Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Chỉ với khoảng 100 $, bạn đã có thể sở hữu một thiết bị bỏ túi giúp xác định chính xác vị trí của mình trên mặt đất. Với thiết bị này trong tay, 100% bạn sẽ chẳng bao giờ lạc đường một lần nữa.

Tổ tiên của chúng ta đã thực sự trở thành bậc thầy trong nghệ thuật tìm đường xác định vị trí. Nhiều cột mốc hoành tráng được dựng lên, những bản đồ cực kỳ chi tiết được soạn ra, hơn thế nữa, họ còn học được cách xác định phương hướng thông qua vị trí của các ngôi sao trên bầu trời.
 
Ngày nay, mọi chuyện đã trở nên dễ dàng hơn nhiều. Chỉ với khoảng 100 $, bạn đã có thể sở hữu một thiết bị bỏ túi giúp xác định chính xác vị trí của mình trên mặt đất. Với thiết bị này trong tay, 100% bạn sẽ chẳng bao giờ lạc đường một lần nữa.
 
Tất cả những điều cần biết về phương thức định vị toàn cầu GPS Mo-dau-1_49dda
GPS - viết tắt của Global Positioning System, tạm dịch: hệ thống định vị toàn cầu. Đây là một hệ thống rất đồ sộ, đắt tiền và có liên quan đến rất nhiều công nghệ tinh vi, hiện đại khác. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của nó lại khá đơn giản và trực quan. Bài viết dưới đây hi vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc một vài thông tin hữu ích về thiết bị này, từ cách hoạt động, cách các vệ tinh thu nhận tín hiệu cho đến các thiết bị hiện đang sử dụng công nghệ GPS.
 
Khi nói về GPS, người ta chỉ đơn giản nhìn thấy 1 thiết bị nhỏ gọn có thể đút lọt túi. Trên thực tế, đó chỉ là một phần rất rất nhỏ trong toàn bộ hệ thống hết sức đồ sộ và phức tạp. Hệ thống định vị toàn cầu này, thực chất còn bao gồm cả 27 vệ tinh nhân tạo quay liên tục quanh Trái đất (trong đó 24 vệ tinh thực sự hoạt động và 3 vệ tinh để dự phòng những sự cố). Quân đội Mỹ lần đầu tiên phát triển mạng lưới vệ tinh này nhằm mục đích định vị quân sự, nhưng sau đó nó được mở rộng ra cho nhiều nhu cầu dân sự khác.
 
Tất cả những điều cần biết về phương thức định vị toàn cầu GPS Mo-dau-2_509e1
Mỗi vệ tinh này một ngày có thể đi được 2 vòng quanh Trái đất. Quỹ đạo của chúng luôn được điều chỉnh, để bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào cũng có ít nhất 4 vệ tinh được "nhìn thấy" trên bầu trời. Sự xác định vị trí thông qua 4 vệ tinh này được thực hiện nhờ một phép toán đơn giản có tên gọi là Trilateration - tạm dịch: phép đo tam giác. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên lý phép toán này trong không gian 2 chiều và 3 chiều.
 
2D - Trilateration
 
Hãy thử tưởng tưởng rằng bạn đang ở đâu đó trên lãnh thổ Hoa Kỳ, và vì một lý do trời ơi đất hõi nào đó mà bạn đang hoàn toàn lạc lối. Bạn không có bất cứ một đầu mối nào về nơi bạn đang đặt chân, và tấm bản đồ trong tay trở nên vô dụng. Bạn tìm đến một cư dân địa phương và hỏi, "Tôi đang ở đâu?". Anh ta trả lời, "Bạn đang ở cách Boise, Idaho 625 dặm."
 
Thông tin này có vẻ hữu ích, nhưng thực ra, với bạn nó hoàn toàn vô dụng. Bạn có thể ở bất cứ nơi đâu trên đường tròn ở hình vẽ dưới.
 
Tất cả những điều cần biết về phương thức định vị toàn cầu GPS 1-vong-tron_5fd9f
Bạn tiếp tục tìm đến một người khác, và nhận được câu trả lời, "Anh đang cách Minneapolis, Minnesota 690 dặm.".  Giờ thì mọi chuyện có vẻ khá hơn một chút. Kết hợp thông tin này với thông tin ở trên, giờ đây bạn đã có 2 vòng tròn giao nhau. Bạn đã biết rằng bạn đang nằm ở 1 trong 2 giao điểm này.
 
Tất cả những điều cần biết về phương thức định vị toàn cầu GPS 2-vong-tron_864ad
Nếu người thứ 3 cho bạn biết rằng bạn đang ở cách Tucson, Arizona 615 dặm - mọi chuyện đã trở nên ổn thỏa. Giờ đây 3 vòng tròn sẽ giao nhau ở một điểm duy nhất (Tất nhiên, trong trường hợp cả 3 người dân địa phương trên đều không.....chém gió), và bạn đã biết chính xác mình đang ở đâu - Denver, Colorado.
 
Tất cả những điều cần biết về phương thức định vị toàn cầu GPS 3-vong-tron_9debc
Với không 3 chiều, cơ chế hoạt động cũng tương tự như trên, chỉ khác ở chỗ, giờ đây những hình tròn được thay thế bằng hình cầu, và các bán kính giờ đây xoay đủ các hướng trong không gian chứ không chỉ giới hạn trong một mặt phẳng nữa.
 
3D - Trilateration
 
Nếu bạn biết rằng bạn đang cách vệ tinh A nào đó 10 dặm, giờ đây bạn đang ở trên bề mặt của một quả cầu khổng lồ có bán kính 10 dặm. Tiếp theo, bạn biết rằng mình đang ở cách vệ tinh B 15 dặm, giờ đây bạn đã có hình cầu số 2, to hơn 1 chút. 2 hình cầu này giao nhau tạo nên một đường tròn hoàn hảo. Nếu bạn biết được khoảng cách tới vệ tinh số 3, giờ đây đường tròn của bạn chỉ còn lại 2 điểm duy nhất.
 
Tất cả những điều cần biết về phương thức định vị toàn cầu GPS TrilaterationGPS_9e16c
Trái đất tự bản thân nó có thể hoạt động như một quả cầu thứ 4. Trừ khi bạn đang đóng vai siêu nhân trong một bộ phim hành động nào đó, trong những trường hợp còn lại, nơi bạn đặt chân chắc chắn phải ở đâu đó trên mặt đất. Do đó, bạn có thể loại bỏ được 1 điểm lơ lửng giữa vũ trụ. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, các thiết bị thu nhận tín hiệu GPS cần đến sự hoạt động của 4 (hoặc nhiều hơn thế) vệ tinh, nhằm tăng độ chính xác và cung cấp thông tin chi tiết hơn.
 
Để thực hiện được phép toán này, các máy thu GPS phải thực hiện ít nhất 2 điều:
 
Các vị trí của ít nhất 3 vệ tinh đang quay trên đầu bạn.
Khoảng cách từ bạn đến những vệ tinh đó.
 
Những thiết bị GPS sẽ thu thập những con số này thông qua việc phân tích các tín hiệu radio có tần số cao, năng lượng thấp từ các vệ tinh GPS. Nhiều máy móc hiện nay có thể có đến 3-4 đầu thu GPS, do đó chúng có thể thu nhận đồng thời tín hiệu từ nhiều vệ tinh.
 
Tất cả những điều cần biết về phương thức định vị toàn cầu GPS 3D_f63f2
Các sóng radio này có năng lượng điện từ, điều này có nghĩa là chúng di chuyển với tốc độ ánh sáng. Các đầu thu tín hiệu có thể tìm ra khoảng cách từ nơi bạn đứng đến vị trí của vệ tinh, thông qua việc xác định thời gian mà sóng di chuyển trên quãng đường đó. Tuy nhiên, việc tính toán thời gian này không hề đơn giản chút nào.
 
Bộ máy tính toán GPS
 
Vào một thời điểm cụ thể (hãy giả dụ là nửa đêm), vệ tinh bắt đầu truyền đi một khuôn mẫu dài, dạng số được gọi là mã giả-ngẫu nhiên. Bộ phận tiếp nhận cũng bắt đầu chạy cùng chuỗi số vào đúng nửa đêm. Khi sóng của vệ tinh gặp bộ phận tiếp nhận, sự truyền của chuỗi sẽ chậm lại một chút trước khi bộ phận tiếp nhận chạy chuỗi số.
 
Tất cả những điều cần biết về phương thức định vị toàn cầu GPS Bo-may-tinh-toan-1_98e6b
Độ dài thời gian trì hoãn chính là khoảng thời gian sóng di chuyển. Bộ phận tiếp nhận sẽ nhân khoảng thời gian này với tốc độ của ánh sang để xác định khoảng cách mà sóng đi qua. Giả định là sóng truyền theo một đường thẳng, đó chính là khoảng cách từ bộ phận tiếp nhận đến vệ tinh.
 
Để lập được sự đo lường này, bộ phận tiếp nhận và vệ tinh đều cần đồng hồ có thể đồng bộ hóa đến đơn vị một phần tỷ giây. Để tạo ra một hệ thống định vị vệ tinh mà chỉ sử dụng các đồng hồ chỉ cùng thời gian, bạn sẽ cần đến đồng hồ nguyên tử không chỉ ở trên tất cả vệ tinh, mà cả ở bộ phận tiếp nhận. Nhưng đồng hồ nguyên tử có giá từ 50.000 đến 100.000 đô la  Mỹ, một cái giá quá chát đối với các thiết bị dân dụng.
 
Tất cả những điều cần biết về phương thức định vị toàn cầu GPS Bo-may-tinh-toan-2_b53db
GPS đã có một giải pháp thông minh và hiệu quả cho vấn đề này. Mỗi vệ tinh sẽ được trang bị những chiếc đồng hồ nguyên tử đắt tiền, nhưng bản thân đầu thu lại chỉ sử dụng một đồng hồ thạch anh bình thường, và nó sẽ liên tục tự reset. Chính nhờ điều này, một đầu thu chỉ có khả năng nhận một giá trị thời gian duy nhất, và giá trị này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào chiếc đồng hồ nguyên tử nằm trên các vệ tinh. Giá trị thời gian chính xác sẽ làm cho tất cả sóng tín hiệu giao nhau tại một điểm duy nhất trong ko gian. Kết quả cuối cùng, các máy thu GPS đều được trang bị "miễn phí" một chiếc đồng hồ nguyên tử lẽ ra có giá đến hàng chục nghìn đô la.
 
Tuy nhiên, sự tự điều chỉnh thông qua chiếc đồng hồ thạch anh sẽ làm cho các tín hiệu trở nên lệch lạc. Bốn hình cầu của bạn sẽ không còn giao nhau tại 1 điểm như lý thuyết ở trên nữa. Lại một lần nữa, khả năng tự reset và khả năng đồng bộ hóa giữa chiếc đồng hồ thạch anh trong đầu thu và chiếc đồng hồ nguyên tử trên các vệ tinh sẽ giải quyết điều này. Sau những lần tự điều chỉnh, các đầu thu tín hiệu sẽ đọc được khoảng cách một cách tương đối chính xác.
 
Tất cả những điều cần biết về phương thức định vị toàn cầu GPS Bo-may-tinh-toan-3_c2847
Nhiều người cho rằng, một chiếc GPS có thể đo đạc chính xác khoảng cách từ nơi người dùng đến vị trí của các vệ tinh. Thực tế, điều này là rất khó, nếu như bạn biết rằng các vệ tinh di chuyển với tốc độ rất nhanh. Các đầu thu GPS chỉ đơn giản làm công việc của một "niên lịch", lưu giữ lại quỹ đạo của các vệ tinh, từ đó cho ta biết vệ tinh này sẽ ở đâu vào thời điểm nào. Lực tác động từ Mặt trăng và Mặt trời có thể làm thay đổi chút ít quỹ đạo di chuyển của các vệ tinh này, nhưng hệ thống GPS luôn có sự giám sát rất chặt chẽ. Bất cứ sự thay đổi nào đều sẽ ngay lập tức được gửi đến tất các máy thu GPS như là một phần của tín hiệu truyền đến từ vệ tinh.
 
Những thiết bị sử dụng ứng dụng GPS
 
GPS ngày nay đã thực sự mở rộng trên rất nhiều lĩnh vực, từ quân sự cho đến dân sự. Hãy cùng điểm qua những thiết bị chính sử dụng ứng dụng này
 
GPS trên các phương tiện xe cộ
 
Cực kỳ phổ biển và có rất nhiều ứng dụng. Không chỉ làm nhiệm vụ của 1 chiếc bản đồ, 1 thiết bị GPS gắn trên xe còn có thể cho bạn biết xem lộ trình nào sẽ bớt ùn tắc nhất trong sáng hôm nay, kiểm soát được tốc độ và lộ trình của những ngày hôm trước, cảnh báo khi bạn vượt quá tốc độ hoặc đi vào vùng giới hạn.... Chức năng chống trộm cũng là 1 điểm đáng lưu ý, giờ đây, với GPS gắn trên xe, bạn có thể dễ dàng biết được vị trí chiếc xe thân yêu của mình.
 
Tất cả những điều cần biết về phương thức định vị toàn cầu GPS 2gpsvehicletracking300x203_1ae42
Bạn có thể tùy chọn cách thông báo: hoặc hiển thị dưới dạng 1 văn bản chỉ đường, hoặc dưới dạng bản đồ (hay dùng nhất), hoặc giọng nói của một nữ phát thành viên dễ thương nào đó.
 
GPS trên điện thoại
 
Tất cả những điều cần biết về phương thức định vị toàn cầu GPS Dien-thoai_3074f
Ở đây, chiếc Sim điện thoại của bạn sẽ đóng vai trò như một đầu thu. Rất nhiều mạng viễn thông ở Việt Nam có khả năng cung cấp dịch vụ GPS trên điện thoại: VIETTEL, MOBIFONE, VINAFONE...., và ngay cả khi bạn ra khỏi địa phận Việt Nam, bạn vẫn có thể duy trì dịch vụ này bằng cách Roaming chuyển vùng quốc tế.
 
GPS trên laptop
 
Tất cả những điều cần biết về phương thức định vị toàn cầu GPS Laptop_2d500
Rất nhiều laptop sẽ được mặc định cài sẵn chương trình GPS trên xe sử dụng qua máy tính xách tay. GPS trên laptop có nhiều ưu thế hơn so với trên xe: Bản đồ rộng lớn và chi tiết hơn, khả năng sử dụng bàn phím để kiểm soát các tính năng GPS, đồng thời có một số tính năng mà các thiết bị khác không có, ví dụ như khả năng thiết lập lịch trình chuyến đi.
 
GPS cầm tay
 
Tất cả những điều cần biết về phương thức định vị toàn cầu GPS Hand-held_38815
Có khả năng hoạt động độc lập, tự thu tín hiệu, tự xử lý và hiển thị trên màn hình của máy. Cũng có nhiều nét tương đồng với các thiết bị GPS khác như khả năng vẽ bản đồ, khả năng nhớ Waypoint..., tuy nhiên các thiết bị cầm tay được thiết kế cho những tay máu me du lịch bụi, do đó nó cần đến sự gọn nhẹ, tiện sử dụng và bền.
 
Một số điều có thể bạn chưa biết
 
Chiếc GPS Tracker nhỏ nhất thế giới
 
Tất cả những điều cần biết về phương thức định vị toàn cầu GPS VeloGPSmedium_91ffe
Công ty TariffMan thuộc vương quốc Anh vừa qua đã tuyên bố cho ra mắt chiếc GPS Tracker nhỏ nhất thế giới có tên gọi VELO. Với kích thước chỉ khoảng 3 đốt ngón tay, tuy nhiên thiết bị này có đầu dò cực kỳ nhạy cảm, do đó nó có khả năng thu tín hiệu rất nhanh và chính xác. Cộng với nguồn pin dồi dào (có thể không cần sạc trong vòng 4-5 ngày), đây thực sự là một phát minh gây nhiều sự quan tâm.
 
Độ chính xác của những chiếc GPS
 
Một chiếc GPS thường thường bậc trung hiện đang có trên thị trường có thể có độ sai số vào khoảng vài mét. Tuy nhiên, hiện nay với công nghệ kênh sóng đôi, cộng thêm việc cải tiến độ chính xác của những chiếc đồng hồ nguyên tử trên vệ tinh nhân tạo, độ sai lệch này có thể chỉ giảm xuống còn khoảng vài...cm. Đáng tiếc là do giá thành quá đắt cùng với việc giữ bí mật công nghệ, những thiết bị GPS này hầu hết chỉ được sử dụng trong quân đội nhằm mục đích xác định vị trí của các khí tài quân sự.
 
Tham khảo Howstuffworks  

Trần Nam Sơn - Theo Trí Thức Trẻ | GenK
      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Những nguy cơ tiềm tàng từ việc giả mạo tín hiệu GPS

Các tín hiệu GPS hiện nay hoàn toàn có thể bị giả mạo và dẫn tới nhiều nguy cơ về khủng bố.

Cách đây ít ngay, thế giới công nghệ xôn xao với một thông tin mà chúng ta thường ít thấy: một chiếc siêu du thuyền 80 triệu đô bị xâm nhập và chiếm quyền kiểm soát hệ thống định vị GPS. Con thuyền xa xỉ bị đùa bỡn và lừa đi lòng vòng cả một quãng đường. Trong khi đó vị thuyền trưởng không hề biết rằng thông số trên hệ thống GPS của tàu là hoàn toàn sai lệch – bởi chẳng có hệ thống báo động nào thông báo cho ông điều này cả.

Nếu đây là một cuộc tấn công khủng bố thật, chiếc du thuyền và toàn bộ thuyền viên cũng như hành khách hẳn đã phải đối mặt với hậu quả khủng khiếp. May mắn cho họ, “thủ phạm” ở đây là một nhóm nghiên cứu đại học Texas, dưới sự chỉ đạo của tiến sĩ Todd Humphrey, những người đang nghiên cứu khả năng phát sóng GPS giả mạo. Ngoài ra trước đó vị thuyền trưởng cũng đã “bật đèn xanh” cho nhóm nghiên cứu trong việc đánh lừa khả năng định hướng của mình, chỉ là chưa rõ họ sẽ làm như thế nào mà thôi. Vì vậy không có hậu quả hay xung đột nghiêm trọng nào xảy ra, nhưng theo tiến sĩ Humphreys, phương pháp giả mạo này có thể là một hiểm họa tiềm ẩn khôn lường trong tương lai gần.

Tất cả những điều cần biết về phương thức định vị toàn cầu GPS 1375371619391

Chiếc du thuyền triệu đô bị hack GPS hôm đầu tuần.
“Có đến 90% số lượng tàu hàng trên biển và một phần rất lớn các phương tiện vận chuyển trên bầu trời định hướng dựa vào thông tin vị trí do hệ thống GPS cung cấp, chúng ta thực sự cần hiểu thêm về các phương pháp giả mạo loại tín hiệu này”. Humphreys phát biểu “Ngay trước khi tiến hành thử nghiệm, chính chúng tôi cũng không thể ngờ rằng mọi việc lại có thể được tiến hành đơn giản như vậy. Quá trình đánh lừa phương tiện tàu thủy cao cấp này diễn ra khá nhanh và việc phát hiện ra sự tấn công là cực kì khó khăn”.

Cơ chế hoạt động

Các tín hiệu GPS thông thường mà các thiết bị như smartphone, tablet của chúng ta sử dụng bắt nguồn từ hệ thống vệ tinh dày đặc xoay quanh Trái Đất do Mỹ quản lí. Nhưng điều này không có nghĩa là người ta không thể tạo tín hiệu GPS giả mạo ngay trên mặt đất. Thậm chí thiết bị phát tín hiệu giả mạo mà nhóm nghiên cứu của đại học Texas tạo ra còn có cái giá tương đối rẻ so với những gì mà nó làm được: $3000. Những “kẻ tấn công” sau đó cử 2 thành viên ngồi ngay trên mạn tàu của chiếc du thuyền mang tên White Rose, phát đi tín hiệu GPS giả mạo với cường độ mạnh hơn tín hiệu thật chỉ đôi chút.

Tất cả những điều cần biết về phương thức định vị toàn cầu GPS 1375371788154
Hệ thống định vị của tàu không mất nhiều thời gian để chấp nhận sự có mặt của luồng tín hiệu GPS giả mạo, và đây là lúc cuộc “tấn công” thực sự bắt đầu. Hai người chịu trách nhiệm điều khiển thiết bị sau đó điều chỉnh thông tin tín hiệu đôi chút để khiến hệ thống định vị này tưởng nhầm rằng tàu đang đi chệch hướng, trong khi thực tế thì nó đang đi đúng đường. Khi được thông báo về sự sai lệch trong hướng đi này, hiển nhiên vị thuyền trưởng sẽ phải ra lệnh điều chỉnh – rốt cuộc khiến tàu thực sự đi chệch đường đã định. Chỉ thao tác đơn giản như vậy là đã quá đủ để khiến những chiếc tàu đồ sộ gặp tai nạn hoặc chí ít là cũng hướng đến một địa điểm khác. Một thuyền viên cho biết “Con tàu đã xoay vài độ và chúng tôi đều hơi cảm nhận được điều đó, nhưng trên các biểu đồ và bản đồ, thông tin hiện ra lại là con tàu vẫn đang đi thẳng”.

Tất cả những điều cần biết về phương thức định vị toàn cầu GPS 1375372654936

Thuyền trưởng Andrew Schofield và Todd Humphreys, 1 chuyên gia về GPS tại trường đại học Texas
đang thử nghiệm khả năng giả mạo sóng GPS trên con thuyền 80 triệu USD hôm đầu tuần.
Dĩ nhiên, về cốt lõi phương pháp này không cho phép những kẻ tấn công thực sự chiếm quyền điều khiển thiết bị - mà cụ thể ở đây là các phương tiện di chuyển. Chúng chỉ đơn giản cung cấp thông tin vị trí và hướng di chuyển sai lệch cho hệ thống định vị, hoặc trong những trường hợp của thiết bị cá nhân là đưa thông tin sai lệch trực tiếp cho người dùng. Với những người dùng hay chỉ huy có kinh nghiệm và không bị phụ thuộc hoàn toàn vào GPS, dĩ nhiên họ có thể có những cách khác để nhận ra rằng mình đang bị lừa.

“Thử nghiệm này cũng có thể được ứng dụng trên các bị bán tự động, ví dụ như rất nhiều loại máy bay đời mới hiện nay hoạt động phụ thuộc vào hệ thống lái tự động”. Humphreys cho biết “Chúng tôi đang ngày đêm làm việc để nhanh chóng tìm ra phương pháp phòng chống hiệu quả hơn”.

Giả mạo tín hiệu và gây nhiễu tín hiệu GPS

Ta cũng cần phân biệt việc giả mạo tín hiệu GPS với việc phá hoại tín hiệu. Thiết bị phát sóng giả mạo như của nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Humphreys có mục đích đánh lừa các hệ thống định vị, còn các máy phát sóng gây nhiễu tín hiệu GPS lại có khả năng làm tê liệt hoàn toàn các hệ thống này. Chúng thường được dùng để nhắm đến các hệ thống lớn như của nhà cung cấp dịch vụ di động, hệ thống điều khiển không lưu hoặc hệ thống cấp cứu của đô thị.

Video Demo khả năng phá hoại sóng GPS của các nhà nghiên cứu:

Theo như trang Economist, một số chuyên gia nghi ngờ rằng một tài xế xe tải đã thành công trong việc tránh tai mắt từ hệ thống theo dõi xe nơi anh/chị này làm việc bằng cách gây nhiễu hệ thống của công ty London Stock Exchange khoảng 10 phút mỗi ngày. Ngoài ra vào 2009, một tài xế khác từng tình cờ gây tê liệt hệ thống định vị của sân bay Newark – New Jersey.
Bởi khả năng gây hậu quả hết sức nghiêm trọng, Uỷ Ban Truyền Thông liên bang của Mỹ đã nghiêm cấm việc sử dụng các thiết bị gây nhiễu tín hiệu GPS từ 2011. Hiện tại bất kỳ hành vi sử dụng, buôn bán, tàng trữ, chế tạo… nào trên các thiết bị này đều bị đặt ngoài vòng pháp luật. Và dĩ nhiên, điều này vẫn chẳng thể hoàn toàn ngăn chặn được sự tồn tại của chúng trên chợ đen. Số phận của các thiết bị giả mạo tín hiệu GPS có lẽ cũng sẽ hoàn toàn tương tự, bị cấm – nhưng vẫn tồn tại.Cũng là lí do tại sao chúng ta cần nghiên cứu các biện pháp phòng chống ngay từ bây giờ.

Các tiền lệ

Theo như trang tin Ars Technica “Đã từng có những vụ việc trong đó các xe chở hàng giá trị bị cướp trong tình trạng tín hiệu GPS và điện thoại bị tê liệt”. Thời gian để các thiết bị giả mạo tín hiệu GPS đi từ phòng thí nghiệm ra ngoài đời thực quả thật không còn lâu nữa.

Vào năm 2011, một kĩ sư Iran cũng từng phát biểu biết trên Christian Science Monitor rằng chính phủ Iran đã phá hủy thành công một máy bay không người lái tối mật của Mỹ bằng cách giả mạo tín hiệu GPS, hay như cách gọi của anh này là “đột kích điện tử”. Tuy nhiên nhiều chuyên gia nghi ngại về tính xác thực của thông tin này, họ cho rằng hệ thống tín hiệu định vị được mã hóa cẩn thận của quân đội khó bị đánh lừa hơn các hệ thống dân dụng rất nhiều. Năm ngoái, cũng chính nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Humphreys đã từng đánh lừa thành công một máy bay không người lái dân dụng.

Biện pháp phòng tránh

Để đề phòng các mối lo về giả mạo dữ liệu, hiển nhiên người ta sẽ nghĩ ngay đến việc mã hóa – nhưng giải pháp này rất tiếc là hoàn toàn không khả thi. Chính tính “mở” của tín hiệu GPS dân dụng là lí do khiến những người dùng bình dân có khả năng tiếp cận hệ thống đáng lẽ vốn được phát triển cho quân đội Mỹ này. Cơ chế không mã hóa là một trong những lí do quan trọng khiến chúng ta có thể sử dụng tín hiệu GPS trên xe hay điện thoại dân dụng của mình.

Theo như các nhà nghiên cứu tại đại học Oklahoma, có hai hướng giải quyết chính cho vấn đề này. Một là tăng cường độ tín hiệu của hệ thống GPS dân dụng, khiến cho tín hiệu từ các thiết bị phát sóng giả mạo khó được chấp nhận vào các hệ thống định vị hơn. Tuy nhiên cách này cũng sẽ rất khó thực hiện, đòi hỏi nhiều kinh phí và phụ thuộc nhiều vào chính phủ Mỹ. Một giải pháp khác thực tế hơn là phát triển một “thuật toán chống tín hiệu giả mạo” ngay bên trong các thiết bị sử dụng tín hiệu GPS, để ít nhất có thể thông báo cho người dùng biết thiết bị của họ đang gặp phải tín hiệu GPS giả.

Chính phủ các nước trên thế giới cũng đã bắt đầu triển khai các biện pháp đối phó với vấn nạn mới này. Sau nhiều lần bị Triều Tiên phá hoại hệ thống GPS, chính phủ Hàn Quốc hồi tháng 4 vừa rồi đã tuyên bố triển khai hệ thống tháp eLoran (enhanced long-range navigation – tạm dịch: gia cố định vị tầm xa), hoạt động trên mặt đất và phát sóng có cường độ mạnh hơn nhiều so với GPS. Chính phủ Anh cũng đang rục rịch lên kế hoạch cho một hệ thống tương tự.

Kết

Tạm thời, những người dùng bình dân chưa phải lo lắng quá nhiều về hiểm họa giả mạo tín hiệu GPS, ngay cả nếu bạn là người thường xuyên sử dụng máy bay hay các du thuyền cỡ lớn. Những vụ đánh lừa thành công lớn hiện nay đều mới chỉ được thực hiện bởi giới nghiên cứu từ các trường đại học danh tiếng, không phải giới tội phạm. Tuy nhiên theo tiến sĩ Humphreys, ít nhất chúng ta nên biết đến sự tồn tại của mối hiểm họa này, nhất là với tốc độ phát triển của công nghệ ngày nay.

MP - Theo Trí Thức Trẻ | GenK
      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Trung Quốc mở cửa hệ thống định vị vệ tinh cạnh tranh với GPS

Tránh sự phụ thuộc vào GPS do Mỹ cung cấp.

Beidou, hệ thống định vị vệ tinh mà Trung Quốc xây dựng để cạnh tranh với GPS của Mỹ, hiện đã chính thức mở cửa để người dân thường và các công ty thương mại ở nước này sử dụng. 

Tất cả những điều cần biết về phương thức định vị toàn cầu GPS 121229

Ảnh chụp sự kiện phóng vệ tinh thứ 10 trong mạng lưới Beidou 
Theo tờ báo Xinhua, Beidou là một dịch vụ "có thể so sánh được" với GPS. Nó sở hữu khả năng xác định người dùng với độ chính xác vị trí trong vòng 10 m, vẫn còn kém hơn con số 7,8 m của GPS. Ngoài ra, hệ thống 16 vệ tinh của Beidou còn có thể đo vận tốc của với độ chính xác là 0,2 m/giây cũng như đồng bộ thời gian với độ chính xác 50 nanogiây.

Ngoài việc phục vụ cho người dân, giới chuyên gia xem Beidou như một biện pháp giúp quân đội Trung Quốc bớt phụ thuộc vào các vệ tinh GPS vốn do Mỹ kiểm soát. Xinhua tiết lộ rằng một báo cáo được đăng tải trong năm 2011 cho thấy 95% thiết bị định vị vệ tinh của Trung Quốc phải sử dụng dữ liệu do GPS cung cấp. Beidou thực chất đã được bắt đầu phát triển từ năm 2000 và sự kiện mở cửa ngày hôm nay đến sau đúng một năm Beidou được mang vào thử nghiệm cho chính phủ và quân đội. Mặc dù tín hiệu của vệ tinh có thể vươn đến một số nước khác như Úc nhưng hiện tại Beidou chủ yếu vẫn phục vụ cho nội địa Trung Quốc mà thôi. Người phát ngôn của Beidou nói thêm rằng họ đang nhắm đến mục tiêu chiếm 70-80% thị phần định vị vệ tinh nội địa vào năm 2020. 

Tuy nhiên, theo trang China Daily, Văn phòng Điều hướng Vệ tinh Trung Quốc dự tính sẽ nâng tổng số vệ tinh của Beidou lên 40 chiếc trong giai đoạn 2014 - 2024 (trong năm sau sẽ không có vệ tinh Beidou nào được phóng lên quỹ đạo), từ đó mở rộng tầm phủ ra khắp toàn cầu. Mới đây Trung Quốc cũng đã ra mắt tài liệu hướng dẫn sử dụng để cung cấp những yêu cầu kĩ thuật cần thiết nhằm giúp các thiết bị tiêu dùng kết nối với Beidou nhưng hiện chưa có sản phẩm cụ thể nào được đưa ra.

Beidou không phải là giải pháp thay thế duy nhất cho GPS. Nga hiện cũng đang sở hữu mạng lưới vệ tinh GLONASS và ngày càng có nhiều thiết bị, máy móc tương thích với nó. Liên minh Châu Âu cũng phát triển một hệ thống cho riêng mình mang tên Galileo mặc dù nó ít phổ biến hơn. Tất cả đều đang cố gắng cạnh tranh với GPS. 

 Theo Tinh Tế
  Xinhua , BBC
Ảnh: Beidou
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất