Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Ông Chhum Mey, Chủ tịch Hội các nạn nhân Khmer Đỏ cho biết: Khoảng 20.000 nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ sẽ tổ chức cuộc biểu tình tại Công viên Tự do ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia vào ngày 09/6/2013 để bày tỏ sự phẫn nộ trước cáo buộc trắng trợn của lãnh đạo Đảng Cứu quốc Campuchia rằng Việt Nam đã dàn dựng vụ diệt chủng ở nhà tù Tuol Sleng khét tiếng.

Campuchia: Lãnh đạo CNRP Kem Sokha phủ nhận lịch sử, nói xấu Việt Nam South-10
Lãnh đạo CNRP Kem Sokha - Ảnh: Mu Sochua

Vào tháng trước, Chính phủ Campuchia đã công bố đoạn băng ghi âm phát biểu của Quyền Chủ tịch Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) Kem Sokha cáo buộc trắng trợn rằng Việt Nam đã dàn dựng chuyện giam giữ và tra tấn hàng ngàn người tại nhà tù Tuol Sleng (nhà tù an ninh S21).

“Nếu nơi này (nhà tù Toul Sleng) thật sự là của Khmer Đỏ, họ sẽ phá hủy nó trước khi tháo chạy, không để lại cho ai thấy… Nếu Khmer Đỏ giết nhiều người, họ không ngớ ngẩn đến mức giữ lại để mọi người thấy. Tôi tin đây là một vụ dàn dựng”, ông Sokha được nghe thấy phát biểu trong đoạn băng ghi âm.

Ông Sokha hiện đang ở Mỹ, đã lên tiếng phủ nhận việc phát biểu như vậy; đồng thời cáo buộc ngược lại rằng chính phủ đã cắt xén phát biểu của ông và đưa nó ra khỏi ngữ cảnh nhằm lôi kéo cử tri trước cuộc bầu cử Quốc hội tháng 7/2013.


Tuy nhiên, tại lễ khánh thành một ngôi chùa ở tỉnh Kompong Cham vào tuần trước, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói: “Một người đã hủy hoại cả toàn đảng. Nếu tôi là ông ta, tôi sẽ từ chức”.

Ông Hun Sen khẳng định đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của ông không đứng sau vụ biểu tình: “Làm ơn đừng liên hệ đến tôi, đến CPP hoặc các lãnh đạo chính phủ. Đây là tranh cãi giữa ông và toàn thể nhân dân Campuchia. Tôi muốn kêu gọi rằng nếu tổ chức một cuộc biểu tình, thì nên biểu tình hòa bình, theo đúng trật tự công cộng và không phát sinh bạo lực. Tôi không thể ngăn cản cuộc biểu tình này, vì đó là quyền của nhân dân”, ông Hun Sen phát biểu.

Ông Chhum Mey, Chủ tịch Hội các nạn nhân Khmer Đỏ và là người sống sót tại nhà tù Toul Sleng, nói trong một thông báo hôm 04/6/2013: “Chúng tôi đã đặt ra thời hạn 10 ngày để Kem Sokha đến Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng xin lỗi vì phát biểu xúc phạm của ông ta song ông ta không xuất hiện, nên chúng tôi quyết định sẽ tổ chức môt cuộc đại biểu tình phản đối ông ta vào ngày 09/6”.

Theo ông Mey, khoảng 20.000 người biểu tình sẽ tụ tập tại Công viên Tự do vào ngày này và khoảng 2.000 người sẽ tuần hành từ công viên đến trụ sở của đảng CNRP.

“Phát biểu của Kem Sokha đã xúc phạm những người bỏ mạng tại nhà tù và ở những nơi khác trên cả nước dưới thời chế độ Khmer Đỏ”, ông Mey nói.


Nhà tù Tuol Sleng là trung tâm tra tấn chính của chế độ Khmer Đỏ và có khoảng 14.000 người bị giết tại đây. Vào tháng 2 năm ngoái, Tòa án xét xử tội ác Khmer Đỏ do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn đã tuyên án cựu giám đốc nhà tù Tuol Sleng Kaing Guek Eav (còn gọi là Duch) mức án chung thân vì các tội ác này.

Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Liên quan đến vấn đề trên, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã đề nghị Quốc hội thông qua Luật Cấm chối bỏ những tội ác mà chế độ Khmer Đỏ đã gây ra. Luật mới gồm năm điều. Nội dung chính của luật là cấm bất kỳ tuyên bố hay hành động nào chối bỏ những tội ác mà chính quyền Khmer Đỏ đã gây ra từ năm 1975-1979 khiến gần 2 triệu người thiệt mạng. Những cá nhân “không công nhận, phản bác hay chối bỏ những tội ác” của chính quyền Khmer Đỏ sẽ bị truy tố và xử phạt hành chính từ 500-1.000 USD cùng mức án tù tối đa 2 năm.

Tuy nhiên, Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đề nghị hoãn việc thông qua đến sau cuộc bầu cử Quốc hội mới (sẽ được tổ chức vào ngày 28/7/2013) do 27 nghị sĩ Quốc hội của Đảng này đã bị bãi nhiệm tư cách nghị sĩ trước đó.

      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Làn sóng phẫn nộ trước việc lãnh đạo đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP), ông Kem Sokha, vu cáo “Khmer Đỏ không giết người” và nhà tù Tuol Sleng “là do Việt Nam dàn dựng” đã dâng lên đỉnh điểm. Sáng nay 9.6, hàng vạn người dân Campuchia ở Phnom Penh và các tỉnh lân cận đã kéo về Quảng trường Tự Do ở trung tâm Phnom Penh đòi ông Kem Sokha phải xin lỗi và rút lại lời nói của mình.

Cuộc biểu tình do ông Chum May, Chủ tịch Hội nạn nhân Khmer Đỏ khởi xướng và nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp người dân Campuchia.

Sự hưởng ứng từ các đại biểu Quốc hội Campuchia, các cựu tù của Khmer Đỏ, nạn nhân và gia đình nạn nhân của Khmer Đỏ, các tín đồ và chức sắc Phật giáo và Hồi giáo, học sinh sinh viên… đủ để thấy người dân Campuchia giận dữ thế nào trước những lời xuyên tạc lịch sử trắng trợn của ông Sokha, lại thêm những lời vu cáo Việt Nam láng giềng thân thiết đã từng đứng về phía nhân dân Campuchia trong giai đoạn đen tối của đất nước này.

Campuchia: Lãnh đạo CNRP Kem Sokha phủ nhận lịch sử, nói xấu Việt Nam Campuc10
Từ sáng sớm, xe của người biểu tình từ các tỉnh lân cận đổ về thủ đô Phnom Penh

Campuchia: Lãnh đạo CNRP Kem Sokha phủ nhận lịch sử, nói xấu Việt Nam Campuc11
Do nhà chức trách hạn chế số lượng người tham gia biểu tình tại Quảng trường Tự Do “chỉ” 10.000 người nên rất nhiều trường học ở Phnom Penh tổ chức “biểu tình tại chỗ” ngay trước cổng trường

Campuchia: Lãnh đạo CNRP Kem Sokha phủ nhận lịch sử, nói xấu Việt Nam Campuc12
Giáo viên “tiếp tế” thực phẩm cho học sinh tham gia biểu tình

Campuchia: Lãnh đạo CNRP Kem Sokha phủ nhận lịch sử, nói xấu Việt Nam Campuc13
Bãi đậu xe dành cho người biểu tình gần Quảng trường Tự Do

Campuchia: Lãnh đạo CNRP Kem Sokha phủ nhận lịch sử, nói xấu Việt Nam Campuc14
Do cuộc biểu tình được tổ chức tốt nên cảnh sát rất “nhàn”, chủ yếu là phân luồng giao thông cho đoàn người biểu tình từ các nơi đổ về

Campuchia: Lãnh đạo CNRP Kem Sokha phủ nhận lịch sử, nói xấu Việt Nam Campuchia6
Người biểu tình từ các tỉnh giương biểu ngữ tiến về Quảng trường Tự Do

Campuchia: Lãnh đạo CNRP Kem Sokha phủ nhận lịch sử, nói xấu Việt Nam Campuchia7
Họ nhanh chóng đứng thành hàng theo từng địa phương

Campuchia: Lãnh đạo CNRP Kem Sokha phủ nhận lịch sử, nói xấu Việt Nam Campuchia8
Hình ảnh một nữ nạn nhân tại nhà tù Tuol Sleng được sử dụng để chứng minh “Việt Nam không dàn dựng” tại nhà tù này mà là do tội ác Khmer Đỏ

Campuchia: Lãnh đạo CNRP Kem Sokha phủ nhận lịch sử, nói xấu Việt Nam Campuchia10
Người biểu tình trưng ra bản đồ Campuchia kết bằng sọ của các nạn nhân bị Khmer Đỏ sát hại

Campuchia: Lãnh đạo CNRP Kem Sokha phủ nhận lịch sử, nói xấu Việt Nam Campuchia11
Những phụ nữ từng là nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ, có nhiều người thân bị giết trong thời kỳ đen tối này. Họ đến biểu tình trong nước mắt

Campuchia: Lãnh đạo CNRP Kem Sokha phủ nhận lịch sử, nói xấu Việt Nam Campuchia13

Campuchia: Lãnh đạo CNRP Kem Sokha phủ nhận lịch sử, nói xấu Việt Nam Campuchia14
Có đông người biểu tình là người Hồi giáo tại Campuchia

Campuchia: Lãnh đạo CNRP Kem Sokha phủ nhận lịch sử, nói xấu Việt Nam Campuchia15
Biển người Campuchia biểu tình phản đối vu cáo Việt Nam

Campuchia: Lãnh đạo CNRP Kem Sokha phủ nhận lịch sử, nói xấu Việt Nam Campuchia16
Ông Chum May, người khởi xướng cuộc biểu tình đến nói chuyện với đám đông có mặt tại Quảng trường Tự Do

Campuchia: Lãnh đạo CNRP Kem Sokha phủ nhận lịch sử, nói xấu Việt Nam Campuchia17
Sự kiện đặc biệt thu hút giới truyền thông, khi có nhiều hãng tin lớn của thế giới đã cử phóng viên đến đưa tin

Trao đổi với phóng viên Thanh Niên Online, ông Chum May cho biết có trên 20.000 người từ 9 quận của Phnom Penh và các tỉnh lân cận như Can Dal, Prey Veng, Svay Rieng, Tà Keo, Kampong Cham, Kampong Chnang… kéo về tham gia biểu tình

Ban đầu, dự định có 20.000 người biểu tình tại Quảng trường Tự Do và 2.000 người sẽ kéo đến trụ sở đảng CNRP và nhà riêng ông Sokha để bày tỏ sự phẫn nộ. Tuy nhiên, nhà chức trách chỉ cho phép tụ tập 10.000 người ở Quảng trường Tự Do và 500 người mang thông điệp phản đối đến trụ sở CNRP. Vì vậy, số đông học sinh, sinh viên sẽ “biểu tình tại chỗ”, tức các trường học, trưng biểu ngữ tại các đại lộ… Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên Thanh Niên Online, có ít nhất 20.000 người tụ họp tại Quảng trường Tự Do.

Ông Chum May cho biết cuộc biểu tình diễn ra lúc 7 giờ. Thế nhưng, từ hừng sáng xe chở người biểu tình đã tuần hành trên khắp các đường phố ở Phnom Penh trước khi kéo về nơi tụ tập chính.

Tuy số lượng người rất đông nhưng do tổ chức tốt nên cảnh sát Phnom Penh khá “nhàn”, nhiệm vụ chủ yếu của họ là phân luồng giao thông cho các đoàn xe biểu tình và cũng chẳng ai phạm luật.

Đúng giờ dự định, Quảng trường Tự Do đông đúc người với nhiều biểu ngữ, băng rôn treo các dòng chữ: “Ông Kem Sokha phải xin lỗi”; “Ông Kem Sokha phải chịu trách nhiệm lời nói của mình”; “Đả đảo xuyên tạc lịch sử”; “Công lý cho nạn nhân của Khmer Đỏ”..

Nguồn: Thanh niên
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42


Địa ngục trần gian Tuol Sleng
Những người nằm xuống tại Tuol Sleng nằm trong số gần 2 triệu người thiệt mạng dưới thời Khmer Đỏ (từ năm 1975 đến 1979) vì đói khát, bệnh tật, lao động quá sức cũng như bị tra tấn và hành hình.

Vào năm 1975, sau khi nắm quyền, Khmer Đỏ đã cải tạo ngôi trường trung học 5 tầng Tuol Svay Pray ở thủ đô Phnom Penh thành một nhà tù khét tiếng. Trong bốn năm sau đó, có đến 17.000 người đã bước vào cánh cổng nhà tù Tuol Sleng, tức nhà tù an ninh S-21 (một số nguồn cho biết có đến 20.000 người). Chỉ có một số ít người sống sót.

Khmer Đỏ đã giữ lại hồ sơ về các tù nhân. Tất cả đều được chụp ảnh khi họ đến nhà tù. Trong số những tù nhân có cả những trẻ em. Các tù nhân bị giam giữ trong những phòng giam chật chội, bị bỏ đói và thường xuyên bị đánh đập, tra tấn.

Campuchia: Lãnh đạo CNRP Kem Sokha phủ nhận lịch sử, nói xấu Việt Nam Tuolsl10
Một căn phòng giam ở Tuol Sleng
Khi những tù nhân bị ép phải nhận bừa tội lỗi, họ được đưa ra cánh đồng Choeung Ek và thủ tiêu. Cho đến nay, gần 9.000 hài cốt đã được tìm thấy ở đây.

Những người nằm xuống tại Tuol Sleng nằm trong số gần 2 triệu người thiệt mạng dưới thời Khmer Đỏ (từ năm 1975 đến 1979) vì đói khát, bệnh tật, lao động quá sức cũng như bị tra tấn và hành hình.

Năm 1980, nhà tù được chính phủ Campuchia chuyển thành Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng để tưởng niệm những nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ.

Một trong số vài người sống sót khỏi nhà tù Tuol Sleng là ông Chum Mey, Chủ tịch Hội các nạn nhân Khmer Đỏ, người khởi xướng cuộc biểu tình phản đối phát biểu của ông Kem Sokha. Những người sống sót phần nhiều nhờ họ có các kỹ năng mà các cai ngục thấy hữu dụng. Với Chum Mey, đó là nghề thợ máy.

Những tội ác dã man tại nhà tù Tuol Sleng được bộ đội tình nguyện Việt Nam phát hiện vào năm 1979 khi giải phóng Phnom Penh.

Nhà báo Đinh Phong và nhà quay phim Hồ Văn Tây là những người đầu tiên tiếp cận nhà tù Tuol Sleng và ghi lại các hình ảnh về một trong những tội ác kinh hoàng nhất thế kỷ 20 vào năm 1979.

30 năm sau, vào tháng 2.2009, nhà báo Đinh Phong và nhà quay phim Hồ Văn Tây đã được mời trở lại Campuchia để chứng kiến một khoảnh khắc lịch sử: phiên tòa xét xử chỉ huy nhà tù Tuol Sleng Kaing Guek Eav (cai ngục Duch) mà tại đó những hình ảnh của hai ông được sử dụng như là bằng chứng.

Nhà báo Đinh Phong đã hồi tưởng lại giây phút kinh hoàng trong một loạt bài viết nhân chuyến trở lại Campuchia: “Theo hướng có mùi hôi thối bốc ra, chúng tôi ập vào những căn phòng mùi nồng nặc. Một cảnh tượng vô cùng khủng khiếp: những lớp học đã được cải tạo thành phòng giam. Mỗi phòng có một chiếc giường sắt, trên giường là xác một hoặc hai người đã bị giết, chân tay còn bị xiềng vào giường, trong đó có một số phụ nữ. Hầu hết thi thể đều đã trương thối, dòi bọ từ các xác chết tràn khắp nền nhà, nước vàng cũng chảy lênh láng. Bên cạnh những xác chết là những dụng cụ tra tấn và giết người như búa, xẻng quân dụng, gậy gộc”.

Campuchia: Lãnh đạo CNRP Kem Sokha phủ nhận lịch sử, nói xấu Việt Nam Tuolsl11
Nhà tù Tuol Sleng hiện là Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng
Trước những bằng chứng rành rành, Duch đã cúi đầu nhận tội và cầu xin tha thứ vì những tội ác phạm phải. Ông ta bị tuyên án chung thân vào tháng 2.2012 tại phiên phúc thẩm của Tòa án xét xử tội ác Khmer Đỏ do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn, theo AFP.

Chủ tọa Kong Srim khi đó đã nói: “Tội ác của Kaing Guek Eav chắc chắn nằm trong số những tội ác tồi tệ nhất của lịch sử nhân loại. Chúng xứng đáng với mức án cao nhất có thể”.

Hàng trăm người Campuchia, gồm các thầy tu và những cụ già sống sót từ chế độ cai trị tàn bạo từ năm 1975 đến 1979 đã tụ tập tại khán phòng dành cho công chúng ở phiên tòa để chứng kiến giây phút kết thúc lịch sử của quá trình truy tố đầu tiên về chế độ Khmer Đỏ.

Bản án dành cho Duch là bằng chứng không thể chối cãi về những tội ác của chế độ Khmer Đỏ tại nhà tù Tuol Sleng, vốn được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”.

Sơn Duân

Nguồn: Thanh niên
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Cambodia Daily - Phó chủ tịch đảng đối lập CNRP của Campuchia là ông Kem Sokha bị 4 nạn nhân còn sống của Khmer Đỏ khởi kiện với cáo buộc xúc phạm họ và hàng triệu gia đình tang thương vì chế độ diệt chủng này. Nếu bị kết tội, Kem Sokha có thể bị phạt tiền lên đến 2.500 USD.

Tuần trước, Quốc hội Campuchia đã thông qua Luật Cấm chối bỏ những tội ác mà chế độ Khmer Đỏ đã gây ra.
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất