Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

(GenK.vn) - Về lý thuyết, ưu điểm của âm thanh độ phân giải cao nằm ở chất lượng vượt trội so với đĩa CD hay các định dạng âm thanh có độ phân giải thấp khác.

Tìm hiểu HRA - khái niệm âm thanh độ phân giải cao 1-139210
Với ngành công nghiệp nghe nhìn, năm 2014 không chỉ là năm của hình ảnh 4K, mà còn là năm của âm thanh có độ phân giải cao. Tại CES 2014, chúng ta đã nhìn thấy rất nhiều thương hiệu danh tiếng mang đến những thiết bị có khả năng xử lý âm thanh độ phân giải cao, với kỳ vọng đưa người nghe lên một trải nghiệm âm nhạc hoàn toàn mới mẻ.

Vậy âm thanh độ phân giải cao là gì?

Không giống như video độ phân giải cao, trong đó người ta xác định rõ những con số như full HD 1080p hay 4K, âm thanh độ phân giải cao là một thuật ngữ không cố định.

Hiện nay, rất nhiều hãng gọi âm thanh độ phân giải cao là HRA, viết tắt của cụm từ high-resolution audio. Ngoài ra, điều quan trọng là thuật ngữ HRA đã được hiệp hội điện tử tiêu dùng CEA thông qua giống như một tiêu chuẩn âm thanh phổ biến.

Về cơ bản, âm thanh có độ phân giải cao phải có tần số lẫy mẫu và độ sâu bit dữ liệu cao hơn so với tiêu chuẩn 44.1kHz và 16 bit của CD.

Thông thường, chúng ta thấy các tập tin HRA thường có tần số lấy mẫu ở 96kHz hoặc 192kHz tại 24-bit. Tuy nhiên, một số bản ghi âm lại được mã hóa với tần số lấy mẫu rất "tàu lạ" là 88.2kHz hoặc 176.4kHz.

Định dạng âm thanh có độ phân giải cao

Âm thanh có độ phân giải cao thường được các audiophile lưu trữ trên máy tính thông qua định dạng FLAC hoặc ALAC. Dữ liệu trên cả 2 định dạng này đều đã được nén lại, tuy nhiên về mặt lý thuyết thì không có thông tin nào bị mất đi, hay nói cách khác là chất lượng âm thanh vẫn được đảm bảo.

Ngoài ra, hiện nay chúng ta còn thấy các định dạng âm thanh khác như WAV, AIFF hay DSD. Chúng thường được lưu trữ trên Super Audio CD, và yêu cầu người dùng phải có các thiết bị hỗ trợ.

Trong tất cả các định dạng mà chúng ta đã nhắc tới, FLAC vẫn được audiophile tin dùng hơn cả. Lý do không nằm ở chất lượng âm thanh, mà là do FLAC hỗ trợ siêu dữ liệu tốt hơn, và cho phép người dùng thêm bớt thông tin file nhạc một cách dễ dàng.

Định dạng âm thanh độ phân giải cao có gì tốt?

Về lý thuyết, ưu điểm của âm thanh độ phân giải cao nằm ở chất lượng vượt trội so với đĩa CD hay các định dạng âm thanh có độ phân giải thấp khác. Thông thường, tín hiệu MP3 được ở chất lượng cao nhất có bitrate là 320kbps, còn CD là 1411kbps. Trong khi đó, tín hiệu 24-bit/192kHz được truyền đi với bitrate lên tới 9216kbps.

Các định dạng âm thanh 24-bit/96k hoặc 24-bit/192kHz có chất lượng gần với chất lượng mà các nghệ sỹ và kỹ sư âm thanh sử dụng trong phòng thu hơn.

Chất lượng thực sự của HRA hiện nay đang gây ra một số tranh cãi. Do đó, trong trường hợp bạn không cảm thấy được sự khác biệt, tốt nhất hãy tiết kiệm tiền bằng cách không mua sắm hoặc nâng cấp thiết bị.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn cảm thấy phải tiến lên HRA ngay, thì thị trường vẫn có rất nhiều sự lựa chọn như Pioneer N-50, Cambridge Audio Stream Magic 6, hay đơn giản chỉ là Sony Walman NWZ-ZX1. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng các thiết bị khác để tận hưởng âm thanh có độ phân giải cao như PC, Laptop, điện thoại thông minh hay máy tính bảng...

Theo: HD Vietnam
      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Đi tìm âm thanh số chất lượng cao

Kỷ nguyên chia sẻ qua Internet đã khiến cho âm thanh nén trở nên quá dại trà, nhưng không vì thế dập tắt được dòng chảy âm thanh chất lượng cao.

Tìm hiểu HRA - khái niệm âm thanh độ phân giải cao Ipod10
Trào lưu trở lại mối quan tâm về chất lượng âm thanh số thực ra đã manh nha từ trước rất lâu. Ngay từ những năm 1970, thuật ngữ "độ trung thực cao - high fidelity" đã ra đời nhằm diễn tả chất lượng của bản ghi âm. Khi bước sang thiên niên kỷ mới (thế kỷ 21) khái niệm này một lần nữa được khơi lại với sự ra đời của các định dạng âm thanh mới SACD và DVD-A với độ phân giải lên tới 24-bit cùng các hệ thống âm thanh vòng lập thể, mặc dù các định dạng này chưa thực sự nổi bật tại thời điểm ra mắt.

Càng nhiều dữ liệu, chất lượng âm thanh càng cao, nhưng theo đó dung lượng các bài nhạc lại càng lớn, khó phù hợp đối với phần lớn người tiêu dùng.

Vậy vấn đề ở đây là gì? Ngắn gọn lại, tất cả đều liên quan đến dữ liệu âm thanh. Càng nhiều dữ liệu, chất lượng âm thanh càng cao, nhưng theo đó dung lượng các bài nhạc lại càng lớn, khó phù hợp đối với phần lớn người tiêu dùng. Đối với những người nghe bình thường, các bài nhạc MP3 trên Amazon hay AAC trên iTunes của Apple là đủ có chất lượng tốt bởi chúng được ghi với bit-rate cố định 256 Kb/giây. Amazon cũng có một số lượng bài nhạc ghi theo phân giải tùy biến, nhưng tựu trung cũng nằm trong khoảng 224 Kb/giây tới 256 Kb/giây. Cùng một bit-rate, nhưng định dạng AAC thông thường được cho là có chất lượng tốt hơn chút đỉnh so với MP3, nhưng những cải tiến trong thuật toán mã hóa MP3 gần đây cũng đang ngày càng xóa đi quan niệm này.

Ngoài các bài nhạc bán trên web, 256 Kb/giây cũng là độ phân giải mã hóa mặc định của iTunes khi nén CD vào iTunes (tất nhiên người dùng vẫn có thể thay đổi). Các chương trình nghe nhạc khác như Windows Media Player, Winamp cũng vậy, dù cắt hay nén như thế nào, các bài nhạc 256 Kb/giây có vẻ như là lựa chọn tối ưu nhất giữa dung lượng và chất lượng, nghe tốt hơn hẳn các bài 128 Kb/giây mà dung lượng chỉ chiếm gấp đôi dung lượng vốn đã quá nhỏ gọn của bit-rate 128 Kb/giây thông thường.

Nhưng khi xét đến vấn đề chất lượng, có vẻ như ngay cả 256 Kb/giây vẫn chưa đủ. Các bài nhạc không nén độ phân giải cao 16-bit mới thực sự đạt chất lượng như CD (với bit-rate 1411 Kb/giây). Thậm chí ngày nay giới audiophile còn yêu cầu các bài nhạc với độ phân giải 24-bit mới đủ chỗ thể hiện đầy đủ những sáng tạo của các nghệ sĩ.

Tuy nhiên, để có các bài nhạc đạt "chất lượng CD", do không nén nên dung lượng các bài này lại khá lớn, thường gấp 10 lần các file nhạc MP3 hay AAC tùy thuộc vào bit-rate (khoảng 10MB cho mỗi phút âm nhạc so với chỉ chưa đầy 1MB của MP3 hay AAC), chưa kể các bài nhạc 24-bit còn tốn dung lượng nhiều hơn (khoảng 30MB/mỗi phút âm nhạc). Các bài nhạc không nén này có thể tồn tại dưới nhiều định dạng như FLAC, WAV, AIFF, hay Apple Lossless (mặc dù cả FLAC và Apple Lossless cũng nén dữ liệu nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh).

Như vậy, ở thời điểm hiện tại, để có chất lượng, hiện có hai vấn đề đối với các định dạng không nén: đó là dung lượng và băng thông. Mặc dù ổ cứng cơ đang ngày càng rẻ, nhưng các thiết bị di động vẫn còn những hạn chế nhất định bởi vẫn phụ thuộc vào ổ cứng thể rắn vốn có giá thành rất đắt đỏ, nhất là sự trở lại của các ổ này trong các thế hệ ultrabook hiện nay. Thời gian tải nhạc cũng là một vấn đề cần quan tâm bở lẽ tải một album nhạc không nén mất thời gian hơn nhiều so với việc tải MP3, và dung lượng lớn của các bài nhạc không nén sẽ làm hạn chế băng thông nhất là trên các dịch vụ trên nền điện toán đám mây từ Amazon, Google hay Apple như hiện nay.

Rõ ràng bài nhạc có dung lượng càng lớn, chất lượng âm thanh càng được cải thiện. Các nghệ sĩ cho rằng khi tạo ra bản nhạc gốc có chất lượng tới 100% thì người tiêu dùng chỉ nhận được 5% chất lượng nếu họ nghe bằng nhạc MP3. Xét về kỹ thuật đơn thuần điều này cũng đúng, bởi lẽ một bài nhạc MP3 128 Kb/giây dài 3 phút chỉ tốn hơn 3MB, có thể mang đi khắp nơi do dung lượng chỉ bằng 1/10 tới 1/20 dung lượng âm thanh gốc không nén từ CD (30MB cho chất lượng CD 16-bit hay 100MB với chất lượng 24-bit của một bài nhạc 3 phút).

Trong thực tế, dù đã được nén và loại bỏ khá nhiều dữ liệu, hầu hết các dữ liệu cơ bản của một bài nhạc vẫn hiện hữu, đủ để tái hiện lại bản ghi âm. Phần lớn đối với hầu hết người nghe, nhất lại là khi họ vừa nghe nhạc vừa làm việc khác thì chất lượng 256Kbps hay thậm chí 128 Kb/giây cũng đã là quá đủ. Chính thuật toán mã hóa MP3 với tối ưu giữa chất lượng và dung lượng đã tạo một bước tiến đột phá khi nó ra đời vào khoảng giữa những năm 1990, đưa MP3 trở thành một tiêu chuẩn nhạc nén xuất sắc nhất thời đó.

Nhưng khi đầu tư một bộ loa hay một headphone đủ tốt, nếu nghe kỹ, bạn sẽ thấy ngay vấn đề chất lượng giữa nhạc nén và nhạc trên đĩa gốc. Bạn sẽ nhận thấy ngay sự khác biệt trên bài nhạc MP3: âm trầm yếu hơn, bị lẫn âm giữa tiếng trống và tiếng guitar bass nếu chơi cùng nhau; tiếng chũm chọe nghe loãng… và nếu bài nhạc được nén với bit-rate thấp, sự khác biệt sẽ còn rõ rệt hơn. Rất nhiều chi tiết nhỏ nhặt của âm thanh được người nghệ sĩ và kỹ sư âm thanh đặt vào bài nhạc sẽ gần như bị biến mất hoàn toàn trong các file MP3, kể cả với chất lượng 256 Kb/giây hay 320 Kb/giây đi nữa.

Nếu chuyển sang các bài nhạc dùng định dnạg không nén như FLAC, các nhược điểm trên sẽ không còn. Tất nhiên là với cá máy tính có loa tích hợp hay một bộ loa chỉ trên dưới một triệu, âm thanh nhạc không nén cũng chả có ý nghĩa gì vì không tạo được gì khác biệt. Các tai nghe nhạc đi kèm sản phẩm, kể cả iPod cũng vậy cũng không đủ để hỗ trợ tái hiện đầy đủ chi tiết của một bài nhạc không nén. Nhưng nếu bạn nâng cấp tai nghe lên những phiên bản cao cấp hơn từ Shure hay Etymotic hay nghe nhạc từ hệ thống âm thanh của Bowers & Wilkins hay Paradigm, bạn sẽ bắt đầu nghe được những chi tiết bạn chưa nghe thấy từ trước tới giờ. Trường âm dù chỉ stereo cũng như được nâng cấp lên 3 chiều với cảm nhận độ sâu và không gian rõ rệt hơn. Trải nghiệm âm nhạc của bạn sẽ như thể tấm màn bao phủ lên cái gọi là chất lượng đã được dỡ bỏ, âm thanh trở nên tự nhiên và trung thực hơn, tiếng chũm chọe biệt lập với tiếng trống nện, tiếng tay miết trên đàn guitar cũng như từng chuyển động mỗi khi chuyển gam hay độ ấm của thùng guitar gỗ trở nên rõ rệt hơn.

Để nâng cấp chất lượng, một số các trang dịch vụ hiện đã bán các bài nhạc không nén FLAC trực tiếp như HDTracks, Magnatune, Zunior hay The Classical Shop… Một số nghệ sĩ cũng bắt đầu tạo ra các phiên bản không nén âm nhạc của mình trên các website, chẳng hạn như Beatles hiện đang bán cả bộ 14 album nhạc không nén trong một USB với định dạng FLAC 24-bit với giá 300 USD, hay Trent Reznor ra mắt phiên bản không nén album Ghost gồm 4 phần của mình thông qua BitTorrent, cơ chế chia sẻ dữ liệu dung lượng cao thông dụng nhất hiện nay.

Mặc dù xu hướng nhạc chất lượng đang dần trờ lại, nhưng nhạc số không nén vẫn chưa thực sự hòa chung vào dòng chảy phổ cập âm nhạc thời đại Internet. Với sự tiện dụng và gọn nhẹ của nhạc nén, các nghệ sĩ, các chuyên gia hòa âm hay các audiophile lo sợ rằng mọi người rồi sẽ không nhận ra được là mình đang nghe cái gì, đang bỏ lỡ cái gì, và rất có thể vì thế mà âm nhạc hi-end rồi sẽ biến mất mãi mãi.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận số người tìm đến với âm thanh số chất lượng cao đang ngày càng nhiều, và với những công nghệ hiện đại, việc tiếp cận đến các nguồn âm thanh nguyên gốc ngày một dễ dàng hơn. Rõ ràng xu hướng mua và nghe những nguồn nhạc số không nén chất lượng cao đang phát triển, và xu hướng rày sẽ tiết kiệm thời gian và tiền của hơn nhiều so với việc người mua đi mua một đĩa CD, mang về nhà rồi lại nén ra ổ cứng, để sau đó đĩa CD trở thành vô dụng.

Các thiết bị di động thế hệ mới nhất như Samsung Galaxy Nexus hay iPhone 4S cũng đã được hỗ trợ phát ama thanh chất lượng cao, theo đó nếu đầu tư một tai nghe cỡ 2 đến 3 triệu đồng, người nghe cũng có thể trải nghiệm được chất lượng âm thanh tuyệt hảo từ nhạc không nén. Các bộ loa dân dụng cũng vậy, có những bộ loa chỉ 2.1 và ở mức 3 đến 4 triệu đồng như Harman/Kardon SoundSticks III cũng có thể cho chất lượng âm thanh trong và rõ không ngờ khi chơi những bản nhạc số không nén chất lượng cao. Những nhà làm nhạc có thể không cần phải lo lắng về sự xuống cấp thị hiếu âm nhạc bởi dòng chảy âm thanh chất lượng cao dù lúc thăng, lúc trầm nhưng vẫn luôn tiếp diễn.

      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Khái niệm về âm thanh nghe nhạc chất lượng cao

Tìm hiểu HRA - khái niệm âm thanh độ phân giải cao Cletov11
Thưởng thức và tìm hiểu âm thanh tạo ra bởi bộ dàn hi-fi là mối quan tâm và niềm đam mê của các bạn nghe nhạc. Để đánh giá bộ dàn được chính xác, chúng ta cần có những khái niệm về chất lượng âm thanh. Sau đây là một số tiêu chí đánh giá về âm thanh hay được dùng khi đánh giá chất lượng bộ dàn hi-fi.

  • Âm sắc: Nói một cách đơn giản, âm sắc dùng để chỉ “màu sắc” của âm thanh. Mọi người thường nói, giọng ca này thật ấm áp, giọng nói kia quá mỏng… Tất cả nhằm ám chỉ sắc màu của thanh âm. Âm thanh cũng giống như ánh sáng, nó có màu sắc, song chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt, mà cảm nhận bằng đôi tai. Thông thường, âm sắc càng ấm áp, âm thanh càng trở nên mềm mại, dịu ngọt hơn; âm sắc càng lạnh lẽo, âm thanh càng trở nên khô cứng.

Âm sắc là nhân tố căn bản để chúng ta có thể phân biệt được sự khác nhau giữa các nhạc cụ hay giọng người. Nghe một nốt nhạc ta có thể phân biệt nó được tạo ra bởi đàn guitare, piano hay violin… đó chính là nhờ âm sắc của mỗi nhạc cụ khác nhau. Xét trên góc độ vật lý, âm sắc của mỗi nhạc cụ hoặc giọng hát phụ thuộc vào cấu trúc và thành phần các hài âm (Harmonic). Âm sắc tái tạo đúng giúp người nghe cảm nhận chính xác được âm thanh của từng nhạc cụ, làm cho âm nhạc trở nên tự nhiên hơn, quyến rũ hơn.

Điều này cũng tương tự trong thế giới thiết bị hi-fi. Bạn có thể nói rằng, dàn máy này nghe ấm áp, ngọt ngào, dàn máy kia tiếng tối, khó… Tuy mỗi người cảm nhận âm sắc không hoàn toàn giống nhau, song về cơ bản không thể nói rằng nóng là lạnh. Đó chính là sự thống nhất chung của chúng ta về âm sắc.

  • Tầng âm và trường âm: Tầng âm (sound stage) và trường âm (sound field) là hai khái niệm dễ nhầm lẫn và khó có sự phân biệt rạch ròi. Nói một cách đơn giản, trường âm là độ rộng của không gian âm thanh và tầng âm là tầng lớp được tạo ra bởi một nhóm các nhạc cụ trong một sự sắp xếp nào đó trong không gian theo chiều sâu (trên sân khấu hay trong phòng thu). Trường âm cho ta cảm giác về độ vang, độ rộng hẹp và kết cấu kiến trúc của phòng hoà nhạc. Trong khi đó, tầng âm cho ta cảm giác các nhạc cụ trong dàn nhạc được bố trí như thế nào, các nhạc công ngồi ai trước ai sau trong không gian… Tầng âm và trường âm là hai yếu tố quyết định rất lớn tính hiện thực và độ hiện diện của âm thanh.

Do âm thanh tái tạo trong phòng nghe của bạn bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự không đều trong đáp tuyến tần số của các thiết bị khuyếch đại, cũng như đặc tính âm học của phòng nghe và vị trí đặt loa… nên tầng âm và trường âm cũng rất đa dạng. Cùng một bộ dàn với những thiết bị giống hệt nhau nhưng được bố trí ở hai phòng khác nhau về kích thước, về vị trí đặt loa, về bố trí đồ đạc… sẽ tạo những tầng âm và trường âm rất khác nhau và hiệu quả, xúc cảm khi thưởng thức âm nhạc cũng rất khác nhau. Tất nhiên, hoàn hảo nhất là tầng âm phải giống như nguyên mẫu của bản ghi âm gốc. Tầng âm và trường âm được tái hiện tốt, bạn sẽ có cảm giác như có thể “chạm tay” vào người ca sĩ hay người nhạc công đang trình diễn.

Mật độ hay sự chặt chẽ của âm thanh: Mật độ còn được gọi là độ đậm đặc, bạn hãy hình dung nó giống như một gram xốp và một gram chì. Cùng một trọng lượng nhưng mật độ vật chất của một gram chì cao hơn nhiều. Vậy “mật độ âm thanh” được cảm thấy như thế nào? Đó chính là sự chặt chẽ trong tiếng cello khi chơi ở phần trầm, ta cảm nhận được độ dính của archet và dòng chảy của sợi dây đàn, hoặc sự đầy dặn đầy ấp tiếng hơi của đàn kèn đồng, tiếng va đập và cộng hưởng tưng bừng của bộ gõ và giọng hát tràn đầy sinh lực… Tất cả các nhạc cụ đều thể hiện tính chặt chẽ trong âm thanh. Tính chất này ít nhiều chịu ảnh hưởng của việc cung cấp nguồn điện cho hệ thống có đủ hay không và đáp tuyến tần số trung và trầm của các thiết bị có tác động rất lớn đến cảm giác chặt chẽ của âm thanh. Vậy ý nghĩa của mật độ và sự chặt chẽ trong âm thanh được tái tạo đúng là gì? Đó là việc nó làm cho giọng hát và nhạc cụ phát ra âm thanh trung thực, tiềm tang nội lực và sáng tạo hơn.

  • Độ trong trẻo: Nếu như bạn có đôi chút kinh nghiệm, bạn sẽ nhận ra rằng một số dàn máy có âm thanh trong như pha lê, nhưng cũng có dàn máy tiếng rất đục, âm thanh bí, không thoát. Trong trẻo là một yếu tố rất quan trọng đối với âm thanh đẹp. Độ trong trẻo cao của cả dàn máy giúp ta nghe được những chi tiết âm thanh dù rất nhỏ trong bản nhạc, sự trong trẻo còn giúp ta tạo ra âm nhạc mềm mại và dịu êm, không gây mệt mỏi; thiếu độ trong, âm nhạc được tái tạo sẽ mang vẻ nặng nề, tù túng… làm ta nghe không thoải mái, dễ mệt mỏi. Độ trong của âm thanh phụ thuộc nhiều vào khả năng tái tạo dải tần số trung, trung cao và treble trong đáp tuyến tần số. Những thiết bị tác động mạnh nhất đến độ trong trẻo của âm thanh là loa, ampli và dây nối.
  • Tính sống động: Sự sống động làm bạn cảm thấy nhạc không phải là thứ nhạc giả tạo mà có cảm giác là đang thưởng thức nhạc sống. Nó là một nhân tố rất quan trọng đối với nhạc tính của một dàn máy, sự sống động phụ thuộc nhiều vào chất lượng của từng thiết bị của bộ dàn. Nhìn chung, các thiết bị có khả năng tạo ra âm thanh trong sáng, rõ ràng, mạnh mẽ… thì sẽ tạo được tính sống động cao. Các bộ âm sẽ làm ảnh hưởng tới độ sống độn của âm thanh, hồi tiếp âm càng nhiều, độ sống động càng giảm. Chính vì vậy, nhiều hãng trên thế giới hiện nay thiết kế những ampli chất lượng cao thường không hoặc sử dụng rất ít hồi tiếp âm để nang cao độ sống động và tính trung thực của âm nhạc.
  • Độ ổn định về không gian của âm thanh: Độ ổn định về không gian là khả năng không bị thay đổi tầng âm, cũng như vị trí các nhạc cụ và giọng hát trong không gian khi có sự di chuyển vị trí ngồi nghe. Các bạn thường thấy nếu ta ngồi nghe ở vị trí trên trục chính giữa hai loa thì có cảm giác âm nhạc phát ra không phải từ hai chiếc loa mà từ “đâu đó” ở khoảng không gian giữa hai loa. Nếu độ hội tụ và ổn định về không gian không tốt sẽ dẫn đến hình ảnh âm thanh bị phá vỡ. Ta sẽ cảm thấy các nhạc cụ và giọng hát “bay” lung tung khắp phòng, làm mất đi sự tập trung chặt chẽ vốn có trong không gian. Một trong những nguyên nhân đầu tiên phá vỡ sự ổn định là do không kiểm soát được âm thanh trực tiếp phát ra từ loa và âm thanh phản xạ từ môi trường nghe (phòng nghe). Các thiết bị của bộ dàn, chất lượng loa, vị trí đặt loa và đặc biệt là kết cấu phòng nghe nhạc ảnh hưởng rất lớn đến tính ổn định của âm thanh. Loa bố trí đứng, phòng nghe được sử lý tiêu âm tốt, hạn chế các sóng phản xạ là nhữngnhân tố quyết định đến độ ổn định, độ nổi của âm thanh.
  • Độ chi tiết của âm thanh: Thật dể hiểu, ai đã từng sử dụng máy vi tính hay xem tivi đều sẽ hiểu độ phân giải là gì. Khả năng thể hiện từng chi tiết khác bịêt của mỗi một thiết bị hình ảnh chính là độ nét hay độ phân giải của thiết bị đó.

Tương tự như vậy, khả năng tái hiện cho thấy sự khác biệt rất nhỏ trong âm thanh của từng nhạc cụ trong bản nhạc, dù chỉ là chút ít gọi là độ chi tiết của âm thanh

  • Tốc độ và đáp ứng quá độ nhất thời: Âm thanh thể hiện sự đáp ứng nhất thời tốt là khả năng tách biệt các nốt nhạc trước và sau một cách dứt khoát không bị “dính” vào với nhau. Tốc độ và khả năng đáp ứng nhất thời của một bộ dàn thể hiện rất rõ ở khu vực tiếng trầm. Nếu không có tốc độ đáp ứng tốt, các tiếng bass sẽ bị “nhoè” vào nhau, tiếng trước chưa dứt thì tiếng sau đã đè lên, làm cho người nghe không phân biệt được từng tiếng bass một cách rõ ràng mà chi nghe thấy một khối âm thanh ầm ì, lẫn lộn. Nhân tố tác động mạnh nhất đến tốc độ và khả năng đáp ứng nhất thời của hệ thống chính là loa. Một cặp loa tốt sẽ tách được các tiếng bass một cách rõ ràng, dù dòng tiếng bass có được chơi rất nhanh. Ngược lại, với những cặp loa subwoofer loại xem phim đem ra để nghe nhạc, bạn sẽ dễ dàng thấy tiếng trầm từ subwoofer như chỉ có mỗi một nốt “ùm, ùm” và tiếng trước “trèo” lên tiếng sau.
  • Độ tương phản và dải rộng của âm thanh: Độ tương phản về âm lượng là sự so sánh giữa các mức âm lượng phát ra từ một bản nhạc. Chúng ta biết độ tương phản của một bản nhạc cổ điển là rất lớn, có nghĩa rằng mức chênh lệch giữa mức âm mạnh nhất (Fortissino) và yếu nhất (Pianissimo) của cường độ âm thanh là rất đáng kể. Một bộ dàn có dải dộng tốt sẽ có khả năng tái tạo lại độ tương phản âm thanh là rất đáng kể. Một bộ dàn có dải động tốt sẽ có khả năng tại tạo lại độ tương phản âm thanh một cách hoàn hảo. Ngược lại, nếu dải động hẹp, âm nhạc sẽ có vẻ như bị gò bó, không tự nhiên thoải mái.
  • Tỷ lệ giữa các nhạc cụ và giọng hát: Độ của từng nhạc cụ là bao nhiêu? Giọng hát nên ở mức nào? Điều này luôn là câu hỏi đối với dân nghiền hi-fi. Thật lý tưởng, nếu kích cỡ được thi nhỏ lại bằng tỉ lệ từ sàn diễn đến phòng nghe của chúng ta. Tuy nhiên, điều này không thể xảy ra trên thực tế. Hãy lấy ví dụ, khi một cây đàn piano song đấu cùng với cây violin. Nếu như âm lượng của cây violin không được đẩy lên trong quá trình thu âm, cây violin sẽ bị “chết chìm” trong tiếng đàn piano. Do vậy khi thu âm, người ta sẽ phải điều chỉnh theo một vài tỷ lệ nhằm thu nhỏ kích cỡ nhạc cụ và âm lượng của giọng hát sao cho phù hợp. Một bộ dàn có âm thanh tốt sẽ thể hiện được đúng những tỷ lệ này, có nghĩa là đem lại một sự hài hoà giữa các nhạc cụ và giọng hát cho người nghe.
  • Đặc tính của thiết bị và sự phối hợp: Một thiết bị trong bộ phận dàn hi-fi cũng giống như một con người, đều có những “cá tính” riêng. Có thiết bị phát ra âm thanh sôi nổi, thân thiện, đam mê lại có những thiết bị có âm thanh sang trọng, tươi sáng… Do đó, có thể nói, sự phối hợp các thiết bị với nhau giống như cuộc hôn nhân, chúng ta nên hết sức thận trọng nhằm đạt được những đặc tính mình muốn. Đôi khi cần phải phát huy hoặc giảm một vài đặc tính nào đó cho các thiết bị trở nên phù hợp với nhau. Điều quan trọng nhất mà bạn cần nhớ là không phải cứ chọn mua tòan thiết bị đắt tiền rồi ghép với nhau là được một thiết bị hoàn hảo, mà bạn cần phải thực sự trải qua quá trình thí nghiệm phối hợp chúng với nhau một cách đúng đắn mới có thể tìm ra được kết quả tốt nhất.

Như vậy, bạn đã có một số khái niệm cơ bản về âm thanh hifi trước khi chọn lựa và mua sắm cho mình một bộ giàn âm thanh phù hợp với mình.

      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Tìm hiểu các chuẩn âm thanh số phổ biến

Tìm hiểu HRA - khái niệm âm thanh độ phân giải cao 134_1
Khi thưởng thức các siêu phẩm điện ảnh thì chúng ta không thể không quan tâm đến yếu tố âm thanh. Xin giới thiêu một số chuẩn âm thanh thông dụng để bạn đọc tham khảo. 
 
Tìm hiểu HRA - khái niệm âm thanh độ phân giải cao 134_2
Khái niệm về DTS?

DTS là viết tắt tên công ty Digital Theater Systems Inc., chuyên về công nghệ âm thanh kỹ thuật số. Bộ giải mã DTS của công ty là một trong những bộ giải mã hàng đầu trong công nghệ âm thanh surround kỹ thuật số 5.1. Có đến hơn 200 triệu bản quyền sử dụng bộ giải mã DTS 5.1 của công ty đang dược sử dụng trong các sản phẩm giải trí điện tử trên thế giới, công nghệ này cũng được sử dụng trên 20,000 rạp chiếu phim KTS. Công ty được thành lập năm 1993, trụ sở chính tại Agoura Hills, California, các văn phòng đại diện ở Anh, Nhật và Trung Quốc.
 
Tìm hiểu HRA - khái niệm âm thanh độ phân giải cao 134_3
Dolby Digital 5.1 là gì?

Được giới thiệu vào năm 1992 trong phim Batman Returns, sau đó được sử dụng ở hàng ngàn bộ phim trên thế giới. Dolby Digital là phát minh mới nhất của Dolby Laboratories, nổi tiếng trong lĩch vực xử lý âm thanh.

Chúng ta hãy xem qua quá trình phát triển của bộ lọc âm thanh Dolby. Đầu tiên là Dolby A-type được áp dụng bộ lọc âm thanh trong phòng thu chuyên nghiệp vào những năm 1970 và Dolby B-type trong những máy nghe nhạc trên thị trường. Vào cuối những năm 70, Dolby cho ra đời bộ lọc Dolby Stereo để xử lý âm thanh cho các rạp chiếu phim. Lúc đó Dolby Stereo có 4 kênh: 2 kênh phải trái cho nhạc, 1 kênh center cho lời thoại và 1 kênh surround cho các hiệu quả âm thanh tiếng động khác. Trong những năm 80, công nghệ phòng thu và các rạp chiếu phim bắt đầu sử dụng Dolby SR (Spectral Recording), một công nghệ tiên tiến hơn hẳn với các âm thanh được trộn ngay từ khi thu, sau đó tạo hiệu ứng không gian. Cuối những năm 80 đầu 90, công ty Dolby bắt đầu áp dụng công nghệ Dolby Surround và sau đó là Dolby Pro Logic vào các hệ thống giải trí trong gia đình (home theater system) sử dụng băng video và đĩa laser, với 4 kênh âm thanh như ở trong rạp chiếu phim vậy. Cho đến nay Dolby Digital mang đến cho bạn 6 kênh âm thanh: 2 kênh phải trái, một kênh center, hai kênh surround phải trái và một kênh cho âm thanh tần số thấp subwoofer. Vì vậy còn được gọi là Dolby 

Digital 5.1

Các bộ lọc âm thanh của Dolby từ hơn 30 năm đều hoạt động bằng cách làm giảm nhiễu âm thanh tới mức thấp nhất khi không có tín hiệu âm thanh và làm tăng khoảng cách giữa âm thanh được thu và nhiễu âm thanh tới mức có thể khiến cho tai người nghe không nghe thấy nhiễu. Khi chuyển từ công nghệ thu thanh thường sang kỹ thuật số, âm thanh sau khi được chứa trong những file quá lớn, một đĩa CD chỉ cho 70 phút âm nhạc, công ty Dolby đã phát triển cách số hóa âm thanh mới (digital audio coding). AC-3 là tên gọi của công nghệ này đời thứ ba cho phép số hóa (coding) âm thanh với tần số thấp hơn (lower sample rate) nhưng vẫn bảo đảm được chất lượng âm thanh. 

Vì vậy dung lượng các file âm thanh AC-3 giảm thiểu đáng kể. Ngoài ra công nghệ này còn hỗ trợ giảm nhiễu âm thanh hiệu quả hơn hẳn bằng cách chia âm thanh ra các dải tần nhỏ khác nhau sau đó mới lọc nhiễu từng phần. Dolby Digital và công nghệ mã hóa âm thanh AC-3 được sửng dụng rộng rãi và trở thành không thể thiếu được trong các máy giải trí gia đình, DVD và HDTV. Dolby Digital trở nên không thể thiếu được trên đĩa phim DVD-Video và được thấy thường xuyên trên đĩa DVD-Audio. Hầu hết các đầu thu & AV Preamp có khả năng giải mã Dolby Digital. Ưu điểm chính của Dolby Digital chính là nó có thể “khít chặt” ở nơi mà âm thanh surround chưa nén không tới được. Một trong các chỗ này là trên một vài vệ tinh TV truyền đại chúng. Bạn cần một đầu thu vệ tinh kỹ thuật số DSS - Dolby Digital, nhưng nó thích hợp cho việc xem phim từ đĩa hơn. Những người say mê âm nhạc biện luận rằng bộ nén 12:1 trên Dolby Digital ít nhiều làm mất chất lượng âm thanh khi so sánh với định dạng âm thanh surround khác như DTS.

Âm thanh Quadrophonic là gì?

Nếu bạn là người điềm tĩnh vào những năm 70, bạn sẽ thích có một hệ thống truyền hình với 4 kênh âm thanh. Nhưng công nghệ này không được phát triển vì chi phí sử dụng quá cao, nhiều mẫu âm thanh đã được thu với 4 kênh trong suốt những năm 70. Hiện nay, một phần trong số đó đã xuất hiện trên các đĩa CDDTS, cũng như các đĩa SACD hay DVD-Audio.

Ambisonics là gì?

Một hệ thống hoạt động tốt hơn Quadraphonic và vẫn còn được sử dụng gọi là Ambisonics. Một nhóm ở Anh đã phát minh ra nó vào cuối thời của Quadraphonic những năm 70. Nguyên tắc cơ bản của Ambisonics là nắm giữ & tạo ra một trường âm thanh trong khoảng cách hiệu quả nhất, chuyển nó với một số kênh & chạy lại nó với một số loa mà bạn có thể xếp đặt một cách hợp lý trong phòng của bạn. Việc thu Ambisonic, tiên phong bởi các công ty như là Nimbus Records, sử dụng một microphone đặc biệt gọi là micro trường âm thanh, hay bộ trộn đa vòng với bộ kiểm soát Ambisonic. 4 kênh cần thiết để truyền tải thông tin, bao gồm chiều cao (và nó có thể sử dụng một hệ thống ma trận – xem phần sau – gọi là UHJ để tạo âm thanh nổi tương thích). Một bộ giải mã trong đầu thu giải mã các tín hiệu để tương thích với bố cục loa của bạn. Ngày nay, Ambisonics là kỹthuật số hoàn toàn và thật sự chi tiết kỹ thuật của DVD-Audio bao gồm sự dự phòng cho việc turyền tín hiệu. Việc thu Ambisonic có thể được giải mã dễ dàng đối với hệ thống loa 5.1 & một vài nhà sản xuất có bao gồm dự phòng này trong đầu thu & preamp của họ. Kỹ thuật âm thanh nổi 3 loa “trường tam” cũng được bắt nguồn từ Ambisonics. Nhiều việc thu DVD sử dụng kỹ thuật Ambisonics, nhưng được giải mã trong phòng thu cho thích hợp với hệ thống chơi lại 5.1. Vì thế bạn có thể không nhận biết được hệ thống đã sử dụng, ngoại trừ lưu ý rằng sựđịnh vị surround rất tốt & âm thanh surround thật hơn nhiều so với những bản thu hiện nay mà bạn tìm thấy thông thường.

Ma trận Surround là gì?

Như mấy năm trước đây, hệ thống âm thanh kỹ thuật số đa kênh surround phải được nén vào 2 kênh cho tương thích với những chương trình truyền thanh & đĩa nhạc âm . Cách này gây mất chất lượng của âm thanh gốc, nhưng vì chỉ một số ít người hiện nay có đầu thu băng & đầu thu đĩa 4 kênh, đa số chỉ sử dụng các máy phát stereo nên đó là cách tốt nhất có thể làm được. Quá trình nén 4 hay nhiều kênh hơn được chia làm hai, sau đó thử cài trở lại vào cuối lúc thu gọi là “lập ma trận” & hệ thống đó gọi là hệ thống “Ma trận Surround”. Dolby, bởi vì sự nổi bật của nó trong thế giới phim ảnh, đã trở thành người đứng đầu với ma trận Dolby Pro Logic và hiện nay là Pro Logic II.

Nhiều chương trình truyền thông trên TV thường được truyền tải trong surround mà sử dụng hệ thống này, và nếu bạn chuyển đầu thu của bạn thành “Pro Logic” hay “Pro Logic II”, bạn có thể sẽ nghe âm thanh surround. Bộ giải mã trong đầu thu hay preamp của bạn sẽ cũng sẽ làm công việc tạo ra hiệu ứng surround từ âm thanh stereo bình thường, mặc dù một số cái có chế độ “Âm thanh siêu nổi” đặc biệt có thể làm tốt hơn trong một vài trường hợp.

Pro Logic II là nâng cấp của Dolby Pro Logic cũ. Pro Logic II có thể thêm vào các thông tin có ý nghĩa đến các loa phía sau của bạn, cái mà thêm vào thật sự để xem TV vệ tinh, cáp kỹ thuật số, chơi video game, xem phim từ một VCR và nhiều nữa. Bất kỳ một đầu thu nào tốt đều có định dạng surround ma trận. Hầu hết chúng có Dolby Pro Logic II. Hãy test kỹ trước khi quyết định. Trong thực tế, nhiều chương trình cần một sự giúp đỡ nhỏ. Mộ đầu thu hay preamp tốt có thể làm được điều đó.
 
Tìm hiểu HRA - khái niệm âm thanh độ phân giải cao 134_4
Thế nào là THX?

  1. THX là bản quyền chứng nhận chính thức (tiêu chuẩn) trên thế giới về chất lượng âm thanh và hình ảnh của các rạp hát, rạp chiếu phim và các công cụ giải trí gia đình (home theater system). Các máy nghe nhạc và xem phim chỉ được cấp chứng nhận THX khi đạt được:
  2. Độ nhiễu âm thanh thấp
  3. Độ cách âm tốt, thí dụ bạn xem phim action với các hiệu quả âm thanh dữ dội, nhưng ở ngoài phòng chiếu phim thì không nghe thấy gì hết.
  4. Độ vang vọng của âm thanh (reverb) đúng theo tiêu chuẩn quy định. Các phòng chiếu và nhà hát phải được thiết kế chống gây tiếng vang không cần thiết.
  5. Phần âm thanh lời thoại phải dễ nghe.5. Âm thanh có tần số cao được nghe rõ và trong suốt.
  6. Âm thanh trầm không gây cộng hưởng ở xung quanh.
  7. Nhà hát hay phòng chiếu phim phải được thiết kế sao cho khán giả ngồi ở bất cứ chỗ nào cũng nghe được âm thanh stereo.Để đạt được điều này, người ta phải sử dụng các máy điện tử chất lượng cao đã được kiểm tra và có chứng chỉ THX. Chúng bao gồm từ am-pli, music processors, hệ thống loa, màn hình và các dụng cụ khác. Hầu hết các máy đạt được chứng chỉ này đều sử dụng bộ lọc âm thanh của Dolby, vì vậy nhiều khi người ta hay nhầm lẫn THX với Dolby. THX không cạnh tranh với Dolby, THX là chứng chỉ chất lượng cho những sản phẩm của Dolby và các hãng khác trong công nghệ xử lý âm thanh. Một số dàn máy nghe nhạc cao cấp dùng trong gia đình cũng đạt được chứng chỉ THX.

Dolby Digital Surround EX?

Sự phát triển tiếp theo của Dolby Digital hợp với chuẩn THX, tạo ra không gian âm thanh rộng hơn bằng cách tạo thêm một kênh âm thanh surround trung tâm (rear center channel)

Dolby Surround Pro Logic?

Đó là bộ giả lập âm thanh surround 5.1 trên cơ sở hai kênh stereo thông thường. Có hai loại Dolby Pro Logic II Movie tạo hiệu ứng không gian cho âm thanh stereo để hấp dẫn người xem, Dolby Pro Logic II Music để tăng cường âm thanh ba chiều khi nghe nhạc.

DTS Digital Surround (nhiều khi viết tắt DTS 5.1) là gì?

Đó là công nghệ mã/giải mã âm thanh surround 5.1 với chất lượng 20-bit, tốt nhất hiện nay trên thế giới của công ty DTS. Công nghệ này mã hóa 6 kênh 20-bit audio (5.1) với dung lượng mà ngày xưa người ta dùng để lưu trữ có 2 kênh 16-bit audio PCM. Chất lượng âm thanh trên mỗi kênh trong 6 kênh này vượt xa chất lượng âm thanh 16-bit trên đĩa CD thông thường.

So sánh DTS Digital Surround với Dolby Digital (AC-3)?

So với công nghệ AC-3 của Dolby, công nghệ DTS cho đĩa laser, CD và DVD sử dụng tỉ số nén ít hơn ¼, cho chất lượng âm thanh tốt hơn. Cho đĩa laser, DTS lưu trữ âm thanh số trên 6 kênh riêng biệt, trong khi Dolby Digital, muốn giữ sự tương thích với các máy phát stereo thường, nên mã hóa toàn bộ 6 kênh trên có vào một kênh analog, giữ nguyên hai kênh stereo PCM thông thường, vì vậy muốn nghe được 6 kênh, máy phát phải có thêm bộ giải mã. DTS cũng truyển tải dữ liệu nhanh hơn so với Dolby Digital AC-3.DTS-ES Matrix 6.1? Có các kênh âm thanh tương tự như Dolby Digital surround EX, song âm thanh surround được cải thiện hơn, chiều sâu phía sau và không gian tốt hơn.

DTS ES Discrete 6.1?

Là âm thanh được mã 6.1 thực thụ (âm thanh được thu thật với 7 kênh, khác với DTS-ES Matrix 6.1 kênh thứ 7 ở trung tâm phía sau được tái tạo từ các kênh còn lại). Định dạng này chỉ tồn tại ở một số đĩa phim DVD.

DTS Neo 6?

Là đối thủ trực tiếp của Dolby Pro-Logic II. Neo 6 Cinema được dùng để xem phim còn Neo 6 Music để nghe nhạc, khi đó kênh center ít được sử dụng để tăng hiểu quả không gian stereo.

Thế nào là THX EX (7.1)?

Nếu bạn có đĩa & preamp có thể chạy 7.1, bạn có thể thêm nhiều loa hơn vào hệ thống của bạn để cải thiện hệ thống của bạn trong việc giải quyết hiệu ứng surround chi tiết & phức tạp của phim hiện đại. THX EX giống như DTS ES, ngoại trừ phim “Chiến tranh giữa các vì sao”, người ta đang gặp nguy khốn vì không xác định rõ các phim trên trong dạng thức. Nhiều khách hàng nhiệt tình yêu cầu cả hai tính năng 6.1 & 7.1 cho thiết bị của họ.

      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất