Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Prosperity
Prosperity Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 466

Danh vọng : 822

Uy tín : 0

Hiện tại việc dùng Internet cáp quang đã khá phổ biến ở Việt Nam, bài viết trình bày một vài đặc điểm của hai công nghệ chính trên cáp quang là AONPON.

GPON - công nghệ của tương lai A1009-10
Việc không ngừng phát triển của các dịch vụ trực tuyến như Game, HDTV... đã khiến nhu cầu băng thông của người dùng ngày càng tăng, tốc độ trên cáp đồng truyền thống trong tương lai chắc chắn sẽ không thể đáp ứng. Chính vì vậy, trong tương lai, không chỉ doanh nghiệp cần tốc độ của cáp quang mà cả người dùng gia đình cũng sẽ cần, nhất là khi giá thành ngày càng rẻ hơn.

AON (Active Optical Network - mạng cáp quang chủ động) là kiến trúc mạng điểm - điểm (point to point); thông thường mỗi thuê bao có một đường cáp quang riêng chạy từ thiết bị trung tâm (Access Node) đến thuê bao (FTTH – Fiber to the Home) như hình 1.

GPON - công nghệ của tương lai A1009-11
AON có nhiều ưu điểm như: tầm kéo dây xa (lên đến 70km mà không cần bộ lặp (repeater), tính bảo mật cao (do việc can thiệp nghe lén (eavesdropping) trên đường truyền gần như là không thể), dễ dàng nâng cấp băng thông thuê bao khi cần, dễ xác định lỗi… Tuy nhiên, công nghệ AON cũng có khuyết điểm là chi phí cao do: việc vận hành các thiết bị trên đường truyền đều cần nguồn cung cấp, mỗi thuê bao là một sợi quang riêng, cần nhiều không gian chứa cáp…

GPON - công nghệ của tương lai A1009-12
Ngoài mô hình trên, trong thực tế tùy vào nhu cầu băng thông thuê bao, các nhà cung cấp cũng kết hợp cáp quang với cáp đồng để giảm chi phí, cụ thể như cáp quang chạy từ Access Node tới tổng đài DSLAM và từ DSLAM cung cấp các dịch vụ truy cập băng rộng phổ biến như ADSL2+, VDSL2 … (Hình 2)

PON (Passive Optical Network) là kiến trúc mạng điểm - nhiều điểm (point to multipoint). Để giảm chi phí trên mỗi thuê bao, đường truyền chính sẽ đi từ thiết bị trung tâm OLT (Optical Line Termination) qua một thiết bị chia tín hiệu (Splitter) và từ thiết bị này mới kéo đến nhiều người dùng (có thể chia từ 32 – 64 thuê bao). Splitter không cần nguồn cung cấp, có thể đặt bất kỳ đâu nên nếu triển khai cho nhiều thuê bao thì chi phí giảm đáng kể so với AON. Do Splitter không cần nguồn nên hệ thống cũng tiết kiệm điện hơn và không gian chứa cáp cũng ít hơn so với AON.

Tuy nhiên PON cũng có nhiều khuyết điểm như khó nâng cấp băng thông khi thuê bao yêu cầu (do kiến trúc điểm đến nhiều điểm sẽ ảnh hưởng đến những thuê bao khác trong trường hợp đã dùng hết băng thông), khó xác định lỗi hơn do 1 sợi quang chung cho nhiều người dùng, tính bảo mật cũng không cao bằng AON (có thể bị nghe lén nếu không mã hóa dữ liệu)…. (hình 3)

Tùy vào nhu cầu băng thông thuê bao, PON cũng có thể sử dụng kết hợp với cáp đồng để triển khai mạng ADSL2+, VDSL2… như hình 4.

Bảng so sánh hai công nghệ
Công nghệAONPON
Băng thông trên mỗi thuê bao100Mbps – 1Gbps2,5Gbps/1,25Gbps nếu không dùng splitter, triển khai theo mô hình điểm - điểm, tuy nhiên thường chia thành 1:32 (78Mbps) hay 1:64 (39Mbps).
Tăng băng thông tạm thời cho thuê bao
(cần sao lưu dự phòng máy chủ, chẳng hạn)
Đơn giảnPhức tạp
Số thuê bao bị ảnh hưởng khi có lỗiÍtNhiều
Thời gian xác định lỗiNhanhChậm hơn
Khả năng bị nghe lénRất thấpCao
Độ tin cậy của đường cáp đến thuê baoCao do tùy mô hình khách hàng có thể được kết nối theo dual-homing (có 2 đường truyền khác nhau), vòng tròn (ring) hay 2 kết nốiThấp, không có phương án 2 kết nối trên một PON
Chi phí triển khaiCao do mỗi thuê bao là một sợi quang riêngThấp vì sợi quang từ OLT sẽ được chia sẻ cho nhiều thuê bao qua bộ chia thụ động (passive splitter)
Chi phí vận hànhCao các thiết bị như Access Node cần cấp nguồn và kích thước cũng lớn, yêu cầu không gian. Không gian cho cáp cũng cần nhiều.Thấp do OLT kích thước nhỏ và passive splitter không cần nguồn. Phục vụ khoảng 8000 thuê bao chỉ cần không gian của một tủ rack
Chi phí nâng cấpThấp, do đặc tính điểm đến điểm nên việc nâng cấp băng thông đơn giản, chẳng hạn chỉ cần thay thiết bị đầu cuối (CPE)Cao do một toàn bộ thuê bao trong một dây PON (từ OLT qua splitter đến người dùng) phải được nâng cấp.
      
Zone
Zone Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 832

Danh vọng : 1544

Uy tín : 0

Nói thêm về công nghệ PON (EPON, APON, BPON & GPON)...

GPON - công nghệ của tương lai Cong-n10

Hầu hết các mạng viễn thông ngày nay đều dựa trên các thiết bị Active components – tạm gọi là các thiết bị chủ động, tại thiết bị tổng đài của nhà cung cấp dịch vụ lẫn thiết bị đầu cuối của khách hàng cũng như các trạm lặp, các thiết bị chuyển tiếp và một số các thiết bị khác trên đường truyền. Active components, có nghĩa là các thiết bị này cần phải cung cấp nguồn cho một số thành phần, thường là...

Với mạng Passive Optical Networks – tạm dịch là mạng quang thụ động – tất cả các thành phần active giữa tổng đài CO (Central Office) và người sử dụng sẽ không còn tồn tại mà thay vào đó là các thiết bị quang thụ động, để điều hướng các traffic trên mạng dựa trên việc phân tách năng lượng của các bước sóng quang học tới các điểm đầu cuối trên đường truyền. Việc thay thế các thiết bị chủ động sẽ tiết kiệm chi phí cho các nhà cung cấp dịch vụ vì họ không còn cần đến năng lượng và các thiết bị chủ động trên đường truyền nữa. Các bộ ghép / tách thụ động chỉ làm các công việc đơn thuần như cho đi qua hoặc chặn ánh sáng lại… Vì thế, không cần năng lượng hay các động tác xử lý tín hiệu nào và từ đó, gần như kéo dài vô hạn thời gian MTBF (Mean Time Between Failures), giảm chi phí bảo trì tổng thể cho các nhà cung cấp dịch vụ.

Một hệ thống mạng PON bao gồm các thiết bị kết cuối kênh quang (OLT – Optical line terminators) đặt tại CO và bộ các thiết bị kết cuối mạng quang (ONT – Optical network terminals) được đặt tại người sử dụng. Giữa chúng là hệ thống mạng quang (ODN – Optical distribution network) bao gồm cáp quang, các thiết bị ghép / tách thụ động (xem hình 1)

Trong hệ thống mạng PON, cáp quang có thể xuất phát từ tổng đài dịch vụ, đi tới các phân khu truyền dẫn và sau đó kết nối với từng tòa nhà hoặc các thiết bị dịch vụ có thể ghép / tách tín hiệu từ sợi cáp quang chính, sử dụng các thiết bị ghép / tách thụ động. Điều này cho phép các phần cáp quang đắt tiền nối từ tổng đài đi ra có thể được nhiều người sử dụng cùng chia sẻ, từ đó giảm một cách đáng kể chi phí triển khai các ứng dụng hệ thống cáp quang FTTB (fiber to the business) và FTTH(fiber to the home). Trong khi đó, việc sử dụng từng cặp cáp quang riêng cho từng khách hàng đã làm tăng đáng kể chi phí.

Trục cáp quang chính trên mạng PON có thể hoạt động ở tốc độ 155 Mbps, 622 Mbps, 1.25 Gbps hay 2.5 Gbps, sử dụng các công nghệ APON (ATM PON) / BPON (Broadband PON), EPON (Ethernet based PONs) hay chuẩn GPON (Gigabit PON). Băng thông cho mỗi khách hàng từ băng thông tổng cộng có thể gán tĩnh hoặc động để hỗ trợ các ứng dụng voice, video và data.

Với PON, một sợi cáp quang đơn từ tổng đài nhà cung cấp dịch vụ có thể phục vụ cho 16, 32 tòa nhà hoặc nhiều hơn nữa, vừa sử dụng các thiết bị thụ động để tách tín hiệu quang, vừa sử dụng các giao thức PON để điều khiển việc gửi và truyền dẫn tín hiệu trên thiết bị truy nhập dùng chung.

Việc xử lý các dữ liệu downstream tới các thiết bị đầu cuối của khách hàng khác với các dữ liệu upstream. Dữ liệu downstream được quảng bá từ OLT đến mỗi ONT và mỗi ONT này thực hiện xử lý dữ liệu đến nó bằng cách so sánh dịa chỉ trong phần header.

Dữ liệu upstream phức tạp hơn nhiều. Cần phải có sự phối hợp truyền dẫn giữa các ONT tới OLT để tránh xung đột. Upstream data được truyền dẫn theo cơ chế điều khiển trong OLT, sử dụng phương thức TDMA, trong đó dành riêng các khe thời gian trên mỗi frame cho từng ONT. Các khe thời gian được đồng bộ để việc truyền dẫn từ các ONT sẽ không bị đụng độ lẫn nhau.

Có rất nhiều công nghệ PON, bao gồm APON/BPON, EPON và GPON. Chi tiết về các công nghệ này sẽ được giới thiệu tiếp ở các phần sau.

EPON – Ethernet Based PONs

Công nghệ Ethernet dành cho các hệ thống mạng truy nhập thuê bao, hay còn gọi là "Ethernet in the First Mile", viết tắt là EFM, kết hợp một số phần mở rộng cho chuẩn IEEE 302.3 Media Access Control (MAC) và các lớp con MAC Control với một họ các lớp vật lý. Các lớp vật lý này bao gồm môi trường cáp quang, cáp đồng UTP, wireless..., hay gọi chung là các lớp con, phụ thuộc vào đường truyền vật lý, Physical Medium Dependent - PDM, dành cho các kết nối Point-to-Point (P2P) trong mạng truy nhập thuê bao.

EFM cũng đã được giới thiệu như một khái niệm của mạng Ethernet Passive Optical Networks - EPON - trong đó topology Point-to-Multipoint (P2M) được triển khai tại các bộ tách quang thụ động - passive optical splitters, cùng với cáp quang PDM hỗ trợ cho topology này. Thêm vào đó, một cơ chế điều hành, quản trị và bảo trì (OAM) cũng được thêm vào để thuận tiện cho việc điều hành và giải quyết sự cố mạng

EPON dựa trên cơ chế MPCP (Multi-Point Control Protocol), được định nghĩa như một chức năng của lớp con MAC control. MPCP sử dụng các thông điệp, trạng thái thiếtt bị, các bộ đếm thời gian để điều khiển truy nhập vào topology P2M. Mỗi ONU - Optical Network Unit - trong topology P2M chứa một phiên bản thể hiện - instance - của giao thức MPCP, sẽ truyền thông với một instance của MPCP trong OLT - Optical line terminator.
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất