Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Sinh thời, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đều có khả năng phát triển các lĩnh vực đó thành ngọn cờ đầu, nên ông được gọi là "Vị tướng phong trào". Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trên cương vị Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Đại tướng đã căn cứ vào tình hình địch và khả năng tác chiến của quân đội và nhân dân ta, đề xuất cách đánh thông minh, sáng tạo "nắm thắt lưng địch mà đánh".

Nghệ thuật "nắm thắt lưng địch mà đánh" của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh 18120110

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
trao đổi tình hình chiến sự ở miền Nam, năm 1967. Ảnh tư liệu
Có thể khẳng định, đây là sự vận dụng hết sức sáng tạo nghệ thuật quân sự truyền thống “lấy ít địch nhiều”, “lấy yếu chống mạnh” của ông cha ta vào cuộc chiến tranh chống quân Mỹ xâm lược, có tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta gấp nhiều lần. Nắm vững và vận dụng sáng tạo nghệ thuật tác chiến quân sự này, quân đội và nhân dân ta trên các chiến trường đã lập nên những chiến công to lớn, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Trải qua thời gian, tư tưởng, nghệ thuật tác chiến "nắm thắt lưng địch mà đánh" của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh vẫn giữ nguyên giá trị lý luận và có ý nghĩa thực tiễn hết sức sâu sắc, nhất là trong điều kiện chiến tranh địch sử dụng vũ khí, phương tiện công nghệ cao ngày nay.

Trở lại những năm tháng đánh Mỹ, mỗi chúng ta đều hiểu rõ, quân đội Mỹ là đội quân nhà nghề được trang bị vũ khí, khí tài hiện đại bậc nhất thế giới. Dựa vào sự vượt trội về vũ khí, phương tiện chiến tranh, nghệ thuật tác chiến chủ đạo của quân đội Mỹ là thiết xa vận và trực thăng vận, trên cơ sở được chi viện mạnh mẽ của hỏa lực pháo binh và không quân. Điểm mạnh cơ bản của quân địch là cơ động nhanh, hỏa lực mạnh, độ chính xác cao, nhanh chóng đè bẹp đối thủ khi sử dụng nghệ thuật tác chiến theo lối chính quy, hai bên cùng dàn trận đôi công tác chiến trực diện. Điểm yếu chí mạng của quân đội Mỹ là khi đối phương sử dụng nghệ thuật tác chiến áp sát và quần lộn trên một khu vực chiến trường hẹp, thì các loại vũ khí, phương tiện hiện đại không phát huy được tính năng kỹ thuật, chiến thuật. Phát hiện được điểm yếu chí mạng này của quân đội Mỹ, nghệ thuật tác chiến “nắm thắt lưng địch mà đánh” đã được Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đề xuất và áp dụng rộng rãi trên các chiến trường của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Chiến dịch Plei-me diễn ra tháng 11-1965 là một ví dụ điển hình về nghệ thuật tác chiến “nắm thắt lưng địch mà đánh”. Vào thời điểm này, tại thung lũng Ia Đrăng (huyện Chư Pông, tỉnh Gia Lai), diễn ra những trận đánh vô cùng ác liệt giữa bộ đội chủ lực Tây Nguyên và Sư đoàn kỵ binh bay số 1-con "át chủ bài" của quân đội Mỹ thời bấy giờ. So sánh về lực lượng và vũ khí, trang bị của chiến dịch này cho thấy, quân Mỹ được chi viện mạnh mẽ của hỏa lực pháo binh và không quân, kể cả pháo đài bay chiến lược B-52. Với lực lượng của một trung đoàn bộ binh, thực hiện nghệ thuật tác chiến "nắm thắt lưng địch mà đánh", bộ đội ta đã tiêu diệt một tiểu đoàn và đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn khác của quân đội Mỹ, buộc chúng phải tháo chạy khỏi thung lũng Ia Đrăng. Nếu làm phép so sánh chiến dịch này với các cuộc chiến do Mỹ và đồng minh tiến hành trong những thập niên gần đây, thì mới thấy được giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc của nghệ thuật tác chiến, mà quân đội chúng ta đã vận dụng tài tình, sáng tạo trong chiến dịch. Khi quân số bị thương vong trong một chiến dịch tác chiến quy mô nhỏ, thời gian ngắn lên đến hàng trăm binh sĩ, thì chắc chắn người dân Mỹ không thể ngồi yên để cho các chính trị gia thuộc phái diều hâu thực hiện mưu đồ xâm lược, bá quyền như đã diễn ra trên thế giới gần đây.  

Địa đạo Củ Chi là một căn cứ kháng chiến nằm sát nách thành phố Sài Gòn-trung tâm kinh tế, chính trị và được bố trí một lực lượng quân sự khổng lồ của Mỹ-ngụy. Quân, dân Củ Chi đã dũng cảm, ngoan cường đánh bại các cuộc hành quân quy mô lớn và hết sức tàn bạo bằng các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại của quân địch trong suốt cuộc chiến tranh. Có thể khẳng định, nơi đây đã thể hiện sinh động nhất và phát huy cao độ nghệ thuật tác chiến “nắm thắt lưng địch mà đánh” của quân và dân Nam Bộ. Tính sáng tạo của cách đánh này là, quân và dân ta đã tối thiểu hóa sức mạnh của binh khí và kỹ thuật hiện đại của quân địch, nhưng phát huy tối đa sức mạnh của quân đội ta, bởi lối đánh gần, áp sát đối phương. Sự sáng tạo đó được thực hiện trên nền tảng lý luận nghệ thuật quân sự vừa hiện đại, vừa quán triệt sâu sắc tư tưởng quân sự của ông, cha. Điều quan trọng hơn, nghệ thuật tác chiến được khái quát hết sức ngắn gọn trong sáu chữ, dễ hiểu, dễ nhớ, mỗi người lính đều có thể thực hiện khi giữ bất kỳ cương vị nào trong tác chiến và trong từng hoàn cảnh chiến đấu cụ thể.

Những người có kiến thức về quân sự đều hiểu rõ, cách đánh là vấn đề cốt lõi của nghệ thuật quân sự. Tài năng của một vị tướng được thể hiện một cách sinh động nhất ở cách đánh mà vị tướng đó sáng tạo ra, chuyển hóa cho cấp dưới và binh sĩ dám đánh, biết đánh và chiến thắng. Cần nhận thức sâu sắc rằng, đây là những bài học thực tiễn hết sức sinh động cho hiện tại và tương lai, được xuất phát từ một tư duy sáng tạo hết sức tài tình của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất