- HP Elitebook W: có đủ 3 loại từ nhỏ (14" - 84x0w), trung bình (15.6" - 85x0w) và to (17" - 87x0w)
- Dell Precision: có 2 loại, trung bình (15.6" - M4x00) và to (17" - M6x00)
- Lenovo Thinkpad: chỉ duy nhất 1 loại trung bình 15.6" - Wx30.
Sau khi tham khảo cả 3 dòng, tôi quyết định chọn Thinkpad W530 vì:
- Vỏ carbon: không sợ bị rò giật điện như vỏ kim loại của Dell.
- So dòng mới nhất của ba hãng thì Lenovo rẻ và có cấu hình ngon nhất.
- Bàn phim clicker kiểu mới, đánh chữ ngon, thích hợp cho code.
Máy này ráp từ bên Mĩ, về tới VN ngày 08/11/2012. Sẵn review theo yêu cầu bên topic Laptop Worktation luôn.
Lưu ý 1: Dòng thinkpad W của Lenovo được lắp ráp nguyên khối, tức là hàn cứng GPU vào mainboard, nên không thể thay card rời như dòng Workstation của HP và Dell. Nên khi mua nhớ cân nhắc chọn GPU cho kỹ, kẻo sau này hối hận không kip. |

Cấu hình:
|
Chỉ hơi tiếc, lúc về tới đây, lên shop của Lenovo xem lại, thì nó nâng lên Windows 8, RAM 8GB, Bluetooth mà rẻ hơn $50.
Thôi, vào chi tiết nào...
Hình ảnh thiết kế:
Em chưa chụp cái vỏ thùng, nên mượn đỡ hình của anh Luckybone:

Bên trong cũng chẳng có gì ngoài cái Laptop, adapter, pin và tờ giấy hướng dẫn.
Thiết kế bên ngoài vẫn không thay đổi so với dòng W520, vị trí bên trong cũng vậy. Chỉ có thay đổi về cổng USB và cổng xuất ra màn hình ngoài.
Toàn thân máy đều có màu đen, đúng theo chuẩn trâu bò. Cao to đen hôi (mặc dù chưa to bằng dòng 17" của HP và Dell), kếu cấu chắc chắn. Khi đóng màn hình lại, toàn thân máy là một hình chữ nhật góc cạnh, nam tính. Khi mở máy ra, bên trong là những đường cong tinh tế, sắc sảo, vừa cương vừa nhu. Nên có thể nói thiết kế này rất "chuẩn men"

Trên bản lề có 2 chốt để đóng nắp máy cho chắc, bên dưới có khóa màn hình LCD. Theo quan điểm cá nhân, hai chốt dư ra này có vẻ yếu, dễ gãy và gây vướng nếu có vải vóc, quần sịp áo ngực... vô tình sượt qua, còn lại không có phàn nàn gì.

Vỏ máy: sử dụng chất liệu carbon, không dùng kim loại như HP và Dell, nên không có hiện tượng giật điện (trừ chỗ nhận dạng vân tay, lâu lâu đụng vào bị giật một cái, tê, sướng). Bề mặt sần sùi, dễ bám, thích hợp cho người tay rít hay mồ hôi, nhưng dễ bám bụi.
Bàn phím hở mặt dưới, không kín như đời W520. Có lẽ hở là để lắp bộ đèn chiếu sáng bàn phím (blackit), và có chỗ hở để lọt ánh sáng từ bên dưới.
Kích cỡ (mm): 36 cao x 373 dài x 245 rộng
Trọng lượng: 2.81 kg, Cục Adapter: 0.79 kg
Với số đo cân nặng ba vòng này, em nó khá nhẹ nếu so với hiệu năng, tuy có nặng hơn W520 100g, nhưng vẫn nhẹ hơn hai dòng kia (cùng kích cỡ màn hình).

Mặt trước: Khóa màn hình với móc đôi

Mặt trái: Cổng Mini Display, VGA, 2 cổng USB 3.0, 1 cổng USB 2.0, Firewire 400 (4-polig), nút tắt bật wireless

Mặt sau: powered USB 2.0, 94-Wh battery, AC jack

Mặt phải: ExpressCard/34, Cardreader, combo audio in/out, optical drive, Gigabit LAN, Kensington Lock













Bàn phím
Nói về dòng Thinkpad, ưu điểm nhất của nó chính là bàn phím. Kế thừa từ công nghệ bàn phím cổ điển của IBM, từ dòng W520 trở về trước, thiết kế bàn phím vẫn giữ nguyên.
Sang dòng W530, nhà sản xuất đã mở ra công nghệ mới cho bàn phím, chạy theo phong trào nhà nhà chiclet, người người chiclet. Nhiều người dùng đều có sự nghi ngờ, không tin tưởng vào bàn phím mới, vì đã xem chuẩn cũ là tốt nhất, hoặc đã quá quen thuộc với bản cũ, ngại thay đổi.
Về thiết kế, các phím được phân vào từng ô riêng, cách nhau khoảng 2mm, chứ không gần khít như thời W520 trở về trước. Các phím được thiết kế bo góc, không vuông như bàn phím chiclet của các hãng khác. Mặt khác, bề mặt phím hơi lõm xuống, tạo cảm giác phím cứ bám chặt vào ngón tay, không bị trượt.

Về độ nảy, lực nhấn: Khi nhấn phím, có cảm giác hơi nặng, nhưng không dùng lực nhiều. Độ nảy lên của phím rất nhanh và chắc, nên lúc nhấn nó đẩy lên cứ như truyền lực cho mình nhảy qua nút khác vậy.
Ở trên cùng có 5 nút điều khiển loa và micro. Tắt âm thanh, giảm, giảm về 0, tăng và tắt/bật micro.

Một số nút không cần thiết đã bị bỏ (Pause, Break, Scroll lock), các nút di chyển vị trí nhanh, chức năng như Home, End, PageUp, PageDown, Insert, Delete cũng không được cấp khu riêng, mà đặt vào các vị trí bị bỏ đi ở trên. Nên ở W530, các nút này bị bỏ lên góc trên phải bàn phím. Ai đã quen với vị trí góc giữa phải của bàn phím cũ sẽ bị sốc, và có thể chửi Lenovo (trong đó có mình). Và có thể xem đây là điểm trừ của bàn phím.

Các nút mũi tên nhỏ, ai ngón tay to rất khó nhấn. Nút PageUp, pagedown đặt ở hay bên nút UP, kích cỡ vẫn nhỏ y thế. Ưu điểm, việc chuyển chỗ 2 nút này cũng có lợi cho di chuyển trang web, văn bản, PDF nhanh.

Touch pad nhám, sần, thích hợp cho người tay rít, ra mồ hôi. Vị trí các nút chuột tốt, độ nảy cao. Có hai bộ nút ở trên và dưới. Trên có 3 nút trái phải và cuộn, gần với bàn phím, nên thích hợp để vừa gò vừa sử dụng chuột. Nói chung dòng Workstation nào cũng có hai hàng nút, nên cũng khác biệt nhiều, chỉ hơn kém nhau độ nhạy, nẩy của nút.
HDD
Đây là ổ cứng rẻ nhất trong danh sách build cấu hình. Vì giá nâng SSD bên đó mắc hơn ở VN khá nhiều, nên cứ chọn cái rẻ nhất, rồi về nâng sau cũng được. Nhưng nói chung cũng không tệ. Em chỉ benchmark sơ sơ bằng phần mềm đo tốc độ thôi.
USB
Có 2 cổng USB 3.0 và 1 cổng 2.0. Em mới lên Windows 8, không có driver Intel xTreme USB 3.0. Tham khảo trên trang chủ thì Windows 8 có driver USB 3.0 sẵn rồi nên khỏi cài. Cũng benchmark sơ sơ bằng con Extenal HDD WD 2TB USB 3.0:
Tốc độ cũng chẳng thua gì con Internal HDD. Theo như notebookcheck thì còn khủng hơn, nhưng chắc không có cái nào thử được tới đó cả.

Các cổng khác
Đáng chú ý là hai cổng xuất VGA. Lenovo chơi trang bị một cái mới nhất (mini Display Port) và cũ nhất (DVI), nên chưa xài được cái nào cả. Giờ phải mua thêm cổng chuyển qua HDMI mới test được.
Display
Màn hình em mua là HD+ -1600x900. Trên trang chủ còn 1 option FullHD 1920x1080, thêm $200 nữa. Do nhu cầu chưa cần thiết nên không nâng. Về màu sắc, do có Color Sensor nên khá chính xác, ánh sáng dịu, tuy bật tối đa nhưng vẫn không chói lóa.
Chụp nghiêng:
Khi nhìn nghiêng nhìn dọc, màu sắc khá hơn các màn hình laptop thông thường, nhưng vẫn nhận thấy được khác biệt về màu sắc và ánh sáng, nên vẫn chưa bằng màn hình IPS chuẩn được.
Chi tiết thêm trên notebookcheck:

Điểm hay của màn hình này là có thể bẻ xuống góc hơn 180 độ (chưa chụp, mượn hình đỡ)
Âm thanh
Âm thanh của dòng Workstation này chỉ nghe được, chứ không hay như dòng giải trí được. Đặc điểm dễ thấy nhất là thiếu bass. Nhưng dù sao vẫn đỡ, có còn hơn không. Nghe anh em kêu ca vấn đề âm thanh trên W520 cũng nhiều. Chắc Lenovo muốn người dùng chỉ cắm đầu vào làm việc thôi.
Về vị trí, loa được đặt ở hai bên bàn phím, kết hợp với công nghệ Dolby Home Theatre, giả lập âm thanh vòm, nên khi nghe kỹ cũng thấy được âm thanh vang xa và phân biệt được vị trí âm thanh, nhưng không rõ ràng lắm, một phần cũng do âm lượng của loa không được lớn.
Có một điểm nhỏ, mặt loa bên trái ngay ở trên khe tản nhiệt, nên chỗ đó có lúc nóng hơn bình thường, khi làm việc nặng hay chơi game.