Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Love
Love Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 286

Danh vọng : 551

Uy tín : -1

Chuyên trang Xa lộ thông tin toàn cầu, báo NB &CL số 20/2013 có bài viết nhan đề “Truyền thông trong cơn lỗ kỹ thuật số” khẳng định truyền thông kỹ thuật số hay truyền thông điện tử thực sự đang là xu thế không thể khác của truyền thông toàn cầu. Tuy nhiên, bài viết cũng đã cảnh báo việc chuyển đổi từ báo in sang báo điện tử không phải chuyện dễ dàng. Bài học thất bại của tờ báo Mỹ mang tên The Times-Picayune (New Orleans) đang “nóng” trên xa lộ thông tin những ngày này là bằng chứng.

Cú sốc của một năm về trước

Cách đây tròn một năm, tháng 5/ 2012, làng báo Mỹ được phen choáng váng trước việc tờ Times-Picayune - nhật báo duy nhất tại New Orleans, thành phố lớn nhất bang Louisiana, Mỹ, ra đời từ năm 1837 và từng giành nhiều giải thưởng báo chí lớn trong đó có Pulitzer, tuyên bố chỉ phát hành 3 số báo một tuần. Đồng nghĩa với việc làng báo in Mỹ từ đó sẽ mất đi tờ nhật báo tuổi đời lên đến 175 tuổi.

Công ty Advance Publications, chủ sở hữu của tờ Times-Picayune, lý giải quyết định gây “sốc” này là do sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành công nghiệp báo chí, đặc biệt là từ Internet đã buộc công ty phải tập trung vào các ấn phẩm kỹ thuật số. “Sốc” hơn nữa là chỉ vài giờ sau tuyên bố của Times-Picayune, 3 tờ báo “anh em” với Times-Picayune là Birmingham News, Press-Register of Mobile và Huntsville Times cũng cũng sẽ cắt giảm phiên bản báo in xuống còn 3 số/tuần để tập trung cho một trang báo mạng về Alabama.

Bài học chuyển đổi thất bại từ báo in sang báo điện tử 1369278155476
Steve Myers, quản lí Viện nghiên cứu về truyền thông Poynter cho biết Times-Picayune là tờ báo lâu năm đầu tiên ở Mỹ chấp nhận thay đổi lượng báo in mạnh đến vậy. Điều đáng nói là sự thay đổi này cũng đang ngấm ngầm diễn ra ở nhiều tờ báo in khác trong bối cảnh độc giả ngày càng ưu ái báo mạng. Trước, sau và cùng thời điểm với Times-Picayune, một số nhật báo tại Mỹ, Anh, Canada… đã chuyển từ nhật báo sang xuất bản cách nhật để tập trung cho phiên bản online. Đơn cử như cũng trong 6 tháng đầu năm 2012, các tờ báo ở Canada gồm Calgary Herald, Edmonton Journal và Ottawa Citizen đã liên tiếp tuyên bố ngừng xuất bản vào ngày chủ nhật.
Xu thế này ngày càng trở nên phổ biến khi báo cáo tài chính của các cơ quan báo chí hàng đầu nước Mỹ như The Washington Post, The New York Times… liên tục cho thấy: giảm doanh thu từ báo in, tăng thu từ lĩnh vực kỹ thuật số đang là xu hướng chủ đạo trên thị trường truyền thông. Với The Washington Post, doanh thu năm 2012 và Qúy I/2013 của toàn tập đoàn được vớt vát nhờ truyền thông kỹ thuật số. Doanh thu từ mảng báo in đã sụt giảm 4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, công ty vẫn đạt mức doanh thu 959,1 triệu USD, tăng 0,4% so với con số 955,5 triệu USD đạt được so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này có được là do nguồn thu từ truyền thông kỹ thuật số thông qua hai trang washingtonpost.com và Slate tăng đến 8%.

Thất bại hay bài học về việc “đánh mất giá trị”

Đầy kì vọng, tuy nhiên, chỉ một năm sau khi công bố kế hoạch tái cơ cấu tờ báo The Times-Picayune (New Orleans) theo hướng tập trung vào mảng kỹ thuật số, công ty Advance Publications, chủ sở hữu của tờ Times-Picayune, đã nhận được bài học trải nghiệm đau đớn. Lượng tia--ra, lượng doanh thu từ quảng cáo trên The Times-Picayune điện tử không những không tăng lên mà còn xuống dốc với tỷ lệ thảm hại. Nguyên do là cả độc giả lẫn các nhà quảng cáo đều không bằng lòng với những tác phẩm báo chí mà họ cho là lộn xộn trên ấn phẩm The Times-Picayune điện tử.

Với những độc giả đã quen với một The Times-Picayune ổn định với phong cách của một tờ báo có tuổi đời hàng trăm năm, sự ra đời của The Times-Picayune ấn phẩm trực tuyến chẳng mang lại ý nghĩa gì mới mẻ đến cho họ. Không những thế, The Times-Picayune đã đánh mất giá trị quý báu đã được những người làm báo tại The Times-Picayune tôn tạo từ năm 1837 cho đến nay: cung cấp những ấn bản in tốt nhất mỗi ngày với một mức giá gần như cố định.

Điều đáng quan ngại là thực tế truyền thông quốc tế hiện nay cho thấy, Times-Picayune không phải hiện tượng cá biệt. Tờ Philadelphia Inquirer cũng vừa thừa nhận “mình đi lạc lối”và thông báo sẽ quay trở lại với báo in sau 2 năm gián đoạn. Trước thực tế bẽ bàng này, nhiều chuyên gia truyền thông đã cho rằng, trào lưu tìm đến kỹ thuật số là tất yếu, nhưng trong lúc còn chưa có chỗ đứng ở một thị trường mới thì việc vứt bỏ mảng kinh doanh đã gây dựng nên thương hiệu cho mình thì lại là một sai lầm lớn. Rằng những tờ báo in, hãy đừng quá lo xa. Trước sự cạnh tranh khốc liệt, báo in có thể sẽ không bao giờ có thể quay được về cái thời tỷ suất lợi nhuận 30%, nhưng tính kinh doanh của ngành công nghiệp này không vì thế mà mất đi.

Theo Hà Thư
Nhà báo và Công luận
      
Love
Love Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 286

Danh vọng : 551

Uy tín : -1

Báo chí thế giới vật vã trong trong cơn lốc kỹ thuật số

Bài học chuyển đổi thất bại từ báo in sang báo điện tử Bao-chi-the-gioi-at-va-trong-trong-con-loc-ky-thuat-so-966a660daa0b1fba9bb7d2b10e10c63c5eba0151
Sự thay đổi trong thói quen tiếp nhận thông tin của công chúng, sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã là những yếu tố căn bản đẩy báo giấy toàn cầu vào cơn lốc truyền thông kỹ thuật số dữ dội.

Bỏ lại hết những kiêu hãnh vô bờ về một ngành công nghiệp báo in lâu đời, giàu truyền thống, tất tật các tờ báo lớn nhỏ khắp hành tinh, đang buộc mình vật vã trôi theo cơn lốc ấy. Có tờ đã rất thành công nhưng cũng có những tờ chỉ còn biết nhận lại những bài học trải nghiệm chát đắng.

Thời vang bóng đã xa

Bình về cơn khủng hoảng chưa có hồi kết của báo giấy toàn cầu, một bài báo đã viết: Nếu coi ngành công nghiệp truyền thông là một bữa tiệc, thì phần vui vẻ nhất - bật rượu sâm-panh ăn mừng thời hoàng kim của ngành báo giấy đã kết thúc. Một sự liên tưởng thú vị và hoàn toàn chính xác. Ngành công nghiệp báo in mang trên mình tuổi đời hàng nghìn năm, sau nhiều thập kỷ sống khỏe trong mô hình “80-20” (80% doanh thu từ quảng cáo và 20% doanh thu từ bán báo), từ khoảng gần 10 năm trở lại đây, rơi dần vào cuộc khủng khoảng rộng khắp chưa từng có. Tất thảy, từ nhật báo cho đến các tờ tin tức buổi tối, từ báo tuần đến tạp chí ra hàng tháng, dù tìm mọi cách để trốn chạy, chống đỡ, vẫn không tránh khỏi sự tuột dốc thảm hại về cả lượng doanh thu quảng cáo lẫn lượng độc giả. Cả những TBT giỏi “bày món” nhất đến những ông chủ truyền thông lọc lõi một thời, cũng đều lắc đầu bất lực trước cơn khủng hoảng của báo in. Chả mấy chuyên gia truyền thông dám đưa ra những bình luận dự báo triển vọng hay cơ hội phát triển cho báo giấy.

Cuộc khủng hoảng của ngành công nghiệp báo in diễn ra ở hầu hết các nền báo chí. Nhưng chịu tác động nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng là báo giấy Mỹ và châu Âu. Cuộc suy thoái báo in ở Mỹ được cho là bắt đầu từ năm 1987 và kéo dài cho tới nay. Hàng loạt tờ báo tuyên bố phá sản, từ “đại gia” Tribune Company sở hữu tới 23 đài truyền hình và hàng loạt tờ báo lớn cho đến Minneapolis Star Tribune, Philadelphia Newspapers Company, Chicago Sun Times, Freedom Communications, Heartland Publications. Lẫy lừng như New York Times, cũng không tránh khỏi suy thoái. Năm 2012, Tập đoàn này đã sa thải hàng trăm nhân viên và hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng 16 tờ báo thuộc sở hữu của mình cho Tập đoàn Halifax Media Holdings (Mỹ). Chưa hết, cuối tháng 10/2012, tạp chí kinh tế quen thuộc của Mỹ - Newsweek đã tuyên bố ngừng bản in để chuyển sang bản điện tử với tên gọi mới - Newsweek Global. Tại châu Âu, báo in cũng chịu thảm cảnh tồi tệ không kém. Cuộc khủng hoảng báo in ở Đức đã dẫn tới sự ra đời của một từ phức mới: “Zeitungssterben”, có nghĩa là “cái chết của báo in”. Có thể kể tên những nạn nhân tiêu biểu của cuộc khủng hoảng trên đất Đức là Financial Times Deutschland (đình bản) và Frankfurter Rundschau (đệ đơn xin phá sản) hay mới đây nhất là DAPD, hãng thông tấn lớn thứ hai nước Đức, chính thức chấm dứt hoạt động vì không tìm được nhà đầu tư…

Thay đổi để sinh tồn

Trong cơn khốn khó của báo in, Chính phủ nhiều nước đã phải có các động thái hỗ trợ. Ở Anh, Canada và Australia, hàng nghìn phóng viên đã trở thành công chức nhà nước, làm việc trong các hãng báo chí do chính phủ sở hữu. Ngoài ra, các chính phủ cũng hỗ trợ ngành báo chí dưới các hình thức như giảm bưu phí ở Mỹ, Pháp hay không đánh thuế giá trị gia tăng ở Anh. Bản thân các tờ báo cũng chủ động tìm mọi phương cách để tồn tại như: Tập trung vào nội dung và quan tâm tới nhu cầu của độc giả; Giảm chi phí đến tối thiểu bằng cách gộp bớt số kỳ xuất bản hoặc rút nhỏ khổ giấy.... Tuy nhiên phương thức được các báo xem là khả dĩ và lựa chọn nhiều nhất là chuyển đổi sang hình thức số hóa với quan điểm: sử dụng internet để phát triển thay vì để cho internet đào thải.

Thực tế kinh doanh báo chí tại nhiều quốc gia mấy năm qua đã chứng minh trong thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai gần, hình thức số hóa là phương cách tồn tại khả dĩ nhất đối với các tờ báo hiện nay. Năm 2012 vừa qua, theo thống kê của Cục kiểm toán Mỹ (ABC), số lượng ấn bản phát hành trên phương tiện kỹ thuật số tại Mỹ năm 2012 có mức tăng kỷ lục 61,6% trong khi các ấn phẩm phát hành trên báo in truyền thống giảm 6,7%. 39% người Mỹ đọc tin tức từ các nguồn trực tuyến. Nhờ sự tăng lên của ấn bản điện tử, lượng phát hành thường nhật của 618 tờ báo được ABC tính toán đã tăng lên 0.68%. Hiệp hội báo chí Mỹ (NAA) hồi tháng 3/2013 cũng đưa ra số liệu cho biết doanh thu kỹ thuật chiếm 11% tổng doanh thu ngành báo năm 2012. Báo cáo tài chính quý I/2013 của những cơ quan báo chí hàng đầu nước Mỹ như The Washington Post, The New York Times… cũng cho thấy tăng thu từ lĩnh vực kỹ thuật số đang là xu hướng chủ đạo trên thị trường truyền thông.

Chẳng dễ để “nắm được tương lai”

Thành công bước đầu của hàng loạt tờ báo khi chuyển hướng sang phiên bản kỹ thuật số đã khiến cả những ông trùm truyền thông lừng lẫy như Rupert Murdoch cũng phải gật gù mà rằng việc chuyển đổi nội dung báo in sang phiên bản điện tử để phù hợp hơn với bạn đọc trực tuyến chính là một hướng phát triển của ngành công nghiệp báo giấy. Ngay cả những bậc thầy về báo in như ông Alan Rusbridger – TBT The Guardian- nhật báo truyền thống và uy tín hàng đầu nước Anh- cũng lên tiếng tuyên bố “báo chí cần phải coi số hóa là ưu tiên số 1”. Hay nữ TBT lừng danh Tina Brown, trước việc cả thế giới ngỡ ngàng, thậm chí là “sốc” trước việc tờ tạp chí Newsweek với lịch sử phát triển 80 năm lừng danh tuyên bố ngừng bản in truyền thống, chuyển hoàn toàn sang ấn bản kỹ thuật số, đã nói rất bình thản: "Chúng tôi đang thay đổi Newsweek chứ không nói lời vĩnh biệt”. Và rằng, đó là “Một trang mới mở ra cho Newsweek”, là cách Newsweek "nắm lấy tương lai kỹ thuật số".

Vậy liệu tương lai của báo chí toàn cầu có thực sự nằm trong hai chữ “số hóa”? Liệu có thực sự báo giấy chỉ cần “nắm lấy tương lai kỹ thuật số” là nắm bắt được tương lai của mình? Nhiều chuyên gia truyền thông e ngại cho rằng đừng vội vã khẳng định “Báo in sắp hết thời” hay “số hóa” là bước đi tất yếu của báo chí thế giới. Bản thân “số hóa” như thế nào đã là vấn đề không đơn giản. Số hóa không có nghĩa là đưa một bài báo lên mạng Internet trước khi báo in ra mắt bởi trong trường hợp này báo điện tử thực chất vẫn chỉ là một biến thể của báo in. Tuy vậy, đến nay đa số các tờ báo điện tử trên thế giới vẫn đang hoạt động theo mô hình này, hay nói cách khác báo điện tử chưa thực sự tạo được sự khác biệt cần thiết. Theo đánh giá của Jay Rosen – giáo sư ngành báo chí của trường ĐH New York, hiện nay, hầu hết các tờ báo điện tử và phóng viên báo điện tử vẫn đang làm việc bằng những kỹ năng của báo in. Trên thực tế, điện tử hóa báo chí chính là việc các phóng viên phải chia sẻ với độc giả ngay khi họ biết một điều gì đó thay thậm chí là trước khi họ thực sự biết rõ một điều gì đó (điều này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của báo in) và nhờ độc giả lấp đầy những gì họ chưa biết.

Không chỉ có vậy. Cuối tháng 5/2013 vừa qua, tờ Times-Picayune - nhật báo duy nhất tại New Orleans, thành phố lớn nhất bang Louisiana, Mỹ, ra đời từ năm 1837 và từng giành nhiều giải thưởng báo chí lớn trong đó có Pulitzer- tuyên bố thất bại hoàn toàn trong kế hoạch tái cơ cấu tờ báo theo tập trung vào mảng kỹ thuật số. Điều này đã khiến nhiều người cho rằng việc một tờ nhật báo giàu tuổi đời, giàu truyền thông và uy tín như The Times-Picayune hay Newsweek “lội” theo trào lưu kỹ thuật số là hoàn toàn “đặt cược” số phận mình vào trào lưu ấy. Trào lưu tìm đến kỹ thuật số là tất yếu, nhưng trong lúc còn chưa có chỗ đứng ở một thị trường mới thì việc vứt bỏ mảng kinh doanh đã gây dựng nên thương hiệu cho mình thì lại là một sai lầm lớn, đặc biệt là khi tờ báo ấy vẫn đang có thế độc quyền rõ ràng và vẫn được độc giả đón nhận. Đến khi thất bại và quay trở lại thị trường cũ là báo in thì ôi thôi, như trường hợp của tờ The Times-Picayune, chỉ qua một năm, các đối thủ khác đã “thừa nước đục thả câu”, lấp đầy khoảng trống thị phần trên thị trường báo chí mà The Times-Picayune đã bỏ lại. Âu cũng là một bài học “vô giá” cho bất kì tờ báo nào đang nhăm nhe “lội vào trào lưu kỹ thuật số” mong một lối thoát để sinh tồn.

Lợi thế hiển nhiên của truyền thông trực tuyến là nội dung của nó phổ biến và có thể được cập nhật trong thời gian rất ngắn. Thêm vào đó, truyền thông trực tuyến đang ngày càng trở nên mở. Nhiều blogger và những người bình thường được trao quyền và có thể phát tán tin tức nóng hổi ngay trước khi báo giấy có thể. Một lợi thế khác của truyền thông trực truyến là ngày càng có nhiều người trẻ lựa chọn chúng để đọc những tin tức mới nhất. Đối với những người thường xuyên di chuyển, các thiết bị cầm tay, smartphone đủ khả năng kết nối với các dịch vụ tin tức trực tuyến. Vì thế, "báo chí" có thể ở trong túi họ hay gắn ở thắt lưng dưới hình thức một chiếc điện thoại.

Theo Pandora
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Create a forum on Forumotion | Văn hóa | Childhood, Gia đình | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất