Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 3 trong tổng số 4 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

First topic message reminder :

"Chiến lược cải bắp" của Trung Quốc hòng chiếm Trường Sa
Trong khi trên Biển Đông, Trung Quốc và Philippines đang tranh giành phi pháp bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Trương Triệu Trung, một học giả theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan đeo lon Thiếu tướng Trung Quốc đã nói trên đài truyền hình Bắc Kinh, Trung Quốc đang dùng "chiến lược cải bắp" để đánh chiếm (phi pháp) các điểm đảo, bãi đá, rặng san hô ở Biển Đông - Trường Sa. Trương Triệu Trung cho rằng trên thực tế Trung Quốc đã khống chế (trái phép) bãi Cỏ Mây và Philippines mặc dù tuyên bố "chủ quyền" nhưng đã không thể làm gì Trung Quốc tại khu vực này. Sau khi biên tập viên đài truyền hình Bắc Kinh điểm lại tên (tiếng Trung Quốc) 8 điểm đảo, bãi đá, rặng san hô trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện đang bị Philippines kiểm soát trái phép, Trương Triệu Trung nói: "Của ai sẽ phải trả về nhà ấy thôi!"

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Images35
Thiếu tướng Trung Quốc Trương Triệu Trung

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Images36
Philippines chiếm đóng phi pháp bãi Cỏ Mây sau khi một tàu chiến cũ của nước này ủi thẳng vào bãi tháng 5/1999

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 1-aa3210
Lực lượng đồn trú phi pháp của Philippines tại bãi Cỏ Mây

Trong một diễn biến khác có liên quan, thông tấn xã Đài Loan ngày 26/5 đưa tin, giới chức Trung Quốc lại một lần nữa sử dụng sức mạnh quân sự để gây sức ép với các bên tranh chấp ở Biển Đông, bao gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei khi điều động tàu chiến của cả 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải tới Biển Đông tập trận bắn đạn thật (trái phép). Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, cuộc tập trận quy mô lớn (phi pháp) của cả 3 hạm đội hải quân Trung Quốc tại Biển Đông chỉ vừa mới kết thúc chiều 24/5 vừa rồi. Bắc Kinh đã điều động 5 binh chủng chủ lực của cả 3 hạm đội hải quân, gồm chiến hạm mặt nước, tàu ngầm, không quân trong hải quân, lực lượng quân sự ven biển và thủy quân lục chiến chia quân 2 đội tập trận bắn đạn thật đối kháng ở Biển Đông trong điều kiện chế áp điện từ phức tạp, trong đó có nội dung bắn tên lửa "hạ chiến hạm đối phương" trên Biển Đông.

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Images37

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Images38

      

Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 45319010Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 45319210
Tư lệnh không quân Ấn Độ Marshal Arup Raha cảnh báo: Trung Quốc sẽ tiến hành sáp nhập Đài Loan, chiếm trọn quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở biển Đông, chiếm khu vực tranh chấp biên giới với Ấn Độ, giành lấy quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và “thu hồi các vùng lãnh thổ đã bị mất ở Nga và Mông Cổ” trước năm 2050 - Nguồn: Times of India
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Hình ảnh mới nhất việc Trung Quốc xây dựng trái phép ở Gạc Ma

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Gacma-10
Ngoài cát (màu trắng) hút từ biển, tàu Trung Quốc còn đưa cát từ đất liền ra (màu vàng) để xây dựng. Rất nhiều máy xúc, máy ủi cũng tập trung ở giữa bãi đá Gạc Ma
Trong chuyến công tác đặc biệt dài ngày trên biển Đông, phóng viên Thanh Niên Online đã tiếp cận khu vực đá Cô Lin - Len Đao - Gạc Ma (quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) và ghi nhận được những hình ảnh mới nhất về việc Trung Quốc ào ạt xây dựng các công trình quân sự, dân sự trên đá Gạc Ma của Việt Nam (đã bị Trung Quốc nổ súng tấn công, chiếm đóng trái phép từ ngày 14.3.1988 và sát hại 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ đóng giữ, củng cố xây dựng ở đây).

Từ khoảng cách 4-5 hải lý, bằng mắt thường cũng thấy tàu công trình đồ sộ của Trung Quốc đang hút cát - san hô ngoài biển, đưa theo đường ống có đường kính lớn, đổ lên để tạo mặt bằng cho toàn khu vực bãi Gạc Ma.

Một bức tường chắn sóng, chống xói lở cũng được tạm thời dựng lên để chống cát trôi. Căn nhà cao tầng, có thể lên đến 7-8 tầng đang được gấp rút hoàn thiện với những công nhân hối hả làm việc trên tầng xây dựng trên cùng (chưa có dấu hiệu cho thấy việc nâng tầng dừng lại), với sự trợ giúp của những cần cẩu lớn, hiện đại.

Nhìn qua ống nhòm cũng phát hiện Trung Quốc đưa ra nhiều cây xanh (dừa), tập trung giữa khu vực xây dựng để chuẩn bị trồng xung quanh bãi đá. Đặc biệt, phía cuối bãi đá đang xây dựng công trình cao tầng, giống như trung tâm kiểm soát không lưu (đài chỉ huy bay).

Như thường lệ, gần khu vực Gạc Ma, vẫn có 1 tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc ứng trực.

Các hình ảnh do PV Thanh Niên Online gửi về từ quần đảo Trường Sa.

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Gacma-11
Công binh Trung Quốc làm việc trên tầng cao ngôi nhà chính

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Gacma-12
Việc xây dựng, mở rộng bãi đá Gạc Ma có thể không dừng ở tòa nhà cao tầng như thế này

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Gacma-13
Tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc (bên trái) bảo vệ Gạc Ma, ngay cạnh đó là bãi đá chìm Cô Lin của Việt Nam (bên phải)

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Gacma-14
Tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc trực bảo vệ Gạc Ma

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Gacma-15
Bãi đá chìm Cô Lin của Việt Nam rất nhỏ, so với căn cứ Trung Quốc đang xây dựng trái phép trên Gạc Ma

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Gacma-16
Một tàu của Việt Nam đang tiếp cận Gạc Ma

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Gacma-17
Phía trước tàu Việt Nam là cột tín hiệu trên biển và ụ neo tàu, do Trung Quốc xây dựng cạnh Gạc Ma, từ sau khi chiếm đóng trái phép bãi đá

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Gacma-18
Ít nhất có 5 cần cẩu lớn đảm trách việc xây tòa nhà cao tầng trên Gạc Ma

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Gacmad10
Hai cần cẩu khác vận chuyển vật liệu xây dựng, máy móc, trang thiết bị từ tàu chở hàng lên Gạc Ma

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Gacma-19
Kè chắn sóng tạm thời, phía trước tòa nhà

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Gacma-20
Hai cần cẩu khác đang phục vụ việc xây dựng các công trình khác ở giữa bãi đá, với khu vực tập kết cây xanh, chuẩn bị được trồng

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Gacma-21
Đằng sau tàu vận tải là công trình có thể là trung tâm kiểm soát không lưu - chỉ huy bay cũng đang được gấp rút xây dựng (khối nhà tròn, phủ ni lông màu xanh)

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Gacma-22
Toàn cảnh Gạc Ma, nhìn từ khoảng cách 7-8 hải lý
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Cu_tri10

Trả lời kiến nghị của cử tri về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc theo tinh thần vừa hợp tác, vừa đấu tranh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, hợp tác và đấu tranh là hai mặt trong quan hệ quốc tế thời đại ngày nay để đảm bảo hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng cũng như lợi ích chính đáng của mỗi quốc gia.

Thủ tướng chỉ rõ: “Trong thời đại ngày nay, hội nhập, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, cùng thịnh vượng là nhu cầu tất yếu của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình hợp tác, những mâu thuẫn về lợi ích buộc mỗi quốc gia phải đấu tranh để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, trong đó có những phạm trù hết sức thiêng liêng là độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có được hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi và bền vững. Không thể có bạn kiểu nhà tôi là nhà anh, của tôi là của anh được”.

Nguồn: GDVN
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 20141110Trung Quốc đang “chơi cờ vây” trên biển Đông
"Chiến thuật cờ vây" của Trung Quốc trên biển Đông gồm ba bước:

Thứ nhất là sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để chiếm một số vị trí chiến lược, chiến thuật ở biển Đông nhưng tránh không để xảy ra xung đột quân sự hoặc chỉ gây xung đột để lợi dụng một tình thế thuận lợi đang có sẵn.

Thứ hai là từ các vị trí đã chiếm được, tăng cường vây ép, gây hấn để từng bước kiểm soát hầu hết các vị trí chiến lược ở khu vực.

Thứ ba là phát triển những vị trí này thành các điểm trọng yếu, biến thành những trung tâm về hậu cần, các căn cứ triển khai sức mạnh có hiệu quả, tiến tới thiết lập vùng nhận dạng phòng không (tiếng Anh: Air Defense Identification Zone, viết tắt tiếng Anh: ADIZ).

Nếu thực hiện thành công "Chiến thuật cờ vây" thông qua việc chiếm giữ trái phép quần đảo Hoàng Sa, bãi cạn Scarborough và một số thực thể có vị trí chiến lược ở quần đảo Trường Sa như đảo đá Gạc Ma, Chữ Thập, Vành Khăn,... sẽ giúp Bắc Kinh giám sát toàn bộ khu vực biển Đông.
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Năm 2015: Cuộc chơi trên Biển Đông sẽ thay đổi?

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Clip_i39
Đồ họa sân bay trên đảo Chữ Thập mà Trung Quốc có thể xây dựng
Cuộc chơi” trên Biển Đông đã bắt đầu thay đổi và trong bất luận trường hợp nào Việt Nam hiện nay, cũng đều tự tin.

Liệu có ADIZ của Trung Quốc trên Biển Đông?


Có 2 điều kiện để thiết lập ADIZ, một là có các trạm radar quan sát để phát hiện các máy bay bay vào khu nhận diện phòng không và hai là có lực lượng thực thi sẵn sàng, ngay và luôn trên khu ADIZ đó.

Trên Biển Đông, nếu Trung Quốc tuyên bố lập ADIZ thì chắc chắn nó không nằm ngoài không phận đường “lưỡi bò” mà Trung Quốc đã vạch ra.

Tính chất, ý nghĩa của ADIZ như thế nào thì đã rõ, vì thế, tuyên bố ADIZ trên Biển Đông là hành động cậy mạnh, ức hiếp thô bạo, là hành động xâm lược trắng trợn.

Như vậy, xem ra việc Trung Quốc xây dựng 2 căn cứ trên Gạc ma, Chữ Thập và bao gồm sân bay lớn cho phi đội máy bay quân sự Trung Quốc như J-10, J-11…cất hạ cánh như báo chí Trung Quốc và các học giả tướng lĩnh của họ tuyên bố thì ADIZ của Trung Quốc trên Biển Đông chỉ là vấn đề thời gian?.

Trước hết phải công nhận là Trung Quốc đang dồn sức cho việc xây dựng 2 căn cứ hải quân tại Gạc Ma và Chữ Thập. Tại đó sẽ hình thành các kho chứa nhiên liệu và cầu cảng cho tàu quân sự cũng như tàu dân sự vào tiếp tế; tại đó cũng hình thành các trạm radar theo dõi toàn bộ khu vực phục vụ cho quân sự, có các đường băng cho máy bay cất hạ cánh… Nếu như một căn cứ như đồ họa trên tại đảo Chữ Thập hoàn thành, Trung Quốc sẽ có một sân bay quân sự dành cho J-10, J-11 và thậm chí SU-30 tác chiến trên khu vực Trường Sa và eo biển Malacca như báo Trung Quốc phân tích.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn quân sự, liệu có một sân bay như vậy ở đảo Chữ Thập tồn tại để phát huy các ý tưởng trên?

Một sân bay như đồ họa trên về khả năng xây dựng, Trung Quốc có thể; về mặt kỹ thuật bảo đảm, Trung Quốc có thể, nhưng về mặt chiến thuật (phòng thủ) là rất mạo hiểm.

Thứ nhất nếu Trung Quốc coi Việt Nam là đối tượng tác chiến thì sân bay trên đảo Chữ Thập, máy bay Trung Quốc cất cánh chưa kịp để ổn định độ cao thì đã vào không phận phòng không của 2 đảo lớn của Việt Nam.

Thứ hai là hệ thống phòng không cho sân bay. Trung Quốc buộc phải bố trí một loạt các tàu mặt nước xung quanh để tạo ra lưới lửa tầm gần mà không có thể phòng thủ từ xa, vì nếu thế thì quá sâu vào thềm lục địa Việt Nam, sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường khác. Đây là nguyên tắc tối kỵ trong phòng không bảo vệ mục tiêu, chẳng ai kéo pháo đến gầm cầu để bảo vệ cầu cả…

Thứ ba là dù chưa xây dựng, nhưng truyền thông Trung Quốc cũng đã lấy cái ý tưởng lợi hại của nó để hăm he, đe dọa Việt Nam và eo biển Malacca. Rằng nó chỉ cách Cam Ranh, cách TP Hồ Chí Minh vài trăm km…

Họ đã không nhớ là sân bay Utapao (Thailand), Hawaii (Mỹ), Clac (Subic) cũng chưa ngăn chặn được lực lượng không quân non trẻ của Việt Nam, huống chi bây giờ…Và, quả thật nếu gần đất liền Việt Nam như vậy thì Việt Nam chẳng lẽ lại chịu thúc thủ trước một lực lượng máy bay cỏn con trên một doi cát tí teo giữa Biển Đông sao?.

Có thể nói, xây dựng một sân bay cho tác chiến tại Chữ Thập mà giới truyền thông Trung Quốc ca tụng, tốn rất nhiều tiền của, nhưng sự lợi hại không đáng bao nhiêu so với tàu sân bay. Xây dựng ở đó đã không tránh khỏi sự mạo hiểm thì giới quân sự Trung Quốc không bao giờ xây dựng tiếp một sân bay có tính chất, mục đích, nhiệm vụ như vậy tại Gạc Ma. Vì thế, dù trên đảo Chữ Thập có bao nhiêu máy bay đi nữa, thì để thực thi khi Trung Quốc tuyên bố ADIZ cũng không thể. Do đó, trong tương lai gần khi chưa có những hạm đội tàu sân bay thì Trung Quốc chưa thể tuyên bố ADIZ trên Biển Đông.

Thế trận mới trên Biển Đông năm 2015

Thế trận phụ thuộc rất lớn vào thế địa lý. Bất kỳ một vị trí địa lý nào nó cũng luôn tồn tại mặc nhiên ngoài ý muốn của con người. Nhưng tùy theo sự tương tác của nó với thế giới xung quanh, tùy theo giá trị mà con người gán cho nó, tùy theo sự khám phá, cải tạo của con người, nó có tầm chiến lược hay không và lợi thế hay thất thế.

Có 2 yếu tố tác động đến thế địa lý để đánh giá về lợi thế địa chiến lược:

Thứ nhất là sự thay đổi, cải tạo địa lý, tạo ra địa thế chiến lược có lợi sẽ làm thay đổi thế trận. Chẳng hạn việc Trung Quốc cho xây dựng các đảo ở quần đảo Trường Sa như Gạc Ma, Chữ Thập để tạo ra các điểm đứng chân giữa Biển Đông.

Trung Quốc đang chiếm giữ trái phép vùng biến và đảo của Việt Nam cách đất liền của họ hàng ngàn km. Với khả năng hiện tại, lực lượng không quân, hải quân của Trung Quốc không thể tác chiến ở khu vực này có hiệu quả, cho nên, Trung Quốc phải cần các căn cứ hậu cần, kỹ thuật, các trạm radar, thậm chí cả sân bay cho hoạt động tác chiến ở vùng biển xa.

Khi chưa có hạm đội tàu sân bay, Trung Quốc có tuyên bố ADIZ trên Biển Đông được hay không; khi chưa có căn cứ hậu cần kỹ thuật trên quần đảo Trường Sa, Trung Quốc có triển khai chiến lược chiếm Trường Sa băng tàu cá, bằng giàn khoan…hay không đều phụ thuộc vào cái gọi là căn cứ quân sự ở Gạc Ma, Chữ Thập…

Chính vì vậy, việc xây dựng các căn cứ quân sự trên quần đảo Trường Sa của Trung Quốc đã hạn chế phần nào khoảng cách địa lý, từ đó tạo ra một lợi thế địa chiến lược, do đó, đã tạo ra một thế trận khác trên khu vực quần đảo Trường Sa.

Thứ hai là sự phát triển của các phương tiện chiến tranh của các bên.

Có thể nói đây là biểu hiện rõ nét nhất của nguyên lý “thế lấy lực làm cơ sở”, “thế do lực quyết định”. Bất kỳ một kẻ đi xâm lược nào cũng thường bất lợi về thế, cho nên họ đều dùng lực lượng hùng hậu để tạo nên thế trận áp đảo “như chẻ tre”, hòng đánh nhanh giải quyết nhanh.

Thực tế, có những địa thế mà khi được tăng cường lực, như bố trí các trang bị vũ khí hiện đại…thì thế càng hiểm (tức lợi thế càng lớn). Chẳng hạn, như đảo Lý Sơn hay Cồn Cỏ được tăng cường một giàn phóng Bation-P (mà theo lý thuyết một loạt phóng của nó có thể buộc một hạm đội mạnh của đối phương phải ngừng thực thi nhiệm vụ) thì Biển Đông luôn là chảo lửa và là tử địa của tàu mặt nước.

So với Trung Quốc, thực lực quân sự Việt Nam không thể so sánh nổi khi chênh lệch gấp hàng chục lần. Song mỗi lần Việt Nam có thêm một chiếc SU-30MK2 hay một chiếc tàu ngầm KILO chẳng hạn là mỗi lần báo chí, giới quân sự Trung Quốc lại săm soi…thực ra, đây không phải là điều vô lý.

Việt Nam có lợi thế địa lý rất lớn trong phòng thủ Biển Đông, giống như một quả cân mà chỉ cần một thay đổi nhỏ là tạo ra một lực rất lớn nhấc bổng một khối lượng gấp hàng ngàn lần, cho nên, thêm một chiếc SU-30MK2 hay một chiếc tàu ngầm KILO hay một vài tàu tên lửa tấn công nhanh…luôn là một sự rất đáng ngại cho đối tượng.

Khi Việt Nam cho phép Nga vào vịnh Cam Ranh-căn cứ quân sự Hải quân trọng yếu của Việt Nam, vô điều kiện, thì không phải là Việt Nam có thêm một hay hai đơn vị máy bay, tên lửa, mà là sự khác biệt của vũ khí Nga trong tay Trung Quốc và Việt Nam về tính năng kỹ, chiến thuật, về khả năng sử dụng…mới là vấn đề.

Tại sao lại không lo lắng, suy nghĩ, khi đã có gấp đối phương hàng trăm máy bay, nhưng vẫn không thể chiếm ưu thế tác chiến trên không phận Biển Đông, trong khi một nguyên tắc trong tác chiến hiện đại đã thành chân lý là: “kẻ nào thống trị vùng trời, kẻ đó chiến thắng”.

Như vậy có thể nói, việc Trung Quốc đã cải tạo, xây dựng biến các đảo chiếm được trên quần đảo Trường Sa thành các căn cứ quân sự sắp hoàn thành; việc các quốc gia quanh Biển Đông tăng cường tiềm lực quân sự đã tạo ra một thế trận mới mà tính chất nguy hiểm, đối đầu rất cao.

“Cuộc chơi” trên Biển Đông đã bắt đầu thay đổi và trong bất luận trường hợp nào Việt Nam hiện nay, cũng đều tự tin, vì khi đang ở trên một nền tảng quân sự cơ bản, vững chắc.

      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Nhật lập căn cứ ở Djibouti, chặt “chuỗi ngọc trai” Trung Quốc

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Nhat-p10
Vị trí chiến lược của Djibouti ở vịnh Aden, yết hầu hàng hải từ kênh đảo Suez qua biển Đỏ ra Ấn Độ Dương
Nhật đang xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài với mục đích mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội, chặn đứng “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc.

Nhật xây dựng căn cứ quân sự ở Djibouti trên vịnh Aden


Trang mạng tin tức Trung Quốc vừa đưa tin, trong thời gian vừa qua, lấy lí do chống cướp biển, Nhật Bản đã tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực châu Phi và đang nỗ lực xây dựng các căn cứ quân sự ở các nước khu vực phía đông châu lục này, mà trước hết là ở Djibouti.

Hiện Tokyo đang tìm kiếm, thăm dò những cơ sở có thể xây dựng các công trình có thể phục vụ lâu dài cho hoạt động tuần tra của máy bay, tàu thuyển. Bởi vậy, họ đã tìm kiếm các nước đối tác cho phép duy trì một lực lượng quân sự trong thời gian dài ở khu vực châu Phi.

Hoạt động này về bản chất là xây dựng những căn cứ quân sự thường trú ở nước ngoài, nằm trong khuôn khổ kế hoạch cải cách thể chế hoạt động và cơ chế vận hành lực lượng phòng vệ Nhật Bản của chính quyền ông Shinzo Abe, mục đích là mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội Nhật Bản ở nước ngoài.

Căn cứ quân sự này được Nhật Bản xây dựng trên một khu vực rộng lớn, giáp với sân bay quốc tế của Djibouti. Nhật bắt đầu thuê khu đất này vào năm 2011, tuy nhiên Tokyo không tiết lộ thời gian và giá thành thuê đất cùng những điều kiện đi kèm với nó.

Hiện Nhật Bản đã đầu tư 4,7 triệu USD để xây dựng Bộ tư lệnh và khu doanh trại cùng với 1 sân bay có thể cung cấp một kho chưa máy bay và đường băng cho 3 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion.

Theo thông tin của Cục phòng chống cướp biển Nhật Bản, cứ 4 tháng một lần, Nhật sẽ luân phiên điều động 2 chiếc máy bay tuần tiễu cùng 100 quân của lực lượng hàng không thuộc lực lượng tự vệ trên biển và 70 binh lính của lực lượng tự vệ mặt đất sang thay quân ở căn cứ này.

Hiện ngoài các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, cứu hộ, cứu nạn và chống cướp biển ra, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang nghiên cứu thảo luận về vấn đề nhanh chóng vận chuyển binh lính và vật tư, trang bị trong hoạt động ứng cứu khẩn cấp.

Mảnh đất nhỏ bé Djibouti hiện đang là nơi đặt căn cứ quân sự của nhiều nước trên thế giới bao gồm cả Mỹ và Pháp, đồng thời cũng là căn cứ quân sự duy nhất ở châu Phi của 2 cường quốc này. Ngoài ra, nó còn có căn cứ quân sự của một vài nước NATO khác.

Trong dự toán ngân sách quốc phòng Nhật năm 2015 cũng giành ra một khoản kinh phí điều tra, nghiên cứu khoảng 30 triệu Yên, phục vụ công tác nghiên cứu mô hình xây dựng căn cứ quân sự và bảo dưỡng thiết bị ở nước ngoài của quân đội các nước Mỹ, Anh và Pháp.

Từ trước đến nay, Nhật Bản luôn muốn cạnh tranh ảnh hưởng chính trị và kinh tế của Trung Quốc ở khu vực châu Phi. Bởi vậy, Nhật đã đầu tư lớn vào các nước khu vực này, đồng thời giành ra một khoản ngân sách không nhỏ hỗ trợ các nước này “chống cướp biển”.

Về mặt quân sự, song song với phục hồi “Tuyến đường tơ lụa trên biển”, hiện Trung Quốc đang đẩy mạnh xây dựng “chuỗi ngọc trai trên biển”, bắt đầu từ đảo Hải Nam, chạy tới tận vùng biển Ấn Độ Dương, sang tận “Vùng Sừng châu Phi”, vây chặt khu vực Đông Nam Á và Nam Á.

Trung Quốc hiện đang tích cực tận dụng các mối quan hệ với các quốc gia Ấn Độ Dương để “chớp thời cơ” xây dựng các căn cứ quân sự. Điều kiện đầu tiên mà Trung Quốc đặt ra trong hợp tác chính trị, quân sự là được phép xây dựng các căn cứ quân sự. Đây là vấn đề được Bắc Kinh hết sức coi trọng.

Hiện Trung Quốc đã mở một căn cứ quân sự tại đảo Sittwe thuộc quần đảo Coco, thuê của Myanmar. Quần đảo này nằm gần các đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ tại biển Andaman. Ngoài ra, Trung Quốc được cho là có kế hoạch sử dụng các cảng Gwadar (Pakistan), Hambantota (Sri Lanka)…

Bởi vậy, việc Nhật mở căn cứ quân sự ở quốc gia Djibouti, nằm bên bờ vịnh Aden - yết hầu hàng hải từ kênh đào Suez, qua biển Đỏ ra Ấn Độ Dương cũng là một bộ phận trong chiến lược phá thế của Trung Quốc bởi hiện Bắc Kinh chưa xác lập được chỗ đứng ở khu vực này.

Chiến lược xây dựng “Chuỗi ngọc trai trên biển” của Trung Quốc

Thuật ngữ “chuỗi ngọc trai” là tên của sách lược triển khai về an ninh hàng hải - quân sự của Trung Quốc, phục vụ tham vọng mở rộng ảnh hưởng từ châu Á sang châu Phi, trong chiến lược toàn cầu của mình. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên trong báo cáo mật mang tên “Tương lai của năng lượng châu Á” được Mỹ đưa ra vào năm 2005.

“Chuỗi ngọc trai” chỉ các căn cứ quân sự, cảng biển của Trung Quốc nằm rải rác như những hạt ngọc trai, chạy theo tuyến đường hàng hải trên biển bắt đầu từ đảo Hải Nam qua biển Đông, qua eo biển Malacca, sang Ấn Độ Dương… đến tận châu Phi (Somali) và vùng vịnh Persian, đặc biệt là các nước dọc vùng biển Ấn Độ Dương như Pakistan, Sri Lanka, Sudan….

Hiện nay, Trung Quốc đang đẩy mạnh tiến độ thực hiện chiến lược nguy hiểm này. Các cơ sở hậu cần-kỹ thuật và căn cứ quân sự của họ có thể được xây dựng trên 3 cấp độ như sau:

Cấp độ thứ nhất là các cơ sở tiếp tế nhiên liệu cho các tàu chiến trong thời bình có thể đặt ở cảng Djibouti, ở Yemen và cảng Salalah của Oman, đều thuộc vịnh Aden. Các hoạt động tiếp nhiên liệu này là một phần của các hoạt động thương mại quốc tế.

Hiện Trung Quốc cũng đang sử dụng kênh này để tiếp liệu cho các biên đội tàu hộ hàng của mình, hoạt động chống cướp biển ở khu vực vịnh Aden.

Cấp độ thứ hai là các cơ sở bán cố định cho phép các tàu chiến cập bến, các máy bay trinh sát cất cánh cố định và các nhân viên hải quân hoạt động trên bờ. Địa điểm lý tưởng để đặt căn cứ này là cảng Seychelles thuộc Cộng hòa Seychelles, một quốc đảo gồm 155 đảo lớn nhỏ thuộc châu Phi nằm trên Ấn Độ Dương.

Cấp độ thứ ba là một căn cứ Hải quân với đầy đủ chức năng, cung cấp bảo trì tàu chiến, vũ khí, đạn dược, kho dự trữ chiến lược. Địa điểm lý tưởng cho căn cứ này là ở Pakistan với một thỏa thuận dài hạn giữa hai nước.

Theo chiều ngược lại, Nhật Bản cũng đang đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia có biên giới biển trong khu vực và một số đối thủ của Trung Quốc, đặc biệt là một số nước Đông Nam Á và Ấn Độ, nhằm ngăn chặn và phá vỡ “chuỗi ngọc trai” của Bắc Kinh.

Để có thêm đồng minh, Nhật Bản đã bắt tay với Ấn Độ, triển khai hàng loạt lĩnh vực hợp tác quan trọng như: Tài chính, kinh tế, giao thông, hạt nhân. Nhật Bản cũng đã viện trợ cho Ấn Độ gần 220 tỷ Yên (tương đương 2,34 tỷ USD) để Ấn Độ xây dựng các cơ sở hạ tầng quốc phòng.

Hai bên còn nhất trí thể chế hóa và tăng cường tần xuất các cuộc diễn tập quân sự chung giữa hải quân 2 nước. Ngoài ra, Nhật và Ấn còn tăng cường hợp tác kỹ thuạt quân sự, vũ khí, trang bị. Đặc biệt là Tokyo sẵn sàng cung cấp thủy phi cơ tuần tra hàng hải US-2 ShinMaywa cho New Dehli để tăng cường khả năng giám sát biển.

Đồng thời, Nhật đã tích cực xuất khẩu, viện trợ và giúp đỡ các quốc gia xung quanh, đặc biệt Đông Nam Á để bao vây, cô lập Trung Quốc.

Ở khu vực này, Tokyo đã xây dựng quan hệ chính trị tương đối tốt đẹp với Myanmar thông qua chiến lược dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang và xóa nợ cho nước này, hòng “đánh tập hậu” tại nơi vốn từng là sân sau của Trung Quốc.

Song song với nó, Nhật còn viện trợ hàng tỷ USD cho các nước châu Phi. Bề ngoài gói viện trợ này được dành cho công tác “bảo đảm an ninh và chống khủng bố tại các nước châu Phi”, nhưng ẩn đằng sau nó là chiến lược dùng viện trợ kinh tế để xây dựng quan hệ chính trị hòng hạ thấp ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này.

Mục đích chính của Nhật-Ấn là đẩy bật Trung Quốc ra khỏi châu Phi, nguồn cung dầu mỏ rất quan trọng đối với nền kinh tế phát triển quá nóng của Trung Quốc.

Nếu ảnh hưởng kinh tế bị suy giảm, tất yếu sẽ kéo theo những hệ lụy xấu về mặt chính trị - quân sự, âm mưu xây dựng các cảng biển của châu Phi làm một mắt xích trong “chuỗi ngọc trai” sẽ hoàn toàn phá sản.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Đảo, đá ở Hoàng Sa, Trường Sa và những toan tính nham nhiểm của Trung Quốc

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Dao_nh10
Trung Quốc có ý đồ xây dựng căn cứ hải, không quân ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam?!
Trung Quốc đang tiến hành bồi đắp, xây dựng tới 6 đá ngầm ở quần đảo Trường Sa-Việt Nam, mục đích là đẩy Hạm đội Mỹ ra khỏi Biển Đông

Tờ "Nghiên cứu quân sự" Nhật Bản tháng 1 đăng bài viết của chuyên gia vấn đề quân sự Trung Quốc Saburo Tanaka có nhan đề "Trung Quốc xây dựng căn cứ liên hợp hải, không quân ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa". Nội dung bài viết như sau:

Tờ "Kanwa Defense Review" Canada tháng 10 dẫn nguồn tin ngoại giao Trung Quốc cho biết, Hải quân Trung Quốc đang có kế hoạch tiến hành hoạt động lấn biển (bất hợp pháp) trên 2 "hòn đảo" trở lên.

Tổng diện tích chôn lấp tương đương với kích cỡ 2 hòn đảo Diego Garcia. Diện tích đảo Diego Garcia là 270.000 m2, toàn đảo được bao quanh bởi đá san hô. Hoạt động lấn biển ở Biển Đông giống như mở rộng đảo Diego Garcia.

Theo tờ "Kanwa Defense Review", Trung Quốc đang chuyển Vùng nhận dạng phòng không và thiết bị khai thác biển xuống phía nam, đồng thời cũng đã phê chuẩn kế hoạch lấn biển ở Biển Đông. Nguồn tin này cho rằng, đảo do Hải quân Trung Quốc tiến hành bồi đắp là 2 đảo nhân tạo.

Tuy nhiên, tổng hợp các loại thông tin, đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang tiến hành bồi đắp, xây dựng rất có thể gồm có 6 trong số "8 đá ngầm mà họ kiểm soát thực tế" như đá ngầm Gaven, đá Gạc Ma, đá Châu Viên, đá Tư Nghĩa, đá Chữ Thập, đá Én Đất (trừ đá Subi, đá Vành Khăn). Trung Quốc bồi đắp nhiều đá ngầm như vậy thì họ muốn gì?

Từ cuối năm 2013 trở đi, Trung Quốc tiến hành hoạt động lấn biển, đắp đất trên 8 đá ngầm "kiểm soát thực tế", muốn xây đảo nhân tạo. Từ công trình bằng gỗ khổng lồ như vậy sẽ thấy, Trung Quốc muốn thông qua xây dựng căn cứ liên hợp hải, không quân trên đảo nhân tạo, một mặt áp chế các nước ở Biển Đông, một mặt triển khai máy bay ném bom H-6 lắp tên lửa hành trình siêu âm, đe dọa căn cứ quân Mỹ ở Australia.

Hoạt động lấn biển của Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông đẩy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ ra khỏi Biển Đông, có thể ngăn cản Hạm đội Thái Bình Dương tiến đến phía bắc eo biển Malacca, hoặc từ Thái Bình Dương đi qua biển Sulawesi tiến vào Biển Đông. Hải quân Trung Quốc dường như rất coi trọng việc Quân đội Mỹ tái triển khai ở Australia.
Công trình lấn biển của Trung Quốc rõ ràng là muốn xây dựng sân bay ở trên đá ngầm để triển khai máy bay ném bom. Căn cứ là "Bản thiết kế nghiên cứu công trình lấn biển Biển Đông" do Trung Quốc công khai gần đây, phía bên trên có thể nhìn thấy rõ mô hình của H-6. Mục đích xây dựng sân bay máy bay ném bom H-6 trên đảo này rõ ràng là muốn sử dụng tên lửa hành trình tầm xa lắp trên H-6 để tấn công căn cứ ở Australia.

Tờ "Kanwa Defense Review" cho rằng, hoạt động lấn biển của Trung Quốc được thúc đẩy rất nhanh, theo tốc độ xây dựng hiện nay, trong 2 - 3 năm là có thể hoàn thành sân bay và hạ tầng cơ sở trên đảo.

Trong công trình lấn biển này rõ ràng là một phần trong cuộc đối đầu với chính sách quay trở lại châu Á của Mỹ, muốn tiếp tục duy trì chính sách cân bằng chiến lược của Hải, Không quân Trung Quốc.

Ngoài ra, "Kanwa Defense Review" tháng 10 cũng đã xuất bản một bài viết mang tên "Căn cứ liên hợp hải, không quân đang xây dựng ở Biển Đông" cho rằng, Trung Quốc xây dựng rầm rộ ở một số đá ngầm trên Biển Đông, mở rộng tương đương với 17 sân bóng đá.

Đồng thời, Viện thiết kế 9 của Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc đã đưa ra bản thiết kế "Dự án nghiên cứu dự trữ công nghệ đá ngầm Biển Đông", bản thiết kế này rõ ràng là phương thức xây dựng căn cứ liên hợp hải, không quân, hầu như chính là "tàu sân bay không chìm".
Các trang mạng nhà nước Trung Quốc hoàn toàn không nói rõ lúc nào xây dựng "tàu sân bay không chìm" như vậy. Nhưng, toàn bộ thiết kế đã tương đối cụ thể, phương hướng thi công rất giống công trình lấn biển tiến hành ở đá Gạc Ma hiện nay. Mạn tây của đá ngầm đã xây dựng đường băng của sân bay ngang, điều đáng chú ý nhất là mạn tây của đường băng đã đậu 2 máy bay ném bom tầm xa H-6.

Từ bản quy hoạch có thể nhìn thấy phía đông của đá ngầm là công trình phát điện bằng sức gió và 1 quân cảng, bên ngoài đã xây dựng đê chắn sóng cỡ nhỏ. 2 bên tàu có thể lần lượt đậu 1 tàu khu trục và 1 tàu chiến mặt nước cỡ vừa và nhỏ, bến tàu cũng đã bố trí 2 cần trục, điều này có nghĩa là nó sẽ có khả năng sửa chữa, bảo trì.

Trên đá ngầm còn có các khu cảng 5.000 tấn và 50.000 tấn. Ngoài ra còn có chỗ cất hạ cánh máy bay trực thăng. Đường băng dài ít nhất 2.500 m, tiêu chuẩn xây dựng đường băng của máy bay ném bom H-6 và máy bay chiến đấu khác nhau, xây dựng đường băng của H-6 cần bên tông chắc chắn hơn.

Đảo nhân tạo hầu như có 2 đường băng, một dùng cho cất hạ cánh máy bay ném bom cỡ lớn, một dùng cho máy bay chiến đấu, trên bãi hạ cánh còn có 5 khu có thể đậu nhiều nhất 6 máy bay ném bom H-6. Giữa 2 đường băng tổng cộng có 23 khu, khi cần thiết còn có thể chứa máy bay chiến đấu.

Đây là một đảo nhân tạo tương đối lớn, điều đặc biệt gây ngạc nhiên là cũng đã thiết kế đường băng có thể cất hạ cánh máy bay ném bom, điều này có nghĩa là Không quân Trung Quốc cuối cùng dự định lợi dụng đảo nhân tạo như đá Gạc Ma để cất hạ cánh H-6, hành trình của H-6 đạt 6.000 km, có thể lắp 6 tấn bom, tên lửa hành trình, bán kính tác chiến là 1.800 km, tốc độ cao nhất 1.050 km, tốc độ tuần tra 0,75 Mach. H-6K là loại mới nhất của nó, có thể mang theo 6 quả tên lửa hành trình tầm bắn 2.000 km.

H-6 phiên bản hải quân cũng có thể mang theo các tên lửa không đối hạm như YJ-83, YJ-12, tầm bắn đều trên 200 km. Bán kính tác chiến như vậy có thể dễ dàng phong tỏa eo biển Malacca. Một khi có sự, Quân đội Mỹ ở miền bắc Australia sẽ bị tấn công.

Trung Quốc xây dựng căn cứ máy bay ném bom H-6 trên Biển Đông phải chăng để chuẩn bị sử dụng tên lửa hành trình tầm xa tấn công mục tiêu căn cứ quân Mỹ ở lãnh thổ Australia trong thời chiến? Đây là một vấn đề đáng chú ý.

Đá Gạc Ma cách miền bắc Australia 3.200 km, căn cứ vào bán kính tác chiến 1.800 km của H-6, phối hợp với tên lửa hành trình tầm bắn 2.000 km, có thể hoàn thành tấn công căn cứ quân Mỹ ở miền bắc Australia là sự kiềm chế quan trọng đối với chính sách "quay trở lại châu Á" của Quân đội Mỹ.

Trên đảo cũng đã xây dựng 6 nhà chứa máy bay đóng kín, rõ ràng là muốn đậu 1 biên đội máy bay chiến đấu tính năng cao để cung cấp nhiệm vụ hộ tống cho H-6 trong thời chiến. Trong một bản thiết kế khác, còn cho thấy Trung Quốc chuẩn bị xây dựng 2 kho dự trữ nước ngọt, 1 bến nước sâu lớp chục nghìn tấn và đường băng máy bay dài 3.500 m.

Hiện nay hoàn toàn không rõ Trung Quốc dự định xây dựng mấy "tàu sân bay không chìm" tương tự ở Biển Đông, ngoài ra một đá ngầm khác thích hợp cho xây dựng "tàu sân bay không chìm" như vậy là đá Vành Khăn, Trung Quốc đã xây dựng 5 chòi gác và 1 cụm công trình bê tông dài 43 m, rộng 29 m ở đá ngầm này. Đá Vành Khăn từ đông sang tây dài 8.900 m, từ bắc đến nam rộng 6.000 m, cách miền nam Philippines chỉ có 244 km, cách Brunei 548 km.
Bất kể là thi công "tàu sân bay không chìm" ở đá Vành Khăn hay đá Gạc Ma, toàn bộ miền nam Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Singapore đều sẽ nằm trong phạm vi tấn công của tên lửa hành trình lắp trên máy bay ném bom H-6. Đặc biệt là Singapore, Quân đội Mỹ đã triển khai tàu tuần duyên ở đó. Trong tương lai Trung Quốc chắc chắn sẽ xây dựng thêm trạm radar đối không, đối hải tầm xa, thậm chí các loại công trình nghe lén ở căn cứ hải, không quân này.

Trong bản thiết kế "Dự án nghiên cứu dự trữ kỹ thuật đá ngầm Biển Đông" có một tháp giám sát sân bay, hoàn toàn không phát hiện sự tồn tại của radar, trận địa phòng không, nhưng đây chỉ là một bản thiết kế kỹ thuật, nếu thực sự xây dựng căn cứ quân sự thì chắc chắn sẽ xây dựng thêm cơ sở phòng không.

Khu cảng 5.000 tấn còn có nghĩa là có thể đậu bất cứ tàu chiến mặt nước cỡ lớn nào (bao gồm tàu vận tải đổ bộ Type 071) của Trung Quốc hiện nay, trừ tàu sân bay Liêu Ninh. Mặc dù là "tàu sân bay không chìm", nhưng hoàn toàn không có nghĩa là căn cứ hải, không quân trên những "hòn đảo" này sẽ "vững như thành đồng".

2 đá ngầm trên cách thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam khoảng 850 km, nằm trong bán kính tác chiến tấn công của máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 Việt Nam. Một khi có sự, Quân đội Việt Nam và Quân đội Mỹ có thể tấn công trước căn cứ máy bay ném bom trên những đá ngầm này.

Nguồn: GDVN
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Trung Quốc uy hiếp láng giềng từ Trường Sa, đối đầu trên biển dễ lặp lại

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Tu_ngh10
Ảnh chụp vệ tinh đá Tư Nghĩa, quần đảo Trường Sa ngày 15/11/2014
Trung Quốc triển khai các căn cứ hải quân, đường băng quân sự có thể đe dọa các nước láng giềng trực tiếp thông qua lực lượng tàu hải cảnh, tàu cá

Xung quanh động thái xây dựng cải tạo bất hợp pháp của Trung Quốc trên 7 bãi đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc cất quân xâm lược năm 1988, 1995 gồm Gạc Ma, Chữ Thập, Ga Ven, Tư Nghĩa, Su Bi, Châu Viên và Vành Khăn, nhiều học giả quốc tế đã lên tiếng cảnh báo về những hệ lụy và mối đe dọa nguy hiểm cho hòa bình ổn định trong khu vực, cũng như an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyền của các nước láng giềng. Tờ Foreign Policy ngày 20/2 bình luận, hoạt động xây dựng nhanh "chóng mặt" Trung Quốc đang triển khai ở Trường Sa khiến các nước láng giềng và Hoa Kỳ đang hết sức lo ngại.

Kể từ mùa hè năm ngoái, Trung Quốc đã bận rộn cải tạo các rặng san hô, bãi đá ngầm này thành đảo nhân tạo. Tàu nạo vét hút cát từ lòng biển bơm lên rặng san hô mà trước đó không ai nhìn thấy. Sau đó mọc lên đường băng, doanh trại, các trạm radar quân sự.

Động thái này dấy lên mối quan ngại về xu thế thúc đẩy yêu sách chủ quyền gây quan ngại (vô lý và phi pháp) của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông, một trong những tuyến hàng hải trọng yếu hàn đầu của thế giới. Bắc Kinh tuyên bố cái gọi là "chủ quyền lịch sử" đối với 90% diện tích Biển Đông dựa vào 1 bản đồ của Trung Hoa dân quốc năm 1947 và khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã đẩy mạnh thực thi yêu sách (phi lý) này trong vài năm qua.

Năm ngoái Trung Quốc đã kéo giàn khoan 981 cùng hạm đội tàu hộ tống hùng hổ xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam và hạ đặt trái phép, Foreign Policy lưu ý. Tàu Trung Quốc thường xuyên đâm va các tàu cá nước khác trên Biển Đông.

Bây giờ đến hoạt động xây dựng điên cuồng ở Biển Đông mà Bắc Kinh đang triển khai khiến các nước láng giềng gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia đặc biệt quan ngại vì nó có thể thay đổi diện mạo địa chính trị của một vùng bất ổn. Trung Quốc vừa từ chối tham gia vụ kiện đường lưỡi bò mà Philippines khởi xướng, vừa tìm mọi cách ngăn chặn đưa vấn đề Biển Đông ra kỳ họp sắp tới của ASEAN.

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Gac_ma10
Ảnh chụp đảo nhân tạo phi pháp trên đá Gạc Ma ngày 15/11/2014

James Holmes, một giáo sư về các vấn đề chiến lược học viện Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ bình luận, nếu thực sự Trung Quốc có thể xây dựng căn cứ không quân trên các đảo nhân tạo, tuyên bố lãnh thổ (vô lý và phi pháp) của Bắc Kinh sẽ được "bảo vệ bằng thép". Các quan chức Mỹ cũng ngày càng tập trung vào các mối đe dọa tiềm tàng từ sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực.

Một sĩ quan hàng đầu của hải quân Mỹ cho biết tuần này rằng, ông đang xem xét điều động tàu chiến đóng quân tại Úc, ngoài ra một số chiến hạm mới sẽ được triển khai đến Singapore bắt đầu từ năm 2017. Một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ giấu tên nói với Foreign Policy, hoạt động xây dựng của Trung Quốc thúc đẩy sự lo lắng lớn hơn trong khu vực về ý định của Bắc Kinh quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nắm thế chủ động can thiệp quân sự nhiều hơn trước sự bành trướng hàng hải của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương. Đầu tháng này Nhật Bản cho biết đang xem xét mở rộng tuần tra trên Biển Đông. Hành động này nhấn mạnh tính chất "nguy hiểm của trò hề" Trung Quốc đang làm trên biển: Bắc Kinh đang làm dấy lên sự giận dữ của các nước trên khắp châu Á.

Trung Quốc đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng, đặc biệt là phát triển lực lượng hải quân và uy hiếp Nhật Bản, Philippines, Việt Nam, Malaysia. Indonesia cũng đóng tàu cho Philippines trong khi Úc củng cố quan hệ quân sự với Hoa Kỳ và Nhật Bản trước các mối đe dọa từ Trung Quốc.

Taylor Fravel, một chuyên gia về chính sách hàng hải Trung Quốc từ Viện Massachusetts bình luận, những nỗ lực đảo hóa các rặng san hô mà Trung Quốc triển khai các căn cứ hải quân, đường băng quân sự có thể đe dọa các nước láng giềng trực tiếp thông qua lực lượng tàu hải cảnh, tàu cá hoạt động xa bờ.

Nó có thể thiết lập tiền đề cho sự tái diễn giai đoạn "giao tranh thủy pháo" giữa tàu hải cảnh Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam với lực lượng chức năng Việt Nam trong vụ giàn khoan 981 năm ngoái. Thậm chí điều này còn liên quan đến tuyên bố trong tháng này rằng Trung Quốc đã phát hiện một mỏ khí đốt tự nhiên quy mô lớn ở Biển Đông.

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Chau_v10
Ảnh chụp vệ tinh đảo nhân tạo bất hợp pháp Trung Quốc xây trên đá Châu Viên ngày 15/11/2014

Tuy nhiên theo Fravel, những tiền đồn này không có khả năng tạo ra một vùng nhận diện phòng không trong khu vực. Nói về mặt quân sự, những đảo nhân tạo Trung Quốc mới xây dựng (bất hợp pháp) vẫn dễ bị tổn thương khi bị tấn công. Đó là những mục tiêu cố định nhưng lại không có khả năng phòng thủ đáng kể.

Trong khi về mặt pháp lý, các học giả hầu hết cho rằng những thay đổi Bắc Kinh đang tạo ra không hỗ trợ gì cho yêu sách (vô lý, phi pháp) của Trung Nam Hải ở Biển Đông. Có điều, cho dù các hoạt động cải tạo không củng cố được lập luận pháp lý của Trung Quốc, nhưng nó lại tạo ra một thực tế mới "có gai" trên thực địa, ngay cả khi Washington tiếp tục thúc giục giải pháp ngoại giao cho tranh chấp Biển Đông còn Philippines đang chờ đợi ngày ra tòa.

Còn đài DW của Đức ngày 20/2 dẫn lời Zachary Abuza, một nhà nghiên cứu độc lập về an ninh khu vực Đông Nam Á cho rằng, mục đích các hòn đảo nhân tạo sẽ cung cấp cho Trung Quốc khả năng thực thi yêu sách của mình với 90% diện tích Biển Đông trong phạm vi đường 9 đoạn. Những hòn đảo nhân tạo này sẽ cho Trung Quốc khả năng triển khai sức mạnh lớn hơn nhiều, đó là căn cứ hải quân, không quân và hải cảnh.

Đồng thời các điểm đảo này cũng trở thành cơ sở hậu cần nghề cá và thăm dò dầu khí ngoài khơi. Học giả Ian Storey từ Singapore cho biết, đại đa số các học giả quốc tế đều cho rằng hoạt động cải tạo của Trung Quốc không làm thay đổi giá trị pháp lý của các rặng san hô ở Trường Sa theo tinh thần Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Abuza cũng lập luận rằng, Trung Quốc muốn xây dựng các căn cứ không - hải quân (phi pháp) ở Trường Sa trước, sau đó mới tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không. Nhưng các chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế CSIS nhấn mạnh rằng, các đảo nhân tạo này chỉ có thể giúp Trung Quốc "tuần tra hàng hải, giám sát hàng không" lớn hơn một chút, chứ không thể thực hiện vùng nhận diện phòng không như từng tuyên bố ở Hoa Đông.

Trung Quốc đã không thể ngăn cản máy bay Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ ở Hoa Đông mặc dù có đầy đủ khả năng quân sự từ đại lục. Vì vậy khó có thể tưởng tượng được Bắc Kinh có thể thực thi điều này ở Biển Đông chỉ dựa vào một vài căn cứ bé nhỏ (phi pháp) ở Trường Sa.

Nguồn: GDVN
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Mưu đồ của Trung Quốc ở Trường Sa

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Dao-nh10
Những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy quá trình Trung Quốc xây dựng phi pháp
ở bãi đá Gaven
Việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng cơ sở phi pháp tại 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa làm dấy lên hồi chuông báo động ở biển Đông.

Vào giữa tháng này, tạp chí quốc phòng IHS Jane's Defence Weekly đăng bài phân tích cảnh báo Trung Quốc đang tăng tốc xây dựng phi pháp thêm 3 bãi đá tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của VN, bao gồm các bãi đá Tư Nghĩa, Gaven và Gạc Ma. Cụ thể, các bức ảnh chụp từ vệ tinh ngày 24.1.2015 cho thấy Trung Quốc đã bồi thêm 75.000 m2 đất, tương đương diện tích 14 sân bóng đá. Các công trình đang được xây dựng trên đó bao gồm hai cầu tàu, một cơ sở lớn và một bãi đáp trực thăng, theo các chuyên gia.

Pháo đài trên biển

Những hình ảnh vệ tinh còn cho thấy Trung Quốc đã gia tăng “đáng kể” quá trình xây đắp ở hai bãi đá Gạc Ma và Gaven, với nhiều công trình tương tự như ở bãi Tư Nghĩa. Trước đó, chuyên san quốc phòng Kanwa Defense Review dẫn nhiều nguồn tin cho rằng ý đồ của Bắc Kinh là biến bãi đá Gạc Ma thành một hòn đảo nhân tạo với chiều dài 5.000 m và chiều rộng 400 m để phục vụ mục tiêu cài cắm thêm tiền đồn không quân trên biển Đông. Trong đó có thể bao gồm một đường băng dài 2.000 m để không quân nước này triển khai các chiến đấu cơ Su-30, J-11 và J-10, có bán kính tác chiến ít nhất 1.500 km, xuống biển Đông.

Những bãi đá trên nằm trong số 7 bãi đá ở Trường Sa mà Trung Quốc đang thực hiện các dự án bồi đắp phi pháp. Bốn bãi đá còn lại là Chữ Thập, Châu Viên, Vành Khăn và Én Đất. Trong đó, truyền thông Trung Quốc từng loan tin Trung Quốc có kế hoạch biến Chữ Thập thành đảo nhân tạo lớn hơn cả Ba Bình, đảo lớn nhất ở Trường Sa hiện bị Đài Loan chiếm đóng phi pháp, đồng thời xây dựng một sân bay tại đó.

Đến ngày 18.2, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS - Mỹ) công bố một loạt ảnh do thám về hoạt động xây dựng ráo riết của Trung Quốc ở Trường Sa. Một nhà ngoại giao phương Tây nhận định với Reuters: “Công trình bồi đắp ngày càng lớn và tham vọng hơn so với những gì chúng ta nghĩ. Ở nhiều cấp độ khác nhau, các bên sẽ rất khó đối phó Trung Quốc ở biển Đông”.

Biên tập viên khu vực châu Á - Thái Bình Dương James Hardy của IHS Jane's Defence Weekly cũng phát biểu với CNN: “Trước đây chỉ có vài công trình bê tông nhỏ, nhưng giờ đây trở thành các đảo với bãi đáp trực thăng, đường băng, cảng và các cơ sở hỗ trợ lượng lớn binh sĩ... Chúng ta có thể thấy đây là chiến dịch được lên kế hoạch, có tính toán nhằm tạo ra các pháo đài có khả năng trên không lẫn trên biển bao phủ trung tâm của quần đảo Trường Sa”.

Tiến tới lập ADIZ?

Theo các chuyên gia, các công trình mới có thể phục vụ từ hoạt động thương mại, đánh bắt và khai thác dầu khí cho đến thực thi vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Đông. “Các đảo nhân tạo có thể dùng để lắp đặt các hệ thống ra đa và cảnh báo sớm để giúp Trung Quốc tăng cường năng lực do thám ở biển Đông”, giáo sư người Úc chuyên nghiên cứu về biển Đông Carl Thayer nhận xét. Trong khi đó, cựu Cố vấn an ninh quốc gia Philippines Roilo Golez dự đoán Trung Quốc sẽ hoàn tất công việc xây đắp phi pháp trước đầu năm tới và sẽ tuyên bố lập ADIZ ở biển Đông trong vòng 3 năm, theo Reuters.

Theo tờ The Wall Street Journal, các quan chức Mỹ thời gian qua đã liên tục yêu cầu Trung Quốc ngưng các hoạt động xây dựng trên nhưng vô ích. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel cũng đã truyền đạt lo ngại của Washington trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng này.

Âm mưu lớn

Theo tôi, việc Trung Quốc tăng cường bồi đắp đất để xây đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa nhằm phục vụ cho một mục tiêu lớn hơn: từng bước đơn phương tuyên bố và thực thi vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Đông, như từng thực hiện trên biển Hoa Đông. Cho tới giờ Bắc Kinh vẫn chưa thể thực thi ADIZ ở biển Hoa Đông, vì vậy tôi cho rằng họ rất muốn sở hữu năng lực thực thi trước khi tuyên bố lập ADIZ trên biển Đông. Nếu điều này thành hiện thực, đây sẽ là một động thái cực kỳ khiêu khích và mang tính đe dọa đối với cả Mỹ lẫn Nhật Bản.

Giáo sư Zachary Abuza, chuyên gia về an ninh khu vực Đông Nam Á

Đi ngược DOC

Các hoạt động bồi đắp này ít có khả năng tạo căng thẳng như vụ giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981), do vậy sẽ khó khăn hơn cho cộng đồng quốc tế nếu muốn can thiệp. Tuy nhiên, các hoạt động xây dựng nói trên về cơ bản đi ngược lại điều 5 của Tuyên bố của các bên về ứng xử trên biển Đông (DOC). Do vậy, ASEAN nên tập trung tìm ra giải pháp để cùng đồng thuận phản ứng lại hành vi mang tính làm đảo lộn hiện trạng này của Bắc Kinh.

Bà Tôn Vân, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Trung tâm phản biện chính sách Stimson (Mỹ)

Bất chấp luật pháp quốc tế

Việc Trung Quốc tăng cường bồi đắp đất để xây đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa và việc chọn các đảo, đá, bãi cạn lúc chìm lúc nổi để thực hiện hoạt động này thật trùng hợp. Bởi lẽ những thực thể trên đều nằm trong hồ sơ kiện Trung Quốc mà Philippines trình lên Tòa trọng tài thường trực ở The Hague (Hà Lan). Có vẻ như Bắc Kinh đang cố thay đổi hiện trạng nhằm gây khó khăn, nếu không muốn nói là làm cho phiên tòa Philippines đang theo đuổi không thể đưa ra phán quyết về tình trạng ban đầu của những thực thể trên... Những động thái này cũng chứng minh Bắc Kinh đang ngày càng quyết hành xử ngoài những khuôn khổ và chuẩn mực luật pháp quốc tế.

Ông Gregory Poling, chuyên gia Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS)

An Điền (thực hiện)

Nguồn: TNO
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Lý thuyết Tam chiến của Trung Quốc

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Biendo10
Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo ở đá Gạc Ma chiếm của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa
Vào năm 2003, Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Quân ủy Trung ương đã phê chuẩn cho khái niệm tam chiến (san zhong zhanfa; 三种战法; tam chủng chiến pháp), đó là cuộc chiến nhắm đến thế thượng phong cho Trung Quốc trong các tranh chấp tương lai.

Khái niệm “tam chiến” được mô tả ở chương 2, phần 18 của “các quy định về công tác chính trị của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA)”. Bộ Quốc phòng Mỹ diễn giải thêm tam chiến - ba loại hình chiến tranh - là:

Chiến tranh tâm lý (Psychological warfare): Tìm cách phá hoại năng lực chiến đấu của địch bằng cách ngăn chặn, gây hỗn loạn, làm mất tinh thần quân địch cũng như các nhóm người hỗ trợ dân sự của địch.

Chiến tranh thông tin (Media warfare): Hướng đến gây ảnh hưởng đối với ý kiến trong nước và quốc tế để ủng hộ các hoạt động của quân đội Trung Quốc và làm địch thủ e sợ không dám hành động chống lại lợi ích của Trung Quốc.

Chiến tranh pháp lý (Legal warfare): Sử dụng luật pháp quốc tế và các nước để tranh giành đến mức cao nhất hoặc xác quyết các lợi ích Trung Quốc. Loại chiến tranh này có thể sử dụng để ngăn cản không cho kẻ địch tự do hoạt động và hình thành không gian hoạt động cho quân đội Trung Quốc. Loại chiến tranh này có thể được dùng để gầy dựng sự hỗ trợ quốc tế và quản lý những hậu quả có thể xảy ra đối với quân đội Trung Quốc.

Tiến hành

Chiến tranh tâm lý: Bao gồm những nỗ lực nhằm làm gián đoạn khả năng ra quyết định của đối phương, tạo sự hoài nghi, gây những tình cảm chống đối, lừa đối phương và khiến đối phương mất ý chí chiến đấu. Trong loại hình này, Trung Quốc có thể sử dụng tẩy chay kinh tế, áp lực ngoại giao, dùng tàu cá, tàu ngư chính quấy rối, cho thuê các khu vực khai thác dầu khí mà các nước khác tuyên bố chủ quyền, bày tỏ bất bình, áp đặt bá quyền và bày tỏ sự đe dọa.

"Trò chơi bạo lực của Trung Quốc là một trò chơi chính trị: nhằm thắng về chính trị. Dọa dẫm để đối phương nhượng bộ" (1).

Như một phần của chiến tranh tâm lý, tự điển Bách khoa PLA có đề cập đến chiến lược răn đe (weishe zhanlue; 威慑战略; uy hiếp chiến lược), đó là “biểu tượng sức mạnh quân sự, hoặc đe dọa sử dụng sức mạnh quân sự, nhằm bắt buộc đối phương phải hàng phục”. Răn đe có tính chiến lược (strategic deterance - zhanlue weishe; 战略威慑; chiến lược uy hiếp) bao gồm tất cả những thành tố của sức mạnh tổng lực quốc gia (CNP) (2). Những thành tố đó đều có mặt phần nào trong đề mục các hoạt động của tam chiến (3).

Chiến tranh tâm lý và chiến thuật đánh lừa của Trung Quốc, theo Michael Pillsbury và James Holmes, nằm ở chỗ đánh lạc hướng và đánh lừa - một cốt lõi của chính trị và thuật dùng binh Trung Quốc. Theo Tôn Tử, kế sách tối ưu của chiến tranh là đánh vào kế hoạch của đối phương, kế đó là đánh vào liên minh, thứ ba là đánh vào quân đội đối phương và thứ tư mới là đánh vào thành trì (4). Mục đích thực thụ chính là tâm trí của các nhà lãnh đạo địch quốc, không phải là những thực thể vật chất như là quân đội. Jases Holmes cũng cho rằng các phương sách che giấu tướng tài, giấu năng lực chiến đấu, giả vờ là yếu kém khi không yếu kém và giả vờ là bị động khi thực ra đang chủ động. Tam chiến đánh vào tâm lý, do vậy phù hợp với văn hóa chiến tranh của Trung Quốc.

PLA đã tiến hành chiến tranh tâm lý không phải chỉ sau năm 2003 khi Tam Chiến được phê duyệt. Michael Pillbury cho biết qua những bản dịch tài liệu PLA rằng họ đã thành công trong việc tập trung tin tâm lý nhằm đánh lạc hướng kẻ địch ở các cuộc chiến với Mỹ năm 1950, Ấn Độ 1962, Liên Xô 1969 và Việt Nam 1979. Quân Trung Quốc có thể bắn các tên lửa chứa truyền đơn, giả âm thanh xe tải quân sự để làm “quân xanh” xuống tinh thần. Cướp tinh thần đối phương thông qua cách thả truyền đơn bằng bong bóng bay, cho quân lính la to khi tiếp cận đối phương cũng là cách Trung Quốc hay dùng (5). Những quân nhân Việt Nam từng chiến đấu chống Trung Quốc vẫn kể lại câu chuyện dùng tiếng chiêng, trống của quân Trung Quốc khi ra trận.

Với cách đòi hỏi chủ quyền nhiều hơn mức cần thiết đến độ vô lý, để sau đó gặm nhấm dẫn từng phần nhỏ, Trung Quốc hiện áp dụng Tam Chiến đối với Nhật: từ chối chấp nhận Okinawa là của Nhật! (6)

Những chiến thuật mà các tư lệnh tam chiến đang tiến hành bao gồm nhiều thứ khác câu chuyện đòi “mười” để được “năm” hay “sáu” mà sau đó ra vẻ nhường một bước khiến cho đối phương cảm thấy “à, Trung Quốc có nhượng bộ!”.
Có những triển khai là kết hợp vừa là chiến tranh tâm lý vừa là chiến tranh truyền thông. Những phái đoàn ngoại giao được hướng dẫn và thực tập nhuần nhuyễn cách trả lời báo chí quốc tế để giảm nhiệt các hành động lấn tới của Trung Quốc ở biển Đông, theo kiểu: “Chúng tôi chưa hề biết gì về việc đó” và “Chuyện không có gì mà ầm ĩ”. Những sự kiện cắt cáp tàu Viking 2, Bình Minh 2 và đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào EEZ Việt Nam được các nhà ngoại giao Trung Quốc hạ nhiệt bằng cách nói tránh, nói giảm tính cấp thiết của vấn đề và đưa nạn nhân vào tư thế của người chăn cừu gọi sói (Wolf Crying). Kiểu tam chiến này cực kỳ nguy hiểm vì nạn nhân sẽ dễ mắc lừa và không tự bảo vệ kịp khi Trung Quốc thực sự ra tay như trường hợp Gạc Ma 1988 và Scarborough 2012. Ru ngủ và đánh úp theo kiểu xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị.

Trung Quốc cố tình xây dựng một sự “mờ ảo chiến lược”(strategic ambiguity), như trường hợp họ đang áp dụng tại biển Đông, tức làm cho rối mù một cách có chủ ý. Bản thân đường chữ U cũng trải qua nhiều giai đoạn, từ chữ U -11 đoạn, sau đó 9 đoạn rồi 10 đoạn vào tháng 6.2013. (7)

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Biendo11
Bản đồ 9 đoạn Trung Quốc công bố để chiếm trọn Biển Đông (đường xanh là có từ thời Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch năm 1947, đường đỏ là của Trung Quốc công bố năm 2009) - Nguồn: Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ

Chiến tranh pháp lý ( Legal warfare hay lawfare): Là mũi nhọn chính (prominent role) trong 3 kiểu chiến tranh đã nêu. Đây vừa là cách đấu tranh độc lập vừa cung cấp tư liệu cho chiến tranh truyền thông. Kiểu chiến tranh này có một tầm ứng dụng bao gồm từ phù phép luật pháp cho đến dựng đứng ra những điều luật nhằm thông báo các tuyên bố tranh chấp lãnh thổ và nguồn lực, đến sử dụng các bản đồ giả tạo để “minh chứng” cho các yêu cầu lãnh thổ (nổi bật là đường chữ U bao gồm khoảng một triệu dặm vuông biển Đông), đến sử dụng có chọn lọc những điều khoản của UNCLOS và các công ước luật pháp quốc tế cho những mục đích cụ thể, đến bóp méo luật pháp cho phép các cộng đồng ven biển thành lập những đô thị (như Tam Sa chẳng hạn) nhằm mở rộng quyền quản hạt và thực hiện quyền lực ở biển Đông.

Chiến tranh luật pháp là một kỹ thuật dùng để chứng tỏ những hoạt động của Trung Quốc là có hiệu lực pháp lý và củng cố những nỗ lực tâm lý để tạo sự nghi ngờ trong hàng ngũ đối phương, trong những giới chức trách quân sự và dân sự cũng như trong cộng đồng quốc tế về tính chính đáng của hoạt động đối phương. Do vậy chiến tranh luật pháp là thành phần quyết định trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm xoá bỏ sự ủng hộ chính trị đối với đối phương và tiến xa hơn thông tin cũng như kiến trúc vững chắc cho các tuyên bố chủ quyền và tài nguyên của Trung Quốc.

Kết nối PLA với các cơ quan biển khác là một phần của tam chiến - chiến tranh pháp luật của Trung Quốc. (8)

1. Kể những chuyện gây thiện cảm

2. Gia tăng tốc độ kể

3. Tránh nói đến UNCLOS

Một kiểu lý giải cho đường chữ U và những vấn đề pháp lý liên quan được tác giả Cao Qun phát biểu: "Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên các đảo và các vùng nước xung quanh nhưng chưa hề tuyên bố chủ quyền ở phía trong đường chữ U". (9)

Như vậy, "Philippines đã diễn dịch sai có chủ ý (10). Khi mà Trung Quốc chưa nói rõ về đường chữ U, mà Phi đã hiểu méo mó (distort the claim) và kiện Trung Quốc đưa thành tiền đề cho thảo luận là không phù hợp". (11)

Kiện và dùng các biện pháp pháp lý là những hành động bình thường các nước văn minh trong cộng đồng thế giới nhưng tác giả Cao Qun cho rằng đây là làm tổn hại hình ảnh Trung Quốc (damage China’s image) (12). Tại đây có thể là một sự khác biệt về quan điểm luật pháp (giữa hai bên, hai nước), và cũng có thể là một sự mù mờ có chủ đích.

Chiến tranh thông tin (Media warfare): Là chìa khóa để giành lấy thế thắng áp đảo trên phương diện chiến tranh tâm lý và chiến tranh pháp lý. Giới phân tích đã định nghĩa chiến tranh thông tin (còn gọi là chiến tranh tư tưởng công chúng) là một hoạt động liên tục, không ngừng nghỉ nhắm đến tác động nhận thức và thái độ. Chiến tranh thông tin nhấn mạnh đến tất cả các công cụ truyền tin và ảnh hưởng công chúng như phim ảnh, truyền hình, sách báo, internet, và mạng lưới truyền thông toàn cầu (đặc biệt là Xinhua và CCTV). Đây là trách nhiệm quốc gia đối với PLA vừa là nhiệm vụ nội địa đối với công an vũ trang nhân dân.

Tác động xã hội của việc tuyên truyền này trong cộng đồng Trung Quốc là rất lớn. Hình ảnh bà cụ Triều Tiên ôm hôn chiến sĩ Trung Quốc trong chiến tranh Triều Tiên và hình ảnh một người Âu tên Lary khen ngợi sức mạnh Triều - Trung là những hình tượng tuyên truyền có sức ảnh hưởng rất lớn. (13)

Những công cụ này được sử dụng để đạt mục đích như duy trì tình hữu nghị của Trung Quốc và đồng minh, giữ được ủng hộ của công chúng trong và ngoài nước, làm suy giảm ý chí chiến đấu của đối phương và thay đổi đánh giá tình hình của đối phương.

Ngoài tuyên truyền trong nước và khu vực, Bắc Kinh còn quan tâm đến tầm quốc tế của tuyên truyền:

“Phải cố gắng nâng cao quyền ngôn luận quốc tế. Quyền ngôn luận quốc tế là bộ phận hợp thành quan trọng của quyền lực mềm quốc gia. Hiện nay, tổng thể bố cục ngôn luận quốc tế là phương Tây mạnh, Trung Quốc yếu, Trung Quốc thường có lý mà không nói ra được”. (14)

PLA phân loại chiến tranh thành 3 dạng là chiến tranh (zhanzheng; 战争), chiến dịch (zhanyi; 战役) và trận chiến (zhandou; 战斗). Mỗi cấp độ sẽ có hướng dẫn hoạt động cụ thể đó là chiến lược (zhanlue, 战略), phương pháp cho từng chiến dịch (zhanyi fangfa; 战役方法; hoặc zhanfa; 战法) và chiến thuật (zhanshu; 战术). Tam chiến được phân loại ở mức chiến dịch nhưng có thêm phần áp dụng gia tăng của chiến lược và chiến thuật. Hơn nữa, ứng dụng tam chiến cho thấy niềm tin của PLA rằng chiến tranh không chỉ là đấu tranh quân sự mà còn là sự can dự sâu trong các phạm vi luật pháp, đối ngoại, kinh tế và chính trị (15). Một cuộc đấu tranh không tiếng súng, đã diễn ra và rèn giũa tính sẵn sàng của quân đội Trung Quốc từng ngày từng giờ.

Bốn trụ cột của chiến tranh truyền thông là: Một là, chấp hành từ trên xuống, có nghĩa là nỗ lực của cuộc chiến này phải từ lãnh đạo từ cao đi xuống (Quân ủy Trung Ương và Đảng Cộng sản Trung Quốc) về cả nội dung và thời gian biểu. Hai là, nhấn mạnh tiên hạ thủ vi cường, tức phát thanh, phát sóng, phát hình trước, dẫn dắt cuộc tranh luận (framing the debate). Nhấn mạnh tính chính đáng và cần thiết của các hoạt động, nhấn mạnh quốc lực và phô diễn sức mạnh vượt trội. Làm tê liệt ý chí chiến đấu của đối phương. Ba là, uyển chuyển và phản ứng nhanh, tức là các hoạt động phải linh hoạt và thích ứng với tình hình chính trị và quân sự. Đẽo gọt chương trình cho khán thính giả mục tiêu trong nước và quốc tế. Bốn là, tận dụng các nguồn lực sẵn có, tức là kết hợp các hoạt động thời bình và thời chiến. Bảo đảm quân dân trong nước đoàn kết trong chương trình tuyên truyền cho thời chiến, nếu xảy ra.

Tam chiến và các mục tiêu cụ thể của Trung Quốc:

- Kiểm soát tài nguyên trong vòng đường chữ U và tuyến phòng thủ thứ nhất.

- Dò ý định, quyết tâm và sự sẵn sàng của Mỹ trong bảo vệ Nhật, Philippines và Đài Loan.

- Làm lỏng lẻo quan hệ Mỹ và Malaysia, Ấn Độ, Myanmar và các nước khác.

- Củng cố ảnh hưởng Trung Quốc ở biển gần.

- Củng cố bá quyền Trung Quốc và pha loãng sự “đi nước đôi” các nước quanh biển Đông.

- Làm khiếp vía Philippines, Việt Nam, Nhật và các thành phần trong vùng.

- Nếu Mỹ và Trung Quốc chiến tranh, sử dụng khả năng phản can thiệp (gồm A2AD) để đẩy Mỹ ra xa.

- Tránh động chạm đến các cơ chế như ASEAN, UNCLOS và Tòa trọng tài quốc tế (ICA). (16)

* Những yêu cầu của Tam chiến

Tam chiến nhắm đến vận động các nguồn thông tin cho phép PLA định hướng, phân tích và tập trung tư tưởng quần chúng. Với những tác phẩm có tính thẩm quyền như Bài giảng về phối hợp tác chiến (Lectures on Joint Operating Command Organ work) thì chiến tranh là một quá trình, trong đó xung đột sẽ được định hướng từ việc đánh giá lực hủy diệt và khả năng chiếm lãnh thổ đến việc tạo ra tâm lý khiếp sợ (zhenshe xinli; 震慑心理), tâm lý tấn công (daji xinli; 打击心理) và chiếm đoạt ý chí (duoqu yizhi; 夺取意志). CMC mong muốn tam chiến sẽ chiếm lĩnh vị trí chủ chốt và thực hiện những chức năng bên cạnh những lãnh vực tấn công quân sự đơn giản. (17)

Dùng loa phóng thanh và sóng radio cho sĩ quan rành ngoại ngữ tuyên truyền về tính “phi nghĩa” của đối phương, tạo tâm lý phản chiến cho binh sĩ đối phương. Pillsbury cho biết PLA nghiên cứu kỹ tìm trình báo về quá trình tư tưởng, thông tin đối phương và làm thành cơ sở dữ liệu về tổng hợp tâm lý, bố trí võ khí và cả những khiếm khuyết về tâm lý của dàn tướng lĩnh đối phương. PLA sẽ sử dụng để tạo công suất cao nhất.

Sử dụng hiệu ứng của các đơn vị tù binh hay hàng binh, tẩy não họ để gây rối với tâm lý binh sĩ đối phương cũng được Trung Quốc sử dụng từ thời nội chiến. (18)

* Tam chiến yêu sách chủ quyền ở Bắc Cực và Nam Cực.

Kể từ 2008, truyền thông Trung Quốc đã đưa về các thành tựu và những quyền lợi hợp pháp ở Bắc Cực (19). Văn phòng thông tin nhà nước (State Council Information Office) đã xuất bản một bài báo nói về việc Trung Quốc bị từ chối đề nghị trở thành một quan sát viên thường trực của Hội Đồng Bắc Cực và nhấn mạnh đã đến lúc “phải chấm dứt việc độc quyền cai quản việc của Bắc Cực bởi các quốc gia Bắc Cực” (20).

Trung Quốc cũng đã thể hiện sự bất mãn vì không được tham gia cai quản Nam Cực và than phiền bị đối xử như quốc gia hạng hai. Họ đã có tiến triển trong việc giành được quyền tài trợ cho những nhà khoa học Úc nghiên cứu Nam Cực. Hành động này tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc bước vào các công việc của Nam Cực (trong đó có việc xâm nhập vào một vùng mà Úc đang tuyên bố chủ quyền). Với nhịp độ này, Trung Quốc đang cho đăng tải hàng loạt bài báo trên các tạp chí nghiên cứu liên quan các thảo luận về tài nguyên Nam Cực cũng như những lợi ích tiềm năng đi kèm. (21)

Chiến tranh luật pháp ở đây có phần mang kiểu cách Trung Quốc cao. Bởi lẽ quan niệm về luật pháp của Trung Quốc có khác với thế giới bình thường. Luật pháp quốc tế mà Trung Quốc tham gia như UNCLOS vẫn có thể được diễn dịch sao cho có lợi cho Trung Quốc. Ví dụ như UNCLOS và khái niệm vùng nước lịch sử. Trung Quốc có truyền thống Khổng giáo và pháp gia, có thiên hạ quan trung tâm là Hoa Hạ và có quan niệm khác biệt về vai trò cai trị bằng luật (nguyên văn: "role & rule of law") và kể cả quan niệm của Trung Quốc về cách phương Tây áp dụng luật (22). Đảng cho rằng cần lấy luật để cai trị chứ không phải cai trị dựa trên luật pháp. Đảng cộng sản Trung Quốc quan niệm luật là công cụ để cai trị nhân dân chứ không phải để tự hạn chế quyền hành của mình. Do vậy, không có nếp nghĩ nào đề cao pháp luật - như là một công cụ hạn chế bớt quyền hành của giới thống trị - có thể phát triển được ở Trung Quốc. (23)

Chiến tranh luật pháp được tiến hành theo kiểu cây gậy nhỏ (small stick) như dùng tàu chấp pháp tấn công các ngư dân ở các vùng biển mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trong khi Hải quân hỗ trợ ngay phía sau. (24)

Các nhà phân tích chiến lược Trung Quốc cảm nhận được Mỹ đã vận động luật pháp thành công trong công cuộc chiến vùng vịnh 1991 bằng cách khởi chiến thông qua sự cho phép của Liên Hiệp Quốc và sau đó là áp dụng cấm vận cũng bằng luật. Các loại bản đồ của Trung Quốc in ấn trên hộ chiếu, trên sách giáo khoa, quả địa cầu… đã bị các nước, vùng lãnh thổ Philippines, Việt Nam, Ấn Độ, Đài Loan phản đối. Song Trung Quốc đã từng lý giải các loại bản đồ này theo cách của họ. Chu Ân Lai trong các cuộc trò chuyện với Nehru năm 1954 và 1956 đã nói rằng các bản đồ của Trung Quốc không phải thể hiện "tuyên bố chủ quyền" của Trung Quốc mà chỉ là những bản đồ từ các chế độ trước truyền lại và "chưa được" sửa chữa. Cách nói này cho phép thủ tướng Trung Quốc che giấu mối quan tâm lâu dài của Bắc Kinh về các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc vào thời điểm nào đó trong tương lai.

Tác giả Stefan Halper cũng đã nói về tâm lý dân tộc Trung Quốc: Thích giải quyết bằng chính trị hơn là bằng phân xử luật pháp (desire for political rather than legal action). Dễ hiểu vì sao Trung Quốc “bất bình” quá mức cần thiết khi bị Philippines kiện. Hành động kiện là một việc làm bình thường và văn minh nhằm tạo điều kiện cho công lý được soi rọi đến với người có chính nghĩa thế nhưng có thể được xem như là hạ uy tín của Trung Quốc, theo Cao Qun.

* Sáu thành phần đánh lạc hướng của tam chiến/kết hợp cả ba loại chiến tranh:

Một, uốn nắn các niềm tin có sẵn bằng cách đưa các chứng cứ giả, uốn nắn các niềm tin này theo cách lý giải mới và bảo đảm rằng các hàm ý vừa thay đổi ấy có lợi hơn.

Hai, đưa ra những tư liệu dần dần sẽ hiệu quả hơn trong việc thay đổi nhận thức của đối thủ theo thời gian.

Ba, sử dụng thông tin chính xác càng nhiều càng tốt.

Bốn, sử dụng các cơ chế kiểm soát phản hồi và bảo đảm chúng có kết quả như mong muốn.

Năm, theo dõi chặt hiệu quả và loại trừ lập tức các hiệu ứng phụ không có ích.

Sáu, thiết kế tổng quát, vẽ ra bức tranh tổng hợp, nguồn lực, thời gian và dòng chảy thông tin vào đất phe địch.

Cách phản ứng mang tính tam chiến cao của Trung Quốc trước các cáo buộc vi phạm chủ quyền, hacking hệ thống máy tính, dùng ra đa theo dõi tàu thuyền Nhật Bản sẽ là:

- Không thừa nhận gì cả.

- Không phủ nhận gì cả.

- Yêu cầu trưng ra bằng chứng.

- Đỗ lỗi cho 1 phía nào khác.

- Tạo ra những cáo buộc ngược lại đối phương sao cho thật là sinh động. (Theo Dr James Mulvenor)

Tâm công thực ra đã được các nhà quân sự cổ kim sử dụng nhiều, trong cuộc chiến Việt Nam, chiến tranh tâm lý đã được sử dụng ra ngoài biên giới của cuộc tranh chấp.

“Ngoài ra, không lực Mỹ đã không xác định đúng điểm trọng tâm ở miền Bắc Việt Nam. Trọng tâm vừa là điểm mạnh, vừa là điểm yếu. Toàn bộ kết cấu của miền Bắc dựa trên các yếu tố tinh thần. Đây là các mục tiêu tấn công và phá hủy trực tiếp. Ngược lại, chúng ta lại nhận thức sâu sắc điểm yếu của đối thủ là các làn sóng phản đối chiến tranh ngay chính trong lòng người dân tiến bộ Mỹ. Như một học giả nước ngoài cho thấy: Đại tướng Võ Nguyên Giáp biết rõ “điểm trọng tâm thật sự trong nền dân chủ của Hoa Kỳ là sự ủng hộ về mặt chính trị của người dân” (25).

Điều mà một số nhà phân tích nhấn mạnh ở tam chiến là: 1) quan niệm về chủ quyền đặc biệt lạ của Trung Quốc, 2) khái niệm vô hình tướng (formlessness), 3) những ảnh hưởng của tam chiến đến các năng lực, xóa mờ sự hiện diện của các bên khác, cụ thể là Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.

Người Trung Quốc không chấp nhận đồng đẳng ”Có đồng đẳng tức không có chủ quyền”. Và chỉ có Trung Quốc là có quyền hùng cứ một phương một cách phù hợp nhất (26). Chiến tranh tâm lý của tam chiến cũng nhắm hướng đến sự mù mờ ảo ảo, vô hình trạng (formlessness), lai vô ảnh khứ vô tung, che giấu sức mạnh thực sự của Trung Quốc. Theo Tôn Tử, tối ưu của cuộc chiến là đánh vào kế hoạch của địch (ý chí chiến đấu). Giả vờ yếu thế ở chỗ mạnh và vờ mạnh ở chỗ yếu. Từ năm 2003, tam chiến đã được thực hiện để đỡ dần cho PLA khi lâm chiến thực thụ. Kỹ thuật xóa mờ của Trung Quốc bao gồm uy hiếp kinh tế đến các đồng minh, bạn hữu của Mỹ cộng với tuyên truyền Mỹ không có năng lực hỗ trợ đồng minh. Kế đó là ngăn trở sự giám sát và sự hiện diện của Hải quân Mỹ, gia tăng tầm với của Hải quân Trung Quốc và sau cùng là đông cứng những chiến lược xa bờ của Mỹ. (27)

Trung Quốc quyết tâm đưa Mỹ vào thế thủ bằng tam chiến, và tận dụng cách mà họ cho rằng Mỹ đã áp dụng để đuổi nước Anh khỏi Tân Lục Địa (28). Họ khẳng định Mỹ sẽ bị Trung Quốc hất cẳng, và kêu gọi các chính khách phải lạnh lý tính trong chiến lược này. (29)

Thay lời kết

Trong bối cảnh Việt Nam đang thường xuyên phải đấu tranh chống lại những hành động, lời phát ngôn của nhà cầm quyền Trung Quốc liên quan chủ quyền biển đảo và những quan hệ đối ngoại, kinh tế, an ninh quốc phòng khác, việc tìm hiểu các loại chiến lược, chiến thuật, sách lược của đối phương là điều cần thiết. Điều này không chỉ liên quan quân sự, quốc phòng mà còn đối với các lĩnh vực khác như kinh tế, khoa học, ngoại giao và những lĩnh vực dân sự khác.

Lê Vĩnh Trương (Quỹ Nghiên cứu biển Đông)

[1] Hitoshi Nasu, Proceedings of International Conference on East Sea Dispute (ICESDI 2014, July 25-26) Ton Duc Thang University Vietnam, trang 23

[2] CNP: Comprehensive National Power, tạm dịch: Sức mạnh tổng lực quốc gia

[3] Stefan Halper, China: The Three Warfares, University of Cambridge, 2013, trang 345

[4] Stefan Halper, China: The Three Warfares, University of Cambridge, 2013, trang 88

[5] Stefan Halper, China: The Three Warfares, University of Cambridge, 2013, trang 91

[6] Stefan Halper, China: The Three Warfares, University of Cambridge, 2013, trang 198

[7] Bill Hayton, The South China Sea, 2014, Yale University Press, trang 59

[8] Stefan Halper, China: The Three Warfares, University of Cambridge, 2013, trang 186

[9] Cao Qun, Proceedings of International Conference on East Sea Dispute (ICESDI 2014, July 25-26) Ton Duc Thang University Vietnam, trang 206

[10] Cao Qun, Proceedings of International Conference on East Sea Dispute (ICESDI 2014, July 25-26) Ton Duc Thang University Vietnam, trang 210

[11] Cao Qun, Proceedings of International Conference on East Sea Dispute (ICESDI 2014, July 25-26) Ton Duc Thang University Vietnam, trang 211

[12] Cao Qun, Proceedings of International Conference on East Sea Dispute (ICESDI 2014, July 25-26) Ton Duc Thang University Vietnam, trang 216

[13] Peter Hays Gries, Social Psychology and the Identity-conflict debate: Is a ‘China Threat’ Inevitable?, download fromhttp://ejt.sagepub.com at Univ of Oklahoma libraries on Feb 24, 2009, đọc 30/8/2014, trang 242

[14] Nguyễn Văn Lập, Hội nghị Trung Ương 4 Khóa XVIII Đảng Cộng Sản Trung Quốc, “Y Pháp Trị Quốc” Và Vai Trò Lãnh Đạo Của Đảng, Thông Tấn Xã Việt Nam, trang 187

[15] Stefan Halper, China: The Three Warfares, University of Cambridge, 2013, trang 28 đến 31

[16] Stefan Halper, China: The Three Warfares, University of Cambridge, 2013, trang 200

[17] Stefan Halper, China: The Three Warfares, University of Cambridge, 2013, trang 343

[18] Stefan Halper, China: The Three Warfares, University of Cambridge, 2013, trang 93

[19] Stefan Halper, China: The Three Warfares, University of Cambridge, 2013, trang 192

[20] Stefan Halper, China: The Three Warfares, University of Cambridge, 20

Nguồn: TNO
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Mưu đồ của Trung Quốc ở Trường Sa

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Dao-nh10
Hình ảnh chụp từ vệ tinh của Công ty vũ trụ châu Âu Airbus Denfense & Space (trước đây có tên là EADS, đổi tên từ đầu năm 2014) vào các thời điểm khác nhau từ tháng 3-2014 đến tháng 1-2015 trên bãi Ga Ven thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cho thấy sự lấn chiếm xây đảo nhanh chóng của Trung Quốc
Việt Nam cần tăng cường đấu tranh trên các mặt trận ngoại giao và pháp lý, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động thực địa để theo dõi thông tin chủ động hơn nữa.

Ðó là nhận định của tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ, với Tuổi Trẻ.

* Tuổi Trẻ: Ông James Clapper, giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ, vừa tố Trung Quốc có hành động hung hăng trên biển Ðông thông qua việc mở rộng các tiền đồn ở biển Ðông làm sân bay và nơi đồn trú tàu thuyền. Ông có bình luận gì?

- Thông tin, hình ảnh của tình báo Mỹ và quan điểm của Chính phủ Mỹ về các hành động của Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa rõ ràng là những sự thật không thể chối cãi được.

Trung Quốc đã có những hoạt động hết sức mạnh mẽ, khẩn trương và trên một quy mô rất lớn để xây dựng những công trình quân sự như đường băng sân bay, khu hậu cần, các đồn bốt nhằm phục vụ lực lượng quân sự của Trung Quốc.

"Giữ quan hệ hữu nghị, duy trì đàm phán hòa bình, không tạo ra xung đột là điều chúng ta đang phấn đấu, nhưng không có nghĩa chúng ta không thể hiện lập trường pháp lý của mình"

Tiến sĩ TRẦN CÔNG TRỤC
Mỹ là một trong những nước có lợi ích gián tiếp ở biển Ðông, đặc biệt về lĩnh vực hàng hải, địa chính trị với tư cách là một nước lớn.

Rõ ràng họ có quan tâm đến vấn đề này. Ðây là sự quan tâm rất thiện chí chứ không thể nói họ có ý định nào đó để gây ra những mâu thuẫn. Chúng ta cần phải nghiên cứu sự quan tâm này.

* Ông từng phát biểu việc Trung Quốc xây dựng đảo chìm thành đảo nổi nguy hiểm hơn giàn khoan Hải Dương 981 rất nhiều? Ông có thể giải thích rõ hơn?

- Giàn khoan Hải Dương 981 là hoạt động thăm dò, thử phản ứng và Trung Quốc có thể cắm và rút nó bất cứ lúc nào. Còn các công trình trái phép của Trung Quốc xây dựng ngay trên lãnh thổ của Việt Nam vốn bị Trung Quốc xâm chiếm bằng vũ lực.

Hơn nữa, xét về mặt địa chính trị và chiến lược quân sự, rõ ràng các công trình trái phép này sát bờ biển của Việt Nam, nằm xen kẽ các vùng Việt Nam có đóng quân và trên tuyến đường hàng hải ở phía nam biển Ðông. Do vậy các công trình trái phép này nguy hiểm hơn rất nhiều.

Trung Quốc đang thiết lập các nhịp cầu để làm bàn đạp tấn công. Có thể sẽ có lúc họ dùng vũ lực để đánh chiếm các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam như các năm 1956, 1974, 1988 và cũng có thể họ sẽ tiến hành “chiến tranh xâm lược mềm” như triển khai tàu đánh cá, hoạt động dầu khí và hàng không trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Ðây chính là một trong những mũi tiến công hết sức nguy hiểm của Trung Quốc.

* Sau phát biểu của ông Clapper, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngang nhiên nói các hoạt động trên các bãi cạn và vùng biển xung quanh ở Trường Sa là “hợp lý, chính đáng và hợp pháp” và thái độ của Bắc Kinh là “kiềm chế và có trách nhiệm”? Nên hiểu như thế nào?

- Ðây rõ ràng là những lời lẽ mang tính chất ngụy biện, che đậy những hành động sai trái và hăm dọa của họ.

Hành động của họ là sai nhưng họ tố cáo lại để giành thế chủ động. Họ nói họ chấp hành và có trách nhiệm trong việc bảo vệ hòa bình. Nếu chúng ta không tiếp tục làm rõ thì bạn bè và dư luận sẽ không hiểu vấn đề.

Ngoài ý nghĩa về mặt quân sự, Trung Quốc còn muốn biến những công trình này trở thành các căn cứ hậu cần để phục vụ các hoạt động sắp tới như cắm giàn khoan khai thác dầu, để không cần phải kéo hàng trăm tàu bảo vệ như vụ giàn khoan Hải Dương 981 năm ngoái.

Có thể nói đây là những công trình quân sự mang tính chất tấn công và hoàn toàn phù hợp với chiến lược của Trung Quốc trong việc từng bước đặt các nhịp cầu để có thể vươn ra khống chế và độc chiếm biển Ðông theo yêu sách lưỡi bò của mình.

Bài học Hoàng Sa bị mất vẫn còn đó. Họ từng bước chiếm Hoàng Sa vào năm 1956 và 1974. Ðây là mũi tấn công hết sức nguy hiểm mà chúng ta không thể không cảnh giác.

* Báo chí Trung Quốc cho rằng từ các căn cứ quân sự ở Trường Sa, Trung Quốc có thể tấn công vào Việt Nam trong vòng 24 giờ?

- Dù đây không phải là thông tin chính thức từ các cơ quan quân sự hay ngoại giao của Trung Quốc nhưng hoàn toàn là một suy luận logic. Thông tin này đến từ phía dư luận và các trang mạng từ Trung Quốc.

Thật ra, điều này nằm trong sự bài binh bố trận của Trung Quốc nhằm mang tính răn đe. Cho nên Việt Nam phải cảnh giác.

Một lần nữa tôi muốn nhắc lại đây là những căn cứ quân sự mang tính chất tấn công chứ không phải phòng thủ.

* Phía Việt Nam và những nước có quyền lợi và chủ quyền ở biển Ðông cần phải làm gì, thưa ông?

- Như chúng ta đã biết, Việt Nam là nước có lãnh thổ bị Trung Quốc xâm chiếm bằng vũ lực quân sự. Sau đó, Trung Quốc biến các đảo chìm thành đảo nổi, trở thành căn cứ hùng hậu và kiên cố ở khu vực.

Chúng ta phải đấu tranh mạnh mẽ, chí ít là ở mặt trận thông tin truyền thông cùng với việc tăng cường đấu tranh trên mặt trận pháp lý và ngoại giao.

Về mặt pháp lý, chúng ta phải thể hiện ý chí không bao giờ chấp nhận hành động sai trái của Trung Quốc.

Chúng ta cần phải phản đối mạnh mẽ hơn và có lập trường rõ ràng hơn. Ðồng thời kêu gọi sự ủng hộ quốc tế bằng cách phân tích cho bạn bè quốc tế hiểu rõ chủ quyền của chúng ta và việc Trung Quốc xâm chiếm bằng vũ lực là sai như thế nào.

Ngoài ra, chúng ta cũng phải đẩy mạnh các hoạt động thực địa, theo dõi và nắm thông tin tường tận. Nếu Việt Nam nắm rõ thông tin thì phải công bố những thông tin chủ động hơn nữa để người dân có thể hiểu rõ vấn đề. Rõ ràng giá trị của thông tin sẽ mạnh mẽ hơn nhiều.

* Việt Nam có nên áp dụng các biện pháp đấu tranh như vụ giàn khoan Hải Dương 981?

- Theo tôi thì phải nâng đấu tranh ở mức cao hơn nữa, chẳng hạn như tăng cường phản đối lên các tổ chức Liên Hiệp Quốc. Làm rõ các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển của Trung Quốc.

Rõ ràng tất cả biện pháp đấu tranh của chúng ta trong sự kiện giàn khoan có tác động rất lớn và Trung Quốc buộc phải thay đổi chiến thuật của mình.

Ðây là bài học nhãn tiền chúng ta cần phải rút ra. Chúng ta phải phát huy tất cả biện pháp đấu tranh có thể để giúp các bên cùng nhau giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và có hiệu quả nhất.

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Yextze10

Nguồn: TTO
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

"Thập niên 80 nếu có tàu sân bay, Trung Quốc đã đánh toàn bộ Trường Sa"?!

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Tong_t10Tống Trung Bình đang lộng ngôn "chém gió" trên đài Phượng Hoàng
GDVN - Tống Trung Bình cho rằng khi đó có cơ hội thôn tính toàn bộ Trường Sa, nhưng vì sợ sức mạnh không quân Việt Nam nên chỉ dám đánh chiếm 6 bãi đá rồi rút.

Chương trình bình luận thời sự "Mỗi hổ ngồi một chỗ đàm thoại" hôm 28/2 của đài Phượng Hoàng, Hồng Kông có quan điểm thân Bắc Kinh tiếp tục bình luận xuyên tạc, tuyên truyền cho cái gọi là chủ quyền (vô lý, phi pháp) mà Trung Quốc yêu sách với gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Tống Trung Bình, một nhà bình luận thời sự nói rằng Trung Quốc vì không thể khống chế bầu trời BIển Đông nên máy bay nước này không thể bay ra Trường Sa rồi lại bay về. Nếu Bắc Kinh sớm có tàu sân bay, Trung Nam Hải sẽ đánh chiếm toàn bộ 29 điểm đảo, bãi đá, rặng san hô nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà người Việt đang đóng giữ.

Ông Bình rêu rao, cuối những năm 1980 cả Mỹ, Nhật Bản và Nga đều không mấy chú ý đến Biển Đông lúc đó muốn đánh chiếm thôn tính Trường Sa là tương đối dễ. Năm 1988 Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma và 5 bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa, Tống Trung Bình cho rằng khi đó có cơ hội thôn tính toàn bộ Trường Sa, nhưng vì sợ sức mạnh không quân Việt Nam nên chỉ dám đánh chiếm 6 bãi đá rồi rút.

Tại sao Trung Quốc lại rút lui sau khi chiếm 6 bãi đá, theo ông Bình là vì Bắc Kinh không thể kiểm soát được bầu trời, Trường Sa cách Trung Quốc quá xa, khoảng 1500 km, máy bay Trung Quốc không thể bay từ đất liền ra ngoài đó. Lúc đó mà Bắc Kinh có một tàu sân bay, chắc chắn sẽ đánh chiếm 29 điểm đảo, bãi đá, rặng san hô của Việt Nam, Tống Trung Bình tự đắc lên giọng xâm lược.

Châu Húc Đông, một khách mời khác của đài Phượng Hoàng ngông cuồng hơn khi tuyên bố không đồng ý với Tống Trung Bình, không phải vì thiếu hàng không mẫu hạm, mà bất cứ lúc nào Trung Nam Hải cũng có thể đánh chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa, vấn đề là Trung Nam Hải có "dám chơi" hay không.

Trong khi cả thế giới và khu vực đang đặc biệt quan ngại trước các hành động leo thang, thay đổi hiện trạng ở 6 bãi đá ngoài quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc bồi lấp thành đảo nhân tạo phi pháp, đặt căn cứ quân sự uy hiếp hòa bình, đe dọa an ninh ổn định trong khu vực, việc giới truyền thông và một số học giả diều hâu Bắc Kinh lên giọng thôn tính xâm lược Trường Sa khiến dư luận càng thấy rõ dã tâm bành trướng, biến Biển Đông thành ao nhà của Bắc Kinh.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Viên đạn bọc đường của Trung Quốc

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Dohoa_10
Lược đồ về kế hoạch Chuỗi ngọc trai của Trung Quốc - Ảnh: Ecurrentaffairs.in - Đồ họa: Du Sơn
Suốt nhiều năm nay, Trung Quốc đã và đang tìm cách bao vây Nam Á bằng chiến lược Chuỗi ngọc trai. Thuật ngữ này chỉ một mạng lưới cơ sở hạ tầng quân sự và cảng biển được xây dựng ở nhiều nước đối tác của Trung Quốc lẫn tại các khu vực tranh chấp mà nước này đang chiếm đóng trên biển Đông. Kết nối lại với nhau, chúng tạo thành một con đường chiến lược nối bờ biển phía đông Trung Quốc băng qua biển Đông, cắt ngang Ấn Độ Dương đến tận Trung Đông và sẽ giúp nước này tăng cường sức mạnh chiến lược cũng như khả năng tiếp cận hàng hải. Chẳng ngạc nhiên khi Ấn Độ và nhiều nước khác hết sức lo lắng trước tiến trình này.

Lớp ngụy trang mới

Hiện nay, Trung Quốc đang tìm cách che giấu ý định bằng tuyên bố muốn xây dựng Con đường tơ lụa trên biển của thế kỷ 21 nhằm cải thiện giao thương và trao đổi văn hóa. Thế nhưng, những sáo ngữ đầy tính thân thiện khó có thể làm vơi đi lo ngại ở châu Á và các đối tác bên ngoài về mục tiêu thống trị khu vực của Trung Quốc. Bằng cách thiết lập sự thống trị dọc các tuyến đường giao thương huyết mạch song song với khiêu khích tranh chấp lãnh thổ với một số nước láng giềng, Bắc Kinh đang nỗ lực vẽ lại bản đồ địa chính trị ở châu Á.

Bằng chứng cho khía cạnh chiến lược của Con đường tơ lụa trên biển là việc chính quân đội Trung Quốc (PLA) đang hết sức tích cực trong các cuộc thảo luận về chủ đề này. Thiếu tướng Kỷ Minh Quy, thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc, lập luận sáng kiến trên có thể giúp Trung Quốc tạo dựng một “hình ảnh mới” và “giành ảnh hưởng”.

Tuy nhiên, các chuyên gia của PLA vẫn cố che đậy sự liên kết giữa Con đường tơ lụa trên biển với Chuỗi ngọc trai. Thay vào đó, họ so sánh nó với các cuộc viễn chinh hồi thế kỷ 15 của hoạn quan Trịnh Hòa. Theo thành viên Quân ủy Trung ương Trung Quốc Tôn Tư Kính, Trịnh Hòa sử dụng Con đường tơ lụa trên biển thời cổ mà không đánh chiếm “một tấc đất nào” (mặc dù lịch sử chứng thực Trịnh đã dùng vũ lực - chẳng hạn như hành quyết các thủ lĩnh địa phương - để kiểm soát các tuyến đường huyết mạch).

Trong thực tế, không có nhiều điểm khác nhau giữa Con đường tơ lụa trên biển với Chuỗi ngọc trai. Dù Trung Quốc đang sử dụng các chiến thuật trông có vẻ hòa bình để thúc đẩy sáng kiến trên, song mục tiêu chính không phải là hợp tác cùng có lợi mà là chiếm uy thế chiến lược.

Đừng trở thành con ếch

Hiện nay, Trung Quốc thường sử dụng viện trợ, đầu tư và các đòn bẩy khác để khiến các láng giềng ngày càng phụ thuộc về kinh tế cũng như tăng cường hợp tác an ninh với mình. Nước này đã và đang xây dựng cảng biển, đường sắt, đường cao tốc, đường ống dẫn dầu tại nhiều nước ven biển trong khu vực, không chỉ để tạo thuận lợi cho nhập khẩu tài nguyên khoáng sản và xuất khẩu hàng hóa sản phẩm mà còn để thúc đẩy các mục tiêu quân sự. Chẳng hạn, Trung Quốc đã ký thỏa thuận trị giá nhiều tỉ USD với Pakistan để phát triển cảng biển ở Gwadar do vị trí chiến lược của nó tại cửa eo biển Hormuz.

Năm ngoái, tàu ngầm tấn công của Trung Quốc đã 2 lần cập vào bến cảng mới trị giá 500 triệu USD do nước này đầu tư xây dựng ở thủ đô kinh tế Colombo của Sri Lanka. Trung Quốc còn nuôi ý định bỏ ra 1,4 tỉ USD để xây một khu phức hợp cảng biển 108 ha ở Colombo (Dự án này vừa bị nội các mới nhậm chức của Sri Lanka đình chỉ vì thiếu minh bạch và vi phạm các tiêu chuẩn về môi trường - ND).

Bắc Kinh đang có những bước đi cẩn thận để có thể tiếp tục tiến đến mục tiêu mà không gây hoảng sợ cho các bên. Để mô tả tình hình hiện nay, học giả Mỹ John Garver đã sử dụng một truyện ngụ ngôn của Trung Quốc: “Con ếch nằm trong nồi nước ấm cảm thấy rất thoải mái và an toàn. Nó không hề nhận ra nhiệt độ nước từ từ tăng lên và cuối cùng bị nấu chín hồi nào không hay”. Nhìn theo hướng này thì không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc mời Ấn Độ tham gia sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển. Mục đích không chỉ để xoa dịu lo ngại mà còn nhằm phân rẽ quan hệ chiến lược giữa Ấn Độ với Mỹ và Nhật Bản.

Kế hoạch Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc kết hợp các mục tiêu kinh tế, ngoại giao, năng lượng và an ninh nhằm tạo ra một mạng lưới rộng lớn các cơ sở liên kết để thúc đẩy thương mại, hỗ trợ xâm nhập chiến lược và mở đường hoạt động cho lực lượng tàu ngầm. Với tiến trình này, Trung Quốc đặt mục tiêu thiết lập một trật tự châu Á không dựa trên sự cân bằng quyền lực với Mỹ mà dựa trên quyền bá chủ của mình. Chỉ có một sự liên kết chặt chẽ giữa các đối tác, đồng minh mới có thể ngăn chặn chiến lược này.

Theo Tân Hoa xã, trong buổi họp báo bên lề kỳ họp quốc hội đang diễn ra, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 8.3 ngang ngược tuyên bố các hành động bồi đắp xây dựng của nước này trên biển Đông là “hợp pháp và cần thiết trên đảo và bãi đá của chúng tôi”. Thực chất, nhiều quốc gia, kể cả những nước không tham gia tranh chấp như Mỹ, và giới học giả đã bày tỏ lo ngại về hành vi bồi đắp, cải tạo phi pháp của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền VN. Ngày 5.3, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao VN Phạm Thu Hằng khẳng định VN phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động sai trái này.

      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Trung Quốc đưa quân tới đảo mới ở Hoàng Sa

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 A_101410Nhóm đảo có Đảo Cây, nhìn từ trên không
Từ ngày 8/3, Trung Quốc đã chính thức triển khai lực lượng đồn trú tới đảo Triệu Thuật (Đảo Cây) - nơi nước này đang chiếm đóng phi pháp.

Thông tin trên được Tân Hoa xã dẫn nguồn từ lực lượng cảnh sát thuộc Chi đội công an biên phòng của cái gọi là thành phố  Tam Sa cho biết.

Mục đích chính của việc này, theo tuyên bố của phía Trung Quốc, là để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc đối với đảo Triệu Thuật, các bãi đá và doi cát ở khu vực Bắc Trung Nam và vùng biển xung quanh hòn đảo này.

Đảo Cây là một đảo san hô thuộc nhóm đảo An Vĩnh trong quần đảo Hoàng Sa. Đảo Cây nằm cách đảo Phú Lâm khoảng 9,2 hải lý (17 km) về phía Bắc Tây Bắc và cách Cồn cát Tây 4 hải lý (7,4 km) về phía Đông. Hiện nay, Trung Quốc đang chiếm đóng phi pháp hòn đảo này.

Trước đó, cũng tại Hoàng Sa của Việt Nam, đầu tháng 1/2015, Trung Quốc đã ngang nhiên cho ra đời cái gọi là "Ban Vũ trang Nhân dân" trái phép.

Theo đó, Bắc Kinh đã thành lập đồng thời 4 “Ban Vũ trang Nhân dân” nói trên, trong đó có “Ban Vũ trang Nhân dân” đảo/thị trấn Vĩnh Hưng (thực tế là đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), “Ban Vũ trang Nhân dân” Thất Liên (7 hòn đảo gần nhau, đều thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “Ban Vũ trang Nhân dân” quần đảo Vĩnh Lạc (thực tế là nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam).

Đây là một trong những tổ chức cơ sở của chính quyền ở Trung Quốc, thông thường được thiết lập ở cấp xã, phường, thị trấn, phụ trách công tác nghĩa vụ quân sự, quản lý quân nhân dự bị và động viên chiến tranh.

Theo CNS, việc thành lập các “Ban Vũ trang Nhân dân” này là biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của công tác vũ trang tại cơ sở, nhằm hoàn thiện nhu cầu của hệ thống chính quyền ở Tam Sa.

Bốn “Ban Vũ trang Nhân dân” này sẽ chịu sự lãnh đạo của Thị ủy Tam Sa, chính quyền thành phố Tam Sa và Khu Cảnh bị Tam Sa.

Như vậy, Trung Quốc đã có những bước đi liên tiếp nhằm xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động sai trái đó.

Mọi hành động của phía Trung Quốc nhằm xây dựng, mở rộng trái phép công trình, đưa người tới các quần đảo này không chỉ xâm phạm nghiệm trọng chủ quyền của Việt Nam, mà còn vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

​Trung Quốc lộ ý đồ quân sự của các đảo nhân tạo

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Gahk5j10
Hoạt động xây dựng ở bãi Vành Khăn của Việt Nam Ảnh: CSIS
TTO - Ngày 9-4, chính quyền Trung Quốc tuyên bố sẽ sử dụng các đảo nhân tạo xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam “vì mục tiêu quân sự”.

Theo Tân Hoa xã, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết các đảo nhân tạo mà nước này đang xây “sẽ đáp ứng nhu cầu quốc phòng” của Trung Quốc. “Các công trình này sẽ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải của Trung Quốc” - bà Hoa nhấn mạnh.

Bà Hoa cũng cho biết Trung Quốc đang phát triển các dịch vụ trú ẩn, tìm kiếm cứu nạn, dự báo thời tiết hàng hải, ngư nghiệp, các dịch vụ hành chính khác ở các đảo nhân tạo.

Trước đó Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) công bố các hình ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trước khi rời Nhật sang thăm Hàn Quốc hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cảnh báo việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo và quân sự hóa tranh chấp trên biển Đông có thể dẫn tới các tình huống nguy hiểm.

“Đây không chỉ là mối lo ngại của Mỹ mà còn là sự lo ngại chung của cả khu vực” - ông Carter nhấn mạnh. Trong bài phân tích của CSIS, sĩ quan chỉ huy Wilson VornDick của hải quân Mỹ cho biết Trung Quốc muốn dùng các đảo nhân tạo để hiện thực hóa “đường lưỡi bò” phi pháp.

Chuyên gia Mira Rapp-Hooper của CSIS cho rằng tình hình ở bãi Vành Khăn cho thấy hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc đang diễn ra có hệ thống và trên diện rộng.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

​Trung Quốc vận dụng Binh pháp Tôn tử tại biển Đông như thế nào?

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Da_chu10
Hoạt động xây dựng ở bãi Vành Khăn của Việt Nam Ảnh: CSIS
Phó Giáo sư (PGS) Alexander L. Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương, trong bài phỏng vấn trên trang International-Relations.Asia, cho rằng TQ đang dụng thuật của cha đẻ “Binh pháp Tôn tử” để lại.

+ Phóng viên: Các hoạt động cải tạo đảo chìm, bãi đá ngầm của Trung Quốc không còn là vấn đề mới. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng dù Trung Quốc tiến hành cải tạo đảo trên nhiều quy mô khác nhau, thì Bắc Kinh cũng không thể tạo thêm ý nghĩa mang tính chiến lược trong việc đối đầu hay xung đột (với các quốc gia khác – ND), trong đó có Mỹ. Hơn nữa, nhìn từ góc độ pháp lý Trung Quốc không thể tuyên bố trước tòa án quốc tế rằng các bãi cạn hay bãi đá ngầm hiện được cải tạo có giá trị như khái niệm về đảo được quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Theo ông đâu là nội hàm của việc xây đảo nhân tạo, hay đây đơn thuần chỉ là màn “khoe cơ bắp” của Trung Quốc?

. GS. Alexander Vuving: Chúng ta cần nhìn vào hoạt động cải tạo đất liền của Trung Quốc ở biển Đông từ một góc độ khác hơn so với góc độ thông thường, vốn chỉ nhấn mạnh vào phương diện quân sự và pháp lý.

Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược dựa vào các nguyên tắc rất khác so với cách nghĩ thông thường của người phương Tây.

Triết lý cơ bản của TQ có thể được tìm thấy trong tác phẩm Art of War (tạm dịch: Nghệ thuật của chiến tranh hay còn được biết đến với cái tên Binh pháp Tôn Tử) của Tôn Vũ, với ý niệm cốt lõi chính là “chiến thắng mà không cần chiến đấu”, không cần quân sự hay yếu tố luật pháp. Vì vậy, trong khi Trung Quốc rõ ràng muốn chiến thắng, muốn đạt được mục tiêu mà không cần phải dùng đến các hoạt động quân sự.

Các hoạt động này của Trung Quốc ở biển Đông, từ cải tạo đất liền cho tới sử dụng Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) và các lực lượng phi quân sự hay chiến tranh pháp lý là tất cả những yếu tố của chiến thuật “chiến thắng mà không cần chiến đấu”.

Thật sai lầm nếu bạn nhìn vào những gì Trung Quốc đang làm ở biển Đông từ góc độ ý nghĩa quân sự. Sai làm tương tự xảy ra nếu chúng ta đánh giá hoạt động cải tạo đất của Bắc Kinh theo góc độ pháp lý, từ đó kết luận rằng các bãi đá mà Trung Quốc đang cải tạo không phải là đảo hợp pháp (theo quy định của luật quốc tế - ND) nên Bắc Kinh không thể dựa vào đó để tự lập ra một Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).

Những gì Trung Quốc đang làm hiện tại là chiếm hữu nhiều vị trí khác nhau trên biển Đông và xây dựng chúng thành các tiền đồn hùng mạnh. Bắt đầu từ đây, Bắc Kinh muốn tạo dựng nên vị thế mới về mặt địa chính trị, hướng các quốc gia lân cận nhìn vào xu hướng thay đổi mọi thứ trên biển (sự thay đổi của các đảo, các khu dân cư, cơ sở hạ tầng, căn cứ quân sự…) tại biển Đông.

Từ đây tin rằng TQ trong tương lai rồi cũng sẽ giành chiến thắng trong cuộc chơi. TQ tin rằng các nước sẽ sớm hiểu rằng “động đến Bắc Kinh chẳng có lợi ích gì” (vì TQ ở khắp mọi nơi), từ đó né tránh đụng độ và sau cùng là chấp nhận sự chiếm hựu trái phép của TQ và quyết định từ bỏ.

Triết lý cơ bản là như vậy. Trung Quốc đang cải tạo đảo và xây dựng các cơ vật chất lưỡng dụng, vừa phục vụ cho quân sự, vừa có thể phục vụ cho mục đích dân sự.

Ngư dân được phép sử dụng các bến cảng ngoại trừ những cơ sở vật chất dành cho cảnh sát biển và lực lượng quân đội. Đường băng dài khoảng 3.000 m được xây dựng tại bãi đá Chữ Thập (của Việt Nam – ND) được Bắc Kinh tuyên bố là cần thiết để hỗ trợ người dân trên đảo này. Và theo cách đó, đường băng này đủ dài để chứa các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 của Trung Quốc.

Có nhiều tranh cãi cho rằng nếu Trung Quốc đưa các cơ sở quân sự vào các đảo nhỏ này, bởi họ sẽ rất dễ bị tổn thương khi kịch bản chiến tranh xảy ra. Nhưng Trung Quốc không “chuẩn bị” cho một chiến tranh.

Trung Quốc chuẩn bị cho hòa bình, chuẩn bị cho việc chiến thắng mà không cần chiến đấu. Không ai muốn giao tranh với Trung Quốc và ngược lại Trung Quốc cũng không chuẩn bị vì điều đó.

Từ góc nhìn của Việt Nam, Malaysia hay Philippines, các căn cứ quân sự và trung tâm hậu cần của Trung Quốc sẽ có mặt trên khắp vùng biển này.

Điều này làm gia tăng đáng kể khả năng kiểm soát biển đông của Trung Quốc, mặc dù Trung Quốc không tiến hành một vụ đụng độ quân sự nào. Các đảo nhân tạo sẽ làm thay đổi sự tính toán chiến lược của các nước lân cận do sự thống trị bất hợp pháp ngày càng tăng của Trung Quốc.

Nếu nhìn vào tình hình ở biển Đông sau 10 năm nữa, những gì họ nhìn thấy là một khu vực đầy rẫy các căn cứ quân sự, trung tâm hậu cần và các chốt kiểm soát hùng mạnh của Trung Quốc chi phối ở biển Đông. Trong khi đó, Mỹ không có bất kỳ căn cứ nào ở đây vì vậy nếu xảy ra xung đột thực sự, Trung Quốc có thể áp đảo các bên.

Một góc độ khác có thể xem xét trường hợp đảo nhân tạo chính là yếu tố pháp lý. Rõ ràng, nếu nhìn vào điều khoản 121 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, thì khái niệm đảo chính là một vùng đất được hình thành một cách tự nhiên và nổi trên mặt nước khi thủy triều dâng.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nếu quốc gia có “đảo tự nhiên” muốn mở rộng vùng đặc quyền kinh tế dài 200 hải lý từ đảo này. Hơn nữa, quốc gia có chủ quyền phải duy trì được sự sống của con người trên quần đảo và đảm bảo đời sống kinh tế.

Hiện giờ, những gì mà Trung Quốc đang làm là cải tạo những bãi đá, hầu hết là bãi đá ngầm cách đây hàng mấy thập kỷ thành các đảo nhân tạo.

Tuy nhiên, dù tòa án có thể bác bỏ rằng các quần đảo này không được hình thành tự nhiên vì chúng vốn là các bãi đá ngầm, thì đó sẽ là một quá trình phức tạp và lâu dài.

Và thực tế, Trung Quốc không chuẩn bị cho một cuộc đấu pháp lý như thế, bởi ngay từ đầu Trung Quốc đã từ chối “hầu tòa” về vấn đề đảo nhân tạo.

Thay vào đó, Trung Quốc đang tạo ra sự kiện thực tiễn để có “cớ” tuyên bố rằng đây là quần đảo và tạo ra Vùng đặc quyền kinh tế với phạm vi 200 hải lý. Trước đó có rất nhiều ví dụ chứng minh cho điều này.

Đảo Okinotori của Nhật Bản là một tiền lệ cho việc cải tạo các bãi đá thành quần đảo và tuyên bố chủ quyền Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý xung quanh quần đảo này mặc dù Trung Quốc và Hàn Quốc công nhận đó chỉ là bãi đá.

Sẽ không mấy ngạc nhiên nếu trong vài năm tới Trung Quốc tuyên bố rằng bãi đá ngầm này đều là quần đảo và họ đã thiết lập Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý ở quần đảo này.

Điều đó là bất hợp pháp và nhiều quốc gia khác sẽ phản đối và tranh cãi. Tuy nhiên, cho tới khi vụ việc được đưa ra trước tòa án quốc tế, chẳg quốc gia nào có được một phán quyết cuối cùng về tính hợp pháp của các bãi đá bị Trung Quốc “nhân tạo hoá” thành đảo, đồng thời cũngkhông có ai phán xét Trung Quốc có được quyền tuyên bố Vùng đặc quyền kinh tế không.

Vì vậy, Trung Quốc sẽ là “người chơi” hùng mạnh nhất trong khu vực để thực thi các tuyên bố đơn phương của mình. Trên lý thuyết, Trung Quốc là quốc gia hùng mạnh nhất và có thể làm được điều này.

* Tựa bài và các tít phụ do người dịch đặt lại.

Đại Thắng - Ngọc Như (lược dịch International-Relations.Asia)
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

​Trung Quốc tuyên bố sắp kết thúc bồi lấp bản chất là gì?

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Da_chu11
Công sự, nhà nổi cùng ụ súng, pháo đài Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập, Trường Sa của Việt Nam sau khi xâm lược và chiếm đóng trái phép từ năm 1988
Ngày 16/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đột ngột tuyên bố với báo giới rằng, hoạt động bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp của Trung Quốc trên 7 bãi đá, rặng san hô mà họ xâm lược, chiếm đóng trái phép của Việt Nam từ năm 1988, 1995 đến nay "sắp hoàn thành trong thời gian tới" và Trung Quốc sẽ chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các mục đích dân sự và quân sự đã định".

Trước động thái ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền hợp pháp của Việt Nam ở Trường Sa này, dư luận cũng như giới truyền thông đang có nhiều băn khoăn, nhận thức khác nhau.

Thậm chí không ít người thở phào tin rằng đây là một bước xuống thang của Trung Quốc trước áp lực mạnh mẽ của Hoa Kỳ. Nghĩ như vậy là ngây thơ, trúng bẫy ngôn từ - pháp lý hết sức nguy hiểm mà Trung Quốc đang giăng ra bẫy chúng ta.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra tuyên bố tưởng chừng vô thưởng vô phạt, thậm chí có người cho là "xuống nước" thực chất lại là một bước leo thang mới lắt léo và vô cùng nguy hại, đặc biệt là đối với Việt Nam.

Cái nguy hại đầu tiên là Trung Quốc đang chia rẽ, phân hóa nhận thức của các bên liên quan, đặc biệt là Việt Nam về mặt nhận thức để ru ngủ người Việt về mặt chủ quyền lãnh thổ và chuẩn bị cho bước leo thang mới nguy hiểm hơn - quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp trên 7 bãi đá ở Trường Sa.

Cú lừa ngôn từ và tâm lý không giấu nổi dã tâm bành trướng

Thứ nhất, tuyên bố của Lục Khảng rất rõ ràng, đó là Trung Quốc "sắp bồi lấp, xây dựng xong" đảo nhân tạo bất hợp pháp trên lãnh thổ hợp pháp của Việt Nam để chuẩn bị chuyển sang giai đoạn 2, xây dựng cơ sở hạ tầng và quân sự hóa, cài đặt vũ khí khí tài ở đó, một bước leo thang mới.

Đây hoàn toàn không phải là Trung Quốc dừng vô điều kiện các hoạt động bồi lấp, xây dựng bất chấp phản ứng mạnh mẽ của các bên liên quan, đặc biệt là Hoa Kỳ.

Thứ hai, Trung Quốc bắt đầu các hoạt động bồi lấp xây dựng bất hợp pháp đảo nhân tạo trên 7 bãi đá ở Trường Sa từ năm ngoái và bị truyền thông quốc tế phát hiện.

Để che dấu âm mưu và đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận về hoạt động này cũng như phản đối của các nước liên mà chủ yếu là Việt Nam, Bắc Kinh đã kéo giàn khoan 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam gây ra một cuộc khủng hoảng truyền thông.

Tất cả dư luận khi đó dường như đều đổ dồn về vụ giàn khoan 981 mà không biết rằng đây là kế nghi binh, điệu hổ ly sơn của Trung Quốc dù đã có cảnh báo từ các học giả và truyền thông quốc tế cũng như cá nhân tôi.

Giàn khoan thì nay họ cắm mai họ rút, nhưng khi một pháo đài quân sự, một đảo nổi nhân tạo mọc lên thì khó có thể ép Trung Quốc trả lại nguyên trạng nếu không muốn nói là không thể.

Thứ ba, chỉ trong vòng 5 tháng trở lại đây Trung Quốc đêm ngày bồi lấp hết khả năng có thể đã tạo ra 75% trong số hơn 800 héc ta tổng diện tích các đảo nổi nhân tạo.

Truyền thông nhà nước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao của họ mới bắt đầu úp úp mở mở về hoạt động bồi lấp bất hợp pháp ở Trường Sa khi hình ảnh sân bay trên đá Chữ Thập và các đảo nhân tạo khổng lồ đã không thể giấu được ai nữa.

Các bên liên quan lo ngại, Hoa Kỳ nhiều lần lên tiếng phản đối, thậm chí cho máy bay trinh sát bay sát đảo nhân tạo và đưa phóng viên CNN lên ghi hình, công bố cho toàn thế giới thấy sự thật. Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ bay vào 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo bất hợp pháp này.

Đúng lúc căng thẳng Trung - Mỹ bị Trung Quốc đẩy lên đỉnh điểm, gần như bên bờ vực xung đột thì Lục Khảng với tư cách đại diện chính phủ Trung Quốc tuyên bố "sắp hoàn thành bồi lấp xây dựng" khiến một số người hiểu lầm rằng Bắc Kinh "dừng lại, xuống thang".

Nhưng thực chất đọc kỹ tuyên bố của Lục Khảng là thấy rõ, Trung Quốc đã "bồi lấp xong" chứ không phải họ đang làm mà phải ngừng vô điều kiện!

Thứ tư, bản thân sự thừa nhận công khai của Lục Khảng với tư cách người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc về việc "Bắc Kinh sắp kết thúc bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo và chuyển sang giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ mục tiêu quân sự và dân sự đã định" cho thấy: Lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công khai thừa nhận hoạt động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam với tư cách là một nhà nước!

Đây mới là điều thực sự nguy hiểm và đáng nói. Lâu nay họ chỉ làm không nói, mặc dư luận chỉ trích, thậm chí là gây áp lực, đe dọa, giờ thì họ công khai tuyên bố, xác nhận.

Bẫy Việt Nam, bẫy cả Hoa Kỳ


Sở dĩ nói là bẫy Việt Nam vì như phân tích ở trên, nhà nước Trung Quốc công khai xác nhận hoạt động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa bằng cụm từ "sắp kết thúc".

Cũng chính cụm từ này lại đang khiến nhiều người ngây thơ tin rằng, à Trung Quốc đã phải xuống thang trước áp lực Hoa Kỳ. Tin tưởng như vậy là đang bị Bắc Kinh xỏ mũi.

Họ ngang nhiên xác nhận với tư cách nhà nước rằng Trung Quốc xây dựng, bồi lấp trên lãnh thổ hợp pháp của Việt Nam mà lại cho rằng Trung Quốc đang xuống thang, "thiện chí" để không phản đối, tức là ta thừa nhận các hoạt động của Trung Quốc.

Xin lưu ý, lâu nay Trung Quốc vẫn chỉ úp úp mở mở làm nóng dư luận, đến khi làm xong cũng là lúc căng thẳng lên đến đỉnh điểm họ mới tuyên bố "sắp xong" để người ta hiểu lầm thành "sắp dừng lại" hay Trung Quốc xuống thang, thiện chí nên "không nỡ phản đối".

Vì vậy lúc này hơn bao giờ hết, Việt Nam cần phải hết sức tỉnh táo, chính thức phản đối về mặt nhà nước với các hoạt động sai trái, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam mà phía Trung Quốc đã, đang và sẽ tiến hành.

Ít nhất cũng phải tương đương với cấp độ tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Nếu chúng ta không nói, sau này chính Trung Quốc sẽ vặn lại chúng ta rằng chúng ta đã "mặc nhiên thừa nhận" khi không phản đối gì lúc họ chính thức tuyên bố, xác nhận việc bồi lấp và xây dựng.

Với dư luận quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ ngụy biện rằng: Đấy, chúng tôi đã "thiện chí" giảm căng thẳng bằng việc "ngừng" hoạt động bồi lấp và xây dựng, các anh không có cớ gì để leo thang!

Nếu Mỹ tiếp tục cho máy bay, tàu quân sự tiến vào 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo trái phép như đã tuyên bố, Bắc Kinh sẽ lập tức lu loa rằng người Mỹ "leo thang" ở Biển Đông?!

Đây là một đòn nghi binh, né tránh chỉ trích của dư luận và các biện pháp ngăn chặn của các bên liên quan, đặc biệt là Hoa Kỳ. Nếu Hoa Kỳ không có các biện pháp phản ứng cứng rắn và quyết liệt, rõ ràng đã trúng "lỡm" của Bắc Kinh.

Đó là lý do tại sao ông Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long bất ngờ được phái sang Mỹ và chỉ vài ngày sau họ tuyên bố công khai, sắp bồi lấp xong, sắp dừng lại, vậy là Mỹ "không còn cớ gì" để nói họ!

Thủ đoạn này chỉ là ảo thuật ngôn từ của các nhà ngoại giao Trung Quốc để thực hiện bằng được âm mưu bành trướng Biển Đông. Nó cũng chính là "nghệ thuật" điều khiển dư luận của nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn thường thấy trong các sự vụ leo thang căng thẳng trên Biển Đông bằng cách "cứ làm, không nói bất chấp phản đối".

Đến khi gần xong ngoài thực địa, đạt mục đích kế hoạch đề ra cũng là lúc dư luận bị đẩy lên đỉnh điểm, Trung Quốc đột ngột tuyên bố dừng, mà thực chất là họ đã làm xong cái cần làm và bắt đầu xì hơi quả bóng dư luận, tâm lý bức xúc do chính họ chủ động tạo ra.

Ngay cả cái kế nghi binh giàn khoan 981 năm ngoái cũng không ngoại lệ.

Chắc chắn trong Đối thoại Chiến lược và kinh tế thường niên Trung - Mỹ sắp tới, Trung Quốc sẽ nói với Mỹ rằng "chúng tôi đã thiện chí, xuống thang" và đề nghị Hoa Kỳ cũng phải "thiện chí".

Lập luận của Bắc Kinh sẽ là: "Chúng tôi đã dừng hoạt động bồi lấp xây dựng để giảm căng thẳng ở Biển Đông thì các ngài cũng phải dừng ngay các hoạt động giám sát, không tiến vào 12 hải lý giới hạn đỏ của Trung Quốc ở Trường Sa!"

Lúc này Mỹ tiếp tục các biện pháp cứng rắn thì sẽ bị Trung Quốc chụp mũ rằng Mỹ "phá hoại hòa bình, ổn định" ở Biển Đông, phá hoại hội nghị thượng đỉnh Tập Cận Bình - Obama tháng 9 tới!

Chuẩn bị cho bước leo thang mới nguy hiểm hơn, quân sự hóa đảo nhân tạo

Bằng việc công khai xác nhận rằng sắp bồi lấp xây dựng xong, Trung Quốc sẽ xây dựng "cơ sở hạ tầng phục vụ mục đích dân sự và quân sự đã định", Bắc Kinh đã khẳng định họ sẽ tiếp tục làm tới.

Cái gọi là "cơ sở hạ tầng" phục vụ mục đích dân sự chỉ là cái vỏ ngụy trang đánh lừa dư luận, phục vụ mục đích quân sự mới là cái chính.

Trước đây khi xâm lược, đánh chiếm 6 bãi đá ngầm và rặng san hô trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988 hay chiếm bãi Vành Khăn năm 1995, Trung Quốc đều tuyên bố họ chỉ xây dựng điểm trú ẩn cho ngư dân tránh bão.

Nhưng sau đó là một loạt công sự nhà nổi kiên cố, súng ống trang bị đầy đủ mọc lên thành pháo đài lừng lững. Lần này họ cũng làm vậy, không có gì khác.

Đây thực sự là một bài toán đau đầu đối với các bên liên quan trực tiếp, đặc biệt là Việt Nam khi chủ quyền hợp pháp của chúng ta đang bị Trung Quốc xâm hại nghiêm trọng.

Nó cũng là thách thức Trung Quốc công khai đặt ra với dư luận, luật pháp và trật tự quốc tế, bao gồm Hoa Kỳ. Nếu để Trung Quốc "xây dựng cơ sở hạ tầng" xong thì chả còn gì để nói, lúc đó đi qua vùng biển, vùng trời quốc tế ở Trường Sa mà "không xin phép Bắc Kinh" có lẽ chỉ còn nước đối đầu!

Bài học lịch sử xương máu cũng nhắc chúng ta nhớ rằng, để thực hiện âm mưu bành trướng lãnh thổ Trung Quốc sẽ không từ thủ đoạn nào. Họ không chỉ tìm cách chia rẽ, phân hóa nhận thức trong nội bộ ta, mà còn phân hóa dư luận của khu vực ASEAN.

Những phát ngôn tuyên bố chính thức gần đây của Campuchia vừa qua đi ngược lại xu thế, nhận thức chung của khu vực và quốc tế về căng thẳng Biển Đông, đi ngược lại những thỏa thuận, thậm chí là hiệp định đã ký kết chính thức với Việt Nam phải chăng là hậu quả của những ngón đòn hiểm Trung Quốc dùng tiền, viện trợ vũ khí để thao túng?

Chúng ta cần hết sức lưu ý điều này, cảnh giác bối cảnh toàn cục để có giải pháp ứng phó phù hợp, kịp thời và hiệu quả.

Đã đến lúc người Việt cần cho Trung Quốc thấy rõ, Việt Nam sẽ có cách bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cơ đồ cha ông để lại. Vì vậy nếu tin rằng tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là biểu hiện "xuống thang" là điều hết sức ngây thơ, nguy hại và mắc mưu họ.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

​Chiến lược bủa vây, "khống chế thông tin"

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 14-box10
TQ đang “dàn trận” về thông tin để hỗ trợ chiến lược xây đảo nhân tạo trên thực địa
“Dùng thông tin khống chế thông tin” - một chiến lược hết sức lợi hại trong học thuyết “tam chủng chiến pháp” của Bắc Kinh.

Ngay từ năm 2003, TQ đã xác định thông tin là một mặt trận quan trọng có thể tác động làm thay đổi nhận thức chung của dư luận xung quanh nhiều điểm nóng tranh chấp liên quan đến TQ. Do đó, chiến lược “dùng thông tin để khống chế thông tin” được Trung ương Đảng Cộng sản TQ và Ủy ban Quân sự Trung ương cụ thể hóa thành học thuyết “tam chủng chiến pháp” và lần lượt ứng dụng vào vấn đề Điếu Ngư/Senkaku và nay là những tranh chấp trên biển Đông.

Ba mũi tên trí mạng

Hiện nay có thể hình dung cấu trúc cơ bản của “tam chủng chiến pháp” bao gồm ba mặt trận vòng ngoài là: Mặt trận tâm lý, mặt trận truyền thông và mặt trận pháp lý. Có thể hiểu đơn giản đây là sự phối hợp giữa các công cụ chính trị - kinh tế - quân sự với các công cụ về pháp lý làm nền tảng và cuối cùng được khuếch trương tối đa bởi bộ máy truyền thông. Mục tiêu của cả ba mặt trận này có nhiều cấp độ, từ gây nhiễu dư luận tiến đến khống chế và kiểm soát thông tin, từ đó tác động đến tâm lý của các nước liên quan theo chiều hướng TQ mong muốn.

Điểm mấu chốt trong chiến lược này là các bước triển khai nhất quán và sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ, ngành liên quan nhằm hậu thuẫn cho các hành động của TQ trên thực địa. Ví dụ như khi TQ tiến hành xây dựng các bãi đá và bị phản đối, lập tức các cơ quan phát ngôn sẽ lên tiếng chính thức, các cơ quan nghiên cứu luật sẽ đưa ra những trích dẫn từ luật quốc gia, luật quốc tế để bảo vệ và các bộ máy truyền thông của TQ sẽ liên tục tuyên truyền những thông tin này ra bên ngoài. Đó là giai đoạn “phòng vệ” thường thấy mà hầu hết quốc gia đều phải thực hiện.

Ngay sau đó, đồng loạt các cơ quan trên sẽ chuyển ngay sang giai đoạn “tấn công”. Giai đoạn này mới là phần then chốt trong “tam chủng chiến pháp”. Trong đó trên mặt trận tâm lý, TQ sẽ lên án ngược lại các bên liên quan, thậm chí đưa ra những biện pháp đáp trả về quan hệ chính trị, trừng phạt kinh tế hoặc đe dọa vũ lực. Trên mặt trận pháp lý, TQ sẽ áp đặt luật quốc gia hoặc luật quốc tế dẫn những điều có lợi cho TQ một cách hệ thống, bác bỏ các trích dẫn luật của đối phương. Và trên mặt trận truyền thông, đồng loạt các bộ máy truyền thông đại chúng TQ sẽ đăng lại quan điểm chính thức của nhà nước cũng như của giới học thuật TQ dưới nhiều cấp độ khác nhau (từ khách quan, chủ quan đến cả các quan điểm hiếu chiến) với mật độ dày đặc, độ khuếch đại và công kích đối phương lớn hơn hẳn. Chiến lược phối hợp như vậy đã được áp dụng tại nhiều điểm nóng và trên thực tế đã đem lại cho TQ không ít thắng lợi trên thực địa.

Nhìn lại vụ tấn công chớp nhoáng Scarborough

Trường hợp TQ chiếm hữu thực tế bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham năm 2012 là một minh chứng tiêu biểu. Đây là một bãi cạn nằm trong tuyên bố chủ quyền của nhiều bên trên biển Đông (có cả TQ và Philippines) và đang do Philippines chiếm đóng trên thực địa. Bãi cạn này nằm cách căn cứ hải quân chiến lược Subic của Philippines 120 dặm nên có vị trí chiến lược quan trọng.

Vào đầu tháng 4-2012, lực lượng hải quân Philippines phát hiện và bắt giữ các tàu cá đánh bắt các loại hải sản trái phép (theo luật của Philippines) ở vùng biển quanh bãi cạn Scarborough. Ngay lập tức, TQ điều động các tàu hải giám đến ngăn cản hoạt động chấp pháp của phía Philippines và cả hai bên kình nhau suốt 10 tuần sau đó. Đến 15-6-2012, Philippines quyết định rút các tàu của mình khỏi khu vực và các tàu hải giám, đánh cá của TQ chỉ còn việc bao bọc lại và chiếm hữu bãi cạn này.

Trên mặt trận truyền thông, hòa theo phát ngôn chủ đạo của Đới Bỉnh Quốc (Ủy viên Quốc vụ viện TQ đặc trách các vấn đề biển Đông) rằng “Philippines ăn hiếp TQ”, hàng loạt bộ máy truyền thông TQ đã thực hiện các bài báo, bài bình luận nhằm phê phán, lên án, thậm chí còn liên tục đe dọa tấn công Philippines. Trên thực địa, số lượng tàu hải giám và tàu đánh cá của TQ cũng được điều động đến đông hơn hẳn lực lượng của Philippines. Những điều này đã tác động lớn đến lập trường giữ Scarborough của chính phủ Philippines.

Không chỉ vậy, TQ còn tận dụng các kênh ngoại giao nước lớn để gây áp lực lên Mỹ, vốn vẫn được xem như phương thức phòng vệ mạnh nhất về phía Philippines, lúc này trở thành đối tác trung gian hòa giải của cả hai bên. Và sự trung gian của Mỹ với chủ trương kiềm chế đã thuyết phục được Philippines rút tàu ra khỏi bãi cạn Scarborough. Có thể nói “tam chủng chiến pháp” đã làm kiệt sức chính phủ Philippines. Hiện nay, TQ vẫn đang nắm quyền chiếm hữu thực tế trên bãi cạn Scarborough.

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 14-cho10
Mỹ ráo riết thực hiện các chuyến bay giám sát để bày tỏ thái độ và chia sẻ thông tin thực địa

Triết lý đối phó TQ

Tuy nhiên, nên nhớ rằng đã là một chiến lược, chắc chắn sẽ có ưu và nhược điểm. Thường thì nếu ưu điểm càng lớn, nhược điểm sẽ càng nặng nề. Có thể thấy ở đây, TQ tiến hành chiến lược “dùng thông tin khống chế thông tin” với cách triển khai theo học thuyết “tam chủng chiến pháp”. Ba mặt trận này như thế chân vạc, mỗi mặt trận là một trụ cột trong mặt trận thông tin nói chung. Điều này đồng nghĩa với thực tế: Chỉ cần một cột trụ bị gãy thì cả mặt trận lớn sẽ không đạt được mục tiêu như kỳ vọng.

Để khắc phục nhược điểm này, TQ đã xây dựng thêm một mặt trận không công bố nhằm kết nối độ bền vững của cả ba mặt trận trên. Đó là mặt trận học thuật, mà lực lượng chủ đạo chính là cộng đồng học giả của TQ. Vai trò của mặt trận này rất quan trọng, đặc biệt trong trường hợp ứng dụng vào các điểm nóng ở biển Đông, khi các cơ sở pháp lý của TQ là rất yếu. Vai trò của các học giả TQ là tác nhân góp phần củng cố, bồi đắp, thậm chí ngụy tạo những cơ sở pháp lý mơ hồ của nước này nhằm tôn tạo sự hợp lý tối thiểu trong lập trường của chính phủ TQ.

Tuy nhiên, các lập luận như vậy sẽ bị cộng đồng học giả của các nước khác phát hiện, phản biện và công bố. Do đó, “khắc tinh” của “tam chủng chiến pháp” trên biển Đông chính là sự đồng thuận về quan điểm của cộng đồng học giả khu vực và quốc tế. Trong đó, điểm cốt lõi vẫn là cộng đồng học giả của các quốc gia có liên quan trực tiếp đến những điểm nóng mà TQ nhận là “có tranh chấp” trên biển Đông. Nếu cộng đồng học giả của các quốc gia có lợi ích chính đáng về luật pháp quốc tế chia sẻ được quan điểm, kết nối thành công và được sự ủng hộ của cộng đồng học giả quốc tế, các quốc gia đó sẽ chế ngự và chiến thắng “tam chủng chiến pháp” của TQ trên mặt trận thông tin.

Chỉ sau 10 tuần đụng độ trên Scarborough, TQ đã chiếm hữu thực tế bãi cạn này từ Philippines mà không mất một viên đạn. Đây chính là một thắng lợi lớn của “tam chủng chiến pháp”. Trong 10 tuần đó, TQ đã liên tục chuyển tải những thông điệp ngoại giao lên án quá trình “quân sự hóa tranh chấp” của Philippines tại bãi cạn Hoàng Nham (do Philippines sử dụng tàu hải quân ngay từ đầu), từ đó lên án Philippines vi phạm DOC và hàng loạt các quy tắc hòa bình trong luật quốc tế cũng như thái độ bất hợp tác trong đàm phán của Philippines. Đồng thời, TQ còn tiến hành lệnh cấm nhập khẩu chuối từ Philippines (sau này được gọi là “cuộc chiến tranh chuối”) gây ảnh hưởng nặng nề lên mặt hàng xuất khẩu then chốt của Philippines mà 10 năm nay vẫn đều đặn gia tăng sản lượng xuất khẩu qua TQ.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

​Xôn xao tàu hải cảnh 'khủng' của Trung Quốc ở Biển Đông

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Trungq10
Tàu Hải cảnh 3901 của Trung Quốc - Ảnh: Militaryy.cn
Giới quan sát cảnh báo tàu hải cảnh khổng lồ của Trung Quốc sẽ là mối đe dọa đối với tàu tuần tra lẫn chiến hạm của đối phương trên Biển Đông.

Sau khi truyền thông Trung Quốc khoe rằng một tàu tuần tra “khủng” của nước này đang chạy thử và có thể được triển khai đến tuần tra ở Biển Đông, một số chuyên gia đã cảnh báo về sự nguy hiểm của chiếc tàu được mệnh danh “quái thú” trên biển.

Hơn cả chiến hạm

Theo phiên bản điện tử của tờ Nhân Dân nhật báo, tàu Hải cảnh 3901 sẽ là tàu tuần tra lớn nhất thế giới khi được đưa vào hoạt động, vượt xa kỷ lục do tàu 6.500 tấn của Lực lượng tuần duyên Nhật Bản lập trước đó.

Chiếc tàu có độ choán nước 12.000 tấn, chạy với vận tốc tối đa 46,3 km/giờ, được trang bị một hạm pháo siêu tốc 76 mm, 2 pháo hỗ trợ và 2 pháo phòng không. Tàu còn có bãi đáp trực thăng có thể phục vụ trực thăng vận tải hạng nặng Z-8. Tàu mới có thiết kế tương tự chiếc cùng loại đầu tiên là Hải cảnh 2901, vốn đã được biên chế hoạt động ở biển Hoa Đông năm ngoái.

Tuy nhiên, Nhân Dân nhật báo khoe rằng Hải cảnh 3901 có thể ở trên biển lâu hơn, mang theo thủy thủ đoàn lớn hơn, mang nhiều hàng tiếp tế hơn và cũng an toàn hơn nếu xảy ra va chạm. Theo tờ báo này, Hải cảnh 3901 đủ sức đâm thủng một tàu có độ choán nước trên 20.000 tấn, va chạm với một tàu 9.000 tấn mà không hề hấn gì và có thể đâm chìm một tàu 5.000 tấn.

Thậm chí, tàu CCG mới còn lớn hơn cả khu trục hạm USS Lassen (9.200 tấn) mà Mỹ triển khai tuần tra áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp ở Trường Sa hồi tháng 10.2015. Có lẽ vì thế mà Đông Phương báo dự đoán một khi đi vào hoạt động, Hải cảnh 3901 sẽ trở thành tàu chỉ huy cái gọi là lực lượng tuần tra chấp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.

Thách thức nghiêm trọng

Trong bài bình luận mới đây trên chuyên san The National Interest (Mỹ), chuyên gia Koh Swee Lean Collin tại Viện Nghiên cứu quốc phòng và chiến lược thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (Singapore) chỉ ra rằng kích cỡ và lực đẩy của tàu đóng vai trò quan trọng khi va chạm với tàu khác. Từ đó, ông khẳng định Hải cảnh 3901 sẽ chiếm ưu thế khi đụng độ với các tàu tuần tra nhỏ hơn và có lực đẩy thấp hơn của các nước ven Biển Đông.

Ngoài ra, nó là một thách thức đối với tàu hải quân của các nước hiện diện ở khu vực vì tàu tuần tra không buộc phải tuân theo Bộ quy tắc ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES) mà 21 nước, trong đó có VN, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, đã ký tham gia hồi năm 2014. Để có thể sống sót khi đối đầu với Hải cảnh 3901, các tàu hải quân ở khu vực phải khai hỏa trước.

“Các chỉ huy hải quân Mỹ bây giờ phải chuẩn bị khả năng xảy ra các cuộc đối đầu khó chịu với các tàu tuần tra siêu lớn của Trung Quốc trên vùng biển xa trong thời bình. Đây sẽ là một viễn cảnh bất lợi bởi các tàu tuần tra siêu lớn của Trung Quốc lớn hơn hầu hết tàu chiến mặt nước của Mỹ”, Bloomberg dẫn lời nhà nghiên cứu Ryan Martinson tại Trường Chiến tranh hải quân Mỹ khuyến cáo.

Trước khi có Hải cảnh 3901, những tàu hải cảnh từ 5.000 tấn trở xuống của Trung Quốc đã gây ra không ít vụ việc khiến cộng đồng thế giới quan ngại. Chuyên gia Collin chỉ ra hồi tháng 5.2011, 3 tàu hải giám Trung Quốc (sau này được chuyển đổi thành tàu hải cảnh) đã cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 tại vùng biển cách bờ biển VN khoảng 128 km, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Đến tháng 4.2012, các tàu hải giám Trung Quốc ngăn chặn hải quân Philippines truy bắt ngư dân Trung Quốc đánh bắt tại vùng biển gần bãi cạn Scarborough rồi tiến tới giành luôn quyền kiểm soát bãi cạn này.

Hơn 2 năm sau, khi giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) của Trung Quốc cắm phi pháp trong vùng biển VN từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7.2014, các tàu hải cảnh hung hăng đâm húc và phun vòi rồng vào các tàu thực thi pháp luật của VN. Tháng 6.2015, Kuala Lumpur cũng bất ngờ lên tiếng tố cáo về sự hiện diện của các tàu hải cảnh Trung Quốc tại khu vực nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.

Từ những vụ việc như trên, kết hợp với mưu đồ của Bắc Kinh nhằm biến Biển Đông thành “ao nhà”, chuyên gia Collin cảnh báo con tàu “quái thú” của Trung Quốc sẽ gây ra thách thức nghiêm trọng và là mối quan ngại đối với sự ổn định ở Biển Đông. Biên tập viên của chuyên san The Diplomat Franz-Stefan Gady cho rằng Hải cảnh 3901 có thể sẽ là công cụ cưỡng ép nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Còn báo mạng Asia Sentinel cũng dẫn lời giới quan sát nhận định Hải cảnh 3901 là mối đe dọa đối với các nước láng giềng ở Biển Đông.

Nếu những cảnh báo đó trở thành hiện thực, tình hình ở Biển Đông sẽ càng nghiêm trọng hơn vì chuyên gia Trung Quốc Tống Trung Bình từng nhận định với tờ The Straits Times: “Một chiếc hải cảnh trên 10.000 tấn không đủ cho Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông - NV). Chúng tôi dự đoán sẽ có thêm nhiều chiếc tương tự được đóng”.

Giải mã số hiệu tàu tuần tra Trung Quốc

Theo chuyên gia Koh Swee Lean Collin, các số hiệu trên thân tàu hải cảnh Trung Quốc mang những ý nghĩa nhất định. Theo đó, đối với những số hiệu 4 chữ số như tàu Hải cảnh 3901 thì số đầu tiên đại diện cho 1 trong 3 phân cục của Lực lượng hải cảnh Trung Quốc. Số “1” đại diện cho phân cục Bắc Hải, “2” cho phân cục Đông Hải và “3” cho phân cục Nam Hải. Còn đối với những tàu có số hiệu 5 chữ số thì 2 số đầu tiên đại diện cho nơi tàu đóng trú. Chẳng hạn, đối với chiếc Hải cảnh 31239, tàu hải cảnh vũ trang đầu tiên được triển khai đến gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản hồi tháng 12.2015, số “31” thể hiện nó đóng ở Thượng Hải. Số kế tiếp thường chỉ độ choán nước của tàu, chẳng hạn như “0” thể hiện các tàu có độ choán nước dưới 1.000 tấn. Hai số cuối có thể chỉ số thứ tự trong loạt tàu được đóng hoặc hai số cuối cùng trong số hiệu cũ của chiếc tàu trước khi nó được chuyển đổi mục đích sử dụng. Ví dụ, số “39” của Hải cảnh 31239 được lấy lại từ hai số cuối của một thân tàu hải quân mang số hiệu 539.

      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 14556510
Theo Fox News: Trung Quốc đã triển khai trái phép hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 (Hồng Kỳ 9) tới đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đây là hành động leo thang mới nhất của Trung Quốc liên quan tới tranh chấp đảo ở biển Đông, hành động có thể đem lại những căng thẳng mới, cực kỳ nguy hiểm.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

​Trung Quốc kéo tên lửa ra Hoàng Sa, mối đe dọa ngày càng hiện hữu

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Phu_la10
8 bệ phóng tên lửa HQ-9 xuất hiện ở Phú Lâm, Hoàng Sa hôm 14/2. Ảnh chụp Phú Lâm hôm 3/2 (nửa bên phải) không thấy dấu hiệu của các tên lửa này. Ảnh: Fox News/ISI.
Việt Nam cũng là quốc gia bị ảnh hưởng, đe dọa nghiêm trọng nhất về mặt phòng thủ nếu như Trung Quốc kéo tên lửa, vũ khí hiện đại ra Hoàng Sa và Trường Sa.

Fox News ngày 17/2 đưa tin, quân đội Trung Quốc đã kéo 2 khẩu đội tên lửa đất đối không HQ-9 ra bố trí bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Nếu thông tin này được xác minh là đúng, thì đây là bước leo thang mới cực kỳ nguy hiểm và liều lĩnh của Trung Quốc, xâm phạm chủ quyền Việt Nam, chà đạp luật pháp quốc tế, và đặc biệt là trực tiếp uy hiếp, đe dọa an ninh, hòa bình, ổn định của các nước khu vực, bao gồm Việt Nam.

2 khẩu đội tên lửa Trung Quốc nhắm vào nhiều mục đích, mục tiêu

Kéo tên lửa ra bố trí bất hợp pháp ở Phú Lâm, Hoàng Sa không phải là hành động đơn lẻ, mà nằm trong chuỗi âm mưu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đương nhiệm hòng quyết hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò vô lý, phi pháp và bành trướng mà họ tự vẽ ra trên Biển Đông.

Nó diễn ra không lâu sau khi Trung Quốc liên tục vi phạm các quy định của Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế (ICAO) bằng việc liên tục cho máy bay bay qua vùng thông báo bay (FIR) Hồ Chí Minh mà ICAO đã giao cho Việt Nam quản lý mà không thông báo cho Việt Nam.

Đồng thời Trung Quốc đã 2 lần cho máy bay dân dụng chở vợ con sĩ quan, binh lính Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp ở Trường Sa hạ cất cánh bất hợp pháp ở đá Chữ Thập, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam.

Đây là bước leo thang mới nguy hiểm nằm trong tính toán sẵn của Trung Quốc về cả chiến lược, chiến thuật, thời điểm và nhằm vào nhiều mục đích.

Rất có thể Trung Quốc sẽ lấy cớ tàu khu trục Hải quân Mỹ tuần tra bên trong 12 hải lý đảo Tri Tôn, Hoàng Sa cuối tháng trước để ngụy biện cho việc đẩy mạnh quân sự hóa Biển Đông và chuẩn bị cho những bước leo thang mới.

Mục tiêu thứ nhất theo cá nhân tôi, đó là việc Trung Quốc đang đẩy mạnh tiến trình chuẩn bị tuyên bố đơn phương áp đặt cái gọi là vùng nhận diện phòng không (ADIZ) bất hợp pháp ở Biển Đông như nhiều học giả quốc tế đã nhận xét.

Thứ hai, với dàn tên lửa này và khả năng áp đặt ADIZ ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ tìm cách vô hiệu hóa FIR Hồ Chí Minh mà ICAO đã giao cho Việt Nam.

Thứ ba, dàn tên lửa Trung Quốc kéo ra Hoàng Sa lựa chọn đúng thời điểm Hoa Kỳ và ASEAN tổ chức hội nghị thượng đỉnh nhằm thống nhất lập trường chống quân sự hóa Biển Đông, bảo vệ luật pháp và trật tự quốc tế, tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông là một đòn dằn mặt của Trung Quốc nhằm vào Mỹ và các bên liên quan, trong đó có Việt Nam.

Trung Quốc vừa muốn ngăn chặn các hoạt động bảo vệ tự do hàng không, hàng hải mà Hoa Kỳ tiến hành trên Biển Đông như thời gian qua. Mặt khác nước này cũng muốn dằn mặt các bên liên quan không tuần tra chung, không "theo Mỹ" chống hành vi bành trướng của Trung Quốc.

Mục tiêu thứ tư tôi cho rằng, Trung Quốc muốn tung một đòn đe dọa, uy hiếp các nước đang trông chờ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực PCA về căn cứ pháp lý của đường lưỡi bò, gây sức ép với các bên liên quan không khởi kiện Trung Quốc như Philippines đã làm, vì khả năng PCA phán quyết ra sao Bắc Kinh có lẽ cũng đã hiểu rõ.

Bắc Kinh sẽ chưa dừng lại

Cá nhân người viết lo ngại rằng, không chỉ kéo tên lửa ra Hoàng Sa, mà trong tương lai không xa, có thể là trước khi PCA ra phán quyết tháng Năm năm nay, Trung Quốc có thể kéo tên lửa, máy bay, vũ khí quân sự chiến lược của họ ra bố trí bất hợp pháp trên đảo nhân tạo họ bồi lấp ở Trường Sa.

Cùng với sự phát triển mạnh của hải - không quân Trung Quốc, lực lượng Cảnh sát biển được xem như một loại hải quân trá hình của Trung Quốc cũng sẽ hoạt động mạnh ở Biển Đông. Bắc Kinh rất có thể nhòm ngó và tìm cách chiếm đoạt các bãi cạn thuộc thềm lục địa phía Nam Việt Nam không phải một bộ phận của quần đảo Trường Sa, nơi các nhà dàn DK1, DK2 và các giếng dầu của chúng ta đang hoạt động hợp pháp.

Nguy cơ các thủ đoạn và sự cố do Trung Quốc cố tình giăng bẫy hay tạo ra như Scarborouhg năm 2012 có thể lặp lại ở Trường Sa hay thềm lục địa phía Nam Việt Nam để chiếm các bãi cạn ở đây.

Nhưng tính chất và mức độ nguy hiểm sẽ lớn hơn rất nhiều so với sự cố Scarborouhg, bởi tính chất chiến lược của các bãi cạn này, cũng như chiến lược hiện thực hóa đường lưỡi bò Trung Quốc.

Trung Quốc có thể chưa lập tức dùng vũ lực, nhưng đã, đang và sẽ đe dọa, uy hiếp đối phương bằng vũ lực. Các loại vũ khí hiện đại của Trung Quốc hiện nay có bán kính tác chiến bao trùm khu vực, trực tiếp đe dọa đến an ninh các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam. Nguy cơ này đã ngày càng hiện hữu thực sự.

Trong khi đó Trung Quốc vẫn tìm cách chia rẽ ASEAN và phá mọi nỗ lực của khối trong việc thống nhất lập trường chống quân sự hóa, leo thang xung đột ở Biển Đông thông qua một số "tay trong". Họ sẽ vẫn tiếp tục ca bài ca "đại cục", dùng sức ép kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự để phong tỏa các bên liên quan.

Phải chuẩn bị sẵn sàng mọi phương án

Việt Nam là quốc gia có chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép toàn bộ và một phần. Đồng thời Việt Nam cũng là quốc gia bị ảnh hưởng, đe dọa nghiêm trọng nhất về mặt phòng thủ nếu như Trung Quốc kéo tên lửa, vũ khí hiện đại ra Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhưng bên cạnh đó, các quốc gia khác ven Biển Đông cũng sẽ bị đe dọa. Kể cả những nước không có yêu sách ở Biển Đông, Trường Sa như trường hợp Singapore, một khi xung đột hay chiến tranh nổ ra ở Biển Đông thì quốc đảo này cũng sẽ bị tác động ảnh hưởng ghê gớm về kinh tế thương mại, về quốc phòng an ninh.

Hoa Kỳ, với vai trò là một cường quốc châu Á - Thái Bình Dương, có nhiều lợi ích chiến lược cũng như cơ hội, vị thế lãnh đạo an ninh trong khu vực vừa được Tổng thống Obama khẳng định lại, lại đang bị Trung Quốc thách thức nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Nếu để Trung Quốc thực hiện được âm mưu độc chiếm Biển Đông thì cũng đồng nghĩa với việc Mỹ bị "đá" bay khỏi khu vực này.

Chính vì thế người viết rất tâm đắc trước ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với Tổng thống Barack Obama bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN ở Sunnylands. Theo Cổng thông tin Điện tử Chính phủ vpcp.chinhphu.vn ngày 17/2:

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt Nam rất quan ngại trước tình hình Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp, đe dọa thực sự hòa bình, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không do những hành động đơn phương bồi đắp quy mô lớn các đảo chiếm đóng trái phép và xây dựng trên quy mô lớn các đảo nhân tạo từ những cấu trúc nửa nổi nửa chìm, làm thay đổi nguyên trạng, kể cả việc tăng cường quân sự hóa dưới các hình thức khác nhau.

Thủ tướng đề nghị Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ và những hành động thiết thực hơn, hiệu quả hơn để yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, đặc biệt là việc xây dựng các đảo nhân tạo với quy mô lớn, chấm dứt ngay việc quân sự hóa ở Biển Đông; tôn trọng và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), sớm thỏa thuận thực chất Bộ Quy tắc về ứng xử COC.


Đã đến lúc các bên liên quan cũng như Hoa Kỳ cần tính toán đến các hành động cụ thể để ngăn chặn bành trướng, ngăn chặn xung đột, ngăn chặn việc chà đạp luật pháp quốc tế ở Biển Đông thay vì chỉ dừng lại ở "quan ngại".

Cá nhân tôi cũng tin rằng lực lượng chức năng của các bên liên quan bao gồm Việt Nam đã có phương án sẵn sàng đối phó trong mọi tình huống, bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, cũng như hòa bình, ổn định của khu vực và luật pháp quốc tế, tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông.

      
CNTT
CNTT Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 262

Danh vọng : 625

Uy tín : 58

​Tên lửa đất đối không nghi được Trung Quốc đưa ra Biển Đông chỉ là ‘hổ giấy’?

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 2ajxm-10
Hệ thống tên lửa HQ-9 của Trung Quốc. Ảnh: Anpdz
Với kích thước kềnh càng, thời gian chuẩn bị tác chiến lâu, khả năng phòng thủ tầm gần kém, tên lửa HQ-9, loại bị nghi đặt trên đảo Phú Lâm dễ trở thành con mồi của tên lửa, máy bay đối phương.

HQ-9 là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao do Tổng công ty Quốc phòng Trung Quốc (CPMIEC) nghiên cứu và chế tạo để tác chiến chống lại các mục tiêu bay như chiến đấu cơ, trực thăng, máy bay trinh sát ở cả tầm thấp lẫn tầm cao, có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình, tên lửa không đối hải, và tên lửa đạn đạo chiến thuật.

Theo Air Défense, Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu hệ thống tên lửa phòng không tầm xa từ năm 1980 nhưng không thành công. Đến năm 1993, khi những tên lửa S-300 PMU-1 của Nga được nhập về Trung Quốc, các kỹ sư quân sự nước này đã áp dụng gần như nguyên bản các giải pháp thiết kế và những đặc điểm hệ thống tên lửa của Nga để cho ra đời phiên bản HQ-9 đầu tiên vào năm 1997 với xe và ống phóng giống hệt S-300 PMU-1.

Tên lửa HQ-9 có trọng lượng 1.300 kg, dài 6.8 m, trọng lượng đầu đạn 180 kg, tầm tác chiến thấp nhất là 6 km và xa nhất 200 km, tầm bắn hiệu quả với máy bay là 150 km. Theo các tài liệu của Trung Quốc, tên lửa đạt tốc độ Mach 4.2 (khoảng 1400 m/s) nhưng chưa được kiểm chứng. Thời gian để chuẩn bị tác chiến của HQ-9 khoảng 6 phút, thời gian phản ứng với mục tiêu là từ 12-15 giây.

HQ-9 sử dụng hệ thống điều khiển tên lửa kết hợp: máy lái tự động quán tính giai đoạn đầu; giai đoạn giữa kết hợp máy lái tự động quán tính trên tên lửa để chỉnh tầm và lệnh vô tuyến từ đài điều khiển mặt đất để chỉnh hướng; giai đoạn cuối dẫn bằng lệnh vô tuyến kết hợp dữ liệu về mục tiêu do cơ cấu bám qua tên lửa. Bán kính diệt mục tiêu của HQ-9 là 35 m, ngòi nổ vô tuyến cận đích được kích hoạt khi đạn cách mục tiêu 5 km.

Mỗi lữ đoàn tên lửa phòng không HQ-9 được biên chế 6 tiểu đoàn; mỗi tiểu đoàn gồm một xe chỉ huy, một xe radar điều khiển hỏa lực, 8 xe chở các hệ thống phóng, tức là ở một thời điểm, mỗi tiểu đoàn có thể phóng đồng loạt 32 quả tên lửa, cả lữ đoàn có cơ số tên lửa sẵn sàng chiến đấu là 192 quả.

Truyền thông Trung Quốc ca ngợi rằng HQ-9 vượt trội hơn hệ thống S-300, thậm chí ngang tầm với hệ thống tên lửa S-400 mới nhất của Nga. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự cho rằng về thông số kỹ thuật, HQ-9 mới chỉ tạm gọi là tương đương S-300, thậm chí chưa thể so sánh với S-300 đời đầu chứ chưa nói tới thế hệ S-300 PMU-1, S-300 PMU-2. Điểm yếu lớn nhất của HQ-9 nằm ở hệ thống radar và khả năng phòng thủ tầm gần.

Đài radar điều khiển hỏa lực mảng pha HT-233 của HQ-9 được cho là thiết kế giống với radar 30N6E trong tổ hợp S-300 của Nga. Tuy nhiên, kích thước của HT-233 được cho là nặng nề, to lớn hơn so với nguyên gốc, tuổi thọ ngắn, mức tiêu thụ điện năng lớn.

Với kích thước lớn, hệ thống HQ-9 có thể dễ dàng bị tiêu diệt bởi các hệ thống tên lửa chống bức xạ, tên lửa hành trình như Tomahawk của Mỹ và Scalp của Pháp.

Bên cạnh đó, đài radar trinh sát dò tìm Type 305B/YLC-2V của HQ-9 được đánh giá là chưa đủ khả năng phát hiện các chiến đấu cơ tàng hình tối tân của Mỹ như F-22 và F-35, cộng với thời gian chuẩn bị tác chiến tương đối dài (6 phút) khiến HQ-9 hoàn toàn có thể trở thành "con mồi" của các chiến đấu cơ tàng hình này.

Một điểm yếu nữa của HQ-9 là khả năng phòng thủ gần tương đối kém so với S-300 của Nga, nên trong thực chiến, các loại trực thăng được trang bị hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, bay ở độ cao thấp và linh hoạt như Apache và Tigre được đánh giá có thể trở thành khắc tinh của HQ-9.

      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 1-488x10
Tên lửa HQ-9 chỉ là "hổ giấy" nhưng đằng sau nó là dã tâm “quây” Biển Đông, biển Hoa Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Lập ADIZ ở biển Đông, Trung Quốc muốn gì?

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 14-cho10
Các thực thể TQ bồi lấp trái phép ở quần đảo Trường Sa của VN có thể trở thành bàn đạp để nước này thiết lập ADIZ trên biển Đông. Ảnh: Zing.vn
Ngày 01/62016, theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong), Trung Quốc (TQ) đang xúc tiến thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bao trùm trên đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (VN), và bảy đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của VN mà nước này đã sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép. Đáng chú ý là theo Bộ Quốc phòng TQ, việc thiết lập một vùng như vậy phụ thuộc vào các điều kiện an ninh trong khu vực, đặc biệt là sự hiện diện quân sự của Mỹ cũng như quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng.

Áp đặt chủ quyền

Nếu điều này được thực hiện, rõ ràng đây là hành động vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền của VN. Một tuyên bố như vậy của TQ, vốn ngang nhiên thể hiện yêu sách chủ quyền của nước này là trái với chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và do đó trái với luật pháp quốc tế.

Theo Bộ Quốc phòng TQ thì nước này “có quyền lập ADIZ ở biển Đông” và lớn tiếng cho rằng “nếu quân đội Mỹ tiếp tục thách thức chủ quyền của TQ ở biển Đông, Bắc Kinh sẽ có cơ hội tốt để tuyên bố lập ADIZ ở biển Đông”. Đây là một tuyên bố ngang ngược bởi lẽ về mặt pháp lý quốc tế, TQ không có quyền tuyên bố về cái gọi là “chủ quyền” lãnh thổ và không có cơ sở pháp lý quốc tế để chứng minh điều đó. Trong khi đó, VN luôn khẳng định một cách rõ ràng, nhất quán về chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo này, căn cứ theo những nguyên tắc của luật quốc tế về chiếm hữu thực sự lãnh thổ. Điều đó có nghĩa bất kỳ việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không đều là bất hợp pháp, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ VN. Chính vì vậy, việc thiết lập một vùng ADIZ vừa xâm phạm chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vừa không có cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế.

Đây cũng là bước leo thang có tính toán của TQ trong việc khẳng định chủ quyền phi pháp của nước này tại khu vực biển Đông. Điều này cho thấy quan điểm và hành động của nước này là nhất quán và có tính toán cụ thể. TQ bất chấp yêu sách hợp pháp và quan điểm của VN về chủ quyền không thể chối cãi tại biển Đông, đồng thời phớt lờ các quyền hợp pháp của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới về tự do hàng hải, hàng không. Qua đây TQ muốn chuyển tải thông điệp với thế giới rằng cộng đồng quốc tế sẽ phải chấp nhận yêu sách chủ quyền của nước này theo cách mà họ muốn.

Với tất cả điều trên, việc thiết lập ADIZ thực chất là một phần trong kế hoạch tổng thể của TQ nhằm kiểm soát biển Đông nhằm đến hai mục đích kinh tế và quân sự. Điều quan trọng nhất là tại biển Đông, việc áp đặt một vùng ADIZ như vậy chính là bước đi tiếp theo trong kế hoạch chung của nước này là hợp thức hóa, áp đặt chủ quyền trái phép của nước này tại đây. Đây cũng chính là một toan tính khác nhằm tiếp tục “thay đổi nguyên trạng (status quo) trong khu vực” theo như phản ứng của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel sau sự kiện thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông tháng 11-2013.

Sẽ gây rối loạn tự do hàng không

Một hệ quả khác hết sức đáng chú ý là nếu việc thiết lập ADIZ của TQ được đưa ra nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền tự do hàng không trên vùng trời biển Đông. Nói cách khác, nguy cơ về việc TQ chiếm quyền kiểm soát biển Đông, từ đó đe dọa an toàn và tự do hàng không trên vùng biển này đối với VN nói riêng và cả khu vực Đông Nam Á nói chung trở nên hiện thực và đáng báo động hơn bao giờ hết.

Do ADIZ được thiết lập một cách đơn phương, các quốc gia tuyên bố ADIZ sẽ đưa ra các yêu cầu bắt buộc với các phương tiện bay dân sự khi bay qua khu vực này. Chẳng hạn việc phải gửi trước kế hoạch bay; thiết lập sự nhận dạng hai chiều bằng việc lắp đặt các thiết bị nhận dạng radar thứ cấp;… phương tiện bay phải được nhận dạng, thông báo vị trí; thiết lập kiểm soát bằng cơ chế thông báo tại các điểm báo cáo bắt buộc. Quan trọng hơn là phải chịu những biện pháp chế tài như có thể bị buộc nhận dạng bởi các máy bay quân sự của nước tuyên bố ADIZ hoặc buộc phải rời khỏi khu vực và chịu những biện pháp chế tài khác do nước tuyên bố ADIZ đưa ra.

Mặt khác, việc hiện diện quân sự trên các đảo và thực thể bồi đắp trái phép tại biển Đông dẫn đến khả năng hoạt động hàng không bình thường tại khu vực này bị kiểm soát và cản trở bởi TQ. Đây là bước tiếp theo của ý đồ độc chiếm, kiểm soát vùng trời trên biển Đông mà vốn phải được đảm bảo tự do, an ninh tuyệt đối cho hoạt động hàng hải, hàng không. Sự kiện TQ yêu cầu máy bay của hãng hàng không Lào tháng 7-2015 trên biển Hoa Đông hoàn toàn có thể sẽ lặp lại tại vùng biển Đông, nơi mà các hoạt động hàng không dân dụng diễn ra khá nhộn nhịp.

Việc thiết lập vùng ADIZ như vậy đặt ra trong bối cảnh việc gia tăng hiện diện của Mỹ tại khu vực, đây là lý do không thể tốt hơn và nằm trong chuỗi các tính toán của TQ để tạo cơ sở cho việc đơn phương thiết lập vùng ADIZ. Điều này dẫn đến gia tăng nguy cơ đối đầu, gia tăng xung đột và những cuộc đụng độ cục bộ trong khu vực. Đồng thời, kéo khu vực biển Đông đi sâu hơn vào nguy cơ căng thẳng; tạo ra sự phức tạp, trầm trọng hơn cho việc giải quyết tranh chấp về các vấn đề liên quan. Do đó, xét về toàn cục, điều này là tác nhân nguy hiểm cho an ninh và ổn định trong khu vực. Đối với VN, đây là một vấn đề hết sức đáng quan ngại vì nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang, đối đầu cục bộ ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN. Thậm chí, việc thiết lập vùng ADIZ theo mục đích mà TQ biện bạch là đối phó với các hành động phản ứng của Mỹ cũng có thể dẫn đến khả năng có sự mặc cả giữa các bên và sẽ là điều không có lợi cho VN.

Trước những vấn đề trên, VN có quyền và cương quyết yêu cầu TQ chấm dứt thực hiện kế hoạch thiết lập vùng nhận dạng phòng không của nước này tại biển Đông, đồng thời cùng với các quốc gia khác có quyền lợi hàng hải, hàng không tại khu vực này cực lực lên án việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ trái phép của TQ.

Bản chất của vùng nhận dạng phòng không là gì?


Vùng nhận dạng phòng không (tiếng Anh: Air Defense Identification Zone, viết tắt là ADIZ) có thể định nghĩa là một phạm vi vùng trời do một quốc gia tự ấn định và đòi hỏi mọi phương tiện bay dân sự đi qua vùng này phải nhận dạng, xác định vị trí và chịu sự kiểm soát của quốc gia đó.

Vùng nhận dạng phòng không không đồng nghĩa với vùng trời lãnh thổ quốc gia (không phận) nhưng do những đòi hỏi của nó được coi như khu vực tồn tại song hành với khu vực an ninh quốc phòng. Một vùng nhận dạng phòng không như thế thực chất là sản phẩm của thời kỳ Chiến tranh lạnh và vẫn được duy trì cho đến hôm nay. Ngoài Mỹ thì Ấn Độ, Nhật Bản, Na Uy, Pakistan, Hàn Quốc, Anh, TQ và Đài Loan (TQ) thiết lập vùng nhận dạng phòng không này.

Hiện nay không có một thỏa thuận quốc tế nào điều chỉnh vấn đề này, các quốc gia không bị cấm hoặc cho phép một cách rõ ràng về việc thiết lập một vùng như vậy. Do đó, các quốc gia thiết lập dựa vào những lập luận của riêng mình để bào chữa cho việc thiết lập chúng. Cần phải nhấn mạnh rằng các vùng ADIZ là những phạm vi nằm ngoài lãnh thổ vùng trời của các quốc gia và vì vậy, chúng không thể được dùng để bào chữa cho việc mở rộng lãnh thổ vùng trời.

Tương tự nguyên tắc “đất thống trị biển” trong luật biển quốc tế, phạm vi vùng ADIZ phải có sự gắn kết logic với lãnh thổ của quốc gia tuyên bố. Điều đó có nghĩa một quốc gia không thể mặc nhiên tuyên bố một khu vực vùng trời quốc tế nào đó đặt dưới sự kiểm soát của mình nếu không có cơ sở chứng minh chủ quyền của mình đối với những vùng lãnh thổ bên dưới nó. Cũng chính vì lý do đó, những vùng ADIZ như vậy không thể được thiết lập trên những vùng lãnh thổ đang có tranh chấp vì sẽ tạo ra căng thẳng, xung đột về chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia liên quan.

      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Trung Quốc nhận có “gen thượng đẳng”, mộng làm bá chủ thế giới

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 3 Poster10Ảnh minh hoạ của Hoover
Trong khi các cuộc xung đột vũ trang ở Syria, Iraq và các điểm nóng khác trên thế giới vẫn ác liệt, cuộc xung đột nghiêm trọng mang tầm vóc lịch sử có thể lôi kéo một số cường quốc hùng mạnh nhất thế giới, kể cả Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, và thậm chí cả Nga, lại đang sôi sục thật sự ở Biển Đông. Trung tâm của cuộc xung đột này là yêu sách biển và lãnh thổ ngông cuồng của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông, điều đang gây bất an cho hầu hết các nước trong vùng, gây quan ngại cho các bên liên quan chính dọc tuyến hải hành nhộn nhịp nhất thế giới, và thách thức các luật hàng hải quốc tế chính yếu cũng như các khuôn khổ diễn giải về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Tuy nhiên, các hành động mới đây của Trung Quốc ở Biển Đông chớ nên được xem đơn giản chỉ là một sự phản ánh sự thịnh suy bình thường của các quốc gia, được khuấy động bởi các lo lắng hay lợi ích bản thân phổ biến. Chúng tuân theo một logic nhất quán của lịch sử Trung Quốc và chúng có căn gốc sâu xa từ văn hóa chiến lược lâu đời của nước này. Các yếu tố chính của điều đó bao gồm:

Tư tưởng Hoa tâm

Trong lịch sử lâu dài của Trung Quốc, không như ở phần còn lại của thế giới, nước này chẳng bao giờ sẵn lòng chấp nhận sự bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia lớn và nhỏ. Nằm ở tâm điểm của văn hóa chiến lược Trung Quốc là thuyết Hoa tâm vốn đặt Trung Quốc vào địa vị quan trọng nhất của thế giới với trách nhiệm đạo lý cai trị thiên hạ thông qua nền văn hóa và thể chế thượng đẳng và ưu việt của Trung Quốc. Đây là một triết lý chính trị được minh họa toàn diện trong tuyên ngôn năm 2010 được gọi là “Trung Hoa mộng” của một cây bút quân đội Trung Quốc. “Chưa từng có một điều nào trên thế giới tương tự như sự trỗi dậy hòa bình của dân tộc này”, Đại tá Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Lưu Minh Phúc đã viết trong cuốn sách 300 trang bán chạy nhất ở Trung Quốc. “Trung Quốc sở hữu một gen văn hóa thượng đẳng cần thiết để trở thành người lãnh đạo thế giới”. Không biết do tình cờ hay chủ ý, bản cương lĩnh chính trị tổng thể của lãnh đạo tối cao Trung Quốc Tập Cận Bình cũng được gọi là “Trung Hoa mộng”. Do đó, Trung Quốc không đơn giản chỉ là một đất nước quan trọng, mà còn là một khối văn minh giúp tạo cảm hứng để thế giới muốn giống Trung Quốc hơn và chấp nhận hình thái quản trị chính quyền của Trung Quốc.

Trên thực tế, tư duy nạn nhân và bị sỉ nhục bất di bất dịch được chính phủ Trung Quốc khuấy động mạnh mẽ nhiều thập kỷ qua vừa nói về nỗi đau khôn nguôi của Trung Quốc kể từ cuộc chiến tranh nha phiến thập niên 1840 dưới tay các đế quốc phương Tây, vừa là về sự oán giận và ghê tởm trước thực tế rằng Thiên triều vĩ đại giờ bị các nước nhỏ man di hạ đẳng với một di sản văn hóa kém cỏi hoặc không tinh tế và kém thông tuệ bằng bắt nạt.

Áp dụng vào bàn cờ Biển Đông, hành vi hung hăng của Trung Quốc và yêu sách trên biển quá đáng có thể tóm lại đơn giản là nhằm khắc phục việc Đại quốc không được những nước nhỏ rắc rối quanh Biển Đông tôn trọng, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, hai nước chống Đại quốc nhất.

Thậm chí người ta chẳng cần đọc đi ngẫm lại mới nhận ra những phát biểu thường thấy của các quan chức hàng đầu của Trung Quốc về chuyện các tiểu quốc (xiaoguo) không được chống lại đại quốc (daguo) ra sao. Kể từ tháng 3 năm 2013, lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình đã hình thành nên nòng cốt chính sách đối ngoại của mình, nói gọn là “ngoại giao nước lớn”. Cựu Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Lưu Hoa Thanh (刘华清 – Liu Huaqing) nhiều lần nói với đồng nhiệm người Mỹ thời những năm 1990 rằng vấn đề của ông ta không phải là Trung Quốc, trong vai trò một đại quốc, bắt nạt các nước nhỏ, mà ngược lại, tức là, các tiểu quốc bắt nạt đại quốc. Truyền thông nhà nước Trung Quốc, đáng chú ý nhất là tờ Hoàn cầu thời báo theo chủ nghĩa dân tộc, đã biện minh cho tính hiếu chiến của Trung Quốc đối với nhiều nước láng giềng như là hành động “trừng phạt” để dạy cho các tiểu quốc bài học và phục hồi sự thần phục của họ với Đại quốc.

“Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là nước nhỏ, đó chính là thực tế”, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì từng nói như vậy với người đồng nhiệm Singapore hồi năm 2010. Ngoại trưởng kế nhiệm Vương Nghị, khi khẳng định Trung Quốc sẽ rộng lượng với các “nước nhỏ hơn” ở khu vực Biển Đông, đã nói rõ với thế giới hồi tháng 3 năm 2014 rằng “chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận đòi hỏi vô lý từ các nước nhỏ.”

Vương đạo – Phương pháp xây dựng đế chế Trung Hoa thông qua sự thuyết phục mang tính cưỡng bức

Liên quan chặt chẽ với thuyết Hoa tâm là cách tiếp cận lão luyện của Trung Quốc nhằm chinh phục thông qua thuyết phục đạo lý, khuất phục bằng sự thừa nhận tự nguyện uy quyền tối cao của Trung Quốc. Đây là một yếu tố của văn hóa chiến lược Trung Quốc gọi là Vương đạo (王道 – wangdao), hay Con đường (chân chính) của Thánh vương. Theo mưu đồ này, vũ lực sẽ chỉ được sử dụng nếu/khi các nước nhỏ không chấp nhận Vương đạo của Trung Quốc và khước từ khấu đầu trước một Trung Quốc cao thượng và nhân từ. Nếu họ chọn cách tiếp tục chống lại đề nghị rộng lượng về uy quyền và bá chủ của Trung Quốc thì Trung Quốc cảm thấy bị khinh rẻ.

Do đó, Trung Quốc luôn có xu hướng nghĩ mình là nạn nhân của việc các nước nhỏ rắc rối bất kính, họ đương nhiên đáng bị trừng phạt và áp dụng vũ lực, kiểu hành động như của diễn viên hài Rodney Dangerfield với câu nói cửa miệng “tôi chẳng được tôn trọng gì cả”.

Bởi vậy, từ quan điểm của Trung Quốc, sự gia tăng sức mạnh quân sự ở Biển Đông, từ cải tạo các đảo để xây đường băng quân sự, lắp đặt các thiết bị radar quân sự và dàn tên lửa phòng không, cho đến việc triển khai các chiến đấu cơ siêu âm và một hạm đội tàu chiến ở khu vực tranh chấp, luôn được các nhà lãnh đạo Trung Quốc xem là mang bản chất phòng thủ, một cách công bằng và hữu lý nhằm tái lập trật tự khu vực và thế giới vốn bị lệch lạc cho phù hợp với trật tự nguyên bản đúng đắn của nó.

Tuy nhiên, Vương đạo không chỉ là về các khái niệm, cách tiếp cận và tư duy lỗi thời. Nó cũng thể hiện một ý thức mạnh mẽ về chủ nghĩa hiện thực chiến lược. Một bộ phận chính yếu của quan niệm hiện thực này có thể thấy rõ từ thiên hướng của Trung Quốc cố tình gây thẳng quân sự và tiến hành chính sách bên miệng hố chiến tranh đầy khiêu khích để làm con bài mặc cả trước một cuộc đàm phán trọng yếu. Mô hình này có thể được dẫn chứng đầy đủ trong các hành vi quân sự của Trung Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, và dễ thấy nhất là trong mớ hỗn loạn ở Biển Đông hiện nay.

Những gì Trung Quốc đang làm với sự leo thang sức mạnh quân sự ở biển Đông là để gây áp lực lên Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye, nơi sắp ra phán quyết về vụ kiện pháp lý chống lại yêu sách Biển Đông của Trung Quốc do Philippines đệ trình. Tòa án được cho là sẽ ra phán quyết có lợi cho Manila.

Lòng tin và sự dối trá

Trung Quốc là nạn nhân của truyền thuyết chiến lược của chính bản thân mình. Hạt nhân tư duy chiến lược của Trung Quốc ra đời thời Chiến Quốc hơn hai ngàn năm trước. Đó là thời của nhiều nhà chiến lược xuất sắc và vô số tác phẩm về chiến tranh và chiến lược. Kể từ đó, ít có sự đổi mới tư duy chiến lược quân sự nào có thể được xem là vượt trội hơn so với các tác phẩm chiến lược quân sự phong phú và các luận thuyết thời Chiến Quốc ấy.

Thời Chiến Quốc được biết đến với các cuộc chiến tàn phá lẫn nhau ở nhiều tiểu quốc Trung Quốc đang tranh giành quyền lực tối cao. Đó là một cuộc đại cạnh tranh giữa các nước ít nhiều ngang hàng nhau, không một nước nào có khả năng để đánh bại kẻ thù của mình một cách dễ dàng. Những điều kiện này làm nâng tầm quan trọng của các liên minh quân sự và chính trị nhằm áp đảo đối thủ chính của mình. Tuy nhiên, một khi mục đích ngắn hạn là đánh bại một kẻ thù chung hoàn tất, các đồng minh cũ nhanh chóng trở thành thù địch của nhau bằng cách hình thành các liên minh lợi ích mới. Mẫu hình của sự lừa dối và chủ nghĩa cơ hội đó được chấp nhận rộng rãi như là hoàn chuyện toàn bình thường, và chẳng có ai ác cảm với các đồng minh bấp bênh đó bởi vì đối với tất cả mọi người, mọi thứ chỉ là một trận đấu quyền lực và một cuộc đấu tranh vì uy quyền tối cao. Chẳng có nguyên tắc nào bị vi phạm, bởi chỉ có một nguyên tắc là nước này sử dụng nước kia cho các mục đích ích kỷ của mình.

Tuy nhiên, việc xây dựng liên minh thời Chiến Quốc đã để lại một dấu ấn không phai nhòa lên văn hóa chiến lược Trung Quốc ngày nay, một chiến lược đặt nặng thủ đoạn ngắn hạn và dối trá chứ không phải niềm tin chiến lược và tình bạn dài hạn.

Vì thế chúng ta thấy một sự đổ vỡ tận gốc rễ lòng tin lẫn nhau giữa Trung Quốc và hầu hết lân bang, đặc biệt là các nước ASEAN có tranh chấp với các yêu sách Biển Đông của Trung Quốc. Dù Trung Quốc làm gì thì những điều đó cũng không thể hiện sự nhất quán và khả tín, bởi các tính toán của Bắc Kinh thường dường như sượng trơ ra và hiển nhiên phi lô-gic.

Lấy cách tiếp cận chủ yếu của Trung Quốc với các quốc gia ASEAN làm ví dụ. Một mặt, Trung Quốc chấp nhận Bộ quy tắc ứng xử ASEAN như quy định bắt buộc đối với mọi nước, nhưng mặt khác, Trung Quốc cũng thẳng thừng chối từ bất kỳ tuyên bố chung nào khác của ASEAN về các tranh chấp, mặc kệ các nước nghi ngờ về động cơ của mình. Ở đây, văn hóa chiến lược thời Chiến Quốc lộ diện hoàn toàn.

Một ví dụ khác: Trung Quốc là một thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển [UNCLOS], nhưng Trung Quốc phủ nhận tuyệt đối bất kỳ tính hợp pháp nào của trọng tài quốc tế được quy định cụ thể bởi UNCLOS. Là một thành viên của UNCLOS, Trung Quốc cương quyết từ chối tham gia vào vụ kiện trọng tài do Philippines đệ trình. Làm như vậy chẳng thể giúp Trung Quốc xây dựng lòng tin quốc tế đối với sự chân thành của mình. Một lần nữa, bóng ma văn hóa chiến lược Chiến Quốc ám lấy Trung Quốc, gây hại dữ dội cho hình ảnh Trung Quốc.

Cuối cùng, Trung Quốc lớn tiếng phản đối bất kỳ vai trò nào của Hoa Kỳ trong tranh chấp Biển Đông, cáo buộc Mỹ là một quốc gia “ngoại cuộc” xa xôi về địa lý, không có bất kỳ tranh chấp chủ quyền biển, hàng hải hay lãnh thổ nào với Trung Quốc ở Biển Đông. Châu Á là của người châu Á. Tuy nhiên, Trung Quốc làm hỏng luận điệu của bản thân bằng cách tích cực tìm kiếm sự can dự của Nga, một nước rõ ràng “ngoại cuộc” trong vấn đề Biển Đông. Tháng trước Ngoại trưởng Nga và Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố chung lên tiếng phản đối vai trò của Hoa Kỳ như một nước “ngoại cuộc”. Sự phi lý của Bắc Kinh khó mà che dấu được.

Trong mọi trường hợp, Trung Quốc đều muốn đạt được các mục đích nước đôi, bất chấp thiện chí quốc tế và luật pháp quốc tế, khiến uy tín của mình phải trả giá, biến Trung Quốc thành một “Đại quốc” với tư duy bắt nạt “Tiểu quốc”, một hội chứng Chiến Quốc kinh điển vốn đã thấm sâu vào tư duy chiến lược của Trung Quốc hàng thiên kỷ nay.

      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 3 trong tổng số 4 trang]

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | Văn hóa | Childhood, Gia đình | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất