Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Office
Office Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 824

Danh vọng : 1684

Uy tín : 10

Công nghệ in 3d là gì? máy in 3d hoạt động ra sao?

Công nghệ in 3D Filigree_skull_shhark_etsy-jpg
Đã có rất nhiều bài viết về công nghệ in 3d cũng như máy in 3d nhưng mình thấy mọi người vẫn còn chưa hiểu rõ và còn khá mơ hồ về công nghệ này, tham gia tinh tế từ lâu rồi nhưng chỉ toàn vào đọc bài và xem comment. Nay mình viết lại những gì mình hiểu về công nghệ tương lai này hy vọng mọi người sẽ hiểu thấu đáo hơn về nó.

BẠN HIỂU THẾ NÀO LÀ 3D ?

Cách nay khoảng 40 năm về trước, những ai lần đầu tiên nghe tiếng phát ra trên radio, nhìn thấy hình mình trên một tấm giấy, hay xem những con người bé tí chạy nhảy trong chiếc hộp vuông vuông thì đã là một cái gì không thể tưởng tượng nổi. Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển vượt bậc, đi bất cứ đâu chúng ta cũng có thể nghe thấy nhan nhản những TV 3D, Phim 3D, âm thanh 3D, hình 3D. Tất cả những cụm từ trên đều dùng để chỉ những công nghệ tạo ảo giác hình khối lên thị giác và thính giác của con người, nhằm mô phỏng lại những gì ta có thể thấy và nghe được.

Công nghệ in 3D Tinhte_lg_lgtv_la6910_lg47-19-jpg
Nhưng 3D trong công nghệ in 3D là một định nghĩa hoàn toàn khác với 3D mang tính mô phỏng mà ta đã nói ở trên. 3D ở đây là sản phẩm thật, vật thể thật mà ta có thể cầm trên tay, sờ mó, quan sát một cách chính xác, 3D ở đây là mọi thứ xung quanh ta, mà từ nguyên thủy đến hiện nay ta vẫn tiếp xúc hằng ngày, quá quen thuộc và ta chẳng gọi nó là 3d làm gì.

Ví dụ: bạn đang sử dụng chiếc laptop của mình, và chiếc laptop chính là vật thể 3D mà ta đang nói đến ở đây.

Nói như vậy để chúng ta phân biệt một cách rõ ràng in 3d ở đây là in ra một vật thể 3d có thể sờ mó, quan sát, cầm nắm được chứ không phải là in ra một hình ảnh mà ta nhìn vào nó nổi khối 3 chiều gần giống như ngoài đời.

Nhưng để làm ra hay chế tạo ra một vật thể 3d thì từ xưa đến nay có biết bao nhiêu cách, từ truyền thống cho đến hiện đại, và tại sao lại là in ra.

Công nghệ in 3D San-pham-tu-cong-nghe-in-3d
THẾ NÀO LÀ IN 3D? MÁY IN 3D TẠO MẪU NHANH HOẠT ĐỘNG RA SAO ?

Để dễ hình dung ta tưởng tượng như sau: Có lẽ ai cũng đã nghe tới chụp cắt lớp CT, máy CT có nhiệm vụ là chụp từng lớp cắt ngang từ cổ lên đến đỉnh đầu của chúng ta (nếu ta chụp cắt lớp đầu), khi ta xem tấm phim CT ta thấy rất nhiều tấm hình mặt cắt với vòng ngoài là lớp xương sọ, bên trong hình thù cắt lát của não bộ và các cơ quan.

Công nghệ in 3D Chup-cat-lop-ct
Nếu giả sử ta đem in từng tấm hình CT lắt cắt này ra giấy rồi đem xếp chồng các tờ giấy đó lên nhau, từng tờ từng tờ một theo thứ tự. Giả sử như mực in trên tấm giấy bên trên kết dính với mực in ở tấm giấy bên dưới. Bây giờ ta sẽ được một chồng giấy hình hộp chữ nhật, sau đó ta đem loại bỏ hết phần giấy trắng dư thừa. Lúc này ta sẽ được một khối mực in 3D có hình dạng chính là cái đầu của chúng ta, và nó có đầy đủ tất cả các bộ phận từ bên trong lẫn bên ngoài.

Vậy in 3D là in ra nội dung (hình cắt CT bên trên) lên từng lớp ( tờ giấy bên trên) , các lớp được in lần lượt chồng liên tiếp lên nhau, từng lớp từng lớp. Mực in chính là vật liệu muốn áp lên vật thể 3d, có thể là nhựa, giấy, bột, polymer, hay kim loại … , các vật liệu này có đặc điểm là có sự kết dính với nhau để vật liệu lớp bên trên kết dính với lớp bên dưới được.

Ngày nay do độ phổ biến và để dễ hình dung người ta gọi là in 3D, thực chất trong công nghiệp người ta gọiin 3D là tạo mẫu nhanh. Gọi là tạo mẫu nhanh vì so với các phương pháp gia công chế tạo vật thể 3d ( mẫu ) khác như cắt, gọt, tiện, phay, bào, nặn …. Thì phương pháp này cho phép tạo ra mẫu nhanh hơn.

CÔNG NGHỆ IN 3D LÀ GÌ ?

Công nghệ in 3D hay công nghệ tạo mẫu nhanh là cách thức để thực hiện việc in 3D, hay cách thức để máy in 3D hoạt động. Ngày nay công nghệ in 3D phát triển rất đa dạng, với mỗi sản phẩm 3D có thể được in ra với nhiều loại vật liệu khác nhau, vật liệu dạng khối, dạng lỏng, dạng bột bụi. Với mỗi loại vật liệu cũng có nhiều phương thức để in như sử dụng tia laser, dụng cụ cắt, đùn ép nhựa … Cách thức in thì có in từ dưới lên, in từ đỉnh xuống.

Công nghệ in 3D 3D_Indy
CÔNG NGHỆ IN 3D XU HƯỚNG CỦA TƯƠNG LAI !

Công nghệ in 3D có những đặc điểm gì khiến các chuyên gia đánh giá đây là một xu hướng phát triển đầy mạnh mẽ trong thời gian tới, xu hướng của tương lai?

Ưu điểm đầu tiên đúng như tên gọi của nó : công nghệ tạo mẫu nhanh, công nghệ này có sự vượt trội về thời gian chế tạo một sản phẩm hoàn thiện. “Nhanh” ở đây cũng chỉ là một giới hạn tương đối. Thông thường, để tạo ra một sản phẩm mới mất khoảng từ 3 – 72 giờ, phụ thuộc vào kích thước và độ phức tạp của sản phẩm. Có thể bạn cho rằng khoảng thời gian này có vẻ chậm, nhưng so với thời gian mà các công nghệ chế tạo truyền thống thường mất từ nhiều tuần đến nhiều tháng để tạo ra một sản phẩm thì nó nhanh hơn rất nhiều. Chính vì cần ít thời gian hơn để tạo ra sản phẩm nên các công ty sản xuất tiết kiệm được chi phí, nhanh chóng đưa ra thị trường những sản phẩm mới.

Ưu điểm đặc biệt thứ hai : như trong ví dụ hình dung về in 3d bên trên, ta có thể chế tạo được cái đầu người với đầy đủ các bộ phận cả bên trong lẫn bên ngoài một cách chi tiết chỉ trong một lần thực hiện mà các phương pháp truyền thống không thể chế tạo được.

ĐỐI VỚI CÔNG NGHỆ IN 3D THÌ KHÔNG GÌ CÓ THỂ GIỚI HẠN ĐƯỢC SỰ SÁNG TẠO CỦA BẠN, CÓ CHĂNG CŨNG CHỈ LÀ TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA BẠN MÀ THÔI.

Công nghệ in 3D San-pham-tu-cong-nghe-in-3d-1

Viết bởi Mr.thanduc
      
Office
Office Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 824

Danh vọng : 1684

Uy tín : 10

Công nghệ in 3d được hình thành như thế nào?

Công nghệ in 3D 3d-printing-history-3-388x350
Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã quan tâm đến Bài viết Công nghệ in 3d là gì, máy in 3d hoạt động ra sao? của mình. Mình muốn viết 1 series bài về công nghệ in 3d và bài viết trước là bài tổng quan nhất về công nghệ in 3d. Tinhte là 1 cộng đồng về công nghệ và hầu hết các bạn ở đây đều là dân công nghệ nhưng không phải ai cũng thật sự quan tâm chi tiết đến công nghệ in 3d. Vì vậy bài viết trc mình muốn khái quát nhất để tất cả mọi người khi chém gió về công nghệ in 3d thì có thể trả lời đc nó là jì, hoạt động ra sao, còn về chi tiết nó như thế nào, nó khai sinh từ đâu, nó gồm những loại nào v.v... thì những ai quan tâm hơn sẽ tìm hiểu sâu hơn từ bài viết số 2 này.

Ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu công nghệ in 3d bắt nguồn từ đâu và tại sao người ta lại gọi là "in 3d" thay vì gọi là "tạo mẫu nhanh", gây nhầm lẫn cho a e tinhte nè ^^.

TẠO MẪU CÓ TỪ BAO GIỜ?

Quá trình tạo mẫu được phân ra làm ba thời kỳ.

1. Thời kỳ đầu: tạo mẫu bằng tay

Thời kỳ đầu tiên ra đời cách đây vài thế kỷ. Trong thời kỳ này, các mẫu điển hình không có độ phức tạp cao và chế tạo một mẫu trung bình mất khoảng 4 tuần. Phương pháp tạo mẫu phụ thuộc vào tay nghề và thực hiện công việc một cách cực kỳ nặng nhọc. Cho đến ngày nay phương pháp tạo mẫu thủ công này vẫn còn sử dụng khá phổ biến, trong các trường ĐH về mỹ thuật có ngành Tạo Dáng, thì chính là nó đó. Hiện nay phương pháp tạo mẫu này mang hơi hướm nghệ thuật, hàng chế tác riêng nhiều hơn là tạo mẫu trong sản xuất hàng loạt.

Công nghệ in 3D Tao-mau-thu-cong1

Tạo mẫu thủ công

2. Thời kỳ thứ hai: phần mềm tạo mẫu hay tạo mẫu ảo

Thời kỳ thứ hai của tạo mẫu phát triển rất sớm, khoảng giữa thập niên 70. Thời kỳ này đã có phần mềm tạo mẫu hay tạo mẫu ảo. Việc ứng dụng CAD/CAE/CAM đã trở nên rất phổ biến. Phần mềm tạo mẫu sẽ phát họa trên máy vi tính những suy tưởng, ý tưởng mới. Các mẫu này như là một mô hình vật lý: được kiểm tra, phân tích cũng như đo ứng suất và sẽ được hiệu chỉnh cho phù hợp nếu chúng chưa đạt yêu cầu. Thí dụ như phân tích ứng suất và sức căng bề mặt chất lỏng có thể dự đoán chính xác được bởi vì có thể xác định chính xác các thuộc tính và tính chất của vật liệu.

Hơn nữa, các mẫu trong thời kỳ này trở nên phức tạp hơn nhiều so với thời kỳ đầu (khoảng trên hai lần). Vì thế, thời gian yêu cầu cho việc tạo mẫu có khuynh hướng tăng lên khoảng 16 tuần, tính chất vật lý của mẫu vẫn còn phụ thuộc vào các phương pháp tạo mẫu cơ bản trước. Tuy nhiên, việc vận dụng các máy gia công chính xác đã cải thiện tốt hơn các tính chất vật lý của mẫu.

Công nghệ in 3D Cad-cam

Tạo mẫu thời kỳ 2

3. Thời kỳ thứ ba: quá trình tạo mẫu nhanh

Việc phát minh ra các thiết bị tạo mẫu nhanh là một phát minh quan trọng. Những phát minh này đã đáp ứng được yêu cầu của giới kinh doanh trong thời kỳ này: giảm thời gian sản xuất, tăng độ phức tạp của mẫu, giảm chi phí. Ở thời điểm này người tiêu dùng yêu cầu các sản phẩm cả về chất lượng lẫn mẫu mã, nên mức độ phức tạp của chi tiết cũng tăng lên, gấp ba lần mức độ phức tạp mà các chi tiết đã được làm vào những năm của thập niên 70. Nhưng nhờ vào công nghệ tạo mẫu nhanh nên thời gian trung bình để tạo thành một chi tiết chỉ còn lại 3 tuần so với 16 tuần ở thời kỳ thứ hai. Năm 1988, hơn 20 công nghệ tạo mẫu nhanh đã được nghiên cứu.

Công nghệ in 3D Tao-mau-nhanh

Công nghệ in 3d

Ta thấy rằng nhu cầu tạo nên mẫu sản phẩm ban đầu là một nhu cầu thiết yếu trong quá trình sản xuất, trước khi sản xuất hàng loạt một sản phẩm nào cũng phải cần tạo mẫu sản phẩm trước để kiểm tra tính hiện thực và khả thi. Nếu mẫu sản phẩm càng chính xác bao nhiêu, càng nhanh bao nhiêu thì sẽ càng tránh được những lỗi mắc phải trong quá trình sản xuất sau này và càng tiết kiệm được chi phí sản xuất bấy nhiêu.

Những ai đã đọc quyển sách về Steve Job thì sẽ thấy rằng Ive đã phải làm rất nhiều mẫu Iphone bằng bọt biển để S.Job xem trước khi sản xuất ra chiếc Iphone ngày nay.

Nên "công nghệ tạo mẫu nhanh" mang toàn bộ ý nghĩa của nó, "công nghệ": đảm bảo độ chính xác, "tạo mẫu nhanh" đảm bảo thời gian nhanh chóng .

CÔNG NGHỆ IN 3D BẮT ĐẦU TỪ LÚC NÀO?

Chiếc máy in 3D đầu tiên được phát minh vào năm 1986 bởi Charles Hull, được chế tạo dựa trên một kỹ thuật gọi là steriolithography (SLA). (Mình sẽ nói rõ hơn về kỹ thuật này ở bài sau, giờ ta cứ biết có nó trên đời đã ^^)

Công nghệ in 3D Charles-hull

Charles Hull cha đẻ của công nghệ in 3d

Cho đến ngày nay, công nghệ in 3d SLA của Hull vẫn còn là một trong các phương pháp in 3D chính xác nhất, với độ dày mỗi lớp nhỏ nhất có thể thực hiện lên đến 0.015mm (15 microns). Quy trình in 3D đã mở rộng rất nhiều kể từ khi nguyên mẫu của Hull, đặc biệt là trong 10 năm qua.

Công nghệ này vẫn còn tương đối xa lạ đối với công chúng cho đến thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21 ( tức là từ năm 2010). Chính phủ Mỹ đã kết hợp đầu tư và khởi động những dự án thương mại công nghệ in 3d và kể từ thời điểm đó đã tạo nên một làn sóng mới phát triển chưa từng có cho sự phổ biến của công nghệ in 3d ngày nay.

Đầu tiên, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã đầu tư 30 triệu USD để thành lập National Additive Manufacturing Innovation Institute (NAMII) (VIỆN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHỤ TRỢ MỚI (không biết dịch vậy đúng ko Công nghệ in 3D Icon_sad) vào năm 2012 như là một cách để giúp đỡ nhằm khôi phục ngành công nghiệp sản xuất tại Mỹ. NAMII hoạt động như một tổ chức bảo trợ cho một mạng lưới các trường đại học và các công ty nhằm mục đích cải tiến công nghệ in 3D để nhanh chóng triển khai sản phẩm mới trong lĩnh vực sản xuất.

Thứ hai, trên thế giới bắt đầu hình thành một làn sóng mới phổ biến công nghệ máy in 3d tập trung vào phong trào DIY (do it yourself ) đang phát triển mạnh mẽ hiện nay. Và hiện nay có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ in 3D hoặc bán máy in 3D giá rẻ, với mức giá chỉ vào khoảng vài trăm đến vài ngàn đô la.

Công nghệ in 3D May-in-3d-gia-re

Công nghệ máy in 3d giá rẻ

Như vậy in 3d (3d printing) là cụm từ chỉ mới được sử dụng phổ biến khoảng vài năm trở lại đây từ khi công nghệ này được phổ biến hóa mà thôi. Cụm từ này đã xuất hiện từ rất sớm nhưng lúc đó nó chỉ được xem là một ngách nhỏ của ngành công nghệ tạo mẫu nhanh ( bài sau mình sẽ nói rõ hơn).

Qua comment của các bạn ở bài viết trc chúng ta có câu hỏi là tại sao phổ biến hóa mà lại dùng cái từ "in 3d" để dễ gây nhầm lẫn như vậy? Thật ra do tất cả các ae ở đây đều là dân công nghệ, các bạn hiểu công nghệ in (2d) là gì, các bạn hiểu phương thức gia công ( làm khuôn, cnc , chế tạo ... ) là gì, chính những kiến thức đó đã gây nhiễu khiến bạn bị nhầm lẫn với từ này. Còn đối với 1 người không biết gì về công nghệ, nói về in 3d họ liên tưởng ngay đến in 2d truyền thống rồi in nhiều lớp 2d chồng lên nhau ra 3d, rất dễ hình dung, và thực chất in 3d chính là sự nâng cấp từ nguyên lý tạo hình của máy in 2d. Còn với cụm từ "tạo mẫu nhanh" họ sẽ thắc mắc sao lại là mẫu, tại sao lại nhanh v.v...

Công nghệ in 3D In-3d1

Máy in 3d bắt nguồn từ máy in 2d

Và một điều quan trọng nữa là cụm từ "tạo mẫu nhanh" mang trong nó mục đính nó ra đời để đáp ứng cho ngành sản xuất, còn đối với sản xuất đơn lẻ nó ko còn mang nhiều ý nghĩa nữa và cụm từ "in 3d" (3d printing) phù hợp với mục đích DIY tự sản xuất những sản phẩm đơn lẻ cho nhu cầu tự sướng hơn ^^

Trả lời về bài viết trước:

Một số bạn hỏi sao mình ko nói về ứng dụng của công nghệ in 3d thì thật ra trước đây hầu hết các bạn đọc các bài về công nghệ in 3d trên tinhte đều là ứng dụng của nó, và vì vậy các bạn mới thắc mắc nó là gì ^^ các bạn có thể xem tag cong nghe in 3d or may in 3d của tinhte. Mình sẽ có 1 số bài viết nói về ứng dụng của in 3d nhưng cũng chỉ là nói qua thôi chứ ứng dụng thì bao la.

ĐỐI VỚI CÔNG NGHỆ IN 3D THÌ KHÔNG GÌ CÓ THỂ GIỚI HẠN ĐƯỢC SỰ SÁNG TẠO CỦA BẠN, CÓ CHĂNG CŨNG CHỈ LÀ TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA BẠN MÀ THÔI.

Có một bạn cho rằng thiết kế 3d mới là giới hạn nhưng thật ra thiết kế 3d cũng chỉ là công cụ để hình tượng hóa ý tưởng sáng tạo của bạn mà thôi. Giống như khi bạn viết thư cho ai đó chẳng hạn, thì chữ viết chỉ là công cụ truyền đạt thôi, những người mù chữ ngày xưa họ vẫn đọc ra nội dung cho người ta chép lại rồi gửi đi đấy thôi.

thattinh0 đã nói:

Mình đang thắc mắc. Nếu vậy cái cần in nó có móc treo thì in chỗ dưới móc treo thế nào nhỉ (móc treo trong quả cầu). In từ trên móc treo xuống thì hiểu được nhưng từ dưới lên thì thế nào.

Vì in 3d là in từng lớp 1 nên đối với những móc câu hoặc những chi tiết mà bên dưới ko có jì thì sao in đc bên trên ? Vấn đề này gặp rất nhiều trong thực tế và để giải quyết người ta sẽ thiết kế thêm những phần hỗ trợ (support), những phần này sẽ được loại bỏ đi trên sản phẩm hoàn thiện. Với mỗi công nghệ in 3d khác nhau thì phần support này cũng khác nhau, có thể dùng chính vật liệu in sp luôn, và khi hoàn thiện thì cắt bỏ đi, hoặc được dùng bằng vật liệu khác, sau khi in xong thì cho vào dung mội hoặc hóa chất để loại bỏ đi.

Công nghệ in 3D 3dstl

doanducbinhpro đã nói:

Bác chủ thớt cho em hỏi đã có máy In 3D nào in dc vật liệu bằng sắt, nhôm, thép (nói chung là vật liệu bằng là kim loại ) chưa? Vì nếu cắt mỏng ra để in thì chúng sẽ ko dính lại dc với nhau hoặc nếu có dính dc thì sức bền vật thể cũng ko dc tốt như đúc nhỉ?

Em cần câu trả lời này vì em đang học nghành chế tạo máy.

Thanks bác, 1 bài viết rất hay

Ngày nay, việc in 3d bằng vật liệu kim loại đã có rất nhiều, in cả vàng (14K) cả bạc nữa. Với loại vật liệu kim loại thì người ta in 3d theo dạng bột bụi, các bột kim loại đc liên kết bằng keo hoặc hóa chất kết dính, sau khi in xong, phải qua một quá trình xử lý phía sau mới hoàn thiện được. Mình sẽ nói rõ hơn về in vật liệu kim loại này trong một bài viết sau này ^^.

Trong bài viết có tham khảo bài viết của anh ME trên topic CN tạo mẫu nhanh tại diễn đàn Meslab.vn

(Viết bởi Mr.thanduc)

      
Office
Office Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 824

Danh vọng : 1684

Uy tín : 10

Quy trình in 3D mới cho phép tạo hình ngay trong khối gel

Công nghệ in 3D Nstrmnt_01-jpg
Quy trình xử lý xếp lớp của máy in 3D thông thường chỉ có thể in từ dưới lên trên trên 3 trục để tạo hình sản phẩm. Gần đây, Mataerial đã giới thiệu một loại máy in 3D đặc biệt "thách thức" trọng lực - dùng vật liệu đông cứng nhanh để tạo hình ngay trên không. Tuy nhiên, hôm nay nhóm nghiên cứu có tên NSTRMNT dẫn đầu bởi nghiên cứu sinh tiến sĩ Brian Harms tại học viện kiến trúc Nam California đã tạo ra một quy trình in 3D còn độc đáo hơn với tên gọi định hình huyền phù - in vật thể bên trong một khối gel. Không chỉ cho phép tạo hình tự do vật thể trên 6 trục, phương pháp xử lý này còn cho phép "hồi" (undo) trong trường hợp sai sót.

Máy in 3D của NSTRMNT sử dụng một cánh tay robot 6 trục tích hợp máy bơm nhu động do Stäubli Robotics chế tạo. Máy bơm phun một dòng nhựa lỏng lưu hóa bằng ánh sáng vào một khối gel đóng vai trò như một cấu trúc hỗ trợ cho vật thể được in. Lưu lượng chất lỏng của máy bơm được điều khiển bằng một mạch Arduino hoạt động phối hợp với chuyển động của cánh tay robot để tạo mẫu in. Arduino cũng đồng thời kiểm soát hướng bơm, qua đó khiến nó có thể xóa các phần thừa của vật thể được in bằng cách hút ngược trở lại.

Công nghệ in 3D Nstrmnt_02-jpg
Sau khi mẫu in được hoàn thiện, keo nhựa được phơi dưới ánh sáng cực tím trong từ 1 đến 2 phút để làm rắn cấu trúc. Harms cho biết: "Chúng tôi cũng lắp đặt các đèn LED UV trên máy bơm, nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi thì các đèn LED này mất quá nhiều thời gian để lưu hóa nhựa." Giống như các cấu trúc hỗ trợ được in tên vật thể 3D thông thường, khối gel bảo toàn hình dạng của nhựa cho đến khi được lưu hóa và sẵn sàng để lấy ra ngoài.

"Gel có thể được tái sử dụng nhiều lần trừ khi bị khô," Harms nói. "Chúng tôi có thói quen đậy kín các thùng chứa gel khi không dùng đến và chúng tôi có thể tái sử dụng gel trong nhiều tuần sau đó. Mặc dù vẫn chưa thử nghiệm hoàn toàn thời gian tái sử dụng tối đa nhưng tôi ước chừng có thể vài tháng."

Công nghệ in 3D Nstrmnt_04-jpg
Để tính toán chuyển động của khác khớp nối trên cánh tay robot, máy in sử dụng kỹ thuật IK (Inverse Kinematics) được Harms phát triển cho Grasshopper (một plugin mô hình hóa 3D cho phần mềm Rhino).

Harms cho biết: "Chúng tôi thiết kế hình học, nó được chuyển đổi sang các đường đồ thị và chúng tôi cho robot cử động theo các đường này. Tuy nhiên, robot có thể được điều khiển thủ công bằng tay cầm từ xa đi kèm với mỗi robot." Điều này cho phép người dùng tạm ngưng quy trình và di chuyển robot khi máy bơm nhả keo nhựa. "Bằng cách này, bạn có thể sử dụng robot như một chiếc bút vẽ 3D," Harms nói.

Hiện tại, kích thước điểm in của NSTRMNT khoảng 1/16 inch (~ 1,6 mm) nhưng kích thước này chỉ phụ thuộc vào đường kính của đầu ống bơm/kim bơm được dùng để nhả keo nhựa, vì vậy kim bơm nhỏ hơn sẽ mang lại độ phân tốt hơn.

Nói với Gizmag, Harms cho biết: "Vấn đề lớn nhất mà chúng tôi phải đối mặt thực chất là keo nhựa sẽ tràn vào khoảng trống tạm thời do kim bơm tạo ra khi nó di chuyển trong khối gel." Điều này có thể được khắc phục bằng cách tăng tốc độ di chuyển của kim bơm nhưng cũng đồng nghĩa với việc máy bơm phải nhả keo nhanh hơn để phối hợp ăn ý, theo Harms thì rất khó để thực hiện.

Công nghệ in 3D Nstrmnt_03-jpg
Trên thực tế, phương pháp của Harms có thể được điều chỉnh và vận dụng trực tiếp, qua đó mở ra một dạng tạo hình mới trực tiếp trong môi trường vật lý, trái với các phương pháp phổ biến hiện nay là định hình từ máy tính và chế tác bằng máy in.

Harms nói: "Bạn có thể phun nhựa dọc theo các đường cong trong một không gian 3 chiều mà không cần phải đợi máy tính tạo mô hình." Thêm vào đó, do vật liệu được lưu hóa bằng ánh sáng cực tím và huyền phù trong dạng lỏng nên một nhà thiết kế không cần phải tuân theo một hình dạng nhất định trong suốt quy trình in 3D. Người dùng có thể thay đổi hình dạng, thêm các thành phần và thậm chí xóa các bit mực in.

Theo: Gizmag

bk9sw từ Tinh tế
      
Sponsored content

#4Công nghệ in 3D Empty Re: Công nghệ in 3D

      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất