Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

LQ2
LQ2 Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 547

Danh vọng : 1176

Uy tín : 51

(Genk.vn) - Đi nghĩa vụ quân sự là thể hiện lòng yêu nước mà bất cứ ai cũng phải có. Đừng biến trách nhiệm và lòng yêu nước thành thứ có thể mua bán...

Phản hồi thông tin đóng tiền để thay nghĩa vụ quân sự: "Lòng yêu nước không thể đổi bằng tiền!" Quy-di10
“Không thể đóng tiền để thay nghĩa vụ quân sự (NVQS). NVQS gắn liền với tri thức quốc phòng và nghĩa vụ bảo vệ đất nước, là trách nhiệm của mọi công dân, tiền không thể thay thế được!”. Bạn đọc Nguyễn Văn Tám bày tỏ ý kiến trước phát biểu “khi sửa Luật NVQS sẽ tính tới việc cho phép đóng một khoản tiền để thay thế” của trung tướng Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, trong bài trả lời phỏng vấn Báo Người Lao Động.

Cho đóng tiền thay đi nghĩa vụ quân sự:
Đừng đổ lỗi dân số đông

Theo bạn đọc Nguyễn Văn Tám, Việt Nam nên học tập mô hình NVQS của Đài Loan. Theo đó, mỗi công dân nam khi đủ tuổi quy định đều phải tham gia NVQS và tự chọn cho mình một binh chủng, nơi thích hợp để thi hành. Ví dụ kỹ sư về máy có thể đăng ký NVQS ở một trung đoàn sửa chữa xe tăng. Khi xảy ra chiến tranh, anh ta sẽ là sĩ quan của đơn vị này. Bất kỳ ai nếu thuộc diện đi NVQS mà không tham gia, sẽ bị xử lý, bị từ chối xuất cảnh.

Việc Trung tướng Trần Đình Nhã lấy lý do dân số nước ta đông để nói rằng “không thể ai đến tuổi cũng phải đi NVQS hết nên phải tính toán để thay thế” không được số đông bạn đọc đồng tình. Trên thực tế, dân số Đài Loan trên 25 triệu người, thấp hơn 4 lần Việt Nam trong khi diện tích của vùng lãnh thổ này nhỏ gấp hơn 6 lần của ta. Tính theo tỉ lệ dân thì Đài Loan đông dân hơn Việt Nam.

Phản hồi thông tin đóng tiền để thay nghĩa vụ quân sự: "Lòng yêu nước không thể đổi bằng tiền!" 1-nghiavu3-5a819-1385362350778
Vấn đề mà đông đảo bạn đọc đặt ra, đó là các quy định chế tài, xử lý người không tham gia NVQS từ nhiều năm qua không đươc thực hiện nghiêm minh; có hiện tượng tiêu cực, lo lót xảy ra nên mới có chuyện nhiều người trốn tránh NVQS. Ở Hàn Quốc, mọi công dân, từ công nhân nhà máy đến kỹ sư, bác sĩ, văn nghệ sĩ, vận động viên nếu tìm cách trốn NVQS đều bị truy tố trước pháp luật. “Nếu chúng ta làm nghiêm theo cách này thì mọi người sẽ có ý thức cao hơn trong việc tham gia NVQS. Luật pháp nghiêm sẽ điều chỉnh hành vi, ý thức của người dân” – một bạn đọc góp ý.

Về việc có hiện tượng lo lót, chạy chọt để không tham gia NVQS mà theo trung tướng Trần Đình Nhã là có nhưng không đáng kể, một số bạn đọc cho rằng phải làm rõ việc này và có biện pháp chấn chỉnh vì nó làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật. ‘Tôi thấy việc lo lót xảy ra khá phổ biến. Thanh niên muốn tránh nghĩa vụ quân sự thì phải đút lót tiền cho phường đội, huyện đội, những người trong hội đồng tuyển NVQS” – một bạn đọc nói. Nhiều bạn đọc còn chỉ ra thực trạng ngay cả trong trường hợp bắt buộc phải tham gia NVQS, thanh niên thuộc gia đình khá giả đã tìm cách ở nhà. Do đó, nếu dùng biện pháp đóng tiền để thay thế thì càng tạo điều kiện cho số đông người giàu trốn tránh, dẫn đến thiếu công bằng, phân biệt.

Đi NVQS là yêu nước

Còn nhớ những năm 1985, người dân các huyện Vũ Thư, Vũ xương, tỉnh Thái Bình di cư vào tỉnh Bình Thuận, lập thành hợp tác xã Công Chính thuộc xã Nam Chính, huyện Đức Linh. Cuộc sống di cư những năm đầu vốn rất khó khăn, nhiều gia đình thiếu gạo ăn, phải đi làm thuê cuốc mướn. Ấy vậy nhưng khi nhà nào có người được gửi giấy triệu tập tham gia NVQS thì gia đình, dòng họ, hàng xóm rất vui mừng, tự hào. Họ mổ trâu, giết heo mở tiệc linh đình thâu đêm rồi sáng ra kéo nhau ra Huyện đội Đức Linh để tiễn con em lên đường nhập ngũ. Gần 30 năm qua, hầu hết thanh niên tại đây đều tham gia NVQS, không trốn tránh, bị chính quyền nhắc nhở.

Phản hồi thông tin đóng tiền để thay nghĩa vụ quân sự: "Lòng yêu nước không thể đổi bằng tiền!" 1385362204313 
Nói thế để thấy khi khơi gợi được lòng yêu nước, giúp người dân thấy được niềm tự hào khi được triệu tập đi làm nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả thì không cần chờ đến sự nghiêm minh của pháp luật, mọi người vẫn tự nguyện tham gia.

Chính vì lý do này, bạn đọc Lòng Dân nói: “Đi NVQS là thể hiện lòng yêu nước mà bất cứ ai cũng đều phải có. Đó còn là trách nhiệm của toàn dân, không thể đem đồng tiền ra để mua được. Đừng biến trách nhiệm và lòng yêu nước thành thứ có thể mua bán mà có tội với tổ tiên, với đất nước này”.

Dẫu vậy, một số bạn đọc băn khoăn nếu làm nghiêm, làm tốt, ai ai cũng đi NVQS thì lấy đâu ra tiền để nuôi một lực lượng đông đảo như thế. Về băn khoăn này, bạn đọc tranh luận khá sôi nổi, cho rằng cần phải có chính sách hậu NVQS phù hợp. Bạn đọc Người Công Chứng lập luận: “Một năm có cả triệu thanh niên đủ tiêu chuẩn nhập ngũ, nếu không tính toán kỹ thì ngân sách nuôi quân sẽ vỡ, rồi các tiêu chuẩn khi phục vụ xong trong quân ngũ phải giải quyết chứ không thể để quân nhân khi xuất ngũ về không có công ăn việc làm”.

Theo bạn đọc này, điều quan trọng nhất là cần huy động các nguồn lực tài chính cho quốc phòng, quân đội để đầu tư cho lực lượng tham gia NVQS; song song đó điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới các chính sách về giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người hoàn thành NVQS trở về.
 
Theo NguoiLaoDong
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Bên lề kỳ họp Quốc hội chiều 25/11, “cha đẻ” ý tưởng nộp tiền thay thế nghĩa vụ quân sự - Ông Trần Đình Nhã- Phó Chủ nhiệm Ủy ban QPAN của Quốc hội chia sẻ với phóng viên về giải pháp hiện còn nhiều ý kiến khác nhau này.

Phản hồi thông tin đóng tiền để thay nghĩa vụ quân sự: "Lòng yêu nước không thể đổi bằng tiền!" Img_9910

Ông Trần Đình Nhã - Phó Chủ nhiệm UBQPAN trao đổi với phóng viên chiều 25/11
Dư luận đang có nhiều ý kiến khác nhau với ý tưởng có thể dùng tiền thay thế nghĩa vụ quân sự ông đưa ra. Liệu quy định như vậy có đảm bảo được sự công bằng trong xã hội, đặc biệt giữa gia đình nghèo với những người giàu có?

Vấn đề là có tổ chức làm được việc này hay không? Ở nước ngoài người ta có thể làm công ích hay làm một việc gì đó để chia sẻ, vì đó là nhiệm vụ chung.

Tôi đi tiếp xúc cử tri, nhiều người cũng phản ánh, nhà ông bà bên cạnh cho con em họ đi buôn, đi học, không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, trong khi con cái họ thì phải đi.

Bây giờ mình phải đặt ở cương vị của người tham gia và không tham gia nghĩa vụ. Nghĩa vụ là nghĩa vụ chung. Nhưng con em người khác đi làm nghĩa vụ quân sự, còn con em mình lại không thì có ăn năn gì không?

Vậy qua nghiên cứu ông thấy các nước có áp dụng hình thức này nhiều không?

Người ta áp dụng bằng nhiều hình thức. Các nước người ta không gọi là nghĩa vụ quân sự mà là lính chuyên nghiệp. Họ được trả lương hẳn hoi và gia đình phải ký hợp đồng mới được.

Còn chúng ta xây dựng quân đội dựa trên nghĩa vụ quân sự. Vậy anh phải hiểu xem nghĩa vụ quân sự nó là cái gì?

Thứ hai, đừng đánh đồng việc thực hiện nghĩa vụ quân sự với việc tổng động viên khi đất nước có chiến tranh. Hai việc này khác nhau. Lúc có chiến tranh thì chẳng phân biệt tuổi tác gì, ai cũng phải đi, không đi bị siết quân luật ngay, ra tòa án binh ngay.

Cũng có ý kiến của ĐBQH trong ngành quân đội cho rằng: “Đã là xương máu thì không thể đổi bằng tiền được”. Ông nghĩ sao về ý kiến này?

Đúng là xương máu thì không thể đổi thành tiền được. Nhưng làm thế nào để tạo ra sự công bằng cho những người không phải bỏ xương máu với những người phải bỏ xương máu ra? Mà nghĩa vụ là nghĩa vụ chung. Anh phải xem những gia đình có con đi bộ đội người ta nghĩ thế nào?!

Phải chăng việc thực hiện nghĩa vụ hiện nay cũng đang có những tiêu cực?

Tôi chưa nói đến tiêu cực. Nhưng tôi nói giờ mỗi năm có 1 triệu thanh niên đúng tuổi phải đi làm nhiệm vụ nghĩa vụ quân sự, nhưng lại chỉ đi được mấy vạn. Vậy số người còn lại người ta nghĩ thế nào? Sự công bằng ở đâu? Anh giỏi thì tìm lời giải đi.

Ở nước ngoài, ngoài việc dùng tiền người ta có thể thực hiện những nhiệm vụ nào khác để thay thế?

Người ta có thể thực hiện những nhiệm vụ công ích, phục vụ không công và có tổ chức, chẳng hạn như đi quét đường. Hiến pháp chúng ta đã bỏ lao động công ích nhưng nhiều nước vẫn thực hiện.

Người ta cũng đặt ra giả thiết nếu quy định như vậy thì sau này sẽ còn mấy ai gia nhập quân đội? Khi đưa ra ý tưởng trên, ông có lo ngại việc này không?

Thế nên giải pháp trên mới phải suy nghĩ. Vì nghĩa vụ quân sự là phức tạp, nên phải nghiên cứu làm thế nào để thực hiện việc thay thế đảm bảo được công bằng.

Tôi chưa nói đến công bằng xương máu mà tôi nói anh làm thế nào để đảm bảo sự công bằng giữa các gia đình có người đi bộ đội và gia đình khác không phải đi. Anh tìm cho tôi một hình thức công bằng đi? Anh nghĩ giải pháp đi? Chúng ta đừng nghĩ gia đình có con em đi bộ đội người ta không nói gì, khi con người khác vào Đại học, còn con em họ lại phải đi nghĩa vụ quân sự hai, ba năm.

Khi đưa ra ý tưởng này, ông có thực hiện thăm dò dư luận không? Nếu có thì những ý kiến về việc này như thế nào?

Thực ra đây mới chỉ là ý tưởng thôi, đã bàn đâu, đã xây dựng Luật nghĩa vụ quân sự đâu.

Ý tưởng này muốn triển khai thì phải dựa vào Hiến pháp. Nhưng bây giờ Hiến pháp đã không đề cập nữa. Vậy ý tưởng này có khả năng thực hiện không?

Cái này anh Phan Trung Lý (Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội - PV) đã giải thích rồi. Khi ý tưởng này đưa ra sẽ xem xét tại Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi.

Xin cảm ơn ông!


Nghĩa vụ đầu tiên vẫn phải là bảo vệ tổ quốc

Phản hồi thông tin đóng tiền để thay nghĩa vụ quân sự: "Lòng yêu nước không thể đổi bằng tiền!" Img_9911

Trung Tướng Trần Văn Độ
Tôi ủng hộ ngay từ đầu giải pháp này. Thời đại này không bao giờ đến độ tuổi mà phải đi nghĩa vụ quân sự hết cả. Nhưng đừng có đặt vấn đề lựa chọn anh có tiền, anh nộp thì không phải đi. Hiểu như thế là chưa đúng.

Hiện chỉ 5% người đi nghĩa vụ quân sự thôi, còn 95% khác thì không làm gì à? Anh không đi nghĩa vụ quân sự được, thì anh phải có nghĩa vụ thay thế ở phía sau. Nhưng nghĩa vụ đầu tiên vẫn phải là nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Hai cái đều là nghĩa vụ chứ không nên đặt vấn đề công dân có quyền lựa chọn một trong hai nghĩa vụ, mà trước hết phải là nghĩa vụ quân sự, xây dựng quân đội chính quy trong thời hiện đại.

Để đảm bảo công bằng thì anh phải thực hiện nghĩa vụ thay thế khác. Hoặc lao động công ích, cũng có thể đóng góp bằng tiền, để xây dựng, đầu tư cho nền quốc phòng toàn dân.

Một số nước như Hàn Quốc, Nga người ta vẫn thực hiện nghĩa vụ thay thế. Chiến tranh chúng ta ngày xưa có dân quân hỏa tuyến, có thanh niên xung phong… Bây giờ cũng thế, và mục đích vẫn là bảo vệ Tổ quốc.

ĐBQH - Trung tướng Trần Văn Độ
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất