Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Dù cho xăng cứ tăng giá
Dù cho điện cứ leo thang
Dù đang rất hoang mang vì... Lê Văn Luyện!!!
Nhưng...
Mùa xuân cũng không thể không về.


Cuối cùng thì thầy giáo làng cũng đã hòan thành nhiệm vụ năm Tân Mão với cơ quan trả lương cho mình vào 17giờ 10 phút ngày 12/01/2012 sau lời chúc tết nồng nhiệt cho hàng trăm fan (bị bắt buộc) hâm mộ mình. Sau một chầu mừng tất niên tốc hành bằng rượu đế với chân gà nướng và hột vịt lộn để mừng thành tích hòan thành kế họach sớm hơn thời gian qui định... 3 ngày. Từ ngày mai, thầy giáo làng sẽ trở về hòan tòan trong đội hình thân thiết của đơn vị mình dưới sự chỉ huy đầy tài năng và bản lĩnh của... Gấu mẹ vĩ đại cho đến khi đuợc lệnh đi phối thuộc trở lại. Nào!!! các chiến hữu thân thiết, hãy cùng vui với niềm vui của thầy giáo làng trong những ngày thấp thỏm chờ đón mùa xuân Nhâm Thìn 2012 và chia sẻ cho nhau những gì tốt đẹp nhất trong năm mới.

      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

(WIKIMEDIA)-Theo người Việt Nam, Táo quân là chức Ngọc Hoàng thượng đế trao cho ba ngươi có mối tình thâm nghĩa nặng: Nàng Thị Nhi và hai chàng Trọng Cao, Phạm Lang.

Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Cao hay kiếm chuyện xô xát ,dằn vặt vợ.

Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi.

Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng.

Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Ray rứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.

Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất thân tàn ma dại đúng là người chồng cũ của mình. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao.

Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.

Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng.

Thấy lửa cháy, biết Cao ở trong đó, Nhi lao mình vào tính cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

Trên thiên đình, Ngọc Hoàng, biết cả ba người đều thật lòng thương nhau, mới cho họ ở cùng một chỗ và làm Táo quân, quấn quýt bên bếp hồng.

Ở bếp, ngươi ta thờ hình nhân Táo quân, nặn bằng đất sét gồm hai đàn ông và một bà đặt ở giữa.

Mỗi năm vào cuối ngày 23 tháng chạp, Táo phải về trời tâu việc lành dữ của thế gian và chiều 30 tháng chạp lại từ cõi trời trở lại thế gian lo công việc cũ.
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Gửi tới các bạn bộ ảnh thiệp đặc sắc ngày tết mừng xuân Nhâm Thìn

Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Chanhdat.com-anh-thiep-xuan-nham-thin%252520%25252820%252529_thumb%25255B9%25255D
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Chanhdat.com-anh-thiep-xuan-nham-thin%252520%2525281%252529_thumb%25255B3%25255D
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Chanhdat.com-anh-thiep-xuan-nham-thin%252520%2525282%252529_thumb%25255B4%25255D
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Chanhdat.com-anh-thiep-xuan-nham-thin%252520%2525283%252529_thumb%25255B3%25255D
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Chanhdat.com-anh-thiep-xuan-nham-thin%252520%2525284%252529_thumb%25255B9%25255D
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Chanhdat.com-anh-thiep-xuan-nham-thin%252520%2525285%252529_thumb%25255B10%25255D
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Chanhdat.com-anh-thiep-xuan-nham-thin%252520%2525286%252529_thumb%25255B10%25255D
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Chanhdat.com-anh-thiep-xuan-nham-thin%252520%2525287%252529_thumb%25255B3%25255D
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Chanhdat.com-anh-thiep-xuan-nham-thin%252520%2525288%252529_thumb%25255B3%25255D
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Chanhdat.com-anh-thiep-xuan-nham-thin%252520%2525289%252529_thumb%25255B3%25255D
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Chanhdat.com-anh-thiep-xuan-nham-thin%252520%25252810%252529_thumb%25255B8%25255D
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Chanhdat.com-anh-thiep-xuan-nham-thin%252520%25252811%252529_thumb%25255B8%25255D
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Chanhdat.com-anh-thiep-xuan-nham-thin%252520%25252812%252529_thumb%25255B19%25255D
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Chanhdat.com-anh-thiep-xuan-nham-thin%252520%25252813%252529_thumb%25255B9%25255D
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Chanhdat.com-anh-thiep-xuan-nham-thin%252520%25252814%252529_thumb%25255B8%25255D
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Chanhdat.com-anh-thiep-xuan-nham-thin%252520%25252815%252529_thumb%25255B7%25255D
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Chanhdat.com-anh-thiep-xuan-nham-thin%252520%25252817%252529_thumb%25255B7%25255D
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Chanhdat.com-anh-thiep-xuan-nham-thin%252520%25252818%252529_thumb%25255B3%25255D
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Chanhdat.com-anh-thiep-xuan-nham-thin%252520%25252819%252529_thumb%25255B5%25255D
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Chanhdat.com-anh-thiep-xuan-nham-thin%252520%25252821%252529_thumb%25255B3%25255D
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Chanhdat.com-anh-thiep-xuan-nham-thin%252520%2525281%252529%25255B6%25255D%25255B6%25255D
Chánh Đạt Online
http://www.cuuhvlq2.tk
      
Cựu học viên

#4Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Empty Tết ông Táo

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Không biết năm nay thế nào mà bước sang tháng chạp trời lại rét thế. Gió bấc mưa phùn khiến đã rét lại càng rét hơn. Cái rét khiến cho tôi ít ra đường, thường cố co ro nán lại trong chăn mỗi sớm. Sáng nay cũng vậy, ngày nghỉ cuối tuần khiến tôi đã lười lại càng lười hơn. Thì rét thế, mưa thế dậy sớm làm gì cơ chứ? Mãi hơn tám giờ, tôi mới chui ra khỏi chăn. Ngó ra ngõ nghe xi xao tiếng người. Chợt thoáng thấy một người gánh đồ mã xanh xanh đỏ đỏ đi qua. Toàn mũ là mũ. Hình như có cả những đôi ủng lủng lắng giắt xung quanh nữa. Tôi bỗng giật mình, hình như đã đến Tết ông Táo. Nhìn vội bloc lịch trên tường, quả đúng vậy. Hôm nay là thứ bảy, ngày hai mốt tháng tháng chạp. Vậy là ngày kia, thứ hai là Tết ông Táo thật rồi! Tôi liền tung chăn vùng dậy, nhanh chóng vệ sinh cá nhân rồi ào ra đường. May mà hôm nay trời tạnh.

Ngoài đường tấp nập người đi sắm tết. Bước chân ai cũng có vẻ vội vã lắm, chẳng như tôi cứ lơ nga lơ ngơ. Người ta gồng gánh con gà, mớ rau, buồng cau, trái chuối tất tả đi chợ. Để rồi, lại có một số người khác cũng vội vã mang theo những thứ đó đi ngược lại. Số người từ chợ về hầu như ai cũng có mũ, hia xanh đỏ, tím vàng bằng giấy. Đó là “trang phục” của Táo quân. Tôi chợt nhớ, ngày xưa khi còn nhỏ, đã khống dưới một lần bố tôi kể cho nghe về sự tích Táo quân và Tết ông Táo. Ly kỳ lắm, hấp dẫn lắm. Đêm đông mưa phùn gió bấc, chui trong chăn, nằm trên ổ rơm, hoặc quây quần bên bếp lửa mà nghe bố tôi kể chuyện ông Táo thì không còn gì thú vị bằng. Ánh lửa hồng, than đỏ rực thi thoảng lại nổ lép bép bắn những hạt lửa như hoa cà hoa cải ra xung quanh cùng với chất giọng trầm ấm của bố tôi, lúc thì thủ thỉ rì rầm làm cho chúng tôi tò mò, lúc lại cười lớn khiến chúng tôi ngỡ ngàng ngơ ngác trước câu chuyện hư hư thực thực về ông Táo. Chẳng còn cảm giác rét mướt nữa, chúng tôi bị cuốn hút theo câu chuyện của bố tôi kể.

Ngày xửa, ngày xưa, ở một gia đình nọ, chồng là Trọng Cao, vợ là Thị Nhi, hai người ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên họ sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ một người tên là Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Đi mãi, đi mãi, tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin. Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà. Hai người mừng mừng tủi tủi kể lại những chuyện đã qua. Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng. Đang lúc đó thì Phạm Lang trở về nhà. Sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, cũng liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ. Ở trên trời, Ngọc Hoàng nhìn thấy hết cảnh đó. Cảm động trước mối tình của cả ba người, và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, Ngọc Hoàng hóa phép họ thành “ba đầu rau” hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp và phong chức Táo Quân để họ được ở bên nhau mãi mãi. Họ có nhiệm vụ trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, coi sóc mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người. Táo Quân, (còn gọi là Táo Công), là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, được gọi là Vua Bếp là vì lẽ đó.

Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy, người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị nhất thể (thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.

Từ xa xưa, ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo, các gia đình đều thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp giữ “bếp lửa” luôn nồng ấm, hạnh phúc. Theo tục lệ cổ truyền, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình. Tuần lễ đó, và cả tháng chạp thường gọi là tháng “củ mật” (bởi tháng ấy ngày đó có nhiều trộm đạo, mọi người, nhất là các tuần đinh, phải củ soát cẩn mật).

Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Ong%20tao%20cuoi%20ca%20chep%20ve%20troi

Bố tôi còn kể rõ rằng, Táo Quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Kèm theo mỗi chiếc mũ là một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Mũ dành cho các Táo ông thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

Hồi đó tôi đâu có biết ngũ hành là gì. Đến trò chơi “kim, mộc, thủy, hỏa, thổ” mà chúng tôi hay chơi với nhau cũng chỉ đọc do quen miệng chứ đâu hiểu hết ý nghĩa của nó. Ngày ấy, tôi háo hức nghe chuyện một phần là do nó ly kỳ, hấp dẫn, phần khác quan trọng hơn là sắp Tết. Tôi đâu có biết “Tết đến sau lưng con trẻ thì mừng, bố mẹ thì lo”. Ôi, cái thời nghèo đói, câu nói đó trở thành cửa miệng của người lớn. Bao nhiêu thứ phải lo. Quanh năm tất bật, cuối cùng ba ngày Tết vẫn không lo đủ. Mãi về sau này, lớn lên tôi mới hiểu rõ hơn về câu nói đó và càng thương cha mẹ hơn, hiểu rõ hơn về Táo quân và Tết ông Táo.

Do quan niệm mỗi nơi, cộng thêm sự phong phú về nếp sống văn hóa ở mỗi vùng miền mà nghi thức cúng Ông Táo cũng có phần khác nhau. Từ Nghệ An trở ra Bắc, người ta thường mua cá chép sống về cúng rồi thả xuống sông, hồ hoặc thả vào giếng, nuôi cá cho đến lớn để cá trông coi gia đình luôn thịnh vượng, con cháu được đỗ đạt, làm ăn được hanh thông. Có gia đình quan niệm nên phóng sinh để cá hóa thành rồng đưa ông Táo lên trời. Riêng vùng Nam Trung Bộ trở vào thì tục lệ này có phần khác. Theo quan niệm của họ, để tỏ lòng biết ơn các Táo, họ có thể dâng hoa quả, kẹo, bánh mứt... miễn là đồ ngọt, là cây nhà lá vườn chứ không cần cầu kì, chỉ cần lòng thành. Đặc biệt, ở các tỉnh nam Trung bộ thường có bánh cốm làm bằng bột nếp rang nở, ở miền Nam là món bánh mè hay còn gọi là “thèo lèo”.

Nhắc tới thèo lèo tôi lại nhớ em đến vô cùng. Lần đầu tiên nghe đến cái tên “thèo lèo” đó tôi đâu có hình dung ra nó là cái gì. Mãi đến khi em gửi thèo lèo ra cho tôi thì tôi mới biết đó là những thanh kẹo lạc, kẹo vừng ngoài bắc. Tết ông Táo đến rồi. Giờ này chắc em cũng đang đi chợ sắm Tết. Năm nay, em có làm nhiều kẹo thèo lèo không? Phương nam không có mùa đông, em bảo chỉ hình dung cái rét ngoài bắc qua sách báo và vô tuyến. Ôi, ước gì giờ này có em ở đây mà “thưởng thức” cái rét cuối cùng của mùa đông phương bắc, mà cùng tôi đi sắm chợ Tết! Tết ông Táo của tôi và em dứt khoát có thêm món kẹo thèo lèo, có hơi ấm phương nam để ngọn lửa tình yêu chung thủy từ Táo quân sưởi ấm chúng tôi, cho chúng tôi mãi mãi bình yên và hạnh phúc.

Đỗ Xuân Thu
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Đi miền tây về thì mai đã nở thế này:

Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! 03
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! 04-1
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! 02

Lại còn hải đường:
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! DSC06376

Cẩm chướng:
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! DSC06369

Lan thì thêm 1 vòi hoa nữa:

Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! DSC09972

Có cả mai chiếu thủy:
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! DSC09950

và kiểng lá:
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! DSC09976
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! DSC09974

Huệ và cẩm tú cầu thì đã lỡ hẹn cùng mùa xuân:

Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! DSC09953
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! DSC09977
      
longduc2
longduc2 Năng nổ

Cấp bậc: Năng nổ

Giới tính : Nam

Bài viết : 176

Danh vọng : 295

Uy tín : 57



Bù lỗ cho thầy giáo làng 2 chậu hoa bị "lỡ hẹn với mùa xuân"



Huệ tây
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Huetay



và Cẩm tú cầu
Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Camtucau

đừng buồn nữa nhé!
      
Sport
Sport Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 527

Danh vọng : 993

Uy tín : 32

Không biết các bạn có được bao nhiêu năm kinh nghiệm chơi cây kiểng, bonsai. Sport sau bao nhiêu năm đeo đuổi với nghề này hiện đã rút ra một tuyệt chiêu để giữ cho bông chỉ nở vào dịp Tết. Nếu các bạn cần mình sẵn sàng chia sẻ?
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Sport đã viết:Không biết các bạn có được bao nhiêu năm kinh nghiệm chơi cây kiểng, bonsai. Sport sau bao nhiêu năm đeo đuổi với nghề này hiện đã rút ra một tuyệt chiêu để giữ cho bông chỉ nở vào dịp Tết. Nếu các bạn cần mình sẵn sàng chia sẻ?

Cần quá đi chứ! Nhưng đừng có chỉ tui ra chợ mang về à nghe!!!

      
Sport
Sport Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 527

Danh vọng : 993

Uy tín : 32

Không đâu. Ngày Tết có quá nhiều thứ phải chi tiền rồi.

Sport chỉ đi chợ mua hoa một lần cách đây mấy năm rồi. Sau Tết, cũng những chậu hoa này Sport lại gửi nhà vườn thuê chăm sóc. Trình độ, kỹ năng của các nghệ nhân từng làm cho Đầm Sen, Tao Đàn thì khỏi nói. Cứ đúng 5 ngày trước Tết, nhà vườn lại giao lại những chậu bông chuẩn bị hé nụ cho Sport... và năm nay cũng vậy.
      
longduc2
longduc2 Năng nổ

Cấp bậc: Năng nổ

Giới tính : Nam

Bài viết : 176

Danh vọng : 295

Uy tín : 57



Cách này không ổn vì tui biết Thầy giáo làng không chỉ chơi hoa mấy ngày tết mà còn chơi quanh năm. Gửi đi như vậy để thầy ngồi nhớ rồi "mơ hoa" suốt ngày à ???


      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

longduc2 đã viết:
...Gửi đi như vậy để thầy ngồi nhớ rồi "mơ hoa" suốt ngày à ???

"mơ hoa" cũng là một "thú vui rất tao nhã" chứ bạn!!!

      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

"Tết" từ chữ "tiết", nghĩa là mùa, hay hiểu rộng ra là mùa hội. Tết là dịp sum họp gia đình, thăm viếng thân nhân, thờ phượng tổ tiên. Tết cũng là dịp nghỉ ngơi chơi đùa để chuẩn bị cho một năm mới.
Phong tục ngày Tết phản ảnh những đặc thù của nền văn hoá VN qua nhiều thế hệ, và còn tùy thuộc vào từng vùng trên đất nước. Nhưng chúng ta vẫn có thể chia ra làm 2 loại chính: phong tục đón Tết với gia đình và đón Tết với xóm làng.
Tết là lúc gia đình họp mặt đông đủ. Ai đi làm đi học ở xa đều được về nhà khoảng 23 tháng chạp để đón Tết với gia đình. Thông thường 1 gia đình VN giành ra nửa tháng để chuẩn bị cho ngày Tết, thí dụ như dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa quần áo, các món ăn.

Thông thường những phong tục đón Tết với gia đình gồm có: đi thăm mộ tổ tiên, đưa táo quân về trời, rước vong linh ông bà, đốt pháo, xuất hành, xông nhà, chúc thọ, lì xì, thăm viếng, và tục kiêng cữ.

Chúng ta còn có tục lệ đón tết với làng xóm vì từ xưa xã hội VN được tổ chức theo hệ thống làng xóm, trong đó làng là đơn vị nhỏ nhất. Đón Tết với xóm làng gồm có: dựng nêu, hái lộc đầu xuân, các đám hội xuân như thi hát quan họ, hát đố, thi đánh vật, thi chèo thuyền, thi làm thức ăn.

Những tiêu khiển ngày xuân gồm có: khai bút đầu xuân, câu đối Tết, tranh Tết, mai đào, đánh cờ tướng, múa lân.

Món ăn ngày xuân thì nhiều lắm nhưng thông thường trên bàn thờ lúc nào cũng có 4 loại trái cây (cầu, dừa, đu đủ, xoài) tượng trưng cho "cầu vừa đủ xài". Đặc biệt còn có bánh chưng bánh dầy, dưa hấu.

Một số tập tục văn hóa:

Thăm mộ tổ tiên: Từ ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp con cái trong gia đình tề tựu đông đủ cùng nhau đi thăm, quét dọn mồ mả tổ tiên và đem theo hương đèn hoa quả để cúng, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu.

Đưa Táo về trời: Táo quân là thần Táo, hay còn gọi là vua bếp. Tục truyền mỗi năm thần Táo phải về trời 1 lần, vào ngày 23 tháng Chạp để tường trình cho Thượng đế những việc xảy ra trong nhân gian trong năm đó. Vì vậy vào ngày đó người dân VN thường cúng kiến rất long trọng để tiễn thần Táo về chầu Ngọc hoàng, và đến ngày 30 lại cúng để mời ông bà và Táo quân về ăn Tết. Theo tục lệ, tiễn Táo quân về trời ngoài mâm cơm còn có áo mão bằng giấy, đôi hia, và con cá chép thả trong chậu nước để Táo quân cỡi về trời. Nói chung tục lệ này nhằm để răn dạy người ta nên giữ gìn hạnh kiểm, vì mọi sự đều sẽ được tâu lên với Ngọc Hoàng.

Lễ rước vong linh ông bà: là lễ mời ông bà về ăn Tết với con cháu.

Chiều ngày 30 tháng Chạp, trên bàn thờ tổ tiên được bày 1 mâm cỗ bao gồm trái cây và thức ăn. Người gia trưởng thắp hương dâng lên bàn thờ, cầu xin tổ tiên chứng giám và phù hộ cho gia tộc được nhiều phước lành trong năm mới. Theo sau đó mọi người trong gia tộc đều chắp tay cung kính thỉnh vong linh ông bà về ăn Tết.

Đốt pháo: người ta tin rằng tiếng pháo có thể xua đuổi được tà ma và đem lại phước lành cho năm mới. Còn có truyền thuyết rằng trong số những hung thần có 2 vợ chồng Na Á hay phá phách hãm hại người dân VN, họ chỉ sợ ánh sáng và ồn ào nên dân ta bày ra đốt pháo ầm ĩ chói sáng để đuổi 2 hung thần này. Đốt pháo đúng giao thừa (thời điểm giao hòa giữa 12 giờ đêm 30 tháng Chạp của năm cũ và mồng một của năm mới), mọi người đốt pháo cùng một lúc, đủ cả các loại pháọ Chính tiếng pháo dòn dã và mùi khét của thuốc pháo quyện vào mùi hương nhang đèn trên bàn thờ tạo thành một không khí đặc biệt rất Tết của dân tộc ta.

Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Newyear

Ngày nay không mấy ai còn tin việc đốt pháo để tiêu trừ tà ma, mà tiếng pháo nổ ngày nay tượng trưng cho sự tưng bừng náo nhiệt của ngày Xuân, xác pháo đỏ thắm tượng trưng cho những điều may mắn cho năm mới.

Lễ xuất hành: là chọn một người trong gia đình bước ra khỏi nhà trong những giây phút đầu tiên của năm mới. Người xuất hành phải xem lịch, chọn hướng tốt, hạp với tuổi để mong được may mắn trong năm mới mỗi khi bước chân ra khỏi nhà.

Lễ xông nhà (hay xông đất): có là vì nhiều người tin rằng người đầu tiên bước vào nhà mình ngay đầu năm sẽ đem lại hên, xui cho gia đình suốt cả năm. Nên người ta hay mời người có vận may (làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc) đến xông nhà dùm. Người xông nhà phải ăn mặc chỉnh tề, bước vào cửa chính rồi đi quanh nhà, đến bếp, ngụ ý đem lại may mắn vào từng xó nhà.

Lễ chúc thọ: là sáng sớm ngày mồng một Tết, con cháu trong nhà tỏ lòng hiếu thảo qua việc mừng tuổi chúc thọ cho ông bà cha mẹ. Mừng tuổi vì người VN quan niệm rằng hôm ấy mỗi người đều lên 1 tuổi, không phân biệt ngày sinh nhật như người phương Tây.

Lì Xì:̀ là được phiên âm từ tiếng Quảng đông sang tiếng Việt, nguyên là chữ "Lợi thị" Trong Hán tự, có nghĩa là tiền bạc, lợi lộc. Để mừng tuổi các em nhỏ, những người lớn trong gia đình tặng những món tiền nho nhỏ và chúc các em chóng lớn, học hành đỗ đạt trong năm mới. Tiền được để trong những bao đỏ, vì màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn.


Chuẩn bị đón xuân thôi bà con ơi! Baolixi

Tục thăm viếng: là lúc chủ nhà tiếp đón bạn bè quyến thuộc đến thăm, và cũng đi thăm trả lễ. Thông thường ngày mùng một được dành để chúc thọ những bậc trưởng thượng, họ hàng. Ngày mùng 2 dành cho thầy cô giáo, ngày mùng 3 là để thăm hỏi vui chơi với bạn bè.

Tục kiêng cữ: trong 3 ngày đầu năm người ta thường thận trọng lời ăn tiếng nói và hành động vì tin rằng có thể đem lại hên xui cho cả năm. Thí dụ như không quét rác, nhất là quét xác pháo ra khỏi nhà vì bị xem là quét tiền ra cửa. Không tặng thuốc men hay dao nhọn vì bị xem là dấu hiệu của bệnh hoạn và xung khắc. Không khóc lóc than thở hay đập vỡ chén dĩa vì đó là dấu hiệu của sự đổ vở trong gia đình. Không mặc đồ trắng hay đen vì bị xem là dấu hiệu của sự tang tóc.

Dựng nêu: Ngày Tết người ta hay dựng nêu ở các chùa, đình làng, và có khi ngay trước cửa nhà nữa. Tương truyền ngày xưa làng xóm VN hay bị quỷ quấy nhiễu nên mọi người cầu khẩn Phật giúp đỡ. Sau khi đã đuổi xong yêu quỉ Phật dặn không được bén mảng đến những vùng đất có dấu tích của Phật. Và Phật dạy mọi người dựng nêu và rắc vôi trắng xung quanh để đánh dấu phần đất quỷ phải tránh xa. Cây nêu là 1 thân tre cao, trên có treo 1 ngọn cờ ngũ sắc tượng trưng cho 5 hành : kim, mộc, thủy, hỏa, thổ (kim=trắng, mộc=xanh, thủy=đen, hỏa=đỏ, thổ=vàng). Xen kẽ giữa những dải lụa ngũ sắc là những chiếc khánh làm bằng nhiều chất liệu khác nhau (gỗ, kim loại, đất nung, sành). Nêu được dựng đến mùng 7 Tết thì người ta làm lễ cúng trời đất, còn gọi là lễ Khai hạ và hạ nêu xuống. Lễ này chính thức chấm dứt Tết.

Tục hái lộc đầu xuân: Được thực hiện trong sân đình, chùa, song song với việc dựng nêu. "Lộc" có 2 nghĩa, 1 là nhánh cây non, 2 là bổng lộc. Đầu năm, người ta hay ghé lại các cây cổ thụ trong sân đình, chùa để hái 1 nhánh non đem về treo trước nhà hoặc chưng trên bàn thờ. Có lẽ vì nghĩ rằng lộc (nhánh cây) đồng nghĩa với phước lộc nên đem nhánh non về để hy vọng rước được phước báu về cho gia đình.

Hát Quan họ: Quan họ là 1 thể loại dân ca Bắc bộ, xuất phát từ tỉnh Bắc Ninh. Qua những câu hát quan họ, trai gái khen ngợi nhau, tỏ tình, rồi hứa hẹn với nhau. Khi thi hát, mỗi bên trai gái có chừng 4 người. Trọng tài chấm theo tài đối ý và đối giọng. Câu hát của bên này càng lắt léo và dài hơi thì bên kia càng khó đối. Phần thưởng trong cuộc thi này tuy không nhiều nhưng là vinh dự lớn cho những người hát.

Thi đánh vật: Tương truyền nữ tướng Lê Chân thời Hai Bà Trưng lập ra cuộc thi này để tuyển binh, về sau người ta nhớ đến nên tổ chức vào mỗi dịp Tết.

Thi chèo thuyền: Tương truyền nữ tướng Cao Nhự là người đầu tiên tổ chức nên đội thủy binh đầu tiên ở nước ta. Nên cứ đến ngày Tết là có tổ chức cuộc thi này để nhắc nhở rằng dân ta giỏi cả về thủy chiến.

Khai bút đầu Xuân: các cụ thì làm thơ bằng chữ Nôm hay chữ Hán, rồi viết lên giấy điều để chúc lành cho năm mới.

Câu đối Tết: Là 2 câu có số chữ bằng nhau, ý và lời đối chọi lẫn nhau. Nội dung câu đối Tết là điều chúc lành đầu năm, thường được viết lên 2 dải giấy điều, bằng mực Tàu. Người viết thường là các ông đồ già trong làng, có chữ đẹp. Câu đố hay được treo hai bên nhà để khách lại có thể thưởng thức cùng với chủ nhà.

Tranh Tết: Tranh Tết được treo để trang hoàng nhà cửa. Tranh thường là tranh Đông Hồ (1 làng nhỏ ở miền Bắc). Tranh diễn tả những lời chúc qua việc nhân cách hóa động vật, thí dụ như tranh vẽ 1 đàn gà (tranh "Gà đàn") thể hiện cho lời chúc con cháu đầy đàn.

Hoa Tết: 2 loại hoa hay được chưng trong ngày Tết là Mai (miền Nam) và Đào (miền Bắc). Chưng mai vào ngày Tết không những vì mai nở rộ, mà còn là vì người Nam đọc mai thành "may" trong may mắn. Mai đại diện cho mùa xuân trong tranh tứ quý (mai, lan, cúc, tùng), lại còn tượng trưng cho người có tài đức và nhân cách cao thượng trong tứ quân tử (mai, lan, cúc, trúc).

1 cành mai đẹp phải có : cành Văn (nhánh ngang), cành Vũ (nhánh đứng), cành Phụ (cành lớn), cành Tử (cành nhỏ), cành Quân (cành dài), cành Thần (cành ngắn).

Văn-Vũ = cương nhu, lúc cứng lúc mềm
Phụ-Tử = tình cha con
Quân-Thần = nghi lễ

Hoa đào còn có 1 sự tích, tục truyền ngày xưa có 2 vị thần Trà & Uất Luỹ ở trên 1 cây đào khổng lồ phía đông núi Sóc sơn (miền Bắc). Ma quỷ rất sợ 2 vị thần này, đến nổi sợ luôn cả cây đào. Vì đến cuối năm 2 thần phải về trời chầu Ngọc Hoàng nên người dân bẻ cành đào chưng trong nhà cho ma quỷ không quấy phá.

Múa Lân: Lân là 1 trong 4 con vật huyền thoại: long, lân, quy, phụng. Lân tượng trưng cho sức khoẻ vô địch, múa lân vừa là 1 trò tiêu khiển cho các em nhỏ vào dịp Tết, vừa khuyến khích các em trao dồi sức khoẻ. Thường đám múa lân dẫn đầu bằng ông địa, theo sau là vài con lân, mỗi con 2 người múa.

(Sưu tầm)
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183



Đối với mình, tết là quê hương, gia đình, bà con, bè bạn... Nói ra mấy bạn đừng cười nha, thầy giáo làng gần 50 tuổi đầu, lăn lộn khắp nơi mà chưa vắng 1 cái tết nào ở nhà!!! Nhớ giai đọan còn "bầy hầy" trong LQ2 bị các xếp dọa cắt phép tết, thầy giáo làng đã cả gan tuyên bố "không cho cũng về, cho về thì trả phép đúng hạn còn không thì trốn đúng... 1 tháng vì đằng nào cũng sẽ vào nằm trong trại giam kỷ luật!!!" May sao, cuối cùng các xếp cũng cho về. hì.hì... thương các xếp lắm lắm...


      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất