Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Prosperity
Prosperity Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 466

Danh vọng : 822

Uy tín : 0

Họ đều thuộc phái yếu, nhưng chưa bao giờ tỏ ra thua kém phái mạnh. Với sắc đẹp hoa nhường nguyệt thẹn cùng sự mưu lược tài trí, họ có lợi thế hơn nhiều so với các đấng mày râu cùng hoạt động trong lĩnh vực tình báo. Kết quả, những tin tức mà họ thu thập được thường xuyên có giá trị rất cao. Họ chính là những điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX.

Mata Hari - sự bất tử của một cái chết
Vera Atkins - Điệp viên có giá trị bằng cả chục sư đoàn quân thiện chiến
Olga Chekhova - sắc đẹp lay động con tim trùm phát xít
Christine Granville - nữ điệp viên được Churchill yêu thích nhất
Manci Gertler - phiên bản Mata Hari của nước Anh
Xuyên Đảo Phương Tử - nữ gián điệp có kết cục bi thảm nhất
Josephine Baker - điệp viên sơn ca
Nancy Wake - điệp viên đứng đầu danh sách đen của Gestapo
      
Prosperity
Prosperity Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 466

Danh vọng : 822

Uy tín : 0

Kỳ 1: Mata Hari - sự bất tử của một cái chết

Những nữ điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX Mata_h10
5 giờ 30 phút sáng 15/10/1917, một chiếc xe bịt bùng đỗ xịch tại trường bắn Vincennes (Pari, Pháp). Bước xuống cuối cùng là một phụ nữ sắc đẹp mê hồn. Đó là  Mata Hari, người bị tòa án Pháp kết tội tử hình vì làm gián điệp và liên hệ bí mật với quân thù. Hôm nay chính là ngày cô ra pháp trường. Vẫn bình tĩnh dường khi không biết đến thần Chết chuẩn bị vung lưỡi hái nhằm vào mình, Hari giơ bàn tay xinh xắn gửi tới những người có mặt tại trường bắn Vincennes một nụ hôn gió, thậm chí còn yêu cầu không phải bịt mắt để có thể nhìn thẳng cái chết.  

Những nữ điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX 13742010

Quang cảnh pháp trường Vincennes, nơi xử bắn Mata Hari.
Sau khẩu lệnh của viên chỉ huy, tiếng súng vang lên. Một viên đạn xuyên qua tim Hari. Cô gục xuống. Viên hạ sĩ quan bước tới gần, dí khẩu súng lục vào đầu Hari làm nốt bổn phận cuối cùng. Hari đã thực sự ra đi, nhưng đó chỉ là phần xác. Cái chết đầy tranh cãi đã khiến Hari trở nên bất tử. Đến nay, hàng chục tác phẩm từ sách đến kịch, rồi phim ảnh và cả âm nhạc, hội họa lấy Mata Hari và cuộc đời sóng gió của cô làm cảm hứng sáng tác đã xuất hiện trên thị trường. Trong đó, nổi bật hơn cả là cuốn "Hơi thở của Chúa" của Bernard Werber, "Vũ nữ đỏ" của Richard Skinner, phim "Sòng bạc Hoàng gia" do hãng Columbia sản xuất…

Trở lại 41 năm trước, ngày 7/8/1876, một gia đình thương nhân vùng Leeuwarden (Friesland, Hà Lan) vui mừng đón chào sự ra đời của một bé gái. Họ đặt tên cho con là Margaretha Zelle. Cô bé lớn lên trong niềm hạnh phúc vô bờ bến của gia đình. Nhưng tất cả sớm trở thành dĩ vãng sau việc cha mẹ cô ly hôn. Zelle cũng sẽ trở thành một giáo viên mầm non nếu như không gặp phải ông hiệu trưởng dê già. Cuộc hôn nhân đầu tiên đến bất ngờ với Zelle khi cô vừa tròn 18. Zelle lênh đênh cùng chàng sĩ quan hải quân Hà Lan, Rudolf John MacLeod, tới Inđônêxia. Họ cũng kịp có với nhau hai mặt con, trước khi Zelle không thể chịu đựng thêm nữa thói vũ phu, tính lăng nhăng và sự bệ rạc rượu chè của chồng. Sau khi li thân, Zelle đi theo tiếng gọi tình yêu với một sĩ quan Hà Lan khác có tên là Van Rheedes, chuyên tâm học vũ đạo.

Những nữ điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX 500_th10

Mata Hari trong một điệu múa thoát y.
Năm 1903, Zelle trở về Hà Lan, chính thức chia tay với MacLeod. Hai năm sau, Zelle đã lột xác hoàn toàn trên sân khấu thoát y nơi thủ đô hoa lệ của nước Pháp với nghệ danh Mata Hari (con mắt bình minh), trong các vũ điệu của Inđônêxia và Malaixia. Sắc đẹp và sự nổi danh của Hari đã khiến những con thiêu thân khác giới, trong đó có không ít bậc tai to mặt lớn lao đến cung phụng. Và thế là Hari nằm trong tầm ngắm của các cơ quan tình báo của cả Pháp lẫn Đức. Đã có lúc, Hari muốn làm nghệ thuật thực sự. Bằng chứng là sau mấy năm ở Pháp, Hari sang Đức với hy vọng nhận được sự giúp đỡ của một tình nhân cũ để có thể được biểu diễn khiêu vũ. Sự việc không thành, Hari lại phải phơi mình ra trước ánh mắt hau háu của cánh đàn ông. Những cuộc tình trăng gió đến rồi đi.

Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất nổ ra, Hari tham gia cơ quan mật vụ Đức trong khi vẫn tung hoành khắp các sàn diễn Luân Đôn, Pari, Brúcxen. Tình báo Italia "đánh tiếng", chính quyền Pháp theo sát nhưng vẫn không có đủ bằng chứng để buộc tội người vũ nữ nổi tiếng khắp châu Âu này. Tình báo Pháp giao cho Hari một vài nhiệm vụ ở Brúcxen. Trong khi thu thập tin tức cho đồng minh, Hari vẫn thực hiện chỉ thị từ tình báo Đức và nhận tiền của cả 2 bên. Đến khi người Đức ngao ngán Hari, nhất là những khoản phí công tác khổng lồ mà nàng đòi hỏi, họ buộc nàng phải trở lại Pháp. Tại Pari, một cái bẫy đã giăng sẵn. Hari bị bắt, bị kết án tử hình. Nhưng dân chúng Pari khi đó lại truyền tụng với nhau rằng Hari vô tội. Nàng chỉ là vật hy sinh để trấn an dư luận. Vì năm 1917, người Pháp đã quá mệt mỏi. Ngoài chiến trường bất kỳ chuyện không đâu nào cũng khiến binh lính nổi loạn. Ở hậu phương, nạn đói và tang tóc khiến mọi người như phát điên. Màn kịch về những kẻ phản bội, những kẻ khiến chiến thắng đến chậm đã được dựng lên. Với sự nổi tiếng của mình, Hari vô tình trở thành tên tội phạm lý tưởng.

Nguồn: Minh Thànhl/ Baotintuc
      
Prosperity
Prosperity Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 466

Danh vọng : 822

Uy tín : 0

Kỳ 2: Vera Atkins - Điệp viên có giá trị bằng cả chục sư đoàn quân thiện chiến

Những nữ điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX 13312910
Sinh ngày 16/6/1908, tại thủ đô Bucarét của Rumani, trong một gia đình Do Thái, đáng ra Vera Mary Rosenberg đã được hưởng một cuộc sống giầu sang phú quý nếu như cha bà, một ông chủ ngân hàng không rơi vào cảnh phá sản, sau đó qua đời vào năm 1932. Và rồi, những khoảnh khắc yên bình cũng không còn nữa khi làn sóng bài Do Thái lan khắp châu Âu. Năm 1933, Vera buộc phải cùng mẹ di cư sang Anh. Năm 1934, Vera sang Pháp học chuyên ngành văn-sử tại Đại học Sorbonne (Pari), sau đó tiếp tục lấy bằng cử nhân tại Đại học Lausanne (Thụy Sĩ).  

Năm 1939, phát xít Đức xâm chiếm Ba Lan. Chiến tranh Thế giới thứ II bùng nổ, sau đó lan rộng đến một loạt các quốc gia khác. Nhằm thu thập thông tin tình báo và tổ chức xây dựng lực lượng kháng chiến, người đứng đầu chính phủ Anh, W. Churchill, quyết định thành lập một đơn vị tình báo đặc biệt lấy tên là Cục Hành động đặc biệt (Special Operations Executive - SOE) chuyên làm nhiệm vụ tuyển mộ, đào tạo điệp viên và đưa họ thâm nhập vào các quốc gia bị tạm chiếm. Năm 1940, khi gót giày của những tên lính Đức Quốc xã bắt đầu chà đạp lên mảnh đất của những chú gà trống Gôloa, Vera trở về Anh. Dù có trong tay hai tấm bằng đại học, nhưng do là dân nhập cư gốc Do Thái, nên Vera vẫn không kiếm nổi một việc làm ổn định. Vì kế mưu sinh, Vera quyết định bỏ họ Rosenberg của cha để mang họ Atkins của mẹ.

Những nữ điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX 13749310

Vera Atkins trên trang bìa cuốn "Cuộc đời bí mật của nữ điệp viên".
Tháng 2/1941, Vera gia nhập SOE, được Đại tá Maurice Buckmaster, trưởng phòng Pháp tín nhiệm đưa lên làm trợ lý riêng, đảm trách việc phỏng vấn tuyển mộ, tổ chức huấn luyện và lên kế hoạch tung điệp viên tới hoạt động trên các lãnh thổ bị phát xít Đức chiếm đóng, đặc biệt là ở Pháp. Với vốn hiểu biết sâu rộng về tập quán sinh sống của người dân Pháp tích lũy trong những năm sinh sống và học tập tại Pháp, Vera đã chỉ bảo cho các điệp viên của mình từ cách ăn mặc, kiểu nói lóng, thói quen ăn uống, đi đứng, sử dụng tàu điện … sao cho giống hệt một người Pháp để qua mặt đám mật vụ Gestapo. Vera cũng chính là người xây dựng những câu chuyện ngụy trang nhằm giúp các điệp viên SOE tồn tại một cách hợp pháp nơi đất khách.

Trong khoảng thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới lần thứ II, qua tay Vera, 470 điệp viên SOE, trong đó có 39 người là nữ, đã được đánh vào các mục tiêu tình báo ở Pháp và họ đã không phụ công người chỉ huy trực tiếp của mình. Các điệp viên SOE đã hoạt động hiệu quả đến nỗi tướng Dwight Eisenhower, chỉ huy quân Đồng minh vào năm 1944 phải thừa nhận trong hồi ký của mình rằng: "SOE có sức mạnh chiến đấu tương đương 20 sư đoàn quân thiện chiến của Đồng minh. Những điệp viên SOE và kháng chiến quân Pháp đã giúp rút ngắn chiến tranh nhiều tháng". Bản thân Vera cũng được đánh giá là một trong những điệp viên hàng đầu của tình báo Anh trong thế kỷ XX.

Giống như nhiều điệp viên tài ba khác trên thế giới, Vera cũng có một cuộc "hạ cánh" không suôn sẻ. Sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ II kết thúc, SOE bị giải thể. Vera Atkins được giữ lại làm việc tại Cục tình báo đối ngoại Anh (MI-6). Năm 1949, Vera đã giúp cho MI-6 bóc gỡ một đường dây tổ chức cho những tên tội phạm chiến tranh đào thoát sang các quốc gia Nam Mỹ. Nhờ đó, bà được vinh dự trao tặng huân chương Thánh George cao quý của Anh. Nhưng, chính sự nổi tiếng đã khiến Vera bị không ít kẻ ganh ghét. Năm 1952, Cục tình báo đối nội Anh (MI-5) tiến hành điều tra Vera để làm sáng tỏ nghi ngờ việc bà làm gián điệp cho tình báo Rumani và tiếp đó là tình báo Liên Xô. Cảm thấy ngán ngẩm, năm 1953, Vera quyết định rời MI-6 để trở về sống một cuộc sống bình thường ở Sussex thuộc miền nam nước Anh và qua đời tại đó vào ngày 24/6/2000, thọ 92 tuổi.

Mặc dù không còn nữa, nhưng Vera vẫn khiến người ta nhớ mãi, không chỉ vì những chiến công mà bà lập được trong thời gian phục vụ trong ngành tình báo, mà còn là tấm lòng tri ân đối với chính những điệp viên bà đào tạo. Sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ II kết thúc, được sự chấp thuận của Thủ tướng W. Churchill, cùng với hai cận vệ, Vera đã đến hầu hết các trại giam, trại tập trung của Đức Quốc xã ở Pháp, Đức, Bỉ và một số quốc gia châu Âu khác để truy tìm tông tích 118 điệp viên bị mất tích của mình. Bà cũng trực tiếp thẩm vấn nhiều tên tội phạm chiến tranh chỉ huy các trại giam, trại tập trung để làm rõ về từng trường hợp mất tích của các đồng đội. Với bà, việc lãng quên đồng đội là không thể tha thứ và cách duy nhất để đền đáp công lao của họ là phải làm rõ từng trường hợp mất tích.

Nguồn: Minh Thành/ Baotintuc

Đọc thêm Những câu chuyện về nữ điệp viên Vera Atkins
      
Prosperity
Prosperity Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 466

Danh vọng : 822

Uy tín : 0

Kỳ 3: Olga Chekhova - sắc đẹp lay động con tim trùm phát xít

Những nữ điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX Olga10
Nước Đức cuối những năm 1920, đầu những năm 1930, bên cạnh tên tuổi của những chính trị gia phát xít đang ra sức xây dựng Đệ tam đế chế như Adolf Hitler, Hermann Goering và Joseph Goebbels, cái tên Olga Chekhova cũng nổi danh không kém. Cô đào xinh đẹp này liên tục xuất hiện trên màn ảnh sân khấu qua hàng chục vai diễn chính trong những bộ phim ăn khách. Ở đó, cô đã làm say đắm khán giả không chỉ bằng tài năng diễn xuất, mà còn bằng cả sắc đẹp trời phú cũng như sự nhạy cảm tạo hóa ban tặng cho phụ nữ. Ngoài đời, Olga càng bội phần lôi cuốn. Không ít đàn ông đã phải thừa nhận rằng khó có thể cưỡng lại sức hút của Olga ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên. Và không có gì đáng ngạc nhiên khi vị Quốc trưởng của Đệ tam đế chế, Adolf Hitler, trở thành người hâm mộ trung thành nhất của nữ minh tinh sắc nước hương trời.

Những nữ điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX 500_thumb

Olga Chekhova nói chuyện cùng trùm phát xít Adolf Hitler
Hitler luôn coi Olga là một nghệ sĩ vĩ đại. Thậm chí, y còn phong cho cô danh hiệu “Nghệ sĩ quốc gia của Đệ tam đế chế”. Nhiều lần, Hitler mời Olga tới dự những buổi lễ long trọng của chính phủ và người ta không khó để có thể nhận ra sự săn đón đặc biệt mà đức Quốc trưởng dành cho vị khách xinh đẹp này. Không phải Goering, Goebbels hay Heinrich Himmler, mà chính Olga mới là người ngồi cạnh Hitler trong những buổi lễ như thế. Mối quan hệ giữa Olga và Hitler thân thiết tới mức tên trùm phát xít đặc cách cho cô được đi dạo với con chó yêu quý nhất của hắn.

Không chỉ có vậy, Olga còn gần như trở thành một thành viên trong gia đình Hitler khi biết vun đắp quan hệ tâm giao với Eva Braun, người tình của Hitler. Eva thậm chí còn tâm sự những điều sâu kín và cho Olga xem nhật ký của mình. Tuy nhiên, cho dù đã cho cấp dưới thẩm tra lý lịch kĩ càng, nhưng đến phút cuối của cuộc đời, Hitler và Eva vẫn không biết rằng Olga là điệp viên cài cắm của Liên Xô. Đương nhiên, điều đó đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để Olga thu thập được những thông tin có giá trị tin cậy nhất, từ chính nhân vật chóp bu của chính quyền phát xít.

Trở lại Mátxcơva đầu những năm 1920, sau khi chia tay với người chồng đầu tiên, Mikhail Chekhov, một nghệ sĩ lừng danh, Olga đã đi bước nữa với đạo diễn điện ảnh người Hungari, Ferens Iarosi. Năm 1922, hai người quyết định rời Liên Xô sang Đức. Cái tên Olga Chekhova trong danh sách những người xin di cư ra nước ngoài đã lọt vào tầm ngắm của cơ quan tình báo Liên Xô. Đích thân trưởng phòng 4 (phòng phản gián quốc tế) của cơ quan tình báo quân sự Liên Xô (GRU), Yan Karlovich Berzin đã mời Olga tới nói chuyện. Sau một số lần gặp gỡ, Berzin đã lật bài ngửa, đặt vấn đề mời Olga hợp tác với GRU và cam kết rằng việc đó sẽ không ảnh hưởng tới sự nghiệp điện ảnh của cô. Olga đồng ý. Và thế là một lớp học đặc biệt dành riêng cho Olga đã được mở tại một ngôi nhà bí mật ở ngoại ô Mátxcơva. Tại đây, Olga được huấn luyện những kĩ năng cơ bản của một điệp viên. Trước khi lên đường sang Đức, Olga còn được Berzin cấp cho một lượng ngoại tệ lớn làm phí hoạt động.

Những nữ điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX 1374939205.9568

Olga Chekhova, người phụ nữ thường xuyên ngồi cạnh Adolf Hitler trong nhiều hoạt động công khai.
Mặc dù sau này khi Chiến tranh Thế giới lần thứ II kết thúc và ngay cả trong cuốn hồi ký của mình, Olga chưa bao giờ nói về những hoạt động bí mật của mình. Nhưng những tài liệu mới giải mật của cơ quan tình báo Liên Xô trước đây và bây giờ là cơ quan tình báo Nga cho thấy Olga chính là điệp viên của Liên Xô và người trực tiếp liên hệ với Olga chính là anh trai cô, Lev Knipper. Trong cuốn sách “Cha tôi - Beria Lavrenti”, Xergo Beria con trai của trùm đặc vụ Liên Xô dưới thời Joseph Stalin viết: “Olga Chekhova nhiều năm đã hợp tác với cha tôi. Năm 1942, Olga đã tham gia vào một kế hoạch ám sát Hitler. Nhưng kế hoạch đó đã bị hủy vào năm 1943 vì Stalin cho rằng một khi Hitler chết, nhóm lãnh đạo Đức Quốc xã sẽ lập tức ký hiệp ước hoà bình với Đồng minh mà không có sự tham gia của Liên Xô”.

Nguồn: Minh Thành/ Baotintuc
      
Prosperity
Prosperity Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 466

Danh vọng : 822

Uy tín : 0

Kỳ 4: Christine Granville - nữ điệp viên được Churchill yêu thích nhất

Những nữ điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX Soe-ch10
Từng giành vương miện trong một cuộc thi sắc đẹp tại Ba Lan, Christine Granville (ảnh) hoàn toàn không giống với hầu hết các nàng hoa hậu liễu yếu đào tơ khác. Sau khi Ba Lan rơi vào tay quân Đức, Christine di cư sang Anh, bắt đầu tham gia vào các hoạt động bí mật dưới nhiều thân phận khác nhau. Bằng vẻ đẹp mê hồn, đặc biệt là dũng khí và trí tuệ hơn người, Christine đã thu thập được vô số tin tình báo giá trị, trong đó có cả dự báo về việc quân Đức sẽ xâm lược Liên Xô. Nhờ đó, Christine trở thành một trong những nữ điệp viên nổi tiếng nhất của Chiến tranh Thế giới lần thứ II, được Thủ tướng Anh khi đó là W. Churchill yêu thích nhất. Trong khoảng thời gian thực hiện nhiệm vụ của một điệp viên, Christine đã có khá nhiều mối tình lãng mạn, ngay cả cha đẻ của loạt tiểu thuyết trinh thám James Bond, Ian Flemming, cũng không cưỡng lại được sức cuốn hút của Christine. Chính cuộc đời của Christine là nguồn cảm hứng để tác gia nổi tiếng này cho ra đời nhân vật nữ điệp viên hai mang Vesper Lynd trong tác phẩm đầu tay về James Bond mang tiêu đề "Sòng bạc Hoàng gia" (Casino Royal).

Tuy nhiên, hồng nhan thì bạc mệnh. Chiến tranh Thế giới lần thứ II kết thúc, Christine rời Pháp (địa bàn hoạt động chính) sang Luân Đôn. Không một ai hỏi han, đón tiếp. Mặc dù trước đó ngày 1/1/1945, Christine được chính phủ Anh trao tặng huân chương George vì đã can đảm, mưu trí thâm nhập vào tận sào huyệt của Gestapo giải thoát thành công hai sĩ quan Anh, trong đó có chỉ huy mới của Cục Hành động đặc biệt (SOE) của Anh tại Pháp, Xan Fielding. Chính phủ Pháp cũng trao tặng Christine Huân chương Thập tự bạc vì bà đã cứu sống chỉ huy lực lượng kháng chiến miền bắc Pháp, Francis Cammaert. Nhưng đó chỉ là sự an ủi về mặt tinh thần. Bởi ngay cả khi Christine nhận quyết định phục viên (ngày 11/5/1945), người ta cũng chỉ cấp cho bà 100 bảng Anh tiền trợ cấp hưu trí.

Những nữ điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX 500_thumb
Khó khăn chồng chất, vì cuộc mưu sinh, Christine đã phải làm đủ nghề. Tháng 5/1951, Christine kiếm được chân phục vụ trên một con tàu chở khách. Christine cảm thấy rất vui, vì công việc này có thể giúp bà thỏa nguyện ước mong được đặt chân tới Ôxtrâylia và Niu Dilân. Bi kịch cũng bắt đầu từ đây. Vừa đẹp người vừa đẹp nết, Christine nhận được rất nhiều lời ngợi khen của khách đi tàu. Nhưng điều đó khiến bà trở thành tâm điểm của sự đố kị. Trong lúc Christine đau khổ, Georges Muldowney, một nam nhân viên phục vụ cùng làm trên tàu xuất hiện, động viên và ra tay giúp đỡ. Christine rất cảm động. Mặc dù biết Georges yêu mình khôn xiết, nhưng bà vẫn coi Georges như một người bạn. Christine không ngờ Georges là một kẻ biến thái. Hắn yêu Christine một cách bệnh hoạn. Christine đi đâu Georges theo đó và luôn ghen bóng ghen gió.

Một lần, sau khi kết thúc hành trình trên biển, Christine trở về Luân Đôn. Tối nọ, Christine bê đống quần áo, định mang xuống tầng trệt giặt. Khi chuẩn bị bước xuống cầu thang, Christine đã vô cùng kinh ngạc vì Georges đã ở đó. Hắn hỏi Christine có thực sự muốn rời Luân Đôn. Christine trả lời là có. Georges yêu cầu Christine trả lại bức thư hắn đã gửi cho bà. Christine nói rằng mình đã đốt nó. Georges lao vào, dùng dao nhằm thẳng ngực Christine đâm tới. Một người hàng xóm nhìn thấy liền gọi cấp cứu và cảnh sát. Nhưng khi họ đến nơi, Christine đã không còn thở nữa. Georges không trốn chạy, cứ đứng đó nhìn cơ thể loang máu, bất động của Christine lảm nhảm mãi một câu: "Tôi giết cô ta vì tôi yêu cô ta". Sự kiện bi thảm đó xảy ra vào sáng 16/6/1952. Hơn ba tháng sau, ngày 30/9/1952, Georges bị đưa đi xử tử. Trước khi lên giá treo cổ, câu duy nhất Georges nói là: "Giết cô ta, tôi mới chiếm hữu được cô ta mãi mãi".

Những nữ điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX Mounta10
Ngày 21/6/1952, tang lễ Christine được tổ chức, giản dị nhưng thấm tình người. Những người bạn của Christine đã cất công sang tận Ba Lan mang về một bao đất để rải xuống quan tài như muốn giúp làm vơi đi nỗi nhớ quê hương nơi chín suối. Những du kích quân Pháp là bạn chiến đấu của Christine cũng mang tới một lá quốc kỳ Pháp để phủ lên nấm mồ để cảm ơn những gì bà đã làm cho nước Pháp.

Nguồn: Minh Thành/ Baotintuc
      
Prosperity
Prosperity Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 466

Danh vọng : 822

Uy tín : 0

Kỳ 5: Manci Gertler - phiên bản Mata Hari của nước Anh

Những nữ điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX Manci_11
Sinh ra ở thủ đô Buđapét của Hunggari, lớn lên tại Ba Lan, sau đó chuyển đến Anh sinh sống và nhanh chóng có được vai vế trong xã hội thượng lưu của xứ sở sương mù, đó chính là những nét chính về nữ điệp viên Manci Gertler (ảnh), người được mệnh danh là phiên bản “Mata Hari” của nước Anh.

Năm 1935, khi đặt chân tới Luân Đôn, Manci gần như không có gì, ngoài sắc đẹp trời phú. Ba năm sau, Manci kết hôn với Huân tước Howard của vùng Effingham, trở thành bà Howard, chính thức tham gia các hoạt động của giới thượng lưu. Tuy nhiên, ngay sau đó, cái tên Manci Gertler cũng nằm trong tầm ngắm của các cơ quan tình báo Anh. Bởi trước khi lấy Huân tước Howard, Manci từng tuyên bố bến đỗ của cuộc đời mình phải là một người đàn ông giàu có ở nước Anh. Trong khi đó, Huân tước Howard lại là một người yếu đuối, nghiện rượu và đứng bên bờ vực phá sản.

Những nữ điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX News-graphics-2006-_625639a
Qua điều tra, MI5 biết rõ cuộc hôn nhân giữa Manci và Howard thuần tuý là một cuộc trao đổi có đi có lại. Lấy Howard, Manci không chỉ được nhập quốc tịch Anh, mà còn có được vai vế trong xã hội. Cưới Manci, Howard thoát khỏi nguy cơ phá sản nhờ những khoản tiền do Manci mang về. Đồng thời, trong cuộc hôn nhân giữa Manci và Howard có sự tác động của một nhân vật thứ ba, Eduard Weisblatt, một tên buôn bán súng người Ba Lan, phát tài nhờ những phi vụ cung cấp vũ khí cho các phe trong cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha và là tình nhân của Manci. Sự nguy hại ở chỗ cơ quan an ninh Pháp đã cảnh báo với phía Anh rằng Eduard có thể là gián điệp của Đức. Do đó, Manci có thể đã được tình báo Đức trực tiếp hoặc gián tiếp tuyển dụng.

Theo báo cáo của người phụ trách công tác phản gián của MI5 khi đó, Maxwell Knight, Eduard đã đưa cho Howard 500 bảng Anh (có giá trị tương đương 40.000 USD hiện nay) với điều kiện Howard phải lấy Manci và cho phép Eduard mỗi tuần tới thăm Manci một lần. Mỗi lần tới thăm Manci, Eduard sẽ trả Howard 1.000 bảng Anh (theo giá trị hiện nay), đổi lại Howard phải giữ bí mật cho Eduard và Manci. Maxwell cũng phát hiện thấy trong thời gian Eduard không có mặt ở Luân Đôn, Manci thường xuyên sử dụng tất cả những gì thuộc về Eduard, gồm 1 căn phòng đặt dài hạn tại khách sạn Dorchester, 1 chiếc Cadillac, 1 chiếc Rolls Royce cùng tài xế riêng của Eduard. Maxwell nghi ngờ Manci là gián điệp. Bởi Manci xây dựng được rất nhiều mối quan hệ không bình thường với rất nhiều nhân vật tai to mặt lớn ở Anh, bao gồm một sỹ quan quân đội, giới quý tộc Anh và cả những quan chức ngoại giao thuộc đại sứ quán Liên Xô, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, vốn nằm trong danh sách theo dõi của Cơ quan tình báo Anh. Maxwell cho rằng thông qua các mối quan hệ thân thiết này, Manci đã có được những thông tin tình báo cần thiết.

Năm 1941, MI5 phát hiện nhân viên liên lạc của Manci chính là đầu bếp người Hunggari của Randolph Churchill, con trai Thủ tướng W. Churchill. Nhận thấy sự việc đã diễn biến nghiêm trọng. Tháng 2/1941, Manci chính thức bị bắt giam. Nhưng ba tháng sau, người ta buộc phải thả Manci ra vì không có đủ chứng cứ buộc tội Phu nhân của Huân tước Howard biết được những việc làm khả nghi của Eduard mà không báo cơ quan chức năng và tham gia vào các hoạt động “trợ giúp kẻ địch”. Năm 1945, sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, Manci li dị Howard, chuyển đến Ốtxtrâylia sinh sống. Nhiều người cho rằng, đáng ra Manci đã phải chịu một án phạt nặng vì những gì đã làm. Sở dĩ cô nàng có kết cục may mắn hơn Mata Hari chính là nhờ cái bùa hộ mệnh: “Phu nhân Huân tước Howard”.

Nguồn: Minh Thành/ Baotintuc
      
Prosperity
Prosperity Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 466

Danh vọng : 822

Uy tín : 0

Kỳ 6: Xuyên Đảo Phương Tử - nữ gián điệp có kết cục bi thảm nhất

Những nữ điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX 220px-10

Yoshiko Kawashima trong phòng thu âm, 1933
Xuyên Đảo Phương Tử, hay còn gọi là Kim Bích Huy, Kim Thành Tam, Kim Mộng Chi, tự Đông Trân, hiệu Thành Chi. Sinh năm 1906, sống vẻn vẹn trên đời 42 năm, nhưng người con gái có xuất thân quý tộc Trung Quốc ấy sớm trở thành thứ vũ khí bí mật của cơ quan tình báo Nhật Bản, để cuối cùng bị tòa án Trung Quốc kết tội bán nước, phải chịu mức án cao nhất: tử hình.

Những nữ điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX Kawash11

Những người anh của Kawashima Yoshiko
Xuyên Đảo Phương Tử tên thật là Ái Tân Giác La Hiển Dư (愛新覺羅·顯玗, Aisin Gioro Xianyu), là con thứ 14 của Túc thân vương Thiện Kỳ (肅親王 善耆) dưới thời Mãn Thanh, dòng Tương Bạch kỳ. Do từ nhỏ đã nhận Xuyên Đảo Lãng Tốc (川島浪速, Kawashima Naniwa), cố vấn người Nhật Bản của triều đình Mãn Thanh làm cha nuôi, nên đổi tên thành Xuyên Đảo Phương Tử (川島芳子, Kawashima Yoshiko).

Những nữ điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX Kawash10

Kawashima Yoshiko mang ngựa đi học tại trường nữ Cao đẳng Matsumotol
Đáng ra, Xuyên Đảo Phương Tử phải sớm an phận nữ nhi như bao cô gái đài trang khuê các khác. Nhưng với phong cách mạnh mẽ, bất chấp vẻ ngoài đầy quyến rũ và nề nếp gia giáo phong kiến, Xuyên Đảo Phương Tử sớm tuyên bố đoạn tuyệt cùng nữ tính, bắt đầu cuộc sống lang bạt kỳ hồ, đi theo tiếng gọi của bản năng.

Những nữ điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX Phuong10

Xuyên Đảo Phương Tử lúc sinh thời
Trong cuốn nhật ký của mình, Xuyên Đảo Phương Tử thổ lộ: "Tôi hận đàn ông" và tỏ rõ ý muốn báo thù đàn ông, báo thù thế giới. Ôm mối hận ấy trong lòng, Xuyên Đảo Phương Tử lao tới, hạ gục hết người đàn ông này đến người đàn ông khác. Tất nhiên, để phục vụ nhiệm vụ tình báo được giao, những người đàn ông đi qua trong đời Xuyên Đảo Phương Tử đều thuộc hạng đức cao vọng trọng, có quyền, có chức. Họ, hầu hết, đều không thoát khỏi sức hấp dẫn đầy ma lực của Xuyên Đảo Phương Tử. Sau những ánh mắt đong đưa, lơi lả, những chiếc hôn riết bỏng, những cái ôm nồng cháy và những cuộc mây mưa đến cuối đất cùng trời, Xuyên Đảo Phương Tử đã thu về không chỉ là tiền, mà cả các bản tin tình báo đầy giá trị. Nhờ đó, Xuyên Đảo Phương Tử liên tục nhận được nhiều phần thưởng và được tình báo Nhật Bản thăng cấp.

Những nữ điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX Gen_yo10

Kawashima Yoshiko trong quân phục Mãn Châu
Có thể nói, Xuyên Đảo Phương Tử đã phát huy tốt vai trò quan trọng của mình trong cuộc chiến nhằm vào Trung Quốc do Nhật Bản phát động. Nữ điệp viên này tham gia vào hầu hết những hoạt động bí mật quan trọng tiến hành trong thời gian Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, bao gồm cả việc góp phần cho ra đời Mãn Châu quốc, một quốc gia bù nhìn ở Mãn Châu và phía đông Nội Mông, gây ra sự kiện 18/9/1931 (xung đột chính trị và quân sự giữa quân Đông Bắc của Trung Quốc và quân Quan Đông của Nhật Bản)… Ngoài ra, Xuyên Đảo Phương Tử còn đích thân đạo diễn sự kiện 28/1/1932 (quân Nhật từ khu vực tô giới tấn công khu vực Hạp Bắc ở Thượng Hải) gây chấn động dư luận trong, ngoài Trung Quốc, trực tiếp chỉ huy chiến dịch giải cứu Hoàng hậu Thu Hồng của "Mãn Châu đế quốc".

Những nữ điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX 1375024389.4963

Xuyên Đảo Phương Tử sau khi bị xử tử.
Tuy nhiên, sau khi Nhật Bản đầu hàng, cũng như nhiều tên Hán gian khác, Xuyên Đảo Phương Tử bị bắt và đưa ra xét xử. Ngày 5/10/1947, tòa án cấp cao Bắc Bình ra phán quyết: 1/ Bị cáo (Xuyên Đảo Phương Tử) tuy mang hai quốc tịch (Trung Quốc và Nhật Bản), nhưng bố là Túc thân vương, nên rõ ràng là người Trung Quốc và phải bị xử lý về tội làm Hán gian. 2/ Bị cáo có quan hệ qua lại thân thiết với những nhân vật quan trọng trong quân đội Nhật, tiến hành hoạt động gián điệp dưới lốt "nam giới" trong sự kiện 28/1/1932, dẫn tới sự kiện Thượng Hải. 3/ Bị cáo tham dự vào các hoạt động chuẩn bị cho việc thành lập chính quyền ngụy Mãn Châu và đưa Phổ Nghi cùng gia quyến ra khỏi Thiên Tân. 4/ Bị cáo có sự qua lại lâu dài với quân Quan Đông và được phong làm "Tư lệnh an quốc quân". Ngày 25/3/1948, với tội danh bán nước, bản án tử hình đối với Xuyên Đảo Phương Tử đã được thực thi, đặt dấu chấm hết bi thảm cho một nữ điệp viên được mệnh danh là "Mata Hari của Viễn Đông".

Nguồn: Minh Thành/ Baotintuc

Cuộc đời cách cách triều Thanh trở thành mật vụ Nhật Bản:

Sự thật cái chết của điệp viên lừng danh Kim Bích Huy:
      
Prosperity
Prosperity Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 466

Danh vọng : 822

Uy tín : 0

Kỳ 7: Josephine Baker - điệp viên sơn ca

Những nữ điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX 97802510
“Viên ngọc đen” hay “Vệ nữ đồng”, ấy là những mĩ từ thường được dùng để miêu tả sắc đẹp của nữ nghệ sĩ tài năng, Josephine Baker. Sinh ra ở thành phố St. Louis, bang Missouri (Mỹ), 12 tuổi, Josephine đã bỏ học, theo nghề ca kĩ.

Từ những buổi biểu diễn trên đường phố, Josephine được chọn vào dàn đồng ca của thành phố St. Louis và bắt đầu tỏa sáng trên sân khấu nhà hát Chams-Élysées (Pari, Pháp) năm 1925 ở tuổi 19. Tới tận ngày nay, khi Josephine đã qua đời được 33 năm, người ta vẫn không thể quên hình ảnh người nghệ sĩ da mầu ấy trong “Vũ điệu hoang dã” Danse Sauvage nóng bỏng và đầy khêu gợi. Josephine xuất hiện với chiếc váy ngắn được kết bởi những quả chuối nhân tạo. Cùng với tiết tấu rộn ràng, sự chuyển động của cơ thể Josephine ngày càng mạnh. Ban nhạc nhấp nhổm. Khán giả như hút theo những đường cong tuyệt mỹ, rồi bùng lên trong tiếng vỗ tay vang dội.  

Những nữ điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX 500_thumb

Josephine ở Havana (Cuba) năm 1950.
Đó là hình ảnh của một Josephine trong vai trò nghệ sĩ. Ở khía cạnh này, Josephine đã làm quá tốt. Lời ca, tiếng hát, điệu múa của Josephine không chỉ làm vơi đi nỗi buồn đau, tang tóc, thê thảm của chiến tranh, mà còn tạo niềm hứng khởi cho các binh sĩ thuộc lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Josephine còn tỏ ra rất xuất sắc khi được giao thực thi những nhiệm vụ tình báo.

Josephine hợp tác với tình báo Pháp, đơn giản là vì bà là công dân Pháp (năm 1937, Josephine nhập quốc tịch Pháp) và muốn phục vụ vì lợi ích của nước Pháp cũng như Đồng minh chống lại chủ nghĩa phát xít. Josephine có tất cả những phẩm chất cần thiết cho một điệp viên. Đó không chỉ là danh tiếng và sức cuốn hút đối với tất cả những ai tiếp xúc, mà còn là trí tuệ sâu sắc, khiếu hài hước tuyệt vời. Ngoài ra, Josephine còn được đại úy Phòng nhì Pháp, Jack Aptay, huấn luyện cẩn thận những kỹ năng hoạt động gián điệp.

Những nữ điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX 1375024603.9695

Josephine trong vũ điệu Danse Sauvage nóng bỏng.
Từ đó, những chuyến lưu diễn của Josephine đều mang mục tiêu kép: nghệ thuật và tình báo. Josephine là người đã phát hiện ra bộ mặt thật của tên gián điệp Đức, Hains Raynert, đội lốt doanh nhân có tên George Runke, chuyên chỉ đạo việc bắt giữ những người Pháp yêu nước tìm cách vượt biên giới bắt liên lạc với chính phủ lưu vong của Tướng De Gaulle. Josephine cũng là người đã thu thập những thông tin chi tiết về tình hình Angiêri như hệ thống công sự bờ biển, việc bố trí lực lượng phòng thủ… nhằm giúp quân Đồng minh thực hiện kế hoạch đổ bộ lên Angiêri. Josephine có mặt ở khắp nơi từ Mỹ, châu Âu đến Bắc Phi để thực hiện những sứ mệnh trên giao.

Tình báo Đức và Italia nghi ngờ Josephine là tình báo của quân Đồng minh, không chí ít cũng có cảm tình với Tướng De Gaulle, nhưng không dám bắt vì sợ sẽ làm dấy lên làn sóng phản đối. Và thế là sau khi phát xít Đức đầu hàng, Josephine đã bảo toàn được tính mạng, về hưu với tư cách một “điệp viên đặc biệt”. Những đóng góp của Josephine không chỉ được phía Pháp mà cả quân Đồng minh ghi nhận. Năm 1942, tư lệnh quân Đồng minh, Tướng Paton đến Casablanca. Được tin Josephine đang ở đây và bị ốm, ông đã gửi cho Josephine một bó hoa với dòng chữ: "Tặng Josephine Baker, người đã rất dũng cảm giúp đỡ chúng tôi". Tướng De Gaulle, ngoài việc trao tặng Josephine huân chương Thập tự và huy chương Kháng chiến còn gửi cho Josephine một bức thư bày tỏ lòng biết ơn vì Josephine đã "làm việc và phục vụ xuất sắc trong những thời kỳ khó khăn nhất của nước Pháp”. Những năm sau chiến tranh, Josephine lao vào đấu tranh chống lại nạn phân biệt chủng tộc và dồn sức chăm sóc 12 đứa con nuôi đến từ 4 châu lục: Á, Âu, Phi, Mỹ mà bà gọi là “bộ tộc cầu vồng”.

Nguồn: Minh Thành/ Baotintuc
      
Prosperity
Prosperity Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 466

Danh vọng : 822

Uy tín : 0

Kỳ cuối: Nancy Wake - điệp viên đứng đầu danh sách đen của Gestapo

Những nữ điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX Nancy10
Cơ quan mật vụ Đức Quốc xã, Gestapo, đã đặt giải thưởng 5 triệu frank cho ai lấy được đầu của Nancy Wake, nhưng cũng đành bó tay. Với một mớ giấy tờ giả như thật, nữ điệp viên bị Gestapo gắn cho biệt danh “Chuột bạch” và đưa lên vị trí đầu tiên trong bản danh sách đen này đã thoát qua mọi cửa tử, giành quyền sống chính đáng, góp phần vào chiến thắng của quân Đồng minh trước phe Trục. Nancy từng nói: “Tôi thù ghét chiến tranh và bạo lực. Khi gót giầy xâm lược của phát xít Đức lê khắp châu Âu, tôi cứ nghĩ phụ nữ chẳng có lý do gì để ru rú trong nhà bởi chỉ dựa vào sự đấu tranh của đàn ông thôi thì chưa đủ”. Tận mắt chứng kiến cảnh quân đội Đức thảm sát người Do thái, tấn công những kẻ đồng tính luyến ái, dân Gypsy trên đường phố Pari (Pháp), Viên (Áo), Nancy càng quyết tâm đi theo con đường chống phát xít.

Năm 1935, Nancy gặp nhà công nghiệp Pháp giàu có, Henri Fiocca. Hai người có cảm tình với nhau. Bốn năm sau, một đám cưới linh đình đã được tổ chức. Nancy và Henri chung sống hạnh phúc trong một căn nhà lộng lẫy trên một quả đồi nhìn xuống cảng Marseille. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang. Hitler xua quân xâm chiếm Pháp. Chia tay những cuộc du ngoạn đây đó, những buổi tiệc tùng với champagne và trứng cá muối, Nancy bắt đầu cuộc đời mạo hiểm. Lợi dụng thân phận là vợ một nhà doanh nghiệp lớn, Nancy đã có được rất nhiều loại giấy tờ giả khác nhau để có thể lui tới và lưu lại những vùng bị quân Đức chiếm đóng. Bỏ tiền mua một chiếc xe cứu thương, tự tay Nancy lái đưa hơn 1.000 tù binh chiến tranh và phi công quân Đồng minh bị Đức Quốc xã bắt xuyên qua biên giới Pháp, sang Tây Ban Nha an toàn. Phát hiện ra sự nguy hiểm của “Chuột bạch”, Gestapo đã treo thưởng lớn cho ai cung cấp thông tin, bắt hoặc giết được Nancy. Gestapo đặt máy ghi âm điện thoại nhà Nancy, mở những bức thư gửi tới cho Nancy…

Những nữ điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX 1375024769.6384

Một trong những giấy tờ giả của Nancy.
Nhận thấy tình hình ở Pháp quá bất lợi, Nancy quyết định vượt biên sang Tây Ban Nha, rồi tới Anh. Chồng bà cũng hối thúc: “Em phải đi nhanh, càng sớm càng tốt”. Nancy vẫn nhớ câu cuối cùng bà nói với chồng: “Chẳng bao lâu nữa, em sẽ lại về với anh”. Nhưng Nancy không bao giờ có thể gặp lại chồng nữa. Vì khoảng một năm sau khi Nancy trốn đi, Gestapo đã tới bắt chồng bà. Dù bị tra tấn dã man, nhưng Henri quyết không khai nơi lẩn trốn của vợ, cuối cùng bị Gestapo đem đi xử tử.

Tại Luân Đôn, Nancy gia nhập Cục Hành động Đặc biệt (SOE), tiếp tục sự nghiệp chống phát xít. Khi đó SOE có tổng cộng hơn 500 thành viên, Nancy là một trong số 39 nữ điệp viên ít ỏi của SOE. Sau khi được huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn, gồm các thủ đoạn ám sát, sử dụng điện đài, đặt thuốc nổ đánh phá những cơ sở hạ tầng quan trọng…, Nancy được đưa về Pháp. Tháng 4/1944, Nancy và một cộng sự khác có mặt ở tỉnh Auvergne thuộc miền trung nước Pháp, phụ trách việc chiêu mộ, tổ chức lực lượng kháng chiến ngầm và xây dựng kho vũ khí bí mật cũng như sự hoạt động của đường dây liên lạc vô tuyến điện giữa người chỉ huy lực lượng kháng chiến Pháp ở Auvergne, Đại úy Henri Tardivat, với Luân Đôn. Dưới sự lãnh đạo của Nancy, lực lượng kháng chiến của Pháp ở Auvergne từ 3.000 quân đã phát triển lên trên 7.000 quân, tạo ra sức ép mạnh mẽ đối với quân Đức. Đồng thời, các kháng chiến quân Pháp ở Auvergne đã tấn công mạnh mẽ vào quân Đức, mục đích là làm tiêu hao binh lực, vũ khí trang bị, giảm sức kháng cự của quân Đức trước khi quân Đồng minh đổ bộ lên Normandie.

Những nữ điệp viên tuyệt sắc tài ba của thế kỷ XX 25072910
Sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ II kết thúc, Nancy tiếp tục làm việc cho SOE ở Phòng tình báo, Bộ Hàng không Anh. Năm 1960, Nancy kết hôn cùng John Forward, một tù nhân chiến tranh người Anh và chuyển sang sinh sống ở Ôxtrâylia. Để ghi nhận công lao của Nancy, Chính phủ Pháp đã tặng bà Huân chương Danh dự, Huân chương Thập tự Chiến tranh và Huân chương Kháng chiến, còn Chính phủ Mỹ tặng bà Huân chương Tự do, Chính phủ Ôxtrâylia là Huân chương Hữu nghị và Chính phủ Anh là Huân chương George. Nancy trở thành nữ điệp viên nhận được nhiều huân chương nhất từ quân Đồng minh.

Nguồn: Minh Thành/ Baotintuc
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất