Tổ hợp tên lửa S-300
Tổ hợp tên lửa S-300 của Việt Nam
Là hệ thống tên lửa đa kênh, có khả năng theo dõi và tấn công cùng lúc 6 mục tiêu, dẫn đường và chỉ thị mục tiêu cho 12 tên lửa. Đặc điểm nổi bật của tổ hợp S-300 – tính cơ động cao.
Thời gian triển khai tổ hợp, chuyển trạng thái từ cơ động sang chiến đấu trong vòng 5 phút. Hiện các tổ hợp tên lửa đang được biên chế, khai thác sử dụng ở khu vực Đông Âu và châu Á, tên lửa có ý nghĩa chiến lược, chiến dịch và có thể có ý nghĩa thay đổi cán cân lực lượng.
Cho đến nay, theo thông tin chính thức thì chưa hề tham gia chiến đấu, chỉ tham gia diễn tập. Nhưng các chuyên gia phòng không đánh giá tổ hợp S-300 là tổ hợp vũ khí có năng lực chiến đấu rất tốt.
Theo thông số thống kê không chính thực đến năm 2010, hiện nay đang có khoảng 2100 tổ hợp S-300 trên toàn thế giới với nhiều phiên bản được hiện đại hóa theo yêu cầu khách hàng. Sự phát triển tiếp theo của S-300 là thế hệ tên lửa chống tên lửa đạn đạo và phòng không S-400, được đưa vào biên chế năm 2007.
Tổ hợp tên lửa S-300 khá lớn tuổi, lần đầu tiên được đưa ra công chúng là trong cuộc diễu binh trên Quảng trường Đỏ ngày 09/05/1990, nhân kỷ niệm 45 năm ngày Chiến thắng Phát xít Đức. Từ đó S-300 luôn có mặt trong các cuộc diễu binh hùng mạnh.
Súng trường tấn công AK (Avtomat Kalashicov)
Súng trường AK Kalashicov, được phát triển bởi các kỹ sư Liên Xô, chủ nhiệm thiết kế thượng sĩ Mikhain Kalashicov, được đưa vào biên chế trong lực lượng vũ trang Liên bang Nga vào năm 1949 với định danh AK – 47. Súng trở thành nổi tiếng khi tham gia chiến tranh ở Việt Nam.
Người Việt Nam gọi đơn thuần là AK, súng AK trở thành phổ biến bởi những tính năng kỹ chiến thuật vượt trội của nó trên chiến trường đến mức kể cả binh sĩ Mỹ cũng cố gắng có được khẩu súng AK thay vì dùng vũ khí theo biên chế. Súng AK thay thế cả súng trường tấn công và súng máy cá nhân.
Từ những năm 1950-x đến nay, súng trường AK được nâng cấp và hiện đại hóa rất nhiều lần: tăng cường tốc độ bắn, độ chụm của đạn, cỡ đạn giảm xuống còn 5,45-mm đồng thời cũng thiết kế các súng AK sử dụng đạn tiêu chuẩn NATO cỡ 5,56x45 mm.
Vào năm 2011 tập đoàn "Izhmash" phát triển mẫu vũ khí mới trên cơ sở của AK là mẫu súng АК-12, súng đã trải qua các thử nghiệm cấp nhà máy và cấp quốc gia vào năm 2013. Theo kế hoạch, súng sẽ được biên chế cho các lực lượng vũ trang Liên bang Nga.
Súng trường AK-12
Vào những năm 1950-x giấy phép sản xuất súng trường АК được chuyển giao cho 18 nước. Cho đến ngày nay 11 nước vẫn sản xuất súng trường АК không có lisence. Theo công ty Rosoboronexport đến năm 2009 tất cả các giấy phép đều đã hết hạn, nhưng các nước vẫn tiếp tục sản xuất.
Súng AK được đưa thành biểu tượng quốc kỳ của một số nước Mozambique (biểu tượng quốc huy, cờ, từ năm 1975), Zimbabwe (quốc huy, từ năm 1980), Burkina Faso (quốc huy trong 1984-1997). Súng cũng là một trong những vũ khí được sử dụng nhiều nhất trong điện ảnh thế giới.
AK được đưa vào sách “Kỷ lục Guinness” do đứng hàng thứ nhất về vũ khí cá nhân, cho đến ngày nay, các súng AK chiếm 15% tổng số tất cả các loại hỏa khí cầm tay trên thế giới. Súng chiếm vị trí thứ nhất trong tất cả các sáng chế của thế kỷ 20, trên cả vũ khí nguyên tử và công nghệ vũ trụ.
Tàu ngầm mang tên lửa chiến lược hạng nặng dự án 941 "Akula"
Chiếc tàu ngầm nguyên tử hạng nặng mang tên lửa chiến lược dự án 941 "Akula" được đưa lên đà đóng tàu của nhà máy "Sevmash" vào tháng 6.1976, hạ thủy vào ngày 23/09/1980. Chiếc tàu ngầm hiện đại này là câu trả lời đáp cho dự án tầu ngầm hạng năng Ohio của Mỹ. Kích thước thực của tàu ngầm Akyla tương đương một tòa nhà 9 tầng (dài 172 m, rộng 23 m, mức ngấn nước đủ tải 11,2m).
Tầu ngầm nguyên tử lớp Akula phóng tên lửa đạn đạo
Vũ khí chủ yếu của tàu ngầm là tổ hợp tên lửa hạt nhân chiến lược D-19 với hai mươi hầm phóng tên lửa đạn đạo 3 tầng nhiên liệu rắn Р-39 "Variant". Tầm bắn của tên lửa là 8300 km, đầu đạn được lắp đặt 10 đầu đạn thứ cấp với hệ thống tự dẫn và có đương lượng nổ 100 kT mỗi đầu đạn.
Tên lửa có thể phóng được dưới nước ở độ sâu 55 m hoặc trên mặt nước. Ngoài vũ khí chiến lược, tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ nòng 533 mm và 8 tên lửa vác "Igla-1". Tàu có biên chế thủy thủ đoàn là 160 người, trong đó có 52 sĩ quan. Trên tàu có salon nghỉ ngơi, phòng thể thao, bể bơi 4×2 m có độ sâu 2 м, đựng đầy nước biển lọc sạch và làm ấm, phòng tắm nắng, phòng tắm hơi ốp gỗ sồi, ‘góc thiên nhiên”. Lính thủy gọi Akyla là “khách sạn nổi Hilton”.
Theo kế hoạch sẽ có bảy chiếc Akula được đóng mới, nhưng theo hiệp ước SALT-1 thì chỉ có 6 tàu được hạ thủy, chiếc thứ 7 (ТК-210 được tháo dỡ tại nhà máy). Ngày nay 5 chiếc đã có quyết định tái sử dụng, chiếc thứ 6 TK-208 "Dmitry Donskoy" được hiện đại hóa theo dự án 941UM và sử dụng để thử nghiệm SLBM mới "Bulava".
Những điều thú vị với Akula: Lượng giãn nước của Tàu ngầm nguyên tử Akula lớn hơn cả lượng giãn nước của tàu sân bay hạng nặng "Đô đốc Gorshkov", sau khi đại tu toàn bộ đã chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ với tên gọi mới "Vikramaditya".
Sáu tàu ngầm dự án "Akula" được ghi trong Sách kỷ lục Guinness là tàu ngầm lớn nhất. Trước khi tàu được hạ thủy, dưới mức ngấn nước có vẽ hình cá mập, sau này trên đồng phục của thủy thủ đoàn cũng đeo phù hiệu hình cá mập.
Tổ hợp tên lửa, súng phòng không tầm gần "Pantsirzh-C1".
"Pantsir-C1" Tổ hợp tên lửa, súng phòng không tự hành tầm gần được chế tạo vào năm 1994. Ngày 16.11.2012 theo chỉ lệnh của Thủ tướng Nga Dmitry.A. Medvedev, tổ hợp được biên chế chính thức vào các lực lượng vũ trang Nga.
Tổ hợp "Pantsir-C1" được thiết kế nhằm bảo vệ các mục tiêu dân sự và quân sự tầm gần và cận gần trước mọi đòn tấn công đường không của các phương tiện bay hiện đại hiện có và trong tương lai. Đồng thời cũng có thể bảo vệ các mục tiêu trước những đòn tấn công trên mặt đất và trên mặt nước.
"Pantsir-C1" là một tổ hợp súng tự động và tên lửa phòng không tầm gần được lắp đặt trên khung sườn của xe bánh xích, xe bánh hơi, kéo rơ moocs hoặc lắp đặt cố định. Kíp điều khiển có 2 đến 3 người. Hỏa lực phòng không song song đồng thời bằng súng phòng không và tên lửa.
Tổ hợp phòng không tầm gần Pantsirzh-C1
Điểm đặc biệt của tổ hợp "Pantsir-C1" là hệ thống radar khóa và theo dõi mục tiêu đa kênh, nối trực tiếp với hệ thống súng máy và tên lửa, phát hiện mục tiêu ở độ cao 0 m và khoảng cách là 200m đến độ cao 15 km và tầm xa là 20 km. Hai hệ thống điều khiển độc lập radar và hệ thống quang điện tử cho phép tiến hành khóa 4 mục tiêu cùng một lúc.
Tốc độ khóa đạt đến 10 mục tiêu trong một phút. Một tổ hợp "Pantsir-C1" xuất khẩu có giá thành từ 13,15 đến 14,67 triệu đô la Mỹ. Tổ hợp "Pantsir-C1" có mặt trong biên chế của các nước như Algeria, Brazil, Iran, Morocco, UAE (Các tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất), Oman, Syria có hơn 36 tổ hợp "Pantsir-C1" 96К6, được nhập khẩu từ năm 2008 đến năm 2011 theo hợp đồng đã ký từ năm 2006, có thể mua của Nga đến 50 tổ hợp và khoảng 700 tên lửa.
Máy báy tiêm kích đa nhiệm hạng nặng siêu cơ động Su- 27
Su-27 Máy bay tiêm kích đa nhiệm hạng nặng siêu cơ động là máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4, được phát triển bởi Văn phòng nghiên cứu thiết kế thuộc Tập đoàn sản xuất máy bay Sukhoi Chuyến bay đầu tiên của nguyên mẫu Su–27 được tiến hành vào ngày 20/05/1977. Sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 1982. Năm 1984 máy bay tiêm kích có định danh là Su–27 được đưa vào biên chế trong quân đội Xô viết.
Những máy bay chiến đầu này được đưa ra công bố tháng 07/1989 trong triển lãm hàng không ở le Bourget. Máy bay Su–27 trở thành máy bay tiêu chuẩn cho một số lớn các biến thể cải tiến và hiện đại hóa như Su-27UB huấn luyện, Su-33 máy bay trên tàu sân bay cho không quân Hải quân, máy bay tiêm kích đa chức năng Su-30, máy bay tiêm kích Su-27M, Su-35 , cường kích ném bom chiến trường Su-34 và nhiều biến thể khác.
Tiêm kích Su-27
Su–27 có mục đích sử dụng là máy bay tiêm kích đánh chặn hạng nặng có bán kính hoạt động tầm xa, là máy bay có nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không. Su–27 có khả năng bay đến độ cao 18,5 km, đạt tốc độ bay đến 1400 km/h, tầm xa hoạt động đến 3530 km. Vũ khí trang bị có: súng máy cơ nòng 30 mm, tên lửa không đối không, rockets, bom từ 100 đến 500 kg.
Cho đến ngày nay, Su–27 là một trong những máy bay chiến đấu cơ bản của Không quân Nga (đến năm 2013 trong biên chế có 260 máy bay Su–27), có mặt trong biên chế của các nước thuộc khối SNG, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước khác. Máy bay chiến đấu Su–27 được thế giới công nhận là một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới trong thế kỷ 20 theo đánh giá của tạp chí quốc tế Flight International.