Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Israel bại trận trước Hamas? Clip_i12Trẻ em tại Gaza thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel
ĐVO - Israel viện dẫn những số liệu chứng minh Hamas tổn thất nặng nề nhưng kẻ bại trận lại chính là người Do Thái.

Israel mất gì?


Cuộc tấn công của quân đội Israel chống lại phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza đã diễn ra hơn 20 ngày. Các số liệu công bố cho thấy phía chịu tổn thất nặng nề về nhân mạng không phải là Israel.

Theo thống kê mới nhất, tính tới hết ngày 28/7, Israel mất tổng cộng 48 binh sĩ trong các cuộc giao tranh với Hamas. Trong khi đó, các cuộc pháo kích, không kích của Israel đã giết chết khoảng 1.100 người Palestine và khiến 6.500 người khác bị thương.

Tuy nhiên, tương quan lực lượng và những con số thống kê đôi khi không nói lên nhiều điều, nhất là trong cuộc xung đột giữa Israel với Hamas. Giới phân tích hầu hết có chung nhận định Israel đã và đang thua trong một cuộc chiến tranh mà họ chiến thắng trên chiến trường.

Đơn giản vì Israel có quá nhiều thứ để mất, còn Hamas thì ngược lại. Không những không bị tiêu diệt, mà Hamas sẽ trỗi dậy mạnh mẽ hơn sau mỗi lần đối đầu với Israel.

Tối ngày 28/7, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng Israel cần chuẩn bị cho một chiến dịch dài hạn tại Dải Gaza, đồng thời khẳng định chiến dịch này sẽ không chấm dứt nếu chưa phá hủy hoàn toàn các đường hầm của Hamas trong khu vực.

Tuyên bố này đưa ra chỉ ít giờ sau khi Israel đơn phương “ngừng bắn không giới hạn”, tức là không chủ động tấn công mà chỉ đáp trả các cuộc tấn công của Hamas.

Nhìn bề ngoài, tuyên bố của ông Netanyahu có vẻ như đã dập tắt mọi nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn dài hạn ở Gaza, chấm dứt đổ máu cho dân thường. Nhưng nếu tinh ý, sự cứng rắn này đã bộc lộ điểm yếu của Israel, cho thấy họ đang muốn nhanh chóng chấm dứt chiến dịch quân sự hiện nay.

Tại sao lại như vậy? Bởi trong lời nói của ông Netanyahu đã hàm chứa một giới hạn mà nói đơn giản hơn là Israel sẽ chấm dứt chiến dịch hiện nay khi phá hủy hoàn toàn các đường hầm của Hamas.

Israel không thể kéo dài vô tận chiến dịch quân sự tải Dải Gaza và tới một thời điểm thích hợp Tel Aviv sẽ chủ động tuyên bố đã đạt được mục tiêu đề ra. Ai có thể đếm được số đường hầm của Hamas? Ai kiểm chứng được thế nào là “phá hủy hoàn toàn”?

Có nhiều lý do để tiên liệu Israel sẽ ra một tuyên bố như vậy và chấm dứt chiến dịch quân sự hiện nay. Số binh sĩ Israel thiệt mạng đang tăng lên từng ngày. Nhà nước Do Thái này cũng đang phải gánh chịu những phí tổn chiến tranh ngày một lớn, sự đình trệ về giao thương, tổn thất về kinh tế và bị cô lập trên trường quốc tế.

Chính truyền thông Israel đã cảnh báo quốc gia này đang phải chịu những tổn thất nặng nề về kinh tế do cuộc chiến với Hamas gây ra.

Theo đó, Israel đã mất ít nhất 3,5 tỷ USD trong hơn 20 ngày qua, trong đó chi phí cho chiến dịch quân sự lên tới 43 triệu USD/ngày.

Ngoài ra, các hoạt động kinh tế của Israel cũng bị sa sút như hàng không bị đình trệ, xuất khẩu giảm và đặc biệt ngành du lịch mất tới 75% doanh thu. Chỉ riêng hãng hàng không El Al của Israel cũng tự dự báo doanh thu của mình sẽ giảm tới 50 triệu USD trong năm nay.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo, nếu Israel tiếp tục kéo dài chiến dịch quân sự ở Gaza, nền kinh tế nước này sẽ phải trả giá bằng việc mất đi 0,2% GDP.

Hệ thống đánh chặn tên lửa “Vòm sắt” của Israel dù được ca ngợi như yếu tố làm thay đổi cục diện cuộc chiến với Hamas cũng không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân Israel.

Các vụ nã rốc-két của Hamas đã trở thành nỗi ám ảnh không thể nguôi ngoai của những đứa trẻ Do Thái, khiến cha mẹ chúng thậm chí không dám ra khỏi nhà. Thêm vào đó, mỗi quả tên lửa của “Vòm sắt” được bắn đi đã đốt cháy khoảng 120.000 USD của Israel.

Ngoài những thiệt hại về vật chất và tinh thần kể trên, Israel cũng chịu tổn thất nặng nề về chính trị và ngoại giao mà bằng chứng rõ nhất là các cuộc biểu tình trên khắp thế giới phản đối cuộc tấn công của Israel vào Gaza.

Israel phải đối đầu với chiến thuật ẩn náu của Hamas khiến nạn nhân của các cuộc tấn công chủ yếu là dân thường. Thông tin về số người Palestine thiệt mạng tăng lên từng giờ đang gây ra sự phẫn nộ trong dư luận và mọi trách nhiệm được đặt lên phía Israel chứ không phải Hamas.

Giới phân tích quốc tế còn chỉ ra rằng hiện có tới 54 quốc gia thành viên Liên hợp quốc có người Hồi giáo chiếm đa số. Những quốc gia này có thiện cảm với Palestine và “không ưa” Israel là một lẽ tự nhiên.

Đặc biệt, cuộc tấn công vào Gaza còn khiến quan hệ giữa Israel với Mỹ đang xấu đi nghiêm trọng. Tổng thống Mỹ đích thân gọi điện yêu cầu Thủ tướng Israel phải thực thi một lệnh ngừng bắn nhân đạo vô điều kiện ngay lập tức tại Gaza.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng tiến hành các hoạt động ngoại giao con thoi để thuyết phục Israel đồng ý với một thỏa thuận ngừng bắn lâu dài do Ai Cập làm trung gian. Thế nhưng, mọi yêu cầu và lời thuyết phục từ Mỹ đều như “nước đổ lá khoai”.

Không chỉ làm Mỹ “mất mặt” mà truyền thông Israel và các nhân vật bảo thủ trong chính phủ Israel còn quay ra chỉ trích Mỹ, chế giễu ông Kerry là kẻ “lóng ngóng”, “thiếu kinh nghiệm”.

Thắng lợi của Hamas

Cho tới nay, không có bất kỳ thống kê cụ thể nào về việc Hamas mất bao nhiêu tay súng. Hàng nghìn bệ phóng rốc-két hay các đường hầm bị phá hủy không phải là tổn thất quá lớn đối với Hamas.

Lực lượng này có thể dễ dàng làm đầy kho vũ khí của mình bằng các rốc-két tự chế tạo và nhận từ các “đồng minh”. Đường hầm này sập, họ có thể đào đường hầm khác, thậm chí kiên cố hơn và bí mật hơn!

Có nhiều dấu hiệu cho thấy, Hamas không hề “ngán” Israel trong cuộc đối đầu hiện nay. Biểu hiện rõ nhất là việc Hamas phớt lờ các lệnh ngừng bắn.

Họ bác bỏ thỏa thuận ngừng bắn dài hạn do Ai Cập làm trung gian vì “chê” nó có quá nhiều bất lợi. Cứ mỗi lần một lệnh ngừng bắn tạm thời có hiệu lực, Hamas lại sẵn sàng nã rốc-két vào lãnh thổ Israel.

Trong cuộc chiến với Israel, Hamas phải chịu tổn thất nặng nề hơn rất nhiều lần về sinh lực và ngoài ra, phong trào này chẳng còn gì để mất. Ngược lại, Hamas vốn đã bị suy yếu trước khi cuộc chiến lần này nổ ra, có thể thu được nhiều “lợi ích” từ cuộc xung đột này.

Ngay trước khi bị Israel tấn công, Hamas đã gần như bị đồng minh then chốt là Ai Cập bỏ rơi. Sau khi lật đổ Tổng thống Hồi giáo Morsi, Ai Cập đã quay lưng lại với Hamas. Ai Cập đã phá hủy các đường hầm nối Gaza và Bán đảo Sinai, đồng thời gần như đóng cửa khẩu Rafah, góp phần khiến cho thu nhập của Hamas từ việc buôn lậu bị giảm sút đáng kể.

Hamas ở trong tình trạng rất khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng, khiến họ không có khả năng trả lương cho hơn một nửa số trong số 50.000 viên chức.

Ở trong nước, Hamas đang đứng trước nguy cơ bị suy yếu quyền lực tại Gaza, nơi mà họ đã kiểm soát trong 11 năm qua, sau khi ký kết một thỏa thuận hòa giải dân tộc với các đối thủ ở Bờ Tây. Theo thỏa thuận đạt được, Hamas phải giải tán chính phủ để thành lập một chính phủ thống nhất gồm những người độc lập và chủ yếu đặt tại Ramallah.

Tuy nhiên, cuộc xung đột lần này có thể giúp Hamas không chỉ gia tăng uy tín, “cài đặt lại” quan hệ với Ai Cập, mà còn nhận được hàng loạt gói viện trợ trị giá nhiều trăm triệu, thậm chí hàng tỷ USD.

Giáo sư Adnan Abu Amer tại Đại học Umma của Dải Gaza cho rằng: "Hamas cảm thấy rằng cho dù cuộc chiến này có gây ra tổn thất và đổ máu nhiều ra sao thì nó cũng giúp trả lại cho phong trào này vị trí quan trọng mà họ từng nắm giữ".

Theo ông, "Người sẽ chịu tổn thất nặng nề nhất chính là Tổng thống Palestine Mahmud Abbas” bởi "nếu cuộc chiến này kết thúc với việc Hamas giành được nhiều thành tựu chính trị, Hamas sẽ có được quyền lực lớn hơn", qua đó cho thấy không giống như ông Abbas, Hamas có thể đàm phán và buộc Israel và cộng đồng quốc tế nhượng bộ,

Bên cạnh đó, Hamas đang hy vọng rằng cuộc chiến này và tình trạng đổ máu tại Gaza sẽ khiến Ai Cập bẽ mặt, dẫn tới việc mở ra một kênh liên lạc cấp cao với Cairo.

Cùng với những “thắng lợi” về chính trị, Hamas còn đứng trước cơ hội nhận hàng loạt gói viện trợ quốc tế.

Hôm 21/7, Mỹ đã cam kết viện trợ 47 triệu USD cho Gaza. Australia ngày 28/7 cũng quyết định gửi khẩn cấp 4,7 triệu USD trong gói viện trợ hơn 53 triệu USD cho Gaza. Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế cũng tuyên bố sẽ gửi viện trợ tới Gaza cả bằng tiền và hàng hóa.

Các khoản viện trợ này sẽ giúp Hamas lấy lại vai trò truyền thống là lực lượng đảm bảo cuộc sống cho khoảng 1,8 triệu người dân ở Dải Gaza.

Thậm chí, nếu một thỏa thuận ngừng bắn được ký kết, cuộc xung đột này có thể còn là cơ hội để Hamas được Israel nới lỏng lệnh phong tỏa trong suốt 8 năm qua - một trong những lý do gây ra khủng hoảng kinh tế tại Gaza.

Như vậy, chiến dịch quân sự hiện nay của Israel ở Gaza không những không thể tiêu diệt hoặc giải giáp được Hamas. Ngược lại, cuộc chiến với Israel đang trở thành liều thuốc "tiên" giúp Hamas hồi phục và trỗi dậy mạnh mẽ hơn.
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất