Một cựu nhân viên USAF cho rằng, đó là sự cảnh cáo đối với Bắc Kinh rằng, Mỹ biết các điểm yếu của hệ thống phòng không Trung Quốc.
Dọc bờ biển Trung Quốc có bố trí 2 cụm radar do hải quân và không quân Trung Quốc lập ra, chuyên gia quân sự của Viện Project 2049 Mark Stokes cho biết. Mắt xích yếu nhất là Lữ đoàn radar số 2 ở tỉnh Triết Giang và Lữ đoàn radar số 4 ở tỉnh Phúc Kiến. Khe hở của trường radar giữa chúng chạy dọc mép phía nam khu vực phòng không mới.
ADIZ mới của Trung Quốc ở nghĩa đen và nghĩa bóng là “một đường kẻ trên cát”, Chủ tịch Global Strategies and Transformation, ông Paul Giarra khẳng định.
Tuần trước, ông Stokes nói rằng, hoàn toàn có thể một máy bay do thám điện tử RC-135 của USAF đã bay trên vùng này của biển Hoa Đông để thu thập thông tin về các tham số kỹ thuật của các radar Trung Quốc đang hoạt động. Các dữ liệu này có thể được dùng để tiến hành tác chiến điện tử chống các radar Trung Quốc nhằm “mục đích làm lẫn lộn hoạt động của chúng” một khi xảy ra xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Nhật Bản vì quần đảo Senkaku. Các máy bay loại này được triển khai tại căn cứ Kadena, tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Các máy bay ném bom В-52 chắc chắn đã bay đến từ căn cứ Andersen của Không quân Mỹ trên đảo Guam.
“Các kẽ hở radar” hiện có ở dọc bờ biển Trung Quốc có thể được máy bay Mỹ lợi dụng để tiêu diệt “các bộ phận quan trọng thiết yếu” của phòng không Trung Quốc như các trung tâm điều khiển radar và các trận địa hỏa lực tên lửa phòng không. Mỹ phải tiêu diệt các hệ thống này để sau đó thực hiện các đòn tấn công vào các vị trí triển khai tên lửa hành trình và tên lửa đường đạn tầm ngắn.
Ngoại lệ duy nhất bên ngoài quy luật này là một radar mạnh với anten mạng pha bố trí ở tỉnh Triết Giang và thuộc quyền chỉ huy của bộ tổng tham mưu quân đội Trung Quốc. Có tin hải quân, không quân và bộ tổng tham mưu quân đội Trung Quốc vẫn còn mắc bệnh quan liêu nên không cho phép tạo ra một trường radar thống nhất.
Tuy nhiên, ông Stokes cho rằng, với thời gian, hệ thống phòng không Trung Quốc sẽ khắc phục được “các kẽ hở radar” để tạo ra một hệ thống quan sát không trung thống nhất tự động hóa.
Ông Giarra cho biết, sở dĩ mạng lưới phòng không Trung Quốc có các kẽ hở là vì hoạt động phối hợp không được nhịp nhàng giữa hải quân và không quân Trung Quốc dọc theo biên giới biển.
Ông Stokes cho rằng, nếu không tạo được một hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa tích hợp thì không thể giải quyết các nhiệm vụ phòng không đất nước và nói rằng, việc Trung Quốc lập khu vực nhận dạng phòng không mới sẽ cho phép họ hiểu tốt hơn nhu cầu này. “Từ góc độ này, việc lập khu vực phòng không mới là bài học khá hữu ích cho Trung Quốc, ông Stokers nói.