Ngay cả những máy bay tiêm kích, tàu chiến và tên lửa công nghệ cao nhất cũng vô dụng nếu không có các bom đạn và phần chiến đấu hiện đại. Và ngày nay, khoa học quân sự hiện đại đang phát triển ra những loại bom đạn độc đáo: tàng hình, siêu tốc, siêu mạnh, có độ chính xác phẫu thuật, phi sát thương…
Kinh nghiệm chiến tranh ở Việt Nam cho thấy vũ khí làm thay đổi tương quan lực lượng trên chiến trường như thế nào. Hồi đó, 50 năm trước, các hệ thống tên lửa phòng không Liên Xô đã tiêu diệt hàng trăm tiêm kích và hàng chục máy bay ném bom chiến lược В-52 của Mỹ.
Ngày nay, chất lượng bom đạn có ý nghĩa quyết định. Ngay cả một máy bay piston tho sơ nhất được trang bị một quả bom liệng chính xác cao cũng có khả năng tiêu diệt một hệ thống tên lửa phòng không hiện đại và rút đi yên lành. Còn nếu không muốn mất thời gian thì có thể sử dụng loại bom đạn chỉ trong vòng vài giờ có thể bay quay các đại dương và biến một boong-ke kiên cố nhất thành đống đổ nát.
Sát thủ radar
Tính năng mạnh mẽ của AGM-88E cũng thể hiện ở giá cả
Nhiều thời gian đã trôi qua từ đó và nay tên lửa chống radar siêu âm mới AGM-88E có những khả năng hiếm có.
Tên lửa được trang bị một sensor thông minh dùng để phát hiện bức xạ của các radar đối phương và tự động dẫn tên lửa đến đó. Nhất là các thủ đoạn thay đổi liên tục tần số và ngắt radar đều vô hiệu với tên lửa này vì tên lửa “ghi nhớ” được hướng và tiêu diệt mục tiêu nhờ hệ thống đạo hàng quán tính hay GPS.
Kinh nghiệm các cuộc chiến gần đây cũng được tính đến khi đối phương bố trí các hệ thống tên lửa phòng không trong các sân khu nhà ở và thậm chí trong các bệnh viện. AGM-88E được lắp ngòi nổ lập trình, cho phép giảm thiểu uy lực sát thương của phần chiến đấu 66 kg hoặc ngắt hoàn toàn chế độ nổ của đầu đạn, biến tên lửa thành một mẫu mô hình đúc cao tốc. Tên lửa cũng được trang bị một camera video cao tốc dùng để ghi và truyền đến máy bay các hình ảnh mục tiêu và khu vực xung quanh cho đến thời điểm tiêu diệt mục tiêu.
Tên lửa AGM-88E có chiều dài hơn 4 m và nặng 361 kg, có tầm bắn hơn 100 km và tốc độ đến 2М.
Tên lửa AGM-88E có chiều dài hơn 4 m và nặng 361 kg, có tầm bắn hơn 100 km và tốc độ đến 2М.
Lần đầu tiên, AGM-88 được sử dụng trong chiến dịch El Dorado Canyon chống Libya (1986). Khi đó, trong cuộc tập kích dài 12 phút, gần 100 máy bay Mỹ đã thả 60 tấn bom đạn. Mặc dù các biến thể đầu của AGM-88 có độ tin cậy không cao (15 trong 30 tên lửa phóng đi bắn trượt mục tiêu), quân đội Libya đã mất 5 đơn vị phòng không được trang bị các hệ thống phòng không khác nhau của Liên Xô và Pháp. Người Libya chẳng hề có sự kháng cự đáng kể nào, người Mỹ tổn thất 10 máy bay (theo thông tin của tình báo Liên Xô), phần lớn do nguyên nhân kỹ thuật.
Sau này, các tên lửa AGM-88 đã được sử dụng thành công trong tất cả các cuộc chiến tranh có Mỹ tha gia, được cải tiến nhiều lần cho đến biến thể mới nhất AGM-88E.
Trong cuộc chiến chống Libya năm 2011, người Mỹ chỉ mất 1 máy bay F-15E (vì lý do kỹ thuật). Đóng vai trò không nhỏ trong cuộc chiến tranh không đổ máu của người Mỹ là các tên lửa thông minh AGM-88E.
Bom hạt nhân siêu chính xác
Việc phát triển B61-12 gây ra không ít tranh cãi
Nhờ module này, bom B61-12 sẽ có độ chính xác như bom thông thường chính xác cao, dẫn bằng GPS, tức là tiêu diệt mục tiêu với sai lệch tối đa chỉ 1-2 m.
Dường như, độ chính xác được cho là không cần thiết đối với bom đạn hạt nhân trên thực tế lại rất quan trọng vì cho phép giảm uy lực của phần chiến đấu trong khi giữ được xác suất tiêu diệt mục tiêu cao.
Biến thể B61-12 dẫn bằng GPS có thể có phần chiến đấu có đương lượng nổ “chỉ vẻn vẹn 10-50 kT so với 340 kT ở các biến thể cũ của bom B61.
Điều đó có nghĩa là gì? Trước hết, vũ khí này dễ sử dụng hơn vì không có mưa phóng xạ quy mô lớn, và khi phóng vào các boong-ke ngầm sâu dưới đất thì có thể hoàn toàn tránh được việc gây ô nhiễm môi trường.
Việc phát triển B61-12 gây ra không ít tranh cãi. Nhiều nước đã đào hàng ngàn kiloomet đường hầm và boong-ke với hy vọng tự bảo vệ trước cuộc tấn công có thể xảy ra của không quân Mỹ. Sự hiện diện của B61-12 có thể là sự hấp dẫn lớn đối với các tướng lĩnh Mỹ đang muốn nghiền nát bộ phận khó nhằn của hệ thống phòng thủ đối phương. Cần phải nói rằng, những lo ngại đó trong thập niên 1990 đã buộc Lầu Năm góc từ bỏ việc phát triển các vũ khí hạt nhân chiến thuật, uy lực nhỏ. Nhưng rõ ràng là sau những thất bại và tổn thất ở vùng núi Afghanistan, quân đội Mỹ cuối cùng vẫn quyết làm một vũ khí như vậy để cho chắc.
Hơn nữa, về pháp lý, việc hiện đại hóa B61 không phải là phát triển loại vũ khí hạt nhân mới, điều sẽ khiến cộng đồng quốc tế chỉ trích. Nhất là khi sự hiện diện của B61 trên lãnh thổ EU đang gây sự bất bình ở nhiều người châu Âu. Các quả bom cũ chắc chắn sẽ bị rút khỏi châu Âu, nhưng nguy cơ hạt nhân có nhỏ hơn đi sau khi phát triển bom B61-12?
Mỹ chi khá nhiều tiền (2 tỷ USD) cho việc phát triển B61-12 vì thế cần trông đợi, loại bom mới sẽ được chế tạo đúng thời hạn và sẽ phục vụ ít nhất đến năm 2025.
Bom B61-12 có kích thước và trọng lượng nhỏ (358х33 cm, gần 300 kg), nên cho phép sử dụng từ các máy bay tiêm kích, kể cả các loại tàng hình tối tân F-22, F-35. Có lẽ, trong tương lai, máy bay không người lái X-47B cũng có thể mang loại bom này, biến nó trở thành một vũ khí chiến lược đáng sợ.
Vũ khí vạn năng
Bằng tên lửa DRADM, các máy bay tiêm kích sẽ có thể tiêu diệt hầu
như tất cả, ngoại trừ các hầm hố, công sự kiên cố và các tàu lớn
Bởi vậy, người ta phải cân nhắc chọn lựa các loại bom, tên lửa khác nhau và dĩ nhiên điều đó làm giảm khả năng chiến đấu trong từng tình huống riêng lẻ. Giúp giải quyết bài toán này là đầu tự dẫn vạn năng, 3 chế độ Triple target Terminator (T3).
Hãy hình dung một tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu bay, xe thiết giáp mặt đất và bộ binh với hiệu quả như nhau. Điều đó có được là nhờ các công nghệ điện tử hiện đại, cho phép đồng thời thực hiện một số chế độ dẫn và trao đổi dữ liệu với máy bay mang.
Dĩ nhiên, việc nghiên cứu chế tạo vũ khí vạn năng sẽ đòi hỏi những nỗ lực lớn và những công nghệ tiên tiến nhất. Người ta phải đưa một động cơ, một phần chiến đấu vạn năng uy lực mạnh, chip GPS, radar, các sensor hồng ngoại và laser, thiết bị liên lạc và bộ xử lý để xử lý khối lượng lớn thông tin vào một vũ khí có kích thước như tên lửa không đối không thông thường như AIM-7 hay AIM-120.
Nhưng các nhà khoa học sẽ phải giải quyết vấn đề này vì các máy bay tiến công tàng hình tối tân nhất và tiên tiến nhất có khoang chứa vũ khí lớn, ngoài ra việc treo đủ loại bom đạn cho các mục đích khác nhau là việc làm quá lãng phí theo chuẩn mực hiện nay.
Tháng 11.2010, công ty Raytheon và Boeing đã bắt tay vào phát triển tên lửa siêu âm DRADM với đầu tự dẫn T3. Mẫu chế thử vũ khí vạn năng sẽ sẵn sàng vào năm 2014.
Vũ khí mới sẽ thay thế các tên lửa không đối không AIM-120, tên lửa chống radar AGM-88E và các vũ khí khác của tiêm kích hiện đại. Nhờ các tên lửa DRADM, máy bay tiêm kích sẽ có thể tiêu diệt các mục tiêu cơ động, máy bay không người lái, tên lửa hành trình, xe tăng, bộ binh, xe bọc thép nhẹ, tàu nhỏ, nói chung là hầu như tất cả, trừ các hầm hố, công sự kiên cố và tàu lớn.
Theo hình ảnh trên site của DARPA, chẳng khó nhận dạng ra mục tiêu tiềm tàng đối với DRADM. Mỹ dự định chi 3,25 tỷ USD đến năm 2015 cho chương trình Т3. Siêu bom MOAB và MOP
MOAB có khả năng tiêu diệt bất cứ xe thiết giáp nào trong bán kính mấy trăm mét
Bom MOAB (GBU-43/B) được trang bị phần chiến đấu BLU-120/B, chứa 8,4 tấn thuốc nổ đặc biệt H6.
Thuốc nổ này bao gồm hợp chất RDX (cyclotrimethylenetrinitramine), TNT và bột nhôm.
Thuốc nổ H6 được sử dụng trong các ngư lôi, thủy lôi và các vũ khí tương tự, nơi khả năng chịu va chạm và an toàn trong sử dụng có ý nghĩa quan trọng (không khó để tưởng tượng hậu quả một vụ nổ ngư lôi bên trong một tàu ngầm hay của bom MOAB giữa một căn cứ không quân).
Khác với loại bom trước BLU-82 cỡ 6,8 tấn, MOAB được trang bị bộ khí tài dẫn theo GPS, nên tăng được cơ bản độ chính xác ném bom. Kinh nghiệm sử dụng BLU-82 ở Việt Nam, vịnh Persique và Afghanistan đã cho thấy rằng, để đánh bom chính xác mục tiêu, các phi công buộc phải hạ thấp độ cao rất mạnh nên có nguy cơ lọt vào vùng sát thương của chỉnh quả bom của mình. Bom mới MOAB có thể thả từ mọi độ cao và nó luôn rơi chính xác vào mục tiêu.
Không loại trừ bom GBU-43/B đã được sử dụng thực chiến lần đầu tiên ở vùng núi Afghanistan, song sự thực thì không biết thế nào vì ít ai có khả năng ách quan đánh giá uy lực của một vụ nổ như vậy và ở gần để phân biệt bom 6,8 tấn BLU-82 với bom 9,7 tấn MOAB.
Tháng 10.2011, Không quân Mỹ bắt đầu nhận vào trang bị siêu bom chống boong-ke MOP (GBU-57/B)
Với bom MOAB, có thể tức thì tạo cửa mở đi qua bãi mìn dày đặc nhất hoặc tạo bãi đổ quân bằng phẳng cho trực thăng ở trong khu rừng rậm nhất.
Trước hết, siêu bom này dùng để đánh gục tinh thần của đối phương, tấn công mục tiêu diện tích lớn, phá hủy các con đường núi, hẻm núi và đèo, hạ tầng công nghiệp...
Ngày 11.9.2007, một máy bay ném bom chiến lược Tu-160 đã thả một siêu bom của Nga. Khác với MOAB, đây là bom nổ khối. Nó rải ra một đám mây xon khí sau đó đám mây được mồi cháy và tiêu diệt mục tiêu bằng nhiệt độ cao và sự chênh lệch áp suất quá lớn. Theo giới quân sự Nga, đây là vũ khí phi hạt nhân uy lực nhất thế giới, có sức công phá tương đương 44 tấn TNT. Trong thử nghiệm, bom đã hủy diệt tất cả các mục tiêu trong bán kính 300 m. Trọng lượng thuốc nổ trong siêu bom của Nga ước 7-7,8 tấn. Hiện chưa có thông tin gì về việc sản xuất loạt bom mới.
Tháng 10.2011, Không quân Mỹ đã bắt đầu nhận vào trang bị siêu bom chống boong-ke MOP (GBU-57/B). Bom có chiều dài 6,2 m và đường kính 0,80 m, tỷ lệ chiều dài và đường kính như vậy cho phép quả bom 13,6 tấn xuyên qua 60 m bê tông cốt thép (5.000 psi) hoặc đến 8 m bê tông cốt thép siêu vững chắc (10.000 psi).
MOP không đơn giản là “thùng chất nổ” khổng lồ dùng để đe dọa tất cả bằng uy lực khó tin. Đây là vũ khí được thiết kế tốt, dành cho các mục đích cụ thể. GBU-57/B có khả năng tiêu diệt hầu như mọi loại boong-ke và biến thành những tòa nhà lớn và vững chắc nhất thành đống đổ nát. Các tham số chính xác của phần chiến đấu loại bom tối tân vẫn được giữ bí mật, theo giới quân sự Mỹ, trên thế giới không có loại boong-ke chống nổi MOP.
Cần lưu ý rằng, chỉ có vũ khí hạt nhân mới có thể tiêu diệt hoàn toàn các đường hầm dài dưới mặt đất hay hệ thống boong-ke. Tuy vậy, MOP có thể gây tổn hại lớn cho bất kỳ mục tiêu nào và với xác suất cao, loại nó ra khỏi vòng chiến.
Giống như MOAB, bom GBU-57/B cũng được dẫn bằng hệ dẫn quán tính/GPS, nhưng có thể sử dụng từ cả máy bay ném bom B-52 và máy bay ném bom tàng hình В-2.
Sát thủ thầm lặng
Loại đạn hàng không độc đáo ADM-160 MALD trông giống như một quả bom bình thường, nhưng nó lại làm một nhiệm vụ hoàn toàn khác. Khí cụ bay nhỏ, có cánh, dài 2 m và nặng 136 kg được trang bị một động cơ phản lực mini và thiết bị đặc biệt cho phép… tạo giả một máy bay tiêm kích hay ném bom.
Một máy phát lắp trong phần mũi đạn phát đế anten thu của radar tín hiệu vô tuyến tạo giả xung radar phản xạ từ máy bay.
Chiến thuật sử dụng MALD như sau: máy bay tiêm kích bay đến gần khu vực hoạt động của phòng không đối phương, phóng MALD rồi bắt tay vào làm nhiệm vụ chính của mình, trong khi lực lượng phòng không hay máy bay đánh chặn đang loay hoay dòm lên màn hình radar để dò đoán đâu là máy bay thật, đâu là ảo ảnh điện tử.
Theo giới quân sự Mỹ, việc sử dụng MALD sẽ cho phép giảm tổn thất khi đột phá hệ thống phòng không mạnh của đối phương. ADM-160 có tầm bay 926 km, bởi vậy có thể phóng đi cả tốp đạn tạo giả từ lâu trước khi máy bay xâm nhập khu vực hoạt động của các radar tên lửa phòng không. Kết quả là trắc thủ tên lửa phòng không nhìn thấy trên màn hình một tốp mục tiêu bay với tốc độ đến 0,8 М, cơ động với quá tải đến 2 g. Có thể, trắc thủ radar đoán rằng ẩn phía sau 5-10 mục tiêu giả là một tiêm kích thật và nguy hiểm chết người, nhưng trong khi quyết định được đưa ra, nhiều mục tiêu giả bị bắn thì máy bay tiêm kích xác định các tọa độ của các hệ thống phòng không và sẵn sàng phóng đi các tên lửa chống radar.
Đạn tạo giả MALD có thể làm thay đổi nghiêm trọng cán cân lực lượng trên chiến trường. Cần hiểu rằng, đây không phải là siêu vũ khí cho phép bay xuyên qua dễ dàng hệ thống phòng không địch. Các đạn tạo giả bay bay trong đợt không kích đầu tiên sẽ thu hút về mình phòng không đối phương, buộc đối phương tiêu hao đạn dược, thay đổi các trận địa tên lửa phòng không sau khi bắn vào các mục tiêu giả, và nói chung là làm suy yếu lá chắn phòng không đối phương từ trước khi các tiêm kích và máy bay ném bom bên mình bay đến.
Đạn tạo giả ADM-160 có giá 120.000 USD còn chưa được nhận vào trang bị và chưa được sử dụng trong thực chiến. Tuy vậy, Không quân Mỹ đã đưa vào trang bị biến thể ADM-160J dùng để gây nhiễu và tác chiến điện tử.
Ví dụ MALD cho thấy rằng, ngày nay, đôi khi điều quan trọng hơn không phải là sự hoàn tiện kỹ thuật của phương tiện mang mà là chất lượng của đạn dược. Chẳng hạn, hàng chục, thậm chí hàng trăm ADM-160 với sự hỗ trợ của container phóng đặc biệt MCALS có thể được phóng từ một máy bay vận tải quân sự thông thường. Máy bay tiêm kích dưới sự che chắn của các đạn tạo giả và gây nhiễu MALD không nhất thiết phải là siêu cơ động, tàng hình hay có thiết bị trên khoang tiên tiến.