Tàu khu trục chống ngầm của Hải quân Nga.
Tên lửa chống ngầm mà Hải quân Nga đang có kế hoạch hiện đại hóa là loại tên lửa có cánh mang thủy lôi. Nguyên tắc hoạt động của loại vũ khí này là khi tên lửa bay đến gần mục tiêu, thủy lôi tách ra khỏi tên lửa và được thả xuống nước bằng dù. Sau khi tiếp nước, thủy lôi với hệ thống xác định tọa độ mục tiêu sẽ tự tìm đến mục tiêu là các tàu ngầm hay tàu nổi của đối phương và tiêu diệt chúng.
Theo một nguồn tin từ Bộ tư lệnh Hải quân Nga thì trước mắt Hải quân nước này sẽ hiện đại hóa 39 tổ hợp 85 RU “Rastrub”, và sau đó sẽ hiện đại hóa tiếp các tổ hợp 83 R “Vodapad” (Thác nước) , 84R “Metel” (Bão tuyết), 86R và 88R “Vecher” (Gió) và các biến thể mang bom ngầm của chúng.
Các tàu chiến- phương tiện mang các tổ hợp tên lửa này hiện đang được niêm cất bảo quản ở Severomorsk (Biển Bắc), Sevastopol (Biển Đen), Primorsk và Camchatka (Thái Bình Dương). Nội dung chính trong việc hiện đại hóa là thay thế các thiết bị điện tử trên tên lửa và tổ hợp phóng sẽ do Tập đoàn “Nhà máy hàng không Smolensk” đảm nhiệm. Tên lửa 85R- là tên lửa chống ngầm chủ yếu hiện đang có trong biên chế của các tàu nổi kiểu “Admiral”, các tàu khu trục tên lửa hạng nặng kiểu “Kirov”.
Tên lửa URK-5 “Rastrub-B” của Hải quân Nga.
Chức năng: trang bị cho các tàu chống ngầm hạng nặng và tàu tuần tiễu để tiêu diệt các tàu ngầm, tàu nổi và tàu vận tải của đối phương.
Tính năng kỹ- chiến thuật :
- Độ cao tối đa khi bay:
Khi tiêu diệt tàu ngầm: 400m
Khi tiêu diệt tàu nổi: 15m
- Cự ly bắn: Tối đa 50km
Khi tiêu diệt tàu ngầm: 5km
Khi tiêu diệt tàu nổi: 10km
- Độ sâu tiêu diệt tàu ngầm: 20- 500m
- Tốc độ hành trình tối đa: 290 (m/s)
- Thời gian chuẩn bị phóng sau khi nhận chỉ thị mục tiêu: 15 giây
- Chiều dài: 7.205 mm.
Còn một lý do rất quan trọng nữa của việc hiện đại hóa các tổ hợp tên lửa trên nhưng không được đề cập tới trong thông báo của Bộ tư lệnh Hải quân Nga, cụ thể là theo Phó chủ tịch thứ nhất Viện Hàn lâm các vấn đề địa - chính trị Nga K.Sivkov thì tuy các tên lửa này được đưa vào trang bị cho Hải quân Liên Xô từ những năm 60 của thế kỷ trước nhưng những tính năng kỹ - chiến thuật của chúng không hề lạc hậu.
Khả năng có thể thay thế (hoặc hiện đại hóa) thành phần tác chiến của chúng (thủy lôi trên các tên lửa mang) cho phép tiếp tục duy trì loại tên lửa này trong trang bị một thời gian rất dài nữa.
Tên lửa RUM-139 VL-АSRОC của Hải quân Mỹ.
Ngoài ra, các tên lửa chống ngầm của Nga là tên lửa có điều khiển và đưa thủy lôi đến điểm thả một cách chính xác, trong khi các tên lửa của Mỹ như RUM-139 VL- ASROC là tên lửa không điều khiển, bay theo quỹ đạo đường đạn. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh các tên lửa 86R và 86R mang thủy lôi (của Nga) đã có các biến thể mang đầu đạn hạt nhân, nhưng hiện nay chúng đã được đưa ra khỏi trang bị.
Công tác hiện đại hóa các tổ hợp tên lửa chống ngầm dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối tháng 8/2014. Tổng kinh phí cho nhiệm vụ này là 41,3 triệu rúp (khoảng 1,3 triệu USD).