Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Chuyến thị sát đặc biệt của ông Thứ trưởng

Hòa hợp dân tộc để phát triển. Logo - Một ngày cuối năm, ông đáp chuyến bay từ Hà Nội vào TP.HCM, sau đó đón xe đến khu vực nghĩa trang Biên Hòa, tỉnh Bình Dương.

Trở về

Cuối 2007, ngay sau khi được bổ nhiệm làm quyền Chủ nhiệm UB Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, nơi đầu tiên ông Nguyễn Thanh Sơn quyết định đi thị sát là nghĩa trang Biên Hòa.

Hòa hợp dân tộc để phát triển. 20140112
16 ngàn tử sĩ chế độ cũ được chôn cất tại nghĩa trang Biên Hòa. Ảnh: Thu Hà

Đi khắp nghĩa trang được quyết định “dân sự hóa”, ông Sơn châm bó nhang lớn rồi thắp trải đều trên ngôi mộ của những người lính tử trận. Cảm giác an tâm bao trùm trong ông khi toàn bộ nghĩa trang được Quân khu 7, Bộ Quốc phòng bàn giao để “dân sự hóa” nguyên vẹn, sạch sẽ, ngăn nắp.

“Từ tấm bia ghi tên người nằm xuống, cả chức vụ, cả đơn vị công tác như thiếu tá lữ đoàn dù nào, hay thiếu úy quân đoàn kia. Tất cả được quản lý ngăn nắp” - ông kể.

Một năm trước chuyến thị sát của ông Sơn, theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, UBND TP.HCM và UBND tỉnh Bình Dương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định đồng ý chuyển mục đích sử dụng 58 ha đất khu nghĩa địa Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương do Quân khu 7, Bộ Quốc phòng quản lý sang sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương.

“Quyết định dân sự hóa nghĩa trang Biên Hòa của Thủ tướng khi đó là “điểm rơi” chuẩn xác trong nỗ lực hòa hợp dân tộc, hiện thực hóa nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác kiều bào, đoàn kết dân tộc” - Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban nói với VietNamNet.

Kể từ quyết định đó, cho đến đầu 2008, toàn bộ nghĩa trang được chuyển cho dân sự hoàn toàn.

Khi bàn giao cho dân sự, nghĩa trang được tu bổ, sửa sang và mở cửa cho nhân dân, kiều bào vào thăm nom phần mộ của người thân. Họ được tận tay chăm sóc tu bổ, sửa sang phần mộ cho người thân nằm xuống, thăm viếng bình thường.
Hiệu ứng đầu tiên là xóa bỏ những “tin đồn” xấu. Ông Sơn trải nghiệm rõ chuyện này.

2009. Khi sang Paris (Pháp) để dự cuộc họp của UNESCO trong vai trò Chủ tịch UB quốc gia UNESCO Việt Nam, ông Sơn tình cờ gặp những người gốc Việt làm việc ở tổng hành dinh của tổ chức này. Từ người bán căng tin, quét dọn, cho đến nhân viên làm trong các bộ phận chức năng.

Một người phụ nữ Pháp gốc Việt làm việc tại tổ chức ra e dè nói chuyện với ông. Trò chuyện qua lại ông mới biết chồng của người phụ nữ này từng là quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã mất.

Nhưng cả gia đình bà sau nhiều năm ra đi đau khổ vì chưa thể tiếp cận mộ của chồng mình được xếp táng trong nghĩa trang Biên Hòa. Nhiều thông tin của bạn bè gia đình ở Việt Nam báo sang tìm mộ rất khó, muốn thắp nhang cũng phải qua nhiều khâu phức tạp.

Ông Sơn ghi vào mẩu giấy số điện thoại cá nhân ở Việt Nam và thúc giục bà cùng gia đình sớm trở về để nhận mộ chồng với lời hứa sẽ không có bất cứ khó khăn nào.

“Tôi hứa sẽ đích thân đến sân bay hoặc cho xe đón gia đình nếu họ trở về. Chị chạy tới ôm tôi và khóc, nói rằng sẽ về vào một ngày hè”.

Khi trở lại Việt Nam, bận rộn công việc, ông Sơn không tiện thăm hỏi lại cho đến một ngày nhận được điện thoại của gia đình Việt kiều mà ông từng gặp ở trụ sở UNESCO ở Pháp.

“Họ không có đề nghị tôi đến sân bay đón. Qua điện thoại, chị vui vẻ trò chuyện, thông báo với tôi rằng gia đình vui sướng vì phần mộ của chồng, cha họ đã được bảo vệ nguyên vẹn, họ đã đến nghĩa trang mà không gặp cản trở nào”.
Nghĩa trang Biên Hòa giờ mở rộng cửa. Vẫn còn những tâm nguyện để chu tất với người nằm xuống.

Hiện nay trong nghĩa trang còn một số khu mộ, đắp vội nay bị lún, sụt bởi những hủy hoại của thời tiết, cần được tu bổ, sửa sang.

Ngoài ra còn có một mộ tập thể quân nhân tử trận trong chiến tranh nằm ở sát nghĩa trang, trên phần đất của một trường dạy nghề ở Bình An, đang được đề nghị cho phép cải táng  để đưa vào nghĩa trang.

Ông Sơn trăn trở những công việc trên sẽ sớm được giải quyết như nỗ lực hòa hợp chân thành và trách nhiệm.

Trường Sa với kiều bào

Cùng với nghĩa trang Biên Hòa, trong trò chuyện, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn nhắc lại những đại lễ cầu siêu cho những người đã mất trong chiến tranh đã được tổ chức mời bà con kiều bào từ khắp nơi về dự.

Hòa hợp dân tộc để phát triển. 20140113
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn cùng đoàn kiều bào ra Trường Sa thăm các chiến sĩ

Đáng nhớ là đại lễ cầu siêu do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với UB Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao và các cơ quan hữu quan tổ chức ở Trường Sa.

Ông Sơn nhắc lại “chuyến đi lịch sử” ra Trường Sa những ngày cuối tháng 4/2012. Khi đó, UB do ông phụ trách đã đề xuất thực hiện ý tưởng tổ chức một chuyến công tác ra Trường Sa với đại diện của 6 tôn giáo lớn, đại diện kiều bào và các cơ quan chức năng.

“Tôi có niềm tin trong tim rằng, kiều bào ở nước ngoài cũng như mọi công dân trên đất nước này đều chung một tình yêu với Trường Sa” - Thứ trưởng chia sẻ.

Chuyến đi đầu tiên có sự tham gia của kiều bào ở gần 30 quốc gia. Họ đã cùng đoàn công tác UB ra thăm, tặng quà, động viên những chiến sĩ và nhân dân trên các đảo Song Tử Tây, Trường Sa Lớn, Nam Yết, Sinh Tồn  Đông, Đá Tây A, C, Đá Lát,… (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa), thăm các chiến sĩ trên các nhà giàn DK, cầu siêu cho anh linh những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo, đồng bào ta và công dân các nước qua lại vùng Biển Đông này không may tử nạn.

Nhờ cầu nối từ những chuyến đi, kiều bào gắn bó, gần gũi hơn với quê hương, Tổ quốc. Năm ngoái, các cá nhân, tổ chức kiều bào tại Mỹ, Đức, Ba Lan, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thái Lan đã tự tổ chức quyên góp 10 tỷ đồng, thông qua cơ quan chức năng trong nước để chuyển tới quân dân Trường Sa.

Xuân Linh - Hồng Nhì

Tiếp: Chiếc cà vạt made in Việt Nam và cuộc “đối mặt” ở Mỹ

_________________

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Chiếc cà vạt made in VN và cuộc 'đối mặt' ở Mỹ

Hòa hợp dân tộc để phát triển. Logo - Cựu quân nhân của chính quyền cũ quyết định bán đấu giá chiếc cà vạt “made in Việt Nam” của ông Sơn tặng, thu tiền san nửa tặng cho một thương binh đồng đội và một nửa tặng một cựu thương binh Quân đội nhân dân VN.

Hòa hợp dân tộc để phát triển. 20140110
Ông Hoàng Duy Hùng (thứ 3 từ phải sang) thăm tư gia nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Ảnh: Thanh Niên

Từng có mặt trong đoàn tháp tùng Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức Mỹ năm 2005, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đã có những “trải nghiệm” tai nghe, mắt thấy. Ông hiểu rằng “đối mặt” với nhóm thiểu số những người Việt còn tư tưởng chống đối, khác biệt với chính quyền trong nước là việc không dễ dàng.

Ở vị trí đứng đầu cơ quan công tác về kiều bào, ngay từ đầu ông luôn trăn trở việc phải đi để gặp gỡ và đối thoại với những người còn tư tưởng hận thù khác biệt. Bất kể ai vì những lý do riêng lẻ mà chưa từng một lần quay về, bất kể ai thiếu thông tin mà ngờ vực, còn tư tưởng cực đoan, bất kể ai vì những hận thù riêng mà đóng chặt cửa tâm hồn… ông đều muốn gặp.

Ai cũng muốn về quê cha đất tổ

Qua cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở Mỹ - nơi có đông đảo kiều bào nhất trên thế giới vào 2011, Thứ trưởng Sơn cho hay ông muốn “đến bằng sự cởi mở chân thành của trái tim mình”. “Vấn đề là họ có chịu gặp mình?” - ông Sơn tâm sự.

Những cuộc gặp gỡ cá nhân riêng lẻ của ông với 20 cá nhân trong chuyến đi năm đó do cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở Mỹ thu xếp đều có chung mô típ: lắng nghe mọi khác biệt, đối thoại, giải đáp những khúc mắc về mọi vấn đề quan tâm và với bất cứ ai ông đều gợi ý mời trở về quê hương để chứng kiến những đổi thay, phát triển rộng mở, để phá băng ẩn ức một chiều.

“Tôi không bao giờ nói không, hay từ chối trước mọi thắc mắc của bất cứ người nào. Họ cần nói để giải tỏa, việc của tôi là nghe và trao đổi thông tin, đối thoại một cách chân thành” - ông kể.

Cuộc gặp với một cựu thiếu úy thủy quân lục chiến của quân đội VNCH, một nhân vật cực đoan khét tiếng cũng vậy. Có một chuyện thú vị, đó là sau khi gặp trò chuyện, Thứ trưởng Thanh Sơn đã tặng cho cựu quân nhân này một chiếc cà vạt “bằng lụa tơ tằm Hà Đông chính hiệu made in Việt Nam”.

Sau này qua một phóng sự online, ông mới hay cựu binh trên đã bán đấu giá chiếc cà vạt thu về 10 triệu đồng. Một nửa ông ta dùng để tặng cho một thương binh đồng đội cũ và một nửa dành tặng cho một thương binh của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trước khi đến Mỹ, Thứ trưởng Thanh Sơn có lẽ không hình dung sẽ có cuộc gặp mặt thú vị trở lại với cựu nghị viên, luật sư Hoàng Duy Hùng ở Hà Nội theo một lời mời hẹn. Hùng là người từng có tư tưởng cực đoan, lên kế hoạch đặt bom gây nổ tượng đài tại TP.HCM những năm 1993, đã bị ta bắt và kết án 15 năm tù giam với tội danh bạo loạn lật đổ chính quyền, nhưng sau một thời gian thụ án, thể theo nguyện vọng của chính phủ Mỹ, ta đã trục xuất Hoàng Duy Hùng về Mỹ.
Ông Sơn đã có cuộc gặp Hoàng Duy Hùng trong chuyến đi Mỹ. Bữa cơm tại tư gia của gia đình vợ chồng luật sư này như cuộc gặp mặt chân thành, thiện chí.

Vị Thứ trưởng sau đó đã đề xuất các cơ quan chức năng an ninh tạo điều kiện cho chuyến trở lại Việt Nam của luật sư này cùng với vợ và hai cộng sự. Đề xuất đã được cơ quan an ninh ủng hộ và Thủ tướng chấp thuận.

Nhóm đã có một chuyến đi từ Bắc vào Nam để gặp gỡ, trò chuyện và chứng kiến mọi đổi thay. Riêng Thứ trưởng Thanh Sơn lại đích thân hẹn mời vợ chồng luật sư một bữa cơm gia đình tại nhà riêng. Con gái của Thứ trưởng cũng thân thiện dành thời gian đưa cả gia đình luật sư đi thăm quan bảo tàng, Văn Miếu ở Hà Nội…

Hỏi ông điều đọng lại sau những chuyến đi, ông nói: “Đã là con người không ai quên được quê hương đất nước, ai cũng muốn về quê cha đất tổ. Vấn đề trong tâm trí của họ còn hận thù và mặc cảm, lớn hơn cả tình cảm, cho nên họ chưa có cách giải quyết vấn đề. Tôi biết kể cả những người hiện nay bảo thủ cực đoan nhất trong sâu thẳm tâm hồn cũng muốn trở về thăm lại Việt Nam”.

“Đối mặt” với báo chí

Quyết định danh sách thành phần đoàn kiều bào ra thăm Trường Sa cách đây 2 năm có đại diện 3 báo của người Việt có ảnh hưởng đối với cộng đồng ở vùng quận Cam, California (Mỹ) là một ý tưởng mà Thứ trưởng Thanh Sơn cho rằng đầy mạo hiểm.

Bởi, 3 báo trong danh sách đó chưa từng dễ chịu với chính quyền trong nước, với những quan điểm cực đoan, hạn chế thông tin, thực tiễn về Việt Nam.

Các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở Mỹ đã chủ động tiếp cận để họ có thể tham gia vào chuyến đi mà ở trong nước hoàn toàn thiện ý cởi mở.

Hòa hợp dân tộc để phát triển. 20140111
Kiều bào ra thăm Trường Sa. Ảnh: Tạp chí Quê hương

“Mục đích lớn nhất là để họ có cơ hội nhìn trực quan, là sự khẳng định thực tế về quyết tâm gìn giữ, bảo vệ vùng trời, biển đảo của Tổ quốc” - ông Sơn chia sẻ.

Trên con tàu ra các đảo Song Tử Tây, Trường Sa Lớn, Nam Yết, Sinh Tồn  Đông, Đá Tây A, C, Đá Lát… thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, chuyến đi 10 ngày đêm do UB Nhà nước về người VN ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng tổ chức đã đưa họ đến tận những vùng biển chủ quyền của Tổ quốc.

Trở về California, một cuộc triển lãm mini “Trường Sa trong con mắt chúng tôi” đã được trưng bày ngay tại tòa soạn một tờ báo. Một CD ảnh, một DVD với nhan đề tương tự cũng được phổ biến trong cộng đồng người Việt ở đây.

“Có thể có người ở bên đó vẫn còn ngờ vực. Nhưng họ không thể không tin. Đối với báo chí, chúng tôi không có chủ đích cần tô điểm cho thực tế đất nước, có thế nào thì các anh cứ đưa như vậy. Một sự thật là Việt Nam đang đi lên hội nhập và thành công. Còn những vướng mắc, khó khăn khác trong hội nhập, phát triển thì chúng ta phải vượt qua, và phải dần dần từng bước” - ông Sơn chia sẻ.

Không chỉ về Trường Sa, sau này các tờ báo cũng trở về để làm những phóng sự về đất nước, con người, về Tết ở quê hương.

Xuân Linh - Hồng Nhì

Tiếp: Ông“Việt kiều trưởng”

_________________

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Ông 'Việt kiều trưởng'

Hòa hợp dân tộc để phát triển. Logo - Có những kiều bào yêu mến gọi ông là “Việt kiều trưởng”. Không ít người nhắn tin chia sẻ lưu luyến khi phong thanh tin ông có thể nhận nhiệm vụ mới.

Hòa hợp dân tộc để phát triển. 20140114
Kiều bào về dự Xuân quê hương 2014 - "Tết kiều bào" thường niên do UB Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao tổ chức. Ảnh: Nhật Bắc

Trong căn phòng làm việc ở trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn bận rộn các cuộc điện thoại nhắc các đơn vị rốt ráo hoàn tất chuẩn bị Xuân Quê hương 2014 - hay “Tết kiều bào” thường niên.

Mấy năm trở lại đây, cứ nhằm đúng ngày 23 tháng Chạp, kiều bào khắp nơi trên thế giới có một cái Tết chung ở Hà Nội trước khi đón Tết riêng bên gia đình, người thân, trong chương trình Xuân Quê hương do UB Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức.

Nhiều kiều bào hay nhắc nhau "hẹn ở Xuân Quê hương", như lời hẹn trở về gặp gỡ vào dịp ý nghĩa nhất trong năm.

Suốt 6-7 năm công tác ở UB, trong rất nhiều chương trình không chỉ Xuân Quê hương, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn chia sẻ rằng tình cảm chung của kiều bào với quê hương, đất nước luôn rộng lớn, sâu đậm.

Cá nhân ông cũng trải nghiệm những tình cảm của kiều bào mà ông cho rằng tất cả đến từ sự chân thành mở ra từ hai phía. Có những kiều bào ở Thái Lan yêu mến gọi ông là “Việt kiều trưởng”. Không ít người nhắn tin chia sẻ lưu luyến khi phong thanh tin ông có thể nhận nhiệm vụ mới.

Phải đột phá mạnh hơn

Nước chảy đúng là đá sẽ mòn, vết thương để lâu thì tự lành. Nhưng nhìn cả trong chính sách, thực tiễn triển khai công tác hòa hợp dân tộc trong nhiều năm qua của Đảng, Nhà nước, rõ ràng công việc không thể thụ động, thưa ông?

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt ngay sau giải phóng đã luôn trăn trở đất nước thống nhất, đưa giang sơn về một mối nhưng chưa thống nhất được lòng dân. Hòa hợp dân tộc là việc phải làm. Có một thế kẹt về thời gian khi đất nước sau chiến tranh triền miên rơi vào những khó khăn liên tiếp.

Từ cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, sự bao vây cấm vận của Mỹ, và cả liên tiếp đối phó với sự xâm nhập phá hoại của các tổ chức phản động bên ngoài… Những sóng gió, khó khăn chung của đất nước đã làm cho một bộ phận những người dân trong nước nao núng bởi những khó khăn về kinh tế, bởi sự bất ổn định, cho nên họ đã ra đi.

Cộng đồng người Việt ra đi sau chiến tranh và định cư ở nước ngoài rất đặc thù, không giống các cộng đồng ngoại kiều khác. Những thuyền nhân ra đi đa số là vì mục tiêu kinh tế chứ không phải mục đích chính trị.

Hòa hợp dân tộc để phát triển. 20140115
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn gặp gỡ truyền thông trong chuyến thăm Mỹ năm 2012. Ảnh: Tạp chí Quê hương

Có bộ phận những người ra đi sau các cuộc chiến tranh mang theo tư tưởng hận thù của những người thua trận và được tuyên truyền rất nhiều điều ghê sợ không có thực về chủ nghĩa cộng sản.

Sau hơn 20 năm nỗ lực đổi mới, đất nước giành được những thắng lợi, thay đổi mạnh mẽ đáng kể trên mọi lĩnh vực, mở cửa hội nhập kinh tế sâu rộng với thế giới bên ngoài. Điều đó tác động rất mạnh đến nhận thức của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có các tổ chức còn có tư tưởng cực đoan chống lại nhà nước của chúng ta.

Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị đã khẳng định rõ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam, tức là những người máu mủ ruột thịt thực sự, không phân biệt đó là thành phần nào, đó là ai.

Đường lối, chính sách của Đảng khẳng định họ là nguồn lực quan trọng để góp phần vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy phải làm sao khối người Việt Nam ở nước ngoài cũng phải là khối đoàn kết thống nhất như nhân dân trong nước, cả 2 bên gắn bó với nhau.

Điểm nhấn tạo lan tỏa

Đã có không ít chính sách hiện thực hóa nghị quyết 36. Việc triển khai thực thi đã có những cơ sở nhất định kể từ khi ban hành nghị quyết này trong 10 năm qua. Theo Thứ trưởng, cần tiếp tục đẩy mạnh ra sao công tác kiều bào, hướng tới hòa giải dân tộc trọn vẹn?

10 năm qua, không ít chính sách đã hiện thực hóa chủ trương nghị quyết 36. Dân sự hóa nghĩa trang Biên Hòa, đưa kiều bào ra Trường Sa, tổ chức đại lễ cầu siêu, chính sách mua nhà và sở hữu nhà ở trong nước cho kiều bào, thu hút đầu tư của kiều bào, luật quốc tịch… là rất nhiều việc cụ thể đã làm. 

Hòa hợp dân tộc để phát triển. 20140116
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn gặp gỡ trí thức kiều bào tại Mỹ. Ảnh: Tạp chí Quê hương

Để thống nhất được lòng dân trọn vẹn, cần có những bước đột phá mạnh mẽ hơn nữa. Chúng ta sẽ tiếp tục củng cố triển khai thực hiện các chính sách cụ thể đối với kiều bào nói chung, cả từ trong nước và ngoài nước. Chính sách thì rộng mở cho những người làm công tác về kiều bào những biên độ lớn, nhưng tôi nghĩ cần tìm những “điểm rơi”, điểm nhấn thích hợp, triển khai hiệu quả để tạo hiệu ứng lan tỏa.

Ở góc độ cơ quan trực tiếp triển khai các chính sách, để tiếp tục phát triển cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài một cách vững mạnh, đoàn kết, tôi vẫn luôn cho rằng phải quan tâm tiếp cận những người bảo thủ còn có tư tưởng hận thù với đất nước, với dân tộc.

Với những người làm công tác vận động và tiếp cận với số người Việt ở nước ngoài còn mang tư tưởng cực đoan, chống đối Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích dân tộc đòi hỏi phải có một tấm lòng chân thành, dũng cảm, khôn khéo để đối thoại. Từ đối thoại mới có thể giải thích cho họ thấy được đường lối chính sách, thực chất vấn đề của đất nước lúc khó khăn mà họ đã ra đi sau chiến tranh.

Vấn đề tiếp cận họ ra sao? Khi tiếp cận được giải thích, vận động bằng cách nào để họ chấp nhận đối thoại? Họ là người tha hương thì trong lòng họ có những mặc cảm, nghe rất nhiều thông tin một chiều về đời sống, tình hình chính trị, kinh tế trong nước trong suốt thời gian qua.

Mong muốn thực sự của chúng ta là đoàn kết dân tộc, người Việt Nam ở bất cứ đâu đều là con Lạc cháu Hồng, đều chung một mái nhà, một nguồn gốc tổ tiên.

Xuân Linh - Hồng Nhì

_________________

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
http://www.cuuhvlq2.tk
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất