Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

DuyHung
DuyHung Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1260

Danh vọng : 2272

Uy tín : 32

Giải pháp Hệ thống cáp cấu trúc - Open Cabling System

Open Cabling System - Hệ thống cáp có cấu trúc mở. Là một giải pháp cung cấp đến cho khách hàng một hệ thống cáp hoàn chỉnh nhất trong hiện tại và phát triển trong tương lai. Vì là hệ thống mở nên có thể tích hợp được với tất cả các thiết bị viễn thông tin học của tất cả các hãng sản xuất trên thế giới.

Hệ thống cáp có cấu trúc có nhiệm vụ cung cấp các kết nối vật lý phục vụ cho các ứng dụng cụ thể như sau:

-       Hệ thống Mạng truyền dữ liệu (Data).
-       Hệ thống mạng Thông tin (Telephone).
-       Các ứng dụng khác của một toà nhà thông minh như: Camera IP, BMS, …

Hệ thống cáp cấu trúc Building
1. Các thành phần của một hệ thống cáp có cấu trúc

   Theo tiêu chuẩn của TIA/EIA một hệ thống cáp có cấu trúc được cấu thành bởi 07 thành phần chính sau đây:

-       Work Area (Đầu ra khu vực làm việc)
-       Horizontal Cabling (Đường kết nối cáo ngang)
-       Telecommunications Room (Phòng viễn thông)
-       Backbone Cabling (Đường kết nối cáp trục chính)
-       Equipment Room (Phòng thiết bị)
-       Entrance Facilities (Lối vào cáp)
-       Administration (Hệ thống quản trị)

1.1.   Work Area

   Là khu vực từ vị trí outlet (có thể gắn trên tường, dưới bàn hay dưới sàn nhà) tới thiết bị sử dụng (PC, máy in, điện thoại…). Khoảng cách giữa vị trí outlet tới thiết bị được khuyến cáo là không quá 5 mét. Vị trí này nằm cách các outlet điện không quá 1 mét.

1.2.   Horizontal Cabling

   Là khoảng không gian đường đi cáp từ vị trí Work Area đến tủ đấu nối thiết bị tại phòng viễn thông (Telecommunication Room). Khoảng cách giữa hai vị trí này được khuyến cáo không vượt quá 90 mét.

1.3.   Telecommunications Room

   Là phòng phục vụ chính cho hệ thống phân phối cáp ngang. Phòng này sử dụng cho đấu nối trung gian (intermediate) và đấu nối chính (main cross-connects). Có hai kiểu đấu nối cáp sử dụng cho việc kết nối các hệ thống cáp và thiết bị đó là  đấu thẳng (interconnections) và đấu chéo (Cross-connections).

1.4.   Backone Cabling

   Là hệ thống cáp cung cấp việc kết nối giữa các phòng viễn thông, phòng thiết bị, nơi đấu nối đầu cuối và lối vào cáp. Có thể là hệ thống cáp nối giữa các tòa nhà trong một khu campus.

1.5.   Equipment Room

   Là phòng chứa các thiết bị chủ động, các thiết bị kết nối đầu cuối như Patch Panel, Rackmount quang… là nơi kết nối trung gian giữa hệ thống cáp từ Entrance Facility và các outlet.

1.6.   Entrance Facility

   Là phòng cung cấp các kết nối viễn thông cho đầu ra cáp của tòa nhà và đầu vào cáp backbone pathway giữa các tòa nhà. Là nơi vào cáp của các nhà cung cấp dịch vụ.

1.7.   Administration

   Đây là phần quản trị của hệ thống. Bao gồm việc đánh nhãn, lập hồ sơ, bản vẽ… cho phép người quản trị hệ thống có thể quản lý tất cả các thiết bị trong toàn hệ thống, có thể dễ dàng bảo trì, nâng cấp khi cần thiết.

2.    Các loại mô hình của một hệ thống cáp có cấu trúc

    Một hệ thống cáp cấu trúc được thiết kế dựa trên hai mô hình chính đó là mô hình quản lý phân tán (DNA) và mô hình tập trung (CNA).

2.1.        Mô hình quản lý phân tán (DNA)

   Trong mô hình này, hệ thống cáp tại các tầng được kéo về một tủ tập trung đặt tại các tầng hoặc khu vực gần đó, từ các tủ tập trung này sẽ kết nối về tủ trung tâm chính qua hệ thống cáp trục chính (Backbone).

Hệ thống cáp cấu trúc Dna
   Mô hình này có những đặc điểm thuận tiện và bất tiện cụ thể như sau:

   Ø  Thuận lợi
   -       Dùng cho các tòa nhà lớn và khu campus
   -       Dựa trên tiêu chuẩn thiết kế của TIA/EIA và ISO
   -       Giảm số lượng cáp Trục chính

  Ø  Bất lợi
   -       Cần nhiều thiết bị điện tử (converter, switch,…)
   -       Không thuận tiện cho MAC
   -      Tăng thời gian và chi phí quản lý
   -       Không tận dụng hiệu quả các cổng mạng

2.2.   Mô hình quản lý tập trung (CNA)

   Trong mô hình này, hệ thống cáp được quy hoạch tập trung toàn bộ về một tủ chính đặt tại phòng trung tâm của toàn hê thống.

Hệ thống cáp cấu trúc Cna
    Cũng như mô hình quản lý phân tán, mô hình quản lý tập trung có những đặc điểm thuận lợi và bất lợi cụ thể như sau:

   Ø  Thuận lợi
   -       MAC đơn giản, ít tốn kém
   -       Giảm thời gian và chi phí quản lý
   -       Tận dụng hết khả năng của các cổng mạng
   -       Dựa trên tiêu chuẩn TIA/EIA TSB-72
   -       Giảm không gian cho các Telecomunications closet
   -       Dễ di dời hệ thống cáp
   -       Giảm điểm hư hỏng trên switch

   Ø  Bất lợi
   -       Chi phí lắp đặt ban đầu cao
   -       Tăng chi phí thiết bị điện tử cho cáp quang

3.  Các tiêu chuẩn Viễn thông

   Một hệ thống cáp có cấu trúc chuẩn phải được thiết kế và triển khai dựa trên một hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế, các tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là TIA/EIA:

Hệ thống cáp cấu trúc Iso
3.1. TIA/EIA-568B

   Tiêu chuẩn TIA/EIA – 568B là tiêu chuẩn về kết nối hệ thống cáp viễn thông cho tòa nhà thương mại, thường được áp dụng tại châu Mỹ và châu Á.

   Mục đích: Cho phép lập kế hoạch và lắp đặt hệ thống kết nối cáp cấu trúc cho các tòa nhà thương mại. Chỉ định một hệ thống cáp chung hỗ trợ môi trường nhiều loại sản phẩm với nhiều nhà cung cấp.

3.2.  TIA/EIA-569B

   Tiêu chuẩn TIA/EIA-569B là tiêu chuẩn về không gian và đường cáp cho tòa nhà thương mại. Bao gồm pathway (đường cáp – cách đi cáp từ nơi này sang nơi khác) và space (không gian – vị trí các thiết bị và đầu cuối viễn thông).

   Mục đích: Chuẩn hóa các chỉ định thiết kế và xây dựng bên trong và giữa các tòa nhà, hỗ trợ môi trường truyền tín hiệu và kết nối các thiết bị viễn thông.

3.3.   TIA/EIA-606A

   Tiêu chuẩn TIA/EIA-606A là tiêu chuẩn quản trị cơ sở hạ tầng viễn thông trong tòa nhà thương mại.

   Mục đích: Cung cấp một hệ thống hỗ trợ quản trị thống nhất, độc lập với các ứng dụng. Thiết lập chỉ dẫn cho các chủ sở hữu, người dùng, nhà sản xuất, tư vấn, nhà thầu, nhà lắp đặt, quản trị viên… có liên quan đến việc quản trị (và đặt nhãn) cơ sở hạ tầng viễn thông.

3.4.   ANSI-J-STD-607A

   Tiêu chuẩn ANSI-J-STD-607A là tiêu chuẩn yêu cầu về tiếp đất và liên kế cho tòa nhà thương mại trong công nghiệp viễn thông.

   Mục đích: Cho phép lập kế hoạch, thiết kế và lắp đặt hệ thống tiếp đất viễn thông, không cần biết về hệ thống viễn thông sẽ lắp đặt sau đó. Hỗ trợ môi trường nhiều loại sản phẩm với nhiều nhà cung cấp, cũng như thực tế tiếp đất cho các hệ thống.

3.5.   TIA/EIA-942

   Tiêu chuẩn TIA/EIA-942 là tiêu chuẩn cho một hệ thống cáp dành cho trung tâm dữ liệu (Data Center Cabling).

   Mục đích: Chuẩn hóa thiết kế và lắp đặt hệ thống cáp cho một cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu, tối ưu hóa được nhu cầu sử dụng ở mật độ cao cho trung tâm dữ liệu. Chỉ định một hệ thống cáp chung hỗ trợ môi trường nhiều loại sản phẩm với nhiều nhà cung cấp trong một trung tâm dữ liệu.

3.6.  TIA/EIA-862

   Tiêu chuẩn TIA/EIA-862 là tiêu chuẩn áp dụng cho việc thiết kế một hệ thống điều khiển tự động cho toàn tòa nhà thương mại. Cho phép điều khiển tự động tất cả hệ thống an ninh, hệ thống quan sát (CCTV), hệ thống báo cháy, hệ thống quản lý môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, hệ thống quản trị nguồn điện ánh sáng bên trong và bên ngoài tòa nhà…

   Mục đích: Tiêu chuẩn TIA/EIA-862 chuẩn hóa thống nhất công nghệ cáp, kiến trúc, thiết kế, lắp đặt, kiểm tra đo lường cho một hệ thống tự động toàn tòa nhà (BAS) trong các tòa nhà thương mại. Hệ thống cho phép đáp ứng tất cả các thiết bị, các loại cáp, các chuẩn kết nối, các công nghệ khác nhau trong cùng một hệ thống cáp cấu trúc. Một đặc điểm quan trọng khác “hệ thống điện áp thấp” (audio/video paging, service/equipment alarms, nonvoice/ data communications, wireless access points) được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng cáp viễn thông cũng được yêu cầu trong tiêu chuẩn này.

      
DuyHung
DuyHung Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1260

Danh vọng : 2272

Uy tín : 32

Giải pháp cáp cấu trúc trong Data Center

Tổng quan

Trong thời đại kinh tế phát triển ngày nay, một nền tảng cơ sở hạ tầng bền vững sẽ quyết định sự phát triển đi lên của một nền kinh tế. Và cũng như thế, một Trung Tâm Dữ Liệu (TTDL) muốn hoạt động đạt một hiệu quả tối ưu thì cũng cần phải có một cơ sở hạ tầng ổn định. Đó chính là một hệ thống cáp ổn định. Thật vậy, qua rất nhiều cuộc khảo sát dù chỉ chiếm khoảng 5% đến 10% kinh phí trên tổng kinh phí xây dựng một TTDL nhưng có đến trên 70% vấn đề liên quan đến hiệu năng của một TTDL là liên quan đến hệ thống cáp. Đó là lý do chúng ta phải xây dựng một hệ thống cáp đúng và tốt nhất có thể được.

Tiêu chuẩn kỹ thuật

Chúng tôi luôn xây dựng các TTDL dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật sau:

TIA/EIA 942 hạ tầng hệ thống thông tin dành cho TTDL.
TIA 568-B. 2-10 (Qui định bản thảo cho hệ thống tốc độ 10GBE) Tiêu chuẩn cáp thông tin cho tòa nhà thương mại – Chuẩn CAT 6A.
TIA/EIA 568 B. 1, 2 and 3 Tiêu chuẩn cáp thông tin cho tòa nhà thương mại, phần 1, 2 và 3.
TIA/EIA 568 B. 2-1 Đặc tính Kỹ thuật truyền dẫn của cáp Cat6 4 đôi 100 Ohm.
ISO 11801 Ed.2 Công nghệ thông tin – Hệ thống cáp chung dành cho khách hàng.
AAS/ACIF S009 Qui định về lắp đặt Cáp cho khách hàng (Qui định Thi công).
AS/NZS 3080 Tích hợp hệ thống Cáp thông tin cho tòa nhà thương mại.
AS/NZS 3084 Tiêu chuẩn về hệ thống máng, ống bảo vệ và không gian cho hệ thống Cáp thông tin trong tòa nhà thương mại.
AS/NZS 3085. 1 Các Qui định cơ bản về quản lý hệ thống Cáp thông tin.
AS/NZS 3087 Đo kiểm hệ thống cáp cân bằng.
AS/NZS 4117 Thiết bị bảo vệ điện áp dành cho các ứng dụng viễn thông.

Mô hình Data Center theo tiêu chuẩn TIA-942

Các mô hình tiêu chuẩn của Data Center tùy theo các yêu cầu ứng dụng và lưu trữ khác nhau:

Mô hình Data Center đơn giản:

Hệ thống cáp cấu trúc TTDL3
Mô hình Data Center cơ bản:

Hệ thống cáp cấu trúc TTDL2
Mô hình Data Center có nhiều điểm kết nối đường vào:

Hệ thống cáp cấu trúc Data_center03

CẤP ĐỘ CỦA DATA CENTER

Hệ thống cáp cấu trúc Giai-phap-cap-mang_gia

Hệ thống cáp cấu trúc TTDL5
THÀNH PHẦN TRONG HỆ THỐNG CẤU TRÚC CÁP DATA CENTER

Main Distribution Area (MDA)
Horizontal Distribution Area (HDA)
Zone Distribution Area (ZDA).
Equipment Distribution Area (EDA)
Entrance Room (ER)
Computer Room (CR)
Telecommunication Room (TR)
Operations Center (NOC)

CÁC HỆ THỐNG PHỤ TRỢ
Hệ thống điện nguồn

Hệ thống cáp cấu trúc TTDL6
Hệ thống lạnh

Hệ thống cáp cấu trúc TTDL7
Hệ thống sàn nâng

Hệ thống cáp cấu trúc TTDL8
Hệ thống máng cáp

Hệ thống cáp cấu trúc TTDL9
Hệ thống tủ rack

Hệ thống cáp cấu trúc Tu%20rack
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Hệ thống cáp cấu trúc Uhs1299221188
Hệ thống an ninh

Hệ thống cáp cấu trúc Equipment

      
DuyHung
DuyHung Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1260

Danh vọng : 2272

Uy tín : 32

HỆ THỐNG CÁP CẤU TRÚC CATEGORY 6

A. YÊU CẦU CHUNG VỀ HỆ THỐNG CÁP

1.    TIÊU CHUẨN CHUNG

Giải pháp Hệ thống cáp cấu trúc Cat 6 miêu tả trong bản mô tả kỹ thuật này được tham khảo từ các khuyến nghị của các tài liệu chuẩn công nghiệp. Các tài liệu dưới đây được kết hợp chặt chẽ để tham khảo bao gồm:

-  ANSI/TIA/EIA-568-C - Chuẩn cáp viễn thông cho tòa nhà thương mại.
-  ANSI/TIA/EIA-569-B - Chuẩn về đường máng và không gian cáp trong tòa nhà thương mại.
-  ANSI/TIA/EIA-606-A - Chuẩn quản lý cơ sở hạ tầng viễn thông tòa nhà thương mại.
-  ANSI/J-STD-607-A - Các yêu cầu tiếp đất và tiếp mát của hệ thống viễn thông trong tòa nhà thương mại.
-  National Fire Protection Agency (NFPA) – NFPA 70, National Electrical Code (NEC)- 2002.

2.    YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG ĐƠN VỊ THI CÔNG

Nhằm đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất cho hệ thống cáp mạng, đơn vị thi công phải có các chứng chỉ quốc tế về thi công hệ thống cáp mạng như Chứng Chỉ Nhà Thầu Thiết Kế Và Lắp Đặt Chuyên Nghiệp ND&I hoặc tương đương.

3.    YÊU CẦU DỤNG CỤ & PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG

3.1.Lắp đặt cáp

Lắp đặt cáp tuân thủ các hướng dẫn sau đây:

-  Lắp đặt cáp tuân theo khuyến nghị của nhà sản xuất và theo tình hình thực tế.
-  Độ phủ đầy của ống máng dẫn cáp tuân thủ yêu cầu TIA/EIA 509A không vượt quá 40% tiết diện máng.
-  Đảm bảo bán kính cong tối thiểu bằng 4 lần đường kính sợi cáp và lực kéo tối đa không vượt quá 11.5kg / 0.3 mét.
-  Nếu sử dụng móc treo chữ J để treo cáp thì cứ 1,2m được lắp đều trên đường cáp.
-  Cáp không đặt trên các dây loa trần hoặc panel.
-  Các cáp phải đặt trên họng cứu hỏa và hệ thống cứu hỏa liên quan và không được gắn vào hệ thống hoặc các thiết bị phần cứng khác. Hệ thống cáp lắp đặt không được che đi các van, báo động cứu hỏa hoặc các thiết bị điều khiển khác.
-  Cáp bị hỏng hoặc lỗi khi thi công phải được thay thế cho đến khi được sự chấp thuận của chủ đầu tư.
-  Cáp được nhận dạng bằng nhãn duy nhất phù hợp với quy tắc dán nhãn.
-  Tôn trọng các quy tắc nội hạt, từng vùng.
-  Cáp quang chùng sẽ được quấn thành cuộn.
-  Cáp được dán nhãn rõ ràng tại cả 2 đầu. Không được để nhãn cáp nằm trong bó.
-  Mặt che bụi phải lắp ở các đầu nối cho tới khi kết nối tới thiết bị cụ thể.

3.2.Yêu cầu về dụng cụ thi công:

-  Phải sử dụng thiết bị bấm đầu cáp đồng chuyên dụng, bấm một lần 8 chân trên một modular jack ở mặt face hoặc trên patch panel trong tủ mạng. Không được sử dụng dụng cụ dạng Nhấn Xuống (Punch-Down).
-  Các connector cho cáp quang phải được bấm bằng các kềm bấm chuyên dụng.
-  Dụng cụ thi công cho hệ thống cáp mạng phải cùng hãng sản xuất với hệ thống cáp mạng, đảm bảo chất lượng cao nhất cho hệ thống.

3.3.Lắp đặt tủ Rack, hộp bảo vệ

Các tủ Rack sẽ được lắp đặt theo cách sau:

-  Tủ rack sẽ được gắn chắc chắn, cố định vào sàn bê tông hoặc sàn nâng
-  Tất cả các tủ Rack phải được nối đất.

Không dùng các đinh vít gắn tủ rack để lắp đặt thanh quản lý cáp quang, các ốc vít được cho vào túi và để tại tủ rack cho đến khi hoàn thành xong việc lắp đặt.

4.    KIỂM TRA VÀ ĐO KIỂM

Tất các cáp và phần cứng đấu nối được kiểm tra 100% bởi nhà sản xuất. Tất cả các cáp đồng và quang lắp đặt phải được kiểm tra bởi nhà thầu trước khi nghiệm thu hệ thống. Bất kỳ sự hư hỏng nào xảy ra trong quá trình lắp đặt phải được thay thế cho đến khi đạt được sự đồng thuận của chủ đầu tư.

Tất cả các cáp phải được kiểm tra tuân thủ với tài liệu này, hợp đồng ND&I, chuẩn lắp đặt công nghiệp tốt nhất. Các tài liệu đo kiểm gốc phải được gửi nhà sản xuất, bản sao sẽ được gửi tới chủ đầu tư.

4.1.Kiểm tra cáp đồng

Cáp được kiểm tra tính liên tục tất cả các cặp. Cáp xoắn đôi được kiểm tra tính liên tục, đảo cặp, ngắn mạch, hở mạch cộng với các phép đo kiểm các tham số biểu thị hiệu năng của hệ thống cáp đã được cắp đăt. Thiết bị kiểm tra sử dụng thiết bị cấp III hoặc IV. Bất kỳ các lỗi nào phải được hiệu chỉnh cho tới khi đạt được sự chấp thuận cuối cùng.

4.2.Đo kiểm độ dài

Từng sợi cáp sẽ được kiểm tra độ dài sử dụng thiết bị TDR. Cáp được kiểm tra từ thanh đấu nhảy đến thanh đấu nhảy. Độ dài cáp trunk và dây nhảy phù hợp với khoảng cách tối đa theo chuẩn ANSI/TIA/EIA-568-B. Độ dài cáp, số nhận dạng cáp tham khảo, số cặp cáp phải được ghi lại. Đối với cáp nhiều cặp, cặp dài nhất sẽ được ghi như là độ dài của cáp.

4.3.Đo kiểm hiệu năng

Cáp Cat6 UTP được kiểm tra hiệu năng sử dụng thiết bị kiểm tra tự động. Thiết bị kiểm tra phải có khả năng kiểm tra tính liên tục, độ dài và các tham số dưới đây:

-  Wiremap
-  Insertion Loss
-  Pair-to-Pair Near End Crosstalk (NEXT).
-  Power Sum Near End Crosstalk (PSNEXT).
-  Equal Level Far End Crosstalk (ELFEXT).        
-  Power Sum Equal Level Far End Crosstalk (PSELFEXT).
-  Return Loss (RL).        
   
Kết quả kiểm tra được đánh giá một cách tự động bởi thiết bị sử dụng các tiêu chuẩn cập nhật mới nhất theo chuẩn TIA/EIA, kết quả đo hiển thị dạng đạt – lỗi (Pass – Fail). Kết quả kiểm tra được in trực tiếp từ máy đo hoặc từ file lấy ra bằng cách sử dụng phần mềm ứng dụng của nhà sản xuất thiết bị. Bản in kiểm tra bao gồm kiểm tra hiệu năng, kết quả kiểm tra theo yêu cầu và các kết quả kiểm tra thực tế đạt được.

Khi các liên kết móc xích được lắp đặt để tạo ra mạch hoàn thiện giữa các thiết bị, nhà thầu phải kiểm tra mỗi liên kết từ đầu đến cuối để đảm bảo hiệu năng của hệ thống. Sau khi kiểm tra hiệu năng thành công hoàn toàn, mỗi kết nối được móc xích lại và kiểm tra. Phương pháp kiểm tra giống như phần trên. Tiêu chuẩn đánh giá sẽ được thiết lập giữa nhà thầu và chủ đầu tư trước khi bắt đầu kiểm tra.

Điều kiện Pass hoặc Fail đối với kiểm tra cáp lắp đặt được xác định bởi kết quả kiểm tra của từng bản kiểm tra riêng. Các kết quả Fail hoặc Fail* biểu thị lỗi của cáp lắp đặt. Để đạt được tất cả các điều kiện Pass, kết quả kiểm tra riêng lẻ của mỗi tham số kiểm tra phải đạt Pass hoặc Pass*.

Kết quả Pass hoặc Fail đối với mỗi tham số sẽ được so sánh với giá trị giới hạn của tham số đó đối với hệ thống cáp. Kết quả đo các tham số được đánh dấu (*) khi kết quả gần với giới hạn kiểm tra.

4.4.Dán nhãn và hệ thống quản lý thông minh cho hệ thống cáp:

Nhà thầu gợi ý và thuyết phục phương án dán nhãn cho hệ thống cáp. Khách hàng sẽ trao đổi với nhà thầu về lược đồ dán nhãn thích hợp. Yêu cầu tối thiểu, hệ thống nhãn phải rõ ràng, phân biệt tất cả các thành phần của hệ thống: Tủ Rack, cáp, thanh đấu nối và ổ cắm. Hệ thống nhãn  chỉ rõ điểm bắt đầu và kết thúc của sợi cáp với nhãn nhận dạng duy nhất đối với cáp bên trong hệ thống. Tủ Rack và thanh đấu nối được dãn nhãn để nhận dạng vị trí của chúng trong cơ sở hạ tầng hệ thống cáp. Tất cả các thông tin về nhãn phải được ghi lại trên bản vẽ  hoàn công và tất cả các tài liệu kiểm tra phải phản ánh đúng lược đồ dán nhãn.

5.    DỊCH VỤ BẢO HÀNH

Nhà thầu phải cung cấp bảo hành hệ thống bao trùm toàn bộ hệ thống cáp được lắp đặt nhằm khắc phục các lỗi trong quá trình thi công, lỗi thiết bị, hiệu năng và hỗ trợ dự án sau khi hoàn thành.

5.1.Bảo hành từ đơn vị thi công lắp đặt

Nhà thầu cung cấp bảo hành lắp đặt hệ thống cáp nhằm khắc phục lỗi thi công trong thời gian 1 năm kể từ ngày nghiệm thu hệ thống. Bảo hành bao gồm toàn bộ nhân công và thiết bị cần thiết để hiệu chỉnh phần lỗi của hệ thống và tuân thủ hiệu năng đưa ra của hệ thống. Dịch vụ bảo hành này miễn phí.

5.2.Bảo hành trực tiếp từ nhà sản xuất

Nhà thầu phải thi công hệ thống đúng tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng mọi điều kiện theo yêu của hãng sản xuất, để hệ thống được bảo hành hiệu năng 25 năm, trực tiếp từ nhà sản xuất đến chủ đầu tư. Bảo hành thiết bị phải được cung cấp để đảm bảo chức năng của các thiết bị sử dụng trong hệ thống hoạt động trong vòng 25 năm kể từ ngày nghiệm thu bàn giao. Các kết nối quang đồng được bảo hành kết nối và hiệu năng tuân thủ tiêu chuẩn ANSI/TIA/EIA-568-B.1.

B. YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG CÁP MẠNG CAT 6

1.    Yêu cầu về chủng loại cáp đồng CAT6.

Yêu cầu đáp ứng

Cáp đồng lắp đặt trong hệ thống cáp mạng CAT6 phải thỏa mãn yêu cầu sau:

- Sử dụng cáp đồng không bọc giáp chống nhiễu UTP tốc độ hỗ trợ 10Mbps/100Mbps/1Gbps.
- Cáp phải thỏa mãn hoặc vượt quá yêu cầu về hiệu năng truyền dẫn mô tả bởi tiêu chuẩn ANSI/TIA/EIA -568-C đối với Cat6 và ISO/EIC 11801:2002 Amd 1: 2008 phân hạng E lên tới 250MHz
- Cáp phải có khả năng hỗ trợ các ứng dụng 10Mbps/100Mbps/1Gbps(IEEE 802.3ab).
- Cáp phải tương thích với tất cả các yêu cầu về dòng điện cũng như các ứng dụng truyền dẫn tốc độ Gigabit, 100BASE-TX, Token Ring, 155 Mbps ATM, 100 Mbps TP-PMD, ISDN, tín hiệu tương tự, số, hình ảnh.
- Vỏ cáp phải có khả năng chống cháy tốt dạng CM cho cáp ngang tầng và CMR cho cáp xuyên tầng chống cháy lan, cáp phải được đóng cuộn trong hộp.
- Trên mỗi thùng cáp phải có tem chống hàng giả do Bộ Công An Việt Nam phát hành độc quyền.
- Sợi cáp phải được chứng nhận tuân theo tiêu chuẩn RoHS không chứa các kim loại nặng gây hại cho môi trường.
- Cáp phải được kiểm định và chứng nhận độc lập về hiệu suất truyền dẫn bởi bên thứ 3 tuân thủ các đặc tả sau:

o   ANSI/TIA/EIA-568-B.2-10:2008
o   ISO/IEC 11801:2002/Amd 1:2008
o   IEEE 802.3ab

Hệ thống cáp cấu trúc 20_640_282_90
Yêu cầu về đặc tính điện

- Trở kháng: 100 Ohms ± 15%, 1 MHz - 250 MHz
- Trễ truyền dẫn: 536 ns/100m max 250 MHz
- Độ lệch trễ truyền dẫn: 45 ns max
- Đường kính uốn cong: 4 lần đường kính cáp.
- Điện dung tương hỗ: 5.6 NF max/100m
- Điện áp: 300 volts AC or DC

Chất liệu cấu tạo:

- Lõi đồng:  kích thước 23 AWG đồng nguyên chất.
- Vỏ bọc cách ly lõi đồng: Polyethylene.
- Lớp vỏ cáp: CM, CMR– Vỏ nhựa chống cháy.
- Nhiệt độ hoạt động: -20°C – 60°C.
- Nhiệt độ bảo quản: -20°C – 80°C.
- Kiểm định: UL&ETL, RoHS.

2.     Yêu cầu về dây nhảy cáp đồng

Yêu cầu chung đối với dây nhảy thường và dây nhảy hỗ trợ quản trị thông minh tại khu vực đấu chéo.

- Dây nhảy UTP Cat 6 sản xuất sẵn thỏa mãn hoặc vượt quá yêu cầu về hiệu năng truyền dẫn mô tả bởi tiêu chuẩn ANSI/TIA/EIA -568-B2-10 đối với Cat6 và ISO/EIC 11801:2002 Amd 1: 2008 phân hạng E lên tới 250MHz.
- Dây nhảy phải có khả năng hỗ trợ các ứng dụng 10/100Mbps/1Gbase-T (IEEE 802.3ab).
- Tương thích với tất cả các yêu cầu về dòng điện cũng như các ứng dụng truyền dẫn tốc độ Gigabitt, 100BASE-TX, Token Ring, 155 Mbps ATM, 100 Mbps TP-PMD, ISDN, tín hiệu tương tự, số, hình ảnh và vượt quá tất cả các ứng dụng IEEE 802.3ab Gigabit Ethernet đối với tất cả các tham số.

Chi tiết kỹ thuật

- Đầu nối phải được mạ vàng 50micron hoặc tương đương đảm bảo tính dẫn điện hay khả năng truyền tín hiệu tốt nhất.
- Đặc tính trở kháng tuân thủ theo chuẩn quốc tế 100+/- 15% 1-250Mhz.
- Lõi đồng: Dạng lõi bện stranded.
- Lớp cách điện: Polyethylene chậm bắt lửa.
- Lớp vỏ: CM – Chống cháy.
- Tiếp xúc: Mạ vàng 50 Micron trên lớp ni ken cứng chống mòn 100 micron.

Dây nhảy phải được kiểm định và chứng nhận độc lập về hiệu suất truyền dẫn bởi bên thứ 3 tuân thủ các đặc tả sau:

o   ANSI/TIA/EIA-568-B.2-10:2008
o   ISO/IEC 11801:2002/Amd 1:2008
o   IEEE 802.3ab

3.     Yêu cầu về Nhân chuẩn đấu nối – Modular Jack

Yêu cầu đáp ứng

- Nhân đấu nối cáp phải thỏa mãn hoặc vượt quá yêu cầu về hiệu năng truyền dẫn mô tả bởi tiêu chuẩn ANSI/TIA/EIA -568-C đối với Cat6 và ISO/EIC 11801:2002 Amd 1: 2008 phân hạng E lên tới 250MHz.
- Nhân đấu nối phải có khả năng hỗ trợ các ứng dụng 10/100Mbps/1Gbase-T(IEEE 802.3ab).
-  Tương thích với tất cả các yêu cầu về dòng điện cũng như các ứng dụng truyền dẫn tốc độ Gigabit, 100BASE-TX, Token Ring, 155 Mbps ATM, 100 Mbps TP-PMD, ISDN, tín hiệu tương tự, số, hình ảnh và vượt quá tất cả các ứng dụng IEEE 802.3ab Gigabit Ethernet đối với tất cả các tham số.
- Nhân đấu nối không bọc giáp, bằng nhựa, dạng mỏng gọn SL – Slim line. Chuẩn đấu dây tương thích với T568A hoặc B. Nhân phải được tích hợp lưỡi cắt công nghệ IDC nghiêng 45 độ cho phép bấm tất cả 4 cặp cáp trong 1 lần đấu nối. Lưỡi cắt IDC có khả năng cắt vỏ và giữ tiếp xúc các loại dây lõi đặc có kích thước 22-24 AWG và 44-26 AWG đối với lõi bện.
- Về đấu nối: Đấu nối sử dụng công nghệ bấm dây tự động cho phép bấm 1 lần cả 4 cặp dây, tiết kiệm thời gian lắp đặt, đồng nhất hiệu suất truyền dẫn, giảm thiểu chi phí lắp đặt.
- Giắc phải được kiểm định và chứng nhận độc lập về hiệu suất truyền dẫn bởi bên thứ 3 tuân thủ các đặc tả sau:

o   ANSI/TIA/EIA-568-B.2-10:2008
o   ISO/IEC 11801:2002/Amd 1:2008
o   IEEE 802.3ab

Hệ thống cáp cấu trúc 21_613_402_90
Chi tiết kỹ thuật

- Vỏ ngoài mô đun giắc: Nhựa PVC
- Phần tiếp xúc giắc cắm: Chế tạo từ đồng bery, mạ vàng 1.27um trên lớp mạ niken 3.81um.
- Tiếp xúc cách ly: Đồng phốt pho mạ thiếc 3.81um trên lớp mạ niken 1.27 um.
- Mặt chắn bụi: Polycarbonate.
- Khả năng tái đấu nối: Tối thiểu 450 lần.
- Khả năng tái cắm/rút: điện áp tối đa 150 VAC.
- Nhiệt độ hoạt động: -400 đến 700C.

4.     Yêu cầu về thanh đấu nối (Patch Panel)

- Thanh đấu nối cáp dạng mô đun 24 cổng cho phép lắp đặt các nhân chuẩn đấu nối dạng mỏng SL dễ dàng và chắc chắn. Các nhân chuẩn đấu nối (modular jack) có thể được gắn hoặc tháo ra riêng biệt theo nhu cầu của chủ đầu tư mà không ảnh hưởng tới các nhân chuẩn đấu nối bên cạnh.
- Thanh đỡ có khe gắn nhãn và được bảo vệ bởi tấm chắn bằng nhựa mê ca giúp bảo vệ nhãn trong thời gian dài.
- Các thanh đấu nối phải được tích hợp sẵn các chân cảm biến, sẵn sàng cho việc nâng cấp hệ thống quản trị cơ sở hạ tầng thông minh trong tương lai.

5.     Yêu cầu về thiết bị bấm nhân chuẩn đấu nối (Modular Jack)

- Thiết bị bấm nhân chuẩn đấu nối phải tương thích với các nhân modular jack dạng mỏng SL được lắp đặt trên các thanh patch panel và các mặt outlet.
- Thiết bị bấm nhân chuẩn đấu nối phải có khả năng bấm một lần 8 chân kết nối trong nhân modular jack dạng mỏng SL và sử dụng công nghệ cắt dây tự động cho phép cắt 1 lần cả 4 cặp dây, tiết kiệm thời gian lắp đặt, đồng nhất hiệu suất truyền dẫn, giảm thiểu chi phí lắp đặt.

6.     Yêu cầu về mặt outlet

- Mặt outlet phải có khe gắn nhãn theo tiêu chuẩn TIA/EIA 606 và được bảo vệ bởi tấm chắn bằng nhựa mê ca giúp bảo vệ nhãn trong thời gian dài.
- Mặt outlet phải có khả năng chấp nhận các nhân chuẩn kết nối (modular jack) tốc độ 1Gb dạng mỏng SL .
- Mặt outlet phải được làm bằng nhựa PVC có màu almond và có nắp chắn bụi tự động.

7.    Yêu cầu tủ rack chứa thiết bị, phân phối tầng (IDF):

- Hãng sản xuất mang thương hiệu việt VIETRACK
- Thân tủ phải được làm bằng thép tấm sơn tĩnh điện nhám (không lưu lại dấu tay trên thành tủ khi sờ chạm )
- Chiều ngang tủ tiêu chuẩn 19 inch dành cho mọi thiết bị tiêu chuẩn
- Chiều cao tủ đa dạng dành cho nhiều loại thiết bị lắp đặt : 15U, 27U, 36U và 42Uvới nhiều kích thước độ sâu khác nhau như : 600x600mm, 600x1100mm, 800x800mm, 800x1100mm
- Tủ chứa thiết bị chủ động tiêu chuẩn phải được sản xuất với nhiều loại cửa như : cửa kính nhựa acrylic, cửa đục lỗ phẳng, cửa đục lỗ cong, nhằm tăng mức độ thông thoáng và tản nhiệt cũng như thẩm mỹ của các thiết bị chủ động đặt trong tủ .
- Tủ chứa thiết bị chủ động tiêu chuẩn phải được sản xuất có hai thanh lắp thiết bị được đánh dấu chia U rõ ràng nhằm giúp cho người dùng dễ dàng khi lắp đặt thiết bị.
- Tủ chứa thiết bị chủ động tiêu chuẩn phải được sản xuất có 2 cánh cửa sau nhằm làm giảm kích thước không gian chừa trống cần thiết ở phía sau tủ.
- Tủ chứa thiết bị chủ động tiêu chuẩn phải có khóa an toàn để tăng độ bảo mật.
- Tủ chứa thiết bị chủ động tiêu chuẩn phải có 4 bánh xe cao su cùng với chân vặn cố định nhằm dễ dàng di chuyển cũng như cố định tại nơi cần thiết.
- Tủ chứa thiết bị chủ động tiêu chuẩn phải được sản xuất kèm với các thiết bị như:
 + ổ cắm điện 6 hoặc 12 vị trí cắm điện chắc chắn, hệ thống quạt giải nhiệt,
 + các khay di động để đặt bàn phím, màn hình điều khiển,
 + các khay cố định chắc chắn để đặt các thiết bị nặng.

8.    Tủ chứa các thiết bị, phân phối chính (MDF):

- Hãng sản xuất mang thương hiệu việt VIETRACK
- Thân tủ phải được làm bằng thép tấm sơn tĩnh điện nhám (không lưu lại dấu tay trên thành tủ khi sờ chạm )
- Chiều ngang tủ tiêu chuẩn 19 inch dành cho các thiết bị tiêu chuẩn
- Chiều cao tủ đa dạng dành cho nhiều loại thiết bị lắp đặt : 42U và 45U với nhiều kích thước độ sâu khác nhau như : 800x600mm, 1600x600mm
- Tủ chứa các thiết bị kết nối phải được sản xuất với nhiều loại cửa như : cửa kính nhựa acrylic, cửa đục lỗ phẳng, cửa đục lỗ cong, nhằm tăng mức độ thông thoáng và tản nhiệt cũng như thẩm mỹ của các thiết bị chủ động đặt trong tủ .
- Tủ chứa các thiết bị kết nối phải được sản xuất có hai thanh lắp thiết bị được đánh dấu chia U rõ ràng nhằm giúp cho người dùng dễ dàng khi lắp đặt thiết bị.
- Tủ chứa các thiết bị kết nối phải được thiết kế với hai thanh quản lý cáp chung theo chiều đứng và có các hệ thống định vị ngang nhằm tăng số lượng thiết bị kết nối cáp cũng như dễ dàng cho việc quản lý các sợi cáp nhảy trên hệ thống tủ.
- Tủ chứa các thiết bị kết nối phải có khả năng kết nối nhiều tủ thành dãy thống nhất nhằm tăng khả năng quản lý cũng như thẩm mỹ trong phòng thiết bị chính, trung tâm dữ liệu.
- Tủ chứa các thiết bị kết nối phải được sản xuất có 2 cánh cửa sau nhằm làm giảm kích thước không gian chừa trống cần thiết ở phía sau tủ.
- Tủ chứa các thiết bị kết nối phải có khóa an toàn để tăng độ bảo mật.
- Tủ chứa các thiết bị kết nối phải có chân vặn cố định nhằm cố định tại nơi cần thiết.
- Tủ chứa các thiết bị kết nối phải được sản xuất kèm với ổ cắm điện 6 hoặc 12 vị trí cắm điện chắc chắn.

Theo http://uranus.com.vn
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất