Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Bản đồ cổ và chính sử Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa
Các bản đồ cổ và Atlas của phương Tây và Trung Quốc đều cho thấy biên giới lãnh thổ phía Nam đều dừng lại ở đảo Hải Nam.

Đó là điều trùng hợp thú vị khi đối chiếu so sánh giữa bản đồ do phương Tây và Trung Quốc phát hành trước thế kỷ XX, phản ánh một sự thực không thể chối cãi rằng chủ quyền thực sự của Trung Quốc chỉ đến cực Nam của đảo Hải Nam.  

Atlas cổ chỉ rõ cương giới Trung Quốc ở đảo Hải Nam

Việt Nam vừa tiếp nhận và công bố bộ Atlas thế giới Bruxelles – 1827.  Bộ Atlas này gồm 6 tập khổ lớn do nhà Địa lý học Philippe Vandemaelen (1795-1869),  người sáng lập Viện Địa lý Hoàng gia Bỉ xuất bản năm 1827.

Được vẽ thống nhất theo tỉ lệ 1/1.641.836, kích thước 53,5x37cm, bộ Atlas có thể ghép lại thành quả địa cầu đường kính 7,755m.

Gần 200 năm nay, bộ Atlas này đã trở nên nổi tiếng, được khai thác sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.

Bộ Atlas không chỉ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách rõ ràng, chi tiết và chính xác mà còn một lần nữa khẳng định cực Nam của Trung Quốc giới hạn ở đảo Hải Nam.

Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa từ cứ liệu lịch sử Anh-211
Tương tự như thế, bộ Atlas Trung Quốc như Atlas of the Chinese Empire - Trung Quốc địa đồ, xuất bản năm 1908 bằng tiếng Anh là tập Atlas chính thức được phát hành với sự trợ giúp của Tổng cục Bưu chính của nhà Thanh và hai tập Atlas Postal de Chine do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc xuất bản tại Nam Kinh vào các năm 1919 và 1933, in bằng 3 thứ tiếng Trung, Anh, Pháp (tức là để phổ biến rộng rãi cho cả thế giới biết), gồm một bản đồ tổng thể vẽ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và bản đồ Trung Hoa dân quốc phân tỉnh tân đồ do Vũ Xương Á Tân địa học xã xuất bản năm 1933, thì cực Nam Trung Quốc cũng chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam.

Bản đồ cổ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa

Tất cả các bản đồ của Trung Quốc và các bản đồ phương Tây từ thế kỷ XX trở về trước cũng đều cho thấy cực Nam của Trung Quốc là ở đảo Hải Nam, trên vĩ tuyến thứ 18.

PGS, TS Ngô Văn Minh, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III cho biết: Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ là một tấm bản đồ được đích thân các Hoàng đế nhà Thanh từ Khang Hy cho đến Quang Tự huy động lực lượng giáo sĩ và những người tài giỏi về thiên văn, toán pháp thực hiện trên cơ sở tập hợp tư liệu từ các đời Tần, Hán và được tiến hành liên tục trong gần hai thế kỷ (1708-1904), do Nhà xuất bản Thượng Hải in năm 1904, rồi đến Đại Thanh đế quốc toàn đồ vẽ năm 1905 (nhà xuất bản bản đồ Tây An tái bản năm 1995 trong Trung Quốc cổ địa đồ trân tập), cương giới phía nam của Trung Quốc trên hai bản đồ này cũng chỉ tới đảo Hải Nam.

Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa từ cứ liệu lịch sử Hinh510
Đại Thanh Nhất Thống Thiên Hạ Toàn đồ (năm 1818) thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa đều nằm ngoài cương giới lãnh thổ Trung Quốc
Đến năm 1908 Trung Quốc toàn đồ và Quảng Đông địa đồ trong Trung Quốc cận thế dư địa đồ thuyết do La Nhữ Nam biên soạn; hoặc Nhị thập thế kỷ trung ngoại đại địa đồ cũng đều ghi rõ cương giới phía nam của Trung Quốc là cực Nam của đảo Hải Nam. Thậm chí, Hoàng Thanh nhất thống dư địa bản đồ do triều đình nhà Thanh ấn hành năm 1894 còn ghi rõ “lãnh thổ của Trung Quốc chỉ chạy đến đảo Hải Nam là hết”.

Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa từ cứ liệu lịch sử Ban20d10
Thủ tướng Đức và Chủ tịch Trung Quốc xem bản đồ Trung Quốc cổ thế kỷ 18 do Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville (Pháp) vẽ, tại Phủ Thủ tướng Đức ở Berlin tối 28.3 - Ảnh: Cơ quan báo chí chính phủ Đức (BPA)
Điều này cũng tương đồng với các tấm bản đồ của phương Tây từ thế kỷ XX trở về trước trong đó có tấm bản đồ cổ mà Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng cho Chủ tịch Tập Cận Bình vào tối 28/3 nhân chuyến thăm châu Âu của lãnh đạo Trung Quốc. Tấm bản đồ cổ Trung Quốc này cũng không có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Điểm cực Nam cũng chỉ tới đảo Hải Nam.

Đây là tấm bản đồ vẽ lãnh thổ Trung Quốc thời Càn Long (1736 - 1795) do nhà bản đồ học người Pháp là Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville vẽ, được 1 nhà xuất bản ở Đức xuất bản năm 1735.

Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa từ cứ liệu lịch sử 69899611
Bản đồ cổ do Thủ tướng Đức tặng Chủ tịch Trung Quốc
Chính sử Trung Quốc khẳng định chủ quyền không vượt quá Hải Nam

Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân, một chuyên gia về lịch sử Trung Quốc cho biết: “Bắt đầu từ Nhà Hán (203TCN - 220 ) đến đời Thanh đều có những bộ chính sử của triều đại, các mục địa lý chí chưa từng biên chép gì về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đó là điểm để người ta nhận rằng Trung Quốc chưa từng xem nó thuộc về phần đất của họ. Các phần địa lý chí đều có mục xác nhận các đơn vị hành chính đến Huyện Nhai của phủ Huỳnh Châu, nằm trong phạm vi đảo Hải Nam, không vượt qua đảo Hải Nam. Những tài liệu chỉ rõ những lời tâu, lời chỉ dụ của Hoàng đế hoặc những tấu sớ của các quan cũng thừa nhận đất của Trung Quốc đến Huyện Nhai, những vùng biển phía ngoài là họ không quản lý được vì đó là của những nước khác, vùng biển chung quốc tế. Tức là lúc đó họ không nói hẳn là của ai nhưng họ không thừa nhận là của họ.”

Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa từ cứ liệu lịch sử Hinh610
Trung Hoa dân quốc khu vực đồ (1917)
Như vậy, để trả lời câu hỏi vì sao các bản đồ cổ của Trung Quốc không hề bao gồm bất cứ một quần đảo nào ở biển Đông,  PGS, TS Ngô Văn Minh cho rằng câu trả lời rất đơn giản. Bởi vì nó phản ánh đúng thực tế lịch sử các triều đại phong kiến Trung Quốc chưa bao giờ có bất kỳ một hành động nào nhằm thể hiện quyền lực của mình đối với các quần đảo này, rằng chủ quyền thực sự của Trung Quốc chỉ đến cực Nam của đảo Hải Nam mà thôi, và cũng vì trên thực tế, nhà nước phong kiến Việt Nam đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo này một cách hòa bình liên tục và không vấp phải sự phản đối của bất kỳ một quốc gia nào...

Nguồn: VOV
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Châu bản triều Nguyễn: Minh chứng về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
Ngoài Việt Nam, không một nước nào có Châu bản về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo này, kể cả Trung Quốc.

Những bộ chính sử các triều đại Trung Quốc từ Nhà Hán (203TCN - 220) đến đời Thanh, chưa từng biên chép gì về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bởi trong lịch sử các triều đại này chưa từng xem nó thuộc về phần đất của họ. Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân cho biết, những tài liệu chỉ rõ những lời tâu, lời chỉ dụ của Hoàng đế hoặc những tấu sớ của các quan cũng thừa nhận đất của Trung Quốc đến Huyện Nhai, những vùng biển phía ngoài là họ không quản lý được vì đó là của những nước khác, vùng biển chung quốc tế.

Trong khi đó, Việt Nam lại có nhiều cứ liệu văn bản lịch sử để chứng minh chủ quyền lâu đời và liên tục của mình đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin đề cập tới nội dung chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa qua các Châu bản triều Nguyễn vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ngày 14/5/2014 vừa qua.

Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa từ cứ liệu lịch sử 21062010
Châu bản ngày 21 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 19 (năm 1838) do Bộ Công trình tấu về kết quả khảo sát Hoàng Sa. Theo tài liệu này thì hàng năm các đoàn đi khảo sát các xứ ở Hoàng Sa, mỗi năm đoàn khảo sát được 12 hòn đảo. Nếu cuộc khảo sát bắt đầu từ năm 1833 thì đên năm 1838, các đoàn đã khảo sát được 85 hòn đảo
Châu bản là một loại văn bản hành chính của vương triều Nguyễn (1802 - 1945). Trên các châu bản này còn lưu lại các dấu tích bút phê của các vua triều Nguyễn bằng son đỏ. Hiện nay chỉ duy nhất triều Nguyễn có các Châu bản khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Ngoài Việt Nam, không một nước nào có Châu bản về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo này, kể cả Trung Quốc.

Trong hơn 700 Châu bản được lưu giữ thì có khoảng 19 tờ Châu bản thể hiện rất cụ thể về việc triều Nguyễn thực thi chủ quyền trên hai quần đảo này. Nội dung các tờ châu bản phản ánh quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của triều đình nhà Nguyễn trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là những bằng chứng sinh động cho thấy các vua triều Nguyễn luôn quan tâm đến vấn đề xác lập và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này thông qua việc liên tục cử người ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để khảo sát, cắm mốc, đo vẽ bản đồ.

Trách nhiệm quốc tế về cứu hộ, cứu nạn

Đặc biệt qua các Châu bản này, triều Nguyễn đã tỏ ra là một quốc gia biển rất có trách nhiệm quốc tế trong việc thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn đối với thuyền bè của Việt Nam cũng như thuyền bè của các nước khác gặp nạn trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.

Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa từ cứ liệu lịch sử 27062010
Châu bản ngày 27 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 11 (năm 1830) do Nội các tấu trình về việc cứu hộ tàu buôn của Pháp bị chìm tại Hoàng Sa. Châu bản có châu phê "lãm"
Trên đây là Châu bản triều Nguyễn về việc cứu nạn tàu buôn nước Pháp ở khu vực Hoàng Sa: “Ngày 21 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 11 (năm 1830), chủ thuyền buôn nước Pháp là Đô-ô-chi-ly cùng Tài phó Y-đóa và phái viên Lê Quang Quỳnh đi thuyền qua Philipinnes buôn bán. Thuyền qua phía Tây Hoàng Sa thì bị mắc cạn, nước ngập vào thuyền hơn 8 thước. Thương thuyền đã dọn gấp hai rương tiền bạc cùng một số dụng cụ, đồ ăn chia lên 2 chiếc thuyền nhỏ theo gió trở vào bờ. Thuyền của Tài phó Y-đoá về được bờ mà thuyền của thuyền trưởng Đô-ô-chi-ly cùng thuyền viên và hòm tiền bạc thì thất lạc”.

Các Châu bản về việc cứu nạn này được tường trình chi tiết và được Thủ ngự cửa biển Đà Nẵng báo cáo liên tục đến nhà Vua. Phía Việt Nam đã cho thuyền tuần tiễu của triều đình đi tìm kiếm và “đến giờ Ngọ thì gặp Đô-ô-chi-ly cùng phái viên, thủy thủ 15 người, hiện đã đưa về tấn, người và tiền bạc đều an toàn.”

Một câu chuyện thú vị và có hậu từ Châu bản triều Nguyễn cách đây 184 năm cho thấy phong cách hành chính của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn thời đó khá chặt chẽ và được thực thi nhanh chóng. Tờ trình tấu được làm ngày 27 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 11 được chuyển ngay đến Nội các triều đình và nhanh chóng được châu phê. Ngay ngày hôm sau đã được sao gửi cho thương thuyền để làm thủ tục xin dấu thị thực.

Câu chuyện cũng như bút tích châu bản cho thấy những công vụ và quan hệ bang giao cũng như buôn bán quốc tế có liên quan đến biển đảo Hoàng Sa thời đó được quan tâm và thực thi nhanh chóng bởi chính quyền phong kiến nhà Nguyễn.

Thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa

Trong 19 Châu bản triều Nguyễn có nội dung về Hoàng Sa, Trường Sa, có 14 văn bản đề có bút phê của các vua triều Nguyễn về việc nhà vua cử các đội ra Hoàng Sa để thăm dò hoặc phê chuẩn thưởng/phạt trong việc bảo vệ Hoàng Sa-Trường Sa.

Đây là những bằng chứng sinh động cho thấy các vua triều Nguyễn luôn quan tâm đến vấn đề xác lập và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này thông qua việc liên tục cử người ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để khảo sát, cắm mốc, đo vẽ bản đồ.

Châu bản ngày 28 tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 7 (năm 1847) do Bộ Công trình tấu và có bút phê của nhà Vua. Trong đó có nêu rõ: “Chiểu theo lệ, xứ Hoàng Sa là bờ cõi trên biển của nước ta, hàng năm có phái binh thuyền đến thăm dò để thuộc lộ trình đường biển”.

Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa từ cứ liệu lịch sử 28022010
Châu bản ngày 28-12 năm Thiệu Trị thứ 7 (năm 1847) do Bộ Công trình tấu có nêu rõ: “Chiểu theo lệ, xứ Hoàng Sa là bờ cõi trên biển của nước ta, hàng năm có phái binh thuyền đến thăm dò để thuộc lộ trình đường biển”.
Châu bản ngày 12 tháng 2 năm Minh Mệnh thứ 17 (1836), Bộ Công có phúc trình: Nay tiếp nhận công văn của Nội các vâng mệnh giao cho Bộ thần trong đó có Châu phê: Các thuyền được phái đi Hoàng Sa, mỗi thuyền mang 10 mộc bài khắc sâu dòng chữ to: Minh Mệnh thập thất niên. Năm Bính Thân, các viên Cai đội thủy quân vâng mệnh đi Hoàng Sa khảo sát, đến đó thì cắm mốc đánh dấu”.

Theo châu bản này, viên Chánh đội trưởng Thủy quân được cử đến Hoàng Sa là Phạm Hữu Nhật. Nội dung chính của châu bản là xin triều đình chuẩn bị gấp số cột gỗ để đội thuỷ quân lên đường đúng lịch trình.

Điều thú vị của châu bản này là dòng chữ do nhà vua Minh Mệnh viết bên cạnh chữ mộc bài với nội dung ghi rõ “cột gỗ, mỗi cột dài 4 đến 5 thước, dầy 1 tấc”. Văn bản này hiện được lưu trữ tại Ủy ban biên giới quốc gia.

Điều này thể hiện chính sách và sự quan tâm sâu sắc của triều đình đến việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.

Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa từ cứ liệu lịch sử 19072010
Châu bản ngày 19 tháng 7 năm Minh Mệnh thứ 19 (năm 1838) do quan Bố chính tỉnh Quảng Ngãi trình báo xin miễn thuế khoá cho thuyền lớn tham gia thực hiện công vụ tại Hoàng Sa.
Bằng chứng, giá trị pháp lý quốc gia và quốc tế

Các chuyên gia cho rằng, những tờ châu bản này là những tư liệu gốc chứa đựng nhiều thông tin quý giá khẳng định các Nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo này một cách liên tục, hòa bình, bằng các hoạt động do nhà nước tổ chức, với sự chỉ đạo trực tiếp của nhà Vua.

Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ giá trị quốc gia nay được nâng lên tầm khu vực Châu Á-TBD nên giá trị càng được nâng cao về mặt pháp lý.

Điều này càng có ý nghĩa khi thời điểm Châu bản triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu Châu Á- TBD diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng thềm lục địa thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nó khẳng định cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam chống lại sự xâm phạm lãnh thổ ngang nhiên của Trung Quốc.

Nguồn: VOV
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Bản đồ cổ Việt Nam – bằng chứng “thép” về chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa
Bản đồ Việt Nam thời quân chủ (thế kỷ XVI - XIX) ghi nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Từ thế kỷ XVI các triều đại phong kiến Việt Nam đã khai phá và xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng việc cử người ra hai quần đảo này khai thác hải vật, đo đạc thủy trình, cắm mốc chủ quyền và lập bản đồ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này và những vùng biển đảo khác trên Biển Đông.

Bản đồ sớm nhất về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

Tài liệu vào loại sớm nhất mà đến nay chúng ta biết được nói về Hoàng Sa là bản đồ vẽ xứ Quảng Nam trong Toản tập thiên nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá, tự Công Đạo, biên soạn vào năm 1686. Trên bản đồ này chú thích khá cụ thể về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của quần đảo này, cũng như chủ quyền của Chúa Nguyễn được xác lập ở đó. Bản đồ có có đoạn văn viết bằng chữ Hán, nội dung như sau:

“Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm đứng dựng giữa biển. Từ cửa biển Đại Chiêm, đến cửa Sa Vinh mỗi lần có gió tây nam thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi giạt ở đây, đều cùng chết đói hết cả. Hàng hóa thì đều để nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến đây lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc tiền tệ súng đạn”.

Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa từ cứ liệu lịch sử Hinh710
Bản đồ của Đỗ Bá có 3 chữ Nôm Bãi Cát Vàng ở dưới
“Điều đặc biệt là tuy đoạn văn này được viết bằng chữ Hán nhưng riêng 3 chữ Bãi Cát Vàng thì được ghi bằng chữ Nôm, là thứ chữ của riêng người Việt. Điều này chứng tỏ từ cuối thế kỷ XVII, người Việt Nam đã làm chủ Hoàng Sa và đã đặt tên cho quần đảo này một cái tên thuần Việt là Bãi Cát Vàng” – TSKH Trần Đức Anh Sơn cho biết.

Hoàng Sa, Trường Sa có trong sách giáo khoa dưới triều Nguyễn

Tờ Bản quốc địa đồ in trong sách Khải đồng thuyết ước, được biên soạn và khắc in lần đầu vào năm 1853, dưới triều vua Tự Đức, vẽ vị trí của các tỉnh và các ngọn núi lớn từ ải Nam Quan đến vùng đất Biên Hòa - Vĩnh Long.

Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa từ cứ liệu lịch sử Hoangs17
Tấm bản đồ trong sách Khải đồng thuyết ước có vẽ Hoàng Sa Chử (phần đảo Hoàng Sa được khoanh ô vuông đỏ)
Trên tờ bản đồ này, ở ngoài khơi vùng biển miền Trung có ghi chú ba chữ Hán: Hoàng Sa chử, tức là Bãi Hoàng Sa. Bản đồ Hoàng Sa trong Khải đồng thuyết ước có tên là "Bản quốc địa đồ" thuộc các trang 15-16 của sách.

“Sách Khải đồng thuyết ước là sách giáo khoa tiểu học dưới triều Nguyễn. Việc địa danh Hoàng Sa chử được đưa vào sách giáo khoa để dạy cho học sinh, chứng tỏ triều Nguyễn đã coi trong việc giáo dục ý thức chủ quyền quốc gia cho trẻ em đương thời”, TSKH Trần Đức Anh Sơn nhấn mạnh.

Hoàng Sa, Trường Sa trong Đại Nam nhất thống toàn đồ

Đại Nam nhất thống toàn đồ là bản đồ được vẽ theo lệnh của vua  Minh Mạng, hoàn tất vào năm 1838. Trên bản đồ này đã thể hiện hình vẽ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong lãnh hải Việt Nam, và ghi chú là Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa.

Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa từ cứ liệu lịch sử Hinh810
Đại Nam nhất thống toàn đồ có vẽ gộp hai quần đảo Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa
Theo TSKH Trần Đức Anh Sơn, lúc đầu những người đi khám phá Hoàng Sa và Trường Sa đã nghĩ rằng hai quần đảo này là một. Họ gọi tên là Bãi Cát Vàng, hay Cồn Vàng, rồi gọi là Hoàng Sa. Về sau thì họ tách quần đảo này thành hai phần, gọi là Hoàng Sa và Bắc Hải. Kế đến họ gọi Bắc Hải là Vạn Lý Trường Sa như trong Đại Nam nhất thống toàn đồ. Sau cùng thì mới phân biệt rõ ràng là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa như hiện nay. Điều này cũng tương tự như cách gọi Hoàng Sa và Trường Sa của các nhà hàng hải phương Tây. Lúc đầu họ gọi chung 2 quần đảo này là Pracels hay Paracels. Về sau họ mới phân biệt Pracels hay Paracels để chỉ quần đảo Hoàng Sa và Spratlys để chỉ quần đảo Trường Sa.

Đại Nam nhất thống toàn đồ là bản đồ hành chính đầu tiên của triều Nguyễn được vẽ gần giống với các bản đồ Việt Nam sau này, tức là trên bản đồ này, vị trí núi sông, biển đảo được vẽ với tọa độ địa lý gần chính xác như hiện nay. Đáng chú ý là hai địa danh Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa được thể hiện rõ ràng. Như vậy là sau khi vua Gia Long cử người ra Hoàng Sa cắm cờ để xác lập chủ quyền theo kiểu phương Tây vào năm 1816, thì việc thể hiện hai địa danh Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa trên bản đồ hành chính triều Minh Mạng đã chứng tỏ nhà Nguyễn đã thể hiện rất rõ chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nguồn: VOV
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Sử liệu cổ Việt Nam ghi chép chi tiết về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
Trong khi chính sử Trung Quốc không có dòng nào về Hoàng Sa, Trường Sa thì nguồn sử liệu Việt Nam lại khá dồi dào.

Những văn bản có nội dung khẳng định rõ chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam có từ nhiều góc độ từ cao nhất như Châu bản triều Nguyễn với bút tích của nhà Vua đến các sách sử…

Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi đề cập đến một số văn bản sử liệu cổ do TSKH Trần Đức Anh Sơn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội TP Đà Nẵng cung cấp. Đây là một phần nhỏ trong số các tư liệu mà TSKH Trần Đức Anh Sơn đã cùng các đồng nghiệp ở Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Đà Nẵng có được khi triển khai đề tài “Font tư liệu về chủ quyền của VN đối với huyện đảo Hoàng Sa - thành phố Đà Nẵng” từ tháng 11-2009

Hoạt động của đội Hoàng Sa trong Phủ biên tạp lục

Trong sách Phủ biên tạp lục do Lê Quý Đôn biên soạn vào năm 1776 có viết về Hoàng Sa và hoạt động của Đội Hoàng Sa thời chúa Nguyễn, như sau:

“Xã An Vĩnh huyện Bình Sơn phủ Quảng Ngãi giáp liền với biển. Ở vùng biển xa về phía đông bắc có nhiều đảo núi, các núi lẻ tẻ kế tiếp nhau nhiều đến hơn 130 ngọn. Giữa các ngọn núi là biển, đảo núi xa cách nhau hoặc là đi một ngày đường hoặc đi hết mấy canh giờ. Trên núi có suối nước ngọt, trong các đảo có Bãi Cát Vàng dài khoảng hơn 30 dặm, rộng lớn bằng phẳng, nước trong vắt nhìn tận đáy…”

Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa từ cứ liệu lịch sử Lequyd10
Hoàng Sa (Bãi Cát Vàng) trong bản đồ của sách Phủ biên tạp lục do Lê Quý Đônsoạn năm 1776
“Trước đây, họ Nguyễn lập ra đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người ở xã An Vĩnh sung vào. Mỗi năm luân phiên tổ chức đi ra biển, cứ vào tháng Ba nhận lệnh chịu sai dịch, mang theo sáu tháng lương thực đủ dùng. Đội dùng năm chiếc thuyền câu nhỏ chở đi ra biển suốt ba ngày ba đêm liền thì mới bắt đầu đến được đảo này. Thuyền dừng ở đấy thả sức thu lượm, bắt lấy chim cá mà ăn…Lại thu lượm cả mai đồi mồi, mai ba ba biển, hải sâm, ốc hoa rất nhiều. Đến kỳ tháng Tám thì trở về cửa Eo rồi đi đến thành Phú Xuân để giao nộp. Cân đo định hạng đủ rồi, mới bắt đầu cho bán riêng các loại ốc hoa, ba ba biển, hải sâm, rồi đến lĩnh lấy bằng cấp mà quay về”.

Hoạt động xác lập chủ quyền trong Đại Nam thực lục

Sách Đại Nam thực lục chính biên, quyển 165, đệ nhị kỷ, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn năm 1836, viết về Hoàng Sa và hoạt động khai phá xác lập chủ quyền của vương triều Nguyễn đối với Hoàng Sa như sau:  

Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa từ cứ liệu lịch sử Dai20n10
Mộc bản triều Nguyễn trong sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 165 năm Minh Mạng thứ 17 (1836) ghi lại Bộ công tâu lên triều đình nội dung: "Cương giới mặt biển ta có xứ Hoàng Sa rất hiểm yếu"
“Cương giới mặt biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất là hiểm yếu. Trước kia, đã phái vẽ bản đồ mà hình thế nó xa rộng, mới chỉ được một nơi, cũng chưa rõ ràng. Hàng năm, nên phái người đi dò xét cho khắp để thuộc đường biển. Xin từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng Giêng, chọn phái biền binh thủy quân và vệ Giám thành đáp một chiếc thuyền ô, nhằm thượng tuần tháng Hai thì đến Quảng Ngãi, yêu cầu hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định thuê bốn chiếc thuyền của dân, hướng dẫn ra đúng xứ Hoàng Sa”.

“Không cứ là đảo nào, hòn nào, bãi cát nào, khi thuyền đi đến, cũng xét xem xứ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi và nước biển bốn bên xung quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thế hiểm trở, bình dị thế nào, phải tường tất đo đạc, vẽ thành bản đồ”.

“Vua sai Thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đi. Chuẩn cho mang theo 10 cái bài gỗ, đến nơi đó dựng làm dấu ghi. Mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc, mặt bài khắc những chữ: “Minh Mạng năm thứ 17, Bính thân, Thủy quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ”.

Người Chăm tham gia thực thi chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa

Dưới đây là hình ảnh văn bản bằng chữ Chăm, hiện được lưu giữ tại gia đình của một hậu duệ thuộc Hoàng gia Champa ở tỉnh Bình Thuận, phản ánh việc triều đình nhà Nguyễn huy động cư dân gốc Chăm ở plei Koh (tức làng Koh, nay thuộc đảo Phú Quí, tỉnh Bình Thuận) cử người ra cắm mốc giới ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nội dung trên văn bản này ghi rõ: “Plei Koh trình tấu với quan phủ về việc cử 3 chiếc thuyền đến Trường Sa và Hoàng Sa hỗ trợ việc cắm các mốc giới theo chỉ dụ. Việc này làng Koh đã tập hợp dân đinh và ngư phủ, nhưng bây giờ biến động không thể ra khơi nên làng xin quan phủ cho dời đến tháng Mười sẽ khởi hành…”.

Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa từ cứ liệu lịch sử Hoang210
Tư liệu Hoàng gia Chăm có nội dung liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
Đây là bằng chứng cho thấy không chỉ người Việt mà người Chăm cũng được triều đình Việt Nam huy động và sử dụng trong công cuộc xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nguồn: VOV
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất