Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Tướng quân đội, công an đều giảm 3a_rka10

Đại tướng Phùng Quang Thanh và Đại tướng Trần Đại Quang. Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Sáng 20/3, tại phiên họp Chuyên đề về xây dựng pháp luật của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết tại Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) sửa đổi sẽ giảm 3,1% cấp tướng so với luật hiện hành. Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đề xuất phong hàm đại tướng với Thứ trưởng là Phó Bí thư Đảng ủy Công an trung ương.

Bộ Công an đề nghị thêm một đại tướng

Trình bày tóm tắt những nội dung sửa đổi của dự án Luật Công an nhân dân (CAND) (sửa đổi), Bộ trưởng Công an, Đại tướng Trần Đại Quang cho biết, dự thảo đề xuất chức danh giám đốc công an Hà Nội và TP HCM là cấp hàm trung tướng và có một số quyền hạn tương đương tổng cục trưởng (tương đương Bộ Tư lệnh bên lực lượng quân đội).

“Ngoài ra còn có ba thành phố trực thuộc trung ương và ba địa phương có dân số đông là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hoá, Nghệ An và Đồng Nai, vị trí giám đốc công an mang cấp hàm trần thiếu tướng. Các tỉnh còn lại giám đốc công an chỉ hàm đại tá”, Bộ trưởng Bộ Công an đề xuất.

Theo dự thảo luật, thời gian thăng cấp hàm từ đại tá lên cấp tướng được quy định là bốn năm. Còn từ cấp tướng trở lên sẽ giữ nguyên theo luật hiện hành, tức là không quy định thời gian cụ thể mà theo nhu cầu thực tế.

Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết sẽ đề xuất chức danh Thứ trưởng, phó bí thư Đảng ủy Công an Trung ương mang cấp hàm đại tướng. Giải thích về điều này, Bộ trưởng Trần Đại Quang cho rằng “đây là vị trí số hai trong Bộ Công an, sẽ thay mặt bộ trưởng chỉ đạo khi Bộ trưởng vắng mặt”.

Hiện tại quân đội có 3 người mang cấp hàm đại tướng là Bộ trưởng Quốc phòng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Quân đội sẽ giảm 3,1% cấp tướng

Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết, sau 15 năm thực hiện, việc sửa đổi Luật sĩ quan QĐNDVN sẽ thực hiện theo quan điểm thể chế hóa, hợp Hiến, hợp pháp, thống nhất đồng bộ, đảm bảo bí mật cơ cấu tổ chức của quân đội. Trong đó, việc phong quân hàm cấp tướng sẽ được sửa đổi theo Hiến pháp 2013 và được quy định vào luật chứ không ở cấp dưới luật. “Việc sửa đổi này góp phần giữ được chất lượng, vị thế, uy tín của tướng lĩnh trong quân đội”, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Chính quyền địa phương là hai luật rất quan trọng, theo đó phải bám sát Hiến pháp để xây dựng, kịp thời báo cáo Chính phủ xem những điều gì mới, điều gì cần sửa thì phải làm cho rõ, làm cho đúng nhằm đạt chất lượng cao nhất.
Theo quy định của Luật sĩ QĐND VN sửa đổi, thời hạn tối thiểu để xét phong từ cấp đại tá lên thiếu tướng là bốn năm. Đối với cấp tướng trở lên sẽ không quy định thời gian. Đối với quy định này, Thủ tướng lưu ý phải suy nghĩ thêm, vì trong chiến tranh do yêu cầu thực tế đã phong vượt cấp cho nhiều đồng chí từ cấp tá lên thiếu tướng, trung tướng.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhìn nhận việc xác định địa bàn trọng yếu về quân sự quốc phòng tại các tỉnh để phong quân hàm cao hơn một bậc với các địa bàn khác sẽ được loại bỏ trong dự thảo Luật sửa đổi. Bởi việc xác định địa bàn này rất khó thực hiện và gây tâm tư, thắc mắc trong cán bộ, chiến sĩ.

Dự luật cũng quy định, chỉ huy quân sự ở cấp huyện mang quân hàm thượng tá, chỉ huy quân sự các tỉnh sẽ mang cấp hàm đại tá. Theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, hiện chỉ có hai vị trí đứng đầu Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Bộ Tư lệnh TPHCM quân hàm cấp tướng vì lý do lịch sử và vị trí. Bên cạnh đó sẽ bỏ quy định cấp quân hàm cao nhất là thiếu tướng đối với tổng giám đốc các công ty loại 1.

Trong khi đó, cấp tổng cục phó trong quân đội vẫn chỉ có thể lên đến thiếu tướng. Có ý kiến quân đội nên cân nhắc điều khoản tương tự như công an, nhưng Bộ trưởng Phùng Quang Thanh không đồng tình. “Sẽ rất khó vì trong quân đội ngoài 6 tổng cục còn có các cấp tương đương như quân khu, quân chủng. Nếu cấp phó đều lên được trung tướng cả thì trưởng phó như nhau, quá nhiều, ngồi họp đeo quân hàm đỏ rực cả”, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói.

Khác với luật CAND sửa đổi, đối với các địa phương Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nghệ An, Thanh Hóa, Đồng Nai, dự thảo Luật sĩ quan QĐND sửa đổi giữ nguyên trần cấp bậc quân hàm đại tá cho người đứng đầu lực lượng quân đội của 6 tỉnh thành này.

Ông Nguyễn Doãn Khánh, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương đề nghị cần xem xét tương quan giữa số lượng chiến sĩ với sĩ quan các cấp để đảm bảo trong chỉ huy và điều hành.

Chốt lại hai nội dung này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Công an, Quốc phòng phối hợp làm rõ tình hình thực tiễn để tránh vênh nhau và sớm hoàn chỉnh để trình Quốc hội. “Nhưng về lương sĩ quan thì không thể đưa ngay vào luật được mà để Chính phủ quy định chi tiết”, Thủ tướng kết luận.

Chưa sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đề nghị đưa việc sửa toàn diện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) vào chương trình xây dựng luật trong năm 2015 trong đó có 9 vấn đề phải sửa đổi. Bác đề nghị này, Bộ trưởng Bộ tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, Luật PCTN mới sửa đổi và thời gian thi hành chưa thật nhiều, nên việc sửa đổi ở thời điểm hiện tại là chưa phù hợp.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

“Công an lên tướng, quân đội cũng phải lên”

Tướng quân đội, công an đều giảm 69660710

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao quyết định thăng hàm thượng tướng
cho Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam - Ảnh: Nguyễn Khang
TT -Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã dẫn ý kiến đồng đội như trên tại phiên họp chuyên đề của Chính phủ về xây dựng pháp luật ngày 20-3.

Trình bày dự thảo Luật công an nhân dân (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Công an, đại tướng Trần Đại Quang cho biết: “Bộ Chính trị yêu cầu việc phong, thăng cấp tướng trong lực lượng công an phải được quy định chặt chẽ trong luật, đúng nhu cầu, nghiên cứu tách lương khỏi quân hàm để việc thăng, phong quân hàm đáp ứng được nhiệm vụ chỉ huy. Quân hàm cấp trưởng phải cao hơn cấp phó một bậc. Không quy định địa bàn trọng yếu hoặc lĩnh vực công tác đặc biệt để phong hàm cấp tướng. Thống nhất cấp hàm của công an và quân đội ở địa phương phải tương đương nhau”.
"Phải nghiên cứu để quy định tách lương ra khỏi quân hàm, bởi thời gian qua có chuyện dễ dãi trong phong, thăng quân hàm cũng là để giải quyết chế độ lương"

Ông Nguyễn Doãn Khánh
(Phó trưởng Ban Nội chính trung ương)

Công an sẽ ít tướng hơn

Theo ông Quang, Bộ Công an chỉnh lý lại dự thảo luật. Theo đó, quy định thời hạn thăng cấp bậc hàm từ đại tá lên thiếu tướng là bốn năm, đối với việc thăng cấp bậc từ thiếu tướng trở lên giữ nguyên theo quy định hiện hành là không quy định thời hạn mà do yêu cầu thực tế.

“Hiện nay chỉ bộ trưởng có cấp bậc hàm đại tướng. Trong dự án luật, chúng tôi dự kiến quy định thêm một chức danh là thứ trưởng kiêm phó bí thư đảng ủy công an trung ương cũng có cấp bậc hàm đại tướng. Trong các tổng cục thì công an không có chính ủy, cho nên chúng tôi quy định cấp trưởng là trung tướng và phó tổng cục trưởng kiêm phó bí thư đảng ủy là trung tướng. Chúng tôi nghĩ rằng phó bí thư đảng ủy phụ trách công tác Đảng, công tác tổ chức cũng tương đương với cấp chính ủy trong quân đội. Còn lại các cấp phó khác thì cấp bậc hàm thấp hơn cấp trưởng” - ông nói.

“Về cấp huyện, chúng tôi thống nhất cấp bậc hàm cao nhất là thượng tá, tương đương với quân đội, chứ không đưa lên đại tá. Ở cấp tỉnh, dự thảo quy định với Hà Nội và TP.HCM là địa bàn đặc biệt quan trọng, số lượng cán bộ sĩ quan công an nhân dân rất lớn, nên quy định trần cấp bậc giám đốc là trung tướng. Ba TP trực thuộc trung ương là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai là những tỉnh đông dân thì chúng tôi cũng kiến nghị quy định giám đốc có trần cấp bậc hàm thiếu tướng. Còn lại các tỉnh thành khác thì trần cấp bậc hàm đại tá, tương đương với quân đội” - Bộ trưởng Trần Đại Quang trình bày thêm.

Như vậy, so với dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước đây (sau đó xin rút ra khỏi chương trình của Quốc hội), dự án lần này giảm đáng kể vị trí được phong cấp hàm tướng, trần cấp hàm trưởng công an cấp huyện cũng được giảm từ đại tá xuống thượng tá. Đặc biệt, nếu so với số lượng cán bộ giữ cấp hàm tướng hiện nay trong lực lượng công an (nhiều tổng cục có 3-5 trung tướng, hơn 2/3 giám đốc công an tỉnh thành đeo lon cấp tướng - PV) thì dự thảo luật sẽ làm giảm đáng kể.

Quân đội sẽ rất nhiều trung tướng, nếu...

Trình bày quan điểm của Bộ Quốc phòng về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan quân đội nhân dân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh đồng tình với quan điểm phải thống nhất tương đồng các vị trí trong công an và quân đội.

“Vừa qua chúng tôi có đề nghị phong một số chỉ huy trưởng bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh là thiếu tướng thì trong anh em cũng có thắc mắc là không biết tại sao xác định địa bàn này là trọng điểm mà địa bàn kia lại không phải là trọng điểm” - ông Thanh cho biết.

Theo dự thảo luật, lãnh đạo tổng công ty thuộc quân đội không được phong quân hàm cấp tướng.

Liên quan đến quy định mỗi tổng cục có hai trung tướng trong dự thảo Luật công an nhân dân (sửa đổi), đại tướng Phùng Quang Thanh cho rằng nếu quân đội cũng quy định tương đương như vậy thì sẽ có rất nhiều trung tướng.

“Chúng tôi có các tổng cục, rồi các quân khu, quân đoàn cũng tương đương, vậy thì nhiều lắm. Trong cơ quan mà ông trưởng ông phó đều đeo lon như nhau thì cũng khó coi. Ở cấp tỉnh, công an quy định có thêm sáu tỉnh thành có cấp hàm tướng trong khi quân đội vẫn quy định là đại tá. Anh em có ý kiến rằng công an lên thì quân đội cũng phải lên, vì đều là thường vụ tỉnh, thành ủy cả, nhưng anh thì tướng anh thì tá, mà tầm quan trọng thì không thể nói anh nào hơn anh nào được” - ông Thanh bày tỏ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng quân đội và công an có nhiệm vụ khác nhau và tổ chức, biên chế khác nhau nên có quy định phải khác nhau. Theo luật hiện hành, quân đội có ba vị trí có thể phong đại tướng là bộ trưởng, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và tổng tham mưu trưởng, công an thì chỉ bộ trưởng là đại tướng. Bên quân đội có chức danh chính ủy, quân hàm tương đương chỉ huy. Bên công an thì chỉ có chỉ huy và cấp phó phụ trách công tác Đảng, công tác chính trị chứ không có chính ủy. Vì vậy, quy định trong hai dự thảo luật này vừa phải đảm bảo thống nhất, tương đồng, vừa phải đảm bảo tính đặc thù.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng đồng ý trình hai dự luật lên Quốc hội xem xét, quyết định.

Liên quan đến vấn đề tách lương ra khỏi quân hàm, Thủ tướng cho biết hiện nay các đề án cải cách tiền lương vẫn đang được nghiên cứu, xây dựng nên chưa thể đưa vào luật mà trước mắt để Chính phủ quy định.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng luật
Đề cập công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ, đặc biệt là tiến độ xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, Thủ tướng nói: “Tôi đề nghị các đồng chí bộ trưởng phụ trách lĩnh vực cần quan tâm, chỉ đạo khẩn trương xây dựng đúng tiến độ 12 dự án luật trong quý 2. Về các văn bản quy định chi tiết còn nợ, đề nghị các phó thủ tướng phụ trách lĩnh vực và các bộ trưởng thúc đẩy quyết liệt khâu này. Những văn bản đã trình rồi thì sớm xem xét, biểu quyết để thông qua. Còn những văn bản đang chuẩn bị thì phải đẩy nhanh tiến độ lên”.

Liên quan đến những dự án cụ thể, Thủ tướng khẳng định Luật tổ chức Chính phủ và Luật chính quyền địa phương là hai luật rất quan trọng để thi hành Hiến pháp, Bộ Nội vụ cần khẩn trương chuẩn bị, báo cáo thường trực Chính phủ nghe trước xem những gì mới, những gì định sửa để đưa ra làm cho đúng, cho rõ. “Cạnh đó là luật về lập hội, tôi đề nghị tên luật như vậy, chứ không nên lấy tên luật về hội. Hiến pháp quy định công dân có quyền lập hội theo quy định của luật, như vậy chúng ta phải ban hành luật để cụ thể hóa vấn đề này” - Thủ tướng nói.
      
Mõ
Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 275

Danh vọng : 450

Uy tín : 15

Một ông sinh năm 1949, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng từ năm 2006, thăng hàm Đại tướng tháng 7 năm 2007 - một ông sinh năm 1956, mới được bổ nhiệm Bộ trưởng năm 2011, được thăng hàm Đại tướng cuối năm 2012 nên có suy nghĩ khác nhau về Bộ của mình thôi. Mõ tui nghĩ rằng, 2 dự án luật này cùng được đưa ra thảo luận tại Quốc hội sẽ gây nhiều tranh cãi do thiếu tương đồng.

Tướng quân đội, công an đều giảm 23256110

Đại tướng Phùng Quang Thanh và Đại tướng Trần Đại Quang dự diễn tập KVPT 2013 tại Hà Nội
Suy nghĩ rằng "phó bí thư đảng ủy phụ trách công tác Đảng, công tác tổ chức" của công an cũng tương đương với cấp chính ủy trong quân đội là do muốn cho "bằng chị, bằng em" thôi chứ làm sao không hiểu vai trò của Chính ủy nhể? Buồn

Mõ tui cũng thấy việc "tách lương ra khỏi quân hàm" đã được Bộ Công an làm khá tốt. Bộ Quốc phòng nên chủ động thay vì đợi Ban Nội chính trung ương tính giúp.

-------------------
(*) Xem Luật sửa đổi bổ sung Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2008
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Chính phủ chấp nhận đề xuất thêm Đại tướng Công an

Tướng quân đội, công an đều giảm Dai-tu13
Đại tướng Trần Đại Quang trao đổi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phòng họp Chính phủ

Dân trí - Kết luận về đề xuất sửa luật Công an nhân dân, luật Sỹ quan quân đội nhân dân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định, việc phong, thăng quân hàm cấp tướng đối với một số trường hợp đưa ra trong dự thảo luật phù với với đặc thù của Công an, Quân đội.

Thủ tướng đã chính thức ký thông qua nghị quyết phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3.

Trong số 7 dự án luật được đưa ra Chính phủ thảo luận, cho ý kiến khi đó, luật Công an nhân dân (sửa đổi) và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Sỹ quan Quân đội nhân dân được Chính phủ nhận định, về cơ bản, cả 2 dự án luật đã được chỉnh lý, hoàn thiện theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Về việc phong, thăng quân hàm cấp tướng đối với một số trường hợp, Đại tướng Trần Đại Quang – Bộ trưởng Công an đề xuất cho ngành công an thêm một cấp hàm Đại tướng dành cho Thứ trưởng thường trực. Cùng với đó, Bộ Công an “xin” cho mỗi Tổng cục một cấp hàm Trung tướng dành cho Phó Tổng Cục trưởng phụ trách, song song với hàm Trung tướng dành cho Tổng Cục trưởng hiện nay.

Cơ quan soạn thảo cũng đưa vào dự thảo quy định GĐ Công an thành phố Hà Nội, TP.HCM mang cấp hàm Trung tướng. 3 thành phố trực thuộc TƯ khác là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và 3 tỉnh có địa bàn rộng lớn, phức tạp là Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Dương được đề xuất cấp hàm Thiếu tướng dành cho GĐ Công an. GĐ Công an các tỉnh còn lại mang cấp hàm Đại tá.

Những đề xuất về việc phong, thăng quân hàm cấp tướng này được Chính phủ đánh giá là phù hợp với tính đặc thù của công an, quân đội.

Chính phủ thống nhất giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ tại phiên họp để chỉnh lý, hoàn thiện các quy định liên quan của 2 dự thảo luật để bảo đảm sự tương quan, cân đối giữa 2 lực lượng.
      
Prosperity
Prosperity Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 466

Danh vọng : 822

Uy tín : 0

Chưa “thông” đề xuất tăng thêm Đại tướng, Trung tướng công an

(Dân trí) - Thẩm tra đề xuất thêm một hàm Đại tướng cho Thứ trưởng thứ nhất Bộ Công an, thêm một hàm Trung tướng cho mỗi Tổng cục, UB Quốc phòng An ninh của Quốc hội cho rằng, việc mở rộng diện một số chức vụ cấp hàm tướng chưa thật chặt chẽ, đúng nhu cầu.

Dự thảo luật Công an nhân dân sửa đổi:

Tướng quân đội, công an đều giảm Tran-d10

Đại tướng, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang đề xuất
thêm một hàm Đại tướng cho Thứ trưởng thường trực Bộ.
Thẩm tra nội dung này, UB Quốc phòng – An ninh của Quốc hội cho rằng, cơ bản, việc quy định cấp bậc hàm cao nhất đối với các chức vụ sĩ quan thể hiện như dự thảo luật là kế thừa luật hiện hành, có sự tiếp tuc, quán triệt ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, UB Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, UB Quốc phòng An ninh cũng đề nghị phải báo cáo giải trình rõ hơn về một số vấn đề.

Cụ thể, theo thường trực UB này, việc xác định vị trí có nhu cầu hàm cấp tướng tuy đã quy định cụ thể nhưng vẫn chưa thật chặt chẽ, đúng nhu cầu trong Luật. Dự thảo luật đã nâng trần và mở rộng diện một số chức vụ có trần cấp hàm tướng so với luật hiện hành.

Hầu như tất cả các chức vụ Cục trưởng đều có trần cấp hàm Thiếu tướng, một số là Trung tướng và nhiều chức danh tương đương với chức vụ Cục trưởng cũng có trần cấp hàm Thiếu tướng, Trung tướng. Trong đó, có chức danh mới được bổ sung vào dự thảo Luật như Hiệu trưởng trường sĩ quan Tham mưu.

UB Quốc phòng An ninh cũng chỉ rõ, dự luật còn quy định phong cấp bậc hàm tướng đối với cả một số chức vụ ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh và các đơn vị có tính chất dịch vụ công.

Thường trực cơ quan thẩm tra yêu cầu xác định rõ vị trí có nhu cầu cấp tướng và tiêu chí của mỗi cấp bậc hàm tướng để làm căn cứ xác định, bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với từng loại cơ quan, đơn vị trong lực lượng công an.

Theo đó, UB Quốc phòng An ninh cho rằng, cần quy định cấp bậc hàm cao nhất cho từng nhóm chức vụ cơ bản để xác định các chức vụ khác nếu tương đương về chức vụ thì tương đương về quân hàm. Ví dụ: quy định chức vụ Tổng cục trưởng có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng thì chỉ có chức vụ cấp trưởng ở những đơn vị ngang tổng cục mới có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng, nhằm khắc phục tình hình cấp cục có trần cấp hàm bằng cấp tổng cục, cấp phó bằng cấp trưởng…

Ngoài ra, ý kiến khác còn đề nghị quy định rõ số lượng sĩ quan cấp tướng trong lực lượng để bảo đảm cơ cấu cấp bậc hàm tướng phù hợp với cơ cấu tổ chức của ngành, đồng thời có sự cân đối, thống nhất, ổn định hệ thống cấp bậc hàm trong toàn lực lượng.

P.Thảo
      
North
North Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 493

Danh vọng : 974

Uy tín : 3

Cấp phó quân đội ngang hàm cấp trưởng gây tranh cãi

VnExpress - Theo dự luật Sĩ quan quân đội, tổng cục trưởng và tổng cục phó có thể cùng hàm trung tướng; 3 vị trí chỉ huy đứng đầu toàn quân có thể cùng hàm đại tướng.

Tướng quân đội, công an đều giảm Admm3-10
Quân đội có thể cùng lúc có 3 đại tướng là bộ trưởng, tổng tham mưu trưởng và chủ nhiệm Tổng cục Chính trị  Ảnh: VOV.

Tương tự dự luật Công an được bàn thảo trước đó, điều kiện để được phong hàm tướng trong dự luật Sĩ quan quân đội cũng là chủ đề có nhiều ý kiến nhất tại cuộc họp thường vụ Quốc hội sáng 16/4.

Đại tướng Phùng Quang Thanh cho hay, nếu công an muốn phong tướng cho giám đốc ở 6 tỉnh, thành phố (Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Nghệ An, Thanh Hóa, Đồng Nai) thì quân đội cũng phải có tướng cho chỉ huy trưởng ở địa phương này. “Nhưng đó là ý kiến với tư cách cá nhân, thành viên Chính phủ. Chúng tôi trao đổi lại trong quân đội và Quân ủy Trung ương, thống nhất chỉ huy trưởng ở địa phương mang hàm đại tá”, Bộ trưởng nói.

Thêm nữa, công an chỉ có một người đứng đầu, quân đội vừa có chỉ huy trưởng vừa có chính ủy, nếu phong tướng thì số lượng phải gấp đôi. “Chưa kể, tỉnh này được phong tướng, các tỉnh khác sẽ ý kiến. Quảng Ninh có thể thắc mắc sao Hải Phòng được mà tôi không trong khi tôi có biên giới, biển đảo, dân tộc thiểu số nhiều. Khánh Hòa cũng sẽ so mình là tỉnh lớn chả lẽ không bằng Đà Nẵng”, tướng Thanh ví dụ.

Ông băn khoăn, về nguyên tắc khi có tác chiến ở khu vực phòng thủ thì chỉ huy trưởng quân đội (cấp tá) là chỉ huy cao nhất, người đồng chức bên công an cũng là ủy viên thường vụ lại mang quân hàm tướng, thì sẽ rất khó chỉ đạo.

Dự thảo luật này cũng quy định, người đứng đầu Bộ tư lệnh TP HCM cao nhất mang quân hàm thiếu tướng, chỉ tư lệnh Quân khu Thủ đô mới đến hàm trung tướng. Trong khi, dự thảo luật Công an cho phép giám đốc sở là trung tướng.

Với hàm đại tướng, 3 chức danh được phong là bộ trưởng, tổng tham mưu trưởng và chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Các thứ tr­ưởng, phó tổng tham mưu trư­ởng, phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; giám đốc, chính uỷ Học viện Quốc phòng sẽ có trần là hàm thượng tướng.

Các vị trí được đề xuất hàm trung tướng gây tranh cãi nhiều hơn cả, đó là: tư lệnh, chính ủy quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng; chủ nhiệm tổng cục, tổng cục trưởng, chính ủy tổng cục; trưởng ban Cơ yếu Chính phủ; tư lệnh, chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, cảnh sát biển Việt Nam; giám đốc, hiệu trưởng, chính ủy các học viện, trường sĩ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng; phó giám đốc, phó chính ủy Học viện Quốc phòng; phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương;

Cục trưởng các cục Tác chiến, Quân huấn, Quân lực, Nhà trường, Dân quân tự vệ, Tổ chức, Cán bộ, Tuyên huấn, Quân y... cũng có trần trung tướng.

Nhìn vào danh sách này, Chủ tịch Quốc hội thắc mắc, tại sao tổng cục trưởng và cục trưởng đều là trung tướng? Hoặc tổng cục trưởng là trung tướng thì cấp phó phải là thiếu tướng chứ không để phó và trưởng cùng quân hàm. “Với tư cách đại biểu, tôi muốn hỏi cơ quan soạn thảo và thẩm tra. Nếu không thông tôi sẽ không bấm nút”, ông Nguyễn Sinh Hùng nói.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh giải thích, sở dĩ có trung tướng đứng đầu một số cục vì đó là cục trực thuộc Bộ Tổng tham mưu và Tổng cục Chính trị - những đơn vị tham mưu chiến lược, chỉ đạo toàn quân, có đầu mối khắp nơi như Cục Tác chiến hay Quân huấn.

"Muốn lên cục trưởng này thì phải qua tư lệnh quân đoàn hay phó tư lệnh quân khu. Nếu không mang quân hàm trung tướng khi xuống chỉ đạo rất khó. Còn những cục chỉ có cấp thiếu tướng là hậu cần, kỹ thuật...", Bộ trưởng cho biết.

Vấn đề nhiều cấp phó ngang quân hàm cấp trưởng, tướng Thanh lý giải, trong quân đội có 12 bậc quân hàm nhưng có đến 12.000 chức vụ, 6.000 chức danh nên việc xếp cấp phó thấp hơn cấp trưởng là khó. “Quân đoàn phó mà đeo hàm đại tá là rất thiệt thòi vì sư đoàn phó đã là đại tá, lên sư trưởng cũng đại tá, rồi đến phó tư lệnh quân đoàn vẫn vậy. Qua 4 cấp mà quân hàm không thay đổi thì anh em ở dưới rất tâm tư”, Đại tướng nói.

Chung thắc mắc này, song nghe Đại tướng giải thích, Chủ nhiệm hội đồng Dân tộc Ksor Phước tỏ vẻ đồng tình. Theo ông, đúng là có sự “dồn toa” rất nhiều, nhất là hàm đại tá, có người đeo lon này 10 năm.

Để giải quyết tình trạng trên, ông Phước đề nghị Luật nên ghi ở mỗi cấp lãnh đạo có 3 cấp quân hàm. Riêng cấp bộ trưởng, tư lệnh quân khu, tỉnh đội trưởng chỉ 1 bậc hàm.

Nhưng, theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, nếu dồn toa thì đề bạt chuyển cấp trên, để vào chức danh phó - trưởng tổng cục một khi xứng đáng với năng lực, chứ không vì vướng quân hàm mà “bắt” phải ngồi ghế dưới quá lâu.

Thẩm tra dự luật, Ủy ban Quốc phòng an ninh cũng nhấn mạnh, cấp trưởng phải cao hơn cấp phó 1 bậc. Quy định một số cấp phó bằng quân hàm cấp trưởng sẽ tạo ra sự không thống nhất trong luật.

Chí Hiếu
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Đề nghị rút ngắn thời hạn thăng hàm cấp Tướng quân đội

Tướng quân đội, công an đều giảm 20140412
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên họp
TTXVN - Ngày 16/4, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị nên quy định cụ thể trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam theo hướng rút ngắn thời hạn thăng quân hàm Tướng để trẻ hóa sỹ quan chỉ huy trong quân đội.

Cho ý kiến về dự thảo luật trên tại Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh nguyên tắc phong quân hàm là cấp trên phải cao hơn cấp dưới, cấp trưởng phải cao hơn cấp phó, chức vụ tương đương sẽ có quân hàm tương đương theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu cần thống nhất trong cả Luật Sỹ quan Quân đội Nhân dân (sửa đổi) và Luật Công an Nhân dân (sửa đổi) tuân thủ nguyên tắc này.

"Đối với Quân đội, đơn vị có tổ chức mô hình Chính ủy, Chính ủy và Tư lệnh có thể có cấp hàm bằng nhau, còn các đơn vị khác không nên quy định như vậy," Chủ tịch Quốc hội nói.

Về thời hạn thăng quân hàm cấp Tướng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nên quy định bổ nhiệm ngay trần cấp hàm đối với người được bổ nhiệm vào chức vụ mà chưa có cấp hàm phù hợp.

Ví dụ, một người là Trung tướng được bầu vào Bộ Chính trị, bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ được phong Đại tướng trước niên hạn - Chủ tịch Quốc hội nói.

Về vấn đề tiền lương sỹ quan, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần quán triệt chỉ đạo của Bộ Chính trị, không quy định cụ thể trong luật này mà làm thang bảng lương riêng.

Liên quan đến việc thống nhất trần quân hàm giữa hai lực lượng Quân đội và Công an, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa nêu quan điểm, không nên so sánh việc bổ nhiệm chức vụ, quân hàm giữa Quân đội và Công an vì Quân đội được tổ chức theo mô hình tác chiến liên địa bàn bao gồm đảm bảo an toàn vùng trời, vùng đất, lãnh thổ nên có đặc thù riêng.

Một số ý kiến khác tại phiên họp cho rằng, dự thảo Luật quy định một số chức vụ trần quân hàm cấp Tướng còn chưa đáp ứng được yêu cầu như cùng nhóm chức vụ cơ bản nhưng trần quân hàm lại khác nhau, có chức vụ được phong hàm Đại tá, có chức vụ được phong hàm Thiếu tướng; cùng chức danh Cục trưởng nhưng có Cục trưởng được phong hàm Trung tướng, có Cục trưởng được phong hàm Thiếu tướng, gây nên những bất cập giữa cấp Cục và Tổng cục; có Cục trưởng trần quân hàm bằng Tổng cục trưởng, Tư lệnh, Chính ủy quân khu, quân chủng và cao hơn Tổng Cục phó; chưa bảo đảm nguyên tắc người chỉ huy và chính ủy có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất của đơn vị.

Một số ý kiến đề nghị dự thảo cần làm rõ vị trí có nhu cầu hàm cấp Tướng; không cần quy định hàm cấp Tướng đối với một số đơn vị như: các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công. Mặt khác, đơn vị chiến đấu và trực tiếp phục vụ chiến đấu phải cao hơn các đơn vị khác để tránh những quy định không phù hợp, gây tâm lý so sánh, thắc mắc không đồng thuận ngay trong lực lượng.

Về chính sách lương trong Quân đội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với chủ trương tách lương ra khỏi quân hàm và cho rằng, cần đổi mới chính sách tiền lương theo hướng này, bảo đảm tiền lương được xác định theo vị trí việc làm và chức danh, để việc phong, thăng quân hàm trong lực lượng vũ trang đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy quân đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Một số ý kiến cũng cho rằng, một số quy định trong dự thảo Luật liên quan chặt chẽ với các quy định của Hiến pháp như: thẩm quyền của Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ. Do đó, Ban soạn thảo cần nghiên cứu quy định chặt chẽ, phù hợp với các quy định của Hiến pháp và phù hợp với nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước đối với việc tổ chức Quân đội Nhân dân.

So với dự thảo trước đây, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam lần này có một số điểm mới như việc phong quân hàm cấp tướng được sửa đổi theo Hiến pháp năm 2013 và được quy định vào luật chứ không ở cấp dưới luật.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật bỏ quy định cấp quân hàm cao nhất là Thiếu tướng đối với Tổng giám đốc các công ty loại 1. Thời hạn phong hàm cấp Đại tá lên Thiếu tướng tối thiểu là 4 năm. Việc phong hàm cấp Tướng trở lên sẽ không quy định thời gian.

Đối với Hà Nội, Chỉ huy lực lượng vũ trang cấp hàm cao nhất là Trung tướng; ở Thành phố Hồ Chí Minh cao nhất là Thiếu tướng. Chỉ huy quân sự các tỉnh sẽ mang cấp hàm Thượng tá; trừ 6 tỉnh, thành Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Nghệ An và Đồng Nai mang cấp hàm Đại tá.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Số tướng Quân đội sẽ giảm bớt 3,1% so với luật hiện hành

Tướng quân đội, công an đều giảm 05052010
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại phiên họp
TTXVN - Tiếp tục phiên họp thứ 14, chiều 5/5, Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội đã cho ý kiến đối với Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Đây cũng là dự án Luật được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 27 vừa qua.

Tại dự thảo lần này, quán triệt ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan soạn thảo đã sửa đổi, bỏ quy định cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng đối với các chức vụ Tổng Giám đốc Tổng công ty loại 1; Tham mưu trưởng quân khu, quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Tổng cục vì theo tổ chức Quân đội từ cấp trung đoàn đến quân khu, quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, một Phó Chỉ huy trưởng, Phó Tư lệnh hoặc Phó Chủ nhiệm tổng cục kiêm Tham mưu trưởng.

Theo quy định của dự thảo mới, số lượng cấp tướng trong Quân đội giảm 3,1% so với luật hiện hành.

Dự thảo bổ sung quy định sỹ quan biệt phái được bổ nhiệm chức vụ từ Cục trưởng, Vụ trưởng trở lên, được xem xét đề nghị thăng quân hàm cấp tướng. Dự thảo cũng bổ sung thời hạn xét thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân và thời hạn thăng quân hàm trong mỗi cấp tướng là 4 năm. Tuổi xét thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng không quá 57 tuổi, trường hợp cao hơn do cấp có thẩm quyền quyết định.

Đa số các ý kiến tại buổi làm việc cho rằng dự án Luật đã thể chế hóa chủ trương chính sách của Đảng nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, chặt chẽ hơn đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ sỹ quan là lực lượng nòng cốt để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam "Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại."

Một số ý kiến đề nghị cần đảm bảo thống nhất cấp bậc hàm của Công an và Quân đội ở địa phương; nghiên cứu tách lương khỏi quân hàm sỹ quan....

Theo ý kiến của Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh chỉ nên quy định cấp tướng đối với các chức vụ ở cơ quan có vị trí tham mưu chiến lược và chỉ đạo toàn quân. Cần quy định giới hạn số lượng cấp phó ở các chức vụ có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng.

Các thành viên Ủy ban Quốc phòng An ninh cho rằng, mặc dù có sự khác biệt trong tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhưng vẫn cần xác định một số vị trí có chức năng tương ứng, có quân hàm tương đương giữa Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân.

Các thành viên Ủy ban cũng đề nghị dự thảo tuân thủ triệt để quy định cấp trưởng có cấp bậc cao hơn cấp phó một bậc đối với sỹ quan cấp tướng để đảm bảo thứ bậc trong lãnh đạo, chỉ huy, vừa bảo đảm cơ cấu đội ngũ sỹ quan cấp tướng.

Tại buổi làm việc, một số ý kiến đề nghị dự thảo Luật cần quy định rõ thẩm quyền của Chủ tịch nước trong vai trò thống lĩnh lực lượng vũ trang trong việc phong, thăng cấp bậc hàm tướng lĩnh, sỹ quan Quân đội.
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Đại tướng Phùng Quang Thanh: Không phong Tướng, anh em tâm tư

Tướng quân đội, công an đều giảm Nguyen10
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền: Cử tri nói rằng trước đây rất ít tướng sao bây giờ nhiều thế?

GDVN - Sau giải phóng miền Nam có 36 tướng nhưng đánh tan nhiều đế quốc. Nhu cầu phong tướng của ta là gì? Có phải do nhu cầu tác chiến?

Sáng nay (6/11) Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhiều Đại biểu đề nghị xem xét lại vì hiện nay phong tướng quá nhiều.

Tướng là để cho tác chiến, không phải cho kinh doanh

Đại biểu Huỳnh Thành (Gia Lai) đề cập tới đề xuất phong hàm Thượng tướng cho Chính ủy Học viện Quốc phòng, hay Thiếu tướng cho một số khoa thuộc học viện và nêu quan điểm: "Đối với học viện, như các nhà trường, cái người ta cần là các chức danh liên quan đến Giáo sư, Tiến sĩ, chứ không phải là hàm cấp tướng. Hàm cấp tướng cũng cần, nhưng không phải tuyệt đối. Nếu chúng ta làm theo cách này thì Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phải là Ủy viên Bộ trính chị.

Vì vậy, không nhất thiết phải quy định dạy cũng phải cấp tướng ở đây. Ở trường cần những người có kiến thức cao về an ninh quốc phòng, có kỹ năng sư phạm tốt. Tôi nghĩ người ta tôn trọng trên cương vị ông là Giáo sư giảng dạy vấn đề này".

Đồng tình với quan điểm trên, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng, ở các trường cần hàm Giáo sư, Tiến sĩ chứ không phải tướng. Những đơn vị đó cần rà soát lại xem cho phù hợp, nếu làm được sẽ giảm được tướng.

Ông Thuyền chia sẻ: "Có người hỏi tôi vì sao chúng ta phong tướng nhiều thế? Tôi hỏi bác căn cứ vào đâu để nói nhiều hay ít? Bác ấy nói là sau giải phóng miền Nam, chúng ta có 36 tướng, mà chúng ta đánh tan mấy đế quốc lớn. Vậy thì nhu cầu phong tướng của ta là gì? Có phải do nhu cầu tác chiến sau này nhiều hơn? Bác ấy nói là nếu chúng ta cần tăng cường sức mạnh quân đội thì có thể phong gấp 10 lần ngày xưa tức là 360 tướng thì quân đội mạnh gấp 10 gần?".

Cũng theo Đại biểu Thuyền, phong nhiều tướng chưa chắc đã được người dân đồng tình.

"Sức mạnh của quân đội cơ bản do lòng dân, chứ còn phong nhiều tướng quá thì thực sự là người dân chưa đồng tình. Các đồng chí giải quyết thế nào đó để khi chúng tôi là Đại biểu về giải thích cho cử tri thông suốt. Tôi đề nghị các đồng chí cân nhắc cái đó. Xác định phong tướng để phục vụ yêu cầu tác chiến, yêu cầu xây dựng quân đội, còn nếu xác định phong tướng để giải quyết chế độ chính sách thì nên tách tiền lương ra khỏi quân hàm thì tốt hơn.

Trước đây nghe đến tướng là khủng khiếp lắm. Tôi ngày xưa đi bộ đội nghe đến Thiếu tá là ghê gớm lắm rồi… Vì vậy, tôi cho rằng cần phải cân nhắc để giới hạn việc phong tướng để nhân dân đồng tình, còn phong nhiều quá thì dân không yên tâm lắm".

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cũng nêu quan điểm, không phong tướng với các đơn vị kinh tế, sản xuất kinh doanh.

"Đối với các đơn vị kinh tế, có thể phong người đứng đầu cấp đại tá là được. Tướng là do nhu cầu tác chiến chứ không phải sản xuất kinh doanh", nói.

Không phong Tướng, anh em tâm tư

Trước những ý kiến về mức trần với các trường kỹ thuật quân sự, hậu cầu, quân y, sĩ quan lục quân, Học viện Chính trị… nên là Thiếu tướng, ông Phùng Quanh Thanh - Bộ trưởng Quốc phòng cho hay: “Chúng tôi đã thảo luận nhiều, xin phép giữ trần hiện hành đã thực hiện mấy chục năm Trung tướng đối với Giám đốc, Chính uỷ.

Học viện Kỹ thuật Quân sự đào tạo kỹ sư cho toàn quân, cả dân sự, nghiên cứu khoa học nên đề nghị cho giữ. Cả toàn quân chỉ có trường này to nhất. Học viện Hậu cần trước đây là 3 trường sỹ quan, trung cấp hậu cần, giờ là ba trong một. Như vậy có từ lâu rồi, giờ hạ xuống, anh em rất tâm tư.

Học viện quân y cũng đào tạo bác sĩ quân y cho toàn quân, vừa đào tạo vừa nghiên cứu khoa học vừa điều trị. Trong học viện có 2 bệnh viện 103 và Viện bỏng Quốc gia của nhà nước giao cho quân đội, trường trung cấp quân y cũng nằm trong học viện.

Trường Sỹ quan lục quân lâu rồi trần cao nhất là Trung tướng. Sếp là tư lệnh quân đoàn, xuống làm hiệu trưởng, đào tạo sỹ quan cấp trung đội, đại đội, trung đoàn. Trường có lúc 18-20 tiểu đoàn học viên, 500 học viên sỹ quan. Số lượng lớn, sau này đưa Phó Tư lệnh binh chủng, quân đoàn, binh chủng, sư trưởng về làm hiệu phó khó sắp xếp”.

Bên cạnh đó, Đại biểu Quốc hội cũng có ý kiến không đồng tình với đề nghị phong hàm Thiếu tướng cho Chủ nhiệm Khoa Mác-LêNin và Chủ nhiệm Khoa Quân chủng; Phong hàm Thượng tướng với Giám đốc Học viện Quốc phòng.

Tuy nhiên, theo ông Phùng Quang Thanh cho rằng: “Quá trình thẩm định có ý kiến cho rằng giảm xuống Đại tá, nhưng chúng tôi vẫn kiên trì trình ra Quốc hội. Nếu Quốc hội cho phép để lại là Thiếu tướng tôi cho là rất mừng. Ban soạn thảo rất tâm tư, tôi trình mà Quốc hội không bấm nút hai khoa này không Thiếu tướng thì tôi về thuyết phục anh em rất khó. Người ta sẽ hỏi là thế bây giờ Khoa Mác-Lê Nin không quan trọng à? Khoa khác quan trọng thế khoa này thì sao, hay là anh có vấn đề gì, rất là khó các đồng chí ạ".

Diễn giải thêm về Khoa Quân Chủng, ông Thanh cho hay, trước đây có Khoa Phòng không, Khoa Hải quân, Khoa Pháo Binh, Khoa Công Binh, Khoa Đặc công... bây giờ tất cả nhập thành Khoa Quân Chủng.

“Sáu binh chủng hợp thành quân chủng, có mỗi Chủ nhiệm khoa trước đây là Thiếu tướng bây giờ cắt đi rất khó, tâm tư lắm các đồng chí ạ”, ông Thanh bày tỏ.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Thiếu tướng Lê Mã Lương nêu 4 tiêu chuẩn Tướng quân cần phải có

Tướng quân đội, công an đều giảm Lemalu10Thiếu tướng Lê Mã Lương
GDVN - Trước một số nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Thiếu tướng Lê Mã Lương đã lên tiếng, chia sẻ quan điểm của mình.

Theo ông, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng nên có bao nhiêu Đại tướng?

Từ khi thành lập quân đội, đặc biệt khi có quân hàm (1958), chúng ta vẫn duy trì 3 Đại tướng: Đại tướng với Bộ trưởng Quốc phòng, với Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị và với Tổng Tham mưu trưởng. Đó là truyền thống từ xưa được nối tiếp tới tận bây giờ.

Bộ Quốc phòng đúng nghĩa của nó là lực lượng vũ trang, lực lượng nòng cốt để bảo vệ đất nước khi xảy ra xung đột, chiến tranh. Do vậy việc duy trì 3 Đại tướng của Bộ Quốc phòng tôi nghĩ không có gì phải bàn cãi.

Với Bộ Công an, chúng ta bắt đầu có Đại tướng đầu tiên là ông Mai Chí Thọ, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). Cho đến nay, Bộ này vẫn chỉ có 1 Đại tướng và tôi nghĩ thế là đủ.

Sáng 6/11, khi thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, ông Phùng Quanh Thanh - Bộ trưởng Quốc phòng đã nói: “Không phong tướng, anh em tâm tư”. Ông nghĩ sao về lời phát biểu này?

Tôi cho rằng phát ngôn như thế là không ổn. Không thể nói về vấn đề tình cảm khi phong tướng như thế được. Và tôi tin rằng nhiều tướng lĩnh cũng sẽ không hài lòng với câu nói đó.

Tâm tư là chuyện bình thường, ai chẳng có tâm tư, nhưng khi đặt một vấn đề chiến lược mà lại nói tới tâm tư là không đúng lúc.

Ông nghĩ sao khi Giám đốc Công an Hà Nội và Tư lệnh Quân khu Thủ đô hàm Trung Tướng, còn GĐ Công an TPHCM và Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP.HCM chỉ là Thiếu tướng?

Đó là do việc phong hàm mang nhiều cảm tính. Hà Nội là thủ đô nên người ta cho rằng việc phong tướng to hơn các tỉnh còn lại 1 bậc là quan trọng. Trên thực tế, nếu đem so sánh chưa chắc đã biết được địa bàn nào giữ vị trí quan trọng hơn địa bàn nào đâu.

So với Hà Nội, địa bàn TP. HCM cũng là địa bàn cực kỳ quan trọng. Do vậy, khi đã đặt ra mức trần phong tướng thì nên xem Hà Nội hay TP. HCM như nhau chứ không nên có sự “ưu tiên”. Việc gì phải phân biệt hơn kém 1 cấp khi phong tướng cho giám đốc công an các tỉnh? Đó là chuyện vô lý đùng đùng!

Hơn nữa, sao chỉ dừng lại ở Trung tướng mà không phong cho người ta làm Thượng tướng nếu họ xứng đáng? Tôi nghĩ chuyện phong là Trung tướng hay Thiếu tướng không quan trọng bằng việc họ có thực sự xứng đáng để được phong tướng hay không.

Tôi nghĩ tư duy kiểu này không ổn, phải sớm có sự điều chỉnh. Vừa qua việc phong tướng trong quân đội, công an hơi ồ ạt. Nhiều người được phong tướng, nhưng chất lượng rất thấp.

Vậy theo ông để được phong tướng, người đó phải có những tố chất gì?

Muốn được phong tướng cần phải hội tụ đủ các yếu tố sau: Trước hết họ phải có ảnh hưởng xã hội nhất định. Hai là có năng lực. Ba là có trí tuệ. Cuối cùng là sức khỏe.

Thời của chúng tôi muốn được phong tướng phải có công lao và thường là tướng chiến trận. Còn trong thời bình như hiện nay, muốn được công nhận là tướng thì phải có ảnh hưởng xã hội nhất định.

Bộ Chính trị khống chế cấp tướng Bộ Quốc phòng không quá 415, nếu tiếp tục nâng sẽ phá vỡ các vị trí khác. Thế nhưng, nhiều đại biểu quốc hội vẫn cho rằng hiện nay chúng ta đang phong quá nhiều tướng. Ông có nghĩ vậy không?

Riêng với việc phong tướng, tôi xin khẳng định không ai có thể nói chính xác bao nhiêu tướng là phù hợp. Tôi không hiểu sao lại có con số không quá 415 tướng?

Có một điều tôi và nhiều đồng đội đã trăn trở từ lâu: lẽ ra phải chọn một số sư trưởng làm tướng bởi chính họ là một trong những trụ cột cho sự phát triển của quân đội đặc biệt trong chiến đấu. Quân đội của các nước xung quanh ta đều có hàm tướng cho sư trưởng.

Chúng ta đang ở trong thời bình, do quá say sưa làm kinh tế nên Việt Nam chỉ quan tâm phong tướng cho các vị bên kinh tế, văn hóa…mà quên mất các sư trưởng. Sư trưởng là trụ cột của quân đội, nhưng rất tiếc nhiều năm nay ta không lưu ý chuyện này.

Cùng với đó, các đại biểu quốc hội cũng cho rằng có quy định thăng cấp thì cũng phải có quy định giáng cấp. Ông có đồng tình với đề xuất trên không?

Nếu vị đó bị kỷ luật đáng giáng cấp thì phải giáng cấp chứ. Chuyện đó là bình thường và trong lịch sử cả ngành công an lẫn quân đội đều đã từng xảy ra. Vấn đề ở chỗ phải đưa quy định trên vào luật thế nào?

Tôi thấy việc cấp hàm hiện nay còn nhiều bất cập mà dăm ba câu thì không thể nói hết được.

Xin cảm ơn ông!
      
Zone
Zone Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 832

Danh vọng : 1544

Uy tín : 0

Thông qua quy định về phong tướng trong Quân đội và Công an

VnExpress - Theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam vừa được thông qua, bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng, sẽ có hai vị trí có trần quân hàm đại tướng là Tổng Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Tướng quân đội, công an đều giảm Anh-5-1039-7964-1417083683
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh Nguyễn Kim Khoa
trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sáng 27/11, Quốc hội đã thông qua Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong số 438 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết (chiếm 88,13% so với tổng số đại biểu) thì 363 người (73,04%) tán thành. Số đại biểu không tán thành là 51 (10,26%) và số đại biểu không biểu quyết 24 (4,83%).

Theo Luật sửa đổi, Tổng tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có trần quân hàm đại tướng bằng Bộ trưởng Quốc phòng. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải thích, quy định này là kế thừa Luật sĩ quan hiện hành, đã được thực tiễn kiểm nghiệm từ khi có Luật sĩ quan năm 1958, phù hợp với tổ chức của QĐND Việt Nam. Hơn nữa, Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Chính trị là người đứng đầu cơ quan chỉ huy, lãnh đạo QĐND Việt Nam, có vai trò, vị trí rất quan trọng được quy định trong Hiến pháp, do Chủ tịch nước bổ nhiệm.

Trần quân hàm của Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh là trung tướng. Theo giải trình của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cấp bậc hàm cao nhất của quân đội và công an địa phương, cấp tỉnh, cấp huyện phải bằng nhau. Như vậy, Tư lệnh, Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh là người chỉ huy các lực lượng vũ trang trong khu vực phòng thủ. Quy định số 28 của Bộ Chính trị có phần về việc xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành các khu vực phòng thủ vững chắc theo tình hình mới, trong đó có lực lượng công an nhân dân.

"Trần quân hàm Trung tướng với Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh là phù hợp, đáp ứng yêu cầu chỉ huy khi có tình huống chiến sự, chiến tranh xảy ra", ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhận định.

Mối quan hệ giữa Bộ tư lệnh Quân khu 7 và Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh được thực hiện theo Quy định tại Điều 22 Luật sĩ quan hiện hành: Trường hợp sĩ quan có chức vụ cao hơn nhưng cấp hàm bằng hoặc thấp hơn sĩ quan thuộc quyền thì sĩ quan có chức vụ cao hơn là cấp trên. Hơn nữa, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng quân sự cụ thể việc phong hàm với Tư lệnh, Chính ủy sẽ do Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đề nghị cấp có thẩm quyền thực hiện theo điều luật.

Trần quân hàm của Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự quận, huyện thuộc Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh là thượng tá, tiếp thu ý kiến đại biểu, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý thống nhất hàm cao nhất.

Giám đốc, chính uỷ học viện Quốc phòng có trần quân hàm Thượng tướng vì các trường trong quân đội ngoài học hàm, quân hàm cũng đòi hỏi công tác lãnh đạo, chỉ huy trong chiến đấu.

Trần quân hàm với Tư lệnh Quân chủng Hải quân là Phó đô đốc, Tư lệnh quân chủng Phòng không Không quân là trung tướng (tương đương Tư lệnh quân khu). Trường hợp Tư lệnh, Chính uỷ quân chủng Hải quân được bổ nhiệm chức vụ cao hơn như Phó tổng tham mưu trưởng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thứ trưởng Quốc phòng, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chỉ huy Hải quân thì được thăng quân hàm Thượng tướng, Đô đốc Hải quân.

Trần quân hàm trung tướng sẽ được áp dụng với Giám đốc, Chính uỷ Học viện Lục quân. Đây là cơ sở đào tạo cán bộ cấp sư đoàn, trung đoàn trở lên, nghiên cứu khoa học quân sự, còn học viện, trường sĩ quan khác trần quân hàm Thiếu tướng.

Trần quân hàm thiếu tướng được áp dụng  cho phó giám đốc, bí thư hoặc phó bí thư Đảng uỷ bệnh viện trung ương Quân đội 108. Ngoài ra, tiếp thu ý kiến đại biểu, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung Chủ nhiệm khoa Mác Lê nin của Học viện Quốc phòng có trần quân hàm là Thiếu tướng. Với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế, quân đội, trần quân hàm Thiếu tướng là phù hợp nhiệm vụ trong tình hình mới.

Luật sửa đổi cũng quy định rõ số lượng cấp phó có trần quân hàm cấp tướng, của từng chức vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

Cũng trong sáng 27/11, Quốc hội thông qua Luật sĩ quan Công an nhân dân (sửa đổi). Có 438 đại biểu tham gia biểu quyết, bằng 88,13% so với tổng số đại biểu Quốc hội. Số tán thành là 357 (chiếm 71,83%), đại biểu không tán thành là 62 (chiếm 12,47%) và số đại biểu không biểu quyết là 19 (chiếm 3,82%).

Dự thảo luật được thông qua không có quy định thêm một Đại tướng cho vị trí thứ trưởng - phó bí thư Đảng ủy Công an Trung ương. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chức vụ thứ trưởng - phó bí thư Đảng ủy Công an Trung ương là cấp phó của Bộ trưởng Bộ Công an, giúp Bộ trưởng (đồng thời là Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương) thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, trong đó có nhiệm vụ về công tác Đảng. Ngoài ra, để thống nhất trong bộ máy Đảng và Nhà nước, phù hợp với chỉ đạo của Bộ Chính trị, thứ trưởng - phó bí thư Đảng ủy Công an Trung ương có trần quân hàm là thượng tướng như hiện nay.

Cũng theo Luật sửa đổi, cấp bậc hàm cao nhất của giám đốc Công an TP Hà Nội, Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh là Trung tướng. Trần quân hàm Trưởng công an cấp quận tại TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội là Thượng tá.

Hoàng Thuỳ
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Trung tướng chức thấp phải chào thiếu tướng chức cao

Tướng quân đội, công an đều giảm Hwblmb10
Thượng tướng Đặng Văn Hiếu khẳng định những người giữ vị trí giám đốc công an cấp tỉnh đã được phong tướng sẽ được giữ nguyên quân hàm tướng

TTO - Quy định mới của Luật sỹ quan quân đội nhân dân VN sẽ xảy ra tình huống trung tướng phải đứng nghiêm chào thiếu tướng mỗi khi làm việc...

Tại cuộc họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước sáng nay (11-12), trung tướng Mai Quang Phấn - phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND Việt Nam - khẳng định việc sỹ quan có quân hàm cao hơn nhưng chức vụ thấp hơn phải chấp hành sỹ quan có chức vụ cao hơn nhưng quân hàm thấp hơn là chuyện bình thường.

Phóng viên báo Tuổi trẻ hỏi rằng: theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sỹ quan quân đội nhân dân VN thì người giữ chức vụ tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội và tư lệnh Bộ tư lệnh TP.HCM có trần quân hàm cao nhất là trung tướng.

Trong khi Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (tương đương cấp quân khu) trực thuộc Bộ Quốc phòng thì Bộ tư lệnh TP.HCM trực thuộc Quân khu 7.

Như vậy, trần quân hàm của tư lệnh Bộ tư lệnh TP.HCM ngang với trần quân hàm của tư lệnh quân khu, cao hơn trần quân hàm của phó tư lệnh quân khu một bậc.

Quy định này dẫn đến tình huống là phó tư lệnh Quân khu 7, cấp trên của tư lệnh Bộ tư lệnh TP.HCM có quân hàm thấp hơn một bậc so với tư lệnh Bộ tư lệnh TP.HCM.

Tóm lại, sẽ xảy ra tình huống trung tướng phải đứng nghiêm chào thiếu tướng mỗi khi làm việc.

“Xin hỏi là trong lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của QĐND VN đã từng nảy sinh tình huống tương tự chưa?” - phóng viên báo Tuổi trẻ nêu vấn đề.

Trung tướng Mai Quang Phấn cho biết trong quá trình soạn thảo, xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sỹ quan QĐND VN, đã có nhiều ý kiến tranh luận khác nhau về nội dung này. “Nay Quốc hội đã quyết định như vậy thì Bộ Quốc phòng sẽ chấp hành nghiêm chỉnh quy định của luật” - tướng Phấn nói.

Đồng thời, trung tướng Mai Quang Phấn cũng cho biết luật đã quy định rõ là đồng chí có chức vụ cao hơn thì chỉ huy đồng chí có chức vụ thấp hơn mặc dù đồng chí có chức vụ cao hơn có thể quân hàm thấp hơn.

Liên quan đến quy định của Luật Công an nhân dân về trần quân hàm giám đốc công an cấp tỉnh là đại tá (trừ Hà Nội, TP.HCM), trong khi hiện nay đa số người giữ chức vụ công an cấp tỉnh đã đeo quân hàm tướng, phóng viên báo Tuổi Trẻ hỏi “Bộ Công an có giải pháp gì để thực hiện nghiêm quy định của luật”.

Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, thứ trưởng Bộ Công an cho biết: với những đồng chí giữ chức vụ giám đốc công an các tỉnh hiện nay đã được phong tướng thì giữ nguyên, không thể tước quân hàm tướng của họ.

“Bộ Công an sẽ thực hiện luân chuyển công tác một số đồng chí (giữ chức vụ cao hơn). Một số đồng chí có thể được luân chuyển sang giữ nhiệm vụ khác của cấp ủy các địa phương. Các đồng chí vẫn xứng đáng bố trí làm giám đốc công an các tỉnh thành thì vẫn tiếp tục nhiệm vụ.

Trước đây việc phong tướng cho các đồng chí này cũng thực hiện đúng các quy định của pháp luật nên nay không thể tước quân hàm tướng của họ” - tướng Hiếu cho biết.

Thượng tướng Đặng Văn Hiếu cho biết các quy định của Luật Công an nhân dân (mới) sẽ được thực hiện nghiêm túc.
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất