Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

(Dân trí) - Từng phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh, Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình và nỗ lực hết sức để bảo vệ hòa bình. Nhưng giờ đây, một lần nữa Việt Nam lại phải đối mặt với tình trạng bị "giặc đến nhà", buộc phải hành động kiên quyết trên mọi mặt trận.

3 kịch bản cho giàn khoan Hải Dương-981 Hai-du10
Giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trên vùng EEZ và thềm lục địa của Việt Nam
Việc chính quyền Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan khổng lồ Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam đã làm sôi sục phản ứng nơi nơi trong người dân đất Việt.

Không chỉ ở trong nước, Việt kiều sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới cũng hờn căm ngút trời trước những hành động xâm phạm và gây hấn trắng trợn của Bắc Kinh ở vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.

Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, chính giới, học giả và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới cũng đang một lòng hướng về Biển Đông với tinh thần ủng hộ việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của hơn 90 triệu con dân đất Việt.

Quan điểm chung của dư luận đều cho rằng hành động của Trung Quốc tại Biển Đông là sự xâm lược có chủ đích, thể hiện rõ chủ nghĩa bành trướng bẩn thỉu trước toàn thế giới với âm mưu thâu tóm Biển Đông để mở rộng lãnh thổ và lãnh hải của mình. Điều không may là Việt Nam nằm ngay cạnh một nước láng giềng tráo trở và ngang ngược.

Trong bài bình luận mới nhất của hãng Xinhua đăng ngày 11/5, Trung Quốc vẫn cố tình "đổi trắng thay đen" khi cho rằng hành động hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 là phù hợp với luật pháp quốc tế và việc tàu Trung Quốc va chạm với tàu của Cảnh sát biển Việt Nam là do lỗi từ phía các tàu Việt Nam.

Trước những hành động phi pháp, ngang ngược và sự lật lọng trong lập luận của Bức Kinh, giới phân tích đưa ra 3 kịch bản có thể xảy ra ở Biển Đông trong thời gian tới.

Kịch bản thứ nhất, dưới sự đấu tranh cương quyết nhưng hiệu quả của Việt Nam và sự ủng hộ rộng rãi của dư luận quốc tế, Trung Quốc sẽ phải rút giàn khoan Hải Dương - 981 khỏi khu vực hạ đặt. Đây là phương án đúng đắn nhất và tốt nhất cho việc giải quyết hòa bình tình hình căng thẳng ở Biển Đông song điều này sẽ rất khó diễn ra trước ngày 15/8, thời điểm Trung Quốc kết thúc hoạt động khoan thăm dò sau khi đã hạ đặt thành công giàn khoan trị giá 1 tỷ USD.

Kịch bản thứ hai là Trung Quốc sẽ duy trì hoạt động của giàn khoan bất chấp phản đối của Việt Nam và dư luận quốc tế. Đây là kịch bản không mong muốn với mọi người dân yêu chuộng hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế vì nó sẽ tiếp tục kéo dài tình trạng căng thẳng hiện nay. Tuy nhiên, nhiều khả năng đây lại là kịch bản dễ xảy ra nhất.

Kịch bản thứ ba là xảy ra xung đột ở Biển Đông do Trung Quốc tiếp tục có các hành động quá khích, phá hoại tàu thuyền và gây hại cho kiểm ngư viên Việt Nam. Theo giới chuyên gia, đây là kịch bản xấu nhất nhưng cũng ít có khả năng xảy ra nhất, vì Trung Quốc tuy rất muốn “làm căng” với Việt Nam nhưng sẽ cố giữ tình hình không vượt quá giới hạn để tránh sự can dự trực tiếp của Mỹ.

Theo giới chuyên gia, dù kịch bản nào xảy ra thì Việt Nam - với tư cách là nước bị xâm hại chủ quyền lãnh thổ - cũng sẽ phải có các đối sách tương ứng.

Việt Nam không thể ngồi yên để Trung Quốc lắp đặt cố định giàn khoan, cũng không thể manh động để Bắc Kinh có cớ lấn tới. Một phản ứng quyết liệt nhưng có chừng mực là rất cần thiết vào lúc này để không đẩy tình hình vượt quá giới hạn.

Cụ thể, Việt Nam cần tiếp tục phản đối hành động của Trung Quốc trên tất cả các kênh và cấp độ ngoại giao, kể cả ở kênh cao nhất là giữa nhà nước với nhà nước.

Lực lượng cảnh sát biển phải kiên trì bám trụ thực địa, thực hiện các hoạt động chấp pháp một cách kiềm chế, hòa bình nhưng cương quyết, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà ASEAN đã ký với Trung Quốc năm 2002 và Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông.

Việt Nam tiếp tục đưa các tiếng nói phản kháng lên các diễn đàn khu vực và quốc tế nhằm làm cho thế giới hiểu rõ về những hành động sai trái của Trung Quốc. Qua đó, khiến Bắc Kinh phải trải giá về mặt ngoại giao và "sức mạnh mềm" mà họ đã dày công xây dựng từ hàng chục năm qua.

Trong trường hợp cần thiết, Việt Nam có thể đưa vụ việc lên tòa án quốc tế để tìm kiếm sự ủng hộ chính thức về mặt pháp lý (giống như Philippines đã làm) đối với các vùng lãnh hải thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Trên thực tế, câu chuyện "thực thi chủ quyền ở Biển Đông" của Trung Quốc không có gì mới, vì nó đã được nước này áp dụng dưới nhiều hình thức từ nhiều năm nay. Hành động lai dắt và hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 tuy đột ngột về thời điểm nhưng không bất ngờ về chiến thuật và chiến lược.

Là nước luôn chịu sự o ép và gây hấn của láng giềng Trung Quốc, Việt Nam từ lâu đã dự liệu cho các tình huống này xảy ra. Việt Nam sẽ kiên định "áp dụng mọi biện pháp phù hợp và cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình" theo như khẳng định của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trong cuộc điện đàm chiều 6/5 với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì cũng như tinh thần trong Tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị cấp cao ASEAN 24 vừa kết thúc tại Mianmar vào chiều tối qua.
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất