Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 7 trong tổng số 7 trang]

Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

First topic message reminder :

Tình hình Ukraine cập nhật - Page 7 Tagreu10Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã bảo đảm được một nền hoà bình tạm thời ở miền Đông bất ổn và tự tin tuyên bố đó sẽ là cơ hội để ông đưa Ukraine đến với giấc mơ dang dở về một vị trí trong Liên minh châu Âu (EU). Thực tế cho thấy ông Poroshenko thất bại từ chiến trường đến mặt trận chính trị, ngoại giao
1- Thảm bại trên chiến trường

Tổng thống Poroshenko lên cầm quyền hồi tháng 6/2014 với biết bao lời hứa hẹn và cả những kỳ vọng. Ngay sau khi mới nhậm chức, ông tuyên bố sẽ tăng cường chiến dịch quân sự ở miền Đông Ukraine theo hướng quyết liệt hơn và hiệu quả hơn.

Trong một thời gian ngắn, quân Chính phủ đã khiến đối thủ dường như bị dồn vào đường cùng, chỉ có thể đầu hàng hoặc chết. Khi đó, ông đã thể hiện một lập trường cứng rắn đến cùng với lực lượng ly khai, quyết tiêu diệt toàn bộ lực lượng này và giành lại hoàn toàn miền Đông.

Tuy nhiên, mọi thứ bắt đầu đảo lộn với tốc độ chóng mặt từ cuối tháng 8 khi lực lượng ly khai đánh cho quân Chính phủ thua tơi tả, buộc chính quyền Kiev phải ký kết thỏa thuận ngừng bắn, trao quyền tự trị cho khu vực này.

2- Thất bại trên mặt trận chính trị, ngoại giao

Ông Poroshenko đã bảo đảm được một nền hoà bình tạm thời ở miền Đông bất ổn. Tuy nhiên, vấn đề chính đối với ông Poroshenko là giấc mơ đưa UKraine gia nhập EU đang bị Nga ngăn chặn.

Việc Mỹ thẳng thừng từ chối cung cấp vũ khí sát thương cũng như việc EU quyết định hoãn thực thi một phần của thỏa thuận hợp tác lịch sử với Ukraine để làm hài lòng Moscow được xem là một thông điệp rõ ràng đến mức phũ phàng về việc sự ủng hộ của phương Tây dành cho Kiev thực ra là rất hạn chế.

Chỉ còn một tháng nữa là đến cuộc bầu cử Quốc hội ở Ukraine. Tuy nhiên, đúng thời điểm quan trọng này, kế hoạch hoà bình của Tổng thống Ukraine đang phải đối mặt với sự chỉ trích ngày càng gay gắt, thậm chí là từ những đồng minh đã từng sát cánh bên ông; đồng thời lực lượng ly khai cũng cự tuyệt một cách không thương tiếc.

Nguồn: News Daily
      

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Những con sóng ngầm dữ dội khiến Ukraine chao đảo

Tình hình Ukraine cập nhật - Page 7 Ukari_10
TPO - Cuộc chiến đẫm máu ở miền đông Ukraine đã lắng xuống. Tình trạng giao tranh, đụng độ đã giảm rõ rệt và thương vong theo đó cũng giảm mạnh. Tuy vậy, nội tại Ukraine vẫn đang bị những lớp sóng ngầm xô đẩy khiến hòa bình mong manh của quốc gia này luôn bị đe dọa.

Mỹ lợi dụng xung đột

Quân đội Mỹ hy vọng được hưởng lợi từ cuộc xung đột Ukraine theo một chiều hướng đầy bất ngờ, đó là thu thập những gì mà họ cho là tình báo hữu ích về công nghệ quân sự của Nga.

Phát biểu trong một hội nghị quân sự ở trung tâm Huntsville, Alabama hôm 31/3, Trung tướng Ben Hodges, chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu khẳng định “Chúng tôi phải tận dụng cơ hội này để nghiên cứu những gì Nga đang làm ở Crimea và miền đông Ukraine”.

Ông Hodges cho rằng trong khi Mỹ cung cấp cho Kiev 20 hệ thống radar đánh chặn súng cối “hàng khủng” thì Mỹ sẽ có cơ hội để nhìn thấy Nga phản ứng trước nó, từ đó sẽ rút ra được những bài học quân sự nhằm hiện đại hóa vũ khí của mình.

“Hóa ra các hệ thống radar đánh chặn súng cối là một thiết bị tốt hơn rất nhiều so với chúng tôi nghĩ. Kiev đang sử dụng những radar này ở chiến trường miền đông để đối phó với pháo binh của Nga. Vì vậy chúng tôi sẽ học được rất nhiều kinh nghiệm từ cách mà người Nga phản ứng với nó”, ông Hadges nói

Theo trung tướng Mỹ, cuộc khủng hoảng Ukraine còn là tiềm năng để Washington nghiên cứu các mối đe dọa không gian mạng, bởi trước đó, Tổ chức vũ khí và công nghệ quốc gia Nga Rostec từng tiết lộ họ đã tấn công vào một mục tiêu tình báo Mỹ khi nó hướng đến Crimea.

Ông Hodges khẳng định kinh nghiệm này sẽ cung cấp cho Mỹ một cái nhìn sâu sắc hơn để cải thiện và nâng cấp công nghệ an ninh mạng của đất nước.

Lệnh ngừng bắn liên tục bị vi phạm


Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier hồi cuối tuần qua cho hay, bản báo cáo mới nhất của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) về các diễn biến ở miền đông Ukraine khiến người ta phải lo ngại.

Theo bản báo cáo này, các giám sát viên của OSCE trong biết, khu vực Shirokino, phía đông thành phố Mariupol, đã phải hứng chịu những vụ bắn phá ác liệt từ quân đội Ukraine hôm 27/3.

Các giám sát viên cho hay, những vụ bắn phá diễn ra ngay sau khi họ vừa rời khỏi Shirokino. Quân ly khai của nước cộng hoà nhân dân Donetsk tự xưng đã bắn đáp trả.

Ngoại trưởng Đức cho rằng, mọi thứ cần phải được làm để ngăn chặn nguy cơ thoả thuận hoà bình và lệnh ngừng bắn bị đổ vỡ.

Ông Steinmeier cũng kêu gọi cả quân đội Ukraine và lực lượng ly khai miền đông Ukraine  hãy “tôn trọng tinh thần và nội dung của các thoả thuận Minsk và ngừng ngay những vụ bắn phá”.

Các nhóm phá hoại chơi trò ‘ném đá giấu tay’

Ngày 1/4, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa tự xưng Donesk (DPR) tuyên bố, đã thu được dữ liệu mật về các “nhóm phá hoại”, sẽ giả danh lực lượng ly khai tung ra những hành động khiêu khích như bắn vào các vị trí của quân Ukraine.

Tình hình Ukraine cập nhật - Page 7 9551ce10
Các nhóm phá hoại Ukraine sẽ thực hiện những hành động khiêu khích, đổ tội cho lực lượng ly khai

Trích dẫn một vài đoạn từ các tài liệu, phát ngôn viên nói: “Nhóm phá hoại này đang cố  gắng tiến hành các hoạt động quân sự đặc biệt, tập trung vào làm mất uy tín của lực lượng ly khai, của nhà nước DPR và thuyết phục người dân Donesk rằng, phe ly khai không thể đảm bảo an ninh trong thành phố”.

Tài liệu chỉ rõ rằng, các nhóm này sẽ bắn pháo vào những cơ quan quan trọng và khu vực mọi người thường tụ tập.

Theo phát ngôn viên, có đến 35 nhóm phá hoại và trinh sát, mỗi nhóm gồm 3-8 người, đang hoạt động trong vùng Shirokino và Donetsk.

Đồng minh EU sốc nặng

Đầu tháng 4 này, Ukraine có kế hoạch khởi công xây dựng bức tường thành chắn giữa biên giới của nước này với Nga.

Hàng rào điện với dây thép gai và mìn mà Kiev muốn xây ở biên giới với Nga được cho là sẽ có độ dài lên tới 2.000km và sẽ phải tốn đến 100 triệu euro để xây dựng.

Dự án trên được thực hiện chủ yếu dựa vào nguồn viện trợ từ tiền thuế do người dân của Liên minh Châu Âu (EU) đóng góp và vì thế, kế hoạch của Kiev khiến các nước EU choáng váng và ngỡ ngàng.

Theo kế hoạch chi tiết, bức tường mà Kiev có kế hoạch xây dựng ở biên giới sẽ kéo dài dọc khu vực Kharkiv và Lugansk – nơi đang nằm trong sự kiểm soát của lực lượng ly khai miền đông Ukraine.

Không rõ quá trình xây dựng ở khu vực  Luhansk có thể được tiến hành hay không bởi công việc này có thể tự động dẫn tới tình trạng leo thang căng thẳng trở lại, tờ Deutsche Wirtschafts Nachrichten cho biết.

Cảnh báo cắt viện trợ

Có thể thấy, nền kinh tế Ukraine đã phải hứng chịu sự suy thoái nghiêm trọng trong cuộc đối đầu quân sự ở miền đông Ukraine giữa quân đội Kiev và lực lượng ly khai miền đông. Vì vậy, giới chức Kiev đang tìm cách cứu vãn nền kinh tế bên bờ vực phá sản bằng những khoản vay quốc tế.

Hồi mùa xuân năm ngoái, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cam kết cung cấp cho Kiev khoản vay cứu trợ trị giá 17 tỉ USD trong vòng 2 năm.

Ngoài ra, một số nước phương Tây cũng đã viện trợ cho Ukraine để giúp nước này xây dựng lại nền kinh tế và thực hiện những cải cách cơ chế cần thiết.

Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk cũng vừa đến Đức để gặp gỡ Thủ tướng Angela Merkel với mục đích kêu gọi sự hỗ trợ hơn nữa cho Ukraine từ Đức và phần còn lại của EU.  

Thế nhưng nếu vì một lí do nào đó, các khoản viện trợ, cho vay này không được đáp ứng thì số phận của đất nước Ukraine sẽ ra sao?

Mới đây, người phát ngôn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) William Murray cho hay, nếu Ukraine không trả khoản nợ 3 tỷ USD cho Nga trong năm nay, IMF có thể phải ngừng chương trình cứu trợ dành cho Kiev.

IMF cũng cảnh báo việc vi phạm lệnh ngừng bắn ký giữa chính quyền Kiev và lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine, thất bại trong việc dàn xếp lại nợ với các nhà cho vay tư nhân hay những rắc rối chính trị ở Ukraine có thể phá hỏng kế hoạch cứu trợ của IMF dành cho Ukraine.

Hiện Ukraine đang chuẩn bị tổ chức hội nghị các nhà tài trợ quốc tế dự kiến vào ngày 28/4 tới, thảo luận vấn đề hỗ trợ tài chính cho Kiev.

Tuy nhiên, theo giới chức Liên minh châu Âu (EU), các nước và tổ chức phương Tây nhiều khả năng không tham dự hội nghị này, mà sẽ nhóm họp tại Kiev vào cuối năm 2015 để Ukraine có thêm thời gian soạn thảo kế hoạch chi tiết hơn về việc sử dụng tiền cho vay một cách hiệu quả.

"Các cường quốc phương Tây đang xem xét gói viện trợ nhằm phục hồi kinh tế Ukraine đang trên bờ vực vỡ nợ. Tuy nhiên, nhiều nước lại lo ngại đang đầu tư vào một trong những quốc gia có tệ nạn tham nhũng lớn nhất thế giới", hãng tin Reuters đưa tin.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Những con sóng ngầm dữ dội khiến Ukraine chao đảo

Tình hình Ukraine cập nhật - Page 7 Uki_3_10Biểu tình bên ngoài tòa nhà Quốc hội Ukraine ở Kiev sáng 7/4
VOV - Thủ tướng Ukraine Yatsenuyk đang đứng trước nguy cơ “ngã ngựa” với cáo buộc dung túng cho thành viên nội các tham nhũng.

Ngày 7/4, khoảng 700 người biểu tình tụ tập bên ngoài Quốc hội Ukraine đòi Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk từ chức khiến cảnh sát và Vệ binh Quốc gia phải can thiệp. Cuộc biểu tình diễn ra đúng ngày đầu tiên Quốc hội Ukraine nhóm họp để điều tra những đối tượng bị tình nghi tham nhũng, cũng là để quyết định tương lai của chính ông Yatsenyuk.

Căng thẳng bên ngoài

Hơn 2.500 nhân viên cảnh sát và lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine (UNG) được huy động để bảo vệ tòa nhà chính phủ ở trung tâm thủ đô Kiev, cũng không ngăn nổi dòng người đổ xô đến tòa nhà Quốc hội, đưa ra yêu sách Thủ tướng Yatsenyuk phải từ chức ngay lập tức.

Những người biểu tình dựng 20 căn lều trước tòa nhà quốc hội, một trong số đó ghi dòng chữ đề nghị thành lập một ủy ban đặc biệt để điều tra hành vi tham nhũng trong chính phủ Ukraine. Hàng trăm người biểu tình tập hợp ở quảng trường trước tòa nhà quốc hội, cầm lá cờ của Đảng Svoboda.

Cảnh sát Kiev cho biết họ đã gửi các đơn vị an ninh tới bảo vệ cơ quan chính phủ, bao gồm tòa nhà nội các, quốc hội và văn phòng tổng thống ở các khu vực lân cận và trung tâm thủ đô.

Trước đó, một báo cáo buộc tội vị thủ tướng Ukraine tham nhũng làm dấy lên làn sóng phản đối của nhiều nghị sĩ trong quốc hội.

Cân não bên trong

Theo Sputnik, quốc hội Ukraine đang nhóm họp từ ngày 7/4, được cho là để quyết định tương lai của Thủ tướng Yatsenyuk.

Trước phiên họp này 1 ngày, ông Arseny Yatsenyuk đã lên kênh truyền hình TSN.Tizhden “biện hộ” cho mình: cá nhân ông cũng lên án hành vi tham nhũng “ghê tởm”. Cảnh tượng các quan chức cấp cao dính vào tham nhũng bị bắt được truyền hình trực tiếp sẽ là một lời cảnh báo sắc bén cho những quan chức khác đang bị tình nghi tham nhũng.

Ông Yasenyuk cảnh báo: “Điều này sẽ xảy ra với bất kỳ ai - những người vi phạm pháp luật và coi thường đất nước Ukraine, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang phải sống trong chiến tranh và dựa vào từng đồng xu thì có người lại ăn cắp của người dân”.

Tình hình Ukraine cập nhật - Page 7 Uki_2_10
Bất đồng giữa Thủ tướng Yasenyuk và Tổng thống Poroshenko ngày càng sâu sắc

Trước chất vấn nội các của ông làm việc không hiệu quả, để xảy ra tham nhũng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế ở Ukraine đang ở tình trạng nghiêm trọng nhất, đồng hryvnia sụt giảm nhanh chóng và sự bất ổn trong nước tăng cao... ông Yasenyuk đã thừa nhận: Con số mà Quỹ Tiền tệ quốc tế đưa ra hôm 5/4, nợ công của Ukraine dự kiến sẽ tăng lên tương đương 94% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào cuối năm nay, là có thể xảy ra. Tuy nhiên, chính phủ cũng đã thông qua chương trình tái cơ cấu nợ để nhận được khoản tiền cứu trợ trị giá 15,3 tỉ USD từ Quỹ Tiền tệ quốc tế. Kiev sẽ đẩy nhanh đàm phán với các chủ nợ để đạt được thỏa thuận về vấn đề tái cơ cấu nợ trước cuối tháng 5 này.

Chuyện gì đằng sau

Thực tế, cuộc đấu đá nội bộ trong hàng ngũ những người làm cách mạng Maidan lật đổ cựu Tổng thống Yanukovych, mới là yếu tố chính đe dọa đến chiếc ghế của Thủ tướng Ukraine. Cuộc đối đầu chính trị giữa Tổng thống Poroshenko và Thủ tướng Yatsenyuk vốn đã âm ỉ và bùng phát vào những ngày cuối tháng 3, ông Poroshenko chính thức “xuống tay” với 2 thành viên trong nội các của Thủ tướng là ông Sergiy Bochkovsky – Giám đốc Cơ quan Khẩn cấp Quốc gia Ukraine và “phó tướng” của ông này - Vasyl Stoyetsky trước những nghi ngờ tổ chức các cuộc đấu thầu mờ ám để nâng giá dầu mazut.

Đây được cho là động thái quyết liệt của Tổng thống Ukraine “đáp lại” Thủ tướng khi trước đó ông Yasenyuk đã có quyết định sa thải người đứng đầu Cơ quan điều tra tài chính quốc gia Nikolai Gordienko, khi ông Gordienko đang tiến hành một cuộc điều tra tham nhũng một số thành viên chính phủ.

Thủ tướng Yatsenyuk phản đối hành động điều tra của người đứng đầu Cơ quan điều tra tài chính quốc gia Nikolai Gordienko và cho rằng ông này “võ đoán” chỉ căn cứ vào một vụ kiểm toán “thiên vị” tại Nhà máy sản xuất máy bay thuộc sở hữu nhà nước Antonov… mà “dám” điều tra và cáo buộc cho một số thành viên trong nội các của Thủ tướng Ukraine.

Vụ việc này chưa ngã ngũ, song trước sức ép của dư luận, ông Yatsenyuk buộc phải chấp thuận ra chấn vấn tại phiên họp Quốc hội Ukraine từ ngày 7/4 – phiên họp được cho là quyết định tương lai của Thủ tướng Ukraine. Trong khi, ông Yatsenuyk đang tìm kiếm sự hậu thuẫn từ nước ngoài thì Khối Poroshenko được cho là cũng đang tìm cách “hất cẳng” Thủ tướng.

Pravda.ru đã liệt kê chỉ hơn 20 ngày qua, diễn biến cuộc chiến quyền lực giữa Tổng thống và Thủ tướng Ukraine “leo thang” rõ rệt:

Ngày 19/3, căng thẳng nổi lên khi ông Poroshenko cách chức Thống đốc vùng Dnepropetrovsk của tỉ phú Igor Kolomoysky, vốn là nhà tài phiệt nắm quyền kiểm soát đường ống dẫn khí đốt quốc gia.

Ngày 23/3, khối Poroshenko tuyên bố sẽ tiến hành điều tra tham nhũng Nội các ông Yatsenuyk.

Ngày 3/4, khối Poroshenko và đảng Svoboda chính thức thu thập chữ ký đề nghị miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Ukraine.
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Tổng thống Ukraine phát ngôn "sốc" về Chiến tranh thế giới 2
Ngày 9/4, Tổng thống Ukraine Poroshenko đã có một phát ngôn gây sốc về lịch sử của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2, trong bài phát biểu tại một lễ kỷ niệm tại Đài tưởng niệm Bykivnia gần Kiev: “Hitler cùng với Stalin đã bắt đầu cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ hai đẫm máu và sau đó có ý đồ chia cắt châu Âu”.

Bài phát biểu của ông Poroshenko được đưa ra vào cùng ngày Quốc hội Ukraine đã thông qua một đạo luật nghiêm cấm sự tồn tại của các đảng phái theo chủ nghĩa cộng sản ở Ukraine.

Đạo luật này còn ghi rõ, các biểu tượng Liên Xô không được phép sử dụng khi đang tưởng nhớ các nạn nhân của cuộc chiến.

“Đã đến lúc chúng ta loại bỏ những tàn dư của Liên Xô trước đây”, người đứng đầu Viện nghiên cứu Lịch sử Quốc gia Ukraine Vladimir Vyatrovich công bố trước Quốc hội.

Một đạo luật khác được thông qua vào ngày 9/4 nhằm tôn vinh những thành phần theo chủ nghĩa dân tộc là những người “chiến đấu vì tự do”. Thành viên của Tổ chức Dân tộc Ukraine (OUN) và Lực lượng Khởi nghĩa Ukraine (UPA), hoạt động từ năm 1917 đên năm 1991, đều được công nhận là chiến đấu “vì nền độc lập của đất nước” và được trao nhiều đặc quyền xã hội.

Tuy nhiên, cả OUN và UPA đều được cho là có liên quan đến Phát xít Đức và chiến đấu chống lại Liên Xô và Ba Lan. Theo một số thống kê, thành viên của 2 tổ chức này đã giết hại gần 1 triệu người, trong đó có hàng ngàn người Ba Lan.

Tại buổi lễ, Tổng thống Ba Lan Komorowski bày tỏ hi vọng rằng quan hệ giữa hai nước sẽ không bị ảnh hưởng bởi những sự kiện trong quá khứ. “Tôi hi vọng rằng quan hệ tốt đẹp giữa chính phủ và nhân dân hai nước sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những xung đột và bất hòa trong quá khứ”, ông Komorowski phát biểu.

Nói về quan điểm của Tổng thống Poroshenko và bộ luật mới của Quốc hội Ukraine, điện Kremlin cho biết những thông tin đó sẽ khiến nhiều cựu chiến binh phải đau đớn.

“Ký ức về cuộc chiến đó luôn là một phần quan trọng của lích sử nước Nga, và những bài học mà nó mang đến cho toàn nhân loại sẽ luôn được ghi nhớ”, phát ngôn viên Dmitry Peskov trả lời. Ông Peskov nói thêm rằng ông thấy buồn khi Ukraine đưa ra những công bố trên vào thời điểm ngày lễ kỷ niệm 70 năm Đại thắng Phát xít đang đến gần.

Trong chiến tranh, Liên Xô đã mất 27 triệu người, một nửa trong số đó là dân thường, và trở thành nước có thiệt hại về người lớn nhất trong phe Đồng minh chống lại Phát xít Đức.

Nguồn: RT
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Phá hoại các bức tượng thời Xô Viết và đài tưởng niệm đã trở thành thói quen của một bộ phận quá khích tại Ukraine kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng chính trị vào đầu năm ngoái. Những kẻ phá hoại đã phá bỏ những di tích lịch sử với sự chấp thuận ngầm của cảnh sát địa phương.


Phá hủy tượng đài ở thành phố Kharkiv ngày 11/4/2015
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

OSCE: Giao tranh tại miền Đông Ukraine đang gia tăng mạnh

Tình hình Ukraine cập nhật - Page 7 1z1uvjpMột quan sát viên thuộc tổ chức OECD làm nhiệm vụ tại khu vực Jabunki
TTXVN - Số vụ giao tranh giữa binh sỹ Ukraine và lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine gia tăng mạnh trong những ngày gần đây. Điều này được đưa ra trong báo cáo cập nhật hàng ngày của Ủy ban giám sát đặc biệt (SMM) thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) công bố ngày 14/4.

SMM cho biết các binh sỹ Ukraine đã thực hiện một số cuộc tấn công quy mô vào sâu 1km bên trong khu vực do lực lượng đòi độc lập kiểm soát. Ngoài ra, SMM cho biết một số vũ khí hạng nặng của quân đội Ukraine đã bị chuyển khỏi vị trí cất giữ.

SMM đã kiểm tra sáu kho vũ khí nơi cất giữ vũ khí của lực lượng quân đội Ukraine đã được rút khỏi khu vực giao tranh. Phần lớn vũ khí được vào danh sách trước đó vẫn ở nguyên vị trí, tuy nhiên có ba khẩu pháo tự hành đã biến mất.

Phía Ukraine giải thích rằng những vũ khí này đã được đem đi tập bắn. SMM cho rằng các vũ khí hạng nặng vẫn còn trong khu vực cần phải được rút đi theo đúng thỏa thuận Minsk.

Trước đó, trong đêm 13 và rạng sáng 14/4 đã diễn ra các cuộc giao tranh tại một số khu vực ngoại ô thành phố Donetsk ở miền Đông Ukraine. Phía quân đội Ukraine cho biết sáu binh sỹ đã thiệt mạng và 12 người khác bị thương trong các cuộc giao tranh mới này.

Người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông Stefan Dyuzharrik đã bày tỏ quan ngại về xung đột đang leo thang trở lại tại vùng Donbass ở miền Đông Ukraine trong những ngày gần đây.

Ông Dyuzharrik nhấn mạnh Liên hợp quốc thường xuyên cảnh báo về tình trạng nhân đạo nghiêm trọng tại khu vực xung đột và cho rằng các lực lượng có liên quan cần ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết cuộc xung đột.

Người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc tuyên bố Liên hợp quốc ủng hộ các cuộc đàm phán của nhóm Bộ Tứ Normandie (gồm Nga, Pháp, Đức và Ukraine), cũng như cuộc gặp mới đây của nhóm này ở cấp ngoại trưởng tại Berlin.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin ngày 14/4 tuyên bố Kiev sẽ chỉ đàm phán với hai cộng hòa tự xưng Donesk và Lugansk sau khi tổ chức các cuộc bầu cử mới tại đó.

Đánh giá về cuộc gặp của nhóm Bộ Tứ Normandie vừa qua, ông Klimkin cho biết các bên chỉ thống nhất được về lệnh ngừng bắn và rút xe tăng và vũ khí dưới 100mm cũng như trao đổi tù bình, các vấn đề còn lại quan điểm các bên còn cách xa nhau.

Trong một diễn biến có liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Jason Kenney trong cuộc họp báo ngày 14/4 cho biết vào đầu mùa Hè này, Canada sẽ gửi 200 binh sỹ tới Ukraine để cùng với Mỹ và Anh giúp huấn luyện và tăng cường tính hiệu quả của quân đội Ukraine.

Mỹ đã triển khai 800 quân tới Ukraine để huấn luyện từ 3-4 lữ đoàn Ukraine ở phía Tây nước này. Anh cũng đã phái 75 binh sỹ tới Ukraine nhằm hỗ trợ quân đội Ukraine về khả năng tham mưu chỉ huy, tình báo chiến thuật và sơ cứu ngoài mặt trận.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Ba vụ giết hại nhà báo và chính trị gia trong một ngày

Tình hình Ukraine cập nhật - Page 7 Ttxvn_14Binh sỹ Ukraine tham gia cuộc tập trận chiến thuật
TTXVN - Trong vòng 0 đến 24 giờ từ ngày 15 đến 16/4 tại Ukraine đã xảy ra ba vụ giết hại các nhà hoạt động, nhà báo có tiếng trong xã hội, khiến cả đất nước phải rung chuyển.

Dư luận quốc tế đã ngay lập tức kêu gọi điều tra toàn diện các vụ việc này.

Ba nạn nhân bao gồm một cựu đại biểu Quốc hội, ông Oleg Kalashnikov thuộc đảng Các khu vực (vốn là đảng cầm quyền trở thành đối lập sau vụ đảo chính nhà nước tháng 2/2014); nhà báo tự do Sergey Sukhobok, nguyên sáng lập viên tờ báo điện tử Obkom; và đáng chú ý nhất là vụ giết hại nhà báo Oles Buzina, 45 tuổi, ông còn là nhà văn nổi tiếng, người dẫn chương trình truyền hình, tác giả nhiều cuốn sách về lịch sử Ukraine, từng là tổng biên tập một trong những tờ báo hàng đầu Ukraine là Segodnya (Ngày nay).

Nếu trong vụ nhà báo Sukhobok, nguyên nhân cái chết của ông dường như chỉ thuần túy do mâu thuẫn sinh hoạt, thì hai vụ còn lại đều có điểm chung là hai nạn nhân có quan điểm chỉ trích đường lối của chính quyền Ukraine hiện nay.

Cả hai ông Kalashnikov và Buzina thời gian gần đây đều kêu gọi chính quyền Ukraine kỷ niệm trọng thể 70 năm Ngày chiến thắng phátxít 9/5, như Nga và các nước khác thuộc Liên Xô trước đây.

Ngoài ra hồi tháng 3 năm nay, ông Buzina đã từ chức tổng biên tập báo Segodnya để phản đối sự kiểm duyệt đối với tờ báo.

Bộ Nội vụ Ukraine cho rằng giả thuyết chính về nguyên nhân nhà báo Buzina bị giết là hoạt động báo chí của ông. Ngay trong ngày cũng đã xác định được 7 nhân chứng của vụ giết hại, xác minh được chiếc xe ôtô nghi chở thủ phạm.

Cố vấn Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Anton Gherashenko cho biết Bộ đã mở chiến dịch truy lùng trên toàn Ukraine để tìm ra chiếc xe mang biển số nước ngoài này.

Ông Gherashenko cũng khẳng định, vụ giết hại nhà báo Buzina và cựu đại biểu Quốc hội Kalashnikov rất giống nhau về kịch bản, địa điểm, chi tiết thủ phạm bắn phát đạn "kiểm tra" (xem nạn nhân còn sống hay đã chết) cho thấy đây rất có thể là hai vụ giết người theo đơn đặt hàng.

Vụ giết hại nhà báo Buzina đã gây chấn động cả trong và ngoài nước Ukraine. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko yêu cầu phải điều tra minh bạch.

Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf và Đại diện Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) Dujia Mijatovic cũng lên án các vụ sát hại trên và kêu gọi chính quyền Ukraine điều tra.

Người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Stephane Dujarric hy vọng sẽ có một cuộc điều tra toàn diện.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Phương Tây-Maidan: “Bà đỡ” chủ nghĩa phát xít đội mồ sống dậy

Tình hình Ukraine cập nhật - Page 7 1-ung-10Người biểu tình nhân kỷ niệm thành lập UPA đụng độ với cảnh sát Kiev
BĐV - Thông qua Maidan 1 và Maidan 2 trong cuộc “Cách mạng Cam” ở Kiev, phương Tây đã giúp cho chủ nghĩa phát xít "đội mồ sống dậy" ở Ukraine.

UPA - bóng ma Thế chiến 2 đội mồ sống dậy


Ngày 17-4, “Quân đội khởi nghĩa Ukraine” (UPA) đã đứng ra nhận trách nhiệm về các vụ ám sát những chính trị gia và nhà báo có quan điểm thân Nga. Đồng thời Tổ chức này cũng đã gửi e-mail đe dọa sẽ xử lý tất cả “những kẻ phản bội đất nước và nhân dân Ukraine”, kể cả là những thành viên của chính quyền Kiev.

Những bức thư đe dọa của “Quân đội Khởi nghĩa Ukraine” đã gây ra một cơn địa chấn. Sự sống dậy của UPA có thể sẽ đưa lịch sử dân tộc Ukraine sang một chương mới - đen tối hơn, bi thảm hơn - và đưa châu Âu bước vào một kỷ nguyên phát xít mới, do chính tay họ đẻ ra và dung dưỡng.

UPA là tên viết tắt của “Quân đội khởi nghĩa Ukraine” (Ukraine Powstansza Army) - lực lượng quân sự của Tổ chức dân tộc cực đoan Ukraine OUN (Organization of the Ukrainian Nationalists) do Stepan Bandera cầm đầu từng hợp tác với phát xít Đức chống Liên Xô ở Ukraine từ 1942 đến 1949.

Trong Thế chiến II, lực lượng Nazi Ukraine dưới sự lãnh đạo của Stepan Bandera đã hăng hái hợp tác với Đức quốc xã. Đám phát xít này khét tiếng với hoạt động tàn sát cả du kích lẫn thường dân, giết hại hàng chục ngàn người người Nga và cả người Do Thái, Ba Lan và Ukraine, nếu họ coi Nga là dân tộc anh em.

Quân đội khởi nghĩa Ukraine được thành lập ngày 14-10-1942 theo quyết định của lãnh đạo Tổ chức dân tộc cực đoan Ukraine OUN (Organization of the Ukrainian Nationalists). Mục đích ban đầu của UPA được công bố là vì độc lập của Ukraine, đấu tranh cả đối với những người Bolshevich và quân Đức.

Tuy nhiên, sau này UPA đã không làm đúng theo tôn chỉ của mình. Năm 1943, Quân đội khởi nghĩa Ukraine đã có thỏa thuận với đại diện của Đế chế thứ ba (của Hitle), là UPA sẽ bảo vệ đường sắt và cầu cống, chống du kích Liên Xô, ủng hộ các chủ trương của chính quyền mới do Đức lập ra.

Đổi lại, Đức hứa cung cấp vũ khí và quân trang quân dụng cho các đơn vị của UPA, và trong trường hợp phát xít Đức chiến thắng Liên Xô sẽ cho phép thành lập nhà nước Ukraine mới, được nước Đức bảo hộ.

Ngày 01 tháng 9 năm 1939, Đức mở màn chiến dịch quân sự chống Ba Lan, và hành động đó cũng là phát súng lệnh bắt đầu cuộc Thế chiến II. Ngày 17 tháng 9 năm 1939 quân đội Xô-viết tiến vào lãnh thổ miền Tây Ukraine và Belarus, mà Ba Lan từng nhận theo kết quả cuộc chiến Ba Lan-Liên Xô 1919-1921.

Chính quyền Xô-viết thông báo rằng trong tình huống Ba Lan thất thủ, Liên Xô nhận lấy trách nhiệm bảo vệ cuộc sống và tài sản của nhân dân miền Tây Ukraine và Tây Belarus.

Trong thỏa thuận với Liên Xô năm 1945, Chính phủ Ba Lan thời hậu chiến đã khẳng định phê chuẩn những đường biên giới quốc gia được phân định sau khi kết thúc chiến tranh. Bởi vậy, việc nói rằng Liên Xô xâm lược Ukraine là hoàn toàn bịa đặt và xuyên tạc lịch sử.

Trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, sở dĩ Hồng quân Liên Xô đã đánh bại được phát xít Đức và bè lũ tay sai của Bandera, một phần lớn là nhờ sự kề vai sát cánh của người Nga và Ukraine, cùng những người Do Thái, Tactar, Ba Lan và hàng chục dân tộc khác, đứng lên chống bọn tay sai của phát xít Đức.

Phương Tây phục hoạt chủ nghĩa phát xít mới ở Ukrane

75 năm trước, lãnh thổ miền Tây Ukraine và Belarus là miền đất mơ ước của Đức quốc xã, một tham vọng đem lại đau thương cho nhiều dân tộc, trong đó có chính người Đức. Sau cuộc chiến thất bại, người Đức đã ăn năn và tự hứa không để chủ nghĩa phát xít có cơ hội sống lại.

Thế nhưng kể từ khi Maidan xuất hiện ở Ukraine (lần đầu vào năm 2004), chủ nghĩa phát xít lại đang đội mồ sống dậy với sự hậu thuẫn của chính quyền Kiev và những người anh cả Mỹ, châu Âu. Để đến bây giờ, đã đến lúc Kiev và phương Tây phải trả giá về hành động của mình.

Hơn một thập kỷ sau khi Liên Xô sụp đổ, phương Tây đã bắt đầu hồi sinh và nuôi dưỡng chủ nghĩa phát xít mới ở Ukraine khi thực hiện Maidan thứ nhất năm 2004, phủ nhận chiến thắng của Viktor Yanukovych, đưa Victor Yushenko và Yuliya Timoshenko lên nắm quyền.

Sau đó, chính quyền Yuvshenko đã chấp nhận tôn vinh Stepan Bandera - kẻ sát nhân và tay sai Đức quốc xã, chống lại nhân dân Xô viết anh em là người “anh hùng đấu tranh vì độc lập Ukraine”, đồng thời thực hiện chính sách bài Nga, xét lại Liên Xô trên bình diện quốc gia.

Chính quyền Kiev thuyết phục những ai coi Nga ngữ là tiếng mẹ đẻ rằng, Ukraine không phải là Nga, người Ukraine và người Nga là hai dân tộc riêng biệt. Vang lên những tiếng thét đòi treo cổ và đâm chết "bọn Moskal" (tức người Nga), giành lại "những mảnh đất Ukraine lâu đời" kéo dài tới tận dãy núi Ural.

Tuy nhiên, khi đó chủ nghĩa phát xít vẫn còn chưa đủ mạnh để khuynh đảo đất nước Ukraine, ông Yanukovych một lần nữa chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2010. Phương Tây không thể chấp nhận sự khôi phục của những giá trị Nga và Liên Xô ở đất nước này và tất yếu là Maidan 2 phải diễn ra, đưa ông Poroshenko lên nắm quyền.

Bắt đầu từ đây, Ukraine thực hiện chính sách “tất cả những gì liên quan đến Liên Xô phải bị xét lại, tất cả những gì liên quan đến Nga phải được xóa sạch”. Đồng thời, hàng loạt những ngày lễ kỷ niệm cấp quốc gia có liên quan đến “Cách mạng cam” và Chủ nghĩa phát xít được ấn định làm ngày lễ quốc gia.

Chính phương Tây đã phục hoạt chủ nghĩa phát xít ở Ukraine bằng thực hiện “Cách mạng cam” với Maidan 1, Maidan 2. Kể từ đây, chủ nghĩa phát xít được chăm bẵm kỹ lưỡng hơn và được trao cho đất sống để lớn mạnh một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, rồi sẽ đến lúc chính quyền thân phương Tây ở Kiev và những thế lực hậu thuẫn cho họ phải nhận lãnh hậu quả từ “đứa con” do mình đẻ ra. Những dấu hiệu gần đây cho thấy, thế lực phát xít mới ở Ukraine đã trở nên không thể kiểm soát được.

Việc chính quyền Kiev bất lực trong cuộc chiến với 2 nước cộng hòa ly khai miền đông DPR và LPR cùng với cuộc đấu giữa chính phủ và các trùm tài phiệt, trong khi sự giải giáp các tiểu đoàn tiễu phạt diễn ra nửa vời rất có thể sẽ làm bùng phát Maidan 3 và chủ nghĩa phát xít sẽ thống trị đất nước Ukraine.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Ukraine nội loạn, châu Âu trả giá vì chủ nghĩa phát-xít?


Tình hình Ukraine cập nhật - Page 7 4-phat10Ở bất cứ cuộc diễu hành nào cũng rất dễ nhận ra các biểu tượng của chủ nghĩa phát xít
BĐV - Có nhiều dấu hiệu cho thấy đã đến lúc Kiev và phương Tây nhận lấy hậu quả do đã phục hoạt và nuôi dưỡng mầm mống của chủ nghĩa phát xít

Hàng loạt chính sách xuyên tạc lịch sử, tôn vinh chủ nghĩa phát xít


Sau khi lên nắm quyền, trước tiên Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko đã bỏ Ngày lễ cấp quốc gia là “Ngày Chiến thắng 09-05”, với ý nghĩa là ngày kết thúc cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên bang Xô viết, đổi nó thành “Ngày tưởng niệm các nạn nhân của quân Liên Xô xâm lược”, kỷ niệm ngày Đức ký thỏa thuận đầu hàng vô điều kiện (đêm ngày 8, rạng sáng 9-5-1945).

Sau đó chính quyền Maidan của Ukraine tiếp tục tôn vinh chủ nghĩa phát xít bằng cách ấn định ngày 14-10 - ngày Stepan Bandera thành lập UPA là “Ngày bảo vệ Tổ quốc” (thay cho ngày thành lập Quân đội Liên Xô 23-2) và chọn ngày 21 tháng 11 làm “Ngày Nhân phẩm và Tự do” - kỷ niệm ngày nổ ra cuộc “Cách mạng Cam” lần 1 vào 21-11-2004.

Mới đây nhất, ngày 9-4-2015, Quốc hội Ukraine đã ban hành luật 2538-1 về quy chế pháp lý và tôn vinh những người đã tham gia các tổ chức chống chính quyền Xô Viết từng tồn tại trên lãnh thổ Ukraine là “chiến sỹ đấu tranh vì độc lập của Ukraine” trong thế kỷ 20.

Danh sách này gồm có: Quân đội Cộng hòa Nhân dân Ukraine (UNR), Cộng hòa nhân dân miền Tây Ukraine (ZUNR), Karpatskaia Sech, Tổ chức quân sự Ukraine (UVO), Tổ chức dân tộc Ukraine (OUN), Hội đồng giải phóng Ukraine, Nhóm Ukraine-Helsinky và tất nhiên là có cả Quân đội khởi nghĩa Ukraine UPA.

Cùng ngày 9-4-2015, Quốc hội Ukraine cũng đã thông qua luật về việc lên án và cấm tuyên truyền quảng bá tư tưởng và các biểu tượng của chủ nghĩa Phát xít và Cộng sản, “công nhận chế độ Cộng sản 1917-1991 (Liên Xô) là tội phạm khủng bố nhà nước, tương đương với chế độ Phát xít độc tài.

Những chính khách và chính trị gia, thậm chí là tầm nguyên thủ quốc gia Ukraine cũng thường xuyên tuyên tuyền cho giới trẻ bằng những phán xét xằng bậy về lịch sử, những tuyên ngôn bôi nhọ quá khứ của Liên bang Xô viết.

Điển hình là Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk. Ông này thản nhiên xuyên tạc lịch sử, coi rẻ xương máu của những chiến sĩ của các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết - trong đó có những người con Ukraine - đã hy sinh để bảo vệ Liên Xô, đánh bại quân Đức, bảo vệ thế giới khỏi hiểm họa phát-xít.

Ví dụ như trong khuôn khổ chuyến thăm Cộng hòa Liên bang Đức ngày 8-1-2015, Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk cho rằng Nga "đang tìm cách viết lại" lịch sử Chiến tranh Thế giới thứ 2” bằng hành động xâm lược Ukrainer giống như khi “Liên Xô xâm lược Đức và Ukraine” trước đây.

Tháng 4 này, Bộ Giáo dục và khoa học Ukraine thông qua các bổ sung cho sách giáo khoa lịch sử lớp 11. Với việc làm này, chính quyền Kiev đã tiến thêm một bước gia tăng sự thù hận nhằm vào Nga, gieo rắc thêm vào đầu lớp trẻ Ukraine những điều dối trá suốt 24 năm qua, kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Sách giáo khoa mới của Ukraine sẽ dạy trẻ em nước này biết rằng, "quân xâm lược Nga" và "bè lũ tay sai của Nga" đang xâm lược Tổ quốc, phá hoại đất nước, giết hại thường dân Ukraine và quân đội nước này đang tiến hành "cuộc chiến tranh nhân dân chống lại nước Nga xâm lược".

Những hành động này của chính quyền Kiev đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của đông đảo chính khách và nhân dân các nước châu Âu.

Mới đây nhất, tướng Waldemar Skrzypczak - Thứ trưởng quốc phòng Ba Lan đã phải thốt lên: “Tôi không thể hiểu nổi Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đang xây dựng tương lai của Ukraine dựa trên nền tảng nào. Bằng chủ nghĩa dân tộc cực đoan sao..? ”

Điều đáng nói là ông Skrzypczak được coi là người có quan điểm ủng hộ Kiev và chống Nga quyết liệt nhất. Việc vị tướng này tuyên bố rút lại sự ủng hộ của mình đối với Ukraine đã chứng tỏ, Kiev đang bước chệch đường do chính những hành động nã pháo vào quá khứ của mình.

Chủ nghĩa phát xít ngày càng lộng hành ở Ukraine

Những đạo luật và chính sách của chính quyền Kiev đưa ra đã giúp cho những hành động quá khích được hợp pháp hóa và đẩy lên thành cao trào mới.

Phong trào phá bỏ những “tàn dư của Liên Xô” như tượng đài Lê Nin, tượng chiến sĩ Hồng quân tiếp tục tái diễn. Chỉ trong vòng 1 năm từ khi cuộc chính biến trên quảng trường Độc Lập nổ ra, hơn 500 tượng đài đã bị phá bỏ trong tiếng hô vang “Vinh quang Ukraine”.

Đặc biệt là những phần tử phát xít Ukraine còn báng bổ cả nguyên soái Kutuzov, một vị tướng có công rất lớn trong lịch sử Ukraine. Ông đã 2 lần bị thương trong 2 cuộc chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1768-1774) và Nga-Pháp (1812) khi cố gắng bảo vệ Ukraine.

Dường như đối với những người trẻ tuổi Ukraine, quá khứ gắn với nước Nga Sa Hoàng, với Liên Xô và nước Nga ngày này đều là “quá khứ nhục nhã” cần phải phế bỏ, “lịch sử vinh quang” của Ukraine phải được lớp trẻ Ukraine ngày nay viết lại với những hành động mang đậm tính dân tộc cực đoan.

Ngày nay, trên đất nước Ukraine ở đâu cũng gặp những biểu tượng của chủ nghĩa phát xít Đức. Nó có thể thấy nhan nhản ở thành viên của các đảng phái cực hữu, thậm chí trong cả lực lượng vũ trang, hầu như cuộc tuần hành nào cũng có thể bắt gặp.

Dường như đó đã là một lí tưởng sống mới của lớp trẻ hiện nay, những gì không phù hợp với họ thì phải được đập đi, xây lại nhưng không phải bằng tri thức và nhiệt huyết của tuổi trẻ mà bằng những viên đạn trên đầu mũi súng.

Và dường như đã đến lúc Ukraine đang phải trả giá vì chính những hành động “xuyên tạc lịch sử”, “bôi nhọ quá khứ” của mình khi những phần tử phát xít Ukraine đang ngày càng lộng hành.

Điển hình như hôm 14 và 15-10-2014, những đảng viên tích cực của “Khu vực cánh hữu” Pravyi Sector, thành viên của tiểu đoàn Azov và những người ủng hộ chúng đã tổ chức diễu hành ở trung tâm Kiev nhân ngày kỷ niệm thành lập “Quân đội khởi nghĩa Ukraine”.

Không dừng ở đó, những người tham gia cuộc tuần hành đông tám nghìn người nhân kỷ niệm thành lập đã gây lộn xộn bên cạnh tòa nhà của Verkhovna Rada khi các đại biểu quốc hội đã không đưa vào chương trình nghị sự dự thảo luật công nhận thành viên của UPA là “chiến sĩ vì độc lập” của Ukraine.

Trước đó, các thành viên của tổ chức Khu vực cánh hữu (Pravyi Sector) và cánh quân sự của chúng là tiểu đoàn tiễu phạt Donbass đã gây ra hàng loạt những hành động tàn ác như thiêu sống hơn 40 người biểu tình thân Nga ở Odessa, bắn vào dân thường ở Donbass, hạ sát binh lính chính phủ phản chiến…

Những thành viên những tiểu đoàn tiễu phạt này còn bao vây cả Tòa nhà quốc hội, Bộ quốc phòng, Tổng công tố viên để gây sức ép đối với chính quyền nhằm đạt được những yêu sách của mình. Dường như đối với những thành phần này chính quyền là công cụ trong bàn tay của họ.

Hiện nay, chính trường Ukraine đang tiềm ẩn những cơn sóng ngầm cực kỳ khủng khiếp. Tuy hiện nay chính quyền Kiev tạm thời giữ được ổn định do hướng mũi dùi dư luận vào Nga nhưng nếu không có những chuyển biến mới và yêu sách của các tổ chức cực hữu không được giải quyết, Maidan 3 có thể xuất hiện trong thời gian tới.

Chính phương Tây đã phục hoạt chủ nghĩa phát xít ở Ukraine bằng thực hiện “Cách mạng cam” với Maidan 1, Maidan 2. Mai dan 1 đã đưa Yushenko “lên ngôi”, Maidan 2 đã đưa Poroshenko lên nắm quyền và cao trào “Cách mạng cam lần 3” này rất có thể sẽ đưa chủ nghĩa phát xít lên vị thế lãnh đạo ở Ukraine.

Sẽ có Maidan 3 - Kỷ nguyên phát xít mới Ukraine?

Việc chính quyền Kiev bất lực trong cuộc chiến với 2 nước cộng hòa ly khai miền đông DPR và LPR cùng với cuộc đấu giữa chính phủ và các trùm tài phiệt, trong khi sự giải giáp các tiểu đoàn tiễu phạt diễn ra nửa vời rất có thể sẽ làm bùng phát Maidan 3 và chủ nghĩa phát xít sẽ thống trị đất nước Ukraine.

Có 4 nguyên nhân chính có thể dẫn đến Maidan 3

Một là: Những lãnh đạo cốt cán của những tổ chức cực hữu đã lần lượt leo lên những vị trí rất cao trong quốc hội, Bộ quốc phòng, chính phủ ví dụ như Dmitry Yarosh đã lên làm cố vấn cho Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine, một số lãnh đạo các tiểu đoàn tiễu phạt đã len chân vào đến quốc hội.

Việc các chính khách diều hâu và thủ lĩnh quân sự cực hữu lần lượt nắm giữ các chức vụ quan trọng khiến phe phát xít có khả năng tác động lớn đến chính phủ, quốc hội, điều khiển các quyết định có lợi cho họ. Việc nắm được một lực lượng quân sự lớn trong tay khiến họ có công cụ để thực hiện các quyết định cực đoan.

Hai là: Cuộc đấu giữa ông Poroshenko và giới tài phiệt lãnh đạo các đảng phái cực hữu và tiểu đoàn tiễu phạt là một vấn đề hết sức nguy hiểm.

Những ông trùm này sẽ cương quyết giữ lực lượng tổ chức vũ trang cá nhân bởi đó vừa là lực lượng bảo vệ các “lãnh địa” của họ trước phe ly khai miền đông, vừa là những “băng nhóm bảo kê” cho hoạt động kinh doanh của mình. Bởi vậy, họ sẽ không bao giờ giải tán nó.

Những ông trùm tài phiệt này cũng chẳng bao giờ “dâng hiến” tài sản cá nhân của mình cho quân đội, vì nếu đưa các tiểu đoàn này vào khuôn khổ thì họ sẽ không thể tự do điều động, sai khiến được nữa.

Bởi vậy, ông Poroshenko không dễ đè bẹp được hàng chục nhà tài phiệt này mà rất có thể sẽ bị “đánh hội đồng” hay một cuộc đảo chính quân sự.

Ba là: Sự giải giáp nửa vời các tiểu đoàn tiễu phạt sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Nếu không bắt được các tiểu đoàn này hạ vũ khí hay chịu nhận sự chỉ huy, chúng sẽ trở thành mầm loạn đáng sợ khi hàng ngàn kẻ theo chủ nghĩa phát xít có tổ chức, có vũ khí trong tay.

Kể cả họ có giải giáp được lực lượng này thì chúng cũng sẽ tiếp tục tham gia các tổ chức phát xít mới và trở thành những nòng cốt của UPA trong tương lai. Bởi vậy, chỉ có thể ép những tiểu đoàn tiễu phạt này vào trong hàng ngũ quân đội, an ninh, mọi sự giải giáp nửa vời đều sẽ trở thành thảm họa.

Bốn là: Sự thất bại trong cuộc chiến với 2 nước cộng hòa ly khai Donetsk và Lugansk là điều những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan không thể chấp nhận được, mọi sự thỏa hiệp với DPR và LPR đều sẽ là “sự phản bội đất nước Ukraine”.

Trong thời điểm đất nước tương đối hòa bình, ổn định sau các Thỏa thuận Minsk 1 và 2, các thủ lĩnh cực đoan đã nhiều lần tuyên bố không thuân thủ lệnh ngừng bắn và sẽ chiến đấu đến khi tiêu diệt hết những “kẻ phản loạn”. Các tiểu đoàn tiễu phạt đã trở thành nhân tố phá hoại hòa bình, ổn định ở Ukraine.

Bởi vậy, nếu chính quyền của ông Poroshenko thực hiện “quá nghiêm túc” thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2 hồi tháng 2 vừa qua, chính quyền của ông sẽ trở thành vật tế thần của chủ nghĩa phát xít mới. Và lời đe dọa vừa qua của UPA - hiện thân của chủ nghĩa phát xít phục sinh không phải là lời nói suông.

Nhà chính trị học Ba Lan và cũng là giám đốc Trung tâm phân tích Địa chính trị châu Âu Mateush Piskorskiy đã đưa ra nhận định: "Những thành viên của UPA ở Ukraine có thể dẫn tới một Maidan mới và rất có thể một chính quyền mới ở Kiev sẽ ra đời trong thời gian tới".

Những dấu hiệu gần đây cho thấy, các thế lực phát xít mới ở Ukraine đã trở nên không thể kiểm soát được. Đã đến lúc chính quyền thân phương Tây ở Kiev và những thế lực hậu thuẫn cho họ phải nhận lãnh hậu quả từ “đứa con” do mình đẻ ra.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Đường từ châu Âu văn minh xuống thế giới thứ ba

Tình hình Ukraine cập nhật - Page 7 Ukrain10Thực hiện chính sách theo phương Tây, chống Nga đã khiến đất nước Ukraine tan nát
BĐV - Cuộc cách mạng dân chủ-nhân quyền kiểu phương Tây đã biến Ukraine từ một nước phát triển và văn minh của châu Âu thành một nước thuộc thế giới thứ 3.

Bầu không khí chính trị Ukraine trở nên “ngột ngạt”


Mới một tuần trôi qua kể từ khi xảy ra loạt sự kiện tác động mạnh tới bầu không khí chính trị ở Ukraine. Đó là những vụ sát hại chính trị gia, nhà báo và nhà văn đối lập. Thêm vào đó là các sắc luật được thông qua với những tư tưởng phát xít mới nguy hiểm cho cả châu Âu và thế giới.

Chỉ trong vòng một tháng qua, loạt cộng sự của Tổng thống Yanukovych thuộc Đảng các khu vực (trước đây là Đảng cầm quyền, sau khi ông Yanukovych bị lật đổ thì biến thành đảng đối lập) đã qua đời một cách bí hiểm.

Tuần trước, nhà báo và nhà văn Ukraine nổi tiếng Oles Buzina bị bắn chết gần nhà. Ông này không phải nhân vật ly khai nhưng dám gay gắt chỉ trích chính quyền Ukraine về tội ác chống lại nhân dân, đặc biệt là người Donbass".

Các nhà quan sát chính trị cho rằng, thực tiễn "dân chủ" ở Ukraine hiện nay là sự cấm đoán các chính đảng và phương tiện truyền thông đối lập; những vụ bắt giữ hàng loạt người bất đồng chính kiến phê phán chính quyền, đàn áp tự do ngôn luận; các vụ sát hại đối thủ chính trị, phá hoại những tiêu chuẩn đạo đức văn minh.

Trên truyền hình nước này đầy rẫy những luận điệu bài Nga, những phóng sự tố giác "những kẻ tiếp tay quân xâm lược". Sự định hướng lộ liễu trong các chương trình truyền hình thể hiện ở điểm nó thường kết thúc bằng việc đòi tái cơ cấu công lực Ukraine, thực hiện "các biện pháp cứng rắn với lực lượng thân Nga".

Chính quyền mới của Ukraine đã tạo ra và nuôi dưỡng tư tưởng bạo lực nguy hiểm, được thai nghén vào tháng 2 và tháng 3 năm 2014. Đó là khi các kênh truyền hình, báo mạng Ukraine thỏa thuê đưa tin chi tiết về các hành động bạo lực và mang đậm tính chất của chủ nghĩa phát xít.

Các nhóm cực đoan dùng xích trói các đại diện chính quyền không đồng tình với họ trên các khu vực công cộng; ném nghị sĩ Verkhovna Rada vào thùng rác; rắc bột, hất thuốc sát khuẩn vào ứng cử viên tổng thống không thuộc định hướng dân tộc chủ nghĩa ngay trước cửa studio truyền hình, nơi họ chuẩn bị tham gia cuộc thảo luận…

Đấy là những hành động loại bỏ bất cứ ai không phù hợp ý thức hệ và chính kiến quốc gia mới, tăng cường cổ vũ và kích động các phần tử dân tộc cực đoan, phát tán những tài liệu pháp lý thực chất mang tính chống nước Nga ngày nay hơn là bài Liên Xô trước đây.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Donbass dọa đốt dinh Tổng thống, Azov cướp chốt OSCE

Tình hình Ukraine cập nhật - Page 7 Ukrain11Quân đội Ukraine bất lực không giải giáp nổi các tiểu đoàn tiễu phạt
BĐV - Các tiểu đoàn tiễu phạt Ukraine ngày càng lộng hành, tiểu đoàn Donbass dọa đốt dinh Tổng thống, còn tiểu đoàn Azov chiếm chốt quan sát của OSCE.

Tổng thống Poroshenko “xuống thang” vì Pravyi Sector dọa đốt dinh


Hiện nay, mặc dù thỏa thuận Minsk 2 đã được ký kết vào tháng 2 vừa qua nhưng tiếng súng vẫn chưa ngừng ở miền Đông Ukraine. Trong 2 ngày 1 và 2-5 vừa qua, Lãnh đạo ly khai Donetsk và Lugansk đã tố cáo Lực lượng an ninh Ukraine nã pháo vào các khu vực dân cư.

Quân chính phủ đóng ở gần thị trấn Schastje đã bắn bốn viên đạn súng cối và súng phóng lựu vào các khu vực dân cư của Lugansk như Obzornoe, Zhelobok, trong khi có sự hiện diện của các quan chức của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu OSCE.

Các lực lượng tự vệ của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) cho biết đêm 2-5, các lực lượng an ninh Ukraine đã bắn phá sân bay Donetsk và các thị trấn xung quanh cũng bị rơi vào vòng hỏa lực.

Người phát ngôn của DPR Eduard Basurin còn cho biết, hiện Kiev đã triển khai 7 nhóm đặc nhiệm cơ động cùng các khẩu đội rocket nhiều nòng BM-21 Grad, đồng thời triển khai pháo kích vào quận Kiev gần sân bay Donetsk, còn lực lượng xe tăng thì bắn phá khu vực cầu Putilov.

Sau thông tin về các cuộc tấn công của pháo hạng nặng vào Donetsk, Chủ tịch OSCE Ivica Dacic tuyên bố sẽ đưa ra các biện pháp cần thiết, Bộ Ngoại giao Nga cũng lên tiếng yêu cầu OSCE phải có biện pháp bắt quân đội và an ninh Ukraine phải chấp hành nghiêm thỏa thuận ngừng bắn Minsk.

Tuy nhiên, theo đánh giá của những nhà quan sát, thủ phạm gây ra các vụ tấn công phá hoại này chủ yếu là các tiểu đoàn tiễu phạt tư nhân, do các vị tỷ phú Ukraine thành lập và đỡ đầu, đã từng nhiều lần tuyên bố không chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn Minsk.

Vừa qua, Tổng thống Ukraine và Bộ trưởng quốc phòng Stephan Poltorak đã ra lệnh, hoặc là các tiểu đoàn tiễu phạt này phải chịu sự chỉ huy của lực lượng an ninh hoặc là phải bị giải tán. Tuy nhiên, chính quyền Kiev đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt khiến Tổng thống Poroshenko phải chùn bước.

Tối ngày 29-4, các phần tử của Tổ chức dân tộc cực đoan “Khu vực cánh hữu” (Pravyi Sector), mà cánh quân sự của chúng là Tiểu đoàn Donbass, đã kéo đến bao vây phủ Tổng thống Ukraine, đe dọa sẽ tiếp tục vây hãm cho đến khi “toàn bộ tòa nhà chính quyền của Tổng thống Ukraine bị thiêu trụi”.

Lãnh đạo tổ chức này là Dmitry Yarosh - người vừa được bổ nhiệm làm cố vấn của Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine - cũng đã tuyên bố, “chính quyền Kiev đang chống lại các đơn vị tình nguyện”. Vì vậy, để ngăn chặn những hoạt động này họ quyết định tổ chức bao vây phủ tổng thống.

Sau đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã phải đích thân gọi điện cho Yarosh và cam kết nội trong 3 ngày sẽ bãi bỏ toàn bộ các trạm kiểm soát của lực lượng vũ trang Ukraine gần căn cứ tiểu đoàn tiễu phạt Donbass.

Ngày 3/5, quân đội Ukraine đã phải ra lệnh triệt thoái lực lượng lính dù thuộc Lữ đoàn 25 và 95 đang bao vây căn cứ của Tiểu đoàn Donbass ở Dnepropetrovsina và giải thích đây là “một hoạt động nằm trong cuộc diễn tập của Lực lượng vũ trang Ukraine!”.

Được biết, lực lượng lính dù thuộc lữ đoàn 25 và 95 đã bao vây căn cứ của Tiểu đoàn Donbass từ ngày 28-4, nhằm tước vũ khí trong tay tiểu đoàn này. Tuy nhiên, họ đã không nhận được mệnh lệnh giải giáp cuối cùng và sau đó đã phải rút lui.

OSCE bất lực nhìn lính tiểu đoàn Azov cướp chốt

Ngày 3-5, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) Eduard Basurin cho các phương tiện truyền thông biết rằng, nhiều nhóm phá hoại đang hoạt động dọc theo biên giới giữa khu vực do Kiev và DPR kiểm soát.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Đại diện Chính phủ Ukraine và phe ly khai nhóm họp tại Minsk

Tình hình Ukraine cập nhật - Page 7 Xequan10Xe quân sự Ukraine rút khỏi giới tuyến ở thành phố miền đông Artemivsk, Donetsk, ngày 26/2
TTXVN - Ngày 6/5, đại diện của Chính phủ Ukraine và phe ly khai ở miền Đông đã gặp nhau tại thủ đô Minsk (Belarus) để cùng các nhà trung gian quốc tế và giới chức Nga tham dự cuộc họp của Nhóm Tiếp xúc nhằm thảo luận về lệnh ngừng bắn và một lộ trình chính trị để chấm dứt xung đột.

Đây là cuộc gặp đầu tiên kể từ khi hai bên ký thỏa thuận hòa bình hồi tháng 2 vừa qua.

Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp trên, đại diện Chính phủ Ukraine, cựu Tổng thống Leonid Kuchma cho biết đây là “bước đi nghiêm túc hướng tới giải pháp chính trị” cho cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine và nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo chấm dứt hoàn toàn tiếng súng. Ông Kuchma nói: “Đối với chúng tôi, an ninh là điều quan trọng nhất”, đồng thời cho biết thêm các đại diện của phe ly khai đã tỏ thái độ “xây dựng."

Còn đại diện của Nga tham dự cuộc họp này, ông Azamat Kulmukhametov cho rằng cuộc họp đã mở ra hy vọng về một “giải pháp chính trị” cho cuộc giao tranh ở miền Đông Ukraine.

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cùng ngày cho biết việc thực thi đầy đủ thỏa thuận Minsk là yếu tố then chốt để có được nền hòa bình lâu dài ở các vùng miền Đông nước này.
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Tình hình Ukraine cập nhật - Page 7 S1_reu10
Ngày 30/5/2015, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã bổ nhiệm Cựu Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili (người đưa Gruzia tới cuộc chiến tranh ngắn với Nga năm 2008) làm Thống đốc khu vực phía Nam Odessa của Ukraine. Phải chăng đây là cách để Kiev gửi tín hiệu cứng rắn cho Moscow rằng sẽ tiếp tục mục tiêu gia nhập châu Âu bất chấp các cuộc xung đột đẫm máu ở miền Đông? - Nguồn: Reuters
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Tình hình Ukraine cập nhật - Page 7 _8339710
Theo BBC: Ngày 03/6/2015, giao tranh đã bùng phát dữ dội với việc sử dụng pháo hạng nặng và xe tăng xung quanh khu vực Maryinka và Krasnohorivka, phía Tây của Donetsk. Cả phía Chính phủ lẫn lực lượng ly khai đều cáo buộc đối phương vi phạm thỏa thuận ngừng bắn ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-7) được tổ chức tại Đức.
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Tình hình Ukraine cập nhật - Page 7 _8345710Sau Ilovaiskaya và Debaltsevo, Marinka biến thành "cối xay thịt" binh lính
Theo thông tin từ lực lượng ly khai Donetsk mới công bố, một “cối xay thịt” hay còn gọi là “nồi hầm”, “nồi hơi” mới ở Ukraine đã tái hiện trong trận đánh ngày 03/6/2015 ở Marinka, khi có ít nhất 400 người thiệt mạng, hơn 1000 người bị thương và 60 thiết bị chiến đấu của quân Chính phủ Ukraine đã bị phá hủy sau khi họ bị lực lượng ly khai đánh bật khỏi đường phân giới giữa hai bên ở miền Đông Ukraine.

Nếu những thông tin mà phía ly khai thông báo là chính xác, thiệt hại của quân Chính phủ trong trận đánh này đã ngang với những trận đánh đẫm máu trước đây ở các “Nồi hơi 1” và “Nồi hơi 2” ở Ilovaiskaya và Debaltserve (hay còn gọi là Debaltsevo).

Nguồn: BBC
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Biểu tình Maidan 3: Dấu hiệu đảo chính cận kề ở Ukraina?


Những kẻ cực đoan tấn công người biểu tình, cảnh sát đứng gần đó nhưng không can thiệp.

      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Tình hình Ukraine cập nhật - Page 7 Deyneg10
Phát biểu ngày 10/6/2015, các đại diện thường trực Denis Pushilin của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng và Vladislav Deinevo của Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng tuyên bố DPR và LPR coi phương án sáp nhập vào Nga là lý tưởng nhưng chính quyền của họ vẫn tôn trọng các điều kiện trong thỏa thuận Minsk, theo đó xác định quy chế của các nước cộng hòa tự xưng này. Tuyên bố chung của DPR và LPR cũng khẳng định họ đương nhiên xem bán đảo Crimea như một phần của Nga. - Nguồn: Telegraph
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Tình hình Ukraine cập nhật - Page 7 Luong-10Người dân Donestk xếp hàng nhận lương hưu
Ngày 12/6/2015, chính quyền ly khai Ukraine tại Donetsk cho biết họ đã bắt đầu trả tiền USD cho những người hưởng lương hưu bị Kiev cắt phúc lợi xã hội.

Lãnh đạo cơ quan lập pháp Donetsk Andrei Purgin cho biết quyết định trên là "tạm thời" và chỉ áp dụng với những cựu chiến binh thời Liên Xô đến tuổi nghỉ hưu.

Thông báo trên đã làm dấy lên câu hỏi về việc chính quyền ly khai, vốn bị các ngân hàng Ukraine cắt quan hệ và còn tuyên bố không nhận viện trợ của Nga, đã lấy ngoại tệ mạnh như đồng USD từ đâu? Ông Purgin giải thích: "Khi chúng tôi đưa vào hoạt động hệ thống 2 đồng tiền (từ hồi đầu năm), chúng tôi quyết định chấp nhận tiền thuế và dịch vụ đô thị trả bằng USD. Một số người đã bắt đầu thanh toán bằng USD và ngân hàng trung ương của chúng tôi đã bắt đầu tích lũy ngoại tệ mạnh. Giờ thì ngân hàng đang chi trả bằng đồng tiền này".

Nguồn: AFP
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Ukraine triển khai S-300 đến Odessa có thể làm bùng phát cuộc chiến với Nga

Tình hình Ukraine cập nhật - Page 7 Xnnfan10Ukraine triển khai tên lửa S-300 tới Odessa có thể làm gia tăng căng thẳng với Nga
ANTĐ - Mạng tình báo chiến lược toàn cầu Stratfor của Mỹ vừa đưa ra nhận định rằng, quyết định của Kiev triển khai các hệ thống phòng không S-300 tới khu vực Odessa đã đặt các máy bay Nga, bay đi và đến Transnistria, có nguy cơ bị bắn hạ, và làm gia tăng khả năng xảy ra một cuộc đối đầu quân sự giữa Nga và phương Tây.

Ukraine hiện đang có kế hoạch triển khai các hệ thống phòng không S-300 tại khu vực Odessa, ngay sát biên giới với Transnistria, một quốc gia độc lập chưa được công nhận nằm giữa Moldova và Ukraine.

Việc này sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột quân sự giữa Transnistria và Ukraine. Nhưng quan trọng hơn, nó có thể gây ra một cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây, mạng tình báo toàn cầu Stratfor của Mỹ nhận định.

Theo Stratfor, việc Ukraine triển khai tên lửa S-300 tới Odessa có thể gây căng thẳng trong khu vực là do có sự hiện diện của một lực lượng gìn giữ hoà bình khoảng 1.400 binh lính của Nga tại Transnistria, đã được triển khai tới đây theo thỏa thuận ngừng bắn năm 1992 sau cuộc chiến tranh Transnistria vào năm 1990-1992.

Trước đó, Nga đã vận chuyển hàng tiếp tế và luân chuyển lực lượng gìn giữ hòa bình của họ tới Transnistria bằng 2 tuyến đường: gồm đường bộ qua Ukraine và đường không đến Moldova, và từ đó tới Transnistria.

Tuy nhiên, tuyến đường trên bộ hiện đã bị đóng cửa, sau khi Ukraine quyết định ngăn chặn lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đi qua lãnh thổ của họ vào ngày 8-6. Trong khi đó, tuyến đường hàng không qua Moldova cũng không phải là một lựa chọn tốt. Chính phủ Moldova không công nhận Transnistria là một quốc gia độc lập và cũng quan ngại về lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga tại Transnistria.

Trước tình hình đó, Nga đã sử dụng một đường băng ở Tiraspol, thủ phủ của Transnistria, để cung cấp trang thiết bị, hàng cung cấp và luân chuyển lực lượng gìn giữ hòa bình của họ đi và đến khu vực này.

Để đến Transnistria, các máy bay Nga phải đi qua không phận Ukraine tại Odessa từ căn cứ không quân gần nhất của nước này ở Crimea. Do vậy, việc triển khai các hệ thống phòng không S-300 tại khu vực Odessa khiến cho các máy bay Nga, đến Transnistria, có nguy cơ trực tiếp bị bắn hạ, Stratfor cho biết.

Ngoài ra, việc cựu Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili, người nổi tiếng với những tuyên bố chống Nga, được bổ nhiệm làm thống đốc của Odessa có thể làm cho tình hình tồi tệ hơn.

Cư dân Odessa sợ rằng Saakashvili có thể phát động một cuộc chiến tranh với Transnistria, sử dụng các phương pháp tương tự như trong cuộc chiến năm 2008 giữa Nga và Gruzia, sau khi quân đội Gruzia, dưới sự lãnh đạo của ông, xâm lược Nam Ossetia, nơi lực lượng gìn giữ hòa bình Nga cũng đang được triển khai.
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Tình hình Ukraine cập nhật - Page 7 10177010Tên lửa chống tăng Javelin
Ngày 11/7/2015, Sputnik đưa tin Đại sứ Ukraine tại Mỹ Valeriy Chaly lên tiếng cho rằng Ukraine có quyền nhận được 1.000 tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ chế tạo. Tờ Mirror Weekly dẫn lời ông Chaly: “Chúng tôi phải chuẩn bị sẵn sàng để đối phó cho mọi tình huống có thể xảy ra ở miền Đông. Hơn thế nữa chúng tôi có quyền nhận ít nhất 1.000 tên lửa Javelin trong trường hợp cần thiết”.

Javelin là hệ thống tên lửa chống tăng vác vai của Mỹ được thiết kế để tiêu diệt mục tiêu là xe tăng, xe bọc thép hoặc các mục tiêu bay ở tầm thấp.

Trước đó, hôm 09/7, Tướng Joseph Dunford, người mới được đề cử làm Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, phát biểu trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ rằng, việc cung cấp tên lửa chống tăng cho Ukraine là hoàn toàn "hợp lý".

Sau khi Kiev mở các chiến dịch quân sự trấn áp lực lượng ủng hộ độc lập ở phía Đông Nam tháng 4/2014, chính quyền Ukraine đã nhiều lần yêu cầu các quốc gia phương tây viện trợ vũ khí sát thương. Tuy nhiên Washington từ chối yêu cầu này vì lo ngại xung đột sẽ leo thang. Trước đó, Đại sứ Mỹ tại Nga John Tefft tuyên bố sẽ không cung cấp hệ thống tên lửa chống tăng Javelin cho Ukraine. Liên minh châu Âu cũng lên tiếng phản đối phản đối hành động này.
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Tình hình Ukraine cập nhật - Page 7 10210610Phe cực hữu (Right Sector) ở Ukraine
Theo Sputnik: Phe cực hữu (Right Sector) và cảnh sát tại thị trấn Mukacheve, miền Tây Ukraine đấu súng trên phố khiến nhiều người thương vong.

2 thành viên cực hữu chết ngay lập tức và 4 người khác bị thương. Về phía cảnh sát, 6 người bị thương nặng. Chưa kể 3 dân thường bị trúng đạn.

Trên phương tiện truyền thông Ukraine, nhóm cực hữu đã đổ lỗi cho phía cảnh sát đã thực hiện cuộc tấn công nhắm vào thành viên của nhóm. Nhóm này cũng yêu cầu bắt giữ một quan chức địa phương tên là Mykhailo Lanyo, người mà phe cực hữu tin là có liên quan trực tiếp tới vụ đấu súng, cũng như tất cả các cảnh sát đã tham gia vào vụ việc hoặc có liên quan.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov, lại cho biết một số người đàn ông có vũ trang đã dùng súng và lựu đạn tấn công xe cảnh sát, cảnh sát đã vây kín những kẻ tấn công và đề nghị đầu hàng trước khi nổ súng.

Phía Bộ Nội vụ Ukraine cũng cáo buộc Nga và lực lượng ly khai ủng hộ Moscow đứng sau vụ đấu súng hôm 11/7 tại Mukacheve. Bộ Nội vụ Ukraine đưa ra kết luận này sau khi xem đoạn video được đăng tải trên mạng về vụ tấn công. Theo một đại diện Bộ Nội vụ, đoạn video cho thấy vụ đấu súng giữa cảnh sát và nhóm người vũ trang bên trong chiếc xe jeep mang phù hiệu của Right Sector được dàn dựng từ trước.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Kiev đang mất quyền kiểm soát các tiểu đoàn tình nguyện

Tình hình Ukraine cập nhật - Page 7 Kiev_m10Đội quân tình nguyện chiến đấu chống lại lực lượng ly khai ở Ukraine
GDVN - Phần lớn trong số 40 tiểu đoàn tình nguyện ở Ukraine được hình thành trên cơ sở những người tham gia cuộc biểu tình lật đổ chính phủ năm ngoái.

Kiev đang mất quyền kiểm soát các lực lượng vũ trang tình nguyện giúp đỡ chính phủ Ukraine chống lại lực lượng ly khai ở miền đông đất nước, Reuters ngày 29/7 đưa tin cho biết.

Những tiểu đoàn tình nguyện này vốn được xem như những người hùng ở Ukraine khi họ giúp đỡ quân đội chủ lực yếu kém chiến đấu chống lại lực lượng ly khai ở miền đông.

Do đó, những nhóm này đã nhận được sự hỗ trợ của một số bộ phận dân cư Ukraine. Tuy nhiên, theo quan điểm của chính phủ Kiev, một số tiểu đoàn tình nguyện đang trở thành một mối đe dọa đối với sự ổn định của hệ thống chính trị tại quốc gia này.

Trong cuộc phỏng vấn với Reuters, Dmytro Korchynsky - một chỉ huy tiểu đoàn tình nguyện Ukraine thừa nhận rằng, ông muốn tiểu đoàn của mình tiếp tục hoạt động độc lập với cơ cấu chính phủ, theo phương pháp riêng của mình nếu Bộ Nội vụ ra lệnh chấm dứt hoạt động.

Những sự kiện gần đây ở Ukraine như tổ chức Right Sector từ chối nghe lệnh của chính phủ sau cuộc đọ súng giữa thành viên của nhóm với cảnh sát, tiểu đoàn tình nguyện Tornando đóng gần Kiev kiên quyết không giải giáp theo lệnh được Bộ Nội vụ ban hành hơn 2 tháng trước đã làm dấy lên các quan ngại rằng các nhóm này có thể tuột ra ngoài sự kiểm soát của chính phủ.

Tổng thống Petro Poroshenko đã nhận thức được vụ việc và đã ra lệnh yêu cầu giải giáp tất cả các nhóm vũ trang hình thành bất hợp pháp vì nó có thể đe dọa làm cho Ukraine càng không ổn định.

Ông Poroshenko cảnh báo có thể ban hành luật cho phép có quyền tiến hành hoạt động khẩn cấp để đối phó với các nhóm vũ trang tự do mà ông phân loại vào nhóm khủng bố.

Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov nói với Reuters rằng, Ukraine đang "khởi động lại" tất cả các cấu trúc quyền lực của mình để bắt đầu làm sạch cơ cấu và đồng thời cố gắng nhổ tận gốc các yếu tố hình sự trong các tiểu đoàn tình nguyện.

Tuy nhiên theo Reuters, mục tiêu này của ông Poroshenko rất khó có thể đạt được. Các cuộc phỏng vấn giữa phóng viên Reuters với các thành viên các tiểu đoàn tình nguyện và các quan chức Ukraine cho thấy ông Poroshenko sẽ không dễ áp đặt được ý muốn của mình.

Nguyên do là một số tiểu đoàn tình nguyện bề ngoài là hoạt động dưới sự kiểm soát của chính phủ, nhưng thực tế lại giống như của riêng một số chính trị gia. Serhiy Melnychuk, người đã thành lập Tiểu đoàn Aidar ở miền đông Ukraine hiện là một thành viên của Quốc hội.

Phần lớn trong số 40 tiểu đoàn tình nguyện ở Ukraine được hình thành trên cơ sở những người tham gia cuộc biểu tình lật đổ chính phủ năm ngoái.

Nhiều lữ đoàn và tiểu đoàn tình nguyện đã được hình thành khá tùy tiện do chính phủ Kiev mới quá cấp thiết huy động lực lượng chống lại lực lượng thân Nga ở miền đông, Reuters cho biết. Bất cứ ai sẵn sàng chiến đấu cũng được chấp thuận tham gia.

Tuy nhiên, các tiểu đoàn tình nguyện trên danh nghĩa làm việc cho chính phủ, nhưng thực tế lại hoạt động khá độc lập với chính phủ. Họ chủ yếu tồn tại nhờ tài trợ của các nhà tài phiệt giàu có tại Ukraine, chứ không phải từ sự hỗ trợ của Bộ Quốc phòng. Vũ khí và quân trang của họ do các nhà tài phiệt cung cấp. Họ chiến đấu mà không cần được Bộ Quốc phòng huấn luyện quân sự.

Các tiểu đoàn tình nguyện này từng bị tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc vi phạm các tội ác chiến tranh, bắt cóc, tống tiền, đánh đập dân thường trong thời gian hoạt động tại Donbass và đang đối mặt với các cuộc điều tra hình sự của chính quyền Kiev.

Tuy nhiên, các chỉ huy của những tiểu đoàn này khẳng định với Reuters rằng họ vẫn trung thành với chính phủ và việc xóa bỏ các lực lượng tình nguyện sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho lực lượng ly khai thân Nga vì chỉ có họ mới chống lại được phe này.
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Tình hình Ukraine cập nhật - Page 7 10251110Thêm một khu vực nữa của Ukraine có thể sẽ cầm súng chống lại Chính phủ
Chính quyền khu vực Rivne đang cảm thấy quá mệt mỏi với chính sách của chính phủ hiện tại và sẵn sàng cầm súng để bảo vệ quyền lợi của mình.

Nhận định trên được Yevhen Deidei, một người lính Ukraine từng chiến đấu ở Donbass và hiện là một thành viên Quốc hội Ukraine, tiết lộ với kênh truyền hình Zvezda.

Theo Deidei, chính quyền khu vực Rivne đang cảm thấy quá mệt mỏi với chính sách của chính phủ hiện tại và sẵn sàng cầm súng để bảo vệ quyền lợi của mình.

Theo lời Deidei, những người dân ở Rivne đã liên lạc phản ánh tình hình với ông. Sau khi đến khu vực kiểm tra, ông đã cảm thấy bàng hoàng trước những gì mình chứng kiến. Nạn tham nhũng tràn lan của các quan chức địa phương đã khiến tình hình kinh tế tại nơi này vô cùng khó khăn.

Trong hoàn cảnh hiện nay, người dân Rivne không có lựa chọn nào khác. Để bảo vệ quyền lợi của mình, họ có thể sẽ cầm vũ khí. Rivne sẽ sớm trở thành một Donbass thứ hai, nghị sĩ Ukraine kết luận.

Nếu tình hình Rivne nóng lên và bùng phát xung đột, Ukraine sẽ không thể sống sót khi phải chiến đấu trên hai mặt trận. Chính phủ sẽ nhanh chóng tan rã ra từng mảnh, ông nói thêm.

Đó cũng là lý do để chính phủ Kiev phải thực hiện cải cách nhanh chóng và quyết liệt, tránh bùng phát thêm bất kỳ một cuộc xung đột quân sự thứ hai nào ở Ukraine.

Nguồn: Sputnik
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Tình hình Ukraine cập nhật - Page 7 Imn5Aim
Lựu đạn đã nổ bên ngoài tòa nhà Quốc hội Ukraine ngày 31/8/2015, khi người biểu tình đụng độ với cảnh sát, khiến ít nhất 1 thành viên lực lượng vệ binh quốc gia thiệt mạng và khoảng 100 người khác bị thương sau khi các nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ mở rộng quyền tự trị cho khu vực miền Đông - Nguồn: BBC
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Kiev mượn tay cấp tiến bẻ Thỏa thuận Minsk?

Tình hình Ukraine cập nhật - Page 7 Kiev-m10Một binh sĩ Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine bị thương trong vụ đụng độ hôm 31/8
BĐV - Kiev không muốn trao quy chế độc lập cho Donbass nên lợi dụng lực lượng cực hữu gây đụng độ đẫm máu, sau đó lấy cớ bẻ Thỏa thuận Minsk.

Chiến thuật của Poroshenko


Cải cách Hiến pháp theo hướng phân quyền và trao quy chế đặc biệt cho Donbass là nội dung thứ 11 được Thỏa thuận Minsk được các đại diện của Ukraine, Nga, OSCE cùng với 2 nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk ký kết hồi tháng 2/2015 tại Minsk.

Theo điều khoản này, Hiến pháp mới phải có hiệu lực từ cuối năm 2015.

Ngày 31/8, Quốc hội Ukraine đã họp phiên bất thường để bỏ phiếu lần thứ nhất về dự luật sửa đổi Hiến pháp theo hướng trên do Tổng thống Poroshenko đệ trình.

Khi bắt đầu phiên họp tại Quốc hội Ukraine, các nghị sĩ đảng Cấp tiến, Batkivshina thuộc liên minh cầm quyền cùng nhiều đảng phái khác phong tỏa bục phát biểu, ngăn cản trình bày dự luật.

Cùng lúc đó bên ngoài, người biểu tình với thành phần chủ yếu là các lực lượng cực hữu như Pravy Sector và Svoboda ngày càng tập trung đông đảo hô khẩu hiệu phản đối.

Ngay khi dự luật được Quốc hội Ukraine thông qua với 265 phiếu thuận, những đối tượng bên ngoài đã tấn công lực lượng an ninh bảo vệ tòa nhà Quốc hội. Lựu đạn khói, lựu đạn nổ và cả súng đã được sử dụng. Kết quả là 3 người thiệt mạng cùng hơn 150 người bị thương.

Giới phân tích nhận định, vụ đụng độ này nằm trong tính toán của ông Poroshenko nhằm bẻ Thỏa thuận Minsk.

Đề xuất gây tranh cãi nhất trong dự luật sửa đổi Hiến pháp do chính ông Poroshenko đệ trình là điều 18. Theo điều khoản này, các cơ quan chính quyền địa phương có quyền tự bổ nhiệm lãnh đạo viện công tố, tòa án và thành lập lực lượng cảnh sát mà không cần sự đồng ý từ Kiev.

Thực chất của các đề xuất sửa đổi là Ukraine sẽ bãi bỏ chính quyền cấp tỉnh đầy quyền lực trước đây cũng như quy chế người đứng đầu cấp tỉnh do Tổng thống bổ nhiệm. Thay vào đó, đại diện chính quyền trung ương ở các khu vực chỉ có nhiệm vụ giám sát. Chính quyền địa phương được bầu trong cuộc bầu cử ngày 25/10 có quyền tự quyết cao hơn, trong đó có vấn đề ngân sách.

Trong đề xuất sửa đổi không nhắc trực tiếp tới quy chế đặc biệt cho Donbass mà chỉ nêu lên rằng sẽ có một bộ luật quy định về quy chế này.

Sau vụ đụng độ chết người bên ngoài quốc hội, thời điểm bỏ phiếu lần thứ hai đã bị hoãn lại tới sau cuộc bầu cử địa phương ngày 25/10.

Theo quy định, trong lần bỏ phiếu thứ hai (để chính thức được thông qua), các đề xuất sửa đổi Hiến pháp phải nhận được tối thiểu 300 phiếu ủng hộ mới được thông qua.

Giới chuyên gia nhận định đây là chiến thuật của ông Poroshenko nhằm chờ đợi những diễn biến tiếp theo tại Donbass. Điều 18 được thông qua trong lần bỏ phiếu đầu tiên không phải để cho Donetsk và Lugansk, mà thực chất là nhằm làm hài lòng Washington, Berlin và Paris.

Bản thân ông Poroshenko không muốn điều này nhưng không thể lên tiếng phản đối. Việc lợi dụng các lực lượng cấp tiến chống lại Thỏa thuận Minsk giúp Tổng thống Poroshenko chứng minh rằng ông không thể kiểm soát việc thực thi thỏa thuận này.

Trong thời gian tới, nếu các khu vực cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk tự tiến hành các cuộc bầu cử riêng thì coi như họ đã tự tay đào hố chôn một phần thỏa thuận Minsk. Khi đó, Kiev hoàn toàn có quyền hủy bỏ điều 18 và việc sửa đổi Hiến pháp chắc chắn sẽ nhận đủ 300 số phiếu ủng hộ cần thiết.

Như vậy, ông Poroshenko vừa làm bằng lòng các nhà bảo trợ phương Tây, vừa không gây mâu thuẫn nội bộ với các phe phái.

Cuộc xung đột đóng băng

Kết quả bỏ phiếu tại Quốc hội Ukraine có thể là sự khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng chính trị mới trong bối cảnh mâu thuẫn nội bộ giữa các phe phái trong quốc hội và liên minh cầm quyền đứng trước nguy cơ tan rã.

Diễn biến sắp tới phụ thuộc vào 3 yếu tố. Thứ nhất là kết quả cuộc bầu cử địa phương vào tháng 10.

Hai là tình hình ở Donbass, trong đó không loại trừ việc lực lượng đòi độc lập vẫn không đồng ý với sửa đổi Hiến pháp như hiện nay và vi phạm Thỏa thuận Minsk buộc phương Tây phải lựa chọn giải pháp khác để giải quyết tình hình.

Yếu tố thứ ba là hành động của chính quyền Kiev. Những yếu tố này kết hợp với khả năng cuộc cải cách kinh tế bị sụp đổ sẽ làm xuất hiện một cuộc khủng hoảng mới ở Ukraine.

Không ít nhà phân tích Ukraine cho rằng quy chế đặc biệt cho Donbass được đưa vào sửa đổi Hiến pháp là do sức ép của các đối tác phương Tây của Ukraine, đặc biệt là Mỹ.

Nhưng ngay cả lực lượng miền Đông cũng không hài lòng với những sửa đổi “không rõ ràng” vừa qua. Họ mong muốn có những cải cách cụ thể và một đạo luật rõ ràng cho phép miền Đông tự tiến hành các cuộc bầu cử riêng.

Lực lượng đòi độc lập ở miền Đông đã phản ứng bằng cách tuyên bố sẽ tự tiến hành cuộc bầu cử địa phương vào ngày 18/10, sớm hơn một tuần so với cuộc bầu cử do Kiev ấn định.

Sau khi căng thẳng leo thang vào cuối tháng trước thì từ ngày 31/8 tới nay tình hình đã lắng dịu. Các bên đã nhất trí ngừng bắn nhân dịp các trường học bước vào năm học mới.

Ngày 8/9 tới, các bên sẽ tiếp tục gặp nhau trong khuôn khổ Nhóm tiếp xúc tại Minsk và nhiều khả năng sẽ đạt được thỏa thuận về rút vũ khí hạng nặng cỡ nòng dưới 100 li khỏi giới tuyến phân chia, tạo thành vùng đệm rộng 30 km.

Phía Kiev hy vọng việc ngừng bắn sẽ tạo điều kiện cho các cuộc bầu cử địa phương, nhưng các cuộc bầu cử này phải tuân theo luật pháp Ukraine, với các tiêu chuẩn của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và dưới sự giám sát của các quan sát viên quốc tế.

Ngoài ra, Kiev cũng nêu điều kiện tiên quyết là rút toàn bộ binh sĩ và vũ khí của nước ngoài khỏi khu vực, đảm bảo cho Ukraine kiểm soát hoàn toàn Donbass cũng như đường biên giới với Nga.

Phía lực lượng đòi độc lập thì phản đối, cho rằng Thỏa thuận Minsk quy định khác. Đó là Kiev phải thảo luận với Donetsk và Lugansk về cách thức tiến hành cuộc bầu cử địa phương. Do Kiev không đồng ý nên lực lượng này tuyên bố sẽ tự tiến hành các cuộc bầu cử.

Với những cách giải thích khác nhau về Thỏa thuận Minsk, tình hình yên ắng hiện nay có thể chỉ là tạm thời. Trong kịch bản khả quan hơn, việc lập vùng đệm 30 km sẽ đóng băng cuộc xung đột hiện nay.

Điều này sẽ khiến Donbass trở thành khu vực bất ổn lâu dài, đóng sập cánh cửa hội nhập với châu Âu của Ukraine.

Nguy cơ trước mắt là nguy cơ tái bùng phát các cuộc đụng độ, nã pháo hay bắn tên lửa ở Donbass ngay trước khi nhóm Bộ tứ Normandy gồm Ukraine, Nga, Đức và Pháp họp thượng đỉnh tại New York, Mỹ vào giữa tháng 9 tới nhân dịp lãnh đạo các nước này tham dự phiên họp của Đại hội đồng LHQ.
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 7 trong tổng số 7 trang]

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất