiêm trọng nói chung và tại chiến trường Syria trước IS nói riêng…so với Nga thì người đó hoặc là thiếu hiểu biết, hoặc là quá ngây thơ.

Sức mạnh, thực lực quân sự, khả năng tiêu diệt khủng bố bằng không kích, “tấn công phẫu thuật” của Mỹ còn trên Nga nhiều tầng. Máy bay không người lái của Mỹ ở độ cao 18 km vẫn phát hiện được người ngồi trên ô tô nghe Radio băng tần nào…thì trên chiến trường sa mạc Nga không xứng tầm với Mỹ về trinh sát, phát hiện mục tiêu, vũ khí thông minh…

Thế nhưng, tại sao trên chiến trường Syria, Mỹ và đồng minh đã không kích suốt 1 năm, chính quyền Assad đã mất 2/3 lãnh thổ và phải co về phía Tây lại bị Nga “chiếm quyền kiểm soát” dù chỉ mới xuất hiện trên danh nghĩa 1 tuần? Giải thích cho điều này không thể từ so sánh lực lượng, mà là 2 vấn đề khác.

1- Mỹ “bắt cá 2 tay”

Đối tượng tác chiến chiến lược của Mỹ và đồng minh trên chiến trường Syria là lực lượng Assad với mục tiêu lật đổ chính quyền Assad của nước Cộng hòa Hồi giáo Syria, còn lực lượng khủng bố nhà nước hồi giáo (ISIS) là mục tiêu tấn công danh nghĩa.

Mỹ và đồng minh lợi dụng IS, tạo điều kiện tồn tại cho IS, để IS tấn công quân đội Syria như một “lực lượng mặt đất” của Mỹ và đồng minh.

Lực lượng đối lập với chính quyền Assad được hỗ trợ, xây dựng đào tạo từ các tổ chức hồi giáo cực đoan…nổi dậy, bạo loạn chống chính quyền; Mỹ và đồng minh can thiệp bằng không kích, lập khu vực cấm bay…là những “con én” làm nên “mùa xuân Ả rập”.

Tuy nhiên tại Syria, trong “đàn én” đó có một “con quạ IS” mà như Tổng thống Putin đã chỉ rõ “ IS nó không ngu như các ngài tưởng”, vì thế “mùa xuân Ả rập” ở Syria đã vội lụi tàn bởi một “mùa thu nước Nga” (can thiệp quân sự của Nga vào mùa Thu 2015) mà IS là nguyên nhân cốt lõi.

Sách lược của Mỹ với IS và Syria đã khiến Mỹ và đồng minh, ngoài cuộc khủng hoảng di cư, tỵ nạn khiến châu Âu lao lý như đã biết, thì họ còn dính 2 đòn nặng khó cưỡng.

Thứ nhất là uy tín của nước Mỹ xuống thấp, lòng tin vào Mỹ bị hao hụt.

Trong mắt Trung Đông thì Mỹ đã thất bại khi không tiêu diệt được IS. Với vũ khí công nghệ cao, hiện đại…Mỹ tấn công, làm mưa làm gió trên vùng trời Syria trong 1 năm trời với hơn 7.000 vụ không kích nhưng kết quả không bằng 1 tuần không kích của Nga?

Không bao giờ, nhưng vì Mỹ “bắt cá 2 tay” theo học thuyết “hỗn loạn có điều khiển” cho nên các quốc gia Trung Đông không còn tin cung cách chống khủng bố của Mỹ. Đến mức, Iraq hiện tại, chính quyền do Mỹ sinh ra, nuôi dưỡng, nhưng trước sự đe dọa của IS cũng kêu gọi Nga giúp đỡ, chấp nhận chia sẻ tin tức tình báo với Nga khiến Mỹ cay đắng.

Thứ hai là, có thể nói, chính cuộc không kích của Nga đã phơi bày sự thật hành vi, hành động chống IS của Mỹ và đồng minh bấy lâu nay trên chiến trường Syria và Iraq.

Nếu như đối tượng tác chiến chiến lược của Mỹ là quân đội Assad, để lật đổ chính quyền Damascus, thì đối tượng tác chiến chiến lược chính, trước, của Nga là lực lượng đối lập được Mỹ và các thế lực khác hỗ trợ, để bảo vệ chính quyền Damascus, còn IS là sau, lâu dài. (Chính vì thế, tấn công phủ đầu là đòn có tính chất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thành bại của chiến dịch, thì Nga “ưu tiên” dành cho lực lượng đối lập tại Homs trong ngày 30/9 như Mỹ và đồng minh la lối).

Tất cả các lực lượng nổi dậy chống Assad và IS đều là kẻ thù cần phải tiêu diệt không nương tay của Nga, cho nên Nga không kích, thì dù kém mấy cũng gây hậu quả trông thấy với IS thay vì “ném bom vào sa mạc” như Mỹ và đồng minh trong thời gian qua.

Như vậy cuộc chống khủng bố IS người ta trông vào Nga chứ không phải Mỹ. Nga đang chứng tỏ vai trò cường quốc của mình.

2- Cũng nhân danh chống IS nhưng liên quân Mỹ và Nga nhảy vào Syria khác nhau


Mỹ và đồng minh vốn quen hành xử theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé” trong quan hệ quốc tế với Trung Đông, nghĩa là theo ta thì tồn tại, không theo là lật đổ… như đã từng ở Iraq, Lybia.

Nhân danh chống IS, Mỹ và liên minh bất chấp chính phủ hợp hiến, hợp pháp của Cộng hòa Hồi giáo Syria có đồng ý hay không, đưa không quân đến làm mưa làm gió trên không phận Syria, đe dọa lập ra vùng cấm bay…Vậy thử hỏi Mỹ và các nước đồng minh…rằng, IS đang hoành hoành ở Liên bang Nga đấy, các vị có hành xử như ở Syria, ngang nhiên đưa không quân vào đó không kích hay không?

Nga nhân danh chống IS và được chính phủ nước Cộng hòa Hồi giáo Syria mời đưa lực lượng sang chống IS, vì thế, hành động quân sự của Nga tại Syria là hợp pháp, cho nên, Nga và chính quyền Damascus có thể tuyên bố vùng cấm bay bất kỳ nào trên vùng trời Syria. Tất cả không quân nước khác không có quyền bay vào không phận chủ quyền Syria khi chưa được phép.

Thực tế vùng trời Syria hiện nay do lực lượng không quân Nga và Syria kiểm soát. Chưa tin thì hỏi 4 chiếc máy bay F-5 của Israel và máy bay A-10 của Mỹ khi bị SU-30SM của lực lượng không quân Nga yêu cầu rời khỏi không phận.

Không những thế, mới đây, Cục trưởng Cục tác chiến Quân đội Nga, Đại tướng Andrei Kartapolova nói: “Chúng tôi đề nghị Mỹ rút khỏi khu vực chiến sự ở Syria các chuyên gia, các cố vấn, cũng như các nhân viên có giá trị, những người đã được đào tạo, huấn luyện bằng tiền của người nộp thuế Hoa Kỳ. Chúng tôi cũng khuyến nghị dừng các chuyến bay trong khu vực hoạt động của các máy bay của chúng tôi” (theo rusvesna.su).

Bộ trưởng ngoại giao Nga nói không sai “Nga là người lịch sự, chỉ đến khi được mời”, trong khi Mỹ là người không được mời mà đến và do đó đang được Nga đẩy khỏi khu vực Syria.

Như vậy, mùa Thu năm 2015 tại Syria thế trận đã thay đổi lớn khi Mỹ phải nhường vai trò chính cho Nga và đó cũng báo hiệu “mùa Xuân Ả rập” đã bị lụi tàn.

      
CNTT
CNTT Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 262

Danh vọng : 625

Uy tín : 58

Tất cả những gì cần biết về cường kích Sukhoi Su-34

Sukhoi Su-34 là mẫu máy bay tiêm kích ném bom vừa gieo rắc nỗi kinh hoàng cho Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Syria. Su-34 có nhiều tên gọi khác nhau như " Hộ vệ bầu trời" (Fullback theo cách gọi của NATO) hay " Xe tăng bay" nhưng tất cả đều nhằm ám chỉ sức công phá khủng khiếp của nó trong mỗi cuộc không kích. Mặc dù hiện tại Su-34 mới chỉ được Không quân Nga khai thác nhưng theo thông tin từ tập đoàn xuất khẩu vũ khí Ukroboronprom của Ukraine thì trong tương lai, Việt Nam có thể sẽ mua dòng máy bay cường kích hạng nặng này để thay thế cho phi đội Su-22 già cỗi. Để có cái nhìn chi tiết hơn về Sukhoi Su-34, mời các bạn xem Infographic cùng video giới thiệu dưới đây:

Tình hình Syria cập nhật - Page 3 3155727_Su-34


Nguồn: Tinh tế
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Tình hình Syria cập nhật - Page 3 56274310Tổng thống Syria bất ngờ thăm Nga
RT dẫn lời Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 21/10 cho biết: Tổng thống Syria Bashar al-Assad bất ngờ tới Moscow để hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin về chiến dịch quân sự của Nga tại Syria. Tại cuộc gặp, ông Assad khẳng định, bất kỳ hành động quân sự nào của Nga và Quân đội Syria cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy các biện pháp chính trị cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria.

Ông Assad cũng gửi lời cảm ơn Tổng thống Nga Putin về sự hỗ trợ của Nga và nhấn mạnh, Nga đang giúp tạo dựng một Syria đoàn kết và độc lập.

Đáp lại, ông Putin bày tỏ cảm ơn người dân Syria vì sự đóng góp của họ cho cuộc chiến chống khủng bố; đồng thời kêu gọi một giải pháp chính trị với sự tham gia của tất cả các bên tại Syria để chấm dứt chiến tranh.
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Tình hình Syria cập nhật - Page 3 10295710
Quân đội Syria vừa giành lại quyền kiểm soát tuyến đường cao tốc quan trọng mang tính chiến lược nối thành phố Aleppo với Al-Salamiyah của tỉnh Hama từ tay IS - Nguồn: Sputnik
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Tình hình Syria cập nhật - Page 3 _8661410
Quân đội Syria đã phá vỡ vòng vây kéo dài hơn 1 năm qua của IS xung quanh căn cứ không quân Kuwairis ở tỉnh Aleppo, miền Bắc nước này - Nguồn: BBC
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Tình hình Syria cập nhật - Page 3 Cukgfo10Tình hình Syria cập nhật - Page 3 56546010
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố việc Thổ Nhĩ Kỳ phóng tên lửa bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Nga là một tội ác và Nga không thể dung thứ. Ông Putin khẳng định chiến đấu cơ của Nga không hề đe dọa gì đến lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ mà họ đang thực hiện sứ mệnh chống khủng bố ở Latakia, Syria. Tổng thống Putin khẳng định vụ bắn hạ máy bay Nga là "một sự đâm sau lưng Nga do những kẻ đồng lõa với khủng bố tiến hành". "Chúng tôi đang phân tích mọi thứ. Bi kịch ngày hôm nay sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, trong đó có quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi đã luôn đối xử với Thổ Nhĩ Kỳ như một nước bằng hữu". Nhà lãnh đạo Nga cũng chỉ trích phía Thổ Nhĩ Kỳ: "Thay vì ngay lập tức liên hệ với chúng tôi, phía Thổ Nhĩ Kỳ đã đề nghị các đồng minh NATO thảo luận về vụ việc, cứ như thể chúng tôi bắn hạ máy bay của họ, trong khi thực tế là họ đã bắn hạ máy bay của chúng tôi". Nguồn: RT
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 3 trong tổng số 6 trang]

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6  Next

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất