Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

DuyHung
DuyHung Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1260

Danh vọng : 2272

Uy tín : 32

Với TV LG 4K sẵn sàng cho thời đại truyền hình mới

Bao giờ cũng vậy, những thiết bị truyền thông – truyền hình mới ra đời luôn là đòn bẩy cho sự cải tiến về chất lượng hình ảnh từ các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình. Sự xuất hiện gần đây của TV 4K chắc chắn sẽ mang đến những sự thay đổi ấn tượng của ngành truyền thông – truyền hình tương lai.

Nếu như trước đây, LG cần 5 năm để đưa chiếc TV 3D vào thị trường, thì với TV 4K (hay còn gọi là Ultra TV), LG chỉ mất 2 năm để đi từ buổi chiếu thử nghiệm phim 4K đến tung ra thị trường sản phẩm hoàn thiện. Động lực để LG nhanh chóng đưa ra thị trường sản phẩm TV 4K chính là sự quan tâm mạnh mẽ của người tiêu dùng với thế hệ TV có chất lượng hình ảnh vượt trội gấp 4 lần chất lượng Full HD.

Công nghệ xử lý hình ảnh hàng đầu

Ngoài sự vượt trội về độ phân giải hình ảnh, những chiếc TV 4K của LG còn được trang bị hàng loạt những công nghệ độc quyền giúp hình ảnh hiển thị luôn đạt chất lượng cao nhất như chip xử lý hình ảnh Triple XD Engine đem đến màu sắc trung thực, độ tương phản cao cho hình ảnh sắc nét tuyệt vời; chip True-Ultra HD xử lý tín hiệu hình ảnh đầu vào nhằm đảm bảo chất lượng hiển thị luôn gần với độ phân giải Ultra HD; tấm nền IPS vượt trội giúp hình ảnh hiển thị luôn chân thật đồng thời giúp góc nhìn rộng hơn. Không những thế, công nghệ 3D trên TV LG 4K được cải tiến không ngừng, những hiện tượng run, nhòe khi chuyển từ định dạng 2D sang 3D đã được khắc phục gần như triệt để. Chính những công nghệ xử lý hình ảnh vượt trội này đã biến TV LG 4K thành một trong những sản phẩm công nghệ hàng đầu hiện nay trên thị trường.

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới 2599640_Tinh_Te_PR_1

WebOS thông minh

Một đặc điểm khác tạo nên lợi thế dẫn đầu của các dòng TV LG 4K chính là hệ điều hành WebOS. So với hệ điều hành của các Smart TV khác, WebOS luôn được đánh giá cao bởi sự thân thiện với người dùng. Giao diện WebOS được bố trí hợp lý với thiết kế tập trung ở mép dưới màn hình, người dùng luôn có thể vừa theo dõi nội dung đang chiếu trên TV, vừa thao tác với các ứng dụng một cách dễ dàng. Người dùng cũng dễ dàng truy cập Internet ngay trên chiếc TV LG 4K thông qua WebOS biến TV từ một thiết bị nghe nhìn đơn thuần trở thành trung tâm giải trí của cả gia đình. 

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới 2599642_Tinh_Te_PR_2

Sở hữu TV 4K không phải là ước mơ xa vời

Mục đích của sự cải tiến công nghệ chính là mang đến những tiện nghi tốt nhất cho con người. Vì lý do đó mà LG luôn tạo mọi điều kiện giúp người dùng tiếp cận với công nghệ mới nhất bằng cách đa dạng hóa kích thước khung hình của dòng TV 4K nhằm hạ giá thành sản phẩm. Bằng chứng là các model UB980T, UB950T hay UB850 với kích thước 49”, 55” luôn nằm trong top những sản phẩm bán chạy nhất vì được bán một mức giá phải chăng nhưng chất lượng tuyệt vời.

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới 2599639_Tinh_Te_PR_3

Công nghệ hình ảnh 4K – xu hướng phát triển tất yếu

Sự tiến bộ vượt bậc trong công nghệ hình ảnh của TV 4K đã buộc các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình không ngừng cải tiến công nghệ. Tại Việt Nam, ngày càng xuất hiện nhiều hơn những nhà cung cấp dịch vụ truyền hình chất lượng cao như: hệ thống SCTV với 6 kênh hỗ trợ chuẩn 1080p; HTVC với 9 kênh HD và 6 kênh chạy thử nghiệm chất lượng 1080i (Luxe TV, CCTV, FBNC…); VTC vệ tinh và My TV chạy trên đường truyền Internet, v.v… Đây chính là tín hiệu đáng mừng cho thấy các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình đang nỗ lực hết sức để đem chuẩn truyền hình 4K đến người tiêu dùng.

Theo thông tin chính thức từ LG Việt Nam, từ nay đến 15/10/2014, khi mua TV 4K sẽ được tặng kèm điện thoại LG G2 Pro có khả năng quay phim chất lượng 4K trị giá 14 triệu. Đây có lẽ là một trong những chương trình khuyến mãi có ưu đãi tốt nhất mà LG giành cho khách hàng của mình.

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới 2599641_Tinh_Te_PR_4[/size]
      
DuyHung
DuyHung Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1260

Danh vọng : 2272

Uy tín : 32

Tìm hiểu về kết nối MHL, xuất hình ảnh và âm thanh từ smartphone/tablet ra màn hình ngoài

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới Tim_hieu_ve_ket_noi_mhl_xuat_hinh_anh_va_am_thanh_tu_smartphone_tablet_ra_man_hinh_ngoai_0-jpg ​

Tinh tế - MHL (Mobile High-Definition Link) là một chuẩn công nghiệp và là một giao diện để truyền âm thanh, hình ảnh từ một thiết bị phát ra một màn hình ngoài. Trong thời buổi ngày nay, ứng dụng phổ biến và dễ thấy nhất của MHL đó là xuất nội dung từ những chiếc điện thoại di động, máy tính bảng ra HDTV. MHL hỗ trợ xuất hình ảnh với độ phân giải tối đa là Full-HD 1080p, còn về âm thanh thì hỗ trợ chuẩn 7.1 surround. Trong quá trình sử dụng, MHL còn có thể sạc pin cho thiết bị của chúng ta nữa. Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu đến các bạn một số thông tin quan trọng liên quan đến kết nối này, cách nó hoạt động ra sao và làm thế nào để ta sử dụng nó.

1. Phiên bản và những công ty phát triển MHL

MHL được một công ty mang ty mang tên Silicon Image phát triển dựa trên công nghệ Transmission-Minimized Differential Signaling (TMDS). Lần đầu tiên nó xuất hiện trước công chúng là tại triển lãm CES 2008. Hiện nay trên thế giới có một liên minh MHL, gọi là MHL Consortium, làm nhiệm vụ cấp bản quyền sử dụng cũng như quảng bá cho kết nối này. MHL Consortium được thành lập vào tháng 4 năm 2010 bao gồm những tên tuổi lớn trong làng công nghệ như Nokia, Samsung, Sony, Toshiba, Silicon Image, Onkyo, LG. Cấu hình kĩ thuật của phiên bản MHL 1.0 được ra mắt chính thức vào tháng 7/2010. Đến tháng 5/2011, những sản phẩm thương mại đầu tiên có tích hợp MHL được bán ra thị trường. Tháng 5/2012, Silicon Image công bố cấu hình và chip tương thích với MHL 2.0. Tháng 8/2013, chuẩn MHL 3.0 ra đời.

2. Tính năng của MHL


  • Xuất trực tiếp những gì đang hiện trên màn hình thiết bị di động của bạn ra màn hình ngoài
  • Cho phép vừa xuất hình vừa sạc thiết bị, do đó bạn sẽ không còn lo lắng đến chuyện pin hết giữa chừng. Đây cũng là điểm nổi bật nhất so với kết nốiHDMI.
  • Có thể sử dụng chung cổng vật lý với microUSB, không cần phải có cổng HDMI riêng, giúp tiết kiệm không gian trên các thiết bị di động
  • Truyền hình ảnh không nén độ phân giải tối đa 1920 x 1080p với tần số nhanh nhất là 30Hz (MHL 1.0) hoặc 60Hz (MHL 2.0)
  • Hỗ trợ truyền âm thanh surround không nén 8 kênh (7.1)
  • Hỗ trợ đầy đủ công nghệ HDCP (High-bandwidth Digital Content Protection) giúp bảo vệ tác quyền nội dung số đang xem.


Nói tóm lại, những thiết bị MHL cho phép chúng ta sao chép màn hình của thiết bị di động ra ngoài, gần giống với chức năng của HDMI. Nhờ đó, bạn có thể thoải mái chơi game, duyệt web, chạy ứng dụng trên một màn hình lớn hơn. Âm thanh theo MHL đi ra nên bạn có thể thưởng thức những bộ phim Full-HD đang được lưu trên smartphone, tablet của mình. Cũng cần phải nói thêm rằng khi xuất hình ảnh ra ngoài, màn hình của thiết bị di động vẫn hiển thị như bình thường, và bạn có thể điều khiển máy y như bình thường.

3. Kết nối MHL

MHL không bị ràng buộc bởi một kết nối phần cứng xác định nào. Trong thời gian gần đây, chúng ta thường thấy MHL được kết hợp chung với cổng microUSB (trên smartphone, tablet) hoặc cổng HDMI (trên HDTV, máy chiếu, màn hình,...). Khi truyền phát, toàn bộ tín hiệu thu và nhận đều do công nghệ MHL đảm nhiệm, công nghệ và kĩ thuật của USB hay HDMI không có nhiệm vụ gì ngoại trừ cung cấp kết nối vật lí và cổng giao tiếp để ta gắn cáp vào. Như vậy, các bạn đừng lầm tưởng rằng bản thân microUSB có thể truyền hình ảnh ra ngoài nhé. Nó chỉ là cái vỏ để MHL hoạt động mà thôi.

Trong quá trình sử dụng, các màn hình ngoài sẽ cung cấp nguồn cho những thiết bị cầm tay nếu cần, nhưng thường thì smartphone, tablet của chúng ta đã có sẵn pin để chạy rồi. Việc xuất hình của MHL được thực hiện thông qua một sợi cáp duy nhất. Remote của HDTV cũng có thể được sử dụng để điều khiển thiết bị di động thông qua việc hợp tác giữa các nhà sản xuất.

MHL có thể xuất hình ảnh trực tiếp sang một thiết bị khác có cổng tương thích trực tiếp với MHL. Khi đó, chúng ta chỉ cần một sợi cáp có hai đầu: một đầu microUSB để cắm vào smartphone, đầu còn lại là HDMI để cắm vô TV. Tuy nhiên số lượng màn hình hỗ trợ MHL trực tiếp vào cổng HDMI chưa nhiều, thay vào đó chúng ta dùng adapter trung gian để có thể xuất hình ảnh thông qua cổng HDMI thông thường. Adapter sẽ có các chip xử lí để chuyển tín hiệu MHL sang tương thích với HDMI, và thường thì ta phải cấp nguồn cho adapter để nó hoạt động.

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới Tim_hieu_ve_ket_noi_mhl_xuat_hinh_anh_va_am_thanh_tu_smartphone_tablet_ra_man_hinh_ngoai_1-jpg

Xuất trực tiếp hình ảnh từ điện thoại ra HDTV, chỉ áp dụng với các TV tương thích MHL

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới Tim_hieu_ve_ket_noi_mhl_xuat_hinh_anh_va_am_thanh_tu_smartphone_tablet_ra_man_hinh_ngoai_2-jpg-png

Xuất hình ảnh từ điện thoại ra HDTV thông qua adpter (hoặc dock, hoặc bất kì thiết bị bắc cầu nào).
 Cách này áp dụng được với mọi TV có cổng HDMI

Hiện nay, MHL xuất hiện phổ biến nhất dưới dạng tích hợp vào cổng microUSB 5 chân và theo phương pháp dùng adapter. Rất nhiều smartphone và tablet của Samsung, HTC, Sony, LG, Pantech, Sony, Onkyo, Huawei hỗ trợ MHL. Bạn có thể xem danh sách đầy đủ tại đây hoặc tại đây. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm trên hộp sản phẩm của mình xem có dấu hiệu của MHL trên đó hay không.

Tuy nhiên, có hai sản phẩm dùng MHL thông qua cổng microUSB loại 11 chân, đó là Samsung Galaxy S III và Note II. Samsung làm như vậy là nhằm giúp cổng microUSB trên hai smartphone này vừa sử dụng chức năng của USB song song với chức năng của MHL (do đó số chân mới tăng lên). Khi bạn cắm adapter MHL-HDMI của Samsung vào S III hay Note II, bạn vừa có thể xuất hình ảnh và âm thanh ra ngoài, vừa có thể sử dụng cổng USB trên đó để chép dữ liệu. Ngoài ra, S III và Note II có thể cung cấp nguồn trực tiếp cho adapter HML-HDMI chứ không đòi hỏi nguồn riêng như các adapter của LG hay HTC. Mặc dù cổng microUSB 5 chân cũng có thể làm chuyện này trên lý thuyết nhưng S III với cổng 11 chân của mình là sản phẩm đầu tiên hỗ trợ chức năng này. Nhược điểm của việc này đó là các adapter MHL-HDMI phổ biến không thể dùng với S III và Note II, chúng ta phải mua adapter riêng của Samsung.

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới Tim_hieu_ve_ket_noi_mhl_xuat_hinh_anh_va_am_thanh_tu_smartphone_tablet_ra_man_hinh_ngoai_3-jpg 

Adapter MHL-HDMI

4. Chip MHL

MHL được điều khiển bởi các con chip MHL do Silicon Image phát triển và sản xuất. Đối với MHL 2.0, các con chip này bao gồm SiI8240 MHL transmitter (dùng cho các điện thoại, máy tính bảng, camera, máy tính xách tay để phát tín hiệu) và SiI9617 MHL-to-HDMI Bridge (dùng cho các dock hoặc adapter trung gian giữa thiết bị di động với TV). Những con chip nói trên hỗ trợ xuất hình ảnh 1080p, hỗ trợ hiển thị hình ảnh 3D và có khả năng cấp nguồn điện để vận hành hoặc sạc thiết bị ngay trong lúc chiếu phim với thời gian nhanh gấp đôi so với MHL 1.0. Theo Silicon Image, SiI8240 là bộ phát MHL đầu tiên hỗ trợ độ phân giải 1080p 60Hz, giúp các thiết bị truyền hình ảnh với tốc độ 60 khung hình/giây sang màn hình ngoài. SiI8240 có chân cắm tương thích với con chip SiI9244 của MHL 1.0 để những nhà sản xuất dễ dàng tích hợp nó vào sản phẩm của mình.

Ở đây mình chỉ giới thiệu cho các bạn biết thôi, chứ chip MHL đã được các sản xuất thiết bị tích hợp sẵn vào điện thoại/máy tính bảng/adapter rồi, chúng ta cứ thế mà dùng.

5. Cách sử dụng MHL để xuất hình ảnh ra ngoài

Thông qua adapter

Để xài được MHL trên những thiết bị di động hiện này cực kì đơn giản, chúng ta chỉ cần có đủ đồ nghề là được. Chúng bao gồm những thứ sau:


  • Một adapter MHL-HDMI, bạn có thể dễ dàng kiếm mua nó trên mạng của các bên thứ ba. Các hãng như LG, Samsung, HTC cũng có bán adapter này. Hầu hết adapter đều tương thích với nhiều hãng khác nhau, tuy nhiên nếu bạn dùng Galaxy S III hay Galaxy Note II thì phải mua cái của Samsung nhé.
  • Một sợi cáp microUSB-USB để cấp nguồn cho adapter. Bạn có thể dùng cáp sạc điện thoại của mình cho tiện, khỏi mua thêm. Nếu adapter đã có sẵn cáp thì càng khỏe.
  • Một thiết bị tương thích với MHL, một chiếc TV có cổng HDMI
  • Cáp HDMI loại full-size (Type A), là loại cáp mà bạn kết nối từ laptop hay set-top box ra TV. Cái này cũng có thể kiếm mua dễ dàng trên thị trường, ở các cửa hàng linh kiện máy tính.


Sau khi đã có đủ những thứ trên, bạn kết nối theo sơ đồ bên dưới.

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới Tim_hieu_ve_ket_noi_mhl_xuat_hinh_anh_va_am_thanh_tu_smartphone_tablet_ra_man_hinh_ngoai_4-jpg
Nếu chưa rõ thì đây sẽ là các đầu bạn cần kết nối với adapter của mình

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới Tim_hieu_ve_ket_noi_mhl_xuat_hinh_anh_va_am_thanh_tu_smartphone_tablet_ra_man_hinh_ngoai_5-jpg

Khi bạn đã cắm hoàn tất, thường thì điện thoại/máy tính bảng sẽ ngay lập tức chớp màn hình một cái để báo hiệu cho chúng ta biết kết nối đã được thiết lập. Hình ảnh từ màn hình trên thiết bị của bạn sẽ hiện ra TV. Xong rồi đấy, thưởng thức nào các bạn.

Cắm trực tiếp

Nếu màn hình hay TV của bạn có cổng HDMI tương thích với MHL thì chúng ta chỉ cần mua 1 sợi cáp HDMI-microUSB có tích hợp MHL là xong. Cắm một đầu vào điện thoại, một đầu ra TV là ổn. Tuy nhiên loại cáp này ở Việt Nam hơi khó kiếm hơn là cái adapter bên trên.

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới Tim_hieu_ve_ket_noi_mhl_xuat_hinh_anh_va_am_thanh_tu_smartphone_tablet_ra_man_hinh_ngoai_6-jpg

TV có cổng HDMI/MHL

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới Tim_hieu_ve_ket_noi_mhl_xuat_hinh_anh_va_am_thanh_tu_smartphone_tablet_ra_man_hinh_ngoai_7-jpg

Cáp MHL HDMI-microUSB

Đọc thêm: Tại sao phải cần có MHL?
      
DuyHung
DuyHung Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1260

Danh vọng : 2272

Uy tín : 32

Tìm hiểu về các chuẩn phát video không dây qua TV

Vnreview - Dù chuẩn HDMI (kết nối qua dây dẫn) đã được sử dụng rộng rãi, nhưng hiện vẫn chưa có chuẩn phát video không dây nào được áp dụng chung từ các thiết bị điện tử tới TV. Bởi vậy, bạn cần hiểu rõ về các chuẩn phát video không dây này để đưa ra lựa chọn phù hợp.

AirPlay

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới 859921

AirPlay là chuẩn phát không dây do Apple phát triển. Chuẩn phát này cho phép bạn phát video từ iPhone, iPad và Mac tới đầu giải mã Apple TV. Thông qua AirPlay, bạn có thể phát các nội dung lưu trên máy Mac lên TV được kết nối với Apple TV; chơi video trên TV và điều khiển từ iPhone; hoặc hiển thị toàn bộ màn hình iPad lên TV.
AirPlay có thể hoạt động theo 2 cách. Trước hết, AirPlay có thể "tái hiện" lại toàn bộ màn hình hiển thị từ một thiết bị lên TV (screen-mirroring), tức là màn hình TV và máy Mac/iPhone/iPad của bạn sẽ hiển thị các nội dung giống hệt nhau. Ví dụ, khi bạn bật một đoạn video trên iPhone và phát qua AirPlay, cả đoạn video này và các nút điều khiển (chơi/tạm ngừng, thanh chọn thời gian…) sẽ được hiển thị trên màn hình TV cùng lúc và giống hệt như trên iPhone.

Cách thứ 2 là stream (phát) nội dung. Ví dụ, bạn có thể sử dụng một ứng dụng để bật video trên iPhone và phát đoạn video này lên màn hình TV. iPhone sẽ đóng vai trò điều khiển từ xa cho TV, và do đó các nút điều khiển sẽ không bị hiển thị lên màn hình. AirPlay đủ thông minh để phân biệt được đâu là các nội dung bạn muốn phát lên TV và đâu là các phần hiển thị cần giữ lại trên màn hình iPhone.

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới 859933

AirPlay hoạt động rất tốt, song cũng gặp phải một trở ngại lớn do chúng chỉ hoạt động trên các thiết bị Apple. Nếu bạn sử dụng máy Mac/iPhone/iPad và Apple TV, bạn sẽ rất thích AirPlay. Tuy vậy, nếu bạn muốn phát từ máy vi tính chạy Windows lên Apple TV hoặc phát từ máy Mac lên một loại đầu giải mã khác, AirPlay sẽ không giúp gì được cho bạn.

Miracast

Miracast là một chuẩn kết nối được ngành công nghiệp điện tử xây dựng để tăng sức cạnh tranh với AirPlay của Apple. Các phiên bản Android từ 4.2 và Windows từ 8.1 trở lên đều được tích hợp Miracast, do đó về mặt lý thuyết, các mẫu tablet, laptop chạy Windows và các mẫu smartphone, tablet Android có thể dễ dàng phát nội dung lên các đầu nhận tín hiệu có hỗ trợ Miracast.

Như vậy, về mặt lý thuyết Miracast là một chuẩn kết nối rất tuyệt vời, cho phép phần lớn các thiết bị điện tử (không gắn mác Apple) có mặt trên thị trường có thể kết nối với nhau. Điều đáng buồn là trong thực tế, các nhà sản xuất đã làm hỏng chuẩn kết nối này.

Trong khi các thiết bị có hỗ trợ Miracast nên được thiết kế để có thể kết nối dễ dàng với nhau, rất nhiều thiết bị Miracast không thể nhận diện hoặc không hoạt động tốt với các đầu nhận có hỗ trợ cổng Miracast. Bạn có thể tham khảo bảng ví dụ sau đây để thấy khả năng tương thích rất kém của các thiết bị có hỗ trợ Miracast:

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới 859937

Hàng dọc: Đầu nhận. Hàng ngang: Thiết bị di động. Màu xanh cho thấy các thiết bị có thể kết nối. Màu đỏ cho thấy các thiết bị không thể kết nối.

Ngoài ra, các nhà sản xuất còn không thèm gắn mắc Miracast cho các thiết bị có hỗ trợ Miracast. Ví dụ, LG gọi tính năng Miracast trên các thiết bị của mình là "SmartShare", Samsung đặt tên cho tính năng này là "AllShare Cast", Sony thì gọi Miracast là "screen mirroring" còn Panasonic là "display mirroring". Nói cách khác, tình trạng hiện thời của Miracast rối loạn đến mức bạn có thể đang sử dụng một thiết bị có hỗ trợ Miracast mà không biết là thiết bị này có hỗ trợ kết nối Miracast – và cũng có thể là bạn không nhầm, bởi thường các sản phẩm có gắn mác AllShare Cast của Samsung sẽ chỉ hỗ trợ sản phẩm của Samsung mà thôi.

Ngay cả gã khổng lồ phần mềm Microsoft cũng không thể tiếp sức cho Windows chống lại AirPlay với Miracast. Do Miracast được tích hợp vào Windows 8.1 và vào Xbox One, chắc hẳn bạn sẽ hi vọng rằng việc phát nội dung từ Windows lên TV thông qua đầu nhận Xbox One là hoàn toàn có thể. Nhưng thực tế Xbox One lại không thể nhận tín hiệu Miracast từ Windows để phát lên TV.

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới 859917

Nói tóm lại, Miracast là một chuẩn kết nối rất đáng thất vọng tới mức bạn khó có thể coi Miracast là một chuẩn kết nối thực thụ như Wi-Fi, Bluetooth và NFC. Ngoài ra, Miracast cũng chỉ hỗ trợ tái hiện màn hình. Bạn không thể phát video trên TV và sử dụng smartphone Android làm điều khiển riêng biệt được.

WiDi

WiDi là viết tắt của Intel Wireless Display, một tính năng được sử dụng thông qua chuẩn kết nối Wi-Fi Direct (kết nối Wi-Fi giữa các thiết bị không cần thông qua bộ định tuyến/router). Đây là cố gắng đáp trả của Intel dành cho AirPlay.

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới 859929

Do WiDi không được hỗ trợ rộng rãi, phiên bản WiDi 3.5 đã được thiết kế để tương thích với Miracast, do đó WiDi hiện giờ, về bản chất, chỉ là một dạng Miracast mà thôi.

Chromecast

Khi ra mắt Nexus 4 vào năm 2012, Google tuyên bố cân nhắc tới khả năng hỗ trợ Miracast. Theo tuyên bố của gã khổng lồ tìm kiếm vào lúc nó, bạn có thể sẽ được mua các đầu giải mã cỡ nhỏ, kết nối vào HDMI, có hỗ trợ Miracast. Vấn đề tương thích cho các chuẩn hiển thị không dây sẽ sớm được giải quyết, cho phép bạn dễ dàng hiển thị màn hình Android và Windows lên TV.

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới 859925

Tuy vậy, lời hứa của Google đã không trở thành hiện thực. Một năm sau đó, Google ra mắt Chromecast. Chromecast là một cổng nhận có giá rất rẻ (35 USD/740 ngàn đồng – giá gốc tại Mỹ), sử dụng giao thức DIAL (DIscover And Lauch) thông qua Wi-Fi. Để sử dụng Chromecast trên Android, bạn chỉ cần mở các ứng dụng có hỗ trợ Chromecast, ví dụ như YouTube, Netflix... Trong các ứng dụng này, bạn có thể ra lệnh phát một đoạn video nhất định lên Chromecast. Chromecast sẽ kết nối trực tiếp lên Internet để phát đoạn video này, và bạn có thể sử dụng smartphone để điều khiển quá trình chơi của smartphone.

Ngoài ra, Chromecast cũng hỗ trợ "tái hiện" màn hình. Trên Windows, bạn có thể phát nội dung tới Chromecast thông qua trình duyệt Chrome. Chromecast cũng hỗ trợ cả iOS và Mac OS.

Như vậy, Chromecast không hề hỗ trợ Miracast. Xét tới thành công của thiết bị này, có thể nói rằng Google đang lựa chọn đúng hướng đi.

DLNA và Play To

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới 859913

Một chuẩn phát nội dung khá phổ biến khác là DLNA – "Digital Living Network Alliance" (Liên minh Mạng Gia dụng Số). Trên mạng nội bộ của bạn, các thiết bị có hỗ trợ DLNA sẽ được hiển thị dưới tên gọi các thiết bị "Play To".
Thực tế, DLNA không phải là một chuẩn phát màn hình không dây. Theo vào đó, đây chỉ là một cách để chơi nội dung từ một thiết bị trên một thiết bị khác. Ví dụ, bạn có thể mở Windows Media Player trên PC và sử dụng tính năng Play To để chơi các file video từ ổ cứng trên PC tới Xbox hoặc các đầu nhận được kết nối với TV khác. Các thiết bị hỗ trợ DLNA sẽ được hiển thị tự động trên menu "Play To", do đó bạn sẽ không cần phải tốn quá nhiều công sức cài đặt. Khi ra lệnh kích hoạt "Play To", thiết bị nhận sẽ kết nối với thiết bị phát để chơi nội dung.

Mặc dù bạn có thể sử dụng DLNA trên các phần cứng "mới" như phát từ Windows 8.1 lên Xbox One, chuẩn kết nối này đã được phát minh từ rất lâu rồi. Bởi vậy, bạn chỉ có thể phát nội dung từ các thiết bị trên mạng nội bộ, ví dụ như ảnh, video và nhạc. Bạn không thể sử dụng Netflix hay YouTube thông qua DLNA, và cũng không thể tái hiện toàn bộ nội dung màn hình desktop lên TV thông qua DLNA.

Như vậy, 3 năm sau khi AirPlay ra đời, các công ty khác vẫn chưa thể tạo ra một chuẩn cạnh tranh hoàn chỉnh. Nếu bạn muốn tìm một chuẩn kết nối chuẩn cho phép phát nội dung từ thiết bị số lên TV, có lẽ bạn sẽ phải đợi thêm một thời gian dài nữa.

Lê Hoàng
Theo Howtogeek
Simplink: http://www.thegioididong.com/tin-tuc/lg-ht805pm-rap-hat-tai-gia-24436
Miracast: http://genk.vn/pc-do-choi-so/tim-hieu-miracast-giao-thuc-truyen-noi-dung-khong-day-cua-tuong-lai-20121108050855852.chn
http://3a.com.vn/huong-dan-cai-dat-san-pham/miracast-la-gi-hdmi-khong-day-miracast.html
http://forum.coloros.vn/forum.php?mod=viewthread&tid=1148

http://vnreview.vn/tu-van-di-dong/-/view_content/content/898844/wi-fi-direct-la-gi-no-hoat-dong-ra-sao
      
DuyHung
DuyHung Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1260

Danh vọng : 2272

Uy tín : 32

Ngày 28/5/2009, HDMI 1.4 ra đời hỗ trợ thêm 3D, Ethernet, mở rộng không gian màu...

Tinh tế - Ngày nay, HDMI đã trở thành một tiêu chuẩn không thể thiếu trên bất cứ một chiếc TV nào cho dù nó đang bị cạnh tranh rất gay gắt bởi những công nghệ khác như DisplayPort và DisplayLink. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ HDM có tác dụng như thế nào, một điều tối quan trọng khi lựa chọn các sản phẩm liên quan đến hình ảnh (màn hình, máy chiếu hay card đồ họa...). Từ HDMI 1.4 đã hỗ trợ thêm 3D, mở rộng không gian màu, hỗ trợ Ethernet và một số các tính năng khác.

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới Tinhte.vn_4d0ecfe1e5491_whitepaper_full

Cấu trúc HDMI 1.4

Liên mình HDMI Founders (bao gồm Hitachi, Panasonic, Philips, Silicon Image, Sony, Technicolor và Toshiba) chính là nơi đưa ra các định nghĩa và tiêu chuẩn cho HDMI. Kể từ năm 2002, liên minh này đã liên tục đưa ra các bản cập nhật cho HDMI mà bản 1.4 và 1.4a là những phiên bản mới nhất. HDMI sử dụng 3 kết nối vật lý riêng biệt để truyền tải dữ liệu, chúng bao gồm Display Data Channel (DDC), Transition Minimized Differential Signaling (TMDS) và Consumer Electronics Control (CEC). DDC cho phép thiết bị “báo cáo” thông tin về hình ảnh và video để màn hình có thể tự động cấu hình nhằm đạt được độ phân giải tối ưu nhất, nó cũng là nơi xử lý các bộ mã khóa HDCP (High-bandwidth Digital Content Protection) chống nội dụng lậu.

TMDS truyền tải phần tiếng, video và các dữ liệu liên quan đến chúng và tất cả những dữ liệu này đều có thể được mã hóa HDCP. Chính vì truyền tải những dữ liệu này mà TMDS đòi hỏi sự chính xác rất cao, độ rộng của dây truyền tải dữ liệu là 1/20000 inch. Tốc độ truyền tải tối đa về mặt lý thuyết của HDMI là 4,9Gb trên giây, hỗ trợ tối đa 8 kênh âm thanh (7.1).

Chuẩn HDMI 1.4 được hoàn chỉnh vào năm 2009 đã mở ra khả năng hỗ trợ 3D, cho phép tăng độ phân giải tối đa, mở rộng không gian màu, hỗ trợ thêm Audio Return Channel, mạng Ethernet và 2 kiểu kết nối mới. Chuẩn 1.4a hoàn chỉnh vào tháng 5/2010 sau đó cụ thể hóa các nội dung 3D trong game, phim và TV.

Hỗ trợ 3D:

HDMI 1.4 tiêu chuẩn hóa kiến trúc 3D khi truyền các khung hình qua giao tiếp này này, qua đó các thiết bị có thể tương tác với nhau một cách hoàn chỉnh, chẳng hạn một đầu đọc đĩa Bluray của một sản xuất A sẽ có thể làm việc tốt với một chiếc TV 3D của nhà sản xuất B.

Hầu hết các video 3D đều được truyền tải bởi 2 kênh riêng biệt, mỗi kênh cho 1 mắt khác nhau. Việc tiêu chuẩn hóa truyền tải 3D không chỉ hỗ trợ truyền tải 2 luồng dữ liệu khác nhau theo kiểu quét xen kẽ (interlaced) cả tín hiệu FullHD và 720p mà nó còn hỗ trợ hiển thị hình ảnh 2D có chiều sâu (2D+depth) hay các công nghệ theo định dạng WOWvx của các TV 3D không cần kính từ Phillips. Phương pháp này sẽ gửi các khung hình 2D và một bản đồ độ nổi đơn sắc (grayscale depth map) đến với TV để TV có thể hiểu và biến khung hình đó thành các hình ảnh nổi, tạo hiệu ứng 3D cho TV 3D không kính. 

Các thiết bị nguồn phát HDMI buộc phải hỗ trợ tối thiểu một trong những định dạng sau đây: 1080p/24 (24 khung hình giây) với kỹ thuật đóng gói khung hình cho việc truyền tải film hay 720p/60 hoặc 720p/50 cho games. Tất nhiên là các thiết bị hiển thị cũng phải hỗ trợ những định dạng trên. Thêm vào đó, chuẩn HDMI 1.4a định nghĩa các kỹ thuật truyền tải khung hình mà thiết bị hiển thị buộc phải hỗ trợ: quét xen kẽ (ngang) 1080i/60 hoặc 1080i/50, trên vào dưới 720p/60 hoặc 720p/50 và cuối cùng là trên và dưới 1080p/24. 

Tuy HDMI 1.4 tiêu chuẩn hóa việc truyền tải 3D, chuẩn DVI và rất nhiều thiết bị HDMI 1.3 vẫn được đưa ra các bản cập nhật để hỗ trợ kiến trúc 3D, cho phép chúng tương thích với TV dùng HDMI 1.4. Một ví dụ điển hình là chiếc máy chơi game PlayStation 3 của Sony đã có một bản cập nhật cho phép máy xem phim Bluray 3D, chơi game 3D hay hệ thống 3DTV Play của nVidia sẽ vẫn kết nối với 1 máy tính có HDMI dùng chip nVidia cho dù bạn sử dụng cần sử dụng bộ chuyển đổi DVI sang HDMI.

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới Tinhte.vn_4d0ed451bcde6_Xem3D_1

Tăng cường băng thông:

Khi mà băng thông của HDMI 1.3 đã đạt tới giới hạn của mình, HDMI 1.4 mở rộng nó ra để hỗ trợ độ phân giải 4Kx2K/24 (4096x2160), một độ phân giải tương đương với rất nhiều phim tại rạp chiếu. Tốc độ truyền tải tối đa về mặt lý thuyết là 10,2Gb/s. Tiếp tục truyền thống mở rộng không gian màu có từ HDMI 1.3, HDMI 1.4 lại tiếp tục hỗ trợ các không gian màu rộng ở của máy ảnh kỹ thuật số: sYCC601, AdobeRGB và AdobeYCC601. Với việc hỗ trợ những tiêu chuẩn này, bạn có thể kết nối máy ảnh với bất cứ màn hình nào mà vẫn giữ được khả năng tái tạo màu sắc như cũ. Tổ chức HDMI cũng khuyên người dùng nên chọn cáp HDMI tốc độ cao để tận dụng được hết công nghệ hiển thị cao cấp này.

Kết nối Ethernet:

HDMI 1.4 hỗ trợ mạng Ethernet 100Mb/s, cho phép kết nối bất cứ thiết bị HDMI 1.4 với mạng có dây khá dễ dàng. Các sợi cáp HDMI mới vẫn giữ cấu trúc như trước đây, kênh dữ liệu Ethernet được truyền tải thông qua DDC/CEC, HPD và Utilitys nhưng bạn sẽ cần một sợi cáp HDMI mới bởi vì mỗi sợi dây đều được bảo vệ để chống lại hiện tượng crosstalk. 

Ngoài Ethernet thì kênh âm thanh Audio Return Channel cũng sẽ loại bỏ một sợi cáp audio khác. Kênh này cho phép các TV tích hợp sẵn đầu thu sóng hay các thiết bị A/V gửi tiến hiệu âm thanh đến receiver thông qua kết nối HDMI mà không cần kết nối bổ sung. Tiến trình này hoàn toàn tương thích với LipSync vốn được giới thiệu từ HDMI 1.3.

Mua cáp:

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới Tinhte.vn_4d0ed44a4ddb5_hdmi-1.4

HDMI chuẩn, miniHDMI và microHDMI

HDMI 1.4 cũng giới thiệu một giao tiếp nhỏ gọn khác là MicroHDMI để thay thế cho miniHDMI trước đó. microHDMI bị loại bỏ tính năng Ethernet nhưng bù lại nó nhỏ gọn hơn rất nhiều so với HDMI gốc, kích thước chỉ tương đương với giao tiếp microUSB.

Bởi vì tổ chức HDMI nghiêm cấm các nhà sản xuất cáp dán nhãn có chứa phiên bản HDMI (chẳng hạn như 1.3, 1.4 hay 1.4a...) nên hãy chắc chắn rằng sợi cáp mà bạn muốn mua được dán nhãn HDMI High Speed hay HDMI High Speed with Ethernet nếu bạn muốn mua được chiếc cáp HDMI mới nhất. Ngoài ra, một số nhà sản xuất cũng dán nhãn HDMI 1.3 là Category 1 và HDMI 1.4 là Category 2. Lý do hợp lý nhất để bạn chuyển sang một sợi cáp HDMI 1.4 là nó tích hợp luôn cả Ethernet và Audio Return Channel. 

Nguồn: Maximumpc
      
DuyHung
DuyHung Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1260

Danh vọng : 2272

Uy tín : 32

Ngày 4/9/2013, HDMI 2.0 hoàn chỉnh, đánh dấu 10 năm đặc tả kỹ thuật HDMI ra đời

CnetVN - Diễn đàn HDMI, tổ chức phi lợi nhuận chuyên giám định những định nghĩa kỹ thuật của HDMI, gần đây đã thông báo về sự trình làng của phiên bản 2.0. Nhiều đổi mới được đưa ra, cải thiện sự hỗ trợ kém đối với những tỷ lệ khung hình cao hơn ở phiên bản 1.4.

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới Hdmi-2.0-580x386

Bạn cần nâng cấp? Liệu cáp của bạn vẫn còn hoạt động được? Điều này có ý nghĩa gì đối với tương lai của truyền hình? Bạn có quan tâm không? Mọi câu trả lời (ngoại trừ câu cuối) đều ở dưới đây.

Đầu tiên, ta đều biết rằng phiên bản mới nhất của công nghệ HDMI là 1.4. Phiên bản này định rõ nhiều điều, như độ phân giải 4096×2160-pixel lên 24 hình trên giây, hoặc 3820×2610 lên 30 hình trên giây. Nếu bạn đã mua bất cứ thiết bị nào có cổng HDMI trong vài năm vừa qua, đó có thể là phiên bản 1.4. Nó mang tất cả những đặc tính và hỗ trợ từ những phiên bản trước, cộng thêm hỗ trợ 3D, kênh âm thanh Audio Return Channel và nhiều thứ khác.

2.0 cho nội dung 4K

Với sự phát triển thần tốc của truyền hình lên công nghệ Ultra HD “4K”, rõ ràng điều chúng ta cần là nhiều băng thông hơn trong kết nối để có thể thưởng thức độ phân giải cao và tốc độ truyền hình ảnh cao hơn. Đáp ứng điều đó, HDMI 2.0 truyền tải nội dung 4K (2160p theo lời giải thích của Forum) lên đến 60 hình trên giây. Điều này cho phép full-resolution 4K 3D, cùng với nội dung 2D có mức tỷ lệ khung hình cao hơn, như việc xem video trong nhà và chơi game (PC, không phải PS4 hay Xbox One). Bởi vì hầu như mọi bộ phim đều được quay ở 24 hình trên giây, điểm nâng cấp này sẽ không quá quan trọng đối với phim và những chương trình truyền hình có kịch bản.

Những điều cần biết về băng thông

Điều quan trọng nhất cần biết về HDMI 2.0 là sự gia tăng kích thước của “sợi dây” truyền dẫn dữ liệu từ nguồn (như một đầu đọc 4K Blue-ray trong tương lai hoặc PC) đến màn hình chính. Cải tiến này giúp tăng tốc độ truyền hình ảnh (mức tỷ lệ khung hình) ở độ phân giải cao. Thậm chí nó hỗ trợ những hình ảnh ở độ phân giải thấp hơn một cách khá thú vị. Ví dụ, HDMI 2.0 hỗ trợ dual video streams, vì vậy bạn có thể thưởng thức 2 chương trình full HD cùng 1 lúc trên màn hình của mình. Samsung và LG thực ra đã áp dụng phiên bản này vào những chiếc màn hình siêu phẩm trong tương lai của họ, như MultiView của Samsung KN55S9C OLED TV. Bạn có thể xem “Dancing with the Stars” được phát lại trên Nexflix trong khi 1 người bạn của bạn đang mải mê bắt giết trong “Call of Duty 9”.

Phiên bản này có cả những hỗ trợ thú vị cho aspect ratio 21:9 (cơ bản là 2.35:1), nhưng chưa mang lại nhiều giá trị thực tiễn. Chỉ có vài màn hình 21:9 (vài TV như là Vizio CinemaWide, và những chiếc máy chiếu cao cấp). Vâng, nhiều bộ phim bộ phim Blue ray có tỉ lệ 2.35:1, nhưng đây là tỷ 2.35 trong một khung cửa sổ 1.78:1.

Cập nhật phần mềm?

Nhiều bạn đọc sẽ lúng túng rằng liệu những sản phẩm HDMI 1.4 (như toàn bộ các TV Ultra HD) có thể được nâng cấp đơn giản thông qua firmware update hay không. Sony tuyên bố rằng những sản phẩm của họ có thể làm được chuyện này, nhưng HDMI.org lại nói rằng không phải lúc nào cũng đúng. Phát biểu từ HDMI.org: “Gần đây hầu như thiếu cung cho việc thực hiện một nâng cấp từ 1.x lên 2.0. Bởi vì những đặc tính mới được nhấn mạnh, bất cứ sự chuyển đổi nào cũng cần nâng cấp hardware và/hoặc firmware. Nếu có bất cứ sự nâng cấp nào, nó phải đến từ nhừ sản xuất. Xin hãy liên lạc trực tiếp với họ”.

Vì những định nghĩa kỹ thuật và băng thông đều dựa trên những vi xử lý phần cứng HDMI bên trong sản phẩm, bắt những con chip này làm được nhiều việc hơn so với thiết kế ban đầu dường như là cả một thử thách, và đó là lý do vì sao HDMI Licensing đang phải đề phòng. Công ty không nói rằng việc đó là bất khả thi, hoàn toàn đồng tình theo những nhà sản xuất.

Phần còn lại của bài viết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tất tần tật những thông tin cần biết từ những nhà sản xuất TV về khả năng nâng cấp từ phiên bản 1.4 lên 2.0 trong tương lai.

Bạn có cần mua dây cáp mới?

Không! Câu trả lời xác đáng là vậy. Trích dẫn chính xác từ HDMI.org rằng “Phiên bản 2.0 của HDMI không định vị cho cáp mới hay kết nối mới. Cáp tốc độ cao hiện tại (cáp loại 2) hoàn toàn có thích hợp với chất lượng băng thông được cải thiện”. Một trích dẫn khác: “HDMI 2.0 hoàn toàn tương thích với tất cả những đặc tính kỹ thuật của các phiên bản cũ…”.

Phiên bản 2.0 (cũng như 1.4 trước đó) hoàn toàn là một bước đột phá về phần cứng, chứ không phải là sự “thay áo mới”. Bạn có thể mong đợi những nhà sản xuất tuyên bố rằng bạn cần một “bộ dây cáp mới phiên bản 2.0” đắt tiền, nhưng điều này không đúng sự thật. Cáp tốc độ cao hiện tại bạn đang dùng vẫn có thể hoạt động tốt. Tôi dùng từ “có thể” để nói về trường hợp cáp hiện tại của bạn chưa hoàn toàn up lên High Speed, thì nó có thể không hoạt động. Trong trường hợp này, bạn có thể đã mua phải đồ chơi chưa hoàn thiện. Khi ấy, một sợi cáp HDMI khác nhưng không đắt hơn vẫn sẽ hoạt động tốt.

Xin nhắc lại lần nữa, việc muốn sở hữu loại cáp 4K HDMI đó thật ngớ ngẩn.

Khi nào?

Đừng kỳ vọng những sản phẩm HDMI 2.0 sẽ ra mắt vào Giáng sinh 2013. Ít nhất là không theo những cách nghiêm túc. Định nghĩa kỹ thuật ra đời trước, sau đó những nhà sản xuất sẽ thiết kế và làm ra những con chip, rồi đến TV, Blu-ray, và nhà sản xuất sẽ gắn chip vào TV, đầu đọc Blu-ray, và đầu receiver. Giả định rằng một trong những giai đoạn này được thực hiện tốt, nhưng điều nên tạo ra những mẫu mã mới vào năm 2014 (thông báo của CES). Panasonic, mặt khác, đã hứa trước sẽ bằng lòng tích hợp HDMI 2.0 vào một trong những chiếc TV của hãng trong tương lai.

Và thực tế, bạn không nên lo lắng quá nhiều về HDMI 2.0. Không còn nghi ngờ gì nữa, HDMI 2.0 sẽ rất tuyệt vời khi ra mắt, giải phóng nhiều không gian chật hẹp và mở rộng thế giới truyền hình hiện tại. Nhưng cho tới khi 1 sản phẩm có tích hợp công nghệ HDMI 2.0 được đưa ra, bạn không nên lo lắng nhiều về việc những thiết bị HDMI hiện có của bạn có còn phù hợp hay không. Kể cả khi ấy, các thiết bị HDMI 1.4 sẽ tương thích tốt với bất cứ thiết bị 2.0 nào, đó là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên, nếu trong vài năm tới bạn sở hữu được 1 chiếc TV 4K OLED, và muốn gửi 2160/60p từ đầu đọc 4K Blu-ray của mình, thì chắc chắn bạn cần phải nâng cấp đầu receiver lên một thiết bị có thể truyển tải HDMI 2.0.

Tóm lược những đặc điểm của HDMI 2.0

- Không cần cáp mới
- Tăng cường tốc độ truyền ảnh (mức tỷ lệ khung hình)
- Không cần cáp mới
- Đa dạng hóa việc xem video
- Không cần cáp mới
- Tương thích với phiên bản cũ

Và, còn 1 điều quan trọng nữa là… không cần cáp mới.


Minh Nguyen (Nguồn: cnet.com)

Đoc thêm: http://genk.vn/may-tinh/hdmi-20-chuan-ket-noi-cho-thoi-dai-4k-20130913220240205.chn
      
DuyHung
DuyHung Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1260

Danh vọng : 2272

Uy tín : 32

Tìm hiểu về hai chuẩn kết nối HDMI và DisplayPort

GenK - HDMI được thiết kế hướng tới chủ yếu cho các thiết bị ở thị trường người dùng phổ thông: đầu Blu-ray, TV, máy chiếu; còn DisplayPort nhằm tối ưu hiển thị cho màn hình máy tính mà cụ thể là hỗ trợ việc hiển thị trên nhiều màn hình.

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới Hdmica10

Trong thời gian qua, chuẩn giao tiếp HDMI có thể coi đã thu được rất nhiều thành công, thể hiện qua sự phổ biến của chúng trên các thiết bị công nghệ. Đây là chuẩn giao tiếp kỹ thuật số mà bạn dễ dàng bắt gặp nhất trên Tivi, các loại set-top-box, đầu Blu-ray, các bộ thu A/V (A/V Receiver), máy chơi game cầm tay, máy quay video, máy quay kĩ thuật số. Gần đây thì HDMI thậm chí còn được trang bị cho cả smartphone. 

Bạn cũng sẽ thấy sự xuất hiện của HDMI ở gần như tất cả các mẫu PC, từ máy bàn cho tới laptop. Các máy all-in-one thì càng không thể thiếu cổng HDMI để người dùng có thể kết nối máy chơi game hay set-top-box của họ với máy tính nhằm tận dụng màn hình của máy all-ine-one cho mục đích sử dụng.

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới Big_di10

Tuy nhiên, HDMI không phải là chuẩn kết nối A/V duy nhất. Bên cạnh nó chúng ta còn có DisplayPort. Mặc dù một số sản phẩm công nghệ mới ra mắt có thể đi kèm cả HDMI lẫn DisplayPort, nhưng đó là các sản phẩm hướng tới người dùng doanh nghiệp. Với thiết bị dành cho người dùng phổ thông, DisplayPort hiếm khi góp mặt.

Cả HDMI và DisplayPort đều cho khả năng xuất cả hình ảnh lẫn âm thanh với chất lượng cao từ thiết bị nguồn ra màn hình ngoài. Vậy đâu là sự khác biệt giữa hai chuẩn này. Liệu sự phổ biến của HDMI có chứng tỏ rằng DisplayPort có những điểm yếu của nó. Những tìm hiểu về HDMI và DisplayPort bên dưới dưới sẽ cho chúng ta câu trả lời. Tuy nhiên, trước tiên chúng ta hãy điểm qua một chút về lịch sử của hai chuẩn kết nối này cũng như các tổ chức nào đang nắm quyền điều khiển chúng.

Lịch sử

HDMI (High Definition Multimedia Interface, tạm dịch: giao diện đa phương tiện chất lượng cao) được hình thành cách đây hơn 10 năm bởi sáu ông lớn trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng gồm Hitachi, Panasonic, Philips, Silicon Image, Sony, và Toshiba. Hiện nay, HDMI Licensing, LLC, một chi nhánh thuộc sở hữu của hãng Silicon Image, nắm quyền điều khiển chuẩn kết nối này. Các nhà sản xuất phải trả phí bản quyền cho công ty nắm quyền để đưa cổng HDMI lên thiết bị của họ. 

Chuẩn DisplayPort được phát triển và hiện cũng đang được sở hữu, bởi Hiệp hội Tiêu chuẩn điện tử video (Video Electronics Standards Association, viết tắt: VESA). Hiệp hội bao gồm khá nhiều công ty công nghệ lớn hiện nay, từ AMD cho tới ZIPS Corporation. DisplayPort được công bố vào năm 2006 nhằm mục đích thay thế cho chuẩn VGA (Video Graphics Array) vốn đã cũ kĩ (ra đời 1987). Chuẩn này cũng nhằm thay thế cho DVI (Digital Video Interface, được giới thiệu năm 1999) vốn được dùng chủ yếu trên màn hình máy tính. DisplayPort là chuẩn miễn phí, bởi thế, các nhà sản xuất không phải trả tiền bản quyền để đưa cổng kết nối này lên sản phẩm của họ.

Một thông tin thú vị là trong số sáu công ty đã sáng lập ra HDMI, chỉ có Hitachi và Philips không thuộc thành viên của VESA.

So sánh đầu kết nối

HDMI sử dụng đầu kết nối 19 pin và có 3 kích thước chính: chuẩn A (HDMI tiêu chuẩn - standard), chuẩn C (mini HDMI), và chuẩn D (micro HDMI). Trong ba chuẩn trên thì chuẩn A cho tới nay là chuẩn thông dụng nhất. Ngoài ra, chúng ta còn một chuẩn nữa là chuẩn E được sử dụng trong các ứng dụng tự động. 

Hầu hết các đầu nối HDMI sử dụng một khóa ma sát, giúp cố định các chốt vào ổ cắm, tuy nhiên cũng có một số nhà sản xuất đã phát triển cơ chế khóa độc quyền để giữ sợi cáp không bị lỏng ra. 

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới 130325hdmiplugs100028824large

3 loại đầu kết nối của HDMI: standard, mini, và micro (tính từ trái sang).

Trong khi đó, đầu kết nối DisplayPort lại có 20 chấu và có hai chuẩn kích thước DisplayPort và Mini DisplayPort (bạn có thể tìm thấy cổng Mini DisplayPort trên chiếc Surface Pro của Microsoft). Một thông tin thú vị là chuẩn Thunderbolt của Intel chính là sự kết hợp giữa Mini DisplayPort và PCI Express cho việc truyền tải dữ liệu (tuy nhiên chúng ta sẽ không bàn tới điều đó trong phạm vi bài viết này). Mặc dù đầu kết nối trên chuẩn DisplayPort kích thước đầy đủ (full-size) có cơ chế khóa riêng để ngăn chúng vô tình bị tách ra khỏi nhau, tuy nhiên theo đặc tả kĩ thuật chính thức thì đây là một tính năng không bắt buộc.

Bạn sẽ tìm thấy chuẩn HDMI loại D dùng các đầu kết nối micro trên một vài mẫu smartphone và máy tính bảng, còn với Mini DisplayPort thì hiện nay chỉ có Microsoft là đưa cổng kết nối này lên thiết bị di động của họ mà thôi. Mặt khác, khóa kết nối được dùng phổ biến trên các đầu nối của chuẩn DisplayPort full-size, lại là một tính năng tuyệt vời chỉ có mặt trên một số cáp HDMI loại A.

Sợi cáp

Vấn đề lớn nhất mà chuẩn cáp HDMI gặp phải đó là có tới bốn loại cáp. Tất cả 4 loại đều mới chỉ được hoàn thiện (về tiêu chuẩn kĩ thuật) vào năm 2010. Do đó, nếu sử dụng các sợi cáp trước thời điểm này, người dùng có thể sẽ gặp phải các sự cố khiến cho việc truyền tải dữ liệu không suôn sẻ, như âm thanh và hình ảnh không đồng bộ, ảnh bị sọc... Dưới đây là chi tiết về bốn loại cáp HDMI:

- Cáp HDMI chuẩn (Standard): chỉ cung cấp băng thông đủ cho video có độ phân giải 720p và 1080i.
- Cáp HDMI tiêu chuẩn với Ethernet: có cùng băng thông với loại trên nhưng hỗ trợ thêm ethernet tốc độ 100 mbps.
- Cáp HDMI tốc độ cao: cung cấp băng thông lớn hơn và có thể truyền tải video có độ phân giải 1080p hoặc cao hơn (lên đến 4096x2160, nhưng chỉ ở tỷ lệ làm tươi tối đa 24Hz: chỉ tốt cho truyền tải video và không phù hợp cho game). Loại cáp này cũng có khả năng truyền tải các video 3D.
- Cáp HDMI tốc độ cao với Ethernet: cũng có khả năng như loại trên cùng với việc hỗ trợ thêm ethernet 100 mbps.

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới 130325hdmicablelabel100028363large

Do đó, bạn phải kiểm tra và chọn mua cáp HDMI tốc độ cao nếu có ý định muốn truyền tải video 1080p từ máy tính hay đầu Blu-ray để xem trên màn hình ngoài (nếu bạn có nhu cầu sử dụng ethernet thì cân nhắc loại cáp thứ tư ở trên).

Tất cả bốn loại cáp HDMI có chung một tính năng gọi là Audio Return Channel (ARC) giúp gửi tín hiệu âm thanh từ TV ngược lại sợi cáp HDMI, đến các thiết bị như A/V receiver. Trước khi có công nghệ ARC này, bạn sẽ phải cần phải kết nối một sợi cáp âm thanh ngoài giữa TV và A/V receiver để phát tiếng từ TV.

Lưu ý là bạn không cần tới công nghệ ARC nếu bạn đăng kí sử dụng dịch vụ truyền hình cáp, hay truyền hình vệ tinh cũng như sử dụng set-top-box.

Đặc tả kỹ thuật của HDMI cũng không yêu cầu về độ dài sợi cáp, hay bắt buộc sợi cáp phải dùng vật liệu gì. Dây đồng là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất, nhưng tín hiệu HDMI cũng có thể chạy trên các cáp CAT 5 hay CAT 6 (độ dài có thể lên tới 50m), hoặc cáp coaxial (lên đến 91m), hoặc sợi quang (100m).

Cáp HDMI chủ động (Active) được tích hợp mạch điện tử để khuếch đại tín hiệu. Cáp chủ động có thể dài hơn và mỏng hơn cáp thụ động (passive), giúp người dùng dễ dàng uốn cong hơn. 

Trong khi đó, cáp DisplayPort thì dễ dàng nhận ra hơn nhiều. Hiện DisplayPort chỉ có một loại. Phiên bản DisplayPort mới nhất hiện nay là DisplayPort 1.2, cung cấp đủ băng thông để truyền tải các video có độ phân giải lên tới 3840 x 2160 pixel ở tỷ lệ làm tươi 60 Hz, hỗ trợ tất cả các định dạng video 3D phổ biến. 

DisplayPort cũng có thể truyền tải tín hiệu âm thanh kỹ thuật số đa kênh. Tuy nhiên, nó lại không có khả năng hỗ trợ Ethernet và tính năng ARC như HDMI.

Có 2 loại đầu kết nối DisplayPort  là đầu kết nối chuẩn (Standard) và đầu kết nối Mini. Bạn có thể sử dụng adapter để chuyển đổi tín hiệu từ DisplayPort sang DVI hoặc HDMI. Một điểm yếu là cáp DisplayPort có độ dài khá khiêm tốn. Một sợi cáp DisplayPort thụ động (passive) và được làm bằng chất liệu đồng, có thể hỗ trợ truyền tải dữ liệu chất lượng cao (như video độ phân giải 3840 x 2160) với tốc độ cũng rất cao nếu chiều dài sợi cáp giới hạn ở mức 2m. Còn nếu cũng cáp DisplayPort thụ động với chiều dài 15m, đặc tả kỹ thuật cho biết bạn sẽ bị hạn chế ở độ phân giải full HD. Tuy nhiên, kiểm tra thực tế thì với sợi cáp 15m vẫn có thể truyền tải video ở độ phân giải lên tới 2560 x 1600 (trên màn hình 30 inch).

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới 130325displayportcables1160100028851large

2 loại đầu kết nối DisplayPort: đầu kết nối chuẩn (Standard) phía bên trái và đầu kết nối Mini phía bên phải.

Còn loại cáp DisplayPort chủ động thì lại lấy điện từ các đầu kết nối DisplayPort để điều khiển bộ khuếch đại được nhúng trong đầu kết nối, có thể truyền tải video ở độ phân giải 2560 x 1600 trên sơi cáp dài 19m. Cuối cùng là loại cáp DisplayPort Fiber có thể có chiều dài từ 30m trở lên.

Stream video và âm thanh

HDMI chỉ có thể xử lý một dòng video và một dòng âm thanh duy nhất, vì thế nó chỉ có thể truyền tải các tín hiệu lên một màn hình ở tại một thời điểm. Trong trường hợp người dùng chỉ có nhu cầu sử dụng một màn hình hoặc một tivi. Tuy nhiên, ngày nay thì nhu cầu sử dụng nhiều màn hình cùng lúc là khá phổ biến. Điển hình là các đối tượng game thủ, người làm đồ họa... Đây chính là lúc DisplayPort phát huy sức mạnh. DisplayPort có thể truyền tải tín hiệu lên bốn màn hình có độ phân giải 1920x1200 cho mỗi cổng hoặc 2 màn hình 2560x1600, mỗi màn hình sẽ nhận được dòng âm thanh và hình ảnh riêng biệt. Một số GPU hiện cung cấp khả năng hỗ trợ DisplayPort cho phép kết nối tới màn hình có độ phân giải 3840 x 2400.

Loại nào, cho ai?

TV LG 2014 và những chuẩn kết nối mới 130325displayvshdmiprimary100028825large

HDMI được thiết kế hướng tới chủ yếu cho các thiết bị ở thị trường người dùng phổ thông: đầu Blu-ray, TV, máy chiếu... Mặc dù các đặc tả kỹ thuật của HDMI là khá lằng nhằng, nhưng nó có những lợi thế mà DisplayPort không làm được. Trong khi đó, VESA thiết kế DisplayPort nhằm tối ưu hiển thị cho màn hình máy tính mà cụ thể là hỗ trợ việc hiển thị trên nhiều màn hình. Do đó, DisplayPort chỉ được coi là sự bổ sung chứ không thể thay thế HDMI.

Đáng tiếc là các nhà sản xuất, đặc biệt là các công ty máy tính xách tay thường có suy nghĩ rằng chỉ cần cáp HDMI là đủ, mà họ thường phớt lờ các lợi ích mà DisplayPort mang lại. Bởi thế, nếu là người dùng phổ thông thì không có vấn đề gì quá lớn. Còn các doanh nghiệp thì họ lại tỏ ra khá thất vọng. Hy vọng rằng trong tương lai, các nhà sản xuất sẽ có sự bổ sung hợp lý chuẩn kết nối DisplayPort để đáp ứng những người có nhu cầu sử dụng máy tính theo cách chuyên dụng.

Theo: PCWorld
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất