Pháo Non light of sight (NLOS) là loại pháo tự hành ngắm bắn gián tiếp từ xa, được nghiên cứu và chế tạo trong khuôn khổ dự án “Hệ thống tác chiến tương lai” (FCS) của Bộ quốc phòng Mỹ. Khác với loại pháo Light of sight (LOS) ngắm bắn trực tiếp cần khoảng cách khá gần đối với mục tiêu, pháo NLOS có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách xa hơn rất nhiều. Đối với một số chuyên gia, trong thời đại vũ khí có điều khiển và chính xác cao như hiện nay thì pháo tự hành LOS chỉ là “tàn dư” của thế kỷ trước. Tuy nhiên, loại pháo tự hành NLOS sau khi được phát triển đã làm thay đổi hoàn toàn quan niệm về pháo tự hành.
Dựa trên ưu điểm của pháo tự hành, Mỹ phát triển một hệ thống tác chiến từ xa, có khả năng ngắm bắn mục tiêu cách 30km. Hệ thống này bao gồm một xe pháo tự hành NLOS-C hoặc NLOS-M, một thiết bị bay không người lái để xác định mục tiêu hoặc cũng có thể xác định mục tiêu trực tiếp từ lính trinh sát. Pháo NLOS có khả năng ngắm bắn vô cùng chính xác, do các máy tính đã tính toán trước được đường đạn, có khả năng hạ gục cả những mục tiêu đang di chuyển.
Các quan sát viên Quốc phòng Mỹ dự đoán rằng pháo tự hành NLOS sẽ là chía khóa hệ thống hỗ trợ hỏa lực gián tiếp của FCS. Giúp giảm thương vong cho quân đội, đồng thời tăng hiệu quả của toàn bộ lực lượng tác chiến trên mặt đất. NLOS chính là đột phá hoàn toàn mới trong công nghệ pháo binh.
Hệ thống mạng của FCS được gọi là LandWarNet, có khả năng thu thập những hình ảnh, thông tin trực tiếp từ chiến trường về trung tâm chỉ huy, sau đó được chuyển đến từng người lính. Giúp chỉ huy và những người lính nắm rõ tình hình chiến trường cũng như các đồng đội của mình một cách tốt nhất.
Các phương tiện bay không người lái này bao gồm các mẫu:
- Phương tiện bay siêu nhỏ(MAV) Class I, trang bị cấp trung đội.
- Phương tiện bay không người lái Class II,trang bị cấp đại đội.
- Phương tiện bay không người lái Class III,trang bị cấp tiểu đoàn.
- Phương tiện bay không người lái Class IV MQ-8B Fire Scout, trang bị cấp lữ đoàn.
Tám xe mặt đất có người điều khiển bao gồm:
- Xe chỉ huy và diều khiển (C2V)
- Xe trinh sát và giám sát (RSV)
- Xe thiết giáp chở quân (ICV)
- Xe chiến đấu lắp pháo (MCS)
- Xe pháo lựu ngắm bắn gián tiếp (NLOS-C)
- Xe pháo cối ngắm bắn gián tiếp (NLOS -M)
- Xe quân y và cứu tải thương (MV)
- Xe bảo dưỡng và thu hồi (MRV)
Tất cả những xe chiến đấu hiện nay có tính năng kỹ chiến thuật, khả năng sống còn, quy trình bảo dưỡng và sửa chữa khác nhau. Nếu chỉ xét về hệ thống động lực và hệ treo, mỗi một xe trong số các xe tăng thiết giáp hiện nay của Lục quân Mỹ có bánh xích, bánh tỳ, bánh nâng, trục bánh xe và các bộ phận lắp ghép điều chỉnh hướng, bánh sao chủ động phía sau, các bánh căng xích, động cơ, hộp số và máy phát điện khác nhau.
Xe mặt đất không có người điều khiển
- Xe robot vũ trang(ARV)
- Xe robot đa dụng/hậu cần và vũ trang (MULE)
- Xe không người điều khiển cỡ nhỏ (SUGV)
Tổng mức đầu tư cho cả hệ thống tác chiến FCS đã lên tới 117 tỷ USD. Tuy nhiên công nghệ quân sự và sức mạnh hỏa lực vượt trội chỉ nhằm mục đích để tiến tới hòa bình, để có thể giải quyết xung đột trong khi giảm thiểu thiệt hai của cả hai bên, các biện pháp ngoại giao vẫn luốn được đặt lên hàng đầu