Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

LQ2
LQ2 Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 547

Danh vọng : 1176

Uy tín : 51

Theo báo “Bưu điện Hoa Nam buổi Sáng” số ra ngày 1/8, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, con trai của một vị anh hùng cách mạng Trung Quốc, có thể có nhiều cơ hội hơn so với những người tiền nhiệm trong việc giành được sự tin tưởng và ủng hộ chính trị của ban lãnh đạo quân đội nước này. 

Tập Cận Bình: Vị Tổng tư lệnh PLA nhiều ảnh hưởng 27331110
Cố lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông từng có câu nói nổi tiếng rằng “quyền lực đến từ nòng súng”. Nhiều thập kỷ sau, một nhà lãnh đạo khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc dường như đang thực hiện đúng theo phương châm ấy. Khi Trung Quốc tiến hành kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA 1/8/1927-1/8/2013)(*), Chủ tịch Tập Cận Bình đang là Tổng Tư lệnh quân đội, với nhiều triển vọng thuận lợi hơn so với hai người tiền nhiệm trong việc xử lý các vấn đề quân sự. Quả thực như vậy, các chuyên gia phân tích nói rằng sự thể hiện của Chủ tịch Tập Cận Bình trong vai trò lãnh đạo kép là Tổng Bí thư ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Quân ủy Trung ương đã trở nên quan trọng hơn so với những thay đổi hành chính mà ông đã thực hiện trên cương vị Chủ tịch nước. 

Ông Tập Cận Bình tiếp quản chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương, cơ quan quyết sách tối cao của quân đội Trung Quốc, từ ông Hồ Cẩm Đào vào tháng 11 năm 2012, cùng thời điểm ông trở thành Tổng Bí thư và vài tháng trước khi trở thành Chủ tịch nước. Thực tế rằng việc ông Tập Cận Bình tiếp quản ngay chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương – không giống như Hồ Cẩm Đào, người phải chờ hai năm để Giang Trạch Dân chuyển giao lại chức vụ này – được coi là một dấu hiệu cho thấy nhà lãnh đạo này kiểm soát quyền lực khá tốt. Khi đến thăm Bộ Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh hôm 29/7 ngay trước ngày thành lập PLA lần đầu tiên trên cương vị Chủ tịch Quân ủy Trung ương, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã nhấn mạnh rằng PLA với 2,3 triệu quân cần phải “phục tùng nghiêm túc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc” và phải “tuyệt đối trung thành và đáng tin cậy.” 

Giống như các nhà lãnh đạo cấp cao trong thời kỳ hậu Đặng Tiểu Bình, ông Tập Cận Bình đang tìm cách xây dựng một mối quan hệ vững mạnh với các lực lượng vũ trang, một mối quan hệ mà nhà lãnh đạo này coi là nhân tố chủ chốt trong việc củng cố vị thế Tổng Tư lệnh và Tổng Bí thư của mình. Chỉ trong mấy tháng, ông Tập Cận Bình đã thị sát các đại quân khu và thăm các binh sĩ của tất cả các quân chủng PLA cũng như lực lượng cảnh sát vũ trang và lực lượng hải giám. Ông Tập Cận Bình cũng đã đến thăm một căn cứ không quân nằm sâu trong sa mạc Gobi và các căn cứ hải quân trên các hòn đảo ở Biển Đông. 

Trong các chuyến thăm này, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã không để phí thời gian khi khẳng định với các sĩ quan và binh sĩ rằng việc tăng cường sức mạnh quân sự là một trọng tâm trong kế hoạch của nhà lãnh đạo này nhằm hiện thực hóa việc phục hưng đất nước. Ông Nghê Lạc Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quyền lực Biển và Chính sách Quốc phòng thuộc Đại học Khoa học Chính trị và Luật pháp Thượng Hải nhận định: “Ông ấy đã thể hiện quyền chỉ huy mạnh mẽ đối với các lực lượng vũ trang bằng cách thường xuyên thị sát gần như toàn bộ lực lượng trong một thời gian ngắn như vậy.” 

Trong khi đó, ông David Tsui, Giáo sư Thỉnh giảng tại Đại học Tôn Dật Tiên ở Quảng Châu cho rằng “những động thái của Tập Cận Bình nhằm củng cố sự kiểm soát của nhà lãnh đạo này đối với các lực lượng vũ trang đã diễn ra nhanh chóng, thường xuyên và kiên quyết.” Các chuyên gia phân tích nói rằng ông Tập Cận Bình, con trai của vị anh hùng cách mạng Trung Quốc Tập Trọng Huân, có thể có nhiều thuận lợi hơn so với Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào trong việc giành sự tin tưởng của ban lãnh đạo cấp cao PLA, và do đó giành được sự ủng hộ chính trị cần thiết để thúc đẩy sự thay đổi chính trị. Cha đẻ của ông Tập Cận Bình, ông Tập Trọng Huân, là một viên tướng cấp cao tại đơn vị Hồng vệ binh ở Tây Bắc Trung Quốc, từng chiến đấu trong cuộc nội chiến Trung Quốc cùng với Mao Trạch Đông. Ông Tập Trọng Huận cũng là người đã giúp Đặng Tiểu Bình thúc đẩy cải cách kinh tế tư bản chủ nghĩa và chính sách mở cửa của Trung Quốc vào cuối những năm 1970. 

Giáo sư David Tsui, một chuyên gia phân tích quân sự, cũng là con trai của một vị tướng PLA, cho rằng “điều này giúp cho ông Tập Cận Bình có được sự tôn trọng nhất định trong ban lãnh đạo cấp cao PLA, và do đó giúp nhà lãnh đạo này giành được sự ủng hộ chính trị cần thiết cho việc hành động thúc đẩy thay đổi, điều mà những người tiền nhiệm của ông ấy như Giang Trạch Dân và Hồ Cầm Đào chưa làm được”. Các chuyên gia phân tích cũng chỉ ra rằng nhà lãnh đạo Tập Cận Bình khác với hai người tiền nhiệm là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào ở chỗ nhà lãnh đạo này được chuyển giao cùng một lúc cả hai chức vụ Tổng Bí thư và Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Chuyên gia Nghê Lạc Hùng nhận định: “Tập Cận Bình đã tiến nhanh hơn cả Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào bởi vì ông ấy có thể đảm nhận chức Tổng Tư lệnh PLA mà không có thêm một nhà lãnh đạo cao cấp nào giám sát từ phía sau.” 

Không giống như những người tiền nhiệm, ông Tập Cận Bình cũng có kinh nghiệm quân sự. Từ năm 1979 đến năm 1982, nhà lãnh đạo này từng là thư ký riêng của Bộ trưởng Quốc phòng và Chánh văn phòng Quân ủy Trung ương Cảnh Tiêu, người từng là thuộc cấp của ông Tập Trọng Huân. Chuyên gia David Tsui cho rằng kinh nghiệm này đã giúp cho ông Tập Cận Bình “có thêm kiến thức về chiến lược quân sự”, điều cũng đã giúp cho nhà lãnh đạo này giành được sự kính trọng của các tướng lĩnh và quân nhân chuyên nghiệp. Các chuyên gia phân tích nhấn mạnh rằng ông Tập Cận Bình đã nhanh chóng giải quyết 3 vấn đề chủ chốt trong lực lượng vũ trang: kỷ luật lỏng lẻo, đạo đức suy thoái và tham nhũng tràn lan. 

Chuyên gia phân tích Nghê Lạc Hùng nói rằng là một người thuộc thế hệ “Cách mạng Đỏ thứ hai” ông Tập Cận Bình có lẽ đã nhận thấy sự nghiêm trọng của các vấn đề bên trong quân đội và những hậu quả của việc không giải quyết được những vấn đề đó. Giáo sư Tsui nhận định rằng lập trường mạnh mẽ của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình trong việc chống lại những vấn đề tiêu cực trong quân đội chắc chắn sẽ vấp phải sự phản kháng, nhưng “hành động cứng rắn như vậy cũng phản ánh sự tin tưởng của ông Tập Cận Bình vào quyền lực của ông ấy đối với quân đội cũng như quyết tâm của nhà lãnh đạo này trong việc làm trong sạch hàng ngũ”. Nạn tham nhũng trong PLA phần lớn vẫn nằm trong bóng tối bất chấp việc giới phân tích tin rằng nó cũng nghiêm trọng như vấn đề tham nhũng trong các cơ quan dân sự của Trung Quốc. Tuy nhiên, báo chí năm 2012 nói rằng Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần PLA, Trung tướng Cốc Tuấn Sơn, đã bị đưa vào diện điều tra, bị cáo buộc bán đất thuộc sở hữu của PLA cho các doanh nghiệp phát triển dự án. Song PLA chưa bao giờ xác nhận cáo buộc này. 

Từ khi lên nắm quyền đến nay, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã ban hành một loạt mệnh lệnh để nâng cao hành vi đạo đức, tăng cường huấn luyện quân sự, và việc đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng cùng thói xa hoa lãng phí cũng được nhà lãnh đạo này thực hiện trong công tác lãnh đạo dân sự. Giáo sư David Tsui cho biết ông theo một số nguồn tin từ PLA, một chương trình “khắc khổ” chưa từng có tiền lệ đang được tiến hành. Ông Tập Cận Bình cũng đã ra lệnh cho các tướng lĩnh và sĩ quan sống và tập luyện như các binh sĩ thông thường ít nhất là 2 tuần trong một chiến dịch quy mô lớn nhằm nâng cao đạo đức và cải thiện phương pháp làm việc. Nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc cũng đã tiến hành một chiến dịch truy quét nạn sử dụng sai mục đích biển số xe quân sự, nhiều xe ô tô hạng sang được dùng vào mục đích vi phạm pháp luật. Cho đến trước khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, các xe ô tô hạng sang mang biển kiểm soát quân sự có chủ sở hữu là các sĩ quan đương nhiệm hoặc đã về hưu hoặc thậm chí là các thành viên gia đình họ vẫn có thể được nhìn thấy khắp mọi nơi. Đây là một bằng chứng có giá trị cao chứng tỏ sự tham nhũng trong quân đội Trung Quốc. 

Theo những quy định mới, việc sử dụng biển kiểm soát quân sự trên một số thương hiệu ô tô cao cấp – bao gồm các loại xe Mercedes-Benz mới, Jaguar và BMW – đã bị cấm. Giáo sư David Tsui nói rằng ông đã không nhìn thấy những chiếc ô tô hạng sang như vậy mang biển kiểm soát quân sự tại những thành phố mà ông đến gần đây. Điều này cho thấy chiến dịch của ông Tập Cận Bình đang phát huy hiệu quả. Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình cũng đã ra lệnh cho PLA tăng cường sự nhận thức về “chiến đấu thực tế” và yêu cầu các lực lượng vũ trang “sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng vào mọi thời điểm”. Ông Tập Cận Bình cũng đã ra lệnh tiến hành nhiều hơn những cuộc tập trận quân sự liên quan đến các hoạt động mô phỏng thực chiến. Chuyên gia Nghê Lạc Hùng tin rằng nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đang cố gằng xây dựng một PLA có cả năng lực quân sự và sự trung thành chính trị đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, một mục tiêu sẽ vấp phải nhiều khó khăn. 

Tuy nhiên, Giáo sư Kerry Brown, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Đại học Sydney (Ôxtrâylia), đồng thời là Giám đốc Mạng lưới Nghiên cứu Trung Quốc và Tư vấn châu Âu - một cơ quan do Liên minh châu Âu cung cấp tài chính - nói rằng ông Tập Cận Bình có thể đạt được mục tiêu chính trị của mình. Giáo sư Kerry Brown cho biết: “Tôi không rõ liệu ông Tập Cận Bình có được cho là có một chiến lược quân sự hay không nhưng dĩ nhiên là ông ấy muốn tăng thêm uy tín cho quân đội và muốn có lực lượng này đứng cạnh mình. Tuy nhiên, khuôn khổ cho sự kiểm soát dân sự đối với quân đội đã được những người tiền nhiệm của ông ấy thực hiện tốt. Tất cả những gì Tập Cận Bình phải làm là đảm bảo rằng các lực lượng vũ trang không gia tăng những yêu cầu về ngân sách dành cho họ để tránh chi tiêu của họ vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Và ông ấy phải đảm bảo rằng các lực lượng vũ trang đủ khả năng duy trì sự đồng thuận và sự phối hợp trong các vấn đề biên giới lãnh hải hiện nay. Tôi nghĩ rằng quân đội ở đó là để phục tùng và điều này là một việc tương đối dễ dàng đối với ông ấy”./.

Mỹ Anh (gt)

-------------------------
PLA - People’s Liberation Army - Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (Trung văn giản thể: 中国人民解放军, Trung văn phồn thể: 中國人民解放軍, phiên âm Hán Việt: Trung Quốc Nhân dân Giải phóng Quân), gọi tắt là Nhân dân Giải phóng quân hoặc Giải phóng quân, là lực lượng vũ trang chủ yếu của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

PLA cũng còn được gọi là đội quân "bát nhất" 八一, chữ "bát" 八 (có nghĩa là "tám") và "nhất" 一 (có nghĩa là "một") - được gắn lên quân kỳ và quân huy - biểu thị cho ngày mồng 1 tháng 8 năm 1927, được xem là ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, ngày Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc khởi nghĩa Nam Xương.

Đây là quân thường trực lớn nhất thế giới và bao gồm các lực lượng: hải quân, không quân, và lực lượng hạt nhân.
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất